Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.11 KB, 50 trang )

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts. Phạm Văn Tuyết. Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam. Nxb Tư
pháp. Năm 2007.
2. Ts Đỗ Văn Đại – PGS Ts Mai Hồng Quỳ. Tư pháp quốc tế Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc
gia 2010.
3. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Giáo trình Tư pháp quốc tế. Nxb Công an nhân dân 2008.
4. Ths. Trần Vũ Hải. Các nội dung chưa hợp lý trong luật kinh doanh bảo hiểm. Tạp chí
nghiên cứu lập pháp số 130 tháng 9 năm 2008.
5. Tạp chí thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Việt Nam số 4 năm 2010
6. Chương trình phát triển Liên hợp quốc. Báo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác
động của tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính: ngành bảo hiểm.
7. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam
kết gia nhập của Việt Nam.
8. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992.
9. Bộ luật dân sự 2005.
10. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
11. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm 2010.
12. Luật hàng hải 2005.
13. Luật hàng không dân dụng 2006.
14. Nghị định 45/2007/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật kinh doanh
bảo hiểm.
15. Nghị định 46/2007/NĐ – CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
16. Thị trường bảo hiểm 2008: Tăng trưởng trong thách thức, khó khăn
/>kho-khan/ct-325079
17.
18.
him-hang-hoa-xut-nhp-khu-ngoai-tm-vi-ca-dn-&catid=20%3Atin-lien-
quan&Itemid=32&lang=en
/>chay-theo-trao-luu.html
LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều rủi ro mà con người khó có thể phòng tránh được
như rủi ro về thiên tai, bệnh tật,…. Một trong những biện pháp chia sẻ rủi ro mà con
người tìm đến là bảo hiểm.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động bảo hiểm không còn bó hẹp trong
mỗi quốc gia. Ngày càng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,
cung cấp đa dạng các sản phẩm bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có
nhu cầu vươn ra thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực, cũng như thế giới. Những
hoạt động này đều là những hoạt động bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Hầu hết chúng
được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
Sự ra đời của bảo hiểm gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trong
đời sống và sản xuất, rủi ro luôn là nguy cơ tiềm ẩn thường xuất hiện và đưa con người
vào trạng thái bất ổn về tài chính. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tài chính nhằm khắc
phục tình trạng trên cho người đã tham gia bảo hiểm trên cơ sở huy động số đông cá
nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm để xây dựng quỹ bảo hiểm. Bằng quỹ bảo hiểm này có
thế bù đắp một phần nào thiệt hại do rủi ro gây ra đối với người tham gia bảo hiểm. Do
đó, bảo hiểm là một biện pháp hữu hiệu và chắc chắn để góp phần khắc phục hậu quả về
tài chính do rủi ro mang đến, bình ổn cuộc sống, đem lại sự yên tâm cho những người
tham gia bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là những thỏa thuận có tính đặc thù và
chịu sự điều chỉnh phức tạp của pháp luật. Hơn nữa, hiện nay, chưa có một văn bản pháp
luật nào trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội này. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật trở nên
khó khăn. Với những lý do đó, em đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng
bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài khóa luận.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài trên cơ sở xem xét các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Bộ luật dân
sự 2005, các Điều ước quốc tế và các văn bản có liên quan khác. Trên cơ sở đó, khóa luận
đưa ra những đánh giá sơ bộ về những quy định về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài, qua đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng

bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin,
quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó, tác
giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp
so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích lịch sử.
4. Bố cục và nội dung cơ bản:
Ngoài phần Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa
luận được triển khai theo 2 chương sau:
- Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và pháp luật về
hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài và một số
giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
1.1.1 Khái lược sự hình thành và phát triển của bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài:
Bảo hiểm là một quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo
hiểm được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi
ro của người được bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc trả
tiền cho người thụ hưởng những tổn thất trong phạm vi bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm
xảy ra, từ số tiền mà những người mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp
bảo hiểm.
Bảo hiểm có yếu tố nước ngoài góp mặt trên thị trường Việt Nam ngay từ những
ngày đầu tiên của thị trường bằng sự tham gia của các công ty bảo hiểm của Pháp và Mỹ.
Cho tới nay, trên thị trường Việt Nam mở cửa, bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đã có nhiều
phát triển.

