Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

luận văn kinh tế phát triển Vai trò của Doanh nhân trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.14 KB, 21 trang )

trờng đại học kinh tế quốc dân
***
Tiểu luận
Kinh tế việt nam
Chủ đề:
Vai trũ ca Doanh nhõn trong tng trng v phỏt
trin kinh t Vit Nam
Sinh viên thực hiện:
TRN TH HNG
GIảng VIÊN Hớng dẫn: Ths. Nguyễn thị vi
Hà Nội - 2010
Lời nói đầu
Hiện nay Việt Nam đang đẩy nhanh nhịp độ CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để
đạt được mục tiêu đó thì đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đóng một vai trò rất
quan trọng. Thực tế cho thấy rằng, doanh nhân có một vị trí đặc biệt quan trọng
trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Những năm gần đây, hoạt động của doanh nhân đã có bước phát triển đột biến,
góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào
phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế,
tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả
các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo
Nhắc lại một dấu son đáng nhớ và đầy tự hào của giới Doanh nhân Việt Nam:
65 năm trước, ngày 13-10-1945, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho giới Doanh nhân
động viên họ tham gia cứu quốc, góp phần kiến thiết đất nước vừa giành lại từ tay
thực dân. Xác lập lại vị thế của giới Doanh nhân cũng như những đóng góp to lớn
vào quá trình đi lên của đất nước, năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định
chọn ngày 13-10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. 6 năm kể từ khi có
Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng Doanh nhân nước ta không ngừng lớn
mạnh và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh
tế đất nước.


2
Phần I. Tổng quan hay Lí luận chung về vấn đề nghiên cứu
1.1: Cơ sở lí luận
Từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, doanh nhân là lực lượng chủ yếu
huy động các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới cho xã hội, là
tác nhân thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nước nhà. Doanh nhân là lực
lượng chủ yếu tạo lập mô hình doanh nghiệp hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản
xuất mới trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; là đội quân chủ lực
thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước một cách toàn diện.
Doanh nhân VN thông qua các cơ quan lập pháp của Nhà nước và tổ chức đại diện
của mình đã đóng vai trò là một kênh tham mưu quan trọng trong quá trình xây
dựng Đảng và Nhà nước.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước ta đã nhận
thức được đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta hiện nay. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ
doanh nhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng
cốt và có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh thì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những
đầu tầu lôi kéo sự làm giàu đó. Chính vì vậy, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã
từng khẳng định: “Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam chính là người làm
giàu cho đất nước” (Tạp chí VHDNVN số 1&2/2005).
Điều đó cho chúng ta thấy rằng, doanh nhân là nguồn lực quý báu không thể
thiếu, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.
1.2: Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá được vai trò của doanh nhân trong phát triển và tăng trưởng kinh
tế Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trên các phương diện:
- Những đóng góp và ảnh hưởng của giới doanh nhân đối với nền kinh tế Việt
Nam.
3

- Môi trường kinh doanh và tác động của nó đến sự phát triển của doanh nhân
Việt Nam.
1.3: Kinh nghiệm của các nước khác
Hiện nay, châu Á được xem là đầu tàu trong sự phát triển kinh tế thế giới và
Việt Nam là một trong số các quốc gia ở khu vực này có tốc độ phát triển nhanh
và tăng trưởng kinh tế khá cao. Tuy nhiên, so với nhiều nước khác trong khu vực
khoảng cách giữa chúng ta và họ vẫn còn khá xa. Chính vì vậy, mà thành công của
những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực và trên thế giới là những bài học
quý báu cho giới doanh nhân Việt Nam - những người có vai trò mang tính quyết
định đến sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế của cả một đất nước.
Để thấy rõ hơn về vai trò của giới doanh nhân ở các nước bạn, tôi sẽ lấy hai ví dụ
điển hình từ hai người bạn láng giềng của Việt Nam đó là Trung Quốc và Thái
Lan.
* Thái Lan là quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam, đây
cũng là một trong số các nước được xem là có nền kinh tế phát triển nhất khu vực
này. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, với những khó khăn đang đặt ra
cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, thì bộ phận giới doanh nhân
Thái Lan đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự phục hồi kinh tế của đất
nước “Chùa vàng”. Ở Thái Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) đang giữ
vai trò là động lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Năm 2009, SMES đóng góp
38% vào GDP (khoảng hơn 100 tỷ USD), trong tổng GDP nước này khoảng 275
tỷ USD.
Trung bình hằng năm ở Thái-lan có thêm từ 30 đến 40 nghìn SMES đăng ký
hoạt động. Hiện tại, nước này có gần ba triệu SMES đã đăng ký và đang hoạt động
trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, thu hút số lao động khoảng chín triệu
người (trong tổng số 38 triệu người trong lực lượng lao động của Thái lan). Theo
số liệu thống kê của Osmep, số SMES ở Thái-lan đang tăng nhanh và dự báo có
thể đạt năm triệu SMES trong mười năm tới. SMES đi đầu trong nền kinh tế Thái-
4
lan về việc sản xuất các mặt hàng mới, trong áp dụng công nghệ mới, cũng như

tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Điều đó đã cho thấy khu vực kinh tế tư nhân ở Thái Lan rất phát triển và đang
dần tạo dựng vị trí trụ cột trong nền kinh tế ở đất nước này.
* Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt
bậc về kinh tế và trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng đầu châu Á
cũng như trong top các quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Và để có thể đạt
được những thành tựu to lớn ấy, thì giới doanh nhân Trung Quốc đã đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước Trung Hoa như hiện
nay.
Hiện nay tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chiếm trên 99% tổng số doanh
nghiệp của Trung Quốc, đã phát huy vai trò quan trọng về mặt phồn vinh kinh tế,
thúc đẩy sáng tạo đổi mới, mở rộng xuất khẩu, tăng thêm việc làm v.v Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đã tạo ra 80% cương vị việc làm ở thành thị
Trung Quốc, nộp thuế chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch thuế thu nhà nước. Hiện
nay, 65% bằng độc quyền sáng chế, trên 75% công nghệ sáng tạo đổi mới, trên
80% sản phẩm mới của Trung Quốc đều do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực
hiện.
Từ hai ví dụ về vai trò của doanh nhân thông qua mô hình các doanh nghiệp
đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của hai nước Thái Lan và Trung Quốc
đã cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân ở Thái Lan và Trung Quốc rất phát triển và
đang dần tạo dựng vị trí trụ cột trong nền kinh tế ở những đất nước này. Điều này
chúng ta còn chưa thấy được ở khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm một số
lượng lớn (khoảng 95% tổng số doanh nghiệp), song vẫn chưa phát huy hết được
tiềm năng cũng như vai trò của mình trong nền kinh tế đất nước.
5
Phần II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1: Tình hình cụ thể
Có thể nói, doanh nhân là lực lượng nòng cốt trong phát triển và tăng trưởng
kinh tế đất nước. Họ được coi là những người lính xung kích thời bình, là lớp

người đi đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay. Vậy một câu hỏi đặt
ra: Doanh nhân là ai và tại sao họ lại nắm giữ vai trò quan trọng như vậy trong nền
kinh tế đất nước? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thế nào là
doanh nhân và những đóng góp cũng như ảnh hưởng của họ đến phát triển và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam.
a. Doanh nhân Việt - Anh là ai?
Nền kinh tế thị trường mới bắt đầu hình thành ở nước ta được hơn 10 năm nay.
Tuy nhiên, xét về mặt hiện tượng thì thực tế đã cho thấy trong xã hội hiện nay đã
hình thành một giới doanh nhân mới và họ đang tạo ra những hoạt động kinh tế có
thật, tạo ra những thành tích, những mối quan hệ thương mại được phát triển rộng
khắp thế giới. Vậy doanh nhân Việt Nam gồm những đối tượng nào? Theo tôi, có
3 nhóm doanh nhân đã, đang hình thành và làm nên diện mạo của doanh nhân Việt
Nam.
*Thứ nhất là những người điều hành, quản lý hoặc sở hữu các DN nhỏ và vừa,
một đối tượng có tốc độ phát triển nhanh về số lượng. Xét theo tiêu chuẩn của
những nhà kinh doanh hiện đại thì đây chưa phải là đội ngũ chuyên nghiệp nhưng
rõ ràng họ đã có những hoạt động kinh doanh thực thụ. Gần đây, do tình trạng lạm
phát mà đối tượng này đang rơi vào một số khó khăn. Số lượng những doanh nhân
này bớt đi do phá sản, song lại tăng lên theo sự vận động, phát triển của nền kinh
tế.
*Thứ hai là đội ngũ khá đông đảo những người đang điều hành các DN nhà
nước. Mặc dù còn có những tranh cãi về việc họ có phải là doanh nhân không
nhưng tôi cho rằng, phải xem họ là doanh nhân vì họ phải chịu trách nhiệm xã hội
6
về đồng vốn mà mình sử dụng, về khối tư liệu sản xuất mà trên thực tế, nó vẫn
đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong đời sống kinh tế Việt Nam.
*Thứ ba là các nhà kinh doanh chuyên nghiệp hoặc bắt đầu có chất lượng
chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, làm việc cho các DN có vốn đầu tư nước
ngoài, thậm chí có những người đã vươn tới vị trí điều hành tại các DN lớn. Đây là
lực lượng có năng lực chuyên nghiệp tốt nhất nếu xét theo tiêu chuẩn hội nhập ở

