Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tục “Háy pù” (kéo vợ) của người Hmông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.57 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC
LỚP DN07VH
TIỂU LUẬN : CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á
ĐỀ TÀI:
Giảng viên: Th.S Đặng Thị Quốc Anh Đào
Thực hiện: Phan Thị Thúy 50700050
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2010
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Nội dung trang
Lời mở đầu .......................................................................................................3
Chương 1: Đôi nét về người Hmông ở Việt Nam ............................................5
1.1.Lịch sử tộc người ..................................................................................5
1.2.Tộc danh và các nhóm điạ phương .......................................................6
1.3.Địa bàn cư trú ........................................................................................7
1.4.Ngôn ngữ chữ viết .................................................................................8
1.5.Đời sống vật chất ..................................................................................8
1.6.Đời sống tín ngưỡng, tâm linh...............................................................9
Chương 2: Tục “Háy pù” (kéo vợ) của người Hmông .....................................11
2.1. Nguồn gốc tục “háy pù” ................................................................11
2.2. Diễn biến của việc “háy pù”............................................................12
2.3. Ý nghĩa của tục “háy pù” ..............................................................16
Chương 3: Những tồn tại của tục “háy pù” (kéo vợ) .......................................19
Kết luận ............................................................................................................21
Phụ lục ..............................................................................................................22
Tài liệu tham khảo ............................................................................................25
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368


LỜI MỞ ĐẦU
Với 54 dân tộc bao gồm nhiều nhóm đại phương phân bố khắp dải đất
Việt Nam, mỗi dân tộc mang những nét dặc trưng riêng đã làm cho bức tranh dân
tộc của Việt Nam hết sức sinh động. Miền núi phía Bắc đã trở thành nơi cư trú của
nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam như các nhóm Việt – Mường, Tày –
Thái, Hmông – Dao...
Là cộng đồng có số dân đông thứ 8 ở Việt Nam, người Hmông có những
nét văn hóa mang nhiều màu sắc. Là dân tộc di cư tới Việt Nam khá muộn nhưng
ngừơi Hmông đã coi Việt Nam là quê hương thứ 2 của họ. Ta có thể nhận ra sự
gắn bó với quê hương thứ 2 này của người Hmông qua bài ca mang cái lý của
người Hmông:
… Con cá ở dưới nước
Con chim bay trên trời,
Chúng ta sống ở vùng cao.
Và con chim có tổ,
Người Hmông ta cũng có quê hương,
Quê hương ta là Mèo Vạc…
Nói đến người Hmông cũng như các dân tộc thiểu số khác, ta có thể nghĩ
ngay tới những phong tục, tập quán, tín ngưỡng đặc trưng tiêu biểu của từng dân
tộc.
Có 1 phong tục khá kì lạ trước đây vẫn tồn tại ở 1 số dân tộc như Hmông,
Giáy, Bố Y…, đó là tục “háy pù” (tục “kéo vợ”). Nhưng có lẽ chỉ ở người Hmông
thì phong tục này còn tồn tại và mang đầy đủ sắc thái, y nghĩa nhất. Tục “háy pù”
còn được nhiều người biết đến với cái tên tục “cứơp vợ”. Nếu không đứng trong
một nền văn hóa, có cái nhìn từ nội tại nền văn hóa đó thì chúng ta sẽ không thể
hiểu hết được những nét đẹp của nó. Lí do gì khiến một phong tục được người
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hmông coi là rất đẹp và mang tính nhân văn lại bị hiểu sai và nảy sinh nhiều vấn
đề hơn?

