Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận Vấn đề thực hiện BHXH cho người nông dân và người lao động tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.87 KB, 19 trang )

Bài luận về vấn đề thực hiện BHXH cho người nông dân và
người lao động tự do
Phần I: Lời nói đầu.
Hoạt động Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một hoạt động quan
trọng không thể thiếu của một nhà nước, thực hiện BHXH tốt hay
không nói lên chế độ chính trị có quan tâm đến vấn đề nhân quyền,
phúc lợi xã hội… hay không và đây cũng là một trong những công
cụ để nhà nước giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, đồng thời quỹ
BHXH cũng là một nguồn quỹ lớn đóng góp vào đầu tư cho nền
kinh tế quốc dân. Các hoạt động BHXH luôn thể hiện tinh thần
2
nhân đạo và nhân văn cao cả. Người lao động đóng góp một phần
phí BHXH nhỏ nhưng khi họ gặp phải những rủi ro không mong
muốn thì họ nhận lại được một nguồn ngân sách đáng kể, và nguồn
tài chính này rất quan trọng giúp họ vượt qua những khó khăn tài
chính. Chính vài thế mà tham gia BHXH đã trở thành quyền lợi
của con người.
Điều đáng nói ở đây là ở nước ta một chế độ ưu việt như vậy
nhưng không phải ai cũng được tham gia, cũng được hưởng những
ưu điểm của nó. Điều này giống hệt như một chiếc bánh khổng lồ
do xã hội tạo ra cho tất cả mọi người cùng thưởng thức nhưng lại
có một bộ phận người họ ở xa quá so với chiếc bánh nên chưa
được hưởng. Đó chính là những thiếu sót của nó. Bộ phận đó chính
là những người nông dân và người lao động tự do.
Nông nghiệp là một trong những bộ phận chính, cơ bản của
nền kinh tế. Do đó, quan tâm đến đời sống của người nông dân để
họ yên tâm sản xuất là điều không thể thiếu. Những người lao động
tự do chiếm một số lượng rất lớn trong cơ cấu lao động của nước
ta. Những hoạt động kinh tế của họ đóng góp một phần không nhỏ
3
cho GDP hàng năm của nước ta. Như vậy, tạo điều kiện tham gia


BHXH cũng chính là tăng cường một bộ phận kinh tế cho đất
nước. Để thực hiện được chế độ BHXH cho người nông dân và
người lao động tự do hay còn gọi là BHXH tự nguyện nhà nước ta
gặp phải nhiều những khó khăn nhất thời. Những cản trở đến từ hai
phía những người thực hiện và người lao động.
Phần II: Đặc điểm của những người nông dân và người lao
động tự do. Những khó khăn gặp phải khi triển khai BHXH ở
Việt Nam hiện nay.
a. Đặc điểm của người nông dân và người lao động tự do.
Nói đến, người nông dân và người lao động tự do ta cũng có thể
nghĩ ngay đến những người mà phần lớn trong số họ có thu nhập
thấp, ít tiếp xúc với những loại hình dịch vụ như BH. Chúng ta
cũng có thể tin rằng người nông dân và người lao động tự do ở cả
các vùng nông thôn và thành thị nước ta hiện nay có mức thu nhập
4
trung bình thấp hơn nhiều so với một công nhân trung bình ở một
công ty nhà nước hoặc một nhân viên hành chính bình thường ở
một cơ quan nhà nước. Điều kiện thu nhập tác động rất nhiều đến
khả năng tham gia các dịch vụ của xã hội nhất là BH.
Sở dĩ nói họ là những người có thu nhập thấp bởi công việc và
tính chất công việc của họ quyết định điều này. Người nông dân là
những người gắn bó với ruộng vườn, thu nhập chủ yếu của họ là
dựa vào ruộng vườn. Thời gian nông nhàn của họ biến họ thành
những người lao động tự do. Vào thời gian này các thành viên
trong gia đình thường tìm thêm những nghề phụ để tăng thu nhập.
Một phần họ làm những nghề thủ công, một phần kiếm những
công việc làm thuê thường thì là ngắn hạn ( một đến ba tháng), một
phần họ di cư lên thành phố trong khoảng thời gian này. Không
phải là tất cả những người nông dân đều có thu nhập thấp. Nếu họ
có những cách xây dựng trên mảnh đất của mình một phương thức