Sau kháng chiến chống Pháp, tại thị trường miền Bắc, chỉ có duy nhất một đại lý
cho công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc (tiền thân của Bảo Việt ngày nay). Thị
trường bảo hiểm miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy phát triển hơn thị trường miền Bắc với
sự hoạt động của hơn 50 doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau và hầu hết là các doanh
nghiệp nước ngoài. Bằng Quyết định số 176/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính
phủ, công ty bảo hiểm Bảo Hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) ra đời và đi vào hoạt
động, với hoạt động chủ yếu là tiến hành các hoạt động bảo hiểm mang tính đối ngoại:
bảo hiểm Nhà nước về hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và đội tàu biển của Việt
Nam. Thời gian này, Bảo Việt giữ thế độc quyền trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tiếp theo đó, Nghị định 100/CP ngày 19/12/1993 của Chính Phủ quy định về kinh
doanh bảo hiểm ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành một thị trường bảo
hiểm hoàn chỉnh ở Việt Nam. Nghị định 100/CP đã quy định rõ về địa vị pháp lý của các
doanh nghiệp bảo hiểm, chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho nhiều doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đáng chú ý là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài Từ năm 1993 đến 1999 ngoài Bảo Việt nhà nước đã cấp phép hoạt động cho
hàng loạt doanh nghiệp như Bảo Minh, VINARE, Bảo Long, PJICO, PVI, PTI. Cùng thời
gian này, 3 công ty liên doanh gồm VIA (Bảo Việt và công ty của Nhật), UIC (Bảo Minh
và công ty của Nhật) và công ty môi giới BV – AON cũng được gia nhập thị trường bảo
hiểm Việt Nam. Như vậy, từ thời điểm Nghị định 100/CP ra đời, hàng loạt các doanh
nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động, trong đó sự ra đời của các doanh nghiệp bảo
hiểm có yếu tố nước ngoài, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của bảo hiểm
có yếu tố nước ngoài nói riêng và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, Nghị định 100/CP còn quy định chung chung, đặc biệt các vấn đề xung
quanh hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài không được đề
cập chi tiết, cụ thể. Thêm vào đó, Nghị định 100/CP chưa đáp ứng được yêu cầu với sự
phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam lúc này. Luật kinh doanh bảo hiểm
2000 ra đời nhằm khắc phục những hạn chế đó. Một trong những nội dung chủ yếu của
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 là quy định về hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, Luật
này còn ghi nhận việc dẫn chiếu áp dụng đến Bộ Luật dân sự và các quy định khác có
liên quan, tạo cơ sở thống nhất cho việc điều chỉnh quan hệ bảo hiểm, trong đó có hợp

đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở pháp lý được hoàn thiện, thị trường bảo
hiểm có yếu tố nước ngoài phát triển mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn này, nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã cấp phép cho 1 công ty
bảo hiểm cổ phần ngoài quốc doanh (Viễn Đông) và 2 công ty phi nhân thọ 100% vốn
nước ngoài (Alianz, Group Pama), 4 công ty bảo hiểm nhân thọ (Bảo Minh CMG,
Prudential, Manu Life, AIA) và tiếp tục cấp phép cho các công ty liên doanh khác: Việt
Úc, SVI, IAI. Những doanh nghiệp bảo hiểm này tham gia vào thị trường Việt Nam
không những gia tăng về số lượng mà còn có hiệu quả kinh doanh cao. Năm 2004, Công
ty Prudential Việt Nam (doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ) có mức lãi 61 tỷ đồng sau 5 năm hoạt động tại Việt Nam.
Giai đoạn 2005 – 2006 được coi là bước đệm cho tiến trình hội nhập kinh tế thế
giới của Việt Nam cũng như lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm, đón nhận sự tham gia
của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được
cấp phép hoạt động như AIG, QBE, ACE, Liberty, ACE Life, Prevoir, New york Life.
Trong giai đoạn này, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bị chi phối bởi các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về cả số lượng doanh nghiệp lẫn thị phần. Trên thị
trường bảo hiểm nhân thọ chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là
Bảo Việt Nhân Thọ, còn lại là 7 công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài.
Tính đến hết năm 2005, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường
như sau: Doanh nghiệp nhà nước 37,5%, công ty liên doanh 3,5%, công ty 100% vốn đầu
tư nước ngoài 59%.
1
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2007), theo thống
kê từ Bộ tài chính, cho tới năm 2008, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 11 doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ, 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm
và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với tổng số vốn chủ sở hữu gần 18.000 tỷ đồng;
trong đó 21 doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài, bao gồm: phi nhân thọ có 11
doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài (4 liên doanh), nhân thọ có 10 doanh nghiệp
bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, môi giới bảo hiểm có 4 doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.

2
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ năm 2010 đạt 13.792 tỉ
đồng. Cùng với Bảo Việt, Prudential (5.374 tỉ đồng) và Manulife (1.460 tỉ đồng) là 3
doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường.
Những số liệu trên cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự phát triển mạnh
mẽ về chất lượng và số lượng doanh nghiệp bảo hiểm. Sự phát triển của doanh nghiệp
1 Chương trình phát triển Liên hợp quốc. Báo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương
mại dịch vụ tài chính: ngành bảo hiểm, tr. 15.
2 Thị trường bảo hiểm 2008: Tăng trưởng trong thách thức, khó khăn
/>khan/ct-325079
bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt các hợp đồng bảo hiểm được kí kết. Trên thị
trường bảo hiểm nhân thọ, Prudential và Manulife – hai doanh nghiệp bảo hiểm 100%
vốn nước ngoài – luôn là những doanh nghiệp dẫn đầu. Tính đến cuối năm 2009,
Prudential chiếm hơn 40% thị phần bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Năm 2010, tổng số hợp
đồng có hiệu lực đến cuối kì đạt 4.2941.040 hợp đồng. Trong đó, Prudential và Manulife
là những doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều hợp đồng bảo hiểm tính theo sản phẩm chính:
Prudential 1.808.442 hợp đồng và Manulife 342.660 hợp đồng.
3
Thêm vào đó, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực bảo hiểm có
yếu tố nước ngoài. Lịch sử bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có từ lâu.
Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty
Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của
nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, hai công ty bảo hiểm là
INGOSTRACKH của Liên Xô (cũ) và PICC Trung Quốc trong thời gian này cũng tham
gia bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo
hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn
ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm
xuống. Tính đến cuối năm 2000, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được
4,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 23,26% kim ngạch hàng nhập khẩu. Còn tính đến
cuối năm 2010, Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng

