Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.48 KB, 31 trang )

Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
3.1. ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI THU HOẠCH
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRIZ TRONG
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
Giáo viên HD : GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Họ tên học viên : Phạm Quốc Bình Giang
Mã số học viên : CH1301010
Cao học : Khóa 8
Tháng 05/2014
1
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu ên, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm trường Đại học công
nghệ thông n TP HCM đã tạo điều kiện cho em được ếp cận với môn học Phương
pháp nghiên cứu khoa học.
Em xin cảm ơn thầy GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã tận :nh truyền đạt kiến thức cho chúng
em cũng những gì thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn để em thực hiện bài báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô cùng các bạn bè thân hữu đã nhiệt
:nh đóng góp ý kiến, cũng như động viên để em hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm, em
mong thầy cô và bạn bè cho ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
2
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
MỤC LỤC


3
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp luận sáng tạo trong khoa học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và
thực tiễn nghiên cứu khoa học và trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn các nhà khoa học,
các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành nghiên cứu khoa học một
cách sáng tạo.
Ngày nay, việc ứng dụng phương pháp sáng tạo để phát triển trong lĩnh vực tin học cũng
như sự ra đời của nhiều ngôn ngữ lập trình cấp cao dẫn đến một bước tiến lớn về sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Mặc dù công nghệ thông tin là ngành học mới
được phát triển trong thời gian gần đây, nhưng ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế xã
hội đòi hỏi con người cần nhìn rõ được tầm quan trọng đó. Do vậy việc áp dụng phương
pháp sáng tạo trong quá trình giải quyết các vần đề tin học có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trong bài luận này sẽ trình bày ứng dụng 40 nguyên tắc sáng tạo trong Quản lý dự án
phần mềm.
4
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
I. 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO
Theo nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc của mình đã đưa ra một hệ
thống gồm 40 nguyên tắc sáng tạo cho bài toán phát minh sáng chế như sau:
1.1. Nguyên tắc phân nhỏ
• Chia đối tượng thành các phần độc lập.
• Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
• Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Ví dụ: nếu ta chứa toàn bộ dữ liệu trong một ổ đĩa thì thật khó khăn cho quá trình tìm
kiếm dữ liệu do vậy ta thường phân nhỏ ổ đĩa thành các ổ đĩa nhỏ hơn.
1.2. Nguyên tắc “tách khỏi”
• Tách phần gây “phiền phức” hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi
đối tượng.
Ví dụ: Nay đã có phần mềm ứng dụng có tên là Remove (Tẩy xóa) dùng cho điện thoại

thông minh, giúp loại bỏ những gì không mong muốn ra khỏi ảnh một cách dễ dàng.
1.3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
• Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc
đồng nhất thành không đồng nhất.
• Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
• Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công
việc.
Ví dụ: khi tạo ra một sản phẩm tiêu dùng thì nhà sản xuất sẽ hướng tới đối tượng tiêu
dùng để tăng khả năng tiêu thụ, ví dụ tạo ra sản phẩm sữa cho lứa tuổi tiểu học thì hình
ảnh bao bì phải ngộ nghĩnh và bắt mắt.
1.4. Nguyên tắc phản đối xứng
5
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
• Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm
bậc đối xứng).
Ví dụ: để cất được nhiều vỏ lon bia trong một chiếc bọc, người ta làm cho nó dẹp đi để
chứa được nhiều hơn.
1.5. Nguyên tắc kết hợp
• Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế
cận.
• Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
Ví dụ: Một chương trình diệt Virus thì có thể không diệt hết tất cả các loại virus do vậy ta
có thể cài thêm chương trình khác để hỗ trợ tốt hơn
1.6. Nguyên tắc vạn năng
• Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia
của các đối tượng khác.
Ví dụ: tích hợp chức năng quay phim, chụp hình, nghe nhạc trong một chiếc điện thoại di
động.
1.7. Nguyên tắc “chứa trong”
• Môt đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối

tượng thứ ba…
• Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Ví dụ: phân cấp cây thư mục trong việc quản lí dữ liệu trong máy tính, theo đó ta có thư
mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con,
1.8. Nguyên tắc phản trọng lượng
• Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực
nâng.
6
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
• Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi trường như sử dụng
các lực thủy động, khí động …
Ví dụ: vận dụng nguyên tắc này để tạo ra các phương tiện di chuyển trên sông như tàu,
thuyền.
1.9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không
mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng súât trước để khi làm việc sẽ dùng ứng
súât ngược lại).
Ví dụ: được ứng dụng trong việc tạo ra các văcxin ngừa bệnh.
1.10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
• Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
• Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
Ví dụ: trong quá trình lập trình, người lập trình sắp xếp biểu thức tính toán cũng như các
câu lệnh sao cho độ phức tạp của chương trình là thấp nhất.
1.11. Nguyên tắc dự phòng
• Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương
tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
Ví dụ: trong quá trình lập trình thì người lập trình phải dự đoán giá trị tối đa mà biến có
thể nhận được để khai báo các biến cho phù hợp. Giả sử nhập số a có kiểu dữ liệu là byte
thì bình phương của a phải là word hoặc longint.

1.12. Nguyên tắc đẳng thế
• Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
Ví dụ: để kiểm tra hệ thống điện trên các trụ điện người ta tạo ra một thiết bị đưa những
người thợ lên cao thay vì không thề hạ trụ điện xuống.
7
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
1.13. Nguyên tắc đảo ngược
• Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ: không làm
nóng mà làm lạnh đối tượng).
• Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên
và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
Ví dụ: để chứng minh tính liên thông của một đồ thị thì ta giả sử đồ thị không liên thông
sau đó chứng minh điều này vô lí từ đó rút ra kết luận đồ thị liên thông.
1.14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá
• Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu,
kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
• Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
• Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Ví dụ: để giảm ma sát trong quá trình chuyển động của vật chất người ta thuờng cấu tạo
vật chất đó ở dạng hình tròn vì lực ma sát tỉ lệ thuận với bề mặt tiếp xúc.
1.15. Nguyên tắc linh động
• Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng
tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
• Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Ví dụ: giao thức TCP/IP có chức năng tự chia nhỏ gói tin thành các mẫu nhỏ để truyền
nhanh hơn sau đó tự động tổng hợp lại.
1.16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
• Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn
“một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
Ví dụ: kiểu dữ liệu số thực (real) cho phép kết quả một bài toán có sai số.

1.17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
8
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
• Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều)
sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai
chiều), tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối
tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba
chiều).
• Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
• Đặt đối tượng nằm nghiêng.
• Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
• Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
Ví dụ: khi đưa ra mô hình tham khảo người ta thường trình chiếu ở không gian 3D để
quan sát được các mặt của nó.
1.18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
• Làm đối tượng dao động.
• Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động.
• Sử dụng tần số cộng hưởng.
• Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện.
• Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
1.19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
• Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
• Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
• Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác.
Ví dụ: làm thay đổi tần số các sóng âm để tạo ra những âm thanh khác nhau từ nền âm
thanh sẵn có nhờ đó cùng một bài hát ta có thể nghe trên nền nhạc Rock hoặc Pop.
1.20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
• Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn
luôn làm việc ở chế độ đủ tải).

• Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
• Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
9
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
Ví dụ: trong nông nghiệp khi gặt lúa xong người ta không để trống đất mà trồng xen canh
loại cây khác.
1.21. Nguyên tắc “vượt nhanh”
• Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
• Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
Ví dụ: ứng dụng nguyên lí này để tạo ra các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh với chế độ
giặt nhanh hay làm lạnh nhanh.
1.22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
• Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu được
hiệu ứng có lợi.
• Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
• Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Ví dụ: người ta phát hiện ra một loài vi khuẩn tồn tại hầu như bất diện và nhờ vào đặc
tính này nghiên cứu gen của nó để có thể chế tạo ra kháng sinh cho con người.
1.23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
• Thiết lập quan hệ phản hồi.
• Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
Ví dụ: sản phẩm diệt virus BKAV luôn có mục dành cho phản hồi từ phía khách hàng để
có thể hoàn thiện những sai sót từ những phản hồi đó.
1.24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
• Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
Ví dụ: thông qua người này để có thể có thông tin từ người khách là một cách tiếp cận
trung gian.
1.25. Nguyên tắc tự phục vụ
10
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm

• Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
• Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lương dư.
Ví dụ: khi cài đặt một phần mềm diệt virut nếu có phiên bản mới sẽ tự động cập nhật.
1.26. Nguyên tắc sao chép (copy)
• Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
• Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ với
các tỷ lệ cần thiết).
• Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn
thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử
ngoại.
Ví dụ: tạo ra mô hình vật chất thu nhỏ để trưng bày thay thế cho việc tạo ra sản phẩm thật
khá tốn kém.
1.27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
• Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn.
Ví dụ: thay thế các hộp đựng bánh từ kim loại như sắt thành hộp bằng giấy để hạ giá
thành sản phẩm.
1.28. Thay thế sơ đồ cơ học
• Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
• Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng.
• Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi
theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
• Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
1.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
• Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí,
nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
11
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
Ví dụ: trong việc sản xuất bột giặt cho máy giặt người ta thay thế bột giặt dạng hạt thành
dạng nước dễ hòa tan.

