Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam tại Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.68 KB, 70 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



MAI THỊ ÁNH HỒNG



QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU HỌC SINH CỦA
VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH





Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o




MAI THỊ ÁNH HỒNG


QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU HỌC SINH CỦA
VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI
XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG



Hà Nội – 2015


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG i
DANH MỤC CÁC HÌNH ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC 7
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU HỌC SINH CỦA VIỆT NAM TẠI NHẬT
BẢN 7
1.1. Một số khái niệm 7
1.1.1. Quản lý và Quản lý nhà nước: 7
1.1.2. Du học sinh 8
1.1.3. Quản lý du học sinh 10
1.2. Sự cần thiết của quản lý du học sinh nói chung 12
1.3. Kinh nghiệm quản lý du học sinh của các nƣớc trên thế giới 14
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN 15
2.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực đào tạo ở nƣớc ngoài 16
2.1.1.Chính sách, pháp luật về tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra
nước ngoài học tập: 18
2.1.2. Chính sách, pháp luật về tổ chức dịch vụ tư vấn du học: 20
2.1.3. Chính sách, pháp luật về trách nhiệm của tổ chức dịch vụ tư vấn du
học: 21
2.1.4. Chính sách, pháp luật về khen thưởng, kỷ luật: 22
2.2. Những hoạt động quản lý du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản mà chính
phủ Việt Nam thực hiện trong thời gian qua 23
2.2.1. Các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam thực hiện công tác quản lý du
học sinh tại Nhật Bản 23


2.2.2. Các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản:
32
2.2.3. Các cơ quan, tổ chức có chức năng tham mưu, tư vấn và cung cấp
thông tin cho công tác quản lý du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản: 35
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về du học sinh Việt Nam tại Nhật
Bản trong thời gian qua 37

2.3.1. Những mặt đã đạt được 37
2.3.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân 40
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU HỌC SINH TẠI NHẬT BẢN 49
3.1. Các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc 49
3.1.1. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong công tác
quản lý lưu học sinh: 51
3.1.2. Thu hút và sử dụng hợp lý nguồn lực tri thức: 53
3.1.3. Phát huy hữu hiệu các công cụ quản lý hiện đại 55
3.1.4. Quản lý du học sinh thông qua các công ty tư vấn du học: 56
3.1.5. Không phân biệt du học sinh học bổng và du học sinh tự túc 57
3.1.6. Ưu tiên cải cách giáo dục trong nước 58
3.2. Về phía các du học sinh 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63






i

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1

Bảng 2.1
Thống kê: Du học sinh Việt nam tại Nhật bản
15
2
Bảng 2.2
Mẫu khai trực tuyến thông tin Lƣu học sinh
28
3
Bảng 2.3
Sơ đồ quy trình thủ tục đối với ứng viên trúng
tuyển và đủ điều kiện đi học nƣớc ngoài bằng
Ngân sách Nhà nƣớc
42














ii

DANH MỤC CÁC HÌNH


STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
Quy trình du học Nhật Bản
39




















1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã hơn một thế kỷ kể từ khi Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du
với tên gọi "Hãy học tập Nhật Bản" năm 1905 khởi đầu với 3 học sinh Việt
nam sang Nhật bản, tới nay số lƣợng du học sinh hiện đang sinh sống và học
tập tại Nhật Bản đã lên đến 6.290 ngƣời năm 2012, nhiều nhất trong các nƣớc
ASEAN và nhiều thứ 3 trên thế giới. Trên quan hệ "đối tác chiến lƣợc", Việt
Nam và Nhật Bản đã và đang đạt đƣợc những bƣớc phát triển nhanh chóng
trong nhiều lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn hoá, đặc biệt là giáo dục.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo nguồn ngân sách Nhà nƣớc qua
các chƣơng trình học bổng nhƣ: học bổng của Bộ Giáo dục- Khoa học Nhật
Bản (Monbukagakkusho- MEXT), các chƣơng trình của một số cơ quan
nghiên cứu của Nhật Bản nhƣ Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế (JIIA),
Viện Kinh tế phát triển (IDE), các quỹ của Nhật Bản nhƣ Quỹ Giao lƣu Quốc
tế Nhật Bản (The Japan Foundation), Hiệp hội phát triển khoa học Nhật Bản-
JSPS (Japan Society for The Promotion of Sciences), học bổng của các doanh
nghiệp Nhật Bản Số lƣợng du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo
phƣơng thức tự phí (tự liên hệ xin nhập học trực tiếp với trƣờng, tự chi phí
toàn phần hoặc một phần các khoản học tập, sinh hoạt ) lớn gấp nhiều lần số
du học sinh theo ngân sách Nhà nƣớc và có xu hƣớng đang tăng lên nhanh
chóng trong những năm gần đây.
Việc du học nói chung và việc học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập
nói riêng không chỉ là sự nghiệp bồi dƣỡng nhân tài, nâng cao tri thức cho thế
hệ trẻ, mà còn góp phần tăng cƣờng sự giao lƣu trao đổi văn hóa, xây dựng
quan hệ hữu nghị thân thiết giữa hai nƣớc. Tại Nhật Bản, học sinh Việt Nam
có thể học và nghiên cứu về nhiều lĩnh vực nhƣ tiếng Nhật, văn hóa Nhật

