Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.58 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề:
Tăng trưởng kinh tế có vai hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, nó là điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển. Ngày nay,
nó đã trở thành mục tiêu và là động lực của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là
đối với các nước đang phát triển như nước ta.Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại
phụ thuộc vào các yếu tố nguồn lực và khả năng huy động, sử dụng các yếu tố đó
vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quá trình đó liên tục
được tiếp diễn và tạo thành chu kỳ tái sản xuất với quy mô ngày càng được mở
rộng, đây là cơ sở và cũng chính là kết quả được tích luỹ lại từ hoạt động đầu tư.
Như vậy, đầu tư có tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển của
một nền kinh tế. Kết quả của hoạt động đầu tư là làm gia tăng năng lực sản xuất,
cung ứng các sản phẩm vật chất, dịch vụ cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao công nghệ, từ đó tạo đà cho sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, duy trì được
mức tăng trưởng cao và ổn định so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới,
mức sống người dân được cải thiện rõ rệt, chất lượng cuộc sống được nâng cao
Để có được những thành tựu đó, phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của đầu tư.
Nhận thức được vấn đề trên đồng thời cũng là những học viên đang nghiên cứu
môn học Kinh tế đầu, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải thích
vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, liên hệ thực tế
Việt Nam.”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
- Đánh gia thực tế về tác động của đầu tư đến kinh tế Việt Nam trong những
năm vừa qua.
- Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của
đầu tư ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: tác động của hoạt động đầu tư đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước trong khoảng
thời gian từ năm 2005 đến năm 2013.
1
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng trong xem xét đối tượng nghiên cứu với
các lĩnh vực có liên quan.
- Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong các bảng, biểu đồ đưa ra số liệu
sẵn có từ các nguồn tài liệu tham khảo.
- Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh số liệu sử dụng trong các bảng,
biểu đồ có số liệu dựa trên kết quả tính tóan của bản thân từ các nguồn tài liệu
tham khảo
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngòai các phần danh mục bảng biểu, các từ viết tắt được sử dụng, kết cấu
chuyên đề gồm ba phần chính được chia thành ba chương:
- Chương 1: Lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng, phát triển và vai trò
của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Chương 2: Thực trạng về vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát
triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005-2013
- Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường vai trò của đầu tư với tăng
trưởng và phát triển kinh tế
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng, phát triển và vai trò của đầu tư
với tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1.Cơ sở lý luận về đầu tư, tăng trưởng và phát triển
1.1.1. Đầu tư
1.1.1.1.Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, có thể nói rằng đầu tư là quá trình sử
dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được

kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất
định
là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào các hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi
ích hoặc mục tiêu, mục đích của chủ đầu tư.
1.1.1.2.Phân loại
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, chúng ta sẽ phân loại đầu tư theo tiêu thức quan hệ
quản lý của chủ đầu tư. Theo đó hoạt động đầu tư được phân thành đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp.
2
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham
gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Trong
trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất, lợi ích phi vật
chất nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư.
Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý , điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Loại đầu tư
này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất). Đây là
loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng việc làm cho
người lao động. Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm
dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản.Thực chất trong đầu tư dịch chuyển
không có sự gia tăng giá trị tài sản.
Đầu tư phát triển : là một phương thức của đầu tư trực tiếp mà trong đó việc bỏ
vốn là nhằm gia tăng giá trị của tài sản. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo
ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội.
Thực chất sự gia tăng giá trị tài sản trong đầu tư phát triển là nhằm tạo ra năng
lực sản xuất mới và (hoặc) cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực sản xuất hiện có vì
mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của
người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế, đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng

trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các
hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn
tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
1.1.1.3. Nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Đứng trên góc độ vĩ
mô, nguồn hình thành vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn
nước ngoài.
1.1.1.3.1.Nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành từ tích luỹ của nội bộ nền kinh tế,
bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn khu vực dân cư.
*) Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
nhà nước. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng cho hoạt
động đầu tư và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
3
*) Nguồn vốn khu vực dân cư gồm phần tích luỹ của dân cư, của các doanh nghiệp
dân doanh ( Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
hợp tác xã…) được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động
đầu tư phát triển.
1.1.1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODF)
trong đó ODA chiếm tỷ trọng cơ bản; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ( FDI );
nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại nước ngoài và nguồn vốn huy động
qua thị trường vốn quốc tế.
1.2.Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.2.1.Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô

và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng
nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng
với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia
tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Như vậy, bản
chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế.
1.2.2.Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Nếu tăng trưởng được xem là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá
trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Phát triển kinh tế bao gồm có
tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, sự biến đổi
ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển
kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, mà chính là sự tiến bộ chung của xã hội. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự biến
đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
1.2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Nói đến tăng trưởng kinh tế người ta thường liên tưởng đến việc gia tăng về số
lượng các chỉ tiêu kinh tế. Chẳng hạn như các chỉ tiêu về GDP, GNP, cán cân thương
mại, sản lượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu Còn đề cập đến vấn đề phát triển
kinh tế, ngoài các chỉ tiêu về số lượng người ta còn quan tâm đến các chỉ tiêu về
4
chất lượng như: công bằng xã hội, khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí, dịch
vụ công ích,
Tăng trưởng kinh tế chưa chắc đã là phát triển kinh tế. Ngược lại phát triển kinh tế
đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế. Chỉ khi tăng trưởng kinh tế tích lũy được đến
một lượng nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất khi đó người ta xem như là
phát triển kinh tế. Tăng trưởng chỉ đơn thuần là tăng về lượng (GDP; GNP;
FDI ).Còn phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăng trưởng xã
hội hay nói cách khác là tăng cả chất và lượng.
1.3.Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.3.1. Đầu tư tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
a) Tác động tới tổng cầu
P
S
P1 E1 S'
Po Eo
E2
P2
D'
D
O Qo Q1 Q2 Q
Trong mô hình AD – AS, tổng cầu (AD) quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế
AD = C + I + G + X –M
Trong đó: C : Tiêu dùng
I : Đầu tư
G: Tiêu dùng của chính phủ
X: Xuất khẩu
M : Nhập khẩu
5
Trong các yếu tố cấu thành nên tổng cầu của nền kinh tế thì đầu tư (I) là nhân tố
chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng nhất. Theo số liệu của ngân hàng thế
giới, đầu từ thường chiếm từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các
nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn
hạn. Keynes đã rất coi trọng đầu tư trong tăng trưởng kinh tế, ông cho rằng đầu tư
đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm, khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất
cho vay và năng suất cận biên của vốn.
Mặt khác, cầu là yếu tố quyết định tới mức sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp của nền
kinh tế, do vậy, đầu tư (I) chính là yếu tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế và quy
mô việc làm của một đất nước.
b)Tác động tới tổng cung

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế
được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao động (L), vốn sản xuất (K),
tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (T). Nói cách khác
hàm sản xuất có dạng:
Y= F (L, K, R, T )
Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác động của các
yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:

. . .Y T K L R
α β γ
=


g t k l r
α β γ
= + + +

Trong đó:
g là tốc độ tăng trưởng GDP
k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào.
t là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học - công nghệ.
Theo tư tưởng của lý thuyết tăng trửơng kinh tế hiện đại, đầu tư có ảnh hưởng quan trọng
không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Trên góc độ phân tích lý thuyết trên, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế có thể
được phân tích theo biểu thức sau:
g= Di + Dl + TFP
Trong đó:
G là tốc độ tăng trưởng GDP
Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP
Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP

6
TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng
GDP (gồm đóng góp của công nghệ, cơ chế chính sách…).
1.3.2. Đầu tư tác động tới tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng.
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế Do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể
hiện thộng qua hệ số ICOR
Nếu gọi sản lượng đầu ra năm t là Y
t
, tốc độ tăng trưởng kinh tế là g:

t
Y
g
Y

=
Nếu gọi s là tỷ lệ tích lũy trong GDP và mức tích lũy trong năm t là S
t
:

t
t
S
s
Y
=

Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết
kiệm, nên: S
t
= I
t
:

t
t
I
s
Y
=
Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó I
t
=

K
t+n
ICOR là tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng, ta có công thức:

*K I S s Y
ICOR
Y Y Y Y

= = = =
∆ ∆ ∆ ∆
Từ đây suy ra:
*s Y
Y

ICOR
∆ =
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:

*Y s Y
g Y
Y ICOR

= = ÷
Cuối cùng ta có:
s
g
ICOR
=
(*)
7
Từ công thức (*) cho thấy: nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc
vào vốn đầu tư . ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo
trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước
1.3.3. Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt
chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của
nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ
phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển
không đồng đều về quy mô tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ
yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần
kinh tế.
Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên
phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền

kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư
vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu
quả thấp hay cao… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường
cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới…
do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác
dụng giải quyết những mất mát cân đối về phát triển giữa các vũng lãnh thổ, đưa
những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những
lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả
năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát
triển.
1.3.4.Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học công nghệ
Đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển
khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia. Công nghệ bao gồm các
yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm (các văn bản, tài liệu. các
bí quyết…), các yếu tố con người (các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ
chức… Muốn có công nghệ cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.
Trong mỗi thời kỳ các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công
nghệ. Ban đầu sử dụng các lọai công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu
sau đó giảm dần thông qua việc tăng dần hàm lượng đầu tư vào công nghệ. Đến
giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri
thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên quá trình chuyển từ giai đoạn một sang giai
8
đoạn ba là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư.
Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển
đổi và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Công nghệ là do doanh nghiệp nhập khẩu từ bên ngoài hoặc do tự nghiên cứu
và ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị, linh
kiện rồi lắp đặt, mua bằng chế, thực hiện liên doanh… Công nghệ do tự nghiên cứu
và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đoạn và từ nghiên cứu đến thí nghiệm
sản xuất thử sản xuất thường mất nhiều thời gian rủi ro cao. Dù vậy nhập hay tự

nghiên cứu để có công nghệ đều đòi lượng vốn đầu tư lớn. mỗi doanh nghiệp, mỗi
nước khác nhau cần có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ
sở đó đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn
ngành kinh tế quốc dân.
Chương 2: Thực trạng về vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế
của Việt Nam giai đoạn 2005-2013
2.1. Hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Tổng vốn đầu tư của toàn nền kinh tế không ngừng gia tăng qua các năm. Năm
2013, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 1091,136 nghìn tỷ đồng, tăng 81
nghìn tỷ đồng so với năm 2012 và bằng 30,4% so với GDP. Trong đó vốn khu vực
Nhà nước là 440,505 nghìn tỉ đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,36%; khu vực
ngoài Nhà nước 410,532 nghìn tỉ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,62%; khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,099 nghìn tỉ đồng, chiếm 22% và tăng 9,85%
Bảng 1 : Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
9
Năm Tống số
Chia ra
Tổng vốn
đầu tư so
với tổng
sản
phẩm
trong
nước(%)
Kinh tế
nhà nước
Kinh tế
ngoài
nhà nước

