Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.93 KB, 91 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
HĐQT : Hội đồng quản trị
TGĐ : Tổng giám đốc.
TGNH : Tiển gửi ngân hàng
TS : Tài sản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
STK : Số tài khoản
CTHT : Chứng từ hạch toán
MST : Mã số thuế
CCDC : Công cụ dụng cụ
XDCB : Xây dựng cơ bản
CQCT : Cơ quan công ty
SCL : Sửa chữa lớn
TCHC,TCKT : Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán
VTHH : Vật tư hàng hóa
VT-CG : Vật tư-Cơ giới
NMTĐ : Nhà máy thủy điện.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-2: Bộ máy kế toán của công ty...............................................................19
Sơ đồ 1-3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung........26
Sơ đồ 2-4: Trình tự ghi sổ nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ theo hình thức Nhật
ký chung trên máy tính. ......................................................................................35
Sơ đồ 2-5; Luân chuyển chứng từ trong nghiệm vụ mua sắm TSCĐ.................36


Sơ đồ 2-6: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ do điều chuyền nội bộ
.............................................................................................................................45
Biểu 2.1: .............................................................................................................32
TỔNG HỢP KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2007..................................32
Biểu 2.2...............................................................................................................55
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH......................................................................................55
............................................................................................................................57
Biểu 2.3 ..............................................................................................................58
SỔ NHẬT KÝ CHUNG......................................................................................58
Biểu 2.4...............................................................................................................59
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (211-Tài sản cố định hữu hình)......................................59
Biểu 2.5 ............................................................................................................61
TỔNG HỢP PHÂN BỔ KHẤU HAO. Cả năm 2007.........................................61
Biểu 2.6 ..............................................................................................................61
CHI TIẾT PHÂN BỔ KHẤU HAO....................................................................62
Biểu 2.7:..............................................................................................................63
SỔ CÁI TÀI KHOẢN (214- Hao mòn TSCĐ)...................................................63
Biểu 2.8 .............................................................................................................70
Đánh giá tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình. ...............................70
Biểu 2.9: .............................................................................................................71
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty......................................71
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
Lời mở đầu
Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều
thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý tài chính nhằm
đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị
trường. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn
cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu

quả, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lỹ vĩ mô của nhà
nước.
Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch
toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Tài sản cố định là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản,
vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, giá trị
tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học
và hiệu quả hơn. Nên trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc
sử dụng tài sản cố định đặc biệt được quan tâm.
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý tài
sản cố định của một doanh nghiệp. Kế toán tài sản cố định cung cấp những
thông tin hữu ích về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp trên nhiều góc
độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những
phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán tài
sản cố định phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài sản kế toán. Để
chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích
ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh
nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời.
Công ty cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phần hóa hoạt
động trong lĩnh vực xây lắp. Tài sản cố định đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . Do đặc thù của ngành sản xuất kinh
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
doanh, các tài sản cố định được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc
thiết bị thi công. Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các
loại tài sản cố định đặc biệt là các loại máy thiết bị thi công, đồng thời từng
bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tài sản cố định.
Hiểu được tầm quan trọng của tài sản cố định, từ những hiểu biết của bản thân

trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 cùng sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo TS.Phạm Thị Bích Chi và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô,
chú, anh, chị phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, em đã chọn
đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông
Đà 11” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu, kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3
phần:
Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông
Đà 11.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố
định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
1 Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 11.
1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty cổ phần Sông Đà 11.
Công ty cổ phần Sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Tổng công
ty Xây dựng thuỷ điện Thác Bà do Bộ Kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm
1973 được nâng cấp thành Công trường Cơ điện.
Năm 1976 theo Quyết định của Bộ Xây dựng, đơn vị chuyển về thị xã Hoà
Bình để chuẩn bị khởi công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà và được
đổi tên là “Xí nghiệp Lắp máy điện nước thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ
điện Sông Đà”.
Đến năm 1989 theo Quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng
giám đốc Tổng công ty, Xí nghiệp Lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành
Công ty Xây lắp điện nước.
Năm 1993 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Xây lắp
điện nước được đổi tên thành ”Công ty Xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty
Xây dựng thuỷ điện Sông Đà”.
Ngày 11/3/2002 Bộ Xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi tên thành Công

