Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO CỦA NOKIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.63 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ
NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO CỦA
NOKIA
HỌ TÊN HỌC VIÊN : HÀ THANH NHẤT
MÃ SỐ HỌC VIÊN : CH1301104
LỚP : CH8
GVHD : GS.TSKH HOÀNG KIẾM
TPHCM, THÁNG 5 NĂM 2014
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Lời nói đầu
Để nghiên cứu khoa học, chúng ta phải nắm vững những đặc điểm, phương pháp làm khoa học một
cách hợp lý, các chức năng từng bước cơ bản như: mô tả, giải thích, dự đoán và sáng tạo.
Nghiên cứu trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin thì chúng ta cũng có lợi thế nhất định về khả năng
tư duy sáng tạo, học hỏi, tìm tòi những cái mới rất nhanh. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng chia sẻ:
“Khi nghiên cứu khoa học có nhiều cái mới thì kết quả mới là quan trọng nhất. Công trình nghiên
cứu phải đảm bảo ba phẩm chất: đúng, trung thực, mới và hay”.
Trong phạm vi bài thu hoạch này, em xin trình bày lý thuyết về nguyên lý sáng tạo và phân tích
những nguyên lý sáng tạo được Nokia sử dụng để phát triển cho đứa con cưng của mình.
Lý do em chọn đề tài về Nokia là vì có một sự kiện vừa mới diễn ra trong cuối tháng 4 là Nokia đã
chính thức hoàn tất việc chuyển giao bộ phận thiết bị di động cho Microsoft. Nhân dịp này, trong tiểu
luận , em xin trình bày lại quá trình hình thành và phát triển của hãng điện thoại Phần Lan.
Em xin chân thành cám ơn GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những bài giảng
quý báu trong việc nghiên cứu khoa học.
Do không có nhiều thời gian dành cho việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu về bài thu hoạch nên việc hạn
chế sai sót là đều không thể tránh khỏi, em rất mong thầy thông cảm và đóng góp ý kiến để cho bài
thu hoạch được tốt hơn.


Hà Thanh Nhất Trang 2
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Mục lục
Trang
Hà Thanh Nhất Trang 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
I. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu khoa học
I.1 Khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học
I.1.1 Khoa học
Là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật
chất, những qui luật của tự nhiên , xã hội, tư duy.
Là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và
vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự
vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
Là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái
ý thức xã hội khác (ở đối tượng và hình thức và hình thức phản ánh và mang một
chức năng xã hội riêng biệt).
I.1.2 Nghiên cứu khoa học
Mục đích của nghiên cứu khoa học là để nhận thức và cải tạo thế giới thông qua các chức năng cụ
thể sau:
a. Mô tả
Là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự
vận động của sự vật.
b. Giải thích
Là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật.
c. Tiên đoán
Là sự nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật trong
tương lai.

d. Sáng tạo
Là sự làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại
I.2 Bốn mươi nguyên lý sáng tạo cơ bản
I.2.1 Nguyên tắc phân nhỏ
• Nội dung
Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Khay đá chia thành từng ô cho dễ lấy và dễ chia
khi có nhiều người uống cùng.
I.2.2 Nguyên tắc tách khỏi
• Nội dung
Tách phần gây phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất cần thiết ra khỏi đối tượng.
• Minh họa
Rác thải có rất nhiều loại, ta nên tách ra và để
riêng từng loại để tiện cho việc xử lý.
I.2.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
• Nội dung
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không
đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc.
• Minh họa
Khi chơi môn thể thao patin, chúng ta cần bảo vệ
các khu vực nhạy cảm của cơ thể dễ bị thương
như đầu gối và đầu

I.2.4 Nguyên tắc phản đối xứng
• Nội dung
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng( làm giảm bậc đối xứng).
Hà Thanh Nhất Trang 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
• Minh họa
Từ chiếc xe đạp có 2 bánh hình tròn chuyển sang
2 bánh hình tam giác (từ đối xứng chuyển sang
bất đối xứng)
I.2.5 Nguyên tắc kết hợp
• Nội dung
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
• Minh họa
Sự kết hợp giữa gen đực và gen cái trong các
cuộc giao hợp của sinh vật sinh sản hữu tính
I.2.6 Nguyên tắc vạn năng
• Nội dung
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau. Do đó, không cần sự tham gia của các đối tượng
khác.
• Minh họa
Con trâu ngoài việc cày ruộng còn kiêm luôn cả
làm bảng viết
I.2.7 Nguyên tắc “chứa trong”
• Nội dung
Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba …
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 6

Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Loại ăng ten này khi cần có thể kéo dài hoặc thu
ngắn lại nhờ những ống kim loại đặt bên trong
nhau
I.2.8 Nguyên tắc phản trọng lượng
• Nội dung
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng.
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí
động.
• Minh họa
Thiết bị nâng thân tàu, đặt ở phía sau đuôi tàu
I.2.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
• Nội dung
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi
đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
• Minh họa
Loại đồng hồ này phải lên dây cót mới chạy
được
I.2.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
• Nội dung
Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời
gian dịch chuyển.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Loại sổ lò xo có tạo các lỗ trước để khi xé các
trang giấy được dễ dàng

I.2.11 Nguyên tắc dự phòng
• Nội dung
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng
cứu, an toàn.
• Minh họa
Dự phòng bình cứu hỏa trong nhà để phòng cháy
chữa cháy
I.2.12 Nguyên tắc đẳng thế
• Nội dung
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
• Minh họa
Chiếc vali có bánh xe để di chuyển nhẹ và dễ
dàng hơn khi đồ đạc quá nhiều
I.2.13 Nguyên tắc đảo ngược
• Nội dung
Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại.
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần
đứng yên thành chuyển động.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Bảng hiệu để WC nữ nhưng thực chất thiết kế
bên trong là dành cho WC nam
I.2.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
• Nội dung
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp
thành kết cấu hình cầu.
Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực li tâm.

• Minh họa
Sân dành cho vận động viên điền kinh được thiết
kế thành đường cong
I.2.15 Nguyên tắc linh động
• Nội dung
Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng
giai đoạn làm việc.
Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
• Minh họa
Ghế xoay có các bánh có thể di chuyển dễ dàng
và nó có thể xoay 360 độ rất linh hoạt và có thể
điều chỉnh độ cao phủ hợp với người ngồi
Hà Thanh Nhất Trang 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
I.2.16 Nguyên tắc giải tác động “thiếu” hoặc “thừa”
• Nội dung
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn một chút. Lúc đó,
bài toán có thể trở nên đơn giản và dễ giải hơn.
• Minh họa
Dây thắt lưng thường đục nhiều lỗ để các người
dùng khác nhau có thể dùng được
I.2.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
• Nội dung
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục
nếu cho đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên
quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa chuyển sang
không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Đặt đối tượng nằm nghiêng.

Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước.
• Minh họa
Xe có nhiều tầng
I.2.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
• Nội dung
Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động.
Sử dụng tầng số cộng hưởng.
Hà Thanh Nhất Trang 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
• Minh họa
Tăng tần số dao động bằng cách tác dụng lực
vào chiếc xích đu
I.2.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
• Nội dung
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ.
Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
• Minh họa
Các bảng hiệu đèn led quảng cáo, chớp tắt theo
chu kỳ
I.2.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích
• Nội dung
Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng luôn luôn làm việc ở chế độ đủ
tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.

• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Xe container chở hàng phải luôn có hành hóa
trong cả chuyến đi lẫn chuyến về để tránh lãng
phí
I.2.21 Nguyên tắc “vượt nhanh”
• Nội dung
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
• Minh họa
Xe cứu hỏa phải chạy và vượt nhanh đến hiện
trường để dập tắt hỏa hoạn
I.2.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi
• Nội dung
Sử dụng những tác nhân có hại để thu được hiệu ứng có lợi.
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
• Minh họa
Tiêm vi trùng yếu (vacxin) vào cơ thể để tạo
miễn dịch
Hà Thanh Nhất Trang 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
I.2.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi
• Nội dung
Thiết lập quan hệ phản hồi.
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
• Minh họa

