Mở đầu
Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương bằng
những tác phẩm văn học Pháp vào thế kỉ thứ XIX. Sau đó, nó ngày càng trở nên
phổ biến trong các tác phẩm văn chương. Và theo thời gian, bằng những tác phẩm
suất sắc của mình, chủ nghĩa lãng mạn ngày càng khẳng định được vị trí, những
đóng góp của mình đối với nền văn học nói chung.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất, mang đậm dấu ấn riêng của chủ
nghĩa lãng mạn chính là việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái “tôi” rất riêng
của nhà thơ thay vì cái “ta” chung trong chủ nghĩa cổ điển. Lần đầu tiên, những ý
thức cá nhân, những quan điểm, khuynh hướng thẩm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân
được đề cao và được coi như là trung tâm của văn chương. Nhà nghệ sĩ mạnh dạn
bày tỏ hình ảnh của chính mình, đưa một cái “Tôi” nhân vật rất đậm nét vào trong
văn chương.
Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, có thể kể tên hàng loạt loạt các tác giả, tác
phẩm tiêu biểu như: René của François-René de Chateaubriand; Alphonse de
Lamartine với tập thơ Trầm tư; Alfred de Musset với truyện ngắn Lời bộc bạch của
những đứa con thời đại; George Sand với tiểu thuyết Cái đầm ma; Victor Hugo với
tập thơ Tia sáng và bóng tối, tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn
khổ, kịch Hernani.
Với văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn thực sự mang dấu ấn đậm nét
sau khi sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Đây là giai đoạn mà văn
học Việt Nam có sự đổi mới, cách tân vô cùng kì diệu, có sự chiến đấu mãnh liệt
giữa yếu tố cũ - yếu tố mới và kết quả là hang loạt những tác giả, tác phẩm nổi
tiếng đã ra đời, đem đến một hơi thở, một tiếng nói rất riêng, một “luồng gió mới
lạ” cho nền văn học nước nhà.
1
Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, đến Thơ mới, người ta không thể không nghĩ
đến Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”, người đã góp phần
đưa Thơ mới lên đến giai đoạn đỉnh cao nhất của nó.
Trong thơ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy dấu ấn đậm nét, cảm hứng lãng
mạn im đậm trong mỗi vần thơ, thấm vào từng câu chữ, tứ thơ, thể hiện qua cả hình
thức và nội dung tác phẩm.
Trong bài viết này, do sự hiểu biết còn hạn hẹp và thời lượng không cho
phép, em chỉ xin khai thác một khía cạnh trong thơ Xuân Diệu: Đó là khía cạnh
thời gian nghệ thuật. Chắc hẳn, bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thày
góp ý cho em để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thày!
2
I. Chủ nghĩa lãng mạn
1. Lãng mạn được
hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt
lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ khác nhau
mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như: "phương thức lãng mạn", "hình
thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn"...
Phương thức lãng mạn là kiểu sáng tác tái tạo, là một trong hai kiểu sáng tác
chính của lịch sử văn học bên cạnh kiểu sáng tác tái hiện theo cách gọi của
Friedrich Engels.
Hình thái lãng mạn là khái niện đặc thù được Georg Wilhelm Friedrich
Hegel dùng để đối lập với hình thái tượng trưng trong lịch sử phát triển nghệ thuật.
Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn
lên trên thực tại và đã hình thành trong lịch sử sáng tác văn học. Lãng mạn cùng
với trữ tình là hai phạm trù nghệ thuật nằm trên những bình diện khác nhau: đối lâp
với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả của việc
biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con nguời, do phản ánh ước mơ và khát
vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng mạn
dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.
2. Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn vừa có nghĩa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp
sáng tác, mang một nội dung lịch sử xã hội-cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau
Cách mạng tư sản Pháp năm 1789
3. Các nguyên lý cơ bản
a. Đề cao mộng tưởng
3
Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người
muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống
mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn
thương cái tôi của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới
mộng tưởng. Tùy vào sự phản ứng khác nhau của hai khuynh hướng tiêu cực và
tích cực.
Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy
cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn,
thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết (Nỗi lòng chàng Werther của Johann
Wolfgang von Goethe).
Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với
thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho
con người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng (Nhà thờ đức bà Paris, Những
người khốn khổ của Victor Hugo.
b. Đề cao tình cảm
Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm
của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là sự
phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí với những quy tắc
tam duy nghiêm ngặt (không đề cập đến tình cảm của của con người, không đưa
thiên nhiên vào tác phẩm ...) đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người.
Nên trong chủ nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi
phương diện, thiên nhiên được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi
phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm của con người.
c. Đề cao sự tự do
Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc
sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buột. Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả
4
lại tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các
tác phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn
không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho
phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối.
4. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện qua một số đặc điểm
a. Đề tài
Không phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Nếu trong chủ nghĩa cổ điển đề
tài là cảnh sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởng cao cả của những ông
hoàng bà chúa hoàn toàn không đề cập đế những khía cạnh đời sống của những
tầng lớp dưới( những người bình dân). Thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của
cuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học
nghệ thuật.
b. Nhân vật
Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được phản ánh qua các
tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp, mọi người đều có
quyền bước chân vào văn học. Văn học lãng mạn đã thành công khi thể hiện hình
ảnh "đám đông" quần chúng với những kiếp người đau khổ. Vd: Hình ảnh đám
đông trong Nhà thờ đức bà Paris của Victor Hugo.
c. Thể loại
Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học không có sự phân biệt thiếu dân chủ (như
trong chủ nghĩa cổ điển) không phân chia thể loại cao cả và thấp hèn, nhưng thể
loại thích hợp và được sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết.
d. Ngôn ngữ
Câu văn trở nên linh hoạt, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều hơn.
5
Chủ nghĩa lãng mạn phổ biến trong các sáng của nhiều nền văn học, tiêu biểu
nhất là văn học Pháp.
Cái tôi cá nhân với những lý tưởng thẩm mỹ rất riêng chính là một trong
những đặc điểm nổi bật nhất, góp phần phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa lãng mạn
với các khuynh hướng văn học khác, mà tiêu biểu là chủ nghĩa cổ điển.
Trong Văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn được thể hiện rõ nét nhất qua
phong trào Thơ mới 1932 – 1945.
II. Phong trào Thơ mới và tác gia Xuân Diệu
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ “Tình già” của Phan Khôi ra mắt bạn đọc
trên báo “Phụ nữ tân văn” số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên “Một lối thơ
mới trình chánh giữa làng thơ” đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở
đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ
cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do
sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường.
Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc
là phong trào Thơ mới.
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh
hướng lãng mạn. Từ khuynh hướng này đã nở rộ ra một loạt tên tuổi, một loạt các
gương mặt nhà thơ lãng mạn. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần
một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như
Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa
như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như
Xuân Diệu.
Xuân Diệu là nhà thơ được xếp là tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới,
cho chủ nghĩa lãng mạn tồn tại trong văn học Việt Nam thời kỳ bấy giờ. Điều này
6
được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của ông giai đoạn trước Cách mạng tháng
Tám.
Trước Cách mạng Tháng Tám, sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu được đánh
dấu bởi các tập thơ: “Thơ Thơ“ (1938), “Gửi Hương Cho Gió” (1945), “Trường
Ca” (1945)… Trong đó, “Thơ Thơ” và “Gửi Hương Cho Gió” là tác phẩm khiến
Xuân Diệu góp phần đưa Thơ mới đến đỉnh cao huy hoàng và rực rỡ nhất.