ty Sông Đà 11. Thực hiện Nghị quyết TW 3 về đổi mới và sắp xếp lại doanh
nghiệp Nhà nước, ngày 17/8/2004 Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1332 /QĐ-
BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 – thuộc Tổng công ty Sông Đà thành
Công ty cổ phần Sông Đà 11.
* Một số thông tin chính về công ty cổ phần Sông Đà 11:
• Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 11.
• Tên tiếng Anh: SONG DA N 11 JOINTSTOCK COMPANY.
• Tên giao dịch tiếng Anh: SONG DA N 11.JSC.
• Tài khoản: 12510000015544 Ngân hàng đầu tư phát triển - chi
nhánh Đông Đô.
• Mã số thuế: 0500313811-1
• Hiện tại, công ty vẫn chưa đăng kí nhãn hiệu thương mại mà đang
sử dụng biểu tượng của Tổng Công ty Sông Đà, phía dưới có
thêm dòng chữ Sông Đà 11.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
• Trụ sở công ty tại cơ sở 2 Tổng công ty Sông Đà km 10 Trần Phú,
phường Văn Mỗ, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
• Điện thoại: (034) 501876 -822867-Fax: (034) 820280.
• Email:
• Giấy chứng nhận ĐKKD 0303000212 do sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Hà Tây cấp ngày 21/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ nhất
vào ngày 10/01/2005.
• Vốn điều lệ: 20.000.000.000 ( hai mươi tỷ đồng VN chẵn )
• Vốn cổ phần: 2.000.000 ( hai triệu cổ phần ).
Đến nay, Công ty cổ phần Sông Đà đã có một đội ngũ hơn 2000 cán bộ kỹ
thuật, cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có
trình độ đại học và trên đại học). Là một đơn vị thành viên qua hơn 45 năm phát
triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Sông Đà 11
đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành

sản xuất.
Dưới đây là một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong
2 năm gần đây:
Chỉ tiêu 2006 2007
Doanh thu thuần (đ ) 227.435.743.125 241.795.666.861
Lợi nhuận (đ ) 9.790.150.358 12.427.266.264
Tổng tài sản 272.877.258.569 355.881.477.344
Thu nhập/người/tháng (ngđ) 2.210 2.550
Qua một số những chỉ tiêu kinh tế trên, ta thấy tình hình kinh doanh của
Công ty hiện đang có những tăng trưởng đáng kể, doanh thu thuần năm 2007
tăng 7% so với năm 2006, lợi nhuận của công ty tăng 18% so với năm 2006.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty năm
2007 tăng 14% so với năm 2006 kết quả này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty ngày càng tốt, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công
ty ngày càng được cải thiện, đây là một tín hiệu rất đáng mừng, công ty cần phát
huy hơn nữa.
* Các Xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Công ty trên toàn quốc
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
Xí nghiệp Sông Đà 11.1
- Địa chỉ: Xã Ít Ong - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La.
- Nhiệm vụ chính: Tham gia thi công xây lắp thủy điện Sơn La, Nậm Chiến,
các công trình khu vực Tây Bắc và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
Xí nghiệp Sông Đà 11.2
- Địa chỉ: Phường Hoa Lư - Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai.
- Nhiệm vụ chính: Tham gia thi công xây lắp thủy điện Sê san 3, Sê san 3A,
Xêkamản3, Pleikrông, Sê san 4, Eakrông Rou, các công trình khu vực Tây
Nguyên và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
Xí nghiệp Sông Đà 11.3
- Địa chỉ: G9 Thanh Xuân Nam - Thanh xuân - Hà Nội.

- Nhiệm vụ chính: Xây lắp và quản lý vận hành hệ thống điện nước tại thủy
điện Bản Vẽ. Xí nghiệp cũng nhận thầu xây lắp công trình khu vực Hà Nội và
các tỉnh lân cận.
Xí nghiệp Sông Đà 11.4
- Địa chỉ: Phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiệm vụ chính: Thi công xây lắp điện, nước Xi măng Hạ Long. Xí nghiệp
cũng chuyên thầu xây lắp tại tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khu vực Đông Bắc.
Xí nghiệp Sông Đà 11.5
- Địa chỉ: Thành phố Đà Nẵng.
- Nhiệm vụ chính: Thi công đường dây và trạm điện đến 500KV tại khu vực
Miền Trung và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
Nhà máy thủy điện Thác Trắng.
- Địa chỉ: Thành phố Điện Biên - Tỉnh Điện Biên.
- Nhiệm vụ chính: Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm.
Trung tâm thí nghiệm điện
- Địa chỉ: Thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
- Nhiệm vụ chính: Lắp đặt, thí nghiệm - hiệu chỉnh các thiết bị điện của
đường dây, trạm biến áp, các nhà máy thủy điện, các dây chuyền công nghệ và
sản xuất công nghiệp như chế tạo tủ bảng điện, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
khác.
Xí nghiệp vật liệu xây dựng sản xuất đá.
- Địa chỉ: Xã Hòa Sơn- Huyện Lương Sơn- Tỉnh Hòa Bình
- Nhiệm vụ chính: sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp điện nước
Chi nhánh công ty tại Miền Nam.
- Địa chỉ: 74-76 Khu phố 3-Phường Long Bình Tây- Thành phố Biên Hòa-
Tỉnh Đồng Nai.
- Nhiệm vụ chính: Thi công đường dây và trạm điện đến 500KV tại khu vực
Miền Nam và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác

* Những thành tích đã đạt được của công ty cụ thể như sau:
• Huân chương Lao động hạng Ba (Số 215) Ngày 20/01/1986
• Huân chương Lao động hạng Nhì (Số 248) Năm 1989
• Cờ thi đua xuất sắc của Công đoàn ngành Năm 2000, 2001
• Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng Năm 2001, 2002, 2003,
2004, 2005, 2006
• Bằng khen của Chính phủ (Số 266) Ngày 10/04/2002
• Cờ Công đoàn xuất sắc ngành XD Năm 2001, 2002, 2003
• Huân chương Lao động hạng Nhất 2004
• Huân chương Lao động hạng Nhất (Số 18) Ngày 10/04/2005
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 11.
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh.
Từ một đơn vị làm công tác xây lắp điện nước và phục vụ điện nước tại các
công trình thủy điện do Tổng công ty giao, đến nay Công ty đã phát triển lớn
mạnh, theo mô hình đa thương mại, góp phần tham gia vào nhiều dự án, công
trình trọng điểm của Quốc gia. Hiện nay những lĩnh vực kinh doanh chính của
Công ty là:
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
- Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành
phân phối điện nước cho các công trình.
- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp, đường
dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu công trình, quản
lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước và đô thị.
- Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công
nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công nghệ
có cấp điện áp đến 500 KV
- Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận
hành kinh doanh bán điện.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ

tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng
hóa đường bộ.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ
tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng
hóa đường bộ.
- Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng khu công nghiêp.
Hiện nay công ty đang thực hiện một số công trình như:
+ Công trình điện 220KV Hà Khẩu- Lào Cao.
+ Công trình ĐZ 110KV Đại Lộc – Thạch Mỹ.
+ Xây dựng và lắp đặt TB 110KV Thanh Chương.
+ Công trình ĐZ 110KV Lạng Sơn- Lào Cai.
+ Công trình Hoành Bồ - Mông Dương.
1.2.2 Sản phẩm dịch vụ chính.
a. Lĩnh vực xây lắp và trạm biến áp
Lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm biến áp là một trong những lĩnh vực
hoạt động kinh doanh truyền thống của Công ty. Công ty có đội ngũ nhân lực
giàu kinh nghiệm, đã trải qua nhiều công trình lớn và phương tiện, thiết bị thi
công hiện đại và có khả năng đáp ứng các hạng mục thi công khó khăn. Cho đến
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
nay, công ty đã thi công và đưa vào vận hành nhiều công trình quan trọng và
luôn được đánh giá cao của các nhà đầu tư về chất lượng , uy tín:
Công ty đã xây dựng:
Hàng trăm trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV đến 500KV
Hàng ngàn km đường dây tải điện từ 35KV đến 500KV.
b. Lĩnh vực xây lắp hệ thống cấp thoát nước.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển cùng Tổng Công ty Sông Đà
với nghành nghề ban đầu là cấp điện, nước thi công cho các nhà máy thủy điện
Thác Bà, Hòa Bình, Yaly…Đến nay, công ty đã phát triển mạnh cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu trong lĩnh vực xây lắp hệ thống cấp thoát nước, đã thi công

các công trình cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khách sạn, nhà ở, văn
phòng…Trong những năm gần đây, Công ty đã liên tiếp được các chủ đầu tư tín
dụng giao cho thi công các hạng mục về hệ thống cấp thoát nước trọng điểm
trên quốc gia và được đánh giá cao. Năm 2002 Công ty cổ phần Sông Đà 11 gia
nhập Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam. Một số công trình điển hình Công ty đã
và đang thi công:
- Hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long.
- Dự án cấp nước bốn tỉnh miền Trung- SP5
- Hệ thống cấp thoát nước khu công nghiệp Nội Bài.
- Hệ thống cấp thoát nước khách sạn Deawoo.
- Hệ thống cấp thoát nước khách sạn Tây Hồ.
- Hệ thống cấp thoát nước Đại sứ quán Nhật Bản.
- Dự án cấp nước khu công nghiệp Hòa An- Tân Thạch – Đồng Nai.
- Dự án cấp nước khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh.
c. Lĩnh vực thí nghiệm hiệu chỉnh điện.
Song song với những nghành nghệ truyền thống, lĩnh vực thí nghiêm- hiệu
chỉnh điện của Công ty đã phát huy được hiệu quả cao. Xuất phát điểm từ đội thí
nghiệm nhỏ, ngày nay Công ty đã có một Trung tâm thí nghiệm điện hiện đại
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
với thiết bị máy móc hiện đại nhất của hãng nổi tiếng thế giới như Vanguard,
Programma, SMG, Chauvin…
Bên cạnh đó, Công ty có đội ngũ kỹ sư, công nhân thí nghiệm chuyên
nghiệp, đủ khả năng thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp đặt thiết bị điện đến 500KV. Đặc
biệt, cuối năm 2004 Trung tâm được công nhận có phòng thí nghiệm hợp chuẩn
ISO/IEC 17025, số hiệu Villas 162 và được Tổng cục đo lường và tiêu chuẩn
quốc gia cấp giấy ủy quyền kiểm định, máy biến dòng điện đo lường, máy biến
điện áp đo lường với số hiệu N146.
Một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã và đang thực hiện việc thí nghiệm-
hiệu chỉnh toàn bộ đưa vào vận hành là:

- Nhà máy thủy điện RyNinh II 8,1 MW
- Nhà máy thủy điện Nà Lợi 9,1 MW
- Nhà máy thủy điện Cần Đơn 72 MW
- Nhà máy thủy điện Nậm Nu 12 MW
- Nhà máy thủy điện Tuyên Quang 320 MW
- Nhà máy thủy điện Sêsan 3A 180 MW
d. Lĩnh vực gia công cơ khí và lắp đặt thiết bị.
Bên cạnh nghành nghề truyền thống là xây lắp các công trình điện, nước lĩnh
vực gia công cơ khí và lắp đặt thiết bị cũng là thế mạnh của Công ty cổ phần
Sông Đà 11. Ban đầu, Công ty chỉ gia công lắp máy móc số hạng mục nhỏ phục
vụ thi công các công trình lơn. Tuy nhiên, đến nay phần gia công có khí, lắp
máy của công ty đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, với trang thiết bị tiên tiến , đội
ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề có khả năng.
Gia công cơ khí phức tạp phục vụ công tác lắp đặt các công trình thủy điện,
công nghiệp như khung nhà xưởng…
Lắp đặt các thiết bị điện, điều khiển và dây truyền công nghiệp có yêu cầu độ
chính xác cao cho nhà máy thủy điện đến 40 MW và các thiết bị khác như điện,
nước thông tin liên lạc cho các công trình, công nghiệp nhà cao tầng.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
Một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã thi công:
- Công trình thủy điện:
Nhà máy thủy điện RyninhII 8,1 MW
Nhà máy thủy điện NàLơi 9,1 MW
Nhà máy thủy điện Nậm Mu 12 MW
Nhà máy thủy điện Cần Đơn 72 MW
- Công trình công nghiệp:
Trạm biến áp 220KV Nghi Sơn.
Trạm biến áp 220 Sóc Sơn- Hà Nội.
Trạm biến áp 110 Lạc Sơn – Hòa Bình

Trạm biến áp 500 Hòa Bình.
e. Lĩnh vực đầu tư.
Với bề dày kinh nghiệm tham gia thi công các công trình lơn, Công ty đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, đầu tư. Trong
những năm gần đây Công ty có chú trọng đầu tư một số dự án lớn như đầu tư
thiết bị phục vụ thi công với giá trị hàng chục tỷ đồng/năm, đầu tư thành lập
Trung tâm thí nghiệm điện với giá trị gần mười tỷ đồng. Tất cả những dự án này
đều đã và đang hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, Công ty tích cực đầu tư vào các nhà máy thủy điện để kinh doanh
bán điện thương phẩm cho Tổng công ty điện lực Việt Nam. Công ty đang là
chủ đầu tư nhà máy thủy điện Thác Trắng công suất 6 MW tại tỉnh Điện Biên.
Công ty đã ký hợp đồng bán điện thương phẩm với Tổng công ty Điện lực Việt
Nam trong thời hạn 25 năm, dự kiến giá trị thực hiện khoảng 350 tỷ đồng, công
ty cũng đang triển khai thực hiện đầu tư một số dự án:
- Một số dự án thủy điện tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng.
- Dự án cung cấp nước sạch tại Đồng Nai.
- Dự án đầu tư xưởng chế tạo cơ khí tại Hà Tây.
- Dự án đầu tư sản xuất đá xây dựng Hòa Bình.
- Dự án đầu tư liên doanh lắp ráp và sản xuất thiết bị điện.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
- Một số dự án đầu tư khu đô thị tại các tỉnh và thành phố lớn.
1.2.3 Kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 11
Là một đơn vị thành viên qua hơn 40 năm phát triển và trưởng thành cùng
Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Trong quá trình thi công,
công ty luôn đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và chất lượng công trình.
Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2005-2010 của công ty là
xây dựng và phát triển công ty thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế- xã
hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Khắc phục khó khăn và

tận dụng những thuận lợi, Công ty đã và đang thực hiện đa dạng hóa ngành
nghề, đa dạng hóa sản phẩm, trong đó lấy sản xuất kinh doanh điện nước, kinh
doanh đô thị, thí nghiệm hiệu chỉnh nhà máy điện, chế tạo sản xuất vật tư thiết
bị làm sản phẩm chính để đầu tư phát triển, từ đó làm tăng nhanh giá trị sản xuất
công nghiệp và kinh doanh nhà ở. Vốn sản xuất của công ty luôn được bổ xung
hàng năm ở dạng vốn cố định và vốn lưu động.( ĐVT: nghìn VNĐ)
Chỉ tiêu 2006 2007
Vốn LĐ 152.206.785 170.207.789
Vốn CĐ 57.929.161 59.238.459
Bên cạnh đó, Công ty không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên
có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng thành thạo máy móc
công nghệ hiện đại, đảm bảo công trình đều được đưa vào sử dụng đúng thời
hạn, phù hợp mọi thông số kỹ thuật đã vạch ra, luôn phấn đấu vì sự phát triển
bền vững của công ty và Tổng công ty Sông Đà.
a. Các công trình thi công giai đoạn 2006-2010.
Trong giai đoạn 2006-2010 Công ty sẽ thực hiện với giá trị sản xuất kinh
doanh như sau: ( Theo “Bản cáo bạch” của công ty cổ phần Sông Đà 11 năm
2006)
Giá trị sản lượng thực hiện giai đoạn (2006-2010):
Đơn vị: Triệu đồng
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
b. Các dự án đầu tư giai đoạn 2006-2010.
Các dự án đầu tư giai đoạn 2006-2010. ( Theo “Bản cáo bạch” của công ty cổ
phần Sông Đà 11 năm 2006).
Stt Tên dự án Tổng cộng Kế hoạch
Tổng cộng 479.603 2006 2007 2008 2009 2010
A Đầu tư lĩnh vực sản xuất
công nghiệp
362.952 45.403 112.200 159.100 159.300 43.600