2


Bản, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật pháp, công nghệ vi sinh, môi trƣờng,
kiến trúc, chế tạo máy, công nghệ thông tin…
Để đạt mục tiêu bồi dƣỡng nhân tài và gìn giữ mối quan hệ ngoại giao
giữa hai nƣớc, Việt Nam không thể không chú trọng đến việc Quản lý các đối
tƣợng du học sinh, sao cho vừa phát triển đƣợc nguồn nhân lực, vừa gìn giữ
đƣợc nguồn chất xám cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng
giàu mạnh. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng lƣợng du học sinh nhƣ những năm
gần đây, các cơ quan chủ quản Việt Nam hầu nhƣ cũng mới chỉ quản lý đƣợc
phần nào đối tƣợng du học theo diện học bổng mà chƣa có đƣợc hệ thống
quản lý và bảo vệ các đối tƣợng du học tự túc. Các vấn đề về “chảy máu chất
xám”, vấn đề định cƣ bất hợp pháp, vấn đề không an toàn đến tính mạng học
sinh sinh viên, và nhiều vấn đề khác ảnh hƣởng đến du học sinh Việt Nam
đang xảy ra ở Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chính từ thực tế
này, việc nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước về du học sinh của Việt Nam
tại Nhật bản đƣợc đề ra trong thời điểm hiện nay là vô cùng cấp thiết.
Quản lý du học sinh của Việt Nam ở nƣớc ngoài cũng chính là một nội
dung phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra những mặt còn tồn tại
trong công tác quản lý của nhà nƣớc về du học sinh đang học tập và công tác
tại nƣớc ngoài nói chung và tại Nhật Bản nói riêng, từ đó có các biện pháp
khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, Đề tài sẽ làm rõ các vấn đề sau:
i) Tại sao cần phải tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc vềdu học sinh
Việt Nam ở nƣớc ngoài trong bối cảnh hiện nay?

3


ii) Công tác quản lý nhà nƣớc về du học sinh Việt Nam tại Nhật bản
trong thời gian vừa qua còn tồn tại vấn đề gì?
iii) Nhà nƣớc cần thực hiện những biện pháp cụ thể nào để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong bối cảnh tình
hình kinh tế xã hội hiện nay?
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá công tác quản lý nhà nƣớcvề
du học sinh, sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Các cơ quan, bộ phận chức năng của Việt Nam
liên quan đến công tác quản lý du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản nhƣ: Bộ Nội
vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đối tƣợng là du học sinh,
sinh viên đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản theo diện cử đi học theo
ngân sách nhà nƣớc và đi học tự túc.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2004, khi Chỉ thị 35/2004/CT-TTg ngày
22/10/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về Tăng cường công tác quản lý người
Việt Nam học tập ở nước ngoàiđƣợc ban hành, đến năm 2014, sau khi Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra
nước ngoài học tập, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/03/2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài:
- Điều tra, thu thập tƣ liệu thực tế qua các nguồn sách báo, trang thông
tin điện tử;
- Khảo sát, phỏng vấn;
- Phân tích, tổng hợp, thống kê;
- So sánh, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế;