35% kim ngạch hàng nhập, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được bảo hiểm khoảng 5%.
4
Ngoài ra, bảo hiểm có yếu tố nước ngoài còn bao gồm hoạt động bảo hiểm của các
doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Hoạt động này được bắt đầu từ năm
2004 với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước
ngoài của công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Cho tới nay, doanh nghiệp bảo hiểm này
đã ký kết được rất nhiều hợp đồng bảo hiểm cho các đối tác tại nước ngoài với giá trị mỗi
3 />nam-nam-2010.html
4 />khu-ngoai-tm-vi-ca-dn-&catid=20%3Atin-lien-quan&Itemid=32&lang=en
hợp đồng lên đến hàng trăm triệu USD. Hiện nay, khi thị trường bảo hiểm trong nước có
sự cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã hướng tới việc khai
thác các thị trường bảo hiểm nước ngoài khác như Lào, Campuchia…
5
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có vai trò tích cực trong việc phát triển thị trường
bảo hiểm ở Việt Nam:
- Thứ nhất, bảo hiểm có yếu tố nước ngoài đã làm tăng tính cạnh tranh cho thị trường bảo
hiểm, tạo sức ép cho bảo hiểm trong nước phát triển.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với
nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên
thị trường. Đặc trưng của nền kinh tế này là sự tự do cạnh tranh. Sự ra đời và phát triển
của bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có nhiều ý nghĩa trong việc phát triển một nền kinh tế
thị trường ở nước ta, buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng khả năng cạnh tranh
của mình. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam
đều là các doanh nghiệp có chỉ số năng lực cạnh tranh rất cao như: tiềm lực tài chính dồi
dào; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp; hệ thống quản lý rủi ro,
công nghệ khoa học, tiên tiến. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, các doanh nghiệp
bảo hiểm nước ngoài sẽ cung cấp các dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao cho thị trường.
Khi đó, người mua bảo hiểm có nhiều sự lựa chọn hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước nếu không tự nâng cao năng lực của mình, đưa ra thị trường những sản phẩm bảo

hiểm tốt cho khách hàng lựa chọn thì sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp
nước ngoài.
- Thứ hai, bảo hiểm nước ngoài đem đến cho thị trường bảo hiểm trong nước nhiều sản
phẩm bảo hiểm mới, làm gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Theo thống kê, năm 2007,
trên thị trường có trên 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 100 sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ được chào bán trên thị trường, thuộc 3 loại hình bảo hiểm là: Bảo hiểm tài sản,
5 />Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Bảo hiểm con người phi nhân thọ. Riêng loại hình bảo
hiểm nhân thọ, chủng loại sản phẩm cũng luôn được cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của người dân. Trong đó, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp vùa có tính tiết kiệm
vừa có tình rủi ro là sự lựa chọn phổ biến của người mua bảo hiểm. Năm 2009 là năm
bùng nổ sản phẩm bảo hiểm mới, 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 50 sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ mới đưa ra thị trường, tạo sự lựa chọn và phục vụ chăm sóc khách hàng
ngày một tốt hơn. Những tháng đầu năm 2011, thị trường bảo hiểm sôi động với việc
tung ra thị trường hàng loạt các gói bảo hiểm mới, lạ để thu hút khách hàng của cả doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Mới đây, Công ty Bảo hiểm Liberty – doanh
nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài đã chính thức giới thiệu sản phẩm bảo
hiểm sức khỏe mới mang tên Liberty MediCare dành cho các doanh nghiệp, tổ chức và
gia đình tại Việt Nam.
- Thứ ba, sự góp mặt của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam cũng chính
là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước học hỏi kinh nghiệm. Nếu như đem
so sánh với sự phát triển hàng trăm năm của lịch sử bảo hiểm thế giới nói chung và của
các tập đoàn bảo hiểm quốc tế nói riêng thì sự hình thành và phát triển của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn quá non trẻ. Do vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam trở
thành sân chơi quốc tế cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước học tập
được kinh nghiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong việc phát triển sản
phẩm, phát triển kênh phân phối (qua môi giới và đại lý bảo hiểm) kinh nghiệm quản lý
rủi ro, sử dụng công nghệ thông tin và thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng.
- Thứ tư, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế có sử dụng phương tiện vận tải đường biển thì bảo hiểm có yếu tố nước ngoài
có vai trò quan trọng. Phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có điều khoản

thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế INCOTERMS. Nếu hợp đồng này có áp
dụng các điều kiện CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước) hoặc điều kiện CIP (cước phí bảo
hiểm và trả tới) thì việc thực hiện một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó phải kèm
theo việc thực hiện một hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển. Nếu bên có
nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với
việc bảo hiểm hàng hóa thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị vi phạm.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
a. Khái niệm của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Bộ luật dân sự 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 cũng như các văn bản pháp lý
có liên quan đều không đưa ra định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài mà
chỉ đề cập đến các khái niệm: “hợp đồng bảo hiểm” và “quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài” như sau:
Bộ luật dân sự 2005 có ghi nhận tại Điều 567: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải
trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Còn
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, tại Điều 12, cũng đưa ra khái niệm: “Hợp đồng bảo
hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó, bên
mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm”. Mặc dù, về hình thức câu chữ khác nhau, nhưng có thể thấy, hai khái niệm này
cùng có sự thống nhất về bản chất của hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận của bên mua
bảo hiểm và bên doanh nghiệp bảo hiểm; cùng nêu ra được cơ chế thực hiện hợp đồng
bảo hiểm.
Tại Điều 758 Bộ Luật dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm: “quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự
giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Trên cơ sở sự tiếp cận trên, có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là

sự thỏa thuận giữa bên bảo hiểm (là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước
ngoài) và bên mua bảo hiểm (có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài) theo đó, bên bảo
hiểm chấp nhận rủi ro đối với các đối tượng bảo hiểm đang tồn tại ở Việt Nam hay ở
nước ngoài để cam kết trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm
xảy ra ở Việt Nam hay ở nước ngoài, với điều kiện bên bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm.
b. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài trước hết là một loại hợp đồng bảo hiểm
nên nó mang các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm, đó là:
- Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng song vụ:
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà trong đó các bên của hợp đồng đều có nghĩa vụ đối
với nhau. Quyền lợi của các bên trong hợp đồng phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ
của bên kia. Trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm đều có
nghĩa vụ với nhau: bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho bên nhận bảo
hiểm. Trên cơ sở số tiền phí bảo hiểm nhận được, bên nhận bảo hiểm có nghĩa vụ phải trả
một khoản tiền nhất định cho bên được bảo hiểm khi rủi ro bảo hiểm xảy ra.
- Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng may rủi:
Tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm thể hiện ở chỗ: khi hợp đồng bảo hiểm được kí kết,
bên tham gia bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Nhưng chỉ khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra, bên nhận bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho người thụ
hưởng hoặc nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm. Trong khi đó, sự kiện bảo
hiểm có xảy ra hay không là do rủi ro ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của cả hai bên tham gia bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm. Vì lí do này mà hợp đồng bảo
hiểm được coi là hợp đồng có tính may rủi.
- Nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm những điều khoản chủ yếu do bên doanh nghiệp
bảo hiểm soạn thảo:
Do đặc thù của ngành bảo hiểm, dựa vào khả năng chấp nhận bảo hiểm và những đặc
điểm kĩ thuật của mình mà trong các mỗi hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cố
định những điều kiện cơ bản, quyết định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Trên cơ sở
đó, bên tham gia bảo hiểm chỉ có thể chấp nhận hay không chấp nhận. Do vậy, hợp đồng
bảo hiểm cũng là một loại hợp đồng soạn sẵn.

Tuy nhiên, quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là quan hệ tư pháp
quốc tế nên hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài còn có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có chứa đựng yếu tố
nước ngoài:
Theo lý luận tư pháp quốc tế Việt Nam, yếu tố nước ngoài của một hợp đồng dân sự
trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong các dấu hiệu: các bên chủ thể ký kết hợp
đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không
mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.
6

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật nước Cộng Hòa Pháp, sự tham gia của người
nước ngoài không là yếu tố quyết định để cho rằng có yếu tố nước ngoài. Do vậy, khái
niệm “yếu tố nước ngoài” theo pháp luật Việt Nam được hiểu rộng hơn so với pháp luật
của Cộng Hòa Pháp.
7
Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng là một hợp đồng
dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, nó cũng chứa đựng các yếu tố nước ngoài như trên.
Chủ thể của hợp đồng có quốc tịch khác nhau:
Trong hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, chủ thể của hợp đồng có thể là: bên
bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm có quốc tịch nước ngoài; doanh nghiệp bảo hiểm có
quốc tịch Việt Nam với bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân Việt Nam; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; và tổ chức, cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Vậy ở đây có thể thấy
rằng, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố chủ thể nước ngoài sẽ là hợp đồng bảo hiểm được ký
kết giữa:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân Việt
Nam;
+ Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với bên mua bảo hiểm là người Việt Nam định cư ở
nước ngoài;
+ Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có quốc
tịch nước ngoài.