Khu vực
có vốn
đầu tư
nước
ngoài
2005 343,135 161,635 130,398 51,102 40,9
2006 404,712 185,102 154,006 65,604 41
2007 532,093 197,989 204.705 129,399 40,4
2008 616,735 209,031 217,034 190,670 43,1
2009 708,826 287,534 240,109 181,183 42,8
2010 830,278 316,285 299,487 214,506 41,9
2011 924,495 341,555 356,049 226,891 34,6
2012 1010,114 406,514 385,027 218,573 33,5
2013 1091,136 440,505 410,532 240,099 30,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dưới đây chúng ta phân tích rõ hơn thực trạng hoạt động đầu tư tại Việt Nam giai
đoạn 2005-2013:
2.1.1. Đầu tư trong nước
Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư
khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần từ 47,1 % năm 2005 xuống 40,4% năm
2013. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang hình thành, phần
nào phản ánh môi trường đầu tư đã và đang được cải thiện. Tổng vốn đầu tư nhà
nước năm 2013 ước đạt 440,505 nghìn tỷ VNĐ. Trong đó vốn NSNN là khoảng
205,66 nghìn tỷ VNĐ chiếm 18,85% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 101,5% kế
hoạch năm và tăng 0,3% so với năm 2012.
Bảng 2: Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo
nguồn vốn
Năm Tổng số
(%)
Cơ cấu

Vốn ngân
sách Nhà
Vốn vay
(%)
Vốn của
các doanh
10
nước
(%)
nghiệp
Nhà nước
và nguồn
vốn khác
(%)
2005 100.0 54,4 22,3 23,3
2006 100.0 54,1 14,5 31,4
2007 100.0 54,2 15,4 30,4
2008 100.0 61,8 13,5 24,7
2009 100.0 64,3 14,1 21,6
2010 100.0 44,8 36,6 18,6
2011 100.0 52,1 33,4 14,5
2012 100.0 50,4 36,8 12,8
2013 100.0 46,7 36,9 16,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh là nguồn đầu tư lớn thứ hai kể . Năm 2005, vốn của
khu vực ngoài quốc doanh là 130,398 nghìn tỷ đồng chiếm 38% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội thì năm 2013 con số này là 410,532 nghìn tỷ đồng chiếm 37,6%. Đầu tư của khu vực
ngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng và tiềm năng to lớn
của khu vực này trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.2. Đầu tư nước ngoài

Trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 21, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt những
thành tựu đáng kinh ngạc. 3 kênh huy động vốn chủ yếu của nước ta là: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI ; Hỗ trợ phát triển chính thức ODA ; Và kênh đầu tư gián
tiếp FPI.
2.1.2.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
FDI là kênh huy động vốn quan trọng, góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế
nước ta. Tính đến ngày 31/12/2013, Tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài
đạt 22352,2 triệu USD,với 1530 dự án; vốn thực hiện đạt 11500 triệu USD. Năm
2013, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,55% so với năm 2012.
Bao gồm 14,3 tỷ USD vốn đăng ký của 1275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5%
(số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được
cấp phép từ các năm trước, tăng 30,8%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
năm 2013 đạt 11,5 tỷ USD tăng 9,9% so với năm 2012. FDI chủ yếu tập trung vào
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Cả nước có 50 tỉnh, thành phố trực
11
thuộc trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó
Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với 3381,1 triệu USD, Bình Thuận 2029,6
triệu USD, Hải Phòng 1843,6 triệu USD
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2013
Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD)
2005 970 6840 3300,5
2006 987 12004,5 4100,4
2007 1544 21348,8 8034,1
2008 1171 71726,8 11500,2
2009 1208 23107,5 10000,5
2010 1237 19886,8 11000,3
2011 1191 15616,7 11000,1
2012 1287 16348 10046,6
2013 1530 22352,2 11500

Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép, các dự án lớn đáng
chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội
An) do nhà đầu tư Xin-ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng ký 4 tỉ USD;
Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây
dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỉ USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco
Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỉ USD…
2.1.2.2.Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương, đa phương đang hoạt động, cung cấp
nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt
Nam. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến năm
2012 đạt trên 58,4 tỷ USD chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết. Tổng nguồn vốn
ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD chiếm 69,92% tổng vốn ODA ký kết.
ODA đã đạt được mức cam kết kỉ lục trong năm 2008:đạt 5,426 tỷ USD.So với năm
2007, mức cam kết này tăng 1 tỉ USD, xấp xỉ 20%.
Cùng với tình hình tăng mức cam kết,tình hình giải ngân vốn trong những năm qua
cũng đã có nhiều tiến bộ do chính phủ thực hiện kế hoạch phân cấp,phân quyền phê
duyệt ODA.
Đồ thị 1: Vốn ODA thời ký 1993-2012
12
Mức giải ngân vốn ODA qua các năm đã có tiến bộ song chưa tương xứng với mức
cam kết.
Trong các nhà tài trợ ODA song phương cho Việt Nam, đứng đầu là Nhật Bản, tiếp
theo là Pháp và Hàn Quốc đứng thứ ba
Đồ thị 2: Cam kết ODA cho Việt Nam
2.1.2.3. Đầu tư gián tiếp FPI
Đầu tư gián tiếp (FPI) là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, các giấy tờ có giá khác,quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định
chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý các
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 khi thị trường chứng khoán và bất động
sản nóng và sôi động, một dòng vốn đầu tư lớn đã được đổ vào Việt Nam, khoảng
20 tỷ USD vào thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó,hàng loạt quĩ đầu tư đã được
hình thành trong những năm qua.Tính đến hết năm 2008,có gần 50 quĩ,trong đó có
những quĩ có số vốn khá lớn như Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL),quỹ
13
bất động sản VinaLand thuộc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, Quỹ Bất động sản
Indochina Land, Quỹ Indochina Capital Vietnam Holding Limited với số vốn lên đến
vài trăm triệu USD mỗi quĩ.
Dù FPI đã tăng mạnh,nhưng có một thực trạng là tỷ trọng dòng vốn đầu tư gián
tiếp (FPI) so với FDI vẫn ở mức quá thấp so với các nước trong khu vực như Thái
Lan, Malaysia và Trung Quốc, tỷ trọng dòng vốn FPI so với FDI vào khoảng 30% -
40%.
2.2. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2013
2.2.1.Tình hình tăng trưởng kinh tế
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên
tục. Năm 2005, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 8,44%, năm 2006: 8,23% và năm 2007:
8,46%. Tuy nhiên, năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị suy giảm, năm 2008 : 6,31% ,
năm 2009 : 5,32% , năm 2010 : 6,78%, năm 2011: 5,89%, năm 2012: 5,25% và năm 2013 là
5,42%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng cao. Điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: GDP theo giá thực tế và theo giá so sánh năm 2010 của Việt Nam
Năm
GDP theo giá thực
tế
(nghìn tỷ đồng)
GDP theo giá so sánh năm 2010
Tổng số
(nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng
trưởng(%)
2005 914,001 1588,646 8,44
2006 1061,565 1699,501 8,23
2007 1246,769 1820,667 8,46
2008 1616,047 1923,749 6,31
2009 1809,149 2027,591 5,32
2010 2157,828 2157,828 6,78
2011 2779,880 2292,483 5,89
2012 3245,419 2412,778 5,25
2013 3584,262 2543,596 5,42
Nguồn : Tổng cục thống kê
Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải
thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được
những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng
chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Nền kinh tế Việt Nam đang dần bộc lộ
những vấn nạn và yếu kém không thể xem thường. Lạm phát và nhập siêu tăng vọt, gây ra
những quan tâm sâu sắc
14
2.2.2.Về xã hội
2.2.2.1.Đời sống dân cư
Đời sống dân cư nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2009, đời sống những người
làm công ăn lương cũng tiếp tục được cải thiện. Mức lương tối thiểu đã tăng 20%,
từ 540 nghìn đồng/tháng lên 650 nghìn đồng/tháng; trợ cấp hàng tháng của
những đối tượng hưởng lương hưu tăng thêm 5%. Thu nhập bình quân tháng của
lao động khu vực Nhà nước năm 2009 bình quân đạt 3084,8 nghìn đồng, tăng
14,2% so với năm 2008, trong đó thu nhập của lao động trung ương đạt 3979,1
nghìn đồng, tăng 16,1%; địa phương đạt 2532,9 nghìn đồng, tăng 13%.
Năm 2013, thực hiện nghị định số 103/2012/NĐ-CP và nghị định số 66/2013/NĐ-
CP đời sống người làm công ăn lương đã được cải thiện hơn. Tỷ lệ hộ nghèo cả