4


- Chuyên gia.
5. Tình hình nghiên cứu
- Ngày 22/10/2004 Thủ tƣớng Chính phủ ra Chỉ thị 35/2004/CT-
TTg về tăng cƣờng công tác quản lý ngƣời Việt Nam học tập ở nƣớc
ngoài.
- Dự thảo Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đào tạo ở nƣớc
ngoài (Ban hành kèm theo Quyết định số …/2009/QD-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ năm 2009.
- Năm 2011, Cục Đào tạo với nƣớc ngoài dƣới sự chỉ đạo của lãnh đạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự phối hợp của các cơ quan hữu quan,
đã tổ chức “Hội nghị quản lý lƣu học sinh Việt Nam đang học tập tại
nƣớc ngoài”. Tại hội nghị đã có gần 2000 khảo sát về tình hình của
du học sinh đang học tại các quốc gia khác nhau là cơ sở cho việc
đánh giá thực trạng của du học sinh đang học tập tại nƣớc ngoài và
mang đến cho Hội nghị những ý kiến, kiến nghị của du học sinh về
biện pháp làm sao để khắc phục đƣợc thực trạng hiện nay liên quan
đến công tác du học sinh Việt Nam đang học tập hiện tại và trong
tƣơng lai. 21 tham luận của cơ quan Đại diện Việt Nam tại nƣớc
ngoài đã nêu bật lên những điểm chi tiết về thuận lợi, khó khăn,
vƣớng mắc trong công tác quản lý du học sinh nói chung, sự phối
hợp giữa các cơ quan, đơn vị và các biện pháp giải quyết tổng thể
tầm vĩ mô. Các Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản,
Cộng hòa Séc, Cộng hòa Xlovakia, Campuchia, Australia, Trung
Quốc, Liên bang Nga, Thái Lan, Thụy Sỹ, Anh, Ấn Độ…đã trực tiếp
tham luận và mang đến hội nghị những ý kiến thiết thực, quý báu.
Qua Hội nghị này, các cơ quan, đơn vị đã thống nhất về phƣơng
hƣớng hành động và đƣa ra đƣợc những kế hoạch cụ thể thực hiện

5


chi tiết trong thời gian tiếp theo cho công tác quản lý du học sinh
Việt Nam tại nƣớc ngoài. Cục Đào tạo với nƣớc ngoài - Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng triển khai phần mềm trực tuyến quản lý du học sinh
Việt Nam ở nƣớc ngoài và khuyến khích tất cả các du học sinh diện
có học bổng và tự túc đều đăng ký để Cục có thể cập nhật thông tin
về tình hình du học sinh Việt Nam ở nƣớc ngoài và cung cấp các
thông tin, hỗ trợ, tƣ vấn cần thiết.
- Ngày 15 tháng 1 năm 2013 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số
05/2013/QĐ-TTg quy định việc công dân Việt Nam ra nƣớc ngoài
học tập, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/03/2013.
Tuy nhiên, ngoài các Quyết định, Quy chế và Thông tƣ ban hành về
Quản lý công dân Việt Nam ở nƣớc ngoài của Chính phủ, thì cũng chƣa
có đề tài Luận văn nghiên cứu công tác Quản lý nhà nƣớc về du học
sinh của Việt Nam tại nƣớc ngoài.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã luận giải rõ sự cần thiết của việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc
về du học sinh Việt Nam tại nƣớc ngoài nói chung và tại Nhật Bản nói riêng.
- Luận văn cũng phân tích rõ thực trạng công tácquản lý của nhà nƣớc về du
học sinh đang học tập tại Nhật Bản, những tồn tại và nguyên nhân của công
tác này.
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
du học sinh Việt Nam tại Nhật bản trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội
hiện nay.
7.Kết cấu của đề tài
Với mục tiêu, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ trên, ngoài
phần mở đầu và kết luận, đề tài đƣợc trình bày thành 3 chƣơng:

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DU HỌC SINH CỦA VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
HỌC SINH CỦA VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ



































7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU HỌC SINH CỦA VIỆT NAM TẠI
NHẬT BẢN

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Quản lý và Quản lý nhà nước:
- Quản lý là một khái niệm đƣợc xem xét ở hai góc độ:
+ Theo góc độ chính trị xã hội, quản lý đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa tri thức
với lãnh đạo, vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ
chế đúng, hợp ý thì xã hội phát triển, ngƣợc lại, cơ chế sai thì xã hội phát triển
chậm hoặc rối ren.
+ Theo góc độ hành động, quản lý đƣợc hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều
hành.
Theo C.Mác, quản lý, quản lý xã hội là chức năng đƣợc sinh ra từ tính chất xã
hội hóa lao động. Ngƣời viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều
cần một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác
với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ

cầm điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng”
(trích C.Mác – Ănghen toàn tập, NXB CTQG, Sự thật, 1993, tập 23)
+ Từ cơ sở lý luận trên, ta thấy quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá
trình xã hội và hành vi của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và
phù hợp với quy luật khách quan.
- Quản lý nhà nước:

8

+ Quản lý nhà nƣớc ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc là sự quản lý
của nhà nƣớc đối với xã hội và công dân.
+ Quản lý nhà nƣớc là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực
nhà nƣớc, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nƣớc có
trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nƣớc, do các cơ quan nhà
nƣớc (lập pháp, hiến pháp, tƣ pháp) có tƣ cách pháp nhân công pháp (công
quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nƣớc đã giao cho trong việc tổ chức và
điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.
1.1.2. Du học sinh
Du học sinh là công dân Việt Nam đang đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài là
học sinh, sinh viên, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, tu
nghiệp sinh và học viên dự các khóa học bồi dƣỡng ngắn hạn. Du học sinh
gồm 2 nhóm:
1.1.2.1. Du học sinh tự túc:
Du học sinh tự túc là công dân Việt Nam đang đƣợc đào tạo ở nƣớc
ngoài bằng kinh phí tự túc (toàn phần hoặc một phần); kinh phí của cá nhân,
tổ chức nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp ngoài quốc doanh tài trợ trực tiếp cho
ngƣời học bằng nguồn kinh phí khác không qua Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.1.2.2. Du học sinh được cấp học bổng:
Du học sinh học bổng là ngƣời đi học nƣớc ngoài đƣợc nhận toàn phần
hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên
quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí sau đây:
- Ngân sách nhà nƣớc thông qua các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng, cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà
nƣớc;

9

- Học bổng trong khuôn khổ Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam
với nƣớc ngoài hoặc với tổ chức quốc tế;
- Học bổng do Chính phủ nƣớc ngoài, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ
Việt Nam.
1.1.2.3. Các chương trình học bổng Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong các quốc gia cung cấp nhiều học bổng nhất cho
sinh viên Việt Nam. Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho –
MEXT Scholarship) đƣợc lập ra và cung cấp cho sinh viên nƣớc ngoài từ năm
1954. Đây là học bổng toàn phần phổ biến nhất mà sinh viên có thể xin đƣợc.
Ngoài học bổng MEXT, sinh viên có nguyện vọng du học tại Nhật Bản còn có
thể nộp đơn xin một số học bổng khác nhƣ học bổng JDS do Cơ quan hợp tác
quốc tế của Nhật (JICA) cấp, học bổng của Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật
Bản (AIEJ), học bổng của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), hay nhiều
trƣờng Đại học, các Doanh nghiệp và cá nhân khác.
Các học bổng này có thể là học bổng toàn phần hay học bổng bán phần.
Học bổng toàn phần bao gồm tiền vé máy bay khứ hồi, tiền học phí, trợ giúp
nghiên cứu, sinh hoạt phí. Học bổng bán phần thƣờng chỉ hỗ trợ sinh viên tiền
học phí hoặc một khoản trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Tùy theo loại học bổng,
số tiền trợ cấp du học sinh có thể nhận nằm trong khoảng từ 50.000 tới

180.000 Yên mỗi tháng.
Để nhận đƣợc học bổng, ngoài thành tích học tập tốt, ngƣời nộp đơn
còn phải biết chọn cho mình trƣờng học đúng nguyện vọng, khả năng, và đặc
biệt quan trọng là nghệ thuật phỏng vấn và thi tuyển học bổng.
- Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho – MEXT
Scholarship) gồm: Học bổng cho các nhà lãnh đạo trẻ (YLP – Young
Leader Program), Học bổng nghiên cứu sinh, Học bổng đào tạo giáo viên,

10

Học bổng dành cho sinh viên đại học, cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật,
sinh viên trung cấp, Học bổng dành cho sinh viên học về Nhật Bản.
- Học bổng của AIEJ (Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản) do các nhà tài
trợ cung cấp, gồm: Học bổng sau đại học, Học bổng đại học, Học bổng
dành cho sinh viên trao đổi ngắn hạn. Tên của học bổng đƣợc gắn với tên
của các nhà tài trợ nhƣ: Jinnai International Student Scholarship Program,
Kansai International Student Scholarship Program, The Japan Security
Scholarship Foundation JSSF Education Awards for Overseas Students.
- Học bổng JDS: Chƣơng trình JDS dành cho các cán bộ trẻ đang làm việc
tại các cơ quan Nhà nƣớc, các nhà nghiên cứu và các cá nhân, những
ngƣời sau khi học xong có thể trở thành các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
công tác của họ hoặc trở thành các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Đây cũng
là một học bổng toàn phần dành cho đối tƣợng thạc sĩ.
- Học bổng AYF: Học bổng Thanh niên Châu Á (Asian Youth Fellowship)
là học bổng của Chính phủ Nhật Bản cung cấp thông qua Trung tâm Châu
á của Quỹ Nhật Bản, nhằm mục đích chuẩn bị cho chƣơng trình sau đại
học tại Nhật Bản cho những sinh viên Châu Á. Mục đích của chƣơng trình
là phát triển nguồn nhân lực cho hợp tác và phát triển khu vực, cũng nhƣ
tăng cƣờng hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc Châu Á.
1.1.3. Quản lý du học sinh

