Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

luận văn kinh tế phát triển Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 63 trang )

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
MỤC LỤC
Xin chân thành cảm ơn! 3
KẾT LUẬN 63
SV: LƯU BÁ QUANG
1
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
I. BẢNG
Xin chân thành cảm ơn! 3
KẾT LUẬN 63
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “ Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty
TNHH FSI Việt Nam” là đề tài em tự làm với sự giúp đỡ của thầy cô và các
bạn cùng với các anh chị trong công ty mà em thực tập. Em xin chịu trách
nhiệm về toàn bộ nội dung của của đề tài này.
Sinh viên

LƯU BÁ QUANG
SV: LƯU BÁ QUANG
2
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã
tận tình giúp đỡ động viên khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn cô chú anh chị trong Công ty TNHH FSI Việt
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em và cung cấp cho em số liệu có liên quan.
Xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên

LƯU BÁ QUANG
SV: LƯU BÁ QUANG
3
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các doanh nghiệp nước ta chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập có quyền tự
chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
mình. Do cần phải có sự đổi mới trong nhận thức về quản lý kinh tế xã hội vì
vậy tiêu thụ hàng hoá là vấn đề cốt yếu của các doanh nghiệp và nó được coi
như là mạch máu của hoạt động lưu thông hàng hoá. Quyết định đến sự tồn tại
của doanh nghiệp thương mại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các hoạt
động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh các doanh nghiệp sản
xuất, nhiều doanh nghiệp thương mại đã ra đời và đã khẳng định vị trí không
thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường với vai trò trung tâm là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp thương
mại đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng phức tạp quyết
liệt hơn. Đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển cần
linh hoạt và năng động trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của mình cho
phù hợp với những thay đổi của cầu thị trường.
Cũng như nhiều doanh nghiệp thương mại khác Công ty TNHH FSI Việt
Nam đã hình thành và đang ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của
mình trên thương trường. Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh
hàng hoá công ty đã cố gắng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị
trường. Chính nhờ vậy mà hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng lên
qua các năm. tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tiêu thụ

của công ty vẫn còn một số điểm tồn tại cần khắc phục.
Từ nhận thức về tình hình thực tế kinh doanh của công ty trong thời gian
thực tập, trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo ở trường cùng với sự giúp
SV: LƯU BÁ QUANG
4
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
đỡ của Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, của cán bộ công nhân viên Công
ty TNHH FSI Việt Nam và nhất là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
ThS : Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Em mạnh dạn chọn đề tài: "Đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp
của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Vài nét về Công ty TNHH FSI Việt Nam
Chương II: Thực trạng tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt
Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại
Công ty TNHH FSI Việt Nam
SV: LƯU BÁ QUANG
5
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
CHƯƠNG 1
VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH FSI VIỆT NAM
1.1. SỰ RA ĐỜI VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH FSI Việt Nam là một doanh nghiệp thương mại chuyên
cung cấp hóa chất và thiết bị điện trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. Đáp ứng
nhu cầu cho các doanh nghiệp và hộ gia đinh trên địa bàn. Với nguồn vốn ban đầu
là gần 100 tỷ, công ty đã tạo công ăn việc làm cho trên 100 lao động. Với tư tưởng
đổi mới là sự sống còn nhớ thế mà cơ sở vật chất của công ty ngày một cải thiện,
tạo môi trường thân thiện cho nhân viên công ty và khách hang.
Công ty TNHH FSI Việt Nam được thành lập vào ngày 06 tháng 11 năm

2007 theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh
số 0104512870 do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 06 tháng
11 năm 2007.
Công ty TNHH FSI Việt Nam là Nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực
kinh doanh hóa chất và thiết bị điện tại thị trường Việt Nam. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội, với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm
hóa chất và thiết bị điện, thêm vào đó là sự cố gắng vượt bậc của toàn thể cán
bộ công nhân viên, đến nay công ty đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu và
có chỗ đứng vững trên thị trường sản phẩm, hàng hoá phục vụ hiệu quả cho
công tác văn phòng.
Để có được thành quả bước đầu như vậy, FSI Việt Nam đã trải qua các
mốc lịch sử mang tính chất bước ngoặt của mình:
- Ngày 06/11/2007: Chính thức thành lập công ty TNHH FSI Việt Nam
- Tháng 04/2008 : chính thức phân phối các sản phẩm : hóa chấ ngành
Sơn-Mực in, hóa chất ngành Xi-Mạ, hóa chất ngành Nhựa-Cao su, hóa chất
xử lý nước.
SV: LƯU BÁ QUANG
6
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
- Tháng 2/2011 FSI trở thành Nhà phân phối chính thức các sản phẩm
hóa chất có thương hiệu .
Công ty FSI Việt Nam có một đội ngũ nhân viên hùng hậu được đào tạo
cơ bản (hơn 70% đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Kỹ
thuật), giàu kinh nghiệm, đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là
khắt khe nhất của quý khách hàng.
Không những thế, đội ngũ nhân viên của FSI Việt Nam còn là những
người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung cách phục vụ
khách hàng. Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty FSI Việt Nam đều thấu
hiểu được một quan điểm rằng:“Luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu”
Vì vậy toàn thể nhân viên công ty FSI đều luôn tâm niệm và làm việc