Việt Nam hiện nay. Đặc biệt trong đội ngũ này là những người kinh doanh tài
chính dưới hình thức là các nhà môi giới, các nhà tư vấn tài chính, những người
buôn bán các sản phẩm của nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Đối
tượng này một vài năm trở lại đây phát triển rất nhanh và rất đông. Họ đang trở
thành một lực lượng chiếm giữ địa vị rất quan trọng trong việc làm tốt lên hoặc
làm xấu đi nền kinh tế Việt Nam.
Trên thực tế thì ứng với 3 nhóm doanh nhân như đã nêu, thì trong cơ cấu thành
phần nền kinh tế nước ta cũng tương ứng bao gồm 3 nhóm khu vực doanh nghiệp
mà các doanh nhân này đang hoạt động đó là: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b. Vai trò của doanh nhân
Đến nay, trong quá trình xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp
doanh nhân được xếp là thành phần quan trọng thứ 4 trong xã hội và hiện thực hóa
bằng hệ thống pháp luật (Luật Doanh nghiệp), tạo điều kiện phát triển. Tính đến
nay cả nước đã có 500.000 doanh nghiệp doanh nhân, 1 triệu hộ kinh doanh cá
thể, 133.000 hợp tác xã, trang trại. Tất cả đang đóng góp 60% GDP của cả nước.
Trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nước ta đã có bước
phát triển quan trọng. Doanh nghiệp Nhà nước, qua nhiều năm sắp xếp lại, đã
giảm về số lượng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước,
thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác với nước ngoài, là lực
lượng quan trọng cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội,
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách xã hội.
7
Kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đã đóng góp 39% GDP, sử dụng trên 90%
số lao động có việc làm thường xuyên, đóng góp trên 32% tổng số vốn đầu tư toàn
xã hội, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững ổn định
chính trị - xã hội của đất nước.
Đánh giá về vai trò của nền kinh tế tư nhân và đội ngũ doanh nghiệp hiện nay,
ông Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội cho
rằng: “Cùng với quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,

các doanh nghiệp, doanh nhân đã ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế vai trò
của mình trong phát triển đất nước. Cho đến nay, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
bao gồm cả kinh tế tập thể chiếm từ 80-90% lượng lao động mới giải quyết việc
làm, cũng như tạo ra động lực phát triển ngày càng quan trọng cho đất nước. Có
thể nói đây là khu vực kinh tế trong tương lai sẽ đóng vai trò quyết định quá trình
đẩy nhanh và nâng cao chất lượng của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa”.
Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ
đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp,
hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2008 khu vực này đã tạo ra 5.315.444
tỷ đồng, chiếm 58% tổng GDP, gấp 51 lần năm 1995.
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn
của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh
tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân
tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật
Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã
và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực
doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh
8
doanh sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ,
nhất là trong các ngành công nghiệp, thương mại, vận tải.
Thực tế đã cho thấy, khu vực tư nhân bao gồm cả những doanh nghiệp mới
được hình thành tương đối dễ dàng, thuận tiện do kết quả của Luật Doanh nghiệp,
lẫn những doanh nghiệp đã thành lập trước đó nhưng bây giờ họ mới có điều kiện
mở mang thêm những ngành nghề mới cho lao động đến từ nhiều địa phương trên
cả nước. Đây chính là thành quả to lớn của Luật Doanh nghiệp và cũng là sự đóng

góp lớn lao của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta.
Thực trạng đó thể hiện như sau:
(1) Về số lượng doanh nghiệp
Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến
31/12/2008 là 205.689 DN, so với năm 2005 tăng 92739 DN. Về mặt số lượng,
doanh nghiệp tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, tiếp đó là khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước giảm do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần
hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh.
Trong các ngành kinh tế, ngành xây dựng tăng 13059 DN. Ngành công nghiệp
(gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện,
khí đốt và nước), tăng 15984 DN.
Doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở một số vùng trọng điểm như: Vùng Ðông
Nam bộ, vùng Ðồng bằng sông Hồng, Vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Cùng với
số doanh nghiệp tăng nhanh, các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như: Lao động, nguồn vốn, tài sản và kết quả SXKD như: Doanh thu, nộp ngân
sách cũng tăng lên.
(2) Về số lao động
Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thời điểm cuối
năm 2008 là 8.154.850 người, gấp 1,3 lần năm 2005 và gấp 1,7 lần năm 2002.
Sử dụng nhiều lao động nhất hiện nay vẫn là ngành công nghiệp chế biến
chiếm 47,3% tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp. Tiếp đến là ngành xây
9
dựng chiếm 17,2%; ngành thương nghiệp chiếm 9,9%, ngành công nghiệp khai
thác mỏ chiếm 3,3%, Tăng nhanh nhất về số lao động là ngành xây dựng .
Lao động doanh nghiệp tập trung nhiều nhất là vùng Ðông Nam Bộ 3.132.900
người chiếm 38,4%, trong đó những nơi tập trung nhiều nhất là: TP. Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Đồng Nai. Vùng Ðồng bằng sông Hồng 2.385.098 người chiếm
29,2% trong đó nơi tập trung nhiều nhất có: Hà Nội, Hải Phòng. Vùng Ðồng bằng
sông Cửu Long 605271 người, chiếm 7,4%; Vùng Trung du miền núi phía Bắc
445388 người, chiếm 5,4%; Vùng Bắc Trung Bộ duyên hải miền Trung 981352