Khác với một số quốc gia khác nhƣ Anh quốc, Mỹ, Úc, Canada,
Singapore…, Nhật bản chƣa mở rộng tuyển học sinh quốc tế dƣới 18 tuổi. Học
sinh Việt nam sang Nhật bản bắt đầu từ sau tốt nghiệp phổ thông trung học. Vì
vậy, khái niệm quản lý du học sinh ở đây không mang nghĩa “giám hộ”. Quản lý
du học sinh là quản lý công dân Việt Nam đang học tập ở nƣớc ngoài.
Quản lý du học sinh là thực hiện công tác phổ biến đầy đủ tới du học
sinh mọi quyền lợi và nghĩa vụ của du học sinh trong thời gian sinh sống và

11

học tập ở nƣớc ngoài; hƣớng dẫn du học sinh tuân thủ luật pháp của nƣớc sở
tại; giáo dục tƣ tƣởng chính trị cho du học sinh về đƣờng lối và chủ trƣơng
của Đảng và nhà nƣớc Việt nam;
Quản lý du học sinh là giúp đỡ du học sinh giải quyết các thủ tục hành
chính, thủ tục lãnh sự, đặc biệt trong trƣờng hợp du học sinh gặp rủi ro, tai
nạn ở nƣớc sở tại;
Quản lý du học sinh là động viên lƣu học sinh học tập tốt để mang kiến
thức về phục vụ đất nƣớc, phục vụ bản thân và gia đình.
Quản lý du học sinh (theo ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trƣởng Cục Đào
tạo với nƣớc ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo) là nhằm mục đích giúp đỡ bảo
vệ công dân của ta đang học tập và sinh sống ở nước ngoài để du học sinh
học tốt, mang kiến thức về phục vụ đất nước, phục vụ bản thân và gia đình.
Nhìn chung, đa số du học sinh Việt Nam ở nƣớc ngoài đều xác định rõ
ràng động cơ học tập, có lập trƣờng quan điểm vững vàng, ý thức kỉ luật tốt,
chăm chỉ học tập, nghiên cứu, chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc đối với
du học sinh ở nƣớc ngoài. Nhiều du học sinh có thành tích phấn đấu, rèn
luyện tốt đã đƣợc Đại sứ quán Việt Nam tại các nƣớc tuyên dƣơng,
khenthƣởng. Một số du học sinh đã đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt
Nam ngay tại nƣớc đang theo học. Các du học sinh đều có tinh thần cộng
đồng cao, hăng hái tham gia vào các hoạt động tập thể và các hoạt động

hƣớng về quê hƣơng đất nƣớc…Tại nhiều nƣớc đã thành lập đƣợc Hội sinh
viên Việt Nam, Hội Lƣu học sinh với nhiều hoạt động gắn kết các thành viên
là du học sinh. Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ các du học sinh
chƣa đến làm thủ tục đăng kí công dân tại Cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc
ngoài, không làm thủ tục xin gia hạn thời gian học tập, không báo cáo khi về
nƣớc công tác, phần lớn du học sinh diện tự túc kinh phí không đến làm thủ

12

tục đăng kí công dân nên công tác thống kê, quản lý du học sinh đang gặp
nhiều khó khăn trở ngại mà đối tƣợng chịu thiệt thòi lại chính là du học sinh.
Như vậy, quản lý nhà nước về du học sinh là sự chỉ huy, điều hành xã hội để
thực hiện quyền lực nhà nước, tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp
luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao
cho trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của du học
sinh Việt nam ở nước ngoài.
1.2. Sự cần thiết của quản lý du học sinh nói chung
Những năm gần đây, số lƣợng ngƣời Việt Nam học tập ở nƣớc ngoài (du
học sinh) ngày càng tăng. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để góp phần xây
dựng và phát triển đất nƣớc sau này. Đa số du học sinh có ý thức chính trị tốt,
nỗ lực học tập, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt lành mạnh;
tích cực hƣởng ứng các hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng và Nhà nƣớc và các hoạt động theo sự hƣớng dẫn của các cơ quan đại
diên của ta ở nƣớc ngoài. Kết quả học tập và rèn luyện của du học sinh đƣợc
các cơ sở đào tạo nƣớc ngoài đánh giá cao.
Theo thống kê chƣa đầy đủ của Cục đào tạo với nƣớc ngoài, năm 2012 có
hơn 100 nghìn du học sinh Việt Nam đang học tập ở nƣớc ngoài, trong đó khoảng
hơn 90% là du học tự túc. Cục đào tạo với nƣớc ngoài đang trực tiếp quản lý
khoảng 6.000 du học sinh đang học tập, nghiên cứu tại 47 nƣớc trên thế giới. Năm
2013, số lƣợng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là hơn 8.000 ngƣời.