theo tâm niệm:
“Hết lòng vì mục tiêu và sự thành công của khách hàng”
Công ty TNHH FSI ( Flame Spead Index) Việt Nam.
Địa chỉ: Số 29 Tổ 52 phố Võng Thị- Phường Bưởi-Tây Hồ-Hà Nội.
SĐT:0435667855
MST: 0103812250
Website: fsivietnam.net
1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1. Chức năng
Là một đơn vị thương nghiệp vừa của Hà Nội, trực thuộc Sở Thương mại
Hà Nội chịu trách nhiệm trước Sở về những hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty TNHH FSI Việt Nam có chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng
hoá phục vụ nhân dân thủ đô, khách vãng lai và người nước ngoài.
SV: LƯU BÁ QUANG
7
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
1.2.2. Nhiệm vụ
Trong kinh doanh khả năng chủ động của doanh nghiệp là rất quan
trọng, không bị phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác sẽ càng tạo thuận lợi
trong việc tổ chức, triện khai các hoạt động trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc
tổ chức công tác mua hàng từ các nguồn hàng khác nhau đảm bảo đủ lượng
hàng cho các nghiệp vụ khác là nhiệm vụ rất quan trọng.
Bên cạnh tạo nhiều nguồn hàng khác nhau ra thị việc tổ chức tốt việc bảo
quản, dự trữ hàng hóa cũng cần được đảm bảo nhằm cho quá trình lưu thông
hàng hoá được thường xuyên liên tục và ổn định thị trường.
Đối với doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn tồn tại thì phải bán được hàng
hóa mà mình đang kinh doanh chính vì vậy cần phải tổ chức bán buôn, bán lẻ
hàng hóa cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và chủ yếu là phục vụ người tiêu
dùng trên phạm vi toàn thành phố, các cá nhân trong ngoài nước.
Với nguồn lực có hạn doanh nghiệp cần tổ chức liên kết kinh tế, làm đại

lý cho các cơ sở sản xuất, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân trong nước.
Và nhiệm vụ cuối cùng và cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân là làm
nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước thông qua các chỉ tiêu giao nộp ngân sách
hàng năm.
SV: LƯU BÁ QUANG
8
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Nguồn: Phòng kế toán
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ
công nhân viên công ty theo luật định. Giám đốc là người chịu phụ trách
chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, cán bộ, quyết định về tiền lương tiền thưởng, sử
dụng các quỹ công ty.
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triển
kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều kiện kinh doanh.
SV: LƯU BÁ QUANG
Phó Giám đốc
kinh doanh
9
Giám đốc
Phó Giám đốc
(CT công đoàn)
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng Kế toán Phòng kinh
doanh

Phòng kiến thiết
cơ bản
Các cửa hàng
Cửa hàng 18
Hàng Bài
Cửa hàng 191
Hàng Bông
CH B21 Nam
Thành công
Cửa hàng
Lạc Trung
Cửa hàng 1E
Cát Linh
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ.
+ Chỉ đạo hoạt động kinh doanh các cửa hàng
- Phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn công ty: có trách nhiệm giúp
giám đốc công ty chỉ đạo và giải quyết các công việc sau:
+ Quản lý hành chính văn phòng công ty
+ Bảo vệ an ninh, thanh tra
+ Bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động.
+ Giải quyết các công việc có liên quan về bảo hiểm do công ty tham gia
mua bảo hiểm.
- Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác
kinh doanh.
+ Đề xuất định hướng phương thức kinh doanh (phân công chuyên
doanh, kết hợp với tổng hợp kinh doanh và dịch vụ thương mại khác); cơ chế
khoán, quản lý trong kinh doanh đối với cửa hàng trực thuộc công ty và các
khâu khác trong kinh doanh dịch vụ thương mại.

