Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Hoàn thiên công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.75 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở
vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quyết định quá trình sản xuất của
xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con
người. Đối với các doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố đẩy mạnh quá trình sản xuất
kinh doanh thông qua nâng cao năng xuất của con người lao động. Bởi vậy
TSCĐ được xem như là thước đo trình độ công nghiệp, năng lực sản xuất và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản
cố định đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng
không chỉ là mở rộng quy mô tài sản cố định mà còn phải biết khai thác hiệu quả
nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ
quản lý thích đáng và toàn diện đối với , đảm bảo sử dụng hợp lý công suất tài
sản cố định kết hợp với việc thường xuyên đổi mới tài sản cố định.
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu năm trong hệ thống quản lý
tài sản cố định của một doanh nghiệp. Kế toán tài sản cố định cung cấp những
thông tin hữu ích về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp trên nhiều góc
độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những
phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán tài
sản cố định phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài sản kế toán. Để
chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích
ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh
nghiệp, tìm ra các vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời.
Công ty cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phàn hoá hoạt
động trong lĩnh vực xây lắp. Tài sản cố định đóng một vai trò quan trọng trong
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất kinh


doanh, các tài sản cố định được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc
thiết bị thi công. Trong những ngành năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn
vào các loại tài sản cố định đặc biệt là các loại máy thiết bị thi công, đồng thời
từng bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tài sản cố định. Bệnh cạnh
những thành quả đã đạt được, công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc
phục.
Từ những hiểu biết của bản thân trong quá trình thực tập tại Công ty cổ
phần Sông Đà 11 cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo. Nguyễn Quốc
Trung.
Giảng viên khoa kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và sự giúp
đỡ tạo điều kiện của tất cả các cô, chú, anh, chị phòng tài chính kế toán Công ty
cổ phần Sông Đà 11 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tốt nghiệp này.
Nên em đã chọn đề tài: "Hoàn thiên công tác kế toán tài sản cố định tại
Công ty cổ phần Sông Đà 11". Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp có kết cấu 3
Chương.
Chương I: Đặc điểm chung về công ty cổ phần Sông Đà 11
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ
pầhn Sông Đà 11.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 11
Công ty cổ phần Sông Đà 11 là một doanh nghiệp có ngành nghề kinh
doanh và lĩnh vực hoạt động chủ yếu là xây lắp đường dây tải điện, trạm biến áp
đến cấp phát điện áp 500KV, xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giáo

thông, bưu điện quản lý điều hành…trực thuộc Tổng công ty Sông Đà có trụ sở
chính tại: Km số 10 Văn mỗ thị xã Hà đông – Hà tây.
Tiền thân của công ty là đội điện, nước thuộc công ty xây dựng thuỷ điện
thác bà từ năm 1961, đến năm 1973 đội này được nâng cấp thành công trường
cơ điện năm 1976, trong khi tham gia vào xây dựng công trình thuỷ điện Hoà
bình, công trường một lần nữa được đổi tên thành xí nghiệp lắp máy điện nước.
Đến năm 1989, với sự trưởng thành về qui mô và hoạt động sản xuất kinh
doanh, đơn vị được nâng cấp thành công ty xây lắp điện nước. Năm 1993 hội
đồng bộ trưởng xây dựng ra quyết định số 388/HĐBT thành lập lại công ty, đổi
tên thành công ty xây lắp năng lượng. Đến năm 2002, với sự phát triển, đa dạng
hóa ngành nghề công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần Sông Đà 11 cùng
năm 2002 công ty vinh dự được nhận chứng chỉ quốc tế ISO9001:2000 về quản
lý chất lượng.
Ngày 17 tháng 08 năm 2004, Công ty nhận quyết định số 1332/QĐ - BXD
của Bộ trưởng bộ xây dựng chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần và hiện nay công ty có tên Công ty cổ phần Sông Đà11.
Với bề dầy hơn 40 năm xây dựng và phát triển qua nhiều lần nâng cấp, đổi
tên, bổ xung chức năng, nhiệm vụ, công ty không ngừng lớn mạnh về qui mô, tổ
chức, cơ cấu ngành nghề. Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật
chất của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000312 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Hà Tây cấp ngày 21 tháng 09 năm 2004: Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 10
tháng 01 năm 2005.
Với số vốn điều lệ: 20.000.000.000 ( hai mươi tỉ đồng VN chẵn )
Với số cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ đại học và sau đại
học có nhiều chuyên viên bậc cao đã từng lao động học tập tại nước ngoài, đội
ngũ công nhân viên có tay nghề chiếm tỉ trọng cao… với hệ thống máy móc