Các cuộc khảo sát, lấy ý kiến nhằm biết phản hồi
của khách hàng về một vấn đề nào đó để từ đó có
chiến lược tốt hơn
I.2.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian
• Nội dung
Sử dụng đối tượng trung gian chuyển tiếp.
• Minh họa
Bài toán tháp Hà Nội sử dụng cột trung gian để
chuyển từ đĩa 1 sang đĩa 3
I.2.25 Nguyên tắc tự phục vụ
• Nội dung
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sữa chữa.
Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
• Minh họa
Mô hình Biogas: tái sử dụng phân của động vật
để điều chế ra gas phục vụ cho sinh hoạt
Hà Thanh Nhất Trang 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
I.2.26 Nguyên tắc sao chép
• Nội dung
Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, hãy sử
dụng bản sao.
Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bảng sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần
thiết).
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học, chuyển sang bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
• Minh họa
Bản đồ là một bản sao quang học
I.2.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
• Nội dung

Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn.
• Minh họa
Khăn giấy rẻ tiền chỉ dùng một lần rồi bỏ
I.2.28 Thay thế sơ đồ cơ học
• Nội dung
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt hoặc mùi vị.
Sử dụng điện trường, từ trường, điện từ trường trong tương tác với đối tượng.
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các
trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 14
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Đồng hồ điện tử thay thế đồng hồ cơ học
I.2.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
• Nội dung
Thay cho các phần đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, điệm
không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
• Minh họa
Thú đồ chơi, thay vì nhồi bông thì người ta chỉ
cần bơm khí vào bên trong
I.2.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
• Nội dung
Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
• Minh họa
Sử dụng áo mưa để không bị ướt khi trời mưa
I.2.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
• Nội dung

Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ.
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 15
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Tấm lót sàn nhà có nhiều lỗ và lông để tạo ma sát
tránh trơn trợt nhưng dễ thoát nước
I.2.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc
• Nội dung
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh
quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
• Minh họa
Đèn giao thông có 3 màu: đỏ, vàng, xanh để điều
khiển giao thông trên đường
I.2.33 Nguyên tắc đồng nhất
• Nội dung
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu với vật liệu
đối tượng chế tạo cho trước.
• Minh họa
Tắc kè hoa đổi màu giống với màu xanh của lá
(thích ứng đồng nhất với môi trường) để lẩn ẩn
nấp, lẩn tránh kẻ thù
Hà Thanh Nhất Trang 16
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

I.2.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
• Nội dung
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ, hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay
hơi …) hoặc phải biến dạng.
Các phần mất của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.
• Minh họa
Túi tự hủy thân thiện với môi trường
I.2.35 Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng
• Nội dung
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
Thay đổi độ dẻo.
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
• Minh họa
Để bảo quản thực phẩm, người ta đông lạnh thực
phẩm (hạ nhiệt độ)
I.2.36 Sử dụng chuyển pha
• Nội dung
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha: thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt
lượng.
• Minh họa
Hà Thanh Nhất Trang 17
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Người ta cho đá vào nước ngọt để giải khát
I.2.37 Sử dụng sự nở nhiệt
• Nội dung
Sự dụng sự nở (co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
• Minh họa

Nhiệt kế sử dụng hiệu ứng nở nhiệt
I.2.38 Sử dụng các chất oxy hóa mạnh
• Nội dung
Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc oxy.
Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hóa) bằng chính ozon.
• Minh họa
Bình nén oxy dùng cho hàn cắt kim loại hoặc
trong y tế
Hà Thanh Nhất Trang 18
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
I.2.39 Thay đổi độ trơ
• Nội dung
Thay đổi môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa
Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
Thực hiện quá trình trong chân không.
• Minh họa
Bóng đèn được hút chân không hoặc được bơm
khí trơ
I.2.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành
• Nội dung
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành. Hay nói chung, sử dụng các
vật liệu mới.
• Minh họa
Cánh máy bay được làm từ vật liệu tổng hợp
(composite) cho khỏe và nhẹ hơn
II. Nghiên cứu sự vận dụng nguyên lý sáng tạo của hãng điện
thoại Nokia