B Đầu tư khu đô thị và nhà
cao tầng
65.000 28.052 86.200 126.700 122.000 -
C Đầu tư NCNL điều hành
sản xuất
47.451 13.151 7.000 8.400 9.300 9.600
D Đầu tư lĩnh vực tài chính 39.200 4.200 5.000 10.000 10.000 10.000
Trong quá trình phát triển tùy theo giai đoạn và việc ngiên cứu thị trường.
Công ty sẽ đưa ra quyết định đầu tư đối với từng phương án để đảm bảo đạt hiệu
quả kinh tế tối ưu. Ngoài ra, nhằm mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp
năm 2010, dự kiến trong tương lai mỗi đơn vị trực thuộc của Công ty sẽ quản lý
một dự án sản xuất công nghiệp. Mục tiêu của Ban lãnh đạo Công ty là xây
dựng Sông Đà 11 thành đơn vị có chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hóa
nghành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng đơn vị trực thuộc thành những
đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Stt Các chỉ tiêu Kế hoạch
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 206.000 285.000 310.000 340.000 360.000
A Giá trị kinh doanh xây lắp 226.300 238.700 251.500 224.700 217.300
I Các công trình thủy điện 57.000 54.500 63.700 45.000 32.800
II Công trình đường dây và trạm 136.800 145.200 147.300 136.700 136.500
III Các công trình khác 32.500 39.000 40.500 43.000 48.000
B Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng - 5.000 10.000 15.000 25.000
C Giá trị kinh doanh sản xuất công
nghiệp
5.200 21.700 28.400 74.000 80.000
D Giá trị kinh doanh sản phẩm, bán
sản phẩm xây lắp
28.500 19.600 20.100 26.300 37.700

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 11.
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Mô hình tổ chức quản lý sản xuất của công ty cổ phần Sông Đà 11 được kiện
toàn và hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo mức độ sản xuất chuyên môn
hóa cao, các phòng ban có nhiệm vụ đảm đương công việc một cách năng động
trên cơ sở đa dạng hóa nghành nghề, đa dạng hóa sản phẩm của công ty.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận:
Có một bộ máy quản lý tốt sẽ đảm bảo cho xí nghiệp giám sát chặt chẽ tình
hình sản xuất của mình, giảm bớt được chi phí không cần thiết. Nắm bắt được
tình hình đó công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình như sau: Đứng đầu là
Chủ tịch hội đồng quản trị, dưới là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soat và tổng
giám đốc, các phó tổng giám đốc, các phòng ban và các chi nhánh xí nghiệp trực
thuộc.
* Ban giám đốc gồm có:
- Tổng giám đốc: Do chủ tịch hội quản trị Công ty bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị và pháp luật trong việc điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách theo dõi kỹ thuật của công ty.
- Phó tổng giám đốc kinh tế: phụ trách các lính vực kinh tế, kinh doanh,
kế hoạch, tài chính.
- Phó tổng giám thi công ty: phụ trách thi công, giúp tổng giám đốc tổ
chức các biện pháp thi công theo kỹ thuật, chất lượng các công trình,
tiến độ thi công, vật tư, tài sản.
* Các phòng ban gồm có:
- Phòng tổ chức - hành chính: là giúp cho giám đốc công ty trong công
tác xây dựng và thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản
xuất quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và điều phối sử dụng quản

lý công nhân viên. Thực hiện chính sách đối với cán bộ công nhân viên,
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
thực hiện công tác văn thư lưu trữ, làm các thủ tục giấy tờ, đáp ứng yêu
cầu ổn định và phát triển của công ty.
- Phòng kinh tế - kế hoạch: có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và
dài hạn báo cáo về tổng công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho các
đơn vị, theo dõi thực hiện kế hoạch.
- Phòng kỹ thuật - cơ giới: theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất
lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp
thi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty,
lập kế hoạch mua sắm và giám sát tình hình sử dụng dự trữ thiết bị của
các đơn vị, theo dõi hiện trạng mày móc thiết bị toàn công ty để tham
mưu cho việc thanh lý mua sắm bổ sung.
- Phòng tài chính - kế toán: có chức năng tham mưu giúp tổng giám đốc
công ty trong công tác huy động và phân phối các nguồn lực tài chính
theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Có nhiệm vụ tổ chức bộ
máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổ
chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin
kinh tế và hạch toán kinh tế nhằm quản lý sử dụng tài sản của công ty
có hiệu quả. Ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác quá trình hình thành
vận động và chu chuyển của vốn biểu hiện bằng số lượng và giá trị theo
đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các chế độ của Nhà nước và quy
định và công ty về công tác quản lý kinh tế tài chính.
- Phòng dự án: Ngiên cứu thông tin trong và ngoài nước về đầu tư, xây
dựng cơ bản, các Nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước
về đầu tư nói chung và xây dựng nói riêng, giúp tổng giám đốc trong
việc tham gia đấu thầu.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi

Sơ đồ 1-1 Tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Sông Đà 11.
- Ban quản lý dự án và các xí nghiệp: là nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh
tế chủ yếu. Nhiệm vụ là tổ chức quản lý, thi công theo yêu cầu nhiệm
vụ của giám đốc giao cho.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC KỸ THUẬT
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC KINH TẾ
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC THI CÔNG
PHÒNG
TCHC
PHÒNG KT-
VẬT TƯ
PHÒNG
KTKH
PHÒNG
DỰ ÁN

NGHIỆP
SĐ 11-2

NGHIỆP
SĐ 11-1
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG


NGHIỆP
SĐ 11-3

NGHIỆP
SĐ 11-4

NGHIỆP
SĐ 11-5
CHI
NHÁNH
CTY TẠI
MIỀN
NAM
XN VẬT
LIỆU
XD, SẢN
XUẤT
ĐÁ.
NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN
THÁC
TRẮNG
TRUNG
TÂM THÍ
NGHIỆM
ĐIỆN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
1.3.2 Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động tại công ty Cổ phần Sông Đà
11.

Đến nay, công ty cổ phần Sông Đà 11 có lực lượng lao động là 1885 người
bao gồm cả biên chế và hợp đồng. trong đó, số lao động nam là 1335 người
chiếm 68.5%, lao động nữ là 615 người chiếm 31.5%.
Bảng tổng hợp về cơ cấu lao động
stt Chỉ tiêu Số lao động
( người )
Tỷ lệ (%)
1 Lao động quản lý:
- Cán bộ quản lý
- Cán bộ kỹ thuật
- Cán bộ công nghệ
550
305
215
98
15,5
11,3
15,8
14,5
2 Lao động gián tiếp (không
bao gồm lao động quản lý)
98 5
3 Lao động trực tiếp 637 34,5
Cộng 1885 100
Qua số liệu này ta thấy, cơ cấu lao động hợp lý vì đây là doanh nghiệp xây
lắp, tính chất công việc phức tạp và nặng nhọc, các công việc đều đòi hỏi phải
có một sức khỏe nhất định, tỷ lệ lao động nam phải chiếm phần lớn. Về cơ cấu,
toàn bộ lao động của công ty được phân loại như trong bảng trên.
Nhìn vào bảng trên có thể đánh giá khái quát: cơ cấu lực lượng lao động của
công ty bao gồm lực lượng trực tiếp, lao động quản lý, lao động gián tiếp (không

bao gồm lao động quản lý) với tỷ lệ lần lượt là 11,3%, 15,8%, 14,5%. Như vậy
lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn rất phù hợp với quy mô hoạt động
mới được mở rộng trong năm 2007 của công ty với chức năng chủ yếu là thi
công, lắp đặt các công trình.
Song để xem xét tính chất lao động của công ty, không chỉ quan tâm theo dõi
về mặt số lượng mà còn luôn chú trọng đến chất lượng lao đông. Sự đánh giá đó
được thể hiện qua bảng phân loại trình độ nhân viên dưới đây:

Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
Bảng phân loại trình độ lực lượng lao động
stt Chỉ tiêu Số lao
động
(người)
Tỷ lệ (%)
1 Lực lượng cán bộ công nhân viên
- Cán bộ có trình độ đại học và
trên Đại học
- Cán bộ có trình độ trung cấp
và sơ cấp
472
205
267
25
11
14
2 Lao động gián tiếp (không bao
gồm lao động quản lý)
98 5
3 Lao động trực tiếp 1.315 70

Cộng 1885 100
Bảng phân loại trình độ lao động trên ta thấy lực lượng cán bộ công nhân
viên trong công ty chiếm 25%, trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại
học chiếm 11%, đây là một tỷ lệ chưa cao, công ty cần xem xét nhằm cải thiện
hơn trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty mang lại hiệu quả hoạt động
tốt hơn. Bên cạnh đó, lao động trực tiếp trong công ty chiếm tới 70% đây là một
tỷ lệ khá hợp lý phù hợp với quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng của
công ty, với chức năng chủ yếu là thi công , lắp đặt công trình.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 11.
1.4.1 Tổ chức bộ máy kết toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11.
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11.
Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh được chia thành
các chi nhánh, các xí nghiệp có trụ sở không tập trung tại cùng một địa điểm nên
bộ máy kế toán của công ty được tổ chức mang tính “vừa tập, vừa phân tán”.
Đối với các chi nhánh, xí nghiệp phải tự hạch toán độc lập, công tác kế toán và
các hoạt động sản xuất kinh doanh do Ban kế toán ở các chi nhánh, các xí
nghiệp đó thực hiện, định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu gửi về phòng tài chính
kế toán công ty để thiết lập báo cáo định kỳ. Để phù hợp với chức năng nhiệm
vụ này, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
b. Phân công nhiệm vụ phòng tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Phòng tài chính- kế toán của công ty được tổ chức như sau:
* Kế toán trưởng- Đoàn Ngọc Ly:
- Chức năng: giúp Tổng giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện công
tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức hạch
toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo quy định về quản lý kinh tế tài
chính và điều lệ kế toán trưởng.
- Nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty, tổ chức bồi dưỡng, đào
tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ làm kế toán, hướng dẫn, phổ biến chính sách