Nhìn chung, đa số du học sinh xác định rõ ràng động cơ học tập, có lập
trƣờng quan điểm vững vàng, ý thức kỉ luật tốt, chăm chỉ học tập, nghiên cứu,
chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc đối với du học sinh ở nƣớc ngoài.
Nhiều du học sinh có thành tích phấn đấu, rèn luyện tốt đã đƣợc Đại sứ quán
Việt Nam tại các nƣớc tuyên dƣơng, khen thƣởng. Một số du học sinh đã
đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại nƣớc đang theo học. Các

13

du học sinh đều có tinh thần cộng đồng cao, hăng hái tham gia vào các hoạt
động tập thể và các hoạt động hƣớng về quê hƣơng đất nƣớc…Tại nhiều nƣớc
đã thành lập đƣợc Hội sinh viên Việt Nam, Hội Lƣu học sinh với nhiều hoạt
động gắn kết các thành viên là du học sinh.
Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ các du học sinh chƣa đến làm
thủ tục đăng kí công dân tại Cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc ngoài, không
làm thủ tục xin gia hạn thời gian học tập, không báo cáo khi về nƣớc công tác,
phần lớn du học sinh diện tự túc kinh phí không đến làm thủ tục đăng kí công
dân nên công tác thống kê, quản lý du học sinh đang gặp nhiều khó khăn trở
ngại mà đối tƣợng chịu thiệt thòi lại chính là du học sinh.
Bên cạnh những mặt tích cực, còn một số du học sinh học tập kém, vi
phạm pháp luật của nƣớc sở tạo và quy chế của sở đào tạo, gây dƣ luận xấu về
cộng đồng du học sinh; một số du học sinh chƣa về nƣớc sau khi đã hoàn
thành chƣơng trình học tập; một số bị các tổ chức và cá nhân xấu lôi kéo tham
gia các hoạt động xuyên tạc đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
Việt Nam.
Nguyên nhân là do công tác quản lí nhà nƣớc về du học sinh còn bất
cập; sự chỉ đạo và phối hợp giữa các Bộ, ngành chức năng chƣa chặt chẽ. Ở
một số nơi, vai trò của tổ chức Đảng và Đoàn thanh niên trong quản lí du học
sinh còn mờ nhạt, chƣa có đầy đủ cơ chế, chính sách nhắm khai thác tốt
nguồn nhân lực đã đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài.

Từ đó cho thấy, vấn đề quản lý du học sinh theo diện học bổng hiện đã
và đang đƣợc làm tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, quản lý đối tƣợng du học sinh tự
túc nhƣ thế nào lại đang là vấn đề nan giải. Hiện chúng ta có bao nhiêu du học
sinh tự túc, những ngƣời này theo học những ngành nào, chúng ta không biết,
đại sứ quán không biết, bên nƣớc ngoài cấp visa cũng không có thống kê. Do
đó, việc tăng cƣờng quản lý du học sinh tự túc là để có thông tin để từ đó có

14

thể tạo điều kiện tốt hơn cho du học sinh đồng thời giúp các nhà hoạch định
chính sách trong vấn đề định hƣớng đào tạo nhân lực, giúp cho những ngƣời
sắp đi học nƣớc ngoài biết xu thế ngành nghề hiện nay. Điều quan trọng là có
giải pháp để có đủ hấp dẫn thu hút những ngƣời học ở mọi nguồn khác nhau
về cống hiến cho đất nƣớc.
1.3. Kinh nghiệm quản lý du học sinh của các nƣớc trên thế giới
Các nƣớc trên thế giới quản lý du học sinh thông qua hệ thống khai báo trực
tuyến trên website của Bộ Tƣ pháp (Cục quản lý xuất nhập cảnh) và Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của họ ở nƣớc ngoài
(Đại sứ quán) cũng có đƣờng dây liên lạc trực tuyến thông suốt 24/24 để kịp
thời hỗ trợ du học sinh của họ ở nƣớc sở tại.
Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cũng đƣợc các trƣờng phối hợp chặt chẽ
với Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản để cập nhật tình hình cƣ trú và học
tập vào tháng 4 hàng năm.