Với việc chọn đề tài “Tục “háy pù” của người Hmông” tôi mong muốn
tìm hiểu kĩ hơn về phong tục này vì với mỗi dân tộc phong tục tập quán đều là
những truyền thống tốt đẹp, cần trân trọng và giữ gìn. Qua đề tài này tôi cũng hi
vọng các bạn sẽ có được những thông tin cơ bản và cái nhìn toàn diện về tập tục
này của người Hmông – 1 trong 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam, để thấy rằng
đó không phải là 1 hủ tục, lạc hậu mà nó cũng là 1 phong tục đẹp như của người
Việt, người Thái hay bất cứ dân tộc nào khác.
CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ NGƯỜI HMÔNG Ở VIỆT NAM
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1 Lịch sử tộc ngừơi
Về nguồn gốc người Hmông hiện còn có nhiều ý kiến. F. Savina là 1
trong những học giả phương Tây đầu tiên đưa ra quan điểm về nguồn gốc của
người Hmông trong cuốn “Lịch sử dân tộc Mèo”. Ông cho rằng quá khứ của người
Hmông là 1 trong những bộ lạc cư trú ở vùng Siberia (Nga) – nơi quanh năm tuyết
phủ, từ đó họ đi xuống theo hướng Đông Nam và vào vùng Hồ Nam của Trung
Quốc khoảng 2500 TCN.
Hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về người Hmông trên thế giới đều cho
rằng cách đây trên 3000 năm người Hmông đã từng sinh sống ở lưu vực sông
Hoàng Hà và là 1 trong những chủ nhân của nhà nước Tam Miêu. Họ có nền văn
hóa phát triển khá rực rỡ với nền văn minh lúa nước, có chữ viết và nhà nước riêng
cuả mình. Sự bành trướng của người Hán từ vùng Trung Nguyên xuống phương
Nam đã khiến dân tộc này bị mất tổ quốc, đẩy tộc người phải xa rời quê hương di
cư dần về phía Nam, để tránh các cuộc tàn sát liên tục của người Hán.
Khi nhà Mãn Thanh thống trị Trung Quốc chế độ “Thổ quan” được thay
thế bằng “Lưu quan”, người Hmông không chấp nhận đã liên tục nổi dậy chống lại
triều đình Mãn Thanh. Nhưng kết cục bi thảm của cuộc khởi nghĩa càng đẩy người
Hmông vào cảnh tha hương li tán. Một bộ phận người Hmông tiếp tục di cư về
vùng Vân Nam và cuối cùng là vùng núi miền Bắc Việt Nam, Lào, Myanmar và
Đông Bắc Thái Lan, sống rải rác thành các nhóm nhỏ ở các vùng núi cao thuộc

biên giới của 5 nước này.
Lại có ý kiến khác cho rằng người Hmông là 1 trong những tộc người
nằm trong khối Bách Việt có chung gốc gác với người Dao thuộc ngữ hệ Nam Á
nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao. Đến thế kỉ VIII 2 tộc người Hmông, Dao mới tách
ra . Từ thế kỉ IX – XV người Hmông di cư về phía Tây Nam, tập trung ở Quý Châu
(Trung Hoa), sau đó 1 bộ phận mới di cư vào Việt Nam.
Theo điều tra của các nhà dân tộc học người Hmông là có mặt sớm nhất ở
Việt Nam cách đây hơn 300 năm. Người Hmông di cư từ phía Bắc vào Việt Nam
khá muộn so với các dân tộc khác. Họ đến bằng nhiều đợt với quy mô lớn nhỏ
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khác nhau. Hầu hết người Hmông ở nước ta đều có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu
(Vân Nam, Trung Quốc) do 3 đợt thiên di lớn của tổ tiên họ vào Việt Nam.
Có thể nói lịch sử của người Hmông là lịch sử của những cuộc thiên di
trải dài suốt hàng ngàn năm với đầy máu và nước mắt, nhằm tránh sự tàn sát truy
đuổi tiêu diệt của kẻ thù, vừa kiên cường đấu tranh bảo vệ sự sống còn của mình..
1.2 Tộc danh và các nhóm địa phương
Khi di cư vào Việt Nam họ vẫn mang theo tên gọi vốn có của mình. Hầu
hết học là 1 bộ phận tách ra từ nhóm Mèo dùng phương ngữ Hmông.
Trước tháng 3/1979 dân tộc Hmông ở Việt Nam được mọi người biết đến
với tộc danh là người Mèo. Lịch sử có ghi chép người Mèo là 1 dân tộc sớm biết
trồng lúa nước, người Hán căn cứ vào nghề trồng trọt của người Mèo mà gọi họ là
Miêu Tử.
Mèo là cách gọi trực tiếp theo phiên âm của người Hán. Miêu là cách gọi
theo phiên âm Hán – Việt.
Dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ, có sự phân biệt thành
các nhóm địa phương. Việt Nam hiện có khoảng hơn 800.000 người Hmông đang
sinh sống, là nơi duy nhất có đầy đủ 4 nhóm Hmông sinh sống ở khu vực Đông
Nam Á:
 Hmông Trắng