Chất lãng mạn in đậm trong mỗi vần thơ của Xuân Diệu thời kỳ này, thể hiện
qua nhiều yếu tố khác nhau: đề tài, thể loại, ngôn ngữ… Trong khuôn khổ bài viết
hạn hẹp này, em xin được trình bày về một khía cạnh giàu tính chất lãng mạn trong
thơ Xuân Diệu: đó là quan điểm, cái nhìn của Xuân Diệu về thời gian và yếu tố thời
gian hiện lên trong thơ Xuân Diệu.
III. Lý thuyết chung về thời gian
1. Từ trước đến nay, thời gian luôn được xem là một vấn đề khó có thể định nghĩa
rạch ròi, chính xác.
Một số từ điển có định nghĩa về thời gian như sau: “thời gian" - hình thức tồn
tại cơ bản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là hiện tại, quá khứ và
tương lai”.
Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận – cho rằng thời gian là một khái niệm không
phải để ta nắm bắt và thời gian thường có 2 loại là thời gian tâm lý và vật lý. Thời
gian tâm lý là thời gian chủ quan và thời gian vật lý là thời gian khách quan, không
phụ thuộc vào ý thức con người, nó là “thời gian đồng hồ”.
Trong bài viết của Minh Chi đã nói đến một ý nghĩa khác: “thời gian chỉ là
một điều kiện chủ quan của nhận thức trực cảm của chúng ta, nó không tồn tại ở
ngoài chủ thể”.
7
Như vậy thời gian là một khái niệm khó định nghĩa, khó hiểu và việc cảm
thức nó lại càng khó hơn. Trong triết lý nhà phật thì cho rằng thời gian không phải
là một thực tại cứu kính, nó không tồn tại tách biệt hiện tượng và người quan sát,
họ cũng thừa nhận tính ảo ảnh của thời gian. Thời gian qua đi rất mau, nó còn
nhanh hơn mũi tên bị bắn khỏi cung.
Có thể nói thời gian là vấn đề luôn luôn được tìm hiểu trong mọi thời kỳ, từ
quá khứ đến hiện tại và còn đến tương lai. Nó là vấn đề làm cho nhiều lĩnh vực
khác phải quan tâm và trong số đó có cả lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Trong văn chương nghệ thuật, viết về thời gian cũng vận động trên cả ba
chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên văn chương không gò bó cách thức
thể hiện quan điểm về thời gian mà nó có thể được đảo lộn trình tự hoặc cũng có
thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động vốn có của nó. Có nhiều cách thức
thể hiện thời gian khác nhau, tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một mốc thời gian
nhất định trong thời gian. Từ đó có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc của dòng
đời dài đằng đẵng mà cũng có thể dồn nén một quãng thời gian hàng chục năm,
hàng trăm năm vào một thời khắc.
Với bàn tay của người nghệ sĩ, thời gian không còn theo chiều vận động vốn dĩ của
nó mà đã được đưa vào cái nhìn, suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ, và trong thơ
ca, quan điểm về thời gian của người nghệ sĩ gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo
của thi nhân bởi hình tượng thơ và hình tượng cảm xúc. Sự cảm thụ thời gian trong
thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước cuộc đời và ý nghĩa chung của đời
sống nhân sinh. Nhà thơ càng nặng cõi đời thì sự quan tâm trước mọi thời khắc
càng trở nên mãnh liệt.
8
2. Thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn
Trong chủ nghĩa lãng mạn, vấn đề thời gian được thể hiện qua rất nhiều khía
cạnh khác nhau. Đó có thể là sự đề cao, lý tưởng hóa quá khứ. Theo đó, thời gian đi
từ quá khứ đến hiện tại, tương lai theo đồ thị đi xuống. Không chỉ có vậy, thời gian
trong chủ nghĩa lãng mạn còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ
với thời gian, hay nói một cách khác là nó đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ góc
độ cá nhân…
Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu, thể hiện một cách rất riêng, rất xuất
sắc đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ góc độ cá nhân ấy. Với nhà thơ, thời gian
được nhìn như một đối tượng “thù địch” với sinh mạng cá nhân. Với ông, bi kịch
lớn nhất của con người lãng mạn chính là thời gian.