15

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN


Theo số liệu của Tổ chức Các dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đƣa
ra vào ngày 25/03/2014, hiện nay lƣợng Du học sinh Việt Nam đang học tại
Nhật Bản là khoảng hơn 6.290 sinh viên, theo 6 chƣơng trình chủ yếu:
2. Du học sinh nghiên cứu sinh,
3. Du học sinh Đại học,
4. Du học sinh Cao đẳng,
5. Du học sinh trung học chuyên nghiệp,
6. Du học sinh ngành tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản,
7. Du học sinh ngành giáo dục.
Bảng 2.1: Thống kê: Du học sinh Việt nam tại Nhật Bản
Năm
Số học sinh
quốc tế tại
Nhật Bản
Số học sinh
Trung Quốc tại
Nhật Bản
Số học sinh
Hàn Quốc tại
Nhật Bản
Số học sinh
Đài Loan tại
Nhật Bản
Số học sinh
Việt Nam tại
Nhật Bản
2004
117.302
77.713

15.533
4.096
1.570
2005
121.812
80.592
15.606
4.134
1.745
2006
117.927
74.292
15.974
4.211
2.119
2007
118.498
71.277
17.274
4.686
2.582
2008
123.829
72.766
18.862
5.082
2.873
2009
132.720
79.082

19.605
5.332
3.199
2010
141.774
86.173
20.202
5.297
3.597
2011
138.075
87.533
17.640
4.571
4.033
2012
137.756
86.324
16.651
4.617
4.373
2013
135.519
81.884
15.304
4.719
6.290
Nguồn: Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật bản (JASSO)

16


2.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực đào tạo ở nƣớc ngoài
Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban
hành các văn bản sau quy định đối với công tác quản lý du học sinh Việt Nam
tại nƣớc ngoài:
- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
- Chỉ thị số 270-CT ngày 23/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng
(nay là Thủ tƣớng Chính phủ) về việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở
nƣớc ngoài trong tình hình mới.
- Quyết định số 957/1997/QD-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tƣớng
Chính phủ cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề ngƣời
Việt Nam đã xuất cảnh nhƣng không về nƣớc đúng hạn.
Việc “chảy máu chất xám” từ lâu đã xảy ra, trƣớc khi Chính phủ Việt
Nam có quyết định ngày 11/11/1997 và xem đây là điều tiên quyết trong việc
kiểm soát các du học sinh, quyết định nhằm hạn chế và chấm dứt việc du học
sinh có ý định ở quá thời hạn hay có ý định không quay về nƣớc sau khi đã
hoàn tất khoá học. Theo đó, tất cả các du học sinh đƣợc Nhà nƣớc gửi đi du
học bắt buộc phải quay về nƣớc ngay lập tức, sau khi khoá học kết thúc.
Những ngƣời đã nhận học bổng du học, không phân biệt từ nguồn nào, nếu
không thực hiện đúng điều này sẽ phải hoàn trả lại cho Nhà nƣớc giá trị tƣơng
đƣơng với học bổng mà họ đã nhận.
- Quyết định 23/2001/QD-BGD&DT ngày 28/6/2001 về việc ban hành
Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài của
Bộ GD-ĐT
- Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang đƣợc đào tạo ở nƣớc
ngoàiBan hành kèm theo Quyết định số 23 /2001/ QĐ-BGD&ĐT ngày
28/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ thị 35/2004/CT-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ
về tăng cƣờng công tác quản lý ngƣời Việt Nam học tập ở nƣớc ngoài.