+ Khai thác, tìm nguồn hàng hoá trong và ngoài tỉnh gắn với địa chỉ tiêu
thụ hàng hoá.
+ Tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ, tiếp nhận vận chuyển và bảo
quản hàng hóa.
+ Tổ chức công tác tiếp thị Marketing và quảng cáo.
Ngoài ra Phó giám đốc còn có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc công ty điều
hành công việc quản lý của công ty khi Giám đốc đi vắng hoặc giải quyết
công việc đột xuất khác theo yêu cầu công tác của công ty.
* Các phòng ban: gồm 4 phòng.
SV: LƯU BÁ QUANG
10
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng giúp giám đốc công ty thực
hiện chính sách của Nhà nước, đối với người lao động, tiền lương, bảo hiểm
xã hội, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ và quản trị hành chính.
- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng giúp đỡ giám đốc công ty quản lý
và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng
năm, hàng quý. Thực hiện và chỉ đạo các cửa hàng trực thuộc công ty hạch
toán kế toán theo pháp lênh kế toán – thống kê và các văn bản pháp quy của
Nhà nước, quản lý quy (tiền mặt, ngân phiếu )
- Phòng kinh doanh: có chức năng giúp giám đốc công ty từ chuẩn bị đến
triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ
bán buôn cho các cửa hàng trong công ty cũng như bán buôn cho các thành phần
kinh tế trong và ngoài tỉnh kể cả mạng lưới đại lý bán lẻ. Tổ chức công tác tiếp
thị – Marketing – quảng cáo. Phát triển mạng lưới cửa hàng của công ty và mạng
lưới bán hàng đại lý. Triển khai công tác kinh doanh XNK hàng hóa.
- Phòng kiến thiết cơ bản: Có chức năng giúp giám đốc công ty triển
khai, giám sát công tác xây dựng cơ bản với các đơn vị hữu quan, xây dựng
và cải tạo những địa điểm kinh doanh mới của công ty.
* Các cửa hàng: Công ty có 5 cửa hàng trực thuộc: Cửa hàng 18 Hàng

Bài, cửa hàng B21 Nam Thành công, cửa hàng 191 Hàng Bông, cửa hàng kho
Lạc Trung, Trung tâm thương mại 1E Cát Linh.
Các cửa hàng này căn cứ vào tổng mức giá trị hàng bán ra theo kế hoạch
được công ty giao, tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ thương
mại khác. Lãi gộp của cửa hàng phải nộp cho công ty theo tỷ lệ quy định,
phần lợi nhuận còn lại các cửa hàng tự phân phối cho người lao động.
1.4 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
SV: LƯU BÁ QUANG
11
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
1.4.1 Sản phẩm
Công ty TNHH FSI Việt Nam là một công ty chuyên kinh doanh các loại
hóa chất và một số thết bị điện. Các sản phẩm của công ty phục vụ cho việc sản
xuất và hộ gia đình. Các loại hóa chất nay được sử dụng cho các ngành khác
nhau . Hóa chất ngành Sơn-Mực in là hóa chất dùng cho ngành sơn, mực
được dùng với mục đích là chất phụ gia có tác dụng làm cho sơn, mực bám
chặt hơn trên bề mặt. Hóa chất ngành Xi-Mạ đây là loại hóa chất có tinh năng
làm sáng cho các vất dụng kim loại được dùng trong ngành xi,mạ kim loại
làm cho chúng trở lên bong sang và khả năng trống oxi hóa. Hóa chất sử lý
nước loại hóa chất này được dùng phổ biến hơn cả, ngay cả các hộ gia đình
cũng có thể tự mua về dùng. Không gây độc, an toàn, dễ sử dụng, giá cả lại
không cao. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các công ty sử lý nước của
thành phố. Hóa chất ngành Nhựa-Cao su là loại hóa chất giúp tăng khả năng
liên kết trong các phân tử cao su, làm cho nhựa, cao su bền chặt hơn. Ngoài ra
công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác như các thiết bị điện, linh kiện
máy móc dùng cho cuộc sống hàng ngày của người dân, các cơ sở sửa chữa.
1.4.2 Thị trường
Hiện nay, thị trường của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, tập chung chủ yếu
ở thành phố Hà Nội và một số huyện thành lân cận. Là một doanh nghiệp
thương mại nên việc phát triển thị trường là mục tiêu sống còn của doanh

