Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XIN VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 37 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
__________
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ XIN VIỆC
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH HOÀNG VĂN KIẾM
Học viên thực hiện: NGUYỄN THỊ DIỄM AN
MSHV: CH1301075
Lớp: Cao học khóa 8 - 2013
1
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
2
TP. HồChí Minh, tháng 5 năm 2014
LỜI MỞ ĐẦU
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết.
Tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp ta tác động làm thay
đổi, cải tạo thế giới, chinh phục thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người.
Vì vậy việc phát triển tư duy là một việc quan trọng. Vì nếu không có khả năng
tư duy thì không thể học tập, không thể hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên, xã hội và
rèn luyện bản thân.
Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản
thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.
Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt,
chính xác.
Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.


Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm,
năng lực trí nhớ, nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách
lý tính, có khoa học.
Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông
qua đó mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác.
Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.
Có nhiều phương pháp tư duy. Vậy đâu là phương pháp tư duy hiệu quả? Trong
phạm vi đề tài này, em xin trình bày về phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy” của tác giả
Edward de Bono năm 1980, và nó được mô tả chi tiết hơn vào năm 1985.
2
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
3
LỜI CẢM ƠN
3
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
Lời đầu tiên em muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới GS.TSKH. Hoàng Văn
Kiếm giảng viên bộ môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, trường Đại học Công Nghệ
Thông Tin, ĐHQG – Tp.HCM đã hướng dẫn chúng em cũng như chia sẽ những kinh nghiệm
đúc kết từ cuộc sống của thầy. Trong thời gian học, em đã tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích để
hoàn thành bài tiểu luận này.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài có thể
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014
Học viên: Nguyễn Thị Diễm An
4
NHẬN XÉT
(Của giảng viên)
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………
Giảng viên
(Họ tên và chữ kí)
4
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
5
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY
1.1 Sự ra đời
Phương pháp này là phát kiến của tiến sĩ Edward de Bono năm 1980 và
năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono.
Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp ta đánh giá sự việc từ nhiều
góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu rõ hơn mọi
ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường
ta có thể không chú ý đến.
Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid,
Prudential, Dupont… cũng dùng phương pháp này.
1.2 Sáu chiếc mũ tư duy
Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ là phương pháp được tiến sỹ Edward de
Bono phát triển, với mục đích tạo thuận lợi cho quá trình đưa ra quyết định chung

trong hoạt động nhóm, đồng thời truyền cảm hứng tư duy sáng tạo. Là một phần
của khái niệm tư duy định hướng, Edward de Bono đã phát triển một số công cụ
và kỹ thuật giúp tạo ra lối tư duy khác biệt và tăng tính sáng tạo. Tư duy định
hướng là khám phá vấn đề ở những góc độ khác nhau. So với lối tư duy “trực
quan”, nghĩa là đào sâu vấn đề trong cùng một vị trí với một mô thức tri giác, tư
5
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
6
duy định hướng nghĩa là chuyển vấn đề sang một vị trí khác với cách tư duy khác.
Nói một cách hoa mỹ nghĩa là bắt đầu “đào một cái lỗ mới” nhưng giúp tìm ra
giải pháp cho cùng một vấn đều.
Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ là một trong những kỹ thuật mà Bono
phát triển trong khuôn khổ khái niệm về tư duy định hướng. Tuy nhiên phương
pháp mà ông phát triển chỉ trong một buổi chiều này giúp khắc phục những thái
độ tiêu cực trong quá trình thảo luận. Thí dụ, Bono nhận thấy những lời phát ngôn
như: “vô ích thôi”, “sai rồi”, “điều đó không thể nào xảy ra”… thường làm bế tắc
quá trình tư duy và triệt tiêu tính sáng tạo. Có những thời điểm khi những mô hình
hoài nghi về tư duy được chấp nhận, thì cách tiếp cận này giúp xác định những
khó khăn tiêu cực cần khắc phục, vì không nên để những cách tư duy tiêu cực kìm
hãm quá trình tư duy. Cho nên, phương pháp tư duy sáu chiếc mũ chủ yếu giúp
xác định một số giai đoạn trong quá trình tư duy và đảm bảo phân phối thời gian
ngang bằng cho mỗi giai đoạn.
Quan niệm về phương pháp tư duy sáu chiếc mũ cho rằng ở bất cứ quá
trình tư duy sáng tạo nào, chúng ta nên sử dụng nhiều cách mường tượng khác
nhau để tối đa hóa các ý tưởng sáng tạo. Bằng việc khuyến khích mọi người cùng
tham gia vào quá trình tư duy, chúng ta có thể phát huy hết các nguồn tư duy sáng
tạo, và cũng với nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn, vì mọi người đều
“cùng hội cùng thuyền”, và đều tập trung vào một vấn đề phát sinh từ một viễn
cảnh nào đó. Điều này cũng giúp phân biệt giữa luận điểm và người phát triển
luận điểm dễ dàng hơn rất nhiều. Trong một cuộc tranh luận, mục tiêu của chúng