17

- Dự thảo Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đào tạo ở nƣớc ngoài
(Ban hành kèm theo Quyết định số …/2009/QD-TTg của Thủ tƣớng Chính
phủ năm 2009.
- Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Thủ
tƣớng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập,
có hiệu lực thi hành từ ngày 10/03/2013.
- Thông tƣ 23/2013/TT-BGDĐT do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về tổ chức bồi dƣỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ
bồi dƣỡng nghiệp vụ tƣ vấn du học ngày 28/06/2013.
Theo đó, trong thời gian qua, có một số du học sinh học tập kém, vi
phạm pháp luật nƣớc sở tại, không chịu về nƣớc sau khi đã học xong, bị lôi
kéo vào những hoạt động xấu Vì vậy, Thủ tƣớng chỉ thị Bộ Giáo dục - Đào
tạo phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin về tình hình học sinh du học nƣớc
ngoài, đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan hữu quan của nƣớc sở tại để có biện
pháp quản lý thích hợp; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành hữu quan sửa
đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về công tác quản lý du học sinh, hoạt động
dịch vụ du học nƣớc ngoài; xây dựng, trình Chính phủ kế hoạch tổng thể về
đào tạo, quản lý du học sinh. Chỉ thị của Thủ tƣớng cũng nêu rõ các cơ quan
đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi cho du học sinh về lợi ích và nghĩa vụ của việc đăng ký công dân, hƣớng
dẫn du học sinh cách đăng ký; mở rộng quan hệ với các cơ sở đào tạo và
chính quyền nƣớc sở tại để nắm tình hình du học sinh; tăng cƣờng thông tin,
tham mƣu cho các cơ quan chức năng về những lĩnh vực và cơ sở đào tạo có
uy tín của nƣớc sở tại
Chỉ thị 35 về việc quản lý du học sinh là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài
là văn bản có cơ sở pháp lý đầu tiên để các bộ ngành liên quan cùng nhau đƣa
ra những thông tƣ phối hợp liên ngành đề thực hiện.


18

2.1.1.Chính sách, pháp luật về tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước
ngoài học tập:
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam
ra nƣớc ngoài học tập bằng các nguồn kinh phí sau đây: a) Học bổng ngân
sách nhà nƣớc theo các đề án, dự án đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt; b) Học bổng theo Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với
nƣớc ngoài hoặc với tổ chức quốc tế; c) Học bổng do Chính phủ nƣớc ngoài
các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá
nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện tuyển sinh và cử công dân
Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập bằng ngân sách nhà nƣớc cấp sau khi có ý
kiến thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lƣợng, trình độ, ngành nghề
cử đi học.
Cơ quan, tổ chức cử công dân Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập, tổ chức
cung cấp dịch vụ tƣ vấn du học và gửi công dân Việt Nam là du học sinh tự
túc ra nƣớc ngoài học tập thực hiện cử hoặc cung cấp dịch vụ tƣ vấn du học
và gửi công dân Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập theo thỏa thuận bằng văn
bản với ngƣời đi học thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 5 Quyết
định 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/1/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Trƣớc ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức quy định tại Khoản 2 và 3
Điều 4 Quyết định 05 gửi báo cáo về việc tuyển sinh và cử công dân Việt
Nam ra nƣớc ngoài học tập về Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức dịch vụ tƣ
vấn du học gửi báo cáo hoạt động về Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở,
đồng thời, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi quản lý và tổng hợp
thông tin, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣớc ngày 15 tháng 02 hàng năm,
Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ về việc công dân

Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập.

19

Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh do Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và quản lý. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều
2 Quyết định 05 có trách nhiệm cung cấp thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ
liệu điện tử quản lý du học sinh.
Công dân Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập thực hiện đăng ký thông tin du
học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh ngay sau khi đến
nƣớc ngoài học tập và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận tƣơng đƣơng văn bằng do
cơ sở giáo dục nƣớc ngoài cấp trên cơ sở thông tin do công dân Việt Nam ra nƣớc
ngoài học tập đăng ký vào Hệ thống dữ liệu điện tử quản lý du học sinh.
Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý du học sinh Việt Nam ở trong nƣớc và
nƣớc ngoài, tổ chức cử hoặc cung cấp dịch vụ tƣ vấn du học và gửi ngƣời
Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập thực hiện việc đăng ký thông tin du học sinh
vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý du học sinh.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài có trách nhiệm: Hỗ trợ đăng ký
công dân, bảo hộ công dân đối với du học sinh và giải quyết kịp thời những
vấn đề về quyền và trách nhiệm của du học sinh theo quy định; Giúp đỡ, động
viên du học sinh học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, giữ gìn và
góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nƣớc; phổ
biến, hƣớng dẫn, kiểm tra lƣu học sinh thực hiện chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc và các quy định tại Quyết định 05; giáo dục chính trị, tƣ
tƣởng, bảo đảm các hoạt động đoàn thể của lƣu học sinh theo sự hƣớng dẫn
của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Việt Nam; Phát triển và mở
rộng quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo và chính quyền nƣớc sở
tại; tìm kiếm và khai thác các nguồn học bổng cho Việt nam; nghiên cứu
chính sách, hệ thống giáo dục của nƣớc sở tại để tham mƣu cho Chính phủ và

các cơ quan liên quan trong việc phát triển giáo dục Việt Nam cũng nhƣ việc
gửi du học sinh đi học những ngành nghề, lĩnh vực và trình độ phù hợp với
khả năng đào tạo của nƣớc sở tại và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân

×