nghiệp. Hiện tại doanh nghiệp cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống phân
phối khá tốt trong thành phố, đảm bảo sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Trong
tương lai, lãnh đạo doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường của mình trên cả
nước đặc biệt là các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng… Đồng thời, lien kết, mở rộng với nhiều kênh phân phối khác nữa
nhằm hướng tới mục tiêu đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dung.
1.4.3 Khách hàng
SV: LƯU BÁ QUANG
12
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
Với đặc điểm của sản phẩm mà công ty kinh doanh thì khách hàng của
công ty chủ yêu là các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và hộ gia đình. Với các
dòng sản phẩm của công ty sẽ hỗ trợ trực tiệp trong sản xuất. Sự đa dạng về
hàng hóa kinh doanh cũng khiến công ty có những nhóm khách hàng khác
nhau tạo lên những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là doanh
nghiệp có thể dàn trải rủi ro trong kinh doanh cho các mặt hàng khách nhau
và có thể dễ dàng thay đổi chiến lược cho từng giai đoạn khác nhau tạo được
tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng vấp phải khó
khăn trong việc xúc tiến bán hàng.
1.4.4 Cạnh tranh
Nhìn chung , mặt hàng kinh doanh của công ty đến nay còn mới nên
tính cạnh tranh đối với công ty hiện nay còn thấp. Thêm vào đó thị trường của
doanh nghiệp vẫn còn nhỏ chỉ tập chung chủ yếu ở thành phố Hà Nội nên sự
cạnh tranh với công ty là rất ít.
1.4.5 Nguồn lực
1.4.5.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cụng ty gồm nhiều đơn vị trực thuộc nằm rải rác ở thành phố Hà Nội,
và các chi nhanh ở các huyện lân cận, do đó tạo những điều kiện thuận lợi và
khó khăn nhất định trong việc quản lý điều hành tổ chức kinh doanh ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Nhìn chung cơ sở vật chất của công ty còn lạc hậu, và hầu hết tuổi thọ
đã cao, không có tính đồng bộ, do đó Công ty gặp rất nhiều khú khăn trong
kinh doanh.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật song
Công ty cũng đã cố gắng không ngừng củng cố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị
để họat động kinh doanh luôn ổn định, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ cán
SV: LƯU BÁ QUANG
13
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
bộ công nhân viên. Mới đây Công ty đầu tư mua mới 2 ô tô tải mới nhằm cải
thiện khả năng vận chuyển giúp chủ động hơn trong việc lưu chuyển hàng
hóa. Công ty cũng đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi. Hệ thống kho của Công
ty gồm 3 kho chính, phân bổ khắp thành phố.
Để phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa thuận lợi, kịp thời cho
khách hàng, ngoài đội xe hoạt động thường xuyên, Công ty đã ký hợp đồng
với các đơn vị dịch vụ vận tải để chuyên chở hàng hóa khi có các đơn hàng
lớn.
1.4.5.2 Lao động
Là một doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ, tính đến cuối năm
2012 thì công ty có 180 lao động làm việc trong các bộ phận khác nhau. Công
ty đã bố trí sử dụng tương đối hợp lý nguồn lao động và với việc tinh giảm bộ
máy quản lý, bồi dưỡng đào tạo chuyờn môn, nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân. Bên cạnh đó Công ty đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông qua khen
thưởng, kỷ luật không ngừng khuyến khích đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ
chuyên môn.
Từ năm 2010 đến nay tổng số lao động của Công ty tăng ngày càng
nhiều. Năm 2010 tổng số lao động của Công ty là 148 lao động, năm 2011 là:
162 lao động tăng số tuyệt đối là 14 người, số tương đối là 9,46% so 2010,
năm 2012 có 180 lao động tăng số tuyệt đối là 18 người, số tương đối là
11,11% so với năm 2011. Nguyồn lao động gia tăng của Công ty là do hoạt