chuyên dụng hiện đại và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình phát triển, hiện
nay Công ty cổ phần Sông Đà 11 có đầy đủ khả năng để thi công liên doanh
liên kết xây lắp các công trình theo lĩnh vực hoạt động của mình trên các địa bàn
trong và ngoài nước.
Công ty chú trọng trong việc huy động vốn đầu tư để mở rộng qui mô sản
xuất, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình thi công để đạt năng suất cao,
công ty đã mua mới các loại máy móc như: dây chuyền đúc kim loại, máy móc
cho cơ khí sửa chữa tại xưởng, xe cẩu, máy trộn bê tông, thiết bị thí nghiệm,
may biến áp, ngoài ra công ty còn đầu tư những máy móc phục vụ cho học tập
như: điện thoại, máy vi tính, máy FAX…
Một số thành tích mà Công ty cổ phần Sông Đà 11 đạt được trong thời
gian qua:
* Trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Huân chương lao động hạng ba – số 215 ( 1986 ).
- Huân chương lao động hạnh nhì - số248 ( 1989 )
- Huân chương hạng nhất: ( 2005 )
- 04 cờ thi đua xuất sắc của bộ xây dựng ( 2001 - 2004 )
- Bằng khen của chính phủ – số 266 ( 2002 )
- Bằng khen cảu tổng liên đoàn lao động Việt nam
- Tổng giám đốc công ty được tặng giải thưởng sao đỏ năm 2005
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
* Trong việc hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước
Được cục thuế Hà tây xác nhận hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước từ năm 2001 – 2005.
* Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001: 2000 (2002)
- Chứng chỉ ISO/IEC 17025: 1999 về phòng thí nghiệm đạt chuẩn
* Trong công tác xã hội

- Hai cờ thi đau xuất sắc của công đoàn ngành (2000 – 2001)
- Bằng khen của đảng bộ tỉnh Hoà bình nhiệm kỳ 2001 – 2005
- 04 cờ công đoàn xuất sắc ngành xây dựng 2001 – 2004
- 01 bằng khen của TW đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh (2002 –
2005 )
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 11
2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty
Xuất phát từ yêu cầu và sự tích ứng với nền kinh tế thị trường, thực hiện
mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, hiện nay đã đăng ký kinh doanh công ty có
những chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Xây lắp đường dây tải điện, trạm biến áp đến cấp điện áp 500KV; xây
dựng công trình thuỷ điện thuỷ lợi, giáo thông, bưu điện; quản lý, vận hành,
phân phối điện năng các dự án do Tổng công ty sông đà làm tổng thầu xây lắp
hoặc chủ đầu tư.
- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và khu công nghiệp; xây lắp
các kết cấu công trình; quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà
máy nước tại các khu công nghiệp và khu đô thị.
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về cơ khí; quản lý và vận hành kinh
doanh bán điện.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Mua bán phương tiện vận tải cơ giới, chuyên chở hàng hoá đường bộ, vận
tư thiết bị phục vụ thi công xây dựng, xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị, phụ tùng cơ
giới và công nghệ xây dựng, các công trình giao thông, thuỷ lợi và bưu điện.
- Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp rắp tủ bảng điện công
nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây chuyền công nghệ
có cấp điện áp đến 500KV.
- Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các nhà máy điện, trạm biến áp, sử lý sự cố
bất thường cho các công trình điện. Tư vấn chuyên ngành thiết kế hệ thống

điện, điện tử và tự động hoá
- Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng và trung cư, kinh
doanh xây dựng khu công nghiệp.
- Kinh doanh các ngành nghề khác được pháp luật cho phép phù hợp với
mục tiêu và định hướng phát triển của công ty:
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông
Đà 11 được hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ sản xuất đảm bảo chuyên môn hoá
cao, các phòng ban có nhiệm vụ đảm đương công việc một cách năng động trên
cơ sở đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm và tập trung vào hai lĩnh
vực của quá trình sản xuất kinh doanh gồm: lĩnh vực tổ chức sản xuất tại các
đơn vị trực thuộc và lĩnh vực Marketing bán hàng.
+ Về lĩnh vực tổ chức sản xuất: Kiện toàn bộ máy lãnh đạo từ công ty đến
các đơn vị trực thuộc kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, số lao động thừa
làm việc kém hiệu quả ra khỏi bộ máy quản lý điều hành.
Tập trung chỉ đạo đổi mới về phương thức quản lý điều hành sản xuất của
các đơn vị trực thuộc đảm bảo đem lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực này, các đơn
vị trực thuộc tập trung chuyên sâu sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng công
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
trình, tăng năng xuất lao động, giảm giá thành sản phẩm, không ngừng nâng cao
uy tín, sức cạnh trang tạo vị thế của đơn vị trên thị trường.
+ Về lĩnh vực Marketing: Nhận được vai trò của công tác thị trường, công
ty chú trọng đẩy mạnh hoạt động Marketing dựa vào thị trường để dưa ra quyết
định đầu tư, nhằm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm khi dự án đi vào hoạt
động. Đặc biệt công ty hướng tới hai khách hàng truyền là Tổng công ty sông đà
và Tổng công ty điện lực Việt nam.
Bộ phận tiếp thị đấu thầu của công ty cũng đưa ra chiến lược Marketing
hiệu quả để tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm

khác, tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu của công ty trên thương
trường, khẳng định vị thế của công ty bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín
và giá thành hạ.
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tiếp thị đấu thầu đồng
thời yêu cầu cán bộ làm công tác Marketing luôn phải cập nhật các thông tin mới.
Bên cạnh đó công ty trang bị đầy đủ phương tiện tiếp thị đấu thầu, bộ phận làm
hồ sơ thầu, bộ phận nghiên cứu thị trường và lập các đầu tư phát triển công ty.
Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài tổng công
ty trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng thắng thầu và đầu
tư những dự án lớn.
Tìm những biện pháp hạ giá thành sản phẩm, hạ chi phí đầu tư, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo uy tín và khẳng định vị thế của công ty
Tăng cường công tác tiếp thị Marketing, quảng bá thương hiệu trên thị
trường. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, xây lắp và dịch vụ.
Mô hình quản lý điều hành và tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần Sông
Đà 11 Được tóm lược ở sơ đồ dưới đây
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Sông Đà 11
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
8
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trịBan kiểm doát
Tổng giám đốc công ty
Phó TGĐ
kỹ thuật
Phó TGĐ
kinh tế
Phó TGĐ

thi công
Phòng
TC-HC
Phòng
Cơ giới
Phòng
TC-KT
Phòng
KTKH
Phòng
Dự án

Nghiệp

11.1

Nghiệp

11.2

Nghiệp

11.3

Nghiệp

11.4

Nghiệp


11.5
TT Thí
Nghiệp
điện SĐ
11
BQL
Dự án
Thác
Trắng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ) bao gồm tất cả các cổ đông tham dự là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty. ĐHĐCĐ thông qua các quyết định
thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông
đại diện ít nhất 51 % tổng số phiếu biểu quyết của tất các cổ đông dự họp chấp
thuận. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua điều lệ tổ
chức hoạt động và định hướng phát triển của công ty. Kiểm soát của hội đồng
quản trị và ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị ( HĐQT ) :Tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 có chủ
tịch hội đồng quản trị và 4 uỷ viên hội đồng quản trị.
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có nhiệm vụ quyết định
chiến lược phát triển của công ty, giải pháp phát triển thị trường, chuẩn bị nội
dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ triệu tập họp ĐHĐCĐ, thực hiện hợp đồng
kinh tế cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý nội bộ công ty, mua bán cổ phiếu. Hội
đồng quản trị thông qua thiết bị bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng
văn bản hoặc bằng các hình thức khác.
- Ban kiểm soát ( BKS ): Gồm 3 người 1 trưởng ban kiểm soát và 2 thành
viên ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, ban kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động

kinh doanh trong nghi chép, lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài
chính của công ty, thường kỳ báo cáo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động
về công ty, tham khảo ý kiến hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết lụân
và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Ban giám đốc: Gồm tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc
+ Tổng giám đốc ( TGĐ): do hội đồng quản trị bổ nhiệm và tổng giám
đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, là người
đại diện trước pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết
định của hội đồng quản trị, tổ chức hoạt động các kế hoạch sản xuất kinh doanh
và phương án đầu tư của công ty.
+ Các phó tổng giám đốc: là người trợ giúp cho tổng giám đốc, các phó tổng
giám đốc do tổng giám đốc đề nghị và hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện
công việc do TGĐ giao theo chức năng của từng phòng từng đơn vị như sau:
+ Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý công tác đào tạo, sắp xếp nhân
lực, công tác tiền lương, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động. Công tác quản trị, hành chính, đời sống, xã hội.
+ Phòng dự án: Quản lý dự án, công tác lập dự án đầu tư - chuẩn bị đầu tư,
công tác tiếp thị đấu thầu giúp TGĐ trong công tác nghiên cứu các dự án đầu tư.
+ Phòng kĩ thuật – cơ giới: Quản lý kĩ thuật công nghệ, quản lý bảo hộ lao
động, công tác an toàn vệ sinh. Giúp TGĐ trong việc xây dựng mục tiêu tiến bộ,
biện pháp thi công quản lý chất lượng, quản lý trang thiết bị, tổ chức nghiên cứu
cải tiến kỹ thuật và ứng dụng những thàng tựu KHKT vào thức tiễn SXKD.
+ Phòng kinh tế – kế hoạch: Quản lý công tác kế toán kế hoạch, các hợp
đồng kinh tế, quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vật tư xây
dựng và tham mưu cho TGĐ về quyết định phân cấp quản lý, các qui chế quản
lý kinh tế trong công ty.