IV. Một vài quan niệm về thời gian trước Xuân Diệu
Mãn Giác Thiền sư trong “Cáo tật thị chúng” đã viết:
“Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Với bài kệ nổi tiếng này. Mãn Giác Thiền sư đã đưa ra một quan niệm về
thời gian: thời gian tuần hoàn, bất biến, xuân qua rồi xuân lại tới, thời gian trôi đi
rồi thời gian lại trở về, cứ theo một vòng tuần hoàn: xuân - hạ - thu đông như thế.
“Thác là thể phách, còn là tinh anh”, đạo Phật cho rằng con người khi chết đi chỉ là
9
chết về mặt thể xác, cái còn là linh hồn sẽ trường tồn vĩnh cửu. Hơn nữa: “Đời là bể
khổ, tình là dây oan”, nên con người chỉ luôn hướng về cõi cực lạc, mong muốn
thoát khỏi trần ai để mà về với một thế giới khác. Con người cứ lặng lẽ treo theo
dòng chảy vốn có ấy của thời gian một cách lặng lẽ, trung thành.
Nói về thời gian tuần hoàn, Nguyễn Du cũng viết trong “Truyện Kiều”
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân”
Trong văn học thời kỳ trước, thời gian dường như đều được nhìn trên một
tầm vĩ mô, được đo bằng những khái niệm rất lớn: Nghìn năm, vạn năm:
“Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi
Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi”
(Nguyễn Công Trứ)
Còn Tản Đà thì :
“Đời người thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài hơn”.
Các nhà thơ trước cũng đã có những lúc ý thức, thở than về cái hữu hạn của
đời người. Song, ý thức một cách sâu sắc, cuồng nhiệt thì chỉ đến thơ Xuân Diệu
mới có được.
V. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian
1. Thời gian tuyến tính, thời gian “thù địch” với sinh mạng cá nhân.
Khác với những quan niệm trước đó về thời gian, đến Xuân Diệu thời gian là
một đi không trở lại, vũ trụ là khách thể độc lập với con người. Và với Xuân Diệu,
10
thời gian không còn tính theo chiều vĩ mô: một đời, nghìn năm, vạn năm, thiên
thu… như trong thơ cổ mà với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm
nhận rõ hơn ai hết sự thật đáng buồn “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, cho dù mùa
xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, vũ trụ có thể vĩnh hằng. Thời gian như một
dòng chảy vô thủy, vô chung mà mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn.
Những bài thơ viết về thời gian của Xuân Diệu có thể kể đến rất nhiều như:
Đi thuyền, Thời gian, Giờ tàn, Chiếc lá, Vì sao, Giã từ thân thể, Vội vàng, Giục giã,
Hết ngày hết tháng… đều thể hiện những quan điểm cá nhân của nhà thơ về thời
gian, dòng thời gian hay cũng là dòng đời luôn luôn chuyển động, thay đổi không
ngừng. Bài “Thời gian” có thể coi là sự phát ngôn đầy đủ cho sự cảm nhận về thời
gian của nhà thơ:
“Dưới thuyền nước trôi
Trên nước thuyên chuồi
Và nước, và thuyền
Xuôi dòng đi xuôi”
Thông qua hình tượng “nước” và “thuyền” nhà thơ nói lên sự nhận thức rõ
ràng nhịp điệu trôi chảy của thời gian. Thời gian trong thế giới vũ trụ thì vĩnh cửu,
còn thời gian đời người là hữu hạn. Con người bất lực hoàn toàn trước sức mạnh
của thời gian vũ trụ và luôn có nguy cơ bị cuốn trôi hoặc bị nhấn chìm:
“Nước cũng mất luôn
Nhưng nước còn nguồn
11
Thuyền chìm trong lúc
Đêm ngày nước tuôn”
Bài “Đi thyền” nhà thơ cũng vẫn mượn hai hình ảnh ấy:
“Thuyền qua mà nước cũng trôi
Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay
Tôi đi trên chiếc thuyền này
Dòng mơ tô tưởng cũng thay khác rồi”
Với cách mượn dòng chảy của nước để nói đến dòng chảy của thời gian là
quá quen thuộc, thơ ca từ xưa đến nay nói đến điều đó không ít. Xuân
Diệu với cách nghĩ, cách nhìn của một nhà Thơ mới, thì thời gian còn gấp
rút hơn rất nhiều:
“Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút trước sang tôi phút này”
Nói lên sự nhạy cảm vô cùng trước sự thay đổi của thời gian, sự thay đổi
không còn là năm là tháng là ngày nữa mà sự thay đổi diễn ra trong từng phút một,
cái “tôi” của phút trước đã khác với cái “tôi” của phút này.