động kinh doanh có hiệu quả.
Nhìn vào cơ cấu lao động, ta nhận thấy tỷ lệ lao động có chuyên môn,
trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của công ty cụ thể
năm 2010 có 39 người chiếm 26,35 %, năm 2011 có 51 người chiếm 31,48%,
năm 2012 có 55 người chiếm 30,55%. Hơn nữa, tỷ lệ lao động có chuyên
SV: LƯU BÁ QUANG
14
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
môn, trình độ đại học đều tăng qua các năm. nguyên nhân chính là do kinh tế
hội nhập, mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có
kiến thức nghiệp vụ giỏi, khả năng giao tiếp đàm phán tốt, và có khả năng lôi
kéo khách hàng
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động Công ty
Nội dung 2010 2011 2012
Tổng số lao động 148 162 180
*Lao động trực tiếp 40 49 50
*Lao động phụ trợ, phục vụ 89 91 107
*Lao động quản lý 19 22 23
Chuyên môn
*Đại học 39 51 55
*Cao đẳng, trung cấp 53 68 84
*Còn lại 56 43 41
Nguồn : Phòng kế toán
Tỷ lệ lao động còn lại chủ yếu là lao động trực tiếp dưới các kho, nhiệm
vụ khuân chuyển bốc dỡ. Số lao động này là những người mới học hết cấp 3,
một số người mới học hết cấp 2. Song tỷ lệ lao động này hàng năm lại giảm đi
rõ rệt cụ thể: năm 2010 có 56 người chiếm 37,84%, năm 2011 có 43 người
chiếm 26,54 %, năm 2012 có 41 người chiếm 27,78%. Như vậy tỷ lệ lao
động này năm 2011 giảm 11,3% so với năm 2010, năm 2012 giảm 1,24 % so
với năm 2011. Nguyên nhân là do những năm qua công ty không ngừng đổi

mới công nghệ để giảm bớt sức người ở bộ phận này giúp giảm chi phí cho
công ty, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
1.4.5.3 Đặc điểm vốn của Công ty
SV: LƯU BÁ QUANG
15
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
Là một doanh nghiệp thương mại nên vốn của công ty chiếm tỉ trọng
cao nhất là vốn lưu động. Sau đây là cơ cấu vốn của công ty qua các năm:
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của công ty
Năm Tổng số
vốn
Vốn cố định Vốn lưu động
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
2010 123,5 33 26,72 90,5 73,28
2011 137,7 39,2 28,47 98,5 71,53
2012 147,81 47,53 32,16 100,28 67,84
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng số vốn của công ty đều
tăng qua các năm và có sự thay đổi nhỏ về tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn
lưu động cụ thể: năm 2011 tổng số vốn tăng 18,78% so với năm 2010, năm
2012 tăng 21,25% so với năm 2011. Về cơ cấu vốn, tỷ trọng vốn cố định hàng
năm đều tăng so với tỷ trọng vốn lưu động. Nguyên nhân là do những năm
gần đây công ty liên tục đầu tư công nghệ mới, nhà kho mới. Mặc dù tỷ trọng
vốn lưu động có giảm nhưng về mặt giá trị vẫn tăng lên theo các năm. Năm

2011 vốn lưu động là 98,5 tỷ đồng cao hơn 8 tỷ so với năm 2010. Năm 2012
vốn lưu động đạt 100,28 tỷ đồng cao hơn gần 2 tỷ so với năm 2011.
Như vậy có thể nói công ty đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ,
thay đổi các trang thiết bị đã lỗi thời. Và tăng cường hoạt động kinh doanh
mở rộng thị trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
TNHH FSI VIỆT NAM
SV: LƯU BÁ QUANG
16
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
2.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH FSI Việt Nam
trong những năm gần đây
Trải qua gần 10 năm trong nền kinh tế thị trường với nhiều khó khăn và
thử thách, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước
phương tây nhưng công ty ngày một phát triển. Hiện tại, công ty là một doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho một số người lao động,
đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước.
Trước khi phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty, ta phân tích
qua một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được trong 3 năm
gần đây nhất (2010 – 2012) về một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận gộp,
chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế các chỉ tiêu này phản ánh
toàn bộ quy mô và kết quả của công ty qua các thời kỳ khác nhau, kết quả này
được biểu hiện ở bảng 2.1.
Qua số liệu phân tích ở bảng 2.1, ta thấy doanh thu bán hàng của công ty
là tương đối cao năm 2012 đạt 118.837 triệu đồng. Điều này cho thấy Công ty
TNHH FSI Việt Nam là công ty có quy mô kinh doanh khá lớn so với các
doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường. Doanh thu bán hàng của công ty
qua các năm đều tăng. Năm 2011, doanh thu đạt 113.624 (triệu đồng) tăng