người, chiếm 12,03%; Vùng Tây Nguyên 211758 người, chiếm 2,6%.
(3) Về vốn
Tổng vốn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2008 là 5.730.367 tỷ đồng, gấp
2,3 lần thời điểm 31/12/2005 và gấp gần 4 lần cùng thời điểm năm 2000; trong đó
doanh nghiệp nhà nước chiếm 40,83% tổng vốn doanh nghiệp (2.339.569 tỷ
đồng), gấp 1,7 lần cùng thời điểm năm 2005. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
chiếm 41,83% (2.397.017 tỷ đồng), gấp gần 4 lần cùng thời điểm năm 2005. Ðiều
đáng chú ý là, những năm gần đây, với các chủ trương, chính sách khuyến khích
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước, đã có tác động tích cực đến
việc huy động mọi nguồn vốn của các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,34% tổng vốn doanh nghiệp
(993781 tỷ đồng), gấp 2 lần cùng thời điểm năm 2005.
Tài chính - tín dụng hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong các
ngành kinh tế với 2.128.622 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 2,3
lần so với thời điểm 31/12/2005. Tiếp đến là các ngành công nghiệp chế biến với
1.190.943 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 2 lần thời điểm
31/12/2005 và gấp 3,3 lần thời điểm 31/12/2002; ngành xây dựng với 444038 tỷ
đồng, chiếm 7,74% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 2,2 lần thời điểm 31/12/2005 và
gấp 3,9 lần thời điểm 31/12/2002
Vùng Ðông Nam bộ chiếm tỷ trọng 39,3%, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm
tỷ trọng 27,2%, Bình Dương chiếm 3,4%; Vùng Ðồng bằng sông Hồng chiếm
10
26,2%, trong đó Hà Nội 19,1%, Hải Phòng 2,2%; Vùng Ðồng bằng sông Cửu
Long 3,6%; Vùng Duyên hải miền Trung 4,7%; Vùng Trung du và miền núi phía
Bắc 1,7%; vùng Tây Nguyên 1,2%; Vùng Tây Bắc 0,3%.
2.2: Đánh giá vấn đề
Lực lượng doanh nhân Việt Nam trong những năm qua đã từng bước khẳng
định vai trò của mình trong phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Sự
tăng trưởng nhanh không những về số lượng cũng như quy mô, nguồn vốn sản

xuất đã cho thấy lực lượng doanh nhân ngày càng lớn mạnh và tầm ảnh hưởng
của bộ phận này đến nền kinh tế cũng ngày một nâng cao. Nhìn lại chặng đường
phát triển của doanh nhân Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những thành tựu
và hạn chế còn tồn tại của giới doanh nhân Việt Nam, qua đó rút ra cái nhìn tổng
quát hơn về vai trò của doanh nhân đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế.
a. Thành tựu đạt được
Thành tựu mà doanh nhân Việt Nam đạt được trong những năm gần đây được
biểu hiện rất rõ qua sự phát triển và những đóng góp của các doanh nhân thông
qua mô hình doanh nghiệp do họ làm chủ và tạo dựng.
*Thực tế đã cho thấy, doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết
định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua.
Năm 2002 tổng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp đạt 1212 nghìn tỷ đồng,
thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 5.315.444 tỷ đồng gấp 4,4 lần so với năm
2002, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 25,39%, khu vực ngoài
quốc doanh chiếm 55,94%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,67%.
Những ngành có doanh thu lớn có thể kể đến là: công nghiệp chế biến 1.553.471
tỷ đồng, chiếm 29,2%, gấp 2,1 lần năm 2005; xây dựng 275733 tỷ đồng, chiếm
5,2%; tài chính - tín dụng 466698 tỷ đồng, chiếm 8,8%. Doanh nghiệp phát triển
nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào
GDP tăng nhanh, năm 2003 chiếm 56%, năm 2009 là hơn 60%.
11
Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng
hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều
mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu
dùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định
và phát triển những năm qua.
* Doanh nghiệp phát triển tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu trong
nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành
- Trước năm 2000, doanh nghiệp phát triển chủ yếu trong ngành công nghiệp
với vai trò quyết định là doanh nghiệp Nhà nước, các ngành khác hoạt động

