Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.47 KB, 111 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
Chữ viết
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 APEC The Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái
Bình Dương
2 ASEAN The Association of the South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3 BOT Build – Operate – Tranfer Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao
4 BT Build - Tranfer Xây dựng - Chuyển giao
5 BTO Build – Tranfer - Operate Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh
6 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
8 ĐVT Đơn vị tính
9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 ODA Official Development Assitance Hỗ trợ phát triển chính thức
11 KCN Khu công nghiệp
12 KCX Khu chế xuất
13 KNXK Kim ngạch xuất khẩu
14 TNCs Trans – National Corperations Công ty đa quốc gia
15 NXB Nhà xuất bản
16 PGS Phó giáo sư
17 Ts Tiến sỹ
18 TP Thành phố
19 UBND Ủy ban nhân dân


20 USD The United States of Dollar Đồng Đôla Mỹ
21 VĐT Vốn đầu tư
22 VPĐ Vốn pháp định
23 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra
mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài đang trở thành vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và các vùng kinh tế của
mỗi quốc gia. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các vùng
kinh tế nghèo, kém phát triển không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn hạn hẹp
trong nước để rút ngắn khoảng cách với các vùng kinh tế khác có điều kiện
phát triển hơn. Vì vậy, nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là vốn FDI có vai trò rất
quan trọng. Vốn FDI không những bổ sung một lượng vốn cần thiết cho một
vùng kinh tế mà nó còn gián tiếp giúp Chính phủ điều chỉnh và phân bổ vốn
đầu tư từ Ngân sách theo vùng và lãnh thổ một cách hợp lý hơn.
Đối với thành phố Đà Nẵng, vốn FDI có ý nghĩa quan trọng trong việc
tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của vùng, đặc biệt trong việc tạo ra
nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, góp phần tạo việc
làm, cải thiện thu nhập, nâng cao trình độ phát triển của vùng…
Số liệu thống kê đã chỉ ra, trong những năm vừa qua Châu Á luôn là
khu vực đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, các nhà đầu tư Châu Á luôn có thế
mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, thương hiệu, khả năng cạnh
tranh…tuy nhiên việc tiếp nhận dòng vốn đầu tư của Châu Á vào Đà Nẵng
đang vấp phải những bất cập nhất định về chính sách, sự lạc hậu của cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, những phiền hà trong thủ tục hành chính, những hạn chế của
nguồn lao động…Do vậy việc đi sâu vào phân tích, nghiên cứu về những rào
cản và bất cập trong việc thu hút vốn FDI của Châu Á một cách có hệ thống,
để đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp vào Đà Nẵng là

một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài “Thu
hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp” được chọn để nghiên cứu.
1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan như:
Trong đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế: “ Thu hút và sử dụng vốn FDI trên
địa bàn duyên hải miền Trung”, tác giả Hà Thanh Việt đã trình bày và phân
tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc phạm vi huy động vốn FDI, phân
tích thực trạng huy động và hiệu quả sử dụng nguồn vốn qua các giai đoạn
khác nhau, phân tích thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại
vùng kinh tế duyên hải miền Trung.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, tác giả Đàm
Quang Vinh đã nghiên cứu tác động của quá trình tự do hóa thương mại đến
hoạt động thu hút FDI trong đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình “ Ảnh
hưởng của quá trình tự do hóa thương mại trong khu vực mậu dịch tự do
ASEAN ( AFTA) đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam”. Đề tài đã đưa ra những lý luận về những tác động qua lại giữa tự do
hóa thương mại ASEAN đối với quá trình thu hút FDI vào Việt Nam.
Đi sâu về giải pháp thu hút và sử dụng vốn FDI có luận văn thạc sĩ kinh
tế “ Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Đà Nẵng trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong đề tài của mình, tác giả Phạm Thế
Việt đã đánh giá các mặt thành công và hạn chế của hoạt động thu hút FDI
của Nhật Bản vào Đà Nẵng, từ đó rút ra các vấn đề cần tiếp tục xử lý để tăng
cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Đà Nẵng.
Cũng quan tâm tới các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn FDI, trong đề
tài tiến sĩ kinh tế “ Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn FDI trong quá
trình CNH, HĐH đất nước” tác giả Hoàng Thị Kim Thanh đã phân tích các
mô hình CNH và vai trò của FDI trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Mặc dù đã nghiên cứu sâu về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng những công
trình này hầu hết chỉ nghiên cứu những vấn đề chung về thu hút vốn đầu tư
2
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam mà chưa nghiên cứu cụ thể về thu hút FDI
vào Đà Nẵng gắn với một đối tác cụ thể. Khác với các công trình đó, luận văn
này đi sâu vào việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI của Châu Á để
đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc tăng cường thu hút FDI của Châu Á vào
Đà Nẵng.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp tại một vung kinh tế của một quốc gia.
Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI của Châu Á trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng trong thời gian qua và phân tích những nguyên nhân hạn chế
thu hút vốn FDI tại Đà Nẵng.
Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI Châu Á
trên địa bàn Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư trực
tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
Đà Nẵng cả từ góc độ chính sách và luật pháp.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp của Châu Á trên phạm vi thành phố Đà Nẵng từ năm 1988
đến nay để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để tăng cường thu hút FDI
của Châu Á vào Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời các phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, nghiên cứu tình huống…được sử dụng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn được trình bày trong 3 chương:
3
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về FDI trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút FDI của Châu Á vào Đà Nẵng
giai đoạn 1988-2007.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp tăng cường thu hút FDI của Châu
Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. BẢN CHẤT CỦA FDI
1.1.1. Khái niệm FDI
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn
đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong
nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực
dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được
huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn
đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân
cư. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy
của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài
có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Có thể xem
xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu
chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất, các dòng lưu
chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực
tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc
tế, dòng chảy từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển thường
được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới
nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện

riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể
phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
- Tài trợ phát triển chính thức (ODF - Official Development Finance):
Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển chính thức (ODA - Official
Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác.
5
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Trong các hình thức trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng
đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển.Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy chỉ những quốc gia nào có nhận thức đúng và tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động triển khai thực hiện thì mới thu hút được nhiều dự án
FDI, và FDI mới thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về FDI, mỗi quan điểm đề cập đến một
khía cạnh khác nhau như pháp lý, quản lý, hay các hình thức đầu tư…Nhiều tổ
chức quốc tế và chính phủ đã đưa ra các tiêu chí về mức độ sở hữu vốn của đối
tác nước ngoài để phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên,
thực tế có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia về tỷ lệ này. Nhìn chung, các
quan điểm về FDI đều thống nhất ở một số nội dung như:
Thứ nhất, đều thừa nhận FDI là quá trình di chuyển vốn từ quốc gia này
sang quốc gia khác để đầu tư, nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Thứ hai, quá trình di chuyển vốn phải gắn liền với quá trình quản lý và
điều hành đối tượng đầu tư ở các nước sở tại.
Thứ ba, mục đích của FDI giống như các hoạt động đầu tư khác là thu lợi
nhuận, trên cơ sở đầu tư một dự án hoàn toàn mới, hoặc mua lại các doanh
nghiệp đang hoạt động tại quốc gia khác.
Trên thế giới có nhiều cách diễn giải về FDI, song vẫn chưa có khái niệm
nào được coi là hoàn chỉnh và được đa số chấp nhận. Một khái niệm về FDI

được sử dụng rộng rãi trên thế giới là khái niệm do Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF-
International Moneytary Fund) đưa ra năm 1977. Theo đó “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là vốn đầu tư được thực hiện ở các doanh nghiệp hoạt động ở
quốc gia khác nhằm thu về lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư. Mục đích của nhà
6
đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp
đó”. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động
đầu tư và động cơ đầu tư là giành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý
doanh nghiệp, điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư mà họ bỏ ra tại các cơ
sở sản xuất và kinh doanh ở nước khác.
Điều 3, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 quy định “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư”.
Khái niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài, nhằm xác
định vốn chuyển dịch nhất thiết phải vượt qua phạm vi một quốc gia.
Như vậy, về bản chất FDI là sự đầu tư của các tổ chức (phần lớn là các
công ty đa quốc gia) hoặc cá nhân nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào vào nước tiếp nhận để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là loại hình di chuyển
vốn quốc tế trong đó nhà ĐTNN trực tiếp sở hữu, quản lý và điều hành việc
sử dụng vốn. Trong đó doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhà ĐTNN phải đóng
góp một lượng vốn tối thiểu tùy theo quy định của mỗi nước.
Theo UNCTAD: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ,
lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc một thể nhân (nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với các doanh nghiệp FDI hoặc
chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh của doanh nghiệp”. Cũng theo
UNCTAD, được coi là FDI khi người nước này sở hữu từ 10% vốn trở lên
của một doanh nghiệp tại nước khác.
Qua nghiên cứu và phân tích, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về
FDI như sau : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư mà nhà đầu tư