tốt, biết áp dụng công nghệ hoặc may mắn tìm được những nghề
phụ có thu nhập cao thì họ là những người có thu nhập, đời sống
tốt hơn rất nhiều so với những người nông dân khác. Nhưng đại bộ
5
phận người nông dân vẫn là những người vất vả đấu tranh với
miếng cơm manh áo. Bởi vì nghành nông nghiệp ở nước ta vẫn còn
lạc hậu và áp dụng ít công nghệ tiên tiến, năng suất thấp chất lượng
không cao, thị trường nhiều biến động làm giảm khả năng cạnh
tranh của người nông dân.
Một phần người lao động không có công việc cố định, một phần
kí những hợp đồng ngắn hạn không đủ thời gian để doanh nghiệp
đóng phí BHXH. Hoặc một phần người lao động làm công việc tự
do như buôn bán nhỏ lẻ…Chúng ta có thể xem họ là những người
lao động tự do.Và phần lớn họ cũng là những người có thu nhập
thấp.
Tác động của thu nhập đến việc người nông dân và lao động tự
do ít có cơ hội tham gia BHXH là rất rõ, thu nhập thấp khiến họ
chỉ có thể lo cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho gia đình và
con cái của họ. Việc này đôi khi còn là vấn đề khó khăn và phức
tạp nếu như họ là người có mức thu nhập quá thấp hoặc không có
những khoản thu nhập thêm từ công việc khác hoặc gia đình họ có
đông nhân khẩu. Ngoài ra, thu nhập thấp còn khiến họ gặp nhiều
6
khó khăn trong tiếp xúc với các nguồn thông tin, và tất nhiên là
bao gồm cả các thông tin về dịch vụ.
Người nông dân và người lao động tự do luôn trăn trở với bài
toán mưu sinh. Họ lao động quần quật hằng ngày chỉ vì miếng cơm
manh áo. Nhìn vào công việc và thu nhập của người nông dân và
người lao động tự do chúng ta thấy, họ là những người khi còn trẻ
thì lao động vất vả mà ít có khả năng tích luỹ lại được quá nhiều

khi về già. Khi già họ có thể sống dựa vào con cái, một số thì có
thể dựa vào những tích luỹ của mình, nhưng cũng rất nhiều trường
hợp vì một lí do nào đó mà không thể có được hai điều này và họ
có nguy cơ chịu đói lạnh trong thời gian còn lại. Và nếu như trong
quá trình lao động họ gặp phải những vấn đề như ốm đau, bệnh tật,
tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp thì những khó khăn về tài
chính là khó tránh khỏi, lúc này người thân trong gia đình sẽ là
những người vất vả nhất khi không biết dựa vào nguồn tài chính
nào để sinh hoạt cũng như để chạy chữa cho họ.
7
b. Những khó khăn và thực trạng triển khai BHXH tự
nguyện ở Việt Nam hiện nay.
Khó khăn đầu tiên gặp phải đó chính là thu nhập và nhận thức
của người nông dân và người lao động tự do. Khi thu nhập thấp thì
suy nghĩ của họ đối với BH là rất tiêu cực, họ phải cắt bớt đi một
phần thu nhập của mình và nếu như không có rủi ro với họ thì họ
cảm thấy rằng mình không thu được lợi gì từ BH mà lại còn có
những thiệt hại về phí BHXH. Do đó, người dân có thái độ bàng
quan với BHXH, gây khó khăn rất nhiều cho việc tuyên truyền và
vận động tham gia BHXH. Vì vậy, các cơ quan BHXH cần thận
trọng trong việc đưa ra mức phí BHXH và cách tiếp cận người lao
động.
Thông tin cũng là một vấn đề gây ra nhiều trở ngại cho việc
triển khai BHXH. Cũng có nhiều người nông dân nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng của BHXH đối với bản thân nhưng họ không
biết phải đến đâu để tham gia, không rõ ai là người đứng ra thực
hiện vai trò của một nhà bảo hiểm. Chỉ có thông tin đầy đủ thì mới
tạo dựng được lòng tin trong người lao động và mới thay đổi nhận
8
thức của họ. Hiện nay, hệ thống thông tin về BHXH rất hạn chế về

cả công cụ và nội dung. Chúng ta chỉ thấy được thông tin BHXH ở
những cơ quan hành chính hay một số nơi công sở khác. Không có
nhiều những chiến dịch tuyên truyền, không có nhiều phương tiện
đăng tải nội dung BHXH. Thông tin yếu còn khiến cho nhiều
người hiểu lầm, sai lệch về BHXH.
Một khó khăn nữa đó là người nông dân và người lao động tự
do chưa tập trung lai thành các tổ chức với nhau. Nếu họ tập trung
thành tổ chức thì việc quản lý, thu phí BH, chi trả tiền BH dễ dàng
hơn rất nhiều.
Ngày 28.12.2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về
BHXH tự nguyện. Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện là
công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp
dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
dưới 3 tháng; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người tham
gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả xã viên
9
không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên
hợp tác xã; người lao động tự tạo việc làm; người lao động
làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia
BHXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần và người tham
gia khác. Các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm hưu trí và tử
tuất.
- Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng
và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
- Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu
nhập tháng đóng BHXH nhưng thấp nhất bằng mức lương tối
thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức

đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người
tham gia BHXH tự nguyện.
- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời
gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và
chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt
buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
10
Người lao động và nhà nước rất trông mong Nghị định này
có thể thực hiện tốt được những gì mà nó hướng tới.
Phần IV: Những giải pháp trong triển khai BHXH tự nguyện.

