Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG INFOGRAPHIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
o0o
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG
INFOGRAPHIC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
GS.TSKH HOÀNG KIẾM
HỌC VIÊN: VƯƠNG ĐỨC HIỀN
MSHV: CH1301087
LỚP: CAO HỌC KHÓA 8
TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 5, NĂM 2014
Mục lục
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh lượng dữ liệu, thông tin, kiến thức trên thế giới đang ngày một tăng lên
nhanh chóng cùng với sự phát triển của internet, việc làm sao để cập nhật, tiếp thu được
nhiều thông tin trong thời gian ngắn đang là một