1.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
• Sử dụng các vỏ dẽo và mành mỏng thay cho các kết cấu khối.
• Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
Ví dụ: khi di chuyển vật dụng dễ vỡ người ta dùng các miếng xốp để tránh va chạm
mạnh.
1.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
• Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng đệm,
tấm phủ,…).
• Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
Ví dụ: để tránh cho trái cây bị úng người ta bao bằng các lưới mềm để thoát nhiệt
1.32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
• Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
• Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay mội trường bên ngoài.
• Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất
phụ gia màu, huỳnh quang.
• Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
• Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Ví dụ: người ta dùng các tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng để điều khiển người đi đường.
1.33. Nguyên tắc đồng nhất
• Những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một
vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho
trước.
Ví dụ: khi gắn hai thanh Ram vào Main cùng Bus thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tránh
trường hợp bị “sốc”.
12
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
1.34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
• Phần đối tượng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân
hủy (hòa tan, bay hơi,…) hoặc phải biến dạng.
• Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm

việc.
Ví dụ: trong khi lập trình, người ta khuyến khích dùng các biến cục bộ thay cho biến toàn
cục để khi kết thúc thủ tục hay hàm thì biến cục bộ đó sẽ tự động mất đi nhằm làm giảm
bộ nhớ dành cho chương trình. Hay khi chế tạo vệ tinh thăm dò phóng vào vũ trụ thì sau
đó nó sẽ tự động phân hủy thành các mãnh vụn và rơi xuống những vùng an toàn.
1.35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
• Thay đổi trạng thái đối tượng.
• Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
• Thay đổi dộ dẻo.
• Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
Ví dụ: trong các phản ứng hóa học người ta thường cho chất xúc tác là axit có nồng độ
đậm đặc hay loãng để cho ra các sản phẩm khác nhau của quá trình phản ứng.
1.36. Sử dụng chuyển pha
• Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể
tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng …
1.37. Sử dụng sự nở nhiệt
• Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
• Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
Ví dụ: khi tạo các đường ray bằng sắt, người ta phải tính đến hệ số nở nhiệt để tạo khe hở
cần thiết. Hoặc khi đóng nước các chai thủy tinh người ta không đong đầy vì hệ số nở
nhiệt của nước cao hơn thủy tinh.
13
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
1.38. Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh
• Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
• Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
• Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy.
• Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bị iôn hóa) bằng chính ôxy.
1.39. Thay đổi độ trơ
• Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.

• Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
• Thực hiện quá trình trong chân không.
Ví dụ: đưa các chất hóa học có tính trơ ở môi trường thông thường vào môi trường có
xúc tác hoặc nhiệt độ cao để thay đổi tính trơ.
1.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
• Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite), Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới.
Ví dụ: tạo ra những vật liệu từ nhựa tổng hợp.
II. QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
3.2. Khái niệm
Dự án là tập hợp các công việc được thực hiện bởi một tập thể (có thể có chuyên môn
khác nhau, thực hiện công việc khác nhau, thời gian tham gia dự án khác nhau), nhằm đạt
được một kết quả như dự kiến, trong thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến. Trong
thuật ngữ của chuyên ngành Kĩ nghệ phần mềm, Quản lý dự án phần mềm là các hoạt
động trong lập kế hoạch, giám sát và điều khiển tài nguyên dự án (ví dụ như kinh phí,
con người), thời gian thực hiện, các rủi ro trong dự án và cả quy trình thực hiện dự án;
nhằm đảm bảo thành công cho dự án. Quản lý dự án phần mềm cần đảm bảo cân bằng
giữa ba yếu tố: thời gian, tài nguyên và chất lượng. Ba yếu tố này được gọi là tam giác dự
án.
14
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
3.3. Lịch sử của quản lý dự án
Với tư cách là một ngành khoa học, quản lý dự án phát
triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau
như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng. Ở Hoa Kỳ, hai
ông tổ của quản lý dự án là Henry Gantt, được gọi là
cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát, người đã
cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sử
dụng biểu đồ Gantt như là một công cụ quản lý dự án,
và Henri Fayol người tìm ra 5 chức năng của quản lý, là

cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý
dự án và quản lý chương trình.
Cả hai ông Gantt và Fayol đều được biết đến như là
những học trò, theo trường phái lý thuyếtquản lý theo
khoa học, của Frederick Winslow Taylor. Thuyết Taylor
là nguyên mẫu đầu tiên cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc phân
chia công việc (WBS) và phân bổ nguồn lực.
Những năm 1950, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên quản lý
dự án hiện đại. Quản lý dự án đã được chính thức công nhận là
một ngành khoa học phát sinh từ ngành khoa học quản lý. Một
lần nữa, tại Hoa Kỳ, trước những năm 1950, các dự án đã được
quản lý trên một nền tảng đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu
là biểu đồ Gantt (Gantt Charts), cùng các kỹ thuật và các công
cụ phi chính thức. Tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập
tiến độ của dự án đã được phát triển. "Phương pháp Đường
găng" (Critical Path Method hay CPM) phát triển ở liên doanh
giữa công ty Dupont và công ty Remington Rand để quản lý các
dự án bảo vệ thực vật và hóa dầu. Và "Kỹ thuật đánh giá và
xem xét chương trình (dự án)" (Program Evaluation and Review Technique hay PERT),
được phát triển bởi hãng Booz-Allen & Hamilton thuộc thành phần của Hải quân Hoa
Kỳ (hợp tác cùng với công ty Lockheed) trong chương
trình chế tạo tên lửa Polaris trang bị cho tàu ngầm.
Những thuật toán này đã lan rộng một cách nhanh chóng sang nhiều doanh nghiệp tư
nhân.
Năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ
nghệ quản lý dự án. Những tiền đề của viện Quản lý dự án (PMI) là những công cụ và kỹ
thuật quản lý dự án được chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự
15
Figure 1: Henry Gan (1861-1919)
Figure 2: Henri Fayol (1841-1925)

Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
án từ ngành công nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng. Trong năm
1981, ban giám đốc viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép phát triển hệ lý thuyết, tạo
thành cuốn sách Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (PMBOK
Guide). Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử
dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp.
3.4. Các vấn đề thường xảy ra đối với một dự án phần mềm
• Thời gian thực hiện dự án vượt mức dự kiến
• Chi phí thực hiện dự án vượt mức dự kiến
• Kết quả của dự án không như dự kiến
3.5. Trách nhiệm của người quản lý dự án
• Quản lý thời gian: Lập lịch, kiểm tra đối chiếu quá trình thực hiện dự án với lịch
trình, điều chỉnh lịch trình khi cần thiết
• Quản lý tài nguyên: xác định, phân bổ và điều phối tài nguyên
• Quản lý sản phẩm: thêm, bớt các chức năng phù hợp với yêu cầu của khách hàng
• Quản lý rủi ro: xác định, phân tích rủi ro và đề xuất giải pháp khắc phục
• Tổ chức cách làm việc
3.6. Các hoạt động chính trong quản lý dự án phần mềm
3.5.1. Xác định dự án phần mềm cần thực hiện
3.5.2. Xác định yêu cầu chung
Trước tiên cần xác định các yêu cầu chức năng (công việc phần mềm thực hiện) cũng như
phi chức năng (công nghệ dùng để phát triển phần mềm, sử dụng trong hệ điều hành
nào ) của phần mềm. Sau đó cần xác định rõ tài nguyên cần thiết để xây dựng phần
mềm. Tài nguyên ở đây có thể gồm có nhân tố con người, các thành phần, phần mềm có
thể sử dụng lại, các phần cứng hoặc công cụ có sẵn cần dùng đến; trong đó nhân tố con
người là quan trọng nhất. Điều cuối cùng là xác định thời gian cần thiết để thực hiện dự
án. Trong quá trình này cần phải nắm bắt được bài toán thực tế cần giải quyết cũng như
các hoạt động mang tính nghiệp vụ của khách hàng để có thể xác định rõ ràng yêu cầu
chung của đề án, xem xét dự án có khả thi hay không.
16

Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
3.5.3. Viết đề án
Viết đề án là quá trình xây dựng tài liệu mô tả đề án để xác định phạm vi của dự án, trách
nhiệm của những người tham gia dự án; là cam kết giữa người quản lý dự án, người tài
trợ dự án và khách hàng. Nội dung của tài liệu mô tả đề án thường có những nội dung
sau:
• Bối cảnh thực hiện dự án: Căn cứ pháp lý để thực hiện dự án, hiện trạng công
nghệ thông tin của khách hàng trước khi có dự án, nhu cầu ứng dụng phần mềm
của khách hàng, đặc điểm và phạm vi của phần mềm sẽ xây dựng.
• Mục đích và mục tiêu của dự án: Xác định mục đích tổng thể: Tin học hóa hoạt
động nào trong quy trình nghiệp vụ của khách hàng? Xác định mục tiêu của phần
mềm: lượng dữ liệu xử lý, lợi ích phần mềm đem lại.
• Phạm vi dự án: Những người liên quan tới dự án, các hoạt động nghiệp vụ cần tin
học hóa.
• Nguồn nhân lực tham gia dự án: Cán bộ nghiệp vụ, người phân tích, người thiết
kế, người lập trình, người kiểm thử, người cài đặt triển khai dự án cho khách hàng,
người hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm, người bảo trì dự án phần mềm.
• Ràng buộc thời gian thực hiện dự án: Ngày nghiệm thu dự án, ngày bàn giao dự
án.
• Ràng buộc kinh phí: Kinh phí trong từng giai đoạn thực hiện dự án.
• Ràng buộc công nghệ phát triển: Công nghệ nào được phép sử dụng để thực hiện
dự án.
• Chữ kí các bên liên quan tới dự án.
3.5.4. Lập kế hoạch thực hiện dự án
Lập kế hoạch thực hiện dự án là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực
hiện dự án đến khi bàn giao sản phẩm với nhiều loại kế hoạch khác nhau nhằm hỗ trợ kế
hoạch chính của dự án phần mềm về lịch trình và ngân sách.
Các loại kế hoạch thực hiện dự án
• Kế hoạch đảm bảo chất lượng: Mô tả các chuẩn, các qui trình được sử dụng trong
dự án.

• Kế hoạch thẩm định: Mô tả các phương pháp, nguồn lực, lịch trình thẩm định hệ
thống.
• Kế hoạch quản lý cấu hình: Mô tả các thủ tục, cấu trúc quản lý cấu hình được sử
dụng.
17
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
• Kế hoạch bảo trì: Dự tính các yêu cầu về hệ thống, chi phí, nỗ lực cần thiết cho
bảo trì.
• Kế hoạch phát triển đội ngũ: Mô tả kĩ năng và kinh nghiệm của các thành viên
trong nhóm dự án sẽ phát triển như thế nào.
Quy trình lập kế hoạch thực hiện dự án
• Thiết lập các ràng buộc của dự án: thời gian, nhân lực, ngân sách
• Đánh giá bước đầu về các "tham số" của dự án: quy mô, độ phức tạp, nguồn lực
• Xác định các mốc thời gian trong thực hiện dự án và sản phẩm thu được ứng với
mỗi mốc thời gian
• Trong khi dự án chưa hoàn thành hoặc chưa bị hủy bỏ thì thực hiện lặp đi lặp lại
các công việc sau:
o Lập lịch thực hiện dự án
o Thực hiện các hoạt động theo lịch trình
o Theo dõi sự tiến triển của dự án, so sánh với lịch trình
o Đánh giá lại các tham số của dự án
o Lập lại lịch thực hiện dự án cho các tham số mới
o Thỏa thuận lại các ràng buộc và sản phẩm bàn giao của mỗi mốc thời gian
o Nếu có vấn đề nảy sinh thì xem xét lại các kĩ thuật khởi đầu đưa ra các biện
pháp cần thiết
Cấu trúc kế hoạch thực hiện dự án
• Tổ chức dự án
• Phân tích các rủi ro
• Yêu cầu về tài nguyên phần cứng, phần mềm
• Phân công công việc