+ Phòng tài chính - kế toán: Quản lý công tác tài chính, kinh tế, tín dụng,
hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ của tổ chức kế toán và
pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước được cụ thể hoá trong điều lệ hoạt
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
động của công ty và luật doanh nghiệp. Giúp TGĐ kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Công ty cổ phần Sông Đà 11 có các đơn vị trực thuộc sau đây:
- Xí nghiệp sông đà 11
+ Địa chỉ: xã Ít ong, Huyện mường la – Tỉnh Sơn la
+ Nhiệm vụ chính: Tham gia thi công xây lắp thuỷ điện Sơn la, Nậm chiến,
các công trình khu vực Tây bắc và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
- Xí nghiệp Sông Đà 11.2
+ Địa chỉ: Phường hoa lư – Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia lai
+ Nhiệm vụ chính: tham gia thi công xât lắp thuỷ điện Sêsan3, Sêsan3A,
Sêkamarn3, Pleikrông, Sêsan4, Eakrôngrou, các công trình khu vực tây nguyên
và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
- Xí nghiệp sông đà 11.3
+ Địa chỉ: G9 Thanh xuân nam – Thanh xuân – Hà nội
+ Nhiệm vị chính: Thi công xây lắp điện, nước tại thuỷ điện bản vẽ. Xí
nghiệp cũng nhận thầu xây lắp công trình khu vực Hà nội và các tỉnh lân cận
- Xí nghiệp sông đà 11.4
+ Địa chỉ: Phường Hà kính, Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng ninh
+ Nhiệm vụ chính: thi công xây lắp điện, nước xi măng Hạ long – xí nghiệp
cũng chuyên thầu xây lắp tại Tỉnh Quảng ninh và các tỉnh khu vực đông bắc.
- Xí nghiệp Sông đà 11.5
+ Địa chỉ: Thành phố Đã nẵng
+ Nhiệm vụ chính: thi công đường dây và trậm điện điến 500KV tại khu
miền trung và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

- Nhà máy thuỷ điện Thác trắng:
+ Địa chỉ: Thành phố Điện biên – Tỉnh Điện biên
+ Nhiệm vụ chính: Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Trung tâm thí nghiệm điện
+ Địa chỉ: Thị xã Hà đông – Tỉnh Hà tây
+ Nhiệm vụ chính: Lắp đặt, thí nghệm – hiệu chỉnh các thiết bị điện của
đường dây, trạm biến áp, các nhà máy thuỷ điện, các dây truyền công nghệ và sản
xuất công nghiệp như chế tạo tủ bảng điện, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
3/ Đặc điểm và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 11
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh được chia
thành các chi nhánh, các xí nghiệp có trụ sở không tập trung tại cùng một địa điểm
nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức mang tính “vừa tập trung vừa phân
tán”. Đối với các chi nhánh, xí nghiệp phải tự hoạch toán độc lập, công việc kế toán
và các hoạt động sản xuất kinh doanh do ban kế toán ở các chi nhánh, các xi nghiệp
đó thực hiện, định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu gửi về phòng tài chính kế toán
công ty để thiết lập báo cáo định kỳ. Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ này, bộ
máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
12
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng Phó Kế toán trưởng
Kế
toán
ngân
hàng

Kế
Toán
Thanh
toán
Kế
toán
vật

Kế
toán
lương
BHXH
BHYT
KPCĐ
Kế
toán
đội
công
trình
Kế
toán
tổng
hợp
Các ban kế toán đơn
vị trực thuộc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Ghi chú
chỉ đạo trực tuyến
chỉ đạo chức năng
Vậy phòng kế toán của công ty gồm: 01 kế toán trưởng và 03 phó kế toán

trưởng và 01 kế toán viên phụ trách từng mảng cụ thể là: Kế toán nhật ký chung
và kế toán tổng hợp cơ quan công ty; kế toán tiền mặt thanh toán công nợ tạm
ứng và kế toán lương, bảo hiểm; kế toán các đội công trình và kế toán theo
dõi…?phụ; kế toán tổng hợp toàn công ty; kế toán công nợ nội bộ và theo dõi
quan hệ với ngân sách nhà nước; kế toán TSCĐ và kế toán vật tư CCDC xuất
dùng; kế toán ngân hàng và các khoản phải trả người bán; dự án đầu tư nguồn
kinh phí và quản lý chất lượng ISO; thủ quĩ; kế toán phải thu khách hàng và các
khoản hợp đồng khoán xây lắp và lập kế hoạch tài chính.
* Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác tài chính, kế toán toàn công ty
đồng thời trực tiếp phụ trách các công việc sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty, tổ chức bồi dưỡng , đào tạo nâng
cao trình độ cho cán bộ làm công tác kế toán.
- Hướng dẫn phố biến chính sách, chế độ của nhà nước và qui định của
tổng công ty, tham mưu cho tổng giám đốc và hội đồng quản trị công ty ban
hành các qui định quản lý kinh tế tài chính, tín dụng và tổ chức kiểm tra việc
thực hiện.
- Tổ chức huy động vốn, tài sản, quĩ đất, quyền sử dụng đất và giá trị
thương hiệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của công ty.
- Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư của công ty.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Công tác sắp sếp đổi mới doanh nghiệp, giao dịch cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán.
- Tổ chức kiểm tra công tác tài chính kế toán toàn công ty thường xuyên
và định kỳ.
- Tổ chức lập báo cáo quyết toán định kỳ phân tích hoạt động tài chính
đơn vị hàng quí, năm.
- Tổ chức công tác thu vốn trong toàn công ty.
- Phối hợp phòng ban công ty giải quyết các vấn đề kinh tế với bên A nội