nước đạt 9,9% giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2012. Cũng trong năm 2013 cả
nước có trên 7,4 triệu sổ, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khám chữa bệnh được phát miễn
phí cho các đối tượng chính sách tại các địa phương.
2.2.2.2.Giáo dục đào tạo
Ngành giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển.Trong những năm qua đạt được
nhiều thành tích trong khu vực cũng như trên thế giới.Chất lượng đào tạo luôn
được cải thiện, đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn và lòng yêu nghề cao.Đời
sông giáo viên được nâng cao, tạo điều kiện cho các thầy cô chuyên tâm giảng dạy
Tính đến tháng 12/2009, cả nước đã có 48/63 địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi và 56/63 địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung
học cơ sở. Số sinh viên đại học, cao đẳng năm học 2008-2009 là 1,72 triệu sinh viên,
tăng 7% so với năm học trước, đạt chỉ tiêu 200 sinh viên/1 vạn dân, sớm hơn kế
hoạch đề ra 1 năm; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 625,8 nghìn học sinh,
tăng 1,8%. Công tác đào tạo nghề được tập trung đầu tư nên năm 2009 các cơ sở
dạy nghề đã tuyển được 1645 nghìn lượt người, vượt 0,3% kế hoạch đề ra.
Đến cuối năm 2013, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tình trạng học sinh bỏ học đã giảm,
cả nước có 8,9 nghìn học sinh tiểu học bỏ học, giảm 0,1% so với năm 2012, con số
này ở trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 44 nghìn học sinh và 42
nghìn học sinh. Tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo là 194,4 nghìn tỷ đổng,
tăng 14,1% so với năm 2012.
2.2.2.3.Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác chăn sóc sức khỏe cộng đồng dần được cải thiện. Chất lượng dịch vụ y tế
luôn được nâng cao, trình độ chuyên môn các y bác sĩ luôn được nâng cao để phù
15
hợp với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong nghành y tế.
2.2.2.4.Văn hóa thể thao
Trong những năm qua công tác thông tin liên lạc tập trung thực hiện tốt công tác
truyên truyền các nhiệm vụ chính trị, xã hội và tổ chức tốt các ngày kỷ niệm trọng
đại của đất nước thông qua nhiều hoạt động thiết thực, sôi động và nhiều chương

trình văn hoá, văn nghệ đặc sắc.
2.2.2.5. Các vấn đề xã hội khác
Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần trong nhũng năm vừa qua.Năm 2008 tỷ lệ này ước tính
là 4.65%.năm 2006 tỷ lệ này là 4.8 %đối với nam và 3.5 % đối với nữ.Chất lượng
việc làm cũng tăng cao.
Tình hình thiên tai lũ lụt diễn ra phức tạp. Liên tiếp trong các năm 2006-2007
Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước mà thiệt hại do thiên tai đã được giảm
thiểu đáng kể.
Tình hình giao thông trở nên thông thoang hơn.Lưu thông dễ dàng do có nhiều
tuyến đường mới được xây dựng.các tuyến đường huyết mạch được tu bổ lại.
2.2.3Về môi trường
Theo báo cáo kết quả tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến năm 2009 có 73% dân số khu vực
nông thôn được sử dụng nước sạch, cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đề ra
(71,8%). Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí vẫn đang báo
động, nhất là các thành phố lớn, khu đô thị, khu công nghiệp. Vẫn còn tình trạng
các doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường mà không cần xử lý.
Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn đang được quan tâm và tích cực triển khai.
Lượng chất thải rắn có khả năng tái chế và tái sử dụng chiếm khoảng 20-30%
lượng chất thải rắn được thu gom. Tuy nhiên, công nghệ xử lý và số lượng cơ sở xử
lý chất thải rắn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế phát sinh.
Cả nước có khoảng 9% các đô thị từ thị xã trở lên có nhà máy chế biến phân hữu
cơ, lượng chất thải rắn được xử lý tại các nhà máy này đạt khoảng 6%; các lò đốt
chất thải y tế nguy hại cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% tổng lượng chất thải y
tế
2.3. Vai trò của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2005-2013
2.3.1. Tác động của đầu tư đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế
Đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay
đổi, gia tằng của đầu tư (I) sẽ làm cho đầu tổng cầu( AD ) tăng lên.Bên cạnh đó,có

16
thể thấy rõ việc tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tổng
cung của nền kinh tế, tác động của vốn đầu tư còn được thể hiện thông qua hoạt
động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…qua đó, gián
tiếp làm tăng tổng cung nền kinh tế.
Đồ thị 3: Tỷ lệ đầu tư trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Tứ đồ thị trên ta có thể thấy được sự tác động rất mạnh của vốn đầu tư vào GDP.
Từ năm 2005-2013 sự ra tăng của vốn đầu tư từ 343,135 nghìn tỷ lên 1091,136
nghìn tỷ đã làm GDP tăng từ 914,001 nghìn tỷ lên 3584,262 nghìn tỷ. Năm 2009,
tuy khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến
kinh tế nước ta nhưng với việc thực hiện kịp thời các giải pháp kinh tế, nền kinh tế
nước ta đã vượt qua khủng hoảng, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao (5,32%),
kiểm soát lạm phát ở mức thấp (6,52%), các cân đối kinh tế lớn về cơ bản được giữ
vững, hệ thống tài chính ngân hàng duy trì và tiếp tục phát triển. Kết quả này có sự
đóng góp tích cực của việc thực thi chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền
tệ nới lỏng, thận trọng.
Như chúng ta đã biết, đóng góp vào tăng trưởng GDP, xét theo yếu tố đầu vào, có 3 nhóm
yếu tố cơ bản: do vốn đầu tư, do lao động và do các nhân tố năng suất tổng hợp. Chúng ta
có thể xem xét mức đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua
bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đơn vị tính: %
Năm Do tăng TSCĐ Do tăng lao động Do tăng TFP
2005 51,38 20,19 28,42
2006 52,47 13,63 33,9
2007 57,25 14,8 27,95
2008 69,31 17,8 12,89
17
Nguồn: Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (Trịnh Minh
Tâm, chi cục trưởng chi cục tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng TP.HCM)