• Lập lịch dự án
18
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
• Cơ chế kiểm soát và báo cáo
III. ỨNG DỤNG 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
Trong phần này xin được trình bày một số tắc sáng tạo Triz được áp dụng trong Quản lý
dự án phần mềm
3.1. Nguyên tắc “tách khỏi”
Quản lý dự án phần mềm việc lên kế hoạch có tính khoa học và nghệ thuật trong quá
trình quản lý các dự án phần mềm. Nó chính là quy trình quản lý dự án theo các chính
sách được lên kế hoạch, theo dõi và kiểm soát. Quá trình phát triển phần mềm được chia
thành các giai đoạn khác nhau, và có hẳn các tiêu chuẩn cho việc thực thi và giám sát dự
án.
Quy trình kiểm tra và giám sát dự án quản lý phần mềm bao gồm 5 giai đoạn.
Figure 3: Quy trình kiểm tra và giám sát dự án quản lý phần mềm
1. Khởi tạo dự án (Initiating): Giai đoạn này thực hiện việc định nghĩa một dự án mới
hoặc một phát sinh (hoặc trộn lẫn) mới của một dự án có sẵn như: Xác định yêu cầu của
dự án, mức độ ưu tiên của dự án, phân tích các yêu cầu đầu tư, phân công trách nhiệm
cho các bộ phận triển khai.
2. Lập kế hoạch dự án (Planning): Giao đoạn này yêu cầu thiết lập phạm vi công việc
của dự án, điều chỉnh lại mục tiêu và xác định đường đi tới mục tiêu đó.
3. Triển khai (Executing): Giai đoạn này thực hiện hoàn thành các công việc được xác
định trong phần lập kế hoạch để đảm bảo các yêu cầu của dự án.
19
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
4. Giám sát và kiểm soát (Monitoring & Control): Giai đoạn này yêu cầu việc theo
dõi, rà soát và điều chỉnh lại tiến độ và khả năng thực hiện của dự án. Theo dõi các rủi ro,
thay đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện và có những đề xuất điều chỉnh kịp thời.
5. Kết thúc (Closing): Giai đoạn này thực hiện để kết thúc tất cả các hoạt động của dự án

để chính thức đóng lại dự án.
Nguyên lý tách nhỏ còn thể hiện rõ ở khâu tổ chức: trong các dự án phần mềm, đề đảm
bảo chất lượng sản phẩm phần mềm, ngoài bộ phận phát triển (Development) cần có một
bộ phận đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) chuyên kiểm tra và đưa ra các phản hồi,
thông báo về các lỗi gặp phải của giai đoạn kiểm tra sản phầm sau khi được hoàn tất ở
giai đoạn phát triển, trước khi đến tay người sử dụng hay khách hàng. Do đó trong dự án
phần mềm thường gồm các thành phần như: bộ phận điều hành (ban giám đốc dự án, các
quản lý dự án, các nhóm trưởng) bộ phận phân tích và thiết kế, bộ phận phát triển, bộ
phận kiểm thử và bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, tùy theo đặc thù của dự
án cũng như cơ cấu tổ chức của đơn vị phát triển phần mêm, yêu cầu khách hàng, quy mô
dự án mà có thể thêm hoặc bớt các thành phần trong một dự án phần mềm.
Figure 4: Thành phần đơn giản của một dự án phần mềm
3.2. Nguyên tắc phân nhỏ
Nguyên lý chia nhỏ thể hiện trong việc xây dựng cấu trúc phân chia công việc (work
breakdown stucture). Trong quản lý dự án và trong kỹ thuật hệ thống, là một công cụ xác
định một dự án và hợp nhóm các yếu tố công việc rời rạc của dự án theo cách giúp cho
20
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
việc tổ chức và xác định tổng quát phạm vi công việc của dự án. Thành phần của cấu trúc
phân chia công việc có thể là sản phẩm, gói dữ liệu, gói dịch vụ, gói công việc, hay một
tổ hợp bất kỳ nào đó. Cơ cấu phân chia công việc cũng cung cấp khuôn khổ cần thiết cho
việc lập dự toán chi tiết và kiểm soát chi phí, cùng với việc cung cấp hướng dẫn cho việc
phát triển và kiểm soát tiến độ. Cấu trúc phân chia công việc chính là một bản phân cấp
dự án thành các phân đoạn, hạng mục, gói dịch vụ, gói công việc. Nó là một cấu trúc
dạng cây, mà mỗi nhánh của nó thể hiện những nỗ lực cần thiết để đạt được từng mục
tiêu cụ thể (như một chương trình, một dự án, hay hợp đồng). Mỗi cấp độ thấp dần của cơ
cấu phân chia công việc đại diện cho một mức độ gia tăng tính xác định chi tiết của công
việc dự án. Cấu trúc phân chia công việc giống như là một bản Mục lục của một cuốn
sách, nhằm tạo điều kiện quản lý dự án dễ dàng như việc tra cứu tìm đọc các chương mục
bài vở của mỗi cuốn sách.