bộ công ty và tổng công ty.
- Tổ chức xây dựng hệ thống kế hoạch, chiến lược tài chính, đầu tư tài
chính, kế hoạch vốn đầu tư.
- Chỉ đạo toàn bộ công tác nghiệp vụ hoạch toán kế toán của toàn công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chính sách chế độ đối
với người lao động trong toàn công ty và toàn bộ công tác tổ chức kế toán tại đơn
vị.
- Hướng dẫn, kiêm tra chế độ ghi chép ban đầu của các xí nghiệp và
phòng, ban công ty.
* Phó kế toán trưởng: Theo đuổi công tác kế toán cơ quan công ty; công
tác kế toán, báo cáo quyết toán; công tác sắp xếp đổi mới doang nghiệp và thị
trường chứng khoán; công tác đầu tư; công tác quan hệ với các tổ chức tín dụng;
công tác thuế và nghĩa vụ với NSNN; công tác thu hồi vốn; công tác kinh tế; công
tác kế hoạch công tác quản lý khoán đội B phụ; tham gia thực hiện công tác chuyển
đổi trung tâm thí nghiệm điện thành công ty cổ phần kỹ thuật điện sông đà.
* Kế toán nhật ký chung và kế toán tổng hợp cơ quan công ty:
- Đôn đốc, thu nhập chứng từ các bộ phận kế toán hàng ngày vào nhật ký
chung cơ quan công ty.
- Đề suất bổ xung sửa đổi các nghiệp vụ hoach toán chưa chính xác báo
cáo kế toán trưởng giải quyết trước khi ghi sổ .
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Lập báo cáo quyết cơ quan công ty đảm bảo chất lượng, số lượng và
đúng thời hạn qui định.
- Báo cáo tháng trước ngày 8 đầu tháng sau. Báo cáo quí trước ngày 10
tháng đầu quí sau. Báo cáo năm trước ngày 15 tháng đầu năm sau.
- Lưu trữ chứng từ sổ sách, báo cáo cơ quan công ty theo qui định (đóng
chứng từ, sổ sách hàng tháng trước ngày 25 tháng sau).
- Lập báo cáo kế toán của cơ quan công ty theo quyết định số 86

TCT/HĐQT ngày 30 tháng 03 năm 2000. đối với báo cáo tháng song trước ngày
mùng 7, quí song trước ngày mùng 10 tháng sau.
* Kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán, kế toán công nợ tạm ứng và
kế toán lương bảo hiểm.
- Nhận và kiểm tra chứng từ gốc lập các thủ tục thu chi quĩ các khoản
thanh toán viết phiếu thu, phiếu chi và trình ký duyệt. Cùng thủ quĩ kiểm kê quĩ
hàng ngày ghi vào số kiểm kê quĩ
- Đôn đốc thanh toán dứt điểm các khoản nợ tạm ứng, nợ phỉa thu khác,
phải trả khác, các khoản nợ tạm ứng quá hạn, dây dưa, quá hạn, cuối tháng tính
lãi, báo nợ cho từng cá nhân và trừ vào lương hàng tháng
- Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
- Xác đinh BHXH, BHYT của người lao động, theo dõi tình hình thanh
quyết toán các khoản thu chi BHYT, BHXH và KPCĐ.
- Theo dõi việc chấm công, tính lương và các khoản được hưởng theo chế
độ cho người lao động. Kiểm soát việc hoàn ứng các khoản tạm ứng, vay lương,
BHXH, BHYT và các khoản nợ khác.
- Tính toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và các quỹ tự nguyện phải nộp
- Quyết toán tiền lương, chi phí nhân công theo quyết định 1047 của TCT
và của công ty, qui điịnh về quyết toán lương gián tiếp.
- Theo dõi, quản lý các nguồn quĩ tự nguyện của đơn vị
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Theo dõi các TK: 111,113,141,138,334,335,338
Tổng hợp báo cáo tài chính và báo cáo quản trị thuộc các tài khoản phụ trách
lập báo cáo nhanh, báo cáo thường xuyên định kỳ lĩnh vực quản lý theo dõi các
công việc khác theo phân công của lãnh đạo phòng. toán theo dõi các đội.
* Kế t chủ công trình và kế toán theo dõi B phụ
Theo dõi các tài khoản: Công nợ và chi phí của các đội chủ công trình
lập báo cáo nhanh, báo cáo thường xuyên định kỳ lĩnh vức quản lý theo dõi.