ta là tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó. Tính cách của từng cá nhân cũng thể
hiện trong các cuộc tranh luận như thế, chúng được gọi là “trò chơi quyền lực”,
nghĩa là một người tranh cãi với người khác và đôi khi cuộc tranh luận có thể đẩy
vấn đề đi xa mục đích ban đầu. Trong các cuộc thảo luận nhóm, mỗi người luôn
muốn thu hút sự chú ý và luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Như thế, cùng với
6
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
7
việc loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực có thể hình thành lối tư duy tiêu cực cố hữu,
“Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ”, giúp tránh tình trạng bế tắc ngay từ đầu.
Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, ta có thể
giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập, sẽ kết hợp được cả tham
vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự
phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.
Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá
vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là chuyển sang một cách tư duy mới.
Tác giả sử dụng sáu cái mũ đại diện cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề
cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mỗi màu chỉ
đại diện cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ).
Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân. Từng người sẽ sử dụng
những chiếc mũ theo yêu cầu để đưa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của
cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó.
Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tư duy:
Mũ trắng - Objective
Khi đội “Mũ trắng”, ta đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên
những dữ kiện có sẵn.
7
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
8
Tư duy mũ trắng (internet)

Tư duy mũ trắng (internet)
Mũ đỏ - Intuitive
Khi đội “Mũ đỏ”, ta đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. cố
gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố
8
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
9
gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận
của ta.
Tư duy mũ đỏ (internet)
Mũ đen - Negative
Khi đội “Mũ đen”, ta cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng
và e dè. cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải
quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này
sẽ loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công
việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho
những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.
9
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
10
Tư duy mũ đen (internet)
Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do
vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên
không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều
này.
Mũ vàng - Positive
Khi đội “Mũ vàng”, ta sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp
ta thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư
duy “Mũ vàng” giúp ta có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều
khó khăn, trở ngại.

10
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
11
Mũ xanh lá cây - Creative
Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở
khi đội “Mũ xanh” sẽ tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
11
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
12
Tư duy mũ xanh lá cây (internet)
Mũ xanh dương - Process
Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi
gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư
duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế
hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”.
12
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
13
Tư duy mũ xanh dương (internet)
1.3 Các cặp mũ đối lập nhau
Mũ trắng mang tính lý trí, mũ đỏ mang tính cảm xúc. Đây là hai phương
diện đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
Mũ đen mang tính bi quan, mũ vàng mang tính lạc quan. Đây là hai đặc
trưng tâm lý đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
Mũ xanh lá mang tính phân tán - mấy đại ca sáng tạo thường nói hươu nói
vượn trên trời dưới biển. Mũ xanh dương mang tính điều phối - chủ tọa xử lý mấy
ông sáng tạo để định hướng hoạt động của nhóm sáng tạo. Đây là hai phương diện
đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người
1.4 Lý do sử dụng sáu chiếc mũ tư duy
Chúng ta không thể vận dụng trí óc theo mọi hướng trong cùng một thời