Sau sự kiện ngày 25/04 vừa qua, Nokia đã chính thức hoàn tất việc chuyển giao bộ phận thiết bị di
động cho Microsoft. Nhân sự kiện này, trong tiểu luận này, em xin trình bày lại quá trình hình thành
và phát triển của hãng điện thoại Phần Lan.
Hà Thanh Nhất Trang 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
II.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nokia
II.1.1 Lịch sử phát triển
Cách đây 138 năm. Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam thành lập một
nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Trong suốt
138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung
ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động. Cuối năm 2007, Nokia có khoảng 112.262 nhân viên
làm việc ở 120 quốc gia và nói 90 thứ tiếng khác nhau, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn
cầu và đạt doanh số 51,1 tỷ euro với lợi tức 8 tỷ USD năm 2007. Nokia niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Helsinki năm 1915 - hiện điều hành 15 nhà máy sản xuất trên 9 quốc gia, duy trì
các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở 12 nước.
Tập đoàn Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy
sản xuất bột gỗ làm giấy – thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao
su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và Finnish Cable
Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại – thành lập năm
1912).
Nokia được điều hành bởi Hội đồng quản trị tập đoàn do chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc đứng
đầu .Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc Nokia là Jorma Ollila 52 tuổi (gia nhập Nokia năm 1985) và
Chủ tịch công ty là Pekka Ala-Pietil, 46 tuổi (gia nhập Nokia năm 1984).
Jorma Ollila được sinh ra ở Seinäjoki, Phần Lan, trong tháng 8 năm 1950. Ông đã kiếm được bằng
thạc sĩ về khoa học chính trị từ Đại học Helsinki năm 1976, mộ bậc thầy thứ hai trong kinh tế của
Trường Kinh tế London năm 1978, và thứ ba của một bậc thầy trong kỹ thuật của Trường Đại học
Công nghệ Helsinki năm 1981. Theo chủ tịch và giám đốc điều hành của Nokia, Ollila đã dẫn chuyển
đổi của Nokia thành một công ty đặt điểm chuẩn cho truyền thông di động.

Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Ngoài ra, công
ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng biệt và đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center.
Nokia Mobile Phones là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.
Nokia Networks là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và
các dịch vụ có liên quan.
Nokia Venture Organization có chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới
Nokia Research Center tạo ra khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong những lãnh
vực công nghệ thiết yếu cho sự thành công của công ty trong tương lai.
II.1.2 Khách hàng của Nokia
Nokia là dòng sản phấm dành cho mọi tập khách hàng , cho dù bạn là người yêu nhạc, thợ ảnh, nhà
thiết kế, doanh nhân chuyên nghiệp hay nhà làm phim thành công đều có thể sử dụng còn là hãng
điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao
cấp.
Nokia xây dựng chỗ đứng cho mình trên cả thị trường cao cấp và bình dân. Dành cho đối tượng
khách hàng kỳ vọng vào công nghệ mới nhất, Nokia có chiếc N95 bao gồm trình duyệt Internet, nghe
nhạc, bộ nhận tín hiệu GPS vệ tinh và khả năng kết nối Wi-Fi.
Ở mỗi thị trường, mỗi đối tượng khách hàng, Nokia đều có những sản phẩm tương ứng. Những sản
phẩm này hầu hết đều có đủ những chức năng cần thiết, và hơn nữa tất cả những tính năng này đều
rất thân thiện với người dùng, có lẽ đây là điều tạo nên thành công của Nokia. Mỗi một sản phẩm
Nokia mới xuất hiện, gần như đó là một cuộc cách mạng thực sự, tạo nên một trào lưu trong cộng
đồng người sử dụng ĐTDĐ.
Thậm chí những mẫu điện thoại bình dân của Nokia cũng có những tính năng mở rộng khiến một số
lượng lớn khách hàng thu nhập thấp cảm thấy thú vị khi lần đầu tiên có trong tay một chiếc điện
Hà Thanh Nhất Trang 20
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
thoại di động. Chẳng hạn, mẫu Nokia 1200 với giá chỉ 45 USD của Nokia có thể chạy tới 2 tuần mà
không cần xạc pin, đồng thời có cả đèn flash tích hợp, rất thuận tiện trong trường hợp mất điện.
Nokia có mạng lưới dịch vụ Nokia toàn cầu để chăm sóc khách hàng. Quan điểm của Nokia là luôn
xem trọng công tác chăm sóc khách hàng. Năm 2007 Nokia có 17 trung tâm chăm sóc khách hàng.