* Kế toán tổng hợp toàn công ty.
- Lập báo cáo phân tích hoạt động tài chính đơn vị định kỳ quí, năm
- Kiển tra toàn bộ các báo cáo từ cơ quan công ty đến các đơn vị trực
thuộc trứơc khi tổng hợp .
- Tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị toàn công ty theo
quyết điịnh của công ty và tổng công ty. ( cụ thể: Toàn bộ báo cáo tìa chính theo
qui định của bộ tài chính, báo cáo quản trị gồm: Báo cáo tình hình thực hiện tài
chính, báo cáo so sánh chi phí sản lượng, báo cáo chi phí giá thành, báo cáo kế
quả theo công trình sản phẩm, báo cáo chi phí quản lý, báo cáo doanh số bán
hàng, phân tích chit tiêu tài chính và một số báo cáo theo yêu quản lý.
- Xem xét toàn bộ các tài khoản chi tiết từ công ty và các đơn vị, trực
tuyến theo dõi các tài khoản 154, 632 avà các tài khoản nguồn vốn kinh doanh.
* Kế toán công nợ nội bộ và kế toán theo dõi quan hệ với ngân sách nhà
nước.
- Tính các khoản thu phụ phí, kinh phí sự nghiệp đối vớic các đơn vị trực
thuộc và phải nộp đối với tổng công ty song trước ngà 30 cuối tháng.
- Cùng kế toàn nhật ký chung kiểm tra đối chiếu khoá sổ và đối chiếu, lập
biên bản đối chiếu nội bộ với các đơn vị trực thuộc và tổng công ty song trước
ngày 5 đầu tháng sau.
- Lập tờ kê khai thuế hàng tháng, quí, năm theo qui định.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Làm việc với cơ quan thuế để quyết toán thuế toàn công ty, hoàn thuế tại
cơ quan công ty, theo dõi và theo dõi tình hình thực hiện các khoản nộp ngân
sách nhà nước.
- Đôn đốc các đơn vị trực thuộc tiến hành quyết toán thực hiện với ngân
sách nhà nước hoàn thuế kịp thời.
Phụ trách các tài khoản: 133,333,136,142,144,336. Tổng hợp báo cáo tìa
chính và quản trị thuộc các tài khoản phụ trách.

Kế toán tài sản cố định và kế toán vật tư công cụ dụng cụ suất dùng.
- Kế toán theo dõi tài sản cố định mở thẻ tài sản cố định cho tất cả các tài
sản hiện có. Thu nhận chứng từ và hoàn thiện các thủ tục đề nghị công ty tăng
giảm tài sản cố định kịp thời.
- Theo dõi tình hình thực hiện sửa chữa lớn tài sản cố định và quyết toán
chi phí sử xhữa lớn tài sản cố định cấp nguồn vốn sửa chữa lớn cho các đơn vị.
- Lưu dữ hồ sơ tăng, giảm tài sản cố định toàn công ty, hồ sơ quyết toán
lớn tài sản cố định.
- Mở sổ theo dõi từng công cụ dụng cụ sản xuất và quản lý, tổng hợp báo
cáo công cụ dụng cụ toàn công ty thường xuyên và định kỳ.
- Hàng tháng tính toán lập bảng phân bổ công cụ , dụng cụ tại văn phòng
và các đội trược thuộc. Định kỳ tham gia kiểm kê vật tư tài sản theo quyết định.
Theo dõi các tài khoản: 211, 214, 241,142, 152, 153, 155, 156.
* Kế toán ngân hàng và kế toán phải trả người bán
- Kiểm tra, kiểm soát chứng từ chặt chẽ lập hồ sơ thanh toán toán và theo
dõi thanh toán qua ngân hàng.
- Lập kế toán tín dụng vốn lưu động và ra hạn mức vốn lưu động cho các
đơn vị, theo dõi các hợp đồng vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kế toán trả nợ
các khoản vay đó.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Theo dõi và báo báo kế toán trưởng các khoản phải trả người bán đến hạn,
chưa đến hạn. Đối chiếu công nợ phải trả người bán thường xuyên và định kỳ.
- Theo dõi và ký kết, thực hiện thanh lý các hợp đồng mua bán vật tư, máy
móc, thiết bi, mở sổ theo dõi việc ký kết, thực hiện thanh lý các hợp đồng kinh tế.
Theo dõi các khoản: 112, 113, 311, 331, 341, 315.
* Kế toán các dự án đầu tư, nguồn kinh phí và theo dõi hệ thống quản lý
chất lượng ISO
- Theo dõi các dự án đầu tư của công ty từ lúc triển khai thực hiện đến khi

thanh quyết toán đầu tư cho dự án
- Theo dõi thanh quyết toán nguồn kinh phí của công ty. Theo dõi TK:
241, 466
- Theo dõi toàn bộ các văn bản của hệ thống, các qui trình qui định của hệ
thống ISO 9001:2000
*Kế toán phải thu khách hàng, các hợp đồng giao khoán xây lắp, kế hoạch
tài chính.
- Lập báo cáo thu vốn thường xuyên (16h thứ sáu hàng tuần và định kỳ 25
ngày hàng tháng toàn công ty. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu vốn các
đơn vị
- Tổng hợp báo cáo tình hình thanh toán phải thu khách hàng. Nắm chính
xác cụ thể từng khoản nợ phải thu của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng công ty về công tác thanh, quyết
toán các công trình giao khoán
- Lập và giao kế hoạc tài chính dự án chi phí quản lý, kế hoach chi phí hạ
giá thành kế hoạch tín dụng vốn lưu thông, kế hoạc LN hàng quí, năm đối với
các đơn vị trực thuộc công ty
- Phụ trách các TK: 131 của toàn công ty và xem xét các vướng mắc để
đôn đốc giải quyết
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
*Thủ quỹ:
- Tập hợp chứng từ thu, chi vào sổ quỹ cuối ngày giao kế toán nhật ký
chung vào một máy
- Mở sổ theo dõi công văn đi, công văn đến theo thứ tự, thời gian số công
văn và nội dung trích yếu
*Kế toán các đơn vị trực thuộc
- Thực hiện thanh toán khối lượng thu hồi công nợ tại đơn vị. Báo cáo thu
vốn, công nợ thường xuyên và định kỳ theo qui định