ở một nước đóng góp một số vốn bằng tiền hoặc tài sản đủ lớn theo quy định
của luật pháp nước sở tại để sở hữu, điều hành và kiểm soát đối tượng họ bỏ
vốn đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận và các lợi ích kinh tế khác.
7
Như vậy,FDI có thể được coi là sự gặp nhau của cung và cầu, giữa
một bên là nhà ĐTNN và một bên là nước nhận đầu tư:
• Đối với nhà ĐTNN:
Khi quá trình tích tụ tập trung vốn đạt tới trạng thái “bão hòa”, thị trường
truyền thống trở nên chật hẹp đến mức cản trở khả năng phát huy hiệu quả
của đầu tư, lợi nhuận trên vốn đầu tư không được như mong muốn. Trong khi
ở một số quốc gia khác xuất hiện lợi thế mà họ có thể khai thác để thu lợi
nhuận cao hơn, đây chính là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy các nhà ĐTNN
chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước khác. Nói cách khác, việc theo đuổi lợi
nhuận cao hơn và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất, động
cơ, mục tiêu xuyên suốt của các nhà ĐTNN. FDI là loại hình có thể giúp thực
hiện việc kéo dài “chu kỳ sống của sản phẩm”, “chu kỳ sống của công nghệ ”
mà vẫn giữ được độc quyền về kỹ thuật, dễ dàng xâm nhập thị trường nước
ngoài mà không bị cản trở của các rào cản, khai thác tài nguyên thiên nhiên
cũng như giá nhân công rẻ của nước nhận đầu tư. Phải nói rằng FDI là “lối
thoát lý tưởng” trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt ở những thị trường
tiến dần tới trạng thái bão hòa.
Trong những năm qua, các nước đang phát triển đã có sự cải thiện đáng
kể về cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, trình độ và kỹ năng của người lao
động, hệ thống pháp luật, quy mô của thị trường…Những cải thiện này đã tạo
nên sự hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, việc phát triển công
nghệ sang quốc gia khác có thể giúp thu lợi nhuận trên vốn đầu tư cao và góp
phần giảm thiểu được những rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp kinh
doanh trên những thị trường đang có xu hướng tiến dần đến trạng thái bão
hòa. Trước nhu cầu của sự phát triển, sự hình thành các liên kết, hợp tác kinh
doanh quốc tế song phương, đa phương cũng như việc xây dựng các khối hợp

tác kinh tế (NAFTA, AFTA, EU…) đang là xu thế phổ biến và phát triển
nhanh trên thế giới. Trong điều kiện này, đối với các nhà ĐTNN, khi đầu tư
8
trực tiếp vào một thành viên của một khối nào đó cũng tức là họ có thêm điều
kiện để có những quan hệ mậu dịch với những thành viên khác cùng khối.
Trong trường hợp như vậy, vốn FDI thực sự trở thành “đường vòng hiệu quả”
để nhà đầu tư hưởng những quy chế tự do mậu dịch và đầu tư mà không phải
đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp với các nước mà giữa họ rất khó khăn
trong việc tạo lập các quan hệ hợp tác kinh tế.
Như vậy, về cơ bản hoạt động FDI có thể chia thành các nhóm sau:
1) Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu tư (vốn, công nghệ,
sản phẩm…)
2) Khai thác các nguồn lực và xâm nhập thị trường các nước nhận đầu tư
3) Tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư từ phía các quốc
gia nhận đầu tư
4) Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thực hiện các mục tiêu khác
(thậm chí những mục tiêu phi kinh tế).
• Đối với các nước nhận đầu tư:
Trước hết đó là những nước đang có một số lợi thế so sánh mà họ chưa
hoặc không có điều kiện để khai thác. Các nước nhận đầu tư thuộc loại này
thường là các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, có
nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, thiếu vốn, thiếu công nghệ và
khả năng tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh kém…Số này
phần lớn là các quốc gia đang phát triển.
Các nước nhận đầu tư thuộc dạng khác đó là các nước phát triển có tiềm
lực kinh tế mạnh. Các nước này có đặc điểm là cơ sở hạ tầng tốt, họ đã và
đang tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế hoặc là
thành viên của các tổ chức kinh tế hay tập đoàn kinh tế lớn. Họ nhận đầu tư
trong mối quan hệ liên kết để chi phối kinh tế thế giới.
Nói chung, đối với các nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát

triển cao hay thấp thì vốn FDI cũng thường có sự đóng góp nhất định đối với
9
sự phát triển. Với những mức độ khác nhau, FDI đóng vai trò là nguồn vốn bổ
sung, là điều kiện cần thiết (thậm chí quyết định) cho sự chuyển biến theo
chiều hướng tích cực của một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hay một số ngành
nghề hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho các tiềm năng nội tại của các nước
nhận đầu tư phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.
1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI
- Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, đặc điểm này có liên quan đến các
khía cạnh về xuất nhập cảnh, luật pháp, văn hóa của nước sở tại… Đó đều là
những yếu tố mang tính rủi ro và chi phí cho các chủ đầu tư.
- Vốn FDI là loại vốn đầu tư có thời hạn triển khai và thực hiện dài, vốn
của NĐT từ quốc gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận vì
vậy, loại vốn này không dễ rút ra trong thời gian ngắn, các quốc gia tiếp nhận
FDI sẽ có điều kiện bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước trong một thời
gian tương đối dài mà không phải lo trả nợ. Đây cũng là đặc điểm giúp phân
biệt vốn FDI với đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có
thời gian hoạt động ngắn.
- Chủ sở hữu vốn trực tiếp than gia quản lý, điều hành quá trình sản
xuất kinh doanh. Việc phân chia thành viên Hội đồng quản trị, việc điều
hành quá trình sử dụng vốn được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. Chủ đầu tư
có quyền sở hữu, quyền sử dụng vốn và được hưởng những lợi ích do hoạt
động đầu tư mang lại. Mục đích quan trọng của các nhà ĐTNN là việc
giành quyền kiểm soát hoạt động sử dụng phần vốn đầu tư mà họ bỏ ra tại
nước tiếp nhận, đặc biệt trong việc quyết định một số vấn đề quan trọng
trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những
đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián
tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ
yếu là cổ tức thông qua việc mua bán chứng khoán tại các công ty cổ phần
ở nước nhận đầu tư.