6 Xem thêm Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại Học Luật Hà Nội. Chương V. Nxb Công an nhân dân , 2008.
7 Xem thêm Ts Đỗ Văn Đại – PGS Ts Mai Hồng Quỳ (chủ biên), Tư pháp quốc tế Việt Nam., Tr. 26, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2010.
Đối tượng bảo hiểm tồn tại ở nước ngoài:
Một hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm tồn tại ở nước ngoài cũng là hợp
đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam tham gia kí kết
hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm X có quốc tịch Việt Nam cho một lô hàng
đang tồn tại ở Pháp. Hợp đồng bảo hiểm này là hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
Hoặc: bà A có quốc tịch Việt Nam kí kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp
bảo hiểm B có quốc tịch Việt Nam cho con gái của bà A là C. C đang sinh sống tại nước
Anh. Hợp đồng bảo hiểm này cũng là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm ở nước
ngoài.
Nơi kí kết hợp đồng bảo hiểm ở nước ngoài::
Việc kí kết hợp đồng bảo hiểm chính là căn cứ xác lập quan hệ hợp đồng bảo hiểm.
Nếu việc kí kết diễn ra ở nước ngoài – tức là căn cứ xác lập quan hệ hợp đồng bảo hiểm
phát sinh ở nước ngoài thì hợp đồng này cũng là hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài. Ví dụ: một hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam với một
công ty để bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu sang Thái Lan. Hai doanh nghiệp này cùng kí
kết hợp đồng bảo hiểm ở Thái Lan. Đây là hợp đồng bảo hiểm có sự kiện làm phát sinh
hợp đồng bảo hiểm ở nước ngoài.
- Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh pháp luật phức tạp
hơn so với hợp đồng bảo hiểm thông thường:
Hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài – hay nói cách khác là một quan hệ tư pháp quốc tế. Vì thế nó có thể chịu sự điều
chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật. Đối với hợp đồng bảo hiểm có sự tham gia của nhiểu
chủ thể có quốc tịch khác nhau thì trước hết, hợp đồng bảo hiểm này phải tuân theo sự
điều chỉnh pháp luật của nước mà các chủ thể mang quốc tịch. Đối với hợp đồng bảo
hiểm được ký kết ở nước ngoài thì luật điều chỉnh hợp đồng không chỉ là luật của các bên
chủ thể mang quốc tịch mà luật nơi ký kết hợp đồng cũng có thể điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến hợp đồng. Ngoài ra, trong trường hợp các bên có cùng quốc tịch, hợp đồng

được ký kết ở nước mà các bên mang quốc tịch nhưng đối tượng của hợp đồng tồn tại ở
nước ngoài, thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này vừa phải chịu sự điều
chỉnh của luật của nước mà họ mang quốc tịch và luật của nước nơi đối tượng bảo hiểm
đang tồn tại.
Cũng do việc có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật nên vấn đề
xung đột luật được đặt ra khi xem xét hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Xung đột
pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia
vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống
pháp luật lại khác nhau.
Có hai cách giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài: đó là phương pháp thực chất hoặc phương pháp xung đột.
Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các qui
phạm xung đột quốc gia. Các quốc gia tự ban hành các qui phạm xung đột trong hệ thống
pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh
các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa xây dựng được đầy đủ các qui phạm thực chất
thống nhất. Ví dụ: Theo pháp luật Việt Nam, khoản 1 Điều 770 Bộ luật dân sự 2005 quy
định: “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình
thức hợp đồng theo pháp luật nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp
đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được
giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.” Như vậy, pháp luật Việt
Nam đã dẫn chiếu đến pháp luật của nước nơi hợp đồng được ký kết để điều chỉnh về
hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài cũng như hợp đồng bảo hiểm có yếu tố
nước ngoài.
Phương pháp thực chất là phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các qui
phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó
trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng của các bên tham gia. Qui phạm thực chất
thống nhất có trong các Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế.
1.2 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI:

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm có
yếu tố nước ngoài:
Trước hết, phải khẳng định rằng sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm là kết quả tất yếu
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Và sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài là khách quan và quan trọng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập thế giới hiện nay.
Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng và sự thể hiện của những thỏa thuận giữa bên mua bảo
hiểm và bên nhận bảo hiểm. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động
thương mại của các chủ thể cũng không bó hẹp trong thị trường trong nước mà thường
xuyên có sự hợp tác với các chủ thể nước ngoài. Do vậy, nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa
được vận chuyển từ nước này đến nước khác, bảo hiểm cho các tài sản hiện hữu ở nước
ngoài cũng tăng lên. Những đối tượng bảo hiểm này chính là yếu tố nước ngoài trong một
hợp đồng bảo hiểm. Thêm vào đó, trong nền kinh tế mở cửa của các nước, xuất hiện ngày
càng nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp nước ngoài tại nước bản
địa do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của họ. Những hợp đồng bảo hiểm được kí
kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài này với một chủ thể bản địa cũng là hợp đồng bảo
hiểm có yếu tố nước ngoài. Từ những lí do trên, có thể thấy, sự tồn tại phổ biến của hợp
đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày nay là
một tất yếu khách quan.
Là một quan hệ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và tương đối có tính
phức tạp, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cần thiết phải được sự điều chỉnh của
pháp luật. Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là tổng thể các qui phạm
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quan hệ xã hội hợp
đồng bảo hiểm.
Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng bảo hiểm thông qua hợp đồng mẫu do doanh
nghiệp bảo hiểm soạn thảo. Những điều khoản trong hợp đồng không phải bao giờ cũng
đầy đủ và có lợi cho người tham gia bảo hiểm. Mặt khác, nhiều thuật ngữ trong hợp đồng
bảo hiểm còn khó hiểu, điều này gây bất lợi đối với người tham gia bảo hiểm, mà đặc biệt
đối với hai chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ khác
nhau. Do vậy, cần thiết phải có các qui định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
kí kết hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, đặc biệt đối với bên tham gia bảo hiểm.