- Triển khai hoạch toán kinh doanh tại đơn vị, Theo dõi chi phí sản xuất
kinh doanh theo từng hạng mục công trình
- Tổ chức việc lập báo cáo kế toán định kỳ, đảm bảo đầy đủ số lượng, chất
lượng và đúng thời hạn
- Lập báo cáo phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp, chi
nhánh hàng quí, năm cho từng công trình, hạng mục công trình
3.2. Chế độ kế toán tại công ty Công ty cổ phần Sông Đà 11
Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản
lý kinh tế. Nó thực hiện nhiệm vụ thu thập xử lý, cung cấp toàn bộ thông tin về
tài sản và sự vận động của tài sản các tài khoản tài chính trong đơn vị đồng thời
giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Chính vì vậy
chính sách kế toán của công ty cũng áp dụng theo qui định chung của chuẩn
mực kế toán và luật kế toán của Việt nam. Công ty đã căn cứ vào quyết định
1177/TC/QĐ/CĐKT để làm cơ sở chung cho công tác hoạch toán kế toán đảm
bảo tính nhất quán giữa toàn công ty nói chung và giữa các bộ phận nói riêng.
Để phù hợp với đắc điểm tổ chức, qui mô hoạt động và đặc điểm của
ngành kinh doanh, công ty áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung” đồng
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
thời đã áp dụng tin học phần mềm Accounting System vào tổ chức công tác kế
toán công ty, tạo được nhiều thuận lợi trong việc thu thập thông tin kịp thời,
nhanh chóng, đảm bảo sự tập trung thống nhất trong công việc chỉ đạo công tác
kế toán nói chung và trong kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng.
Trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán, trình tự hoạch toán tiến hành
như sau: Hàng ngày, các bộ phận kế toán chi tiêt trên công ty thu thập kiểm tra
chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công sau đó
chuyển cho kế toán nhật ký chung làm căn cứ lập dữ liệu vào may. Với chương
trình phần mềm kế toán đã cài đặt, khi có lệnh, chương trình tự động hạch toán
cửa sổ “ Nhật ký chung”, các sổ cái, sổ chi tiết liên quan và cho phép kết suất, in

ra sổ và báo cáo kế toán tương ứng.
Với hình thức số “Nhật ký chung” công tác tổ chức kế toán được thực hiện
đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, thu thập
đươch thông tin chính xác kịp thời đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính.
Qui trình luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chung theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ qui trình luân chuyển từ
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
20
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
số phát
sinh
Sổ nhật ký
đặc biệt
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán

sac
ac
sácc
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho công ty là hệ thống được ban
hành theo qui đính số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và qui định số:
144/2001/ QĐ ngày 21/12/2001 của bộ tài chính. Để phản ánh được đầy đủ mọi
mặt hoạt động kinh tế của công ty, kế toans sẽ sử dụng các tài khoản tổng hợp,
tài khoản chi tiết mà kế toán sử dụng tương đương với một sổ được mở) .
Phần lớn các tài khoản đều áp dụng theo hệ thống tài khoản cbung đã
được ban hành . Tuy nhiên công ty cũng mở chi tiết một số tài khoản theo đối
tượng riêng để tiện kiểm tra và đối chiếu. Chẳng hạn như: TK 1312 công ty đã
mở là TK ứng trước của khách hàng.
Các tài khoản khác như: TK 621, 622, 623, 627 được mở chi tiết theo
công trình và hạng mục công tình như:
TK 627: chi phí sản xuất chung
Bao gồm:
TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý công trình
TK 6272:Chi phí vật liệu phục vụ quản lý công trình
TK 6273: Chi phí công cụ, công dụng
TK 6274: Chi phí khẩu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Trong đó
TK 627123: Xưởng gia công cơ khí
TK 627127: Kinh doang điện
TK 627141: Công trình nghi sơn thanh hoá
TK 627145: Công trình điện Nghĩa lộ
TK 627147: Công trình điện Bắc giang – Thái nguyên
TK 627150: Công trình điện hầm đèo ngang