10
- Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của nhà ĐTNN dưới
hình thức vốn pháp định (hoặc vốn điều lệ) mà nó còn bao gồm cả vốn vay
của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án, cũng như vốn đầu tư trích
từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề
cần lưu ý đối với các nhà quản lý là khi tính lượng vốn FDI thu hút được chỉ
tính phần vốn do bên ngoài đưa vào. Do vậy, trong các dự án liên doanh với
nước ngoài, vốn FDI của dự án chỉ tính phần vốn của nhà ĐTNN và phần vốn
doanh nghiệp liên doanh vay của nước ngoài.
- Vốn FDI ít chịu sự chi phối của Chính phủ, ít bị phụ thuộc vào mối
quan hệ chính trị giữa quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư so với các
hình thức di chuyển vốn quốc tế khác.
1.1.3. Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới
Các dự án FDI thường được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác
nhau nhưng trên thực tiễn, các dự án FDI thường được thực hiện theo các
hình thức phổ biến sau:
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
BCC là văn bản ký kết giữa các nhà ĐTNN với các nhà đầu tư nước sở
tại để cùng nhau tiến hành thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh ở
nước sở tại, trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho các bên. Trên thế giới, biểu hiện của hình thức BCC cũng khác
nhau về tên gọi, về địa vị pháp lý và mục tiêu áp dụng. Tuy nhiên, có thể thấy
hai hình thức chủ yếu của BCC là hợp đồng phân chia sản phẩm và hợp đồng
phân chia lợi nhuận. Theo Luật ĐTNN tại Việt Nam, BCC là văn bản ký kết
giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không hình
thành pháp nhân mới. Quy định này thực tế làm nhiều nhà đầu tư phải cân
nhắc vì có thể hạn chế khả năng khuyếch trương thương hiệu ra bên ngoài.
Như vậy, đặc điểm cơ bản của hình thức BCC là các bên cùng nhau góp
vốn, cùng tham gia quản lý hoạt động kinh doanh thông qua một ban điều phối
11

chung, cùng phân chia kết quả kinh doanh theo vốn góp. Đối với các nhà
ĐTNN, hình thức này có ưu điểm là thủ tục thành lập và triển khai thực hiện
tương đối đơn giản, giúp dự án nhanh chóng đi vào hoạt động. Nó phù hợp với
các ngành có đặc điểm kinh doanh ít phức tạp, chu kỳ kinh doanh ngắn, nhất là
các ngành khai thác các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt và viễn thông.
 Doanh ngiệp liên doanh
Luật ĐTNN tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng liên doanh, hoặc Hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ
nước ngoài, hoặc là do doanh nghiệp có vốn FDI hợp tác với doanh nghiệp
Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà ĐTNN trên cơ sở
hợp đồng liên doanh.
Đặc điểm pháp lý, tỉ lệ góp vốn pháp định và điều kiện áp dụng hình
thức doanh nghiệp liên doanh giữa các nước có sự khác nhau nhất định.
Trung Quốc quy định trong doanh nghiệp liên doanh, bên nước ngoài không
được góp vốn ít hơn 25%. Ở Malaysia đưa ra nhiều mức vốn góp cho bên
nước ngoài tùy theo tỷ lệ xuất khẩu. Nếu tỷ lệ xuất khẩu đạt trong khoảng 51-
79% thì chỉ được sở hữu vốn tối đa đến 79%, đối với các dự án có tỷ lệ xuất
khẩu 20 - 50% thì mức sở hữu vốn của bên nước ngoài chỉ từ 30-51%. Trong
khi đó, Luật pháp Việt Nam quy định tỷ lệ góp vốn pháp định tối thiểu của
bên nước ngoài là 30%.
Như vậy, doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc tế của
các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng quản
lý hoạt động kinh doanh và cùng phân chia kết quả kinh doanh nhằm thực
hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên
doanh phải phù hợp với khuôn khổ luật pháp của nước sở tại.
Lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh có thể mang lại cho nhà đầu
tư một số lợi thế nhất định. Thứ nhất, thông qua các đối tác sở tại, các nhà
12
ĐTNN có thể am hiểu thêm về môi trường đầu tư tại nước sở tại. Thứ hai, các