11.310(triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 11,05% so với năm 2010.
SV: LƯU BÁ QUANG
17
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
Bảng 2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở công ty giai đoạn 2010 – 2012
Các chỉ tiêu
Năm
2010
(triệu đồng)
Năm
2011
(triệu đồng)
Năm
2012
(triệu đồng)
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Gía trị
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng doanh thu 102.314 113.624 118.837 11.310 11,05 5.213 4,59
2. Các khoản giảm trừ 12 14 17 2 16,67 3 21,43
3. Doanh thu thuần 102.302 113.610 118.820 11.308 11,05 5.210 4,58
4. Giá vốn hàng bán 97.089 107.986 112.844 10.897 11,22 4.858 4,50
5. Lãi gộp 5.213 5.624 5.976 411 7,88 352 6,26
6. Tỷ lệ lãi gộp/DTT (%) 5,09 4,95 5,02 1,86 0,07

7. Chi phí kinh doanh 4.826 5.095 5.163 269 5,57 68 1,33
8. Tỷ suất CFKD/DTT (%) 4,72 4,48 4,35 (0,24) (13)
9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 387 529 813 142 36,69 284 53,69
10. Tỷ suất LNHĐKD/DTT (%) 0,37 0,47 0,68 0,10 0,21
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp 96,75 132,25 203,25 45 0,35 77 0,44
12. Lợi nhuận sau thuế 290,25 396,75 609,75 106,5 36,69 213 53,69
13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DTT (%) 0,28 0,35 0,51 0,17 0.16
14. Thu nhập bình quân
(nghìn đồng/ người/tháng)
1.870 1.885 1.910 15 1,72 25 2,82
Nguồn: Phòng kế toán
SV: LƯU BÁ QUANG
18
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
Có được kết quả như vậy là do năm 2011 và 2012 thị trường tiêu thụ có
nhiều điều kiện thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, bên cạnh đó
ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty đã tìm ra những thiếu
sót, từ đó rút ra kinh nghiệm và nỗ lực phấn đấu nên doanh thu tăng. Các
khoản giảm trừ trong các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 12 (triệu đồng), 14
(triệu đồng), 17 (triệu đồng), như vậy khoản giảm trừ chủ yếu của công ty là
hàng hoá bị trả lại do không bảo đảm chất lượng. Để giữ uy tín của mình đối
với bạn hàng, công ty cần khắc phục tình trạng trên bằng cách kiểm soát chất
lượng hàng hoá trước khi giao cho khách hàng, chất lượng hàng hóa phải theo
đúng yêu cầu.
Doanh thu thuần 2011 là 113.610 (triệu đồng) tăng so với năm 2010 là
11.308(triệu đồng) năm 2012 tăng 5.210 (triệu đồng) so với năm 2011 tương
ứng với tỷ lệ 4,58%, điều này là do công ty gặp nhiều thuận lợi trong kinh
doanh, sức mua của người tiêu dùng tăng, thị trường được mở rộng.
Lãi gộp năm 2011 của công ty tăng so với năm 2010 với tỷ lệ là 7,88%
tương ứng về số tiền tăng 411(triệu đồng), năm 2012 tăng 352 (triệu đồng)

tăng ứng với tỷ lệ 6,26% so với năm 2011. Qua đây ta thấy trong 3 năm 2010
– 2012, hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt có được điều này là
do công ty đã có tích cực tìm kiếm nguồn hàng bạn hàng mới trên cơ sở củng
cố và phát huy quan hệ với bạn hàng cũ.
Chi phí bán hàng năm 2011 tăng lên 269 (triệu đồng) tương ứng với số
tiền và tỷ lệ khá cao so với năm 2010 tăng về số tiền là 68 (triệu đồng) ty lệ
tăng là 1,33% như vậy từ năm 2010 đến năm 2012 chi phí bán hàng tăng cả
về quy mô và tốc độ. Nguyên nhân ảnh hưởng chính là do trong năm 2011,
2012 tình hình cạnh tranh giữa các sản phẩm phân phối của công ty với các
sản phẩm khác trên thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, đối thủ không
ngừng tung ra các chương trình khuyến mại tới khách hàng và cho ra thị
trường nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Trước tình hình đó, Công
SV: LƯU BÁ QUANG
19
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
ty TNHH FSI Việt Nam đã phải đưa ra các chính sách kịp thời về các chính
sách bán hàng như công tác Marketing, duy trì và tăng cường mối quan hệ với
khách hàng.
Lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm lần lượt là 290,25 (triệu
đồng), 396,75 (triệu đồng), 609,75 (triệu đồng) như vậy với năm 2011 so với
năm 2010 tăng 106,5 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 36,69% tỷ suất lợi
nhuận sau thuế tăng 0.17%. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 213 (triệu
đồng) so với năm 2003 đạt tỷ lệ tăng 53,69% và tỷ suất lợi nhuận cũng tăng
0.16%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức khá tốt khâu kinh doanh.
Là một doanh nghiệp vì vậy ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty
còn phải nộp các khoản khác theo quy định của Nhà nước và hàng năm đã
nộp đầy đủ. Trên đây là kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua
chứng tỏ hàng hoá của công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy
vậy qua các năm từ 2010 – 2012 có những điểm chưa được cần bổ sung song
hoạt động của công ty có nhiều tiến triển tốt đẹp, doanh thu tăng lợi nhuận