 Hmông Đen
 Hmông Hoa
 Hmông Xanh
 Na Miẻo
1.3 Địa bàn cư trú của người Hmông
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc là cư dân tới sau nên họ cư trú chủ yếu
trên các triền núi có dộ dốc cao từ 800m trở lên so với mặt nước biển. Người
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hmông quần cư trên 1 địa bàn độc lập hầu như không có sự đan xen về tộc người,
với tình tạng phân tán tương đối.
Dựa trên nhiều yếu tố có thể phân địa vực cư trú của người Hmông thành
2 vùng lớn: 1 là vùng biên giới Việt – Trung tính từ phía Bắc tỉnh Cao Bằng tới
phía Bắc tỉnh Lai Châu. Vùng thứ 2 là dải ven biên giới Việt – Lào kéo dài từ phía
Tây tỉnh Lào Cai đến phía Tây tỉnh Nghệ An.
Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh Hà Giang, Điện Biên,
Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa
Bình, Thái Nguyên, Bác Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An. Về tổng thể:
• Người Hmông Trắng cư trú tập trung ở cao nguyên Đồng Văn (Hà
Giang), 1 phần các huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai),
Trạm Tấu (Yên Bái), Thuận Châu, Yên Châu (Sơn La), và tỉnh
Cao Bằng.
• Nguời Hmông Hoa sống chủ yếu ở Mù Cang Chải (Yên Bái), 1 số
huyện ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La , Lai Châu.
• Người Hmông Đen sống tập trung ở Phong Thổ, Tủa Chùa (Lai
Châu).
• Người Hmông Xanh chỉ có 1 ít cư trú tại Tủa Chùa (Lai Châu),
Văn Bàn (Lào Cai).
Truy nhiên sự phân bố này chỉ là tương đối vì ngay trong đại bàn cư trú
của họ cũng không có sự phân biệt ranh giới về nhóm và các nhóm Hmông thường