nhà ĐTNN có thể chia sẻ bớt chi phí và rủi ro với các đối tác ở nước sở tại.
Thứ ba, do một số quốc gia bắt buộc áp dụng hình thức doanh nghiệp liên
doanh khi đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực nhất định, do đó doanh nghiệp
liên doanh được xem là phương thức thâm nhập thị trường duy nhất khi muốn
đầu tư vào lĩnh vực đó.
Bên cạnh đó, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có
những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp
liên doanh có nguy cơ bị lộ bí quyết công nghệ cho đối tác về lâu dài. Thứ
hai, hạn chế khả năng kiểm soát đối với các chi nhánh ở nước ngoài trong một
số trường hợp.
 Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN
Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp 100% vốn FDI.Có
quan điểm cho rằng doanh nghiệp 100% vốn FDI là doanh nghiệp thuộc sở hữu
hoàn toàn của nhà ĐTNN, được thành lập và hoạt động tại nước sở tại, do nhà
ĐTNN trực tiếp quản lý đối tượng bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng có quan điểm cho rằng doanh nghiệp
100% vốn FDI là thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân trong đó
nhà ĐTNN góp 100% vốn pháp định, tự quản lý hoạt động kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo
Luật ĐTNN tại Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN là doanh nghiệp do
nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn
FDI tại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản như thuộc quyền sở hữu của nhà
ĐTNN, do nhà ĐTNN thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Sự khác nhau giữa các quốc gia là đưa ra những điều kiện cho các nhà ĐTNN
khi lựa chọn hình thức này. Malaysia quy định muốn áp dụng hình thức 100%
vốn ĐTNN, dự án đó phải có từ 80% sản phẩm xuất khẩu; hay Trung Quốc,
13
Hàn Quốc và Thái Lan quy định chỉ áp dụng hình thức này cho các dự án FDI
trong các ngành kỹ thuật cao và phần lớn sản phẩm xuất khẩu. Như vậy, có thể

thấy, hình thức này ít được khuyến khích ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cùng với hình thức doanh nghiệp liên doanh, hình thức doanh nghiệp
100% vốn FDI cũng được các quốc gia sử dụng phổ biến trong quá trình thu
hút FDI. Hình thức này có thể mang lại những lợi thế như: Thứ nhất, cho
phép các nhà ĐTNN giảm rủi ro khi mất khả năng kiểm soát công nghệ, nhất
là khi đầu tư vào những ngành công nghệ cao. Thứ hai, cho phép kiểm soát
hoạt động các chi nhánh ở nước ngoài, cùng tham gia phối hợp thực hiện
chiến lược toàn cầu của hãng. Thứ ba, thành lập doanh nghiệp 100% vốn FDI
được xem là một mắt xích quan trọng trong quá trình chuyên môn hóa sản
xuất. Bên cạnh đó, bất lợi của hình thức này là chi phí thành lập và rủi ro hoạt
động cao hơn so với hình thức doanh nghiệp liên doanh, gồm những chi phí
và rủi ro liên quan đến việc tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước sở tại.
 Phương thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh và chuyển giao là hợp đồng được ký
giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại và
một bên là nhà ĐTNN (hoặc hợp tác với nhà đầu tư của nước sở tại) để xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau đó được phép kinh doanh, khai thác
trong một thời gian nhất định. Hết thời hạn đó, các nhà đầu tư chuyển giao
không bồi hoàn toàn bộ công trình đó cho chính phủ nước sở tại. Theo Luật
ĐTNN tại Việt Nam, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là
văn bản được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà
ĐTNN để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định,
hết thời hạn thì nhà ĐTNN chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho
Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hợp lý.
14
Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BT) là hợp đồng theo đó nhà thầu
nước ngoài tài trợ về tài chính và xây dựng công trình, sau khi hoàn thành,
chính phủ nước sở tại trả cho nhà thầu chi phí liên quan đến công trình và tỷ

lệ thu nhập hợp lý. Theo Luật ĐTNN Việt Nam, BT là văn bản được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà ĐTNN để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng, sau đó nhà ĐTNN chuyển giao công trình đó cho
Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực
hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Doanh nghiệp
được thành lập để thực hiện hợp đồng BOT có thể là doanh nghiệp liên doanh
hoặc doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN. Hình thức này được ban hành nhằm thu
hút nguồn vốn FDI vào phát triển cơ sở hạ tầng, vì vậy nó phù hợp với các
nước đang phát triển. Đối với nhà ĐTNN, hình thức này có ưu điểm là hiệu
quả đầu tư được bảo đảm, được chủ động quản lý điều hành và tự chủ kinh
doanh, tránh được những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. Bên
cạnh đó, hình thức này cũng tồn tại những bất lợi, chẳng hạn: chi phí đầu tư
cao, việc đàm phán và thực thi hợp đồng thường gặp nhiều khó khăn.
 Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
Trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nước thường áp dụng các hình thức
thu hút FDI nói trên. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và hoàn
thiện MTĐT nhằm tăng cường thu hút FDI, các quốc gia đã và đang phát triển
hình thức M&A. Trong đầu tư trực tiếp, các nhà ĐTNN có thể đưa vốn vào để
làm tăng thêm năng lực sản xuất hoặc tạo ra những năng lực sản xuất mới,
bên cạnh đó thông qua việc mua lại và sáp nhập các công ty với nhau.
Đầu tư theo hình thức này có những ưu điểm như không mất thời gian và
chi phí cho các thủ tục thành lập và triển khai dự án, có thể nhanh chóng tiếp
cận được thị trường nước ngoài. Ngoài ra, hình thức này tạo điều kiện cho các
công ty có thể sáp nhập và thôn tính lẫn nhau từ đó ổn định thị trường thế
giới, tăng cường năng lực cạnh tranh và hình thành mạng lưới sản xuất và
phân phối toàn cầu.
15
Để tăng cường thu hút FDI, các quốc gia còn xây dựng các khu công
nghiệp và khu chế xuất. Ưu điểm của việc đầu tư vào các khu công nghiệp và
chế xuất là cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, mặt bằng đã được giải phóng,