Ở nhiều nước, tất cả các nghề hợp pháp, trên nguyên tắc, đều có
thể tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có nghề nông và các nghề
lao động tự do. Bảo hiểm xã hội thật sự là "chiếc phao" cho người
lao động lúc về già, đặc biệt là người làm những việc nặng nhọc
mà chỉ có thu nhập thấp, sau thời gian dài đương đầu với những
thách thức khốc liệt của cuộc mưu sinh. Đến lúc nào đó, người lao
động có thể yên tâm sống quãng đời còn lại một cách thanh nhàn
bằng lương hưu; còn lao động, đối với họ, chỉ để tạo niềm vui.
Quy tắc bảo hiểm cơ bản rất đơn giản: chỉ cần nộp phí bảo hiểm
đầy đủ, đều đặn theo đúng kỳ hạn, sau một thời gian tối thiểu,
người nộp bảo hiểm sẽ được hưởng các quyền lợi do chế độ bảo
hiểm xã hội mang lại. Trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam
11
như hiện nay thì ban đầu khi bước đầu chỉ nên tập trung vào ba
chế độ BHXH là BHYT (chăm sóc y tế) , chế độ trợ cấp tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuổi già. Đặc biệt, chúng ta nên
tập trung vào chăm sóc y tế và trợ cấp tuổi già. Trong Nghị định
190/2007/NĐ-CP lại tập trung vào chế độ hưu trí và chế độ tử tuất,
tất nhiên BHYT thì đã được chú trọng phát triển và bao phủ trong

nước từ rất lâu. Tuy nhiên, theo em chế độ tử tuất không quan
trọng bằng chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nhiệp.
Như đã nói người nông dân và lao động tự do khi về già họ rất cần
có nguồn thu nhập riêng. Áp dụng chế độ tử tuất, khi người đó mất
đi những người chăm sóc
Điều mà chúng ta thiếu nhất đó chính là cách làm. Làm sao để
thay đổi nhận thức của người nông dân và người lao đông tự do.
Chính phủ ta đã có Nghị định 190/2007/NĐ-CP nhưng để Nghị
định này phát huy hiệu quả của nó thì cần có thêm thời gian để nó
thích ứng. Và cần có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa đến từ cơ quan
BHXH và các cấp chính quyền thì những mục đích của Nghị định
12
mới được thực hiện. Cần vận động người lao động tham gia
BHXH bằng nhiều hình thức để quỹ BHXH tồn tại và phát triển
manh mẽ. Chúng ta có thể vận động theo nhiều cách khác nhau,
không nhất thiết phải đến từng hộ dân để vận động mà chúng ta
nên tổ chức các đợt vận động tuyên truyền ở từng địa phương.
Nên tổ chức mô hình hội cho người lao động. Người lao động
nếu phải tự đi đến các cơ quan BHXH để tham gia đóng phí thì họ
sẽ cảm thấy ngại ngần nhưng nếu họ tham gia theo hình thức một
hội được lập ra để bảo vệ quyền lợi về BHXH cho họ thì việc họ
tham gia là rất dễ dàng. Chúng ta có thể tổ chức mô hình theo nơi
sinh sống của người lao động là xã, phường, thôn, xóm, tổ dân
phố. Hội có nhiệm vụ là tuyên truyền sâu rộng cho người lao động
hiểu về BHXH. Hội là người đứng ra để thu và giúp người lao
động đóng phí BHXH. Hội cũng có thể là những người cùng tham
gia một loại hình công việc như nhau. Điều kiện để hội tham gia
BHXH tự nguyện là phải có ít nhất 30% số thành viên tham gia đối
với những hội lập ra không chỉ với mục đích bảo vệ quyền lợi
13