Thêm vào đó, hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển sôi động với sự
góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài thông qua chi nhánh và văn phòng đại diện
của mình, quan hệ bảo hiểm có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và đa dạng và phức
tạp. Vì vậy, để thị trường phát triển bền vững, ổn định, cần phải có khung pháp lý qui
định về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng, nội dung, hình thức, hiệu lực, việc thực hiện
và việc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Như đã phân tích ở phần “một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm có yếu tố nước ngoài
và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài”, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là
một quan hệ tư pháp quốc tế, vì thế, nó chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật:
luật trong nước, luật quốc tế và luật nước ngoài. Do vậy, việc giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng phải tuân theo các qui định của những hệ
thống luật trên.
a. Luật trong nước:
Trong hệ thống Luật quốc gia, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm
nói chung và điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm nói riêng bao gồm: Hiến pháp 1992;
Bộ luật dân sự 2005; Luật kinh doanh bảo hiểm 2000; Luật hàng hải 2005; Luật hàng
không dân dụng 2006.
- Hiến pháp 1992:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, căn cứ vào các qui định của Hiến
pháp mà mỗi ngành luật cụ thể hóa bằng các qui định của mình để tác động tới các quan
hệ trong lĩnh vực mà nó điều chỉnh. Trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 1992, Chương II có những qui định liên quan nhiều nhất đến quan hệ hợp đồng
bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Tại Điều 15, Điều 16, Hiến pháp xác định tính chất của nền kinh tế trong giai đoạn
hiện nay là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, xác nhận sự bình đẳng của các hình
thức sở hữu: toàn dân, tập thể, tư nhân; cho phép sự hoạt động của các thành phần kinh
tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư
bản Nhà nước. Tổ chức, cá nhân được lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh, được

thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề
có lợi cho quốc kế dân sinh (Điều 21). Những qui định này là cơ sở chung nhất cho sự
tồn tại hợp pháp của các doanh nghiệp bảo hiểm đang tồn tại hiện nay – một bên chủ thể
trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài
nói riêng.
Đặc biệt, các qui định tại Điều 22 và Điều 25 của Hiến pháp 1992 khẳng định sự
thừa nhận và cho phép sự hoạt động bình đẳng tại Việt Nam của các tổ chức nước ngoài;
cam kết bảo vệ vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đây là những cơ sở
pháp lý cơ bản và quan trọng nhất cho những thỏa thuận hợp tác của các bên trong hợp
đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
- Bộ luật dân sự 2005:
Bộ luật dân sự 2005, trên cơ sở nền tảng của Hiến pháp, đưa ra những qui định điều
chỉnh mọi quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm và quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
Mục 7 chương XVII Bộ luật dân sự 2005 nêu ra những qui định chung điều chỉnh
việc giao kết hợp, thực hiện và sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Các qui định từ Điều
567 đến Điều 580 tại Mục 11 chương XVIII điều chỉnh riêng quan hệ hợp đồng bảo
hiểm. Trong đó, nêu lên khái niệm hợp đồng bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm, đối
tượng bảo hiểm, hình thức hợp đồng bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm và phí bảo hiểm, các
nghĩa vụ cơ bản nhất của các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm. Việc giao kết, thực hiện
hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cũng phải tuân theo những qui định này.
Tại phần thứ bảy, Bộ luật dân sự 2005 đề cập đến quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, những vấn đề chung của các quan hệ tư pháp
quốc tế chủ yếu được điều chỉnh bởi những quy định này. Quan hệ hợp đồng bảo hiểm có
yếu tố nước ngoài cũng vậy. Theo đó, Bộ luật dân sự đưa ra quy định: các quy định của
pháp luật Việt nam được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước
ngoài, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì
áp dụng Điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc
tế mà Việt Nam tham gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó
được áp dụng. Các bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm cũng có thể thỏa thuận áp dụng

pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Bộ luật dân sự cũng chỉ dẫn việc chọn luật áp
dụng để xác định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Đây là quy định quan trọng trong việc xác định một
chủ thể có đủ điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài hay không…
- Luật kinh doanh bảo hiểm 2000:
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 là đạo luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trong đó có quan hệ hợp đồng bảo hiểm có
yếu tố nước ngoài.
Chương II của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định cụ thể về hợp đồng bảo
hiểm, trong đó, nêu ra những qui định chung về hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm
được phân loại thành: hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo
hiểm cũng được quy định như : doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu bên bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực
thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm…; có nghĩa vụ giải
thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ
của bên mua bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm… Ngoài ra, Luật kinh doanh bảo
hiểm cũng quy định các điều kiện thành lập và hoạt động, phạm vi hoạt động của các
doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài…
- Luật hàng hải 2005:
Trong giao lưu thương mại quốc tế, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa
bằng đường biển là một hoạt động phổ biến, thiết yếu và thường xuyên diễn ra. Đặc biệt,
Việt Nam là đất nước có địa hình đường bờ biển dài, biển là một kênh giao thông quan
trọng của Việt Nam với nước ngoài. Nhưng vận tải đường biển cũng ẩn chứa nhiều rủi ro
thiên tai, cướp biển… Vì vậy, bảo hiểm hàng hải đóng vai trò quan trọng trong thị trường
bảo hiểm Việt Nam. Một phần lớn số hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài được kí
kết là hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Những quan hệ hợp đồng này được điều chỉnh bởi
chương XVI Luật hàng hải 2005.

Theo Luật hàng hải, các qui định chung như khái niệm “hợp đồng bảo hiểm hàng
hải”, “đối tượng bảo hiểm hàng hải” được nêu ra, qui định về đơn bảo hiểm, giấy chứng
nhận bảo hiểm, quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm,…; qui định về giá trị bảo hiểm, số
tiền bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải; chuyển quyền đòi bồi thường.
- Luật hàng không dân dụng 2006:
Cũng giống như vận tải đường biển, vận tải hàng không cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vì vậy, Luật hàng không dân dụng 2006 cũng có những qui định liên quan đến bảo hiểm
cho tính mạng, sức khỏe của hành khách, bảo hiểm đối với hàng hóa, hành lý của hành
khách. Những quan hệ hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có liên quan cũng phải
tuân thủ các qui định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
vận chuyển (Điều 163), của người khai thác tàu bay (Điều 176) ….
b. Luật quốc tế:
Ngoài các qui phạm pháp luật do quốc gia ban hành, hợp đồng bảo hiểm có yếu tố
nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của hệ thống các điều ước quốc tế mà quốc gia tham
gia). Khoản 2 Điều 2 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định:
“…2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó”
Hiện nay, hệ thống điều ước quốc tế có sự tác động lớn nhất, điều chỉnh quan hệ
hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế WTO. Theo đó, kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết:
không hạn chế tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm ở nước ngoài, cho phép cung cấp bảo hiểm
qua biên giới cho các doanh nghiệp FDI và cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam, vận tải quốc tế, cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài
kể từ khi gia nhập và cho phép thành lập chi nhánh của các Công ty bảo hiểm nước ngoài
sau 5 năm gia nhập đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, không hạn chế về số lượng chi
nhánh trong nước, đối tượng cung cấp dịch vụ… Cũng theo cam kết với WTO, Việt Nam
không hạn chế loại doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đi hoặc đến Việt Nam. Vì vậy, chủ hàng Việt Nam
có thể kí kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa của mình tại các doanh nghiệp bảo hiểm

Việt Nam hay doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (dù họ không có hiện diện tại Việt
Nam).
Ngoài các cam kết với WTO, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên
như Hiệp định thương mại Việt Mỹ (phụ lục G), Hiệp định khung Asean về dịch vụ…
cũng có giá trị điều chỉnh các hợp đồng bảo hiểm tương ứng.
Bên cạnh Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế cũng có thể được thỏa thuận áp dụng
đối với hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Khoản 3 Điều 2 Luật kinh doanh bảo
hiểm 2000 quy định: “3. Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán
quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.” Trên thực tế, hiện nay,
những quy định liên quan đến bảo hiểm trong bộ quy tắc Incoterms được thỏa thuận áp
dụng một cách phổ biến.
c. Luật nước ngoài:
Như đã phân tích ở phần trên, vì là một quan hệ tư pháp quốc tế nên hợp đồng quan
hệ quốc tế còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài liên quan. Hiện nay, trên thế
giới, sự tác động của pháp luật các nước phải tuân theo một số hệ thuộc cơ bản:
- Luật nhân thân: điều chỉnh đối với hoạt động của các chủ thể bằng luật của nước mà
người đó/ pháp nhân đó mang quốc tịch hoặc nơi người đó cư trú/ pháp nhân đó đăng kí
trụ sở chính.
- Luật nơi có vật: áp dụng pháp luật nơi đối tượng của hợp đồng đang tồn tại.
- Luật nơi thực hiện hành vi: Luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi vi phạm, nơi thực hiện
hợp đồng được áp dụng.
- Luật tòa án: Luật của nước có Tòa án có thẩm quyền giải quyết được áp dụng đối với hợp
đồng.
- Luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn.
1.2.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các điều khoản
mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định
những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng. Chúng được chia thành 3
loại, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên: điều khoản cơ bản, điều khoản thông
thường, điều khoản tùy nghi.