các dự án FDI nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ nước sở tại…tất cả các
điều kiện đó là một lợi thế to lớn cho việc triển khai dự án đầu tư.
Tóm lại, mỗi hình thức FDI đều có những lợi thế và bất lợi nhất định. Để
tăng cường thu hút FDI thì bên cạnh việc hỗ trợ các nhà ĐTNN trong việc
triển khai thực hiện dự án cần đa dạng hóa hình thức FDI, tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà ĐTNN có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các hình thức đầu tư
và loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với những biến động của môi trường
kinh doanh.
1.1.4. Một số lý thuyết về đầu tư quốc tế
1.1.4.1. Lý thuyết lợi ích cận biên
Học thuyết này được diễn giải tóm tắt như sau (được minh họa bởi đồ thị 1.1).
Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia: Quốc gia I và quốc gia II. Trong đó
O
1
A là vốn của nước đi đầu tư còn O
2
A là vốn của nước tiếp nhận đầu tư.
Tổng số vốn đầu tư của 2 quốc gia là tổng số vốn của thế giới, vốn được dịch
chuyển hoàn toàn tự do.
Giá trị sản phẩm cận biên của vốn đầu tư ở 2 quốc gia được đo bằng trục
tung, cụ thể là O
1
x và O
2
y. Trong điều kiện cạnh tranh, giá trị đó có thể là lợi
nhuận, lãi suất hoặc cổ tức của vốn.
Đường L
1
là đường giá trị sản phẩm cận biên của vốn của nước đi đầu tư
thể hiện nguyên lý xu hướng giá trị sản phẩm cận biên của vốn giảm dần. Đây

cũng là đường cầu về vốn của nước đi đầu tư. Tương tự đối với nước nhận
đầu tư là đường L
2
.
16
Đồ thị 1.1: Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn
Trường hợp 1: Trước khi có sự di chuyển vốn giữa hai quốc gia, thì quốc
gia I sản xuất được O1MQA sản phẩm tạo ra từ vốn là O
1
A, mức lợi nhuận là
O
1
P. Trong đó, O
1
PQA là giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn đầu tư và phần MPQ là
giá trị sản phẩm tạo ra từ các yếu tố phối hợp như đất đai, lao động.
Quốc gia II sản xuất được khối lượng sản phẩm đo lường bằng diện tích
hình thang O
2
NRA với số vốn là O
2
S. trong đó, diện tích hình chữ nhật
O
2
SRA đo lường giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn đầu tư và phần diện tích NRS
là giá trị sản phẩm tạo ra từ các yếu tố phối hợp như đất đai và lao động.
Trường hợp 2: Có sự di chuyển vốn đầu tư từ quốc gia này sang quốc
gia kia. Vì nguồn vốn của quốc gia I dồi dào (O
1
A) và lãi suất vốn thấp (O

1
P)
nên vốn sẽ di chuyển từ quốc gia I sang quốc gia II một lượng FA.
Kết quả của việc di chuyển vốn đã tạo nên sự thay đổi của sản lượng
quốc gia I tạo ra, bây giờ được đo bằng diện tích hình thang O
1
MEF và sản
lượng của quốc gia II là diện tích hình thang O
2
NEF.
Mặc dù khi đầu tư ra nước ngoài, sản lượng của quốc gia I giảm đi một
lượng được đo bằng diện tích hình thang FEQA nhưng do đầu tư ra nước
y
P
M
E
R
Q
T
O
1
F
A
O
2
S
J
I
N
Qgia I QgiaII

L
1
L
2
x
17
ngoài nên quốc gia I thu về một sản lượng bằng diện tích hình thang FETA.
Như vậy so sánh 2 trường hợp với nhau thì khi đầu tư ra nước ngoài sản
lượng của quốc gia I tăng lên một lượng bằng diện tích hình tam giác ETQ.
Trong khi đó sản lượng của quốc gia II tăng lên một lượng bằng diện tích
hình tam giác ERT. Kết quả của quá trình đầu tư nước ngoài làm cho tổng sản
lượng của thế giới đã tăng lên một lượng được đo bằng diện tích hình tam
giác RQE được chia đều cho cả 2 quốc gia.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy đầu tư quốc tế đã góp phần tăng khả
năng phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của từng quốc gia cũng
như của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.4.2. Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm
Lý thuyết này do nhà kinh tế học Vernon (1966) xây dựng, nhằm giải
thích quá trình đầu tư ra nước ngoài hay sự “Bành trướng ra nước ngoài” của
các TNCs Hoa Kỳ sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nội dung của lý
thuyết có thể tóm tắt như sau:
Giai đoạn I, sản phẩm được chế tạo và sản xuất tại nước đầu tư, cầu
theo giá của sản phẩm mới ở giai đoạn này là không co giãn và các doanh
nghiệp thường bán sản phẩm với giá cao, số lượng ít.
Giai đoạn II, sản phẩm được hoàn thiện hơn, số lượng sản phẩm bán ra
nhiều hơn, cầu theo giá của sản phẩm đã co giãn. Sản phẩm bắt đầu được xuất
khẩu sang các quốc gia khác. Cầu về sản phẩm ở nước nhập khẩu tăng dẫn
đến kích thích sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Giai đoạn III, để tìm kiếm thị trường và lợi thế so sánh về chi phí sản
xuất sản phẩm (giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu…) các doanh nghiệp đã