Với “vội vàng” càng làm ta thấm thía về dòng chảy thời gian không bao giờ
biết ngừng nghỉ
“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
12
Có lẽ, trước đó, chẳng có bất kì ai lại “sợ” thời gian hơn là Xuân Diệu.
Thông thường, người ta nắm trong tay cái gì rồi mới sợ mất, còn Xuân Diệu, dù
“xuân” mới chỉ đương tới, đương đến, nhà thơ đã nghĩ ngay đến khoảnh khắc phai
tàn, khoảnh khắc biến mất. Cặp từ đối lập: “tới – qua”, “non – già” càng nhận mạnh
sự chảy trôi nhanh chóng, đáng sợ của của thời gian qua mắt nhìn Xuân Diệu.
Trong tâm tưởng của Xuân Diệu, ngày hôm nay qua đi rồi tháng, rồi năm, rồi
đời người sẽ hết, tuổi già, cái chết là nỗi ám ảnh lớn trong lòng nhà thơ:
“Nhưng mà tôi sẽ chết than ôi
Tóc ngời mai mốt không đen nữa
Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi”
Và với những vần thơ trong bài “Thanh niên” ta mới thấy hết được sự nuối
tiếc thời gian của nhà thơ:
“Ôi thanh niên! Người mang hết xuân thì
Hình ngực nở nụ cười tươi màu tóc láng
Già sẽ đến giơ tay xua ánh sáng
Đuổi bướm đi làm sợ cả hương hoa”
Nhà thơ dường như chú ý đến từng bước đi của thời gian từng chút một, như
chính “mùa thu tới”:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”
Thời gian chuyển động qua từng sắc lá trong vườn, và trong “Đây mùa thu
tới” tác giả Đỗ Lai Thuý đã có nhận định rằng: “Đó là tiếng gọi của thời gian, hối
13
hả và thôi thúc bằng một điệp khúc “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Thời gian là
dấu hiệu của tàn phai và rơi rụng. Thời gian là sự tuôn chảy “một đi không trở lại”.
Chính ý thức về thời gian một chiều chứ không phải tuần hoàn, thời gian định
hướng chứ không phải định tính, đã tạo nên cái nhìn nghệ thuật trong toàn bộ sáng
tác của anh” .
Thời gian với những bước chuyển động tàn nhẫn, sự đối lập giữa thời gian
vũ trụ với thời gian của một kiếp người:
“Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tàn như những cánh hoa rơi”
Hay:
“Những ngày cứ thắt đi từng phút
Rồi mặt trời cao. Nắng cháy tràn
Trưa đến thôi rồi! Bình đã vỡ
Nửa ngày xinh đẹp đã tiêu tan”
Bước đi của thời gian cũng khiến cho sự vật, cho không gian dường như run
rẩy, run lên vì sợ hãi:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Như thế, thời gian trong thơ Xuân Diệu là thứ thời gian tuyến tính, thời gian
“một đi không trở lại”. Thứ thời gian ấy có thể làm cho người ta hoảng hốt, run sợ
bởi cuộc đời sao mà quá ngắn ngủi, một kiếp người sao mà trôi đi quá nhanh. Thời
gian dường như là một kẻ “thù địch” với những số phận cá nhân, mà Xuân Diệu là
một điển hình tiêu biểu.