13
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
14
điểm.
Mọi thứ thay đổi, tư duy cũng phải đổi mới để phù hợp với xu hướng.
Thay vì tranh luận và cố gắng giải thích, chứng minh để người khác chấp nhận ý
kiến của mình, bác bỏ ý kiến của người khác, những cuộc tranh luận có thể kéo
dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày, rất mất thời gian, thì tại sao chúng ta không
cùng nhau thảo luận theo một cách mới là tất cả mọi người cùng nhìn nhận vấn đề
theo một hướng, sau đó lại cùng nhìn theo một hướng khác, cứ như thế cho đến
khi tìm được hướng giải quyết.
Mọi người cùng nhìn nhận song song về một vấn đề thì chắc chắn hiệu quả
công việc sẽ tăng. Thay vì mỗi người nhìn nhận một vấn để thì sẽ không năm bắt
được tổng thể
Sau khi xác định mọi người nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề theo một
hướng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hướng nào? Sáu chiếc mũ tư duy sẽ giúp chúng
ta định hướng tư duy, nghĩa là trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ
chọn những chiếc mũ và chúng ta sẽ tuân theo quy định đội mũ nào vào thời điểm
nào. Trong một cuộc họp có thể chỉ đội một chiếc mũ, cũng có thể đội 2, 3 hay tất
cả những chiếc mũ.
14
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
15
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY
2.1 Phương thức hoạt động
Có sáu lối tư duy hay sáu “chiếc mũ” khác nhau, mỗi “chiếc mũ” được mô
tả bằng những màu sắc khác nhau: xanh dương, đen, đỏ, xanh lá, vàng, và trắng.
“Chiếc mũ đen” – lối tư duy này tượng trưng cho xu hướng hoài nghi” chúng ta tự
hỏi rằng tại sao một việc gì đó không diễn ra và chúng ta đi phân tích tất cả những
khó khăn, mối đe dọa cũng như những sai lầm. Trong quá trình tư duy, cần đưa ra

những luận điểm có cơ sở khoa học. Chỉ khi chúng ta chuyển sang “chiếc mũ đỏ”,
với lối tư duy này, chúng ta được phép sử dụng cảm giác và trực giác: không cần
thiết đưa ra lý lẽ hay bào chữa, do đó lối tư duy này sẽ nhanh gọn hơn.
“Chiếc mũ xanh lá cây”, hay còn gọi là chiếc mũ sáng tạo, xem xét những
khả năng sẵn có và tìm kiếm sự thay thế. Một nhiệm vụ quan trọng đối với
phương thức tư duy này là phải vượt qua những khó khăn do “chiếc mũ đen” chỉ
ra (sau đó có thể sẽ được sử dụng để củng cố những giá trị mà “chiếc mũ vàng”
nhận biết – hoặc phụ thuộc vào việc nhận diện mức độ thay đổi thường xuyên của
15
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
16
kết quả). Đối với “chiếc mũ vàng”, những lý lẽ có cơ sở khoa học cũng rất quan
trọng. Nó là “suy nghĩ tích cực” và đối nghịch với “chiếc mũ đen” vì nó phân tích
nguyên nhân một sự việc nào đó xảy ra bằng cách nhấn mạnh những giá trị và lợi
ích hiển nhiên hay tiềm tàng và bằng cách tìm kiếm những giá trị tốt đẹp.
Chuyển sang “chiếc mũ trắng”, lối tư duy này chú trọng vào những dữ liệu
khách quan và trung lập. Trong đó, việc kiểm tra thông tin có sẵn là tối quan
trọng. Chúng ta phải xem xét có thiếu sót điều gì không và tìm hiểu nguồn gốc
của chúng. Chuyển sang “chiếc mũ xanh dương” – lối tư duy duy nhất do chỉ một
cá nhân, điều phối viên hay nhóm trưởng đảm trách. Lối tư duy này đòi hỏi tính
kiên quyết và cũng có thể phải đối mặt với những khó khăn để phối hợp trong
toàn bộ quá trình thảo luận, hoặc để xác định thời gian cần thiết cho mỗi bước và
thời gian trở lại mỗi ý tưởng. “Chiếc mũ xanh dương” chi phối tư duy của cả
nhóm, đặt ra mục tiêu, đưa ra cái nhìn bao quát, tóm tắt và đi đến kết luận. Lối tư
duy này cũng điều phối tiến triển của một kế hoạch hành động. Nếu phương pháp
tư duy này được quan tâm đào tạo thích đáng sẽ rất hữu ích. Có thể cho rằng,
thành công của toàn bộ quá trình làm việc phần lớn dựa vào kỹ năng điều phối
của lối tư duy “xanh dương”: đó là xác định thời gian, cung cấp thông tin cần thiết
và quyết định thời điểm kích hoạt quá trình tư duy.
2.2 Phương pháp sử dụng