BHXH cho hội viên của mình. Lãnh đạo của các hội, đoàn thể
cung cấp đầy đủ các thông tin sau: Tổng số hội viên, thành viên,
ngày kết nạp vào hội, đoàn thể, việc đóng hội phí, đoàn phí; số hội
viên, thành viên đã có thẻ BHYT bắt buộc hoặc BHYT tự nguyện
(cung cấp mã số thẻ); tổng số hội viên, thành viên tham gia BHXH
tự nguyện. Việc thành lâp hội như vậy có tác dụng rất lớn trong
việc tập trung lại những người nông dân và những người lao động
tư do riêng lẻ.
Tỉ lệ phí BHXH mà đối tượng này phải đóng cũng là một vấn đề
rất lớn. Nhà nước và địa phương phải có sự hỗ trợ về ngân sách. Ví
dụ như mức hỗ trợ tối thiểu là 30% mức phí và mức phí phải đóng
góp là 10 – 12% mức lương tối thiểu. Nhưng cũng cần cơ cấu quỹ
một cách phù hợp, không nên để việc bao cấp tran lan hỗ trợ quá
nhiều. Trong việc thu phí BHYT đã có một bài học đó là năm 2007
chi BHYT đã âm 1900 tỷ vào. Thu phí BHXH như nhau, sau đó
nhà nước bù thiếu thì không có tính phân phối lại giữa những
người có thu nhập cao và những người thu nhập thấp cùng tham
14
gia BHXH. Vì thế mà chúng ta cũng có thể dựa vào thu nhập của
người tham gia BH mà tính phí, áp dụng với mỗi mức thu nhập
một mức phí khác nhau.
Khi đề ra chế độ hưu trí thì nên cân nhắc kĩ về thời gian đóng
phí, mức phí phải đóng và mức nhận trợ cấp hàng tháng khi về già.
Người nông dân và người lao động tự do khác với những người
làm việc hành chính hay những người hưởng chế độ BHXH bắt
buộc ở chỗ họ không có khái niệm nghỉ hưu. Nói đúng hơn là họ
làm việc cho đến khi nào họ muốn, và điều kiện sức khoẻ cho
phép. Như vậy họ không có mốc xác định thời gian nào là già để
hưởng trợ cấp. Đặt ra độ tuổi hưởng trợ cấp sớm thì gánh nặng với
BHXH lớn, đặt ra độ tuổi hưởng trợ cấp cao thì người tham gia bị

thiệt thòi và không tin tưởng vào chế độ.
Khác với BHXH bắt buộc, thực hiện loại hình BHXH tự
nguyện là phải quản lý đến từng người lao động, từng người tham
gia, buộc cơ quan BHXH phải xây dựng cho được một quy trình
quản lý mới. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự
15
nguyện sẽ tăng nhanh trong tương lai do những yêu cầu về BHXH
tăng lên, nhận thức của người dân tăng lên, thu nhập cao hơn.
Nhằm bảo đảm an sinh xã hội để đáp ứng yêu cầu mở rộng đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện theo Nghị định
của Chính phủ, ngành BHXH các tỉnh, địa phương nên có các giải
pháp như: Xây dựng đề án kế hoạch biên chế; Sắp xếp tổ chức, cán
bộ vận hành theo “cơ chế một cửa” ở cơ quan BHXH tỉnh để đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của cơ quan, đơn vị và công dân
khi tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện; Xây dựng công
sở văn hoá, cơ quan vững mạnh… từng bước đáp ứng yêu cầu của
các đối tượng và người lao động.
Chúng ta không nên quá lạm dụng BHXH mà nên chủ động
thay đổi đời sống của người dân. Tránh việc tạo gánh nặng cho
BHXH, đến một thời điểm BHXH không đủ khả năng chi trả cho
người tham gia BH gây sụp đổ hệ thống BH. Lúc đó sẽ gây nguy
hại rất nhiều cho cuộc sống của người tham gia BH nói riêng, nền
kinh tế và xã hội nói chung. Vì lí do đó nhà nước và mỗi địa
16
phương luôn phải cố gắng thay đổi phương thức sản xuất của
người nông dân, những làng nghề thủ công… Tạo cho họ sự ổn
định trong kinh tế, hạn chế hơn những phụ thuộc của họ vào
BHXH mỗi khi gặp những rủi ro.
Phần V: Kết luận.
17

Luôn có những cố gắng trong việc thay đổi đời sống của những
tầng lớp lao động có thu nhập thấp là những người nông dân và
những người lao động tự do từ phía nhà nước. Tất cả những nỗ lực
ấy đều rất đáng được khen ngợi nhưng việc BHXH cho họ cần
được quan tâm hơn nữa. Thực hiện thành công BHXH cho người
nông dân và người lao động tự do là đã thực hiện được một phần
trong chính sách tăng cường phúc lợi xã hội. Cũng là một bước
nữa tiến đến gần hơn trong việc hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
với hệ thống bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.
Có thể khẳng định, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là
mở ra cơ hội mới cho số đông người lao động. Chắc chắn với
những tiện ích, hấp dẫn của chính sách này sẽ đáp ứng mong đợi
của đông đảo người dân và sẽ thu hút ngày càng đông số người
tham gia BHXH tự nguyện vào những năm tiếp theo.
Chúng ta hi vọng Việt Nam sớm hoàn thiện chế độ BHXH cho
người dân tạo nền móng vững chắc cho công cuộc công nghiệp hoá
18
– hiện đại hóa đất nước. Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tốt
làm yên lòng người dân. Đây cũng là một trong những tâm nguyện
của Hồ Chí Minh “ ai cũng được ăn no mặc ấm, ai cũng được học
hành”.
19

×