sống xen kẽ trong vùng đôi khi trong 1 làng có vài ba nhóm Hmông cùng sinh sống
1.4 Ngôn ngữ và chữ viết
Ngôn ngữ Hmông thuộc nhóm Hmông – Dao trong ngữ hệ Nam Á.
Người Hmông không có chữ viết riêng. Trước đây người Pháp đã nghiên cứu xây
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dựng bộ chữ Hmông để truyền đạo Thiên chúa vào vùng Hmông. Sau 1954 nhà
nước đã nghiên cứu xây dựng bộ chữ Hmông theo chữ cái Latinh và đã tổ chức
phổ biến, truyền dạy rộng rãi trong đồng bào.
1.5 Đời sống vật chất
1.5.1 Ăn uống:
Ăn uống của người Hmông dựa vào lương thực thực phẩm từ trồng trọt chăn
nuôi khai thác các sản vậy từ trong tự nhiên (qua hoạt động săn bắn, hái
lượm).
Đồng bào Hmông ăn 2 bữa trong ngày: trưa và tối, vào ngày mùa ăn 3
bữa. Thường ngày họ ăn cơm tẻ theo cách đồ trong chõ gỗ, gạo nếp thì để đồ xôi
hoặc giã làm bánh dầy ăn trong các dịp lễ tết. Đa số các món ăn chủ yếu được chế
biến theo cách luộc hoặc xào. Bữa ăn hàng ngày có cơm và canh rau. Vào những
ngày chợ phiên thường thấy người Hmông nấu món “thắng cố” (canh chảo) nấu
bằng thịt ngựa, bò.
Người Hmông thích uống rượu chủ yếu là rượu ngô tự tay họ chưng cất,
khi uống dùng bát hay chén.
1.5.2 Nhà ở
Nhà của người Hmông là nhà trệt. Để chống gió, khi lạnh sương muối vùng
cao nhà của họ thường là thấp vững chắc kín đáo. Nhà phổ biến dựng trên
các triền núi, phía trước có suối, phía sau là núi che chở xung quanh có thể
trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Bộ
khung bằng gỗ, vì kèo kết cấu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép
hoặc hai xà ngang, một trên một dưới. Cửa chính mở ở gian giữa cửa phụ ở gian 2

bên hoặc đầu hồi nhà. Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Tùy từng
dòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái hay bên phả nhưng bao giờ
buồng chủ nhà cũng phải đặt cạnh “cột ma”. Cửa chính của ngôi nhà thường treo 1
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tấm vải đỏ chình chữ nhật hoặc các tờ giấy bản với ý nghĩa cầu phúc. Hướng cửa
nhà thường là hướng Đông hay Tây theo quan niệm để làm ăn tốt.
1.5.3 Trang phục:
Trừ nhóm Hmông xanh và nhóm Na Miẻo dệt vải sợi bông, các nhóm
Hmông khác đều dệt vải sợi lanh. Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ,
đa dạng giữa các nhóm. Chỉ cần nhìn vào màu sắc, cách thức trang trí trên
trang phục của họ ta cũng có thể nhận ra học thuộc nhóm Hmông nào.
Trang phục nữ phản ánh rõ nhất đặc trưng tộc người, và tạo nên sự đa dạng
phong phú trong cách ăn mặc của phụ nữa Hmông. Nam giới Hmông mặc
tương đối thống nhất, hầu hết họ mặc quần “lá tọa” cắt theo kiểu chân què,
đũng và ống quần rất rộng, thích hợp với sinh hoạt ở địa hình núi cao.
1.6 Đời sống Tín ngưỡng tâm linh
Tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Hmông là thờ đa thần và
thực tế là đồng bào có nhiều tục lệ thờ các thần khác nhau. Trong các hình thức tín
ngưỡng tôn giáo truyền thống của cộng đồng Hmông tục thờ cúng tổ tiên, đặc biệt
là Saman giáo khá phát triển. Tuy nhiên các hình thức tôn giáo sơ khai như vật
linh, tôtem giáo, các loại ma thuật… vẫn tồn tại ở những dạng tàn dư và đóng vai
trò đáng kể trong đời sống tâm linh của người Hmông.
• Thờ cúng tổ tiên: Đây là tín ngưỡng quan trọng của đồng bào
Hmông. Trong đó thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã khuất. Đa
số các dòng họ người Hmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng, nơi cúng chỉ là 1 tờ
giấy hình chữ nhật dán trên vách hậu nơi gian giữa nhà. Nơi thờ là chỗ thiêng liêng
chỉ có chủ gia đình mới được cúng mời tổ tiên và con trai mới được đến gần.
Người Hmông chỉ cũng tổ tiên vào dịp mừng năm mới, lễ cơm mới hay khi cúng
chữa bệnh.

Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, ở các gia đình người Hmông vẫn thờ cúng
1 hệ thống các “ma nhà“, “ ma cửa” với nghi lễ cúng bái riêng biệt.
9

×