14
2. Xuân Diệu và bản lĩnh “chiếm lĩnh thời gian”.
Có lẽ, điều đáng quý nhất ở thơ Xuân Diệu, ở con người Xuân Diệu chính là
lối sông “chiếm lĩnh thời gian” mà bản thân ông luôn tâm niệm, và gửi gắm tất cả
vào trong thơ ca của mình.
Đồng nghĩa với việc nhận thức về dòng chảy thời gian “vô thủy, vô chung”,
một đi không trở lại, Xuân Diệu đã đem đến những vần thơ sôi nổi, gấp gáp về một
quan điểm sống hết mình trong từng hơi thở.
Chính vì ý thức rõ rệt được từng sự biến chuyển của thời gian nên Xuân Diệu
đã sống vội vàng, sống cuống quýt để tận hưởng cuộc sống, trong “vội vàng”:
“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Rồi đến bài “Giục giã” thì:
“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi,
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi”
Thái độ sống nôn nao, mọi sự đợi chờ thi sĩ đều sợ bỏ phí mất từng khắc của
tuổi thanh xuân,trong bài thơ “Thanh niên” Xuân Diệu viết:
“Ngươi đang ở! Ta vội vàng dữ quá!
Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn!
Sống toàn tâm và thức cả giác quan
Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ;
15
Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ.”
Xuân diệu phát hiện ra ở thiên nhiên, ở con người gần gũi quanh ta biết bao
điều mới lạ thật đáng yêu, cuộc đời trần thế đẹp và hấp dẫn biết bao càng thấy đẹp
ta càng muốn tận hưởng, càng muốn tận hưởng thì lại thấy cuộc đời càng đáng sống
biết bao.
Do đó người thi sĩ này không chờ đợi nắng mới hoài xuân, và cũng chính
ước mơ ấy mà nhà thơ có một suy nghĩ thật táo tợn và ngược đời, được thể hiện
trong “vội vàng”:
“ Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Thi sĩ muốn đoạt quyền tạo hoá, muốn đi ngược lại sự vận động của thiên
nhiên, muôn tự mình nắm giữ điều chỉnh thời gian, bởi một người như Xuân Diệu
sống để yêu và yêu để sống thì thời gian mà tự nhiên định sẵn từ ngàn xưa đến nay
không thể nào đủ, Xuân Diệu muốn lưu giữ lại cái khoảnh khắc của tuổi xuân,
muốn thời gian ngưng đọng lại, muốn và muốn như vậy mới có đủ thời gian để
thỏa mãn lòng khao khát trong tâm hồn nhà thơ. Thiên nhiên đẹp quá, nó được nhà
thơ hình dung thật gần gũi, mà cũng thật táo bạo và mới mẻ :
“Và đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
16
Mỗi buổi sáng thức dậy mở mắt là thi sĩ được chứng kiến một cảnh tượng
mới mẻ, diễm lệ. Ánh bình minh rực rỡ chiếu sáng thế giới vạn vật. Nguồn ánh
sáng ấy như được toát ra từ vẻ đẹp của người thiếu nữ, và ở đây khác với thơ xưa,
luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp thì ở đây con người lại làm chuẩn
cho cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp trở nên mới mẻ hơn và cũng trần thế, gần gũi
hơn rất nhiều. Cái đẹp của thiên nhiên dường như chẳng đợi thời gian, chỉ cần trong
lòng thi sĩ thấy cảnh đẹp thi được rồi và “xuân không mùa” cũng nói:
“Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng”
“Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa
Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng
Thơ Xuân Diệu, không phải lúc nào cũng chỉ có cái vui, cái rạo rực mà
những khoảnh khắc u buồn, nuối tiếc cũng không hề hiếm:
“Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa?”