Nokia đưa vào sử dụng đường dây tư vấn miễn phí 18001516 từ năm 2006 là một kênh chăm sóc
khách hàng thuận tiện.
Nokia Care còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngươi tiêu dùng thông qua trực tuyến, email và các dịch
vụ trung tâm cuộc gọi , được hỗ trợ bởi một mạng lưới các trung tâm dịch vụ ủy quyền. Hỗ trợ này
bao gồm thông tin về sản phẩm cơ bản, hướng dẫn, hội đồng thảo luận, cập nhật phần mềm, tư vấn về
các vấn đề cụ thể, và sửa chữa bảo hành. Nó cũng giúp cho người tiêu dùng để tìm nơi để tái chế các
sản phẩm cũ của họ. Để nhằm nhận được một bức tranh toàn diện về kinh nghiệm của người tiêu
dùng bằng cách sử dụng các kênh thông tin phản hồi của người tiêu dùng khác nhau, và đối phó với
các hành động cải tiến mục tiêu.
II.1.3 Đối thủ cạnh tranh
Nokia đã bỏ lại đằng sau nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ đến từ các cường quốc công nghệ là Mỹ
(Motorola), Đức (Siemens), Nhật (Sony) để trở thành thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới. Tại
thị trường Việt Nam, Nokia đã chiếm được vị trí số 1, thế chân hai "cựu đại gia" Ericsson và
Motorola.
Từ những chiếc điện thoại giá 750 USD kiểu cách, được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu cho tới
những chiếc điện thoại cơ bản giá chỉ 45 USD với màn hình đen trắng, Nokia đã làm bão hòa thị
trường điện thoại di động theo cách mà cả Motorola hay bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào khác
không thể bắt chước nổi. Chuỗi sản phẩm đáng nể bao gồm khoảng 100 mẫu của Nokia chỉ là một
trong số nhiều lý do tại sao hơn 1/3 số điện thoại di động trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Espoo,
ngoại ô thủ đô Helsinki của Phần Lan, nơi đặt đại bản doanh của Nokia.
Chắc chắn không đối thủ nào có thể cạnh tranh với ngôi vị số 1 của Nokia. Thống kê cho thấy, hãng
điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007.
Các đối thủ theo sau Nokia đang bám đuổi nhau rất sát nút. Cũng trong quý 4 năm ngoái, Samsung
đạt doanh số 46 triệu điện thoại, tiếp đó là Motorola với 41 triệu chiếc, Sony Ericsson với 31 triệu
chiếc, và LG với 24 triệu chiếc.
Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẻ tại
các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và
đang tăng trưởng mạnh ở châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong
khi đó, sản phẩm điện thoại di động giá rẻ của Motorola cho thị trường Ấn Độ đã thất bại, mặc dù có
giá chỉ 35 USD. Một phần dẫn đến thất bại là do những chức năng hạn chế của chiếc điện thoại này