tiến hành việc đầu tư tại các nước đang phát triển. Việc đầu tư này còn nhằm
ngăn chặn khả năng các doanh nghiệp ở nước nhập khẩu tiến hành kinh doanh
và chiếm lĩnh thị trường.
18
1.1.4.3. Lý thuyết về quyền lực thị trường
Theo lý thuyết này, các công ty thường tiến hành đầu tư với một số lý do
chủ yếu sau:
Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm,
trong khi đó một số nước không đủ khả năng thăm dò, khai thác những nguồn
nguyên liệu mới. Vì vậy, các công ty đa quốc gia tận dụng lợi thế cạnh tranh
(về kỹ thuật, công nghệ, vốn, nhân lực) trên cơ sở khai thác những nguồn
nguyên liệu ở nước sở tại. Điều đó góp phần lý giải tại sao đầu tư quốc tế theo
chiều dọc thường được thực hiện ở nước đang phát triển.
Đầu tư quốc tế theo chiều dọc là hình thức đầu tư mà công ty đầu tư ra
nước ngoài nhằm sản xuất các sản phẩm trung gian, sau đó được nhập khẩu
trở lại và trở thành đầu vào sản xuất cho chủ đầu tư.
Thứ hai, việc đầu tư quốc tế theo chiều dọc sẽ giúp cho một số các công
ty độc quyền nhóm ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiếp cận được với nguồn
nguyên liệu mới mà họ đang khai thác.
Thứ ba, đầu tư quốc tế theo chiều dọc còn có thể tạo ra lợi thế về chi phí
thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao sản
phẩm giữa các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Đây là lợi thế lớn hơn
hẳn việc các nhà sản xuất độc lập phối hợp với nhau thông qua việc định giá.
1.1.4.4. Chủ nghĩa Chiết trung trong hoạt động đầu tư
Chủ nghĩa Chiết trung lập luận rằng hoạt động đầu tư nước ngoài chỉ
diễn ra khi có đủ 3 yếu tố hội tụ là lợi thế về địa điểm để thực hiện hoạt động
đầu tư, lợi thế về sở hữu và lợi thế về việc khai thác các quan hệ nội bội công
ty (lợi thế của việc nội bộ hóa các hoạt động và các giao dịch)
Thứ nhất, lợi thế về địa điểm (hay vị trí địa lý thực hiện hoạt động đầu
tư) được thể hiện ở nơi thực hiện hoạt động đầu tư có nguồn tài nguyên tự

nhiên dồi dào, nguồn lao động sẵn có và giá rẻ, thuận tiện cho việc phát triển
các quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế…
19
Thứ hai, lợi thế về sở hữu (chủ yếu lợi thế về quyền sở hữu công nghiệp)
là lợi thế của các loại tài sản đặc biệt như lợi thế về sáng chế, bí quyết, kiểu
dáng công nghiệp, tên gọi hàng hóa, các chương trình phần mềm máy tính
hoặc các kỹ năng quản lý. Lợi thế này được tạo ra nhờ chính sách bảo hộ sỡ
hữu của chính phủ.
Thứ ba, lợi thế về nội bộ hóa các hoạt động sản xuất hoặc các giao dịch,
trước hết được ưu tiên thực hiện ở trong nội bộ công ty như giữa các chi
nhánh, hoặc thực hiện việc phân công và chuyên môn hóa trong việc tạo ra
giá trị giữa công ty mẹ và công ty con. Lợi thế của cách tổ chức thực hiện này
là khắc phục được tình trạng tiến hành sản xuất ở các chi nhánh làm ăn thua
lỗ ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty, khai
thác được những lợi thế của hoạt động chuyển giá nội bộ, tránh đựoc hàng rào
thuế quan cho nên tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh. Lợi thế này còn được thể hiện ở việc công ty không phải
phụ thuộc quá lớn vào các bạn hàng, góp phần tăng mức độ chủ động của các
công ty trong quá trình thực hiện chiến lược.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA VÙNG KINH TẾ CỦA MỘT QUỐC GIA
1.2.1. Tác động tích cực
Quan điểm về vốn FDI tại các nước đang phát triển ngày nay đã được
phát triển rất nhiều. Các nước đang phát triển xem vốn FDI là một trong
những nguồn vốn đầu tư quan trọng góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt vốn đầu
tư trong nước thay vì trước đây thường xem nguồn vốn này như một sự khai
thác bóc lột của tư bản nước ngoài. Khi thu hút vốn FDI vào một vùng nào
đó, một địa phương nào đó trong quốc gia, tác động tích cực của dòng vốn
này thể hiện ở những mặt cụ thể sau:
Thứ nhất, vốn FDI có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó khăn

về nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế. Trong
20
giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, các nước chậm và đang phát triển đều
gặp phải vấn đề nan giải là thiếu vốn đầu tư do không có tích lũy hoặc tích
lũy thấp, do đó việc đầu tư cho các vùng kinh tế của quốc gia còn thấp, quy
mô đầu tư cho các vùng này là không cao. Vì mức đầu tư thấp nên kém hiệu
quả, không có điều kiện để thâm nhập thị trường trong nước, mở rộng hợp tác
quốc tế, hạn chế việc đổi mới công nghệ, thiếu khả năng tiếp cận với khoa
học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, gây ra tình trạng thường xuyên thâm hụt
ngân sách ở các địa phương trong vùng. Giải pháp của các quốc gia đang phát
triển lúc này là tìm đến những nguồn đầu tư quốc tế, trong đó vốn FDI là
nguồn vốn đầu tư quốc tế được đánh giá là có hiệu quả nhất đối với công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội. Loại hình FDI không quy định mức đầu tư vốn tối
đa mà chỉ quy định mức vốn đầu tư tối thiểu, do vậy cho phép các nước nhận
đầu tư khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực. Nguồn
vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh
tế, xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, khi nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư thì
họ chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh
doanh, do đó buộc họ phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực
hiện dự án. Bên cạnh đó, với các ưu thế có sẵn về vốn, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý… nhà ĐTNN sẽ triển khai những dự án có độ rủi ro thấp và
khả năng thu lợi nhuận trên vốn đầu tư là cao. Đây là ưu thế hơn hẳn của vốn
FDI so với các loại vốn vay khác, nên nó có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế
bền vững. Việc thu hút vốn FDI có thể giải quyết khó khăn về tích lũy vốn
thấp và bù đắp những khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán. Hơn
nữa, nhờ dòng ngoại tệ và các nguồn lực từ bên ngoài đưa vào đã tạo cơ sở
vật chất kinh tế để củng cố sức sức mạnh đồng nội tệ. Chỉ xét riêng vốn FDI,
trong những năm qua bằng những chính sách năng động và có hiệu quả, các
nước công nghiệp mới (NICs) Châu Á đã nhận một lượng vốn lớn, đây là
nguồn vốn đặc biệt quan trọng giúp các nước này trở thành những con rồng

Châu Á. Về tỷ lệ mà tư bản nước ngoài đóng góp vào hoạt động xuất khẩu
21
cũng khá lớn đối các quốc gia đang phát triển như Braxin 37,2%, Mêxico
32,1%, Đài Loan 25,6%, Hàn Quốc 24,6%, Thái Lan 22,7%, Hồng Kông
16,5%, Colombia 14,4%. Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn từ bên
ngoài, vốn FDI còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài
chính của quốc gia tiếp nhận đầu tư, sự hoạt động của vốn FDI như là một
trong những động lực làm tăng huy động và kích thích đầu tư từ nguồn vốn
nội địa, cũng như thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính như
hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán ở những quốc gia đang phát
triển. Trên thực tế, các nhà ĐTNN không đơn thuần di chuyển vốn từ nước họ
đến nước nhận đầu tư mà còn dựa vào chính thị trường vốn của địa phương.
Vốn nước ngoài có thể trực tiếp tạo ra những thuận lợi cho đầu tư nhiều hơn
nếu nó được dùng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia và địa
phương tiếp nhận. Thậm chí vốn FDI được đầu tư vào bất kỳ ngành nào đó
vẫn có thể kích thích đầu tư trong vùng thông qua giảm chi phí hoặc tạo ra
nhu cầu cho các ngành khác. Như vậy, cùng với việc tiếp nhận vốn đầu tư từ
bên ngoài, các vùng tiếp nhận đầu tư còn có điều kiện huy động nguồn vốn
đầu tư trong nước.
Thứ hai, vốn FDI kích thích chuyển giao và phát triển công nghệ ở
vùng kinh tế nhận đầu tư. Công nghệ có thể nói là yếu tố quyết định tốc độ
tăng trưởng và sự phát triển của mọi nền kinh tế, đối với các quốc gia đang
phát triển hiện nay thì vai trò này ngày càng được khẳng định rõ ràng. Vì vậy,
tăng cường khả năng công nghệ luôn là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của
các quốc gia đang phát triển, vốn FDI được coi là nguồn quan trọng để phát
triển khả năng công nghệ của nước nhận đầu tư. Vai trò này thể hiện qua hai
khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài và phát triển
khả năng công nghệ của các trung tâm nghiên cứu ứng dụng của nước sở tại.
Đặc điểm phổ biến ở các quốc gia đang phát triển là sự lạc hậu, thiếu thốn
công nghệ và kỹ thuật do trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật

22

×