Figure 5: Minh hoạ của một WBS
3.3. Nguyên tắc kết hợp
Việc phân tách các bộ phận trong dự án độc lập với nhau giúp đảm bảo chất lượng và
kiểm soát tiến độ công việc. Tuy nhiên cũng cần có sự kết hợp giữa các bộ phận với nhau
để đảm thông suốt cũng góp phần nâng cao chất lượng dự án. Đôi khi, bộ phận phân tích
thiết kế và bộ phận thiết kế phải gặp gỡ để trao đổi nội dung thiết kế, hay viết hàng chục
email để chi tiết và diễn giải các thành phần, tính năng của sản phầm. Cũng thường xảy
ra, khi trao đổi email giữa các nhà phát triển (Dev) và nhà kiểm thử (QA) không đi đến
kết quả, họ thường có những buổi họp để thảo luận về vấn đề, không ít trường hợp các
buổi họp bị biến thành những cuộc tranh luận giữa các bên, tuy nhiên, nhìn từ một góc độ
21
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
khác thì đây thực sự là một sự kết hợp cho một sản phẩm hoàn thiện. Có trường hợp, còn
có sự kết hợp của nhiều bên trong các thảo luận như các buổi họp giữa các nhà phân tích
và thiết kế với các Dev và QA để làm rõ, xác định tính khả thi, hợp lý của một yêu cầu
mới từ phái khách hàng.
Figure 6: Kết hợp giữa các bộ phận trong dự án
Bên cạnh đó, giữa các thành viên trong một bộ phận hay một đội, dĩ nhiên cũng cần có
kết hợp để trợ giúp nhau hoàn thành công việc.
3.4. Nguyên tắc vạn năng
Trong dự án phần mềm, đôi khi, các thành viên thường đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí
khác nhau cùng một lúc. Bộ phận phát triển thường đảm nhiệm cả việc viết các hướng
dẫn sử dụng (có thể không được dùng cho khách hàng, nhưng có thể dùng ghi chú, hướng
dẫn các thành viên khác nhằm chia sẽ nội dung công việc của mình), viết các trường hợp
kiểm tra cơ bản (unit test) trước khi chạy các trường hợp kiểm thử (test case) được viết
bởi bộ phận kiểm thử. Ngoài ra, các nhà phát triển còn giúp đỡ các thành viên khác thông
việc giúp xem lại code của họ (code review), không phải toàn bộ, mà một vài người
thường được phân chia thành từng nhóm giúp kiểm tra chéo nhau (cross code review).
22
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm

Figure 7: Quy trình của code review
Ta có thể thấy, đối với một nhà phát triển, họ thường đội các chiếc mũ, đóng vai trò khác
nhau trong quá trình phát triển dự án chứ không chi chỉ chăm chú vào công việc của
mình. Đối với các thành viên nhiều kinh nghiệp thì vai trò của họ càng lớn. Trong các
cuộc họp của giai đoạn khởi tạo hay thực thi dự án, các nhà phát triển có thể nêu ý kiến
của mình về tính khả thi, hợp lý như trong vai trò của người sử dụng hay người kiểm thử.
3.5. Nguyên tắc dự phòng
Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh, và dự án phần
mềm cũng không ngoại lệ. Quản lý dự phần mềm thực hiện các nguyên tắc dự phòng dự
xác định, phân tích, quản lý rủi ro, từ đó đưa ra các hướng giải quyết.
Thông thường, “rủi ro” dùng để chỉ một hay nhiều sự việc chưa nhưng có khả năng xảy
ra trong tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh
hưởng xấu, thậm chí là “tai nạn” cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu của mình.
Rủi ro thường được nhận biết dựa vào một số dấu hiệu báo trước, đôi khi dựa vào kinh
nghiệm của các dự án tương tự trước đây.
Quản lý rủi ro có vai trò khá quan trọng trong toàn bộ tiến trình quản lý dự án. Trong cả 2
bộ mô hình và tiêu chuẩn nổi tiếng được ứng dụng nhiều trong dự án phần mềm là CMMi
(Capability Maturity Model Integration) của viện Công nghệ Phần mềm Hoa Kỳ (SEI) và
PMP (Project Management Professional) của viện Quản trị Dự án PMI (Project
Management Institude) đều xem quản lý rủi ro là một trong những hoạt động cơ bản nhất
của quá trình quản trị dự án.
Mặc dù nhận diện và kiểm soát tốt rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến dự án đòi hỏi sự
tham gia của nhiều người, tuy nhiên người có vai trò trực tiếp và quan trọng nhất là
23
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
trưởng dự án. Do đó, một tiêu chí bắt buộc của một trưởng dự án giỏi là khả năng kiểm
soát tốt rủi ro.
Quy trình quản lý rủi ro
Nhận diện và kiểm soát tốt rủi ro chỉ bằng kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân không chưa
đủ, việc kiểm soát rủi ro phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và phù hợp với