chế độ của Nhà Nước về quy định của Tổng công ty, công ty; tham mưu cho
Tổng giám đốc dự thảo các quy định quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
Huy động, quản lý sử dụng vốn, tài sản; tham gia công tác xây dựng, dự toán
công trình, và giải quyết thanh toán công nợ kịp thời. xây dựng chiến lược đầu
tư dài hạn, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, tài chính hàng quý, năm.
Thường xuyên và định kỳ tổ chức kiểm tra công tác tài chính kế toán toàn công
ty.
* Phó kế toán trưởng công ty:
- Chức năng: giúp kế toán trưởng công ty tổ chức và thực hiện công tác tài
chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Thay mặt khi kế toán
trưởng công ty đi vắng ( có ủy quyền từng lần cụ thể ).
- Nhiệm vụ: trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty và
các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo công tác lập, duyệt, xử lý luân chuyển
chứng từ kế toán để hàng ngày cập nhật vào máy kịp thời. tổ chức chỉ đạo lập,
kiểm tra báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm. Theo dõi công tác ký kết, thực
hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế. tổ chức tham gi kiểm tra tài chính, quyết toán
của các đơn vị trực thuộc theo quy định của công ty.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
Sơ đồ 1-2: Bộ máy kế toán của công ty
* Phó kế toán trưởng công ty phụ trách khu vực miền Nam kiêm trưởng ban
tài chính kế toán xí nghiệp 11.2.
- Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty tổ chức và thực hiện công tác tài
chính kế toán khu vực miền Trung, miền Nam và phụ trách công tác tài chính kế
toán xí nghiệp Sông Đà 11.2 theo đúng các quy định về quản lý tài chính của
Nhà Nước, Tổng công ty, công ty.
- Nhiệm vụ: thay mặt kế toán trưởng công ty giải quyết công việc tại khu vực
miền Trung khi có sự chỉ đạo của kế toán trưởng công ty ( có ủy quyền từng lần
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Ghi chú:

Chỉ đạo trực tuyến
Chỉ đạo chức năng
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
NGÂN
HÀNG
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ
TOÁN
VẬT

KẾ
TOÁN
LƯƠNG
BHXH
BHYT
KPCĐ
KẾ
TOÁN
ĐỘI
CÔNG
TRÌNH
KẾ

TOÁN
TỔNG
HỢP
CÁC BAN KẾ TOÁN
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
cụ thể ). Tổ chức thực hiện, triển khai công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp
11.2.
* Tổ kế toán tổng hợp, đầu tư, thu vố, công nợ và phân tích.
- Chức năng: giúp kế toán trưởng công ty theo dõi tình hình thực hiện công
việc liên quan đến tài chính, tín dụng, công tác đầu tư, thu hồi vốn, các khoản
công nợ và phân tích chỉ tiêu kinh tế toàn công ty.
- Nhiệm vụ: kế toán tổng hợp toàn công ty, kế toán nhật ký chung.
Theo dõi các dự án đầu tư và kế toán công nợ nội bộ, thu vốn, phải thu khách
hàng.
*Tổ kế toán ngân hàng- phải trả người bán- TSCĐ-VTHH- thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách – Nguồn vốn.
- Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty theo dõi toàn bộ công tác
ngân hàng, các khoản phải trả người bán, theo dõi tình hình quan hệ với ngân
sách Nhà Nước và tình hình quản lý vật tư tài sản của đơn vị.
- Nhiệm vụ: Kế toán theo dõi quan hệ với ngân sách Nhà Nước, phải trả
người bán.
Kế toán theo dõi TSCĐ, vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng.
* Tổ kế toán thanh toán.
- Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty theo dõi tình hình thanh toán
chế độ cho công nhân viên, theo dõi kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán công
nợ phải thu khác, các khoản tạm ứng.
- Nhiệm vụ: Kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán, kế toán các khoản tạm
ứng, kế toán tiền lương và bảo hiểm. kế toán theo dõi các đội, chủ công trình.
* Thủ quỹ kiêm văn thư:

- Chức năng: Giữ quỹ và làm công tác hành chính của phòng ( như lưu trữ
công văn ). Tập hợp chứng từ thu, chi vào sổ cuối ngày và giao cho kế toán nhật
ký chung để vào máy.
-Nhiệm vụ: Mở sổ theo dõi công văn đến cà đi theo thứ tự, thời gian, số
công văn và nội dung trích yếu.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
* Ban tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
- Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty và giám đốc xí nghiệp thực hiện
hạch toán tại đơn vị theo quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà Nước,
Tổng công ty và công ty.
- Nhiệm vụ: Thực hiện công tác thanh toán khối lượng nghiệm thu hoàn
thành và công nợ tại đơn vị. Thường xuyên và định kỳ thực hiện việc báo cáo
tình hình thu vốn và công nợ.
Triển khai hạch toán kinh doanh tại đơn vị. Theo dõi chi phí sản xuất và kết
quả hoạt động kinh doanh theo từng hạng mục công trình.
1.4.2 Chế độ kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty hiện nay theo quyết định số 15/2006/QĐ
– BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trên cơ sở áp dụng chế
độ kế toán, Công ty cổ phần Sông Đà 11 quyết định ban hành kèm theo quyết
định số 57CT/HĐQT ngày 25/8/2005 của HĐQT Công ty cổ phần Sông Đà 11
làm cơ sở chung cho công tác hạch toán kế toán, đảm bảo tính nhất quán giữa
toàn công ty nói chung và giữa các bộ phận kế toán nói riêng.
a. Những quy định chung:
- Kỳ kế toán: được xác định theo năm Dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam
- Tỷ giá sử dụng để quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế.
- Các phương pháp sử dụng để hạch toán kế toán:
• Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ,

thành phẩm: Phương pháp giá thực tế.
• Tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ, thành phẩm:
Phương pháp bình quân gia quyền.
• Hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
• Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
• Xác định giá trị sản xuất dở dang: theo chi phí nguyên vật liệu
chính.
• Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường
thẳng.
• Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
- Hình thức ghi sổ: Hình thức Nhật ký chung
- Công ty áp dụng phần mềm kế toán SAS (Song Da Accoungting System)của
công ty phần mềm Unesco. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
ghi nhận bằng phần mềm này, trên cơ sở đó, máy tự động kết chuyển các
nghiệp vụ phát sinh sang sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản và sổ chi tiết có
liên quan ( nếu có). Việc áp dụng kế toán máy vào hoạt động thì trình tự
hạch toán được tiến hành như sau: Hằng ngày, các cán bộ kế toán kiểm tra
và thu nhập chứng từ theo từng lĩnh vực sau đó chuyển cho bộ phận kế toán
tổng hợp tiến hành nhập số liệu vào máy. Với chương trình kế toán đã được
cài sẵn, sau khi nhập số liệu vào máy, kết chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ
cái, sổ chi tiết liên quan và cho phép kết xuất số liệu, thông tin để in ra các
sổ và báo cáo liên quan
b. Chứng từ sử dụng.
Công ty đã đăng ký và sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài
chính về việc đăng ký và sử dụng hoá đơn, chứng từ trong doanh nghiệp. Ngoài
ra, Công ty còn tự thiết kế một số chứng từ sử dụng nội bộ như Giấy điều động,
Bảng thanh toán tạm ứng, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Biên bản
đánh giá và kiểm kê TSCĐ...

Để thuận tiện cho việc ghi chép, quản lý, cũng như đảm bảo tính chính xác
và tăng cường khả năng kiểm soát nội bộ, Công ty đã mua ngoài một phần mềm
Kế toán SAS.
* Quy trình luân chuyển chứng từ cơ bản được tiến hành như sau:
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 GVHD: TS. Phạm Thị Bích Chi
- Từ bên ngoài hoặc từng bộ phận (phòng ban) điều hành trực tiếp của Công
ty lập chứng từ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ.
- Công tác kiểm tra, hoàn thiện chứng từ được thực hiện thường xuyên ngay
từ khâu lập và các khâu sau đó: Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các
chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh; kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên
chứng từ; kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người lập,
người kiểm tra, người xét duyệt.
- Sau khi được sử dụng cho chỉ đạo các nghiệp vụ ở từng bộ phận điều hành
trực tiếp, chứng từ được chuyển về phòng Tài vụ để ghi sổ.
- Cuối cùng chứng từ kế toán đã sử dụng được lưu trữ (sắp xếp, phân loại,
bảo quản, cất giữ) tại phòng Tài vụ.
* Các chứng từ Kế toán Công ty thường xuyên sử dung.
Chỉ tiêu Chứng từ sử dụng.
Tài sản cố định
+ Biên bản giao nhận TSCĐ;
+ Thẻ tài sản cố định;
+ Biên bản thanh lý TSCĐ;
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành;
+ Biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ
Hàng tồn kho
+ Phiếu nhập kho;
+ Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;

+ Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, sản phẩm, hàng hoá);
+ Thẻ kho;
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá;
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ...
+ Hoá đơn Giá trị gia tăng;
Lao động và tiền lương + Bảng chấm công;
+ Bảng chấm công làm thêm giờ (Công ty tự thiết kế);
+ Bảng thanh toán tiền lương;
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH;
+ Danh sách người lao động;
+ Danh sách người lao động hưởng BHXH (tự thiết kế);
Sinh viên: Vũ Thị Vân Lớp Kế toán K46B

×