tăng, kết quả này có được là do công ty đã tìm được hướng đi đúng đắn trong
hoạt động kinh doanh và để bổ sung cho những điểm chưa hoàn thiện khắc
phục những khó khăn của công ty thì điều cần thiết phải thực hiện đó là tìm ra
các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của công ty trên thị trường.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về hoạt động của công ty, chúng ta
cần phải xem xét tổng thể các chỉ tiêu từ đó tìm ra những ưu điểm cần phát
huy cũng như những nhược điểm cần sửa chữa khắc phục. Về tổng thể, ta
thấy tình hình hoạt động của Công ty TNHH FSI Việt Nam trong các năm qua
là tương đối tốt.
SV: LƯU BÁ QUANG
20
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
2.1.2. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa ở Công ty TNHH FSI Việt Nam
2.1.2.1. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa theo thời gian
Để thực hiện tốt kế hoạch bán hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải phân bổ
chỉ tiêu doanh thu bán hàng theo quý làm cơ sở cho việc tổ chức chỉ đạo và
quản lý kinh doanh. Vì hoạt động kinh doanh thương mại chịu sự ảnh hưởng
rất lớn bởi thời vụ phân tích doanh thu bán hàng theo quý nhằm mục đích
thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng đồng thời phân
tích cũng thấy được sự biến dộng của doanh thu bán hàng qua các thời điểm
khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và
biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh.
Qua số liệu ở bảng 2.2, ta thấy kết quả kinh doanh tiêu thụ chung của
công ty năm 2011/2010 tăng 11.310 (triệu đồng) với tỷ lệ là 11,05%; năm
2012/2011 tăng 5.213 (triệu đồng) với tỷ lệ 4,59% do các quý sau:
Trước tiên, ta đi xem xét về tính thời vụ trong năm để thấy được đâu là
mùa kinh doanh của công ty.
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy lượng hàng hoá tiêu thụ của Công ty
TNHH FSI Việt Nam ở từng quý trong năm là khác nhau. Quý IV là khoảng
thời gian mà Công ty đạt được doanh thu cao nhất so với các quý khác khối

lượng doanh thu đạt chiếm khoảng 39% tổng doanh thu của toàn công ty. Cụ
thể năm 2002 đạt 40212 (triệu đồng) tỷ lệ 39,3% tổng doanh thu cả năm. Năm
2012 đạt 46.424 (triệu đồng) chiếm tỷ lệ 39,06 có được điều này là do cuối
năm công ty đều bán được khối lượng hàng hoá lớn ở các cửa hàng bách hoá
đồng thời đây cũng là thời điểm giáp tết nguyên đán vì vậy hoạt động tiêu thụ
hàng hoá của Công ty được đẩy mạnh, cầu càng lớn lên lượng cung của Công
ty cũng lớn lên, thời gian này chính là thời vụ làm ăn của công ty.
SV: LƯU BÁ QUANG
21
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
Biểu đồ 2.1 : Tỉ trọng doanh thu qua các quy trong năm
Công ty thường được tiêu thụ mạnh vào 2 tháng cuối quý IV và tháng
đầu của quý I hơn nữa, khi ký được hợp đồng với các bạn hàng từ thời gian
trước nhưng đến lúc này khách hàng mới trả tiền và nhận hàng, do đó công ty
có quyền ghi vào quý IV, do vậy quý IV thường đạt được mức cao nhất là
điều dễ hiểu. Các quý khác trong năm không có gì đặc biệt do đó hoạt động
tiêu thụ hàng hoá tương đối đồng đều và ổn định.
Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy doanh thu của các quý năm sau cao hơn
năm trước cụ thể là Quý I: Năm 2010 đạt 24.913 (triệu đồng), năm 2011 đạt
26.318 (triệu đồng), như vậy quý I năm 2011/2010 tăng về số tuyệt đối là
1.405 (triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng 5,64%, đến năm 2012 doanh thu đạt
27.523 (triệu đồng) tăng so với năm 2011 là 1.205 (triệu đồng) tỷ lệ là 4,58%.
Như vậy qua các năm quý I đều tăng lên.
SV: LƯU BÁ QUANG
22
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
Quý II: Năm 2010 đạt 21.034 (triệu đồng), năm 2011 đạt 23.949 (triệu
đồng) về số tuyệt đối tăng 2.915 (triệu đồng) tỷ lệ là 13,86%. Năm 2012, đạt
25.616 (triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng 4,58%.
Biểu đồ 2.2: Doanh thu các quý trong năm