Từ số liệu trên, ta có một số kết luận
Một là: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số
lượng vốn đầu tư – nhân tố mà Việt Nam còn thiếu và sử dụng hiệu quả không cao.
Hai là: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số
lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt do nguồn lao động hàng
năm vẫn còn tăng vì Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Mặt khác do tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Tuy nhiên, yếu tố lao động
được coi là nguồn lực nội sinh của Việt Nam với lợi thế chi phí thấp thì mức đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế như vậy vẫn là chưa tương xứng.
Ba là: Sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa
được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các
nước trong khu vực hiện nay. Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam vẫn đi theo
hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. Hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao
2.3.2. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2005 tốc
độ tăng trưởng đạt 8,44%, năm 2006: 8,23% và năm 2007: 8,46%.Trong 2 năm
2008-2009 dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể ,năm 2008 là 6,31%.2009 là
5,32%.Sang năm 2010, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng đạt
6,78%
Bảng 6: Vốn đầu tư và GDP giai đoạn 2005-2013
Năm GDP (nghìn tỷ) Tốc độ tăng
trưởng
Vốn đầu tư
(nghìn tỷ)
Vốn đầu
tư/GDP (%)
2005 914,001 8,44 343,135 40,9
2006 1061,565 8,23 404,712 41

2007 1246,769 8,46 532,093 40,4
2008 1616,047 6,31 616,735 43,1
2009 1809,149 5,32 708,826 42,8
2010 2157,828 6,78 830,278 41,9
2011 2779,880 5,89 924,495 34,6
2012 3245,419 5,25 1010,114 33,5
2013 3584,262 5,42 1091,136 30,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tăng trưởng KT do ba yếu tố tác động : đó là vốn, lao động và năng suất các nhân
18
tố tổng hợp(TFP). Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn đầu tư vào
tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỉ trọng cao nhất. Và Việt Nam cũng nằm trong
số những nước có mức đóng góp vào tăng trưởng của vốn đầu tư cao. Để tăng
trưởng kinh tế một cách bền vững thì một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng
đối với mọi quốc gia là phải mở rộng đầu tư.Muốn đáng giá hiệu quả đầu tư ta
dùng hệ só ICOR.
Với mức thu hút vốn chiếm 45,6 % GDP, hệ số sử dụng vốn (ICOR) của Việt Nam
năm 2010 khoảng gần 6,3 (tức là để tăng 1 đơn vị GDP thì cần tăng thêm 6,3 đơn vị
vốn đầu tư). Hệ số này cao hơn rất nhiều so với của Trung Quốc cách đây 10 năm
(ICOR Trung Quốc giai đoạn 1991-1993 là 4,1). Với cùng với tỷ lệ đầu tư so với GDP
tương đương với Việt Nam, Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong
khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức khoảng 7 - 8%. Nếu so sánh với các nước
Đông Bắc Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thì hệ số ICOR của Việt Nam
còn cao hơn rất nhiều.
ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất
lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy
thoái kinh tế
Đồ thị 4: Hệ số ICOR của Việt Nam
Hệ số ICOR cao chứng tỏ tăng trưởng kinh tế không dựa nhiều vào yếu tố công
nghệ. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa

là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa các nước.Tính cạnh tranh của
nền kinh tế, vì vậy mà cũng bị giảm đi. ICOR càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư
ngày càng thấp đi.
19
Điều đáng nói ở đây là khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà
nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số
ICOR chung của nền kinh tế là 8, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12.
Trước tình hình này, chính phủ đã có những động thái quyết liệt, buộc các ngành,
địa phương rà soát lại các dự án đầu tư công, siết chặt việc rót vốn để tăng hiệu
quả đầu tư. Nhưng vài tháng trở lại đây, khu vực này lại được đầu tư một lượng
vốn rất lớn. Chỉ riêng 8 tháng của năm 2009, tổng số vốn chi cho đầu tư công đã
tương đương với cả năm 2008.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2009, tổng vốn
đầu tư phát triển cho cả năm chiếm gần 43% GDP. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước đạt khoảng 161 ngàn tỷ đồng, tăng tới 63% so với thực hiện năm
2008 và tăng 42,7% so với kế hoạc
Quan hệ giữa ICOR và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua được thể
hiện trong hình dưới đây:
Bảng 7 : Tốc độ tăng trưởng và hệ số ICOR các năm
trong giai đoạn 1986-2010
Năm
Tốc độ tăng
trưởng %
ICOR Năm
Tốc độ tăng
trưởng %
ICOR
1986 2.4 4.8 1999 4.8 6.9
1987 3.7 3 2000 6.8 4.9
1988 5.9 2.4 2001 6.8 4.95