……..
……..
Mặt khác TK 131 “phải thu của khách hàng” TK 138 “phải thu khác”
cũng được mở chi tiết cho tường khách hàng.
TK 138 113: Nguyễn Thị Mai
TK 138 123: Nguyễn Hồng Ngát
……….
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11.
1. Đặc điểm tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần
Sông Đà 11.
1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định tại công ty.
a. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty.
Công ty cổ phần Sông Đà 11 do đặc thù riêng của ngành xây lắp năng lực,
nên tài sản cố định tại công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tài sản cố
định thể hiện năng lực trình độ sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt thiết bị máy móc
của công ty là đa dạng, đa chủng loại, nên việc quản lý rất phức tạp, nhất là quản
lý ghi chép hồ sơ. Để tăng cường hiệu quả quản lý và quản lý và đảm bảo chất
ượng thông tin kế toán, công tác quản lý và hoàn toàn tài sản cố định ngoài theo
những quy định chung của hoạt động kế toán, công ty còn phải thực hiện theo
những quy định của tổng công ty.
Bên cạnh đó công ty là một doanh nghiệp xây lắp, với nhiều xí nghiệp
trực thuộc, các công trình do công ty thực hiện thường là không tập trung mà
phân tán trên nhiều địa bàn. Để phục vụ các công trình xây lắp, các loại máy
móc, thiết bị luôn luôn được điều động đến tận các công trình.

Việc quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định được thực hiện bằng
một phần mềm máy tính khá hữu dụng đã cung cấp khá đầy đủ, chính xác hệ
thống thông tin về quản lý tài sản cố định đáp ứng yêu cầu về quản lý, hạch toán
tài sản có định của toàn công ty.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Công ty cổ phần Sông Đà 11 có giá trị tài sản cố định vô hình chiếm tỷ
trọng rất ít trong tài sản cố định và ít biến động nên chủ yếu nghiên cứu và đánh
giá tài sản cố định tại công ty.
b. Phân loại tài sản cố định tại công ty.
Công ty cổ phần Sông Đà 11 có tài sản cố định bao gồm nhiều loại khác
nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Để có thể quản lý tốt tài sản
cố định đòi hỏi công ty phải thực hiện phân loại một cách hợp lý.
- Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành.
+ Tài sản cố định đầu tư bằng vốn nguyên ngân sách.
+ Tài sản cố định đầu tư bằng vốn tự bổ sung.
+ Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn vay.
- Phân loạ theo tình hình sử dụng.
+ Tài sản cố định đang dùng.
+ TSCĐ chờ sử dụng.
- Phân loại theo đặc trưng kinh tế.
+ Nhà cửa vật kiến trúc.
+ Máy móc thiết bị.
Phương tiện vận tải, tuyên dẫn.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý.
- Phân loại theo mục đích sử dụng.
+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ dùng cho phúc lợi.
+ TSCĐ chờ xử lý.

Công ty đã kết hợp giữa phòng kỹ thuật cơ giới và phòng kế toán - quản lý
chặt chẽ tài sản cố định ở mọi mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấp
thông tin chính xác có kế hoạch đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.
1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Mỗi tài sản cố định trước khi đưa vào sử dụng đều được quản lý theo các
bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ kỹ thuật (do phòng kỹ thuật cơ giới quản lý) và hồ sơ kế
toán (do phòng tài chính kế toán quản lý).
Hàng năm, công ty thực hiện kiểm kê tài sản cố định việc kiểm kê được
thể hiện thông qua Bảng tổng hợp kiểm kê tài sản cố định.
Biểu 1
TỔNG HỢP KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2006
(Đến thời điểm 0h ngày 01 tháng 01 năm 2007).
Tên tài sản Thực tế kiểm kê Giá trị còn lại Tỷ lệ%
A. Tài sản CĐ hữu hình 130.250.099.712 103.469.320 79%
1. Nhà cửa vật kiến trúc 500.347.453 237.917.902 48%
xí nghiệp 11.4 500.347.453 237.917.902 48%
2 Máy móc thiết bị 106.790.880.607 91.618.916.603 86%
- Xí nghiệp 11.1 1.298.382.626 790.831.476 61%
- Xí nghiệp 11.2 8.57.980.439 2.276.208.857 27%
- Xí nghiệp 11.3 2.588.438.871 1.940.237.392 75%
- Xí nghiệp 11.4 1.472.415.431 549.341.262 37%
- Xí nghiệp 11.5 1.537.043.890 470.143.981 31%
- Trung tâm TN Điện 8.248.371.260 4.872.481.369 59%
- NM thuỷ điện thác trắng 83.038.057.614 80.690.852.692 97%
- Chi nhánh tại Miền nam 40.190.476 28.819.574 72%
3 Phương tiện vận tải, tải dẫn 20.096.257.867 10.777.903.280 -
- Xí nghiệp 11.1 2.840.182.008 2.170.579.309 76%

- Xí nghiệp 11.2 3.887.085.562 1.301.615.661 33%
- Xí nghiệp 11.3 1.503.835.207 627.531.263 42%
- Xí nghiệp 11.4 1.185.510.106 285.051.891 27%
- Xí nghiệp 11.5 2.285.212.532 613.820.057 68%
thị nghiệm điện 4.147.671.331 2.828.236.973 20%
- NM thuỷ điện trắng 347.995.000 70.990.985 92%
Chi nhánh tại Miền nam 44.239.360 593.868.310 67%
Cơ quan công ty 3.252.526.761 2.186.208.831 -
Hoàng Thị Luyến Lớp Kế toán KV15
25

×