Quý III: Năm 2010 đạt 16.155 (triệu đồng), năm 2011 đạt 18.485 tăng
2.330 (triệu đồng) tỷ lệ 14,42%. Năm 2012 đạt 19.247 (triệu đồng) tăng so
với năm 2011 là 789 (triệu đồng) tỷ lệ là 4,27% quý IV. Năm 2010 đạt 40.212
(triệu đồng). Năm 2011 đạt 44.872 (triệu đồng) tăng về số tuyệt đối là 4.660
(triệu đồng) so với năm 2010. Năm 2012 đạt 46.424 (triệu đồng) tăng 1.552
(triệu đồng) tỷ lệ là 4,59% so với năm 2011.
Nhìn chung, tỉ trọng doanh thu giữa các quý qua các năm là ít biến
động. Vào Qúy IV vẫn là quý chiếm tỉ trọng cao nhất, vì đây là thời điểm giáp
tết nên nhu cầu tăng cao. Cho thấy tinh thời vụ của sản phẩm thể hiện rõ.
Doanh thu qua các năm có tăng nhưng không nhiều nguyên nhân là ngày càng
có nhiều sản phẩm thay thế đối với các sản phẩm truyền thống của công ty.
SV: LƯU BÁ QUANG
23
Bảng 2.2: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá theo thời gian (quý)
Quý
Năm 2010 Năm 2011 Năm2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Doanh thu
(triệu đồng)
TT
(%)
Doanh thu
(triệu đồng)
TT
(%)
Doanh thu
(triệu đồng)

TT
(%)
Gía trị
(triệu đồng)
TL
(%)
Gía trị
(triệu đồng)
TL
(%)
I 24.913 24,35 26.318 23,16 27.523 23,16 1.405 5,64 1.205 4,58
II 21.034 20,56 23.949 21,08 25.616 21,56 2.915 13,86 1.667 6,96
III 16.155 15,79 18.485 16,26 19.274 16,22 2.330 14,42 789 4,27
IV 40.212 39,30 44.872 39,50 46.424 39,06 4.660 11,59 1.552 3,46
Cả năm 102.314 100 113.624 100 118.837 100 11.310 11,05 5.213 4,59
Nguồn: Phòng kế toán
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam
2.1.2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng
Việc phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá theo mặt hàng cho
thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng ngành hàng để có thể tăng cường
lượng hàng hoá cho những mặt hàng có khối lượng bán ra chiếm tỷ trọng lớn
và có xu hướng tăng để từ đó đầu tư vào một cách đúng đắn hợp lý.
Qua biểu đồ 2.3, ta thấy mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm
(2010 – 2012) của công ty là ngành hóa chất xử lý nước năm 2010 chiếm tỷ
trọng là 50,96%, năm 2011 chiếm tỷ trọng là 49,08% năm 2012 chiếm tỷ
trọng là 48,83%.
Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng doanh thu các mặt hàng qua các năm
Như vậy tỷ trọng của ngành hàng này qua các năm 2010 đến 2012 có sự
suy giảm nhưng năm sau giảm ít hơn năm trước nguyên nhân của sự giảm về
tỷ trọng là do năm 2011 công ty chưa thực sự chú trọng vào khai thác thị

trường mà chỉ dựa trên cơ sở khách cũ trong khi đó các công ty khác cùng
ngành lại có sự khai thác thị trường liên kết rộng rãi với khách hàng làm
lượng khách hàng của công ty có sự suy giảm. Trước tình hình đó, sang năm
SV: LƯU BÁ QUANG
25

×