1989 8.0 1.5 2002 7.0 5.09
1990 5.1 2.8 2003 7.24 5.0
1991 6.0 2.5 2004 7.7 5.0
1992 8.6 2.1 2005 8.44 5.3
1993 8.1 3.1 2006 8.17 4.88
1994 8.8 2.9 2007 8.48 4.90
199
5
9.5 3.3 2008 6,18 6,66
199
6
9.3 3.4 2009 5,32 8,0
1997 8.2 4.2 2010 6,78 6,3
1998 5.8 5.6 2011 7 – 7,5
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Như vậy, có thể nhận thấy, hệ số ICOR của Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng,
trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng biến động ngược
20
chiều so với những thay đổi của hệ số ICOR. ICOR càng cao chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn càng thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế càng giảm
2.3.3.Tác động của đầu tư đến cơ cấu nền kinh tế
2.3.3.1.Tác động đến cơ cấu ngành kinh tế
Trong thời gian qua, cùng với tốc độ tăng khá ổn định của tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, cơ
cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.
Đồ thị 5: Tốc độ tăng trưởng của các khu vực giai đoạn 2000-2013 (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2005-2013 theo ngành kinh tế cho thấy sự chuyển dịch từ
khối ngành nông lâm ngư nghiệp và thủy sản sang các nhóm ngành công nghiệp-
xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp và thủy sản giảm từ
7,49% năm 2005 xuống 6,15% năm 2010 và 5,59% năm 2013. Công nghiệp chế

biến, chế tạo vẫn là ngành được ưu tiên tập trung đầu tư giai đoạn, tỷ trọng đầu tư
cho nhóm ngành này đã tăng từ 19,2% năm 2005 lên 19,5% năm 2010 và 22,96%
năm 2013. Sự tăng lên này, một phần là do sự gia tăng mạnh đầu tư của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.
Xét về đóng góp vào GDP và số việc làm được tạo ra trong nền kinh tế, cơ cấu đầu
tư thời gian qua dường như còn thể hiện nhiều bất cập, phần nào thể hiện đóng
góp cho nền kinh tế và cho xã hội còn chưa tương xứng với mức đầu tư trong nhiều
ngành/lĩnh vực. Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp khoảng 18,5%-20%
vào GDP, tạo ra 46%-55% việc làm trong nền kinh tế nhưng đầu tư cho ngành này
đa phần chỉ ở mức 5,5%-6,5% tổng đầu tư. Xét ở khía cạnh tạo việc làm và đóng
góp vào GDP, có thể nói đầu tư cho lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và thủy sản thời
gian qua là tương đối hiệu quả. Năm 2013, đầu tư cho công nghiệp chế biến, chế
tạo chiếm 22,96% tổng đầu tư xã hội, tuy nhiên ngành này chỉ đóng góp 17,49%
vào GDP (tương đương ngành nông lâm ngư nghiệp và thủy sản), và tạo được 14%
21
việc làm trong nền kinh tế. Một lĩnh vực nữa là kinh doanh bất động sản năm 2013
cũng chiếm tới 5,75% vốn đầu tư (không kém nhiều so với đầu tư cho nông lâm
ngư nghiệp và thủy sản) nhưng chỉ đóng góp 5,38% vào GDP và tạo ra chỉ 0,3%
việc làm trong nền kinh tế
Bảng 8: Đầu tư và đóng góp của một số ngành cho nền kinh tế
2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nông nghiệp
Tỷ trọng đầu

7,49 6,37 6,44 6,25 6,15 5,98 5,24 5,59
Đóng góp vào
GDP
19,30 18,66 20,41 19,17 18,89 20,09 19,67 18,3
8
Công nghiệp chế biến, chế tạo

Tỷ trong đầu

19,20 19,67 16,99 16,95 19,50 20,12 22,03 22,9
6
Đóng góp vào
GDP
18,82 19,38 18,58 18,30 17,95 18,02 17,39 17,4
9
Vận tải, kho bãi
Tỷ trọng đầu

11,70 13,15 12,39 12,04 11,54 11,32 10,53 10,6
6
Đóng góp vào
GDP
3,06 3,14 3,14 3,06 3,03 2,98 3,00 2,99
Kinh doanh bất động sản
Tỷ trọng đầu

1,29 4,41 5,22 4,70 4,95 4,95 5,22 5,75
Đóng góp vào
GDP
6,72 6,68 6,37 6,25 5,99 5,99 5,60 5,38
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.3.3.2.Tác động đến cơ cấu vùng kinh tế
Trong những năm qua sự tác động của đầu tư đến cơ cấu vùng kinh tế đã
đạt được những thành tựu quan trọng.Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6
vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng

động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ trọng đầu tư lớn nhất
trong giai đoạn 2001-2013, chiếm tới 57,15% tổng đầu tư. So với giai đoạn 2001-
2005, cơ cấu đầu tư giai đoạn 2005-2013 có sự đồng đều hơn giữa các vùng. Tỷ
trọng đầu tư vào Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ có xu hướng giảm nhẹ, lần
lượt giảm 1% và 0,9%. Trong khi đó, tỷ trọng của các vùng khác có xu hướng tăng
22
nhẹ. Mặc dù vậy, xét từ giác độ đầu tư của doanh nghiệp theo các vùng thì chênh
lệch đầu tư còn rất lớn. Thực tế cho thấy, đầu tư của doanh nghiệp rất hạn chế tại
các vùng khó khăn như vùng Trung du và miền phía Bắc (dưới 5%) và vùng Tây
Nguyên với tỷ lệ đầu tư (2-3%) tổng đầu tư của doanh nghiệp
Bảng 9: Tỷ trọng đầu tư theo vùng kinh tế giai đoạn 2001-2013 (%)
Vùng 2001-2005 2005-2013 2001-2013
Trung du và miền núi phía Bắc 7,10 7,60 7,40
Đồng bằng Bắc Bộ 27,70 26,40 27,10
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
17,40 17,90 17,60
Tây Nguyên 4,00 5,10 4,55
Đông Nam Bộ 30,60 29,50 30,05
Đồng bằng sông Cửu Long 13,20 13,40 13,30
Nguồn: Vụ quản lý vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc đầu tư trên cơ sở xây dựng các khu
công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá
trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi
cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng hay tụt hậu của từng vùng chủ yếu do khả năng
tiếp thu và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng lực