Tùy thuộc vào mục đích áp dụng (các kiểu họp), có thể áp dụng một chuỗi
nhiều sự kiện nào đó trong việc sử dụng mỗi màu sắc khác nhau. Tuy nhiên,
không có nguyên tắc chính thức nào liên quan đến chiếc mũ đen hoặc đỏ. Tất cả
đều tùy vào kinh nghiệm của người tham gia, cụ thể là điều phối viên, để xác định
rõ chuỗi các sự kiện ngay từ đầu. Với những nhóm và những điều phối viên ít
kinh nghiệm hơn, de Bono khuyên nên xác định chuỗi công việc ngay từ đầu.
16
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
17
Những nhóm nhiều kinh nghiệm hơn dưới sự lãnh đạo của một người lão luyện có
thể sử dụng “phương pháp tiến hóa”, trong đó tự nhóm xác định sự chuyển đổi
qua chiếc mũ kế tiếp. Điều quan trọng cần nhớ là trong một chừng mực nào đó,
một số chiếc mũ phản ánh các quan điểm phản đối hoặc các chức năng: chiếc mũ
trắng chống lại chiếc mũ đỏ (thông tin chống lại xúc cảm), chiếc mũ vàng chống
lại chiếc mũ đen (sự lạc quan chống lại hiểm họa), và chiếc mũ xanh dương chống
lại chiếc mũ xanh lá cây (việc định ra giới hạn, phối hợp, tổng kết, thực hiện
chống lại các ý tưởng mới và các lựa chọn thay đổi).
Chiếc mũ xanh dương rất thích hợp để bắt đầu và kết thúc tất cả các buổi
họp qua việc xác định mục tiêu và chương trình khung cho buổi họp, tổng kết kết
quả và nêu ra chương trình hành động sau cuộc họp. Do đó ngay từ đầu, người đội
chiếc mũ xanh dương nên đặt ra các câu hỏi sau:
Chúng ta ngồi đây để làm gì?
Chúng ta đang tư duy điều gì?
Định nghĩa cho tình hình hay vấn đề là gì?
17
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
18
Những định nghĩa khác là gì?
Chúng ta muốn đạt đến cái gì?
Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là gì?

Nền tảng của tư duy là gì và có kế hoạch nào sử dụng kết hợp các chiếc mũ
không?
Sau cuộc họp, người đội chiếc mũ xanh dương trình bày sơ qua những gì
chúng ta đạt được và tổng kết kết quả hoặc kết luận, hoặc phác thảo hay đưa ra
các giải pháp, và các bước tiến hành kế tiếp.
De Bone đưa ra hạn định cho từng cuộc họp. Tùy theo quy mô của nhóm,
việc phác thảo đường lối có thể mất một phúc của mỗi người đội mỗi chiếc mũ
khác nhau. Riêng thời gian của người đội chiếc mũ đỏ thì cần được giới hạn vì
mọi người nên phản ứng nhanh chóng và tự nhiên mà không bị xét đoán hoặc
phân tích.
2.3 Những đối tượng sử dụng phương pháp này
Lập lại một lần nữa, phương pháp tư duy sáu chiếc mũ là một phương pháp
tương đối dễ, hầu như có thể áp dụng với bất cứ ai và tại bất cứ nơi nào. Mục đích
chính của phương pháp này là tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình đưa ra quyết
định, đưa vào bản báo cáo những sự phối hợp khác nhau, khơi gợi và thúc đẩy các
thành viên trong nhóm phát huy tiềm năng. Theo cách đó, chúng ta có thể sử dụng
phương pháp này để đơn giản hóa những loại hình khác nhau của hội hộp hay
nhóm họp. Ví dụ, có thể dùng để chuẩn bị cho cuộc thảo luận, để cải thiện các
quy trình trong một tổ chức, để phát triển các sản phẩm mới hay những đồ ăn
mới. Ngoài ra, có thể dùng để giải quyết các bất đồng và là một phần trong quá
trình đào tạo phát triển lãnh đạo. Và theo cách này còn có thể phát huy tiềm năng
18
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
19
của cá nhân và của nhóm.
Phương pháp này được triển khai cho các nhóm. Hẳn bạn còn nhớ, một
trong những lý do để phát triển phương pháp này là triệt tiêu sự đề cao cái tôi,
nghĩa là chứng tỏ sự thông thái của cá nhân bằng cách đánh bại quan điểm của
những người khác trong nhóm. Theo đó, lý do chính là để phát triển “tư duy theo
nhóm”, và vì vậy phương pháp tư duy sáu chiếc mũ đã được hình thành rất hiệu