đặc thù, mục tiêu và ngân sách của dự án.
Quy trình cơ bản quản lý rủi ro
• Nhận diện rủi ro
Xác định được chính xác các nguồn có khả năng phát sinh rủi ro là điều không dễ dàng.
Thông thường rủi ro xuất hiện từ các nguồn sau:
• Ngân sách/nguồn tài trợ cho dự án
• Thời gian thực hiện dự án
• Thay đổi về phạm vi và yêu cầu dự án
• Khó khăn về kỹ thuật
• Vấn đề liên quan đến nhân lực
• Hợp đồng giữa 2 (hoặc nhiều) bên
• Trong kinh doanh
• Môi trường, luật pháp, chính trị, văn hóa
24
Ứng dụng 40 nguyên tắc nghiên cứu sáng tạo Triz trong Quản lý dự án phần mềm
Để nhận diện được rủi ro, có nhiều kỹ thuật được áp dụng. Các kỹ thuật này giúp cho dự
án “khoanh vùng” và xác định dấu hiệu xuất hiện rủi ro, vừa giúp tránh bỏ sót các dấu
hiệu, vừa làm tăng kết quả và độ tin cậy của việc nhận diện các rủi ro. Từng kỹ thuật đều
có những hạn chế riêng, do đó việc kết hợp các kỹ thuật để có kết quả tốt nhất là cần
thiết.
• Phân tích và phân loại rủi ro
Trong thực tế, những rủi ro có thể xảy ra trong một dự án là khá nhiều, và việc giải quyết
hết tất cả các rủi ro là không cần thiết, cũng như sẽ làm phá sản ngân sách của dự án.
Thông thường người ta áp dụng nguyên tắc 20/80 để xác định và giải quyết những rủi ro
quan trọng, những nguyên nhân gốc có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công của dự án,
trong chừng mực cân nhắc cẩn thận ngân sách dự án cũng như một số yếu tố đặc biệt
khác. Điều này dẫn đến việc dự án phải phân tích để chọn ra những rủi ro cần giải quyết
đó.
• Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro bắt đầu với việc chọn lựa chiến lược và phương pháp đối phó rủi ro. Có

nhiều chiến lược và phương pháp đối phó khác nhau, tùy theo tình huống dự án, môi
trường và đặc thù của từng rủi ro.
3.6. Nguyên tắc linh động
Linh động là nguyên tắc không thể thiếu trong các ngành nghề quản lý, điều hành, phát
triển sản phầm, càng đảm bảo sự linh động của dự án, tổ chức thì thu được nhiều thành
công. Sự linh động trong bố trí, phân công công việc, nhân sự giúp thoát khỏi sự rắc rối,
đảm bảo tiến độ công việc. Linh động trong bố trí phòng làm việc giúp giải tỏa căng
thẳng, kích thích tư duy sáng tạo. Google, Apple, Yahoo là những công ty điển hình trong
việc xây dựng môi trường làm việc cởi mờ, thoải mái cho việc kích thích sự sáng tạo của
nhân viên.
Tại Google, nhân viên được ăn buffet cả ba bữa sáng, trưa, tối miễn phí. Đồ uống cũng
rất dư dả, bao gồm cafe, nước ngọt, bia và rượu.
Các trụ sở Google thường có những thiết bị thư giãn độc đáo như cầu trượt, máy chơi
game Wii, bàn bi-da, bể tắm, , với mục đích chung để giúp nhân viên "giảm nhiệt" đầu
óc và đạt hiệu quả công việc cao nhất.
25

×