Thế nhưng, nỗi buồn ở đây chẳng qua cũng chỉ là một biểu hiện của lòng
ham sống. Cảnh xuân càng đẹp càng lộng lẫy bao nhiêu thì sự nuối tiếc của thi sĩ
càng lớn bấy nhiêu. Người ta chỉ ham sống khi họ thấy cuộc sống của họ có ý
nghĩa, Xuân Diệu cũng vậy càng yêu, càng đắm càng say cảnh đời lại càng phát
hiện ra biết bao cái tươi đẹp đang chờ đón, để rồi lại cay đắng nhận ra rằng thời
gian trôi đi càng lúc càng vội vã, “chưa có một nhà thơ nào luyến tiếc thời gian đến
xót xa như Xuân Diệu. Vì vậy trong niềm say sưa bồng bột trước cuộc đời, tình
yêu, sự hiện hữu của thời gian khiến ông chưa bao giờ bình thản”, “Đọc Thơ thơ và
17
Gửi hương cho gió ta dễ dàng nhận ra một Xuân Diệu đang cô đơn chống trả lại sự
tàn phá của thời gian”. Trong “Núi xa” ông viết:
“Lẫn với đời quay, tôi cứ đi
Người ngoài không thấu giữa lòng si”
Và cô độc trong “Hư Vô” với:
“Đêm lùa ta thức, một mình đau
Nghe tiếng giờ đi, não dạ sầu”
Với Xuân Diệu, tình yêu là thứ đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Bởi vậy, nhà thơ lúc nào cũng say đắm, cũng hết mình, cũng cuống quýt, vội vàng
yêu và tha thiết, khao khát được yêu thương:
“Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh, vơ vẩn giữa dòng đời”
Và “Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi
Không xương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng”
Rồi “Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Khi chết rồi, thì tôi yêu ma”
Chết đi rồi vẫn cứ yêu, có lẽ chẳng mấy người nồng nàn, tha thiết được như
Xuân Diệu!
Nhà thơ muốn dành từng phút, từng giây để mà yêu gấp gáp:
“Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”
Và khi đọc “Mời yêu” chúng ta mới cảm nhận hết được sự sục sôi, tha thiết
trong tâm hồn thi sĩ:
18
“Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ
Một giây cũng cam một chút cũng đành”
Hay:
“Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi”
Với lối sống, cách sống như Xuân Diệu, thì một phút, một giây thôi cũng
thực sự đáng quý, đáng trân trọng. Thời gian có thể “nuốt” con người, nhưng trong
những giây phút được sống, con người hoàn toàn có thể làm chủ được thời gian,
hoàn toàn có thể tận hưởng một cách tối đa cuộc sống này. Sống gấp gáp lên, sống
hết mình đi, bởi con người chỉ có một lần để sống là quan niệm nhân sinh vô cùng
tích cực mà Xuân Diệu đã gửi gắm vào trong những tác phẩm của mình.
3. So sánh thời gian trong thơ Xuân Diệu và một số nhà Thơ mới khác
Đối lập với khát vọng sống hết mình với thực tại, níu kéo từng phút, từng
giây để sống, để yêu của Xuân Diệu, nhiều nhà Thơ mới khác lại lý tưởng hóa quá
khứ, tìm về với quá khứ, chán ghét thực tại và họ chỉ có thể tìm thấy những gì đẹp
đẽ nhất ở trong quá khứ mà thôi.
Đó là Thế Lữ, hóa thân vào một “chúa sơn lâm” trong cũi sắt để mà tưởng
nhớ đến chốn rừng xanh thiêng liêng, hùng vĩ:
“Ta sống mãi trong tình thương, nỗi nhớ
Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”
19