quả như thước đo để xây dựng nhóm.
Tuy nhiên, cá nhân cũng có thể sử dụng phương pháp này vì nó có thể giúp
xây dựng quá trình tư duy và bảo đảm việc thu thập và đánh giá thông tin liên kết
với sáu chiếc mũ. Mỗi người thường thiên về một kiểu tư duy, do đó, phương
pháp tư duy sáu chiếc mũ chắc chắn có thể giúp cá nhân phát triển hơn nữa khả
năng tư duy.
Phương pháp này không cần điều kiện tiên quyết nào, cũng không liên
quan đến tuổi tác, tầng lớp xã hội và văn hóa. Phương pháp này rất đơn giản và
rất dễ giải thích nên có thể được áp dụng cho trẻ chưa đến tuổi đi học hay các ủy
viên ban quản trị cấp cao. Về mặt lý thuyết, ai cũng có thể sử dụng được phương
pháp này. Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ không dành riêng cho mục đích kinh
doanh hay quản lý. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, rất nhiều công ty đã áp dụng
thành công phương pháp này và đạt được các kết quả khả quan qua việc cải thiện
quá trình đưa ra quyết định. Các tập đoàn lớn như IBM, Shell, DuPont, Mc
Kinsey, Ford hay Ericsson đều áp dụng phương pháp này.
Ngoài ra, các chính phủ, chính quyền, trường học hay hầu hết các hình
thức tổ chức khác có thể là minh chứng cho câu chuyện thành công của Tiến sĩ De
Bono. Bản thân ông cũng rất ngạc nhiên với sự thành công của phương pháp này.
Ông mong muốn phổ biến nó trên khắp thế giới.
Trong phạm vi các tổ chức mà chúng ta xét đến, ví dụ như quản lý dự án,
19
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
20
người đứng đầu nhóm, người đào tạo và người tư vấn, người hướng dẫn cuộc họp,
nhà quản lý… tất cả đều đánh giá cao phương pháp này và sử dụng nó ở bất cứ
nơi nào mà họ cần. Các nhóm quen thuộc với phương pháp tư duy sáu chiếc mũ
thường dựa vào “cách tư duy của chiếc mũ đen” hoặc “cách tư duy của chiếc mũ
đỏ”, trong cả bối cảnh trang trọng hay thân mật, kể cả khi không áp dụng phương
pháp này.
2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm:
Phương pháp này cho phép chúng ta đánh giá vấn đề cần giải quyết trên 6
nhãn quan khác nhau. Điều này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn vấn đề cần
giải quyết.
- Nhược điểm:
Thứ nhất, ở một số người do tính ỳ trong tư duy quá lớn nên dù đội mũ nào
tư duy cũng vẫn như cũ. Nói cách khác, màu sắc của những chiếc mũ trở nên nhạt
nhòa gần gần như nhau.
Thứ hai, ở một số người do tính ỳ trong tư duy quá lớn nên dù đội mũ nào
20
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
21
tư duy cũng vẫn như cũ. Nói cách khác, ngoài việc đội mũ họ còn đội thêm thứ
khác nữa.
Vừa đội mũ vừa đội chuồng gà
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
3.1 Tư duy theo mũ trắng
21
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
22
- Các vấn đề trong tư duy theo mũ trắng:
o Vấn đề về tầm nhìn
Về bản chất, quan hệ lao động thực chất là quan hệ mua bán, người lao
động bán sức lao động còn người sử dụng lao động mua sức lao động.
Khi thay đổi tư duy từ xin việc sáng bán sức lao động sẽ làm thay đổi tầm
nhìn về vấn đề việc làm.
Tầm nhìn thì có tầm nhìn gần và tầm nhìn xa.
Như ta biết: tầm nhìn của thời nay về kim tự tháp rất là hạn chế. Trong khi
đó, tầm nhìn của thời xa xưa về kim tự tháp xa hơn nhiều. Tầm nhìn càng xa thì
càng thấy được tính tổng thể của vấn đề và có cách giải quyết vấn đề hiệu quả