huy động vốn đầu tư trong dân. Còn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, bao gồm cả
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nhìn chung được phân bổ theo một tính
toán cân đối nhất định đối với mỗi vùng và giữa các vùng, mặc dù có tập trung, ưu
tiên cho những công trình trọng điểm để tạo ra khâu đột phá cho từng vùng và cho
toàn nền kinh tế
2.3.3.3.Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
KT nhà
nước
47,1 45,7 37,2 33,9 40,5 38,1 37,0 40,3 40,4
KT ngoài
nhà nước
38,0 38,1 38,5 35,2 33,9 36,1 38,5 38,1 37,6
KV có vốn
đầu tư
nước ngoài
14,9 16,2 24,3 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22,0
23
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế cho thấy bức tranh phân bổ nguồn lực giữa
các tác nhân tham gia quá trình đầu tư. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng vốn đầu tư và có đóng góp lớn vào GDP
Bảng 11: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
KT nhà
nước
37,62 36,69 35,35 35,07 34,72 33,46 32,68 32,57 32,2
0
KT ngoài

nhà nước
47,22 47,24 47,69 47,50 47,97 48,85 49,27 49,34 48,2
5
KV có vốn
đầu tư
nước ngoài
15,16 16,07 16,96 17,43 17,31 17,69 18,05 18,09 19,5
5
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.3.4.Tác động của đầu tư đến khoa học công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường,công nghệ được coi là vũ khí cạnh tranh chính.Công
nghệ tiên tiến sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn,năng suất cao hơn,chi phí
giá thành giảm,tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường.Hiểu rõ được điều đó,những
năm qua,đất nước ta rất chú trọng phát triển khoa học công nghệ.Một lượng vốn
không nhỏ đã được đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo số liệu điều tra năm 2005 của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư của các
doanh nghiệp cho lĩnh vực KH-CN là 1.786,6 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp
nhà nước là 732,1 tỷ đồng (chiếm 40,98%); doanh nghiệp tư nhân - 105,1 tỷ đồng
(5,88%) và doanh nghiệp ĐTNN - 949,5 tỷ (53,14%). Trong tổng số vốn đầu tư có
1.629 tỷ dành cho đổi mới công nghệ, chiếm tỷ trọng 92%, chỉ có 143 tỷ đồng cho
nghiên cứu khoa học, chiếm 8%. Trong đổi mới công nghệ xu hướng chủ yếu là mua
mới trang bị kỹ thuật (phần lớn là nhập của nước ngoài). Đánh giá chung, mức độ
đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 3% doanh
thu/năm; trung bình 1 doanh nghiệp đầu tư khoảng 5 tỷ đồng/năm
Đầu tư cho khoa học công nghệ có cải thiện trong giai đoạn 2005-2013, tỷ trọng
đầu tư tăng từ 0,83% lên 1,12% năm 2010 và 1,48% năm 2013, thể hiện xu hướng
tăng khá đều qua từng năm, điều này cho thấy hoạt động khoa học công nghệ đang
từng bước được quan tâm hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư cho khoa học công nghệ
tại Việt Nam vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành trong
nền kinh tế quốc dân, nhất là trong bối cảnh phải chú trọng tăng năng suất lao

động, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chú trọng phát triển theo
24
chiều sâu. Đầu tư cho giáo dục đào tạo có phần suy giảm từ mức 3,16% năm 2005
xuống còn 2,84% năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn 2,45% năm 2013.
2.3.5.Tác động của đầu tư góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
2.3.5.1.Đầu tư góp phần xóa đói giảm nghèo
Với chính sách đổi mới, mở cửa và kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xoá
đói giảm nghèo. Năm 1999, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một
trong những điển hình về xoá đói giảm nghèo trên thế giới.
Bảng 12: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn & phân theo vùng
Năm 2004 2006 2007
Cả nước 18,1 15,5 14,8
Phân theo thành
thị - nông thôn
Thành thị 8,6 7,7 7,4
Nông thôn 21,2 18 17,7
Phân theo vùng
lãnh thổ
Đồng bằng sông
Hồng
12,9 10,1 9,6
Đông Bắc 23,2 22,2 21,4
Tây Bắc 46,1 39,4 38,1
Duyên hải Nam
Trung Bộ
21,3 17,2 16,3
Tây Nguyên 29,2 24,0 23,0
Đông Nam Bộ 6,1 4,6 4,1
Đồng bằng sông

Cửu Long
15,3 13 12,4
Nguồn : Niên giám thống kê 2007
2.3.5.2.Đầu tư góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp
Tính riêng giai đoạn 2005-2013, giai đoạn tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh
với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi giải trí tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã giảm. Có thể dễ dàng nhận thấy
điều này qua bảng số liệu dưới đây:
Đồ thị 6: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam
25

×