không thể thu hút được các khách hàng tiềm năng.
Đây không phải là lần đầu tiên một đối thủ cạnh tranh thách thức Nokia. Chiếc Chocolate của LG
hoặc những chiếc điện thoại cầm tay siêu mỏng của Samsung cũng đã làm các nhà lãnh đạo của
Nokia đau đầu.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Gartner, doanh số của các loại điện thoại thông minh cao cấp, có
chức năng tương tự như máy tính đã tăng 27% trong quý 2 năm nay, so với mức giảm doanh số 6%
trên thị trường di động nói chung. Cũng theo Gartner, thị phần của Apple trên phân khúc thị trường
điện thoại thông minh trong quý 2 đã tăng lên mức 13%, từ mức 3% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi
đó, thị phần của Nokia giảm từ 47% về 45%
Nokia dường như đang muốn nhắc cả thế giới rằng, họ là kẻ thống trị trong làng sản xuất điện thoại
di động, chứ không phải Apple. Để phản công lại iPhone của Apple và Blackberry của RIM, Nokia
tuyên bố kế hoạch ra mắt 3 chiếc smartphone mới có màn hình cảm ứng, một chiếc Netbook cơ động
và hợp tác với Microsoft để tích hợp Office trên các thiết bị của hãng.
Trong số những câu trả lời đã được đưa ra của Nokia nhằm vào Apple là chiếc netbook có tên
Booklet 3G ra mắt hôm 24/8 vừa rồi. Chiếc netbook này cũng là “lời cảnh báo” của Nokia đối với
các nhà sản xuất máy tính như Acer và Dell vốn cũng đang dòm ngó thị trường điện thoại di động.
Hà Thanh Nhất Trang 21
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Tuy vậy, hơn hết, Booklet 3G được coi là “đòn phủ đầu” dành cho chiếc netbook dạng bảng (tablet)
của Apple mà giới công nghệ đang đồn đoán từ nhiều tháng nay. Một động thái nữa của Nokia để đáp
trả Apple là chiếc điện thoại màn hình cảm ứng 5230 ra mắt hôm 258. Thiết bị này đem đến hàng loạt
chức năng của một chiếc điện thoại thông minh như định vị GPS, lưu trữ nhạc cho 33h chơi, khả
năng kết nối các dịch vụ Internet như Facebook. Trong khi đó, giá của Nokia 5230 chỉ 210 USD.
Ngoài ra Nokia mới sản xuất thêm dòng sản phẩm N97 là điện thoại cảm ứng hỗ trợ mạng 3G và Wi-
Fi, được tích hợp camera 5 megapixel, bộ nhớ 32GB. N97 được đánh giá là đối thủ thực sự của điện
thoại iPhone 3GS của Apple.
Và để chứng minh sức mạnh của mình, vừa qua Nokia còn tuyên bố dự định sẽ cung cấp dịch vụ
ngân hàng cơ bản cho người sử dụng điện thoại di động. Theo Nokia, trên thế giới hiện có khoảng 4
tỷ người dùng di động, nhưng chỉ có khoảng 1,6 tỷ người có tài khoản ngân hàng. Dịch vụ chuyển

tiền trên di động hiện đã có mặt và phát triển mạnh tại các nước châu Phi như Kenya.
Và với ưu thế về hệ thống phân phối, sản xuất và thị trường, Nokia vẫn vượt lên. Các đối thủ của
Nokia cần phải có nhiều chiếc điện thoại tuyệt hảo hơn nữa mới có thể đe dọa được vị trí thống lĩnh
của hãng này.
Tuy nhiên, Nokia không phải là không có những điểm yếu. Dòng điện thoại E-series tương thích e-
mail nhắm vào thị trường doanh nghiệp của hãng đang bị các đối thủ khác như BlackBerry của
Research In Motion dẫn trước và không đem lại lợi nhuận. Liên doanh giữa Nokia và Siemens cũng
đang bị đối thủ Thụy Điển vượt xa trên thị trường hạ tầng viễn thông.
II.1.4 Các dòng sản phẩm điện thoại chính
Năm Tên sản phẩm Mô tả Hình ảnh
1987
Nokia Mobira
Cityman 900
Điện thoại di động truyền thống đầu
tiên được ra đời.
1994 Sêri Nokia 2100
các điện thoại di động kĩ thuật số
đầu tiên ra đời, để gửi dữ liệu, fax
và SMS(tin nhắn nhanh).
2001 Nokia 7650
Điện thoại Nokia quay phim đầu
tiên ra đời.
2004 Nokia 7610
Được biết đến ở Việt Nam với tên
gọi “chiếc lá”. Với thiết kế bàn
phím xoắn ốc phá cách cùng camera
1 megapixel (đỉnh nhất giữa rừng
điện thoại 0,3 megapixel trên thị
trường bấy giờ).
Hà Thanh Nhất Trang 22

Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2005 Nokia 6630
Điện thoại sử dụng 3G đầu tiên của
Nokia.
N79
Nokia Nseries được ra mắt – đại
diện cho công nghệ hiện đại. Cũng
trong năm này, Nokia cho ra mắt
dịch vụ di động – cho phép phát
sóng các chương trình truyền hình
di động trên điện thoại Nokia.
2006 N91
Thiết bị di động đầu tiên với một ổ
cứng cho phép lưu trữ 3000 bài hát
– được tung ra ở Anh
2007 N95
Máy chạy Symbian và có một phần
trượt ở bên trên để lộ các phím điều
khiển việc chơi nhạc, còn trượt
xuống thì tiết lộ bàn phím T9.
Tính năng: định vị GPS, bản đồ trực
tuyến, trình chơi nhạc MP3, Wi-Fi,
3G và camera 5 megapixel
2010 N8
Quay phim dùng cảm biến 1/1.83"
trên máy quay 12 Megapixel
Trang bị đèn flash Xeon
Màn hình cảm ứng 3,5 inch (89
mm), độ phân giải 640 x 360 pixel,

chạy hệ điều hành Symbian^3 với
đa màn hình chủ, các khả năng tùy
biến, và hổ trợ cảm ứng đa điểm
Hổ trợ Wi-Fi 802.11 b/g/n
Hà Thanh Nhất Trang 23
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2013
Nokia Lumia
1020
Nokia đã khiến cả thế giới bất ngờ
khi tung ra mẫu 808 PureView với
camera 41 megapixel
Ống kính 6 thành phần, cảm biến
kích thước 1/1,5 inch, ống kính Carl
Zeiss và khả năng chống rung
quang học
II.2 Phân tích nguyên lý sáng tạo của Nokia
Trong quá trình phát triển các sản phẩm , Nokia đã vận dụng các nguyên lý sáng tạo:
Nguyên lý vận dụng Giải thích
Nguyên tắc tách khỏi Các điện thoại đời đầu của Nokia có trang bị
thêm ăng-ten để cho việc thu sóng. Sau này, vì
tính thẫm mỹ nên Nokia đã bỏ và thay vào đó
dùng ăng-ten ngầm.
Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
Nguyên tắc phản đối xứng Nokia đã từng cho ra mắt chiếc điện thoại 7610.
Hình dạng của mẫu điện thoại không phải là hình
chữ nhật mà giống hình một chiếc lá và vị trí các
phím cũng được bố trí theo đường cong.
Nguyên tắc kết hợp

Nguyên tắc vạn năng Điện thoại ngày nay nói chung không chỉ riêng
Nokia, ngoài chức năng nghe gọi còn có tích hợp
nhiều chức năng khác như: giải trí, học tập,chụp
ảnh, quay phim, email, lướt web, định vị …
Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Có một chức năng của điện thoại thông minh
như: GPS, Bluetooth, NFC … khi muốn dùng
phải bật lên rồi mới sử dụng được.
Ở các dòng máy cảm ứng của Nokia, màn hình
tự động tắt khi người dùng áp vào tai để thực
hiện cuộc gọi.
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Vị trí của loa và tai nghe đặt ở những chỗ thuận
lợi giúp ta cầm điện thoại và nghe cảm thấy thoải
mái.
Nguyên tắc linh động Điện thoại Nokia Lumia 1020, bình thường thì có
hình dạng của chiếc điện thoại, khi gắn phụ kiện
camera grip thì trở thành một hình dạng một
chiếc máy ảnh chuyên dụng.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi Các thông báo về pin, cập nhật phiên bản, kết nối
wifi, bluetooth … để người dùng biết và hành
động tương ứng.
Nguyên tắc tự phục vụ Điện thoại tự động chạy ngầm để thực hiện các
tác vụ nhận mail, tin nhắn …
Nguyên tắc sao chép Các nokia ra đời sau đều sao chép một phần của
các máy nokia đời trước: giao diện, thiết kế, chức
Hà Thanh Nhất Trang 24
Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
năng, hệ điều hành, cấu hình phần cứng.
Nguyên tắc rẻ thay cho đắt Để phục vụ các đối tượng có mức sống trung
bình, Nokia vẫn giữ nguyên cấu hình phần cứng,

chỉ giảm thiết kế bên ngoài như vỏ, độ phân giải
màn hình mà vẫn đầy đủ tính năng.
Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Các điện thoại cảm ứng của Nokia trang bị màn
hình có lớp màng mỏng chống trầy xướt
Nguyên tắc thay đổi màu sắc Các đời máy của Nokia có rất nhiều màu sắc để
cho người dùng lựa chọn
Hà Thanh Nhất Trang 25

×