hơn.
Với tư duy đi xin việc, người xin việc thường nghĩ về lợi ích của mình và
cầu mong sự thiện chí của bên kia. Trong khi đó, với tư duy đi bán, cần cân bằng
lợi ích giữ hai bên, mang tính lý trí nhiều hơn. Rõ ràng, tư duy bán sức lao động
phản ảnh đúng bản chất của quan hệ lao động.
Để bán hàng hiệu quả, bất luận về hàng hóa gì, cũng cần lĩnh hội tri thức
về marketing và chiến lược cạnh tranh. Trong đó, tri thức về marketing dùng để
ứng xử với khách hàng, còn chiến lược cạnh tranh dùng để ứng xử với đối thủ
cạnh tranh.
22
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
23
Trong thị trường lao động, tri thức về marketing dùng để ứng xử với các
nhà tuyển dụng, còn chiến lược cạnh tranh dùng để ứng xử với những lao động
khác cùng ngành.
o Vấn đề làm trái ngành học:
Vào thời kì xa xưa như thời đồ đá thì không hề có chuyện trái ngành.
Nguyên nhân là do, thứ nhất vào thời đồ đá chỉ có một ngành duy nhất được đào
tạo trong trường mẫu giáo làng là đó đẽo đá. Thứ hai, khả năng thích ứng của
người lao động thời đồ đá rất cao, nay đẽo đá này mai đẽo đá khác đều thích ứng
được ngay.
Vào thời này, hiện tượng đi làm trái ngành xảy ra rất nhiều. Trên phương
diện lao động, thời nay khác với thời xa xưa hai nhân tố sau: Thứ nhất, thời nay
đa ngành học và cũng đa ngành làm như là nano, enzym, cnc, polyme, chạy xe
ôm, thu mua đồng nát, Thứ hai, tốc độ thay đổi trong thời nay nhanh hơn nhiều
so với thời xa xưa và ngày càng nhanh hơn nữa.
Một qui luật quan trọng là: “Với tư cách là hàng hóa, khi được thị trường
lao động chấp nhận thì trái ngành hay đúng ngành cũng không có gì khác”.
o Vấn đề hàng hóa sức lao đông
Hàng hóa sức lao động khác với các loại hàng hóa khác ở chỗ:

Trong nền kinh tế thị trường, sự cân bằng dài hạn giữa bên cung và bên
cầu là không thể. Vì vậy, tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn nhân lực trong
một thời điểm nào đó là điều bình thường. Có chăng chỉ làm hài hòa cán cân dư
thừa hay thiếu hụt ở mức độ nào đó mà thôi.
Hàng hóa sức lao đông cũng cần phải tiếp thị, đây chính là điểm yếu của
người lao động.
23
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
24
Tiếp thị lao đông
Ngoài việc tiếp thị thì hàng hóa sức lao động cũng cần phải cạnh tranh nữa.
Cạnh tranh lao động
24
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
25
3.2 Tư duy theo mũ đỏ
- Vấn đề khi tư duy theo mũ đỏ
Trong vấn đề xin việc thì qua hệ đồng hương đôi khi cũng được chiếu cố
rất nhiều, nếu đi xin việc, gặp được đồng hương coi như đã có sự may mắn.
Hiện nay còn rất nhiều bất cập trong xin việc mà thật ra đã xảy ra rất nhiều
như trong thế giới người mẫu, thư kí… như minh họa sau:
Tuyển thư kí (internet)
25
GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075

×