- Điều khoản cơ bản: là các điều khoản chủ yếu xác định nội dung của hợp đồng. Các điều
khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài gồm: đối tượng bảo hiểm, số
tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều kiện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm, thời hạn, phương thức trả tiền
bảo hiểm…
- Điều khoản thông thường: là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Khi giao
kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều kiện này thì có nghĩa hai bên đã mặc
nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Điều khoản thông thường
của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có thể là các quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, thời hiệu khởi kiện…
- Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa
chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên: điều kiện gia hạn
nộp phí, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng, điều kiện khôi phục hiệu lực của hợp
đồng…
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài bao gồm những nội dung cơ
bản sau:
a. Về chủ thể hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài:
Một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên một hợp đồng bảo hiểm là chủ thể của
hợp đồng. Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài gồm hai bên: bên
nhận bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm.
- Bên nhận bảo hiểm:
Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và
cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo qui định của pháp luật kinh doanh bảo
hiểm Việt Nam, bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân và
được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm
các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, công ty cổ phần
bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp
bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
8
Những doanh nghiệp này dù mang quốc tịch Việt

Nam hay quốc tịch nước ngoài đều có thể là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, chủ thể mang yếu tố nước ngoài trong hợp đồng bảo hiểm có yếu
tố nước ngoài thì phải mang quốc tịch nước ngoài.
Pháp luật các nước trên thế giới đều quy định về việc xác định quốc tịch của một
pháp nhân. Theo pháp luật của Pháp, của Đức, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước
nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng kí thành lập hay nơi tiến hành
hoạt động của pháp nhân. Còn theo pháp luật của Anh và Mỹ, quốc tịch của pháp nhân
tùy thuộc vào nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi đặt trụ sở chính
hoặc nơi hoạt động của nó. Trong khi đó, pháp luật của Ai Cập, Xi-ri lại quy định áp
dụng nguyên tắc quốc tịch tùy thuộc vào nơi trung tâm hoạt động của pháp nhân. Pháp
luật Việt Nam không quy định nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân. Nhưng khi
xem xét vấn đề năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài, khoản 1 Điều 765 của Bộ luật
dân sự 2005 quy định phải căn cứ vào pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập.
Như vậy, Bộ luật dân sự Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch
của pháp nhân tùy thuộc vào nơi thành lập pháp nhân. Với tinh thần này, những doanh
nghiệp bảo hiểm được thành lập tại Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam đều mang quốc
tịch Việt Nam. Kể cả các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp bảo hiểm
8 Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
100% vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam cũng là doanh nghiệp bảo hiểm có
quốc tịch Việt Nam. Còn những doanh nghiệp bảo hiểm không mang quốc tịch Việt Nam
được coi là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Theo qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: doanh nghiệp bảo hiểm liên
doanh, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Những doanh nghiệp bảo hiểm này
phải được thành lập, tổ chức và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Do đó, chúng mang
quốc tịch Việt Nam. Như vậy, theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, trong các loại hình doanh
nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam thì không bao gồm doanh nghiệp bảo
hiểm có quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, do nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới và yêu cầu về
sự phù hợp của pháp luật trong nước với các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm khi Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, năm 2010, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Luật này có hiệu lực từ ngày
1/7/2011. Theo đó, Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm: công ty cổ phần bảo hiểm,
công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ
9
. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới
các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp dịch
vụ bảo hiểm qua biên giới.
10
Trong các chủ thể trên đây, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài là mang quốc tịch nước ngoài.
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới là việc doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài, không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam, không cần có hiện diện thương mại
tại Việt Nam nhưng vẫn được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khi doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài kí kết hợp đồng bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì hợp đồng này là hợp đồng có
9 Điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
10 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000
yếu tố chủ thể là yếu tố nước ngoài. Hoặc khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài kí kết
hợp đồng bảo hiểm cung cấp dịch bảo hiểm qua biên giới với cá nhân là người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam, mà hợp đồng được ký kết tại Việt Nam hoặc hợp đồng có
đối tượng bảo hiểm tồn tại ở Việt Nam thì hợp đồng này cũng là hợp đồng bảo hiểm có
yếu tố nước ngoài.
Đối với chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài: Theo pháp luật
Việt Nam, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn
bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền
11
.

Do vậy, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm được quyền ký kết hợp đồng bảo hiểm theo ủy
quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, căn cứ theo Ðiều 84 Bộ Luật dân sự 2005
thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ðược thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Do đó, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm không có tư cách pháp nhân. Chủ thể của hợp
đồng bảo hiểm do chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kí kết theo
ủy quyền là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài. Do đó,
những hợp đồng bảo hiểm mà chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
kí kết tại Việt Nam, hoặc kí kết với cá nhân, pháp nhân có quốc tịch Việt Nam, hoặc được
kí kết để bảo hiểm cho tài sản tại Việt Nam đều là những hợp đồng bảo hiểm có yếu tố
chủ thể là yếu tố nước ngoài.
Như vậy, bên nhận bảo hiểm – một bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm có yếu tố
nước ngoài có thể là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài. Trong đó, chủ thể mang yếu tố nước ngoài có thể là doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài trong hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hoặc doanh nghiệp bảo
11 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2005.

×