của cá thể, hộ gia đình là chính, chiếm từ 85-95% sản lượng toàn ngành. Ðến
nay, hoạt động của loại hình doanh nghiệp có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất
kinh doanh. Tạo sự đa dạng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng
doanh thu tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước.
- Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành
phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ trọng lớn, các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát
triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình
kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới.
- Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa
phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp,
thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng
suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh
nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn.
*Một thành tựu nữa phải kể đến đó là doanh nghiệp phát triển đã giúp giải
quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động
Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được
nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Lao động ở khu vực
doanh nghiệp có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể và hộ gia đình. Lao
động hiện đang làm việc trong khối doanh nghiệp năm 2000 chiếm 11,3% tổng số
12
lao động toàn xã hội hiện đang tham gia làm việc và tăng lên 16% trong năm
2003. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn xã hội, nhưng lao
động của khu vực doanh nghiệp lại là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước và đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP. Thu nhập cao và tăng
nhanh của lao động khối doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sống
chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ
nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
*Hiệu quả kinh tế có những tiến bộ mang tính đột phá quan trọng
Do chất lượng của nhiều loại hàng hoá và dịch vụ được nâng lên rõ rệt, mặt

hàng phong phú đa dạng, phong cách tiếp thị hấp dẫn, nên nhiều nhóm sản phẩm
đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước như: Hàng may mặc, thực phẩm
tiêu dùng, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại, các nhóm sản phẩm phục vụ xây
dựng, dịch vụ vận tải và nhiều dịch vụ khác. Khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất
khẩu tăng nhanh về số lượng, phát triển thêm mặt hàng và thị trường ngày càng
mở rộng, trong đó khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quyết định (trên 70%
tổng trị giá xuất khẩu), mà vai trò quan trọng là khu vực ngoài quốc doanh và khu
vực doanh nghiệp nhà nước.
Hiệu quả hoạt động tài chính được nâng lên, mặc dù số doanh nghiệp lỗ hàng
năm có tăng, nhưng tổng mức lỗ giảm từ 12227 tỷ đồng năm 2000, xuống còn
10959 tỷ đồng năm 2002, mức lỗ bình quân của 1 doanh nghiệp năm 2000 là 1,5
tỷ đồng; năm 2001 là 1,1 tỷ đồng, năm 2002 còn 0,8 tỷ đồng, do vậy tổng mức lỗ
của các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ so với tổng mức lãi của các doanh
nghiệp kinh doanh có lãi tạo ra giảm từ 22,9% năm 2000 xuống còn 15,0% năm
2002.
Hoạt động tài chính của nhiều ngành kinh tế có tiến bộ, hiệu quả kinh tế được
nâng lên rõ nét, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp, Thuỷ sản,
Xây dựng, Bưu chính viễn thông,
Vòng quay của toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh (bao gồm cả vốn cố định và
vốn lưu động) tăng dần qua các năm và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng dần.
13
Những ngành kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp đều có tỷ suất lợi nhuận
tăng đáng kể như: Ngành nông-lâm nghiệp; khai thác than; công nghiệp chế biến;
sản xuất và phân phối điện, ga, nước; thương nghiệp, vận tải thông tin liên lạc
Nhìn từ góc độ số liệu thống kê qua những năm trở lại đây, thì hiệu quả hoạt
động tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá hơn và được nâng lên
rõ rệt hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực nhà nước, nguyên
nhân là do tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp
tư nhân của nước ta cùng với việc mở rộng về quy mô số lượng đa dạng hóa loại
hình kinh doanh, đã khiến cho khối các doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng phát

triển mạnh.
Những ngành kinh tế mà doanh nghiệp chiếm giữ vai trò quan trọng như Công
nghiệp, Vận tải, Bưu chính viễn thông, Thương nghiệp, đều có chuyển biến tích
cực về hiệu quả kinh doanh, giảm được thua lỗ và số doanh nghiệp kinh doanh có
lãi tăng nhanh.
*Tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
Với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm hàng hóa cũng như chất lượng ngày
được nâng cao, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tạo dựng
được sức cạnh tranh ở thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Việt Nam đã có
nhiều mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản
làm tăng kim ngạch xuất khẩu và quảng bá thương hiệu Việt đến khu vực quốc tế.
Ở thị trường trong nước, nếu như trước đây tâm lí người tiêu dùng thường chuộng
hàng ngoại hơn hàng nội thì nay tâm lí đó đã có hướng chuyển biến. Các mặt hàng
sản phẩm trong nước như: Hàng may mặc, đồ dùng gia đình, các sản phẩm dinh
dưỡng của các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được tên tuổi và cạnh tranh
với các sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài. Có thể kể đến một số tên tuổi
của các mặt hàng có thương hiệu ở nước ta hiện nay như May 10, Vinamilk,
Viettien
14
b. Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì giới doanh nhân Việt Nam vẫn còn
tồn tại những yếu kém, hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
như: Thiếu thông tin, năng lực còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh chưa cao
* Xét về quy mô phát triển, tốc độ xuất hiện các năng lực của đội ngũ doanh
nhân Việt Nam thì chúng ta rất đáng tự hào nhưng xét về chất lượng, do những
điều kiện mới, do hệ thống đào tạo còn hạn chế nên tính chuyên nghiệp của đội
ngũ này chưa cao (thiếu kinh nghiệm quản lí, bị động trong cạnh tranh và hội
nhập), sự tôn trọng các quan hệ có tính chất hợp đồng chưa đạt được chuẩn. Nhiều
người vội cho rằng, doanh nhân VN đã thể hiện được bản lĩnh của mình, đặc biệt
trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Tuy nhiên, nhìn nhận nghiêm túc thì

chúng ta chưa làm được gì nhiều, chưa có một thương hiệu nào mang tầm quốc tế,
chưa có một DN nào đủ lớn để lọt vào các DN hàng đầu của khu vực trong bất kỳ
lĩnh vực nào.
*Các doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa có
quy hoạch định hướng rõ ràng.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay hoạt động chủ yếu ở các ngành thương
nghiệp, kinh doanh bất động sản và hoạt động tư vấn, công nghiệp thực phẩm đồ
uống, dệt may, da giầy, sản xuất hàng tiêu dùng Những doanh nghiệp hoạt động
ở các ngành trên cũng đồng nghĩa với những ngành cần vốn đầu tư ít, vào kinh
doanh nhanh và chuyển đổi cũng nhanh có lãi suất cao và độ rủi ro thấp; còn
những ngành như: Chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất hoá chất, sản xuất
nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao như
sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác rất cần tăng
thêm năng lực sản xuất, nhưng ít được chú ý đầu tư, số doanh nghiệp đã ít song
chủ yếu là quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 95% tổng số doanh nghiệp, trong đó
hầu hết là quy mô vừa và nhỏ được phân bố ở tất cả các tỉnh, thành phố, nhưng
định hướng không rõ ràng, phát triển dàn trải thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ nặng
15
tính tự phát theo phong trào. Nhiều địa phương sử dụng biện pháp hành chính để
dồn hộ kinh doanh cá thể trong một số ngành kinh doanh vàng bạc, khách sạn,
đánh cá, lên doanh nghiệp tư nhân, vì thế không ít tỉnh có tới hàng ngàn doanh
nghiệp tập trung phần lớn vào một số ngành mà không phải là những ngành quan
trọng quyết định kinh tế của địa phương, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp
nhỏ và rất nhỏ.
Do phát triển phân tán và thiếu quy hoạch định hướng, nên sự ra đời của các
doanh nghiệp thiếu tính ổn định, bền vững.
*Số lượng doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ phân tán đi kèm với công
nghệ lạc hậu.
Do doanh nghiệp nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh lại

thấp, trong đó vốn cố định càng thấp hơn (bình quân 8,8 tỷ đồng/1 doanh nghiệp),
nên khả năng trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế, mức trang bị tài
sản cố định cho 1 lao động ở mức rất thấp, bình quân 119 triệu đồng/1 lao động
(khoảng 7,5 ngàn USD), trong đó cao nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 247 triệu đồng, doanh nghiệp nhà nước 137 triệu đồng, thấp nhất là ngoài
quốc doanh 43 triệu đồng.
Ðáng lưu ý là các ngành kinh tế quốc dân cần trang bị tài sản cố định cho lao
động cao hơn để có được kỹ thuật tiên tiến thì lại có mức trang bị thấp hơn bình
quân chung như: ngành nông lâm nghiệp 109 triệu đồng/lao động, công nghiệp
chế biến 79 triệu đồng, hoạt động khoa học công nghệ 43 triệu đồng/lao động,
xây dựng 37 triệu đồng, vận tải đường bộ 48 triệu đồng. Trong khi một số ngành
kinh doanh khác lại có mức trang bị cao như: hoạt động tài chính tín dụng 997
triệu đồng/lao động, hoạt động trung gian tài chính 1,04 tỷ đồng/lao động.
Tóm lại quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với thủ công lạc hậu là hạn chế bất
cập lớn nhất của doanh nghiệp nước ta, từ đó chi phối đến nhiều yếu kém khác
như: Sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn
định và bền vững lâu dài.
16
*Các yếu tố sản xuất kinh doanh không được đáp ứng đầy đủ
Nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, lực lượng lao động trẻ lớn và giá lao
động không cao. Song thực tế đã cho thấy không ít doanh nghiệp vẫn thiếu lao
động có tay nghề cao, lao động có kỹ thuật được đào tạo hệ thống, đây cũng chính
là điểm hạn chế về chính sách hỗ trợ đào tạo chất lượng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp.
Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Thực
trạng đó ngoài nguyên nhân do tiềm lực của các nhà đầu tư chưa mạnh, nhưng có
nguyên nhân quan trọng là thị trường vốn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ sức đáp ứng
nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
Có thể nói doanh nghiệp Việt Nam rất lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch
vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi

trường đầu tư, nhưng khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
doanh nghiệp nhà nước.
*Hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh chưa cao.
Mặc dù những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp có bước tiến bộ đáng kể, nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, 1 đồng vốn hoạt động trong 1 năm tạo ra
0,043 đồng lãi (4,3%). Mức tỷ suất lợi nhuận này còn thấp xa so với mức lãi suất
tiền vay vốn, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp vay vốn nhiều thì hoạt động kinh
doanh có lãi chỉ đủ trả cho lãi suất tiền vay. Tỷ lệ lãi trên doanh thu tiêu thụ tuy có
tăng, nhưng cũng quá thấp, mới đạt 5,1%.
Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ vẫn còn tới 21%, đặc biệt với
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần 50% số doanh nghiệp thua lỗ (doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài còn cao hơn: 56%), nếu loại trừ lãi của doanh
nghiệp khai thác dầu khí, thì tổng mức lỗ của khu vực này gần bằng 50% tổng
mức lãi của khu vực này tạo ra.
17
*Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta không cao, mới thể hiện
được trong một số ít ngành nghề như: Dệt, may, da giầy, sản xuất đồ gỗ, gốm sứ
mỹ nghệ Còn phần lớn sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá dịch vụ chưa đạt
được sức cạnh tranh thắng thế ngay cả trên thị trường trong nước. Ðây chính là
hậu quả của phát triển tràn lan, thiếu tính quy hoạch và không chú ý tới yếu tố kỹ
thuật công nghệ và lợi thế kinh doanh, đó là nhân tố quan trọng quyết định trong
cạnh tranh của doanh nghiệp.
*Các yếu tố đồng bộ trong phát triển doanh nghiệp chưa được tính đến một
cách vững chắc, nên khi doanh nghiệp bung ra, một số các điều kiện không được
đáp ứng đầy đủ, kịp thời như lao động, vốn, thị trường và kể cả cơ chế tổ chức
quản lý cũng không theo kịp.
Hoạt động tài chính vốn đã kém hiệu quả, song còn tiềm ẩn những nhân tố
thiếu an toàn trong nguồn vốn kinh doanh.
2.3: Nguyên nhân của hạn chế

Có thể thấy rằng, tổng kết một cách khái quát về nguyên nhân của những yếu
kém hạn chế còn tồn tại của doanh nhân Việt Nam là những nguyên nhân chủ yếu
sau:
*Thứ nhất, do năng lực chất lượng của đội ngũ doanh nhân còn thiếu tính
chuyên nghiệp. Điều này có thể thấy rõ trong phương thức quản lí và điều hành
doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nhân là người đứng đầu một
doanh nghiệp, chính vì thế năng lực của người lãnh đạo sẽ quyết định yếu tố thành
công của một doanh nghiệp. Vì vậy, một nền kinh tế muốn phát triển và tăng
trưởng được rất cần đến đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có đủ trình độ năng lực
quản lí để điều hành và phát triển hệ thống doanh nghiệp.
*Thứ hai, Việt Nam chưa thực sự tạo được sân chơi bình đẳng cho các khu vực
doanh nghiệp của nền kinh tế nhiều thành phần. Thực tế cho thấy, dường như nhà
nước ta còn dành quá nhiều ưu tiên cho khu vực doanh nghiệp nhà nước mặc dù
khu vực này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư
nhân và có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức.
18
Điều đó được thể hiện rõ qua những khó khăn mà các doanh nghiệp ở các khu vực
này thường gặp phải hiện nay, đó là: khó khăn về vốn, các chính sách hỗ trợ phát
triển cho doanh nghiệp khu vực này.
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam việc tiếp cận với nguồn vốn của các doanh
nghiệp vẫn còn gặp nhiều rào cản và khó khăn trong các thủ tục hành chính và các
chính sách lãi suất cho vay của hệ thống các ngân hàng. Tình trạng độc quyền
trong một số ngành kinh tế mũi nhọn của doanh nghiệp nhà nước như: Bưu chính
viễn thông, điện lực, hàng không cũng đã tạo ra rào cản cho doanh nghiệp các
khu vực khác khi quyết định tham gia vào thị trường này. Đây cũng chính là
những yếu tố còn bất cập trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Phần III. Một số giải pháp
Từ những hạn chế cũng như nguyên nhân của nó đã đề cập ở phần trên, tôi xin
đưa ra một số những giải pháp nhằm hạn chế và định hướng giải quyết cho các
vấn đề còn đang tồn tại của lực lượng doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh

tế đất nước.
Để xây dựng được nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế đất nước cần sự phối
hợp đồng đều của hai yếu tố:
- Yếu tố con người: Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế. Để có được một đội ngũ doanh nhân lớn mạnh và có trình độ
năng lực quản lí, thì mỗi doanh nhân cần nêu cao tinh thần học hỏi cầu tiến. Có ý
thức tinh thần dân tộc, không ngại khó khăn, dám nghĩ dám làm và dám đi đầu
trong những thách thức cạnh tranh mới. Không ngừng nâng cao trình độ cũng như
năng lực của bản thân doanh nhân, trau dồi vốn hiểu biết và văn hóa kinh doanh.
Tham gia tích cực vào môi trường kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế, và đặc biệt
là định hướng cụ thể cho bản thân doanh nhân con đường phát triển vì mục đích
làm giàu cho đất nước.
- Tạo điều kiện cho các doanh nhân có được một môi trường kinh doanh thuận lợi
thì rất cần đến sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước và xã hội:
19
Thứ nhất, chúng ta phải tiếp tục tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định, thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ doanh
nhân. Phải xây dựng một hệ thống pháp lý bền vững nhưng đủ chi tiết để điều
chỉnh hành vi kinh doanh từ khu vực căn bản nhất của nền kinh tế là lĩnh vực ngân
hàng, tài chính đến mũi nhọn của nền kinh tế như công nghiệp và đến sức sống
của nền kinh tế là kinh doanh. Muốn vậy, Nhà nước phải hình thành những cơ sở
nghiên cứu để hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô một cách chuyên nghiệp. Tình
trạng những chính sách thay đổi nhiều khi mâu thuẫn khiến các doanh nhân rất
khó để trở nên chuyên nghiệp, sự ứng phó một cách "tháo vát" của họ với sự thay
đổi của chính sách tạo ra sự phát triển của một đặc tính là cơ hội trong kinh doanh.
Thứ hai, phải phát triển các cơ sở đào tạo, cung cấp cho xã hội kiến thức kinh
doanh nói chung và cung cấp cho các nhà kinh doanh những kiến thức kinh doanh
chuyên nghiệp. Để cung cấp kiến thức, kỹ năng kinh doanh cho đội ngũ DN thì
việc du học là hoàn toàn không đủ. Và nếu có đủ thì cũng không hoàn toàn phù
hợp với điều kiện cụ thể của một nước như Việt Nam. Cho nên, việc phát triển các

cơ sở đào tạo những nhà kinh doanh, những nhà quản lý kinh tế chuyên nghiệp là
một việc cấp bách cần phải làm ngay.
Thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ làm hai việc đó là đủ. Phải
thẳng thắn thừa nhận rằng, kinh doanh chưa chuyên nghiệp phản ánh trình độ của
nền kinh tế, đồng thời phản ánh cả tình trạng chưa chuyên nghiệp của điều hành
môi trường vĩ mô. Cho nên, để có đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, trước tiên
chúng ta phải xây dựng một đội ngũ điều hành môi trường vĩ mô chuyên nghiệp.
Như vậy, chúng ta không thể sốt ruột để mong có đội ngũ doanh nhân chuyên
nghiệp trong một sớm một chiều được. Chất lượng của đội ngũ doanh nhân sẽ tăng
lên cùng với chất lượng của hệ thống chính sách vĩ mô, của hệ thống pháp luật,
cũng như chất lượng của người tiêu dùng. Nếu không có đội ngũ tiêu dùng thông
thái thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi được một hệ thống sản xuất, phân phối
chuyên nghiệp.
20
Có một thực tế đã cho thấy, hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới khối các
doanh nghiệp tư nhân đã và đang phát triển nhanh chóng dần trở thành trụ cột cho
nền kinh tế đất nước. Ở Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ và đầu tư hợp lí
cho các doanh nghiệp tư nhân để họ có thể phát triển và trở thành tác nhân thúc
đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vẫn biết rằng cơ hội một phần là do bản thân
Doanh nghiệp tự tìm kiếm và tiếp nhận, nhưng vai trò của Chính phủ, của những
nhà lập chính sách là vô cùng cần thiết để tạo hành lang “thông thoáng” cho khối
DN tư nhân quy mô lớn phát triển. Khi nào giải quyết triệt để các bài toán về
chính sách hỗ trợ phát triển, chính sách ưu đãi, nhân sự, quản trị công ty, độc
quyền và cạnh tranh, lúc đó con đường trở thành doanh nghiệp đầu tàu của nền
kinh tế mới có thể rộng mở đối với các DN tư nhân lớn.
Kết luận
Bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, doanh nhân Việt Nam đã trở thành lực lượng tiên phong góp
phần quan trọng làm giàu cho đất nước. Ngày nay cùng với sự phát triển và đi lên
của đất nước vai trò của doanh nhân cũng ngày được nâng cao và giữ một vai trò

quan trọng trong phát triển và tăng trưởng kinh tế. Điều đó cho thấy, vai trò quan
trọng của lực lượng doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế nước nhà, đồng thời
cũng đã đặt ra cho lực lượng doanh nhân mục tiêu phát triển chung, đó là làm sao
để có thể phát huy được hết vai trò của mình trong phát triển kinh tế đất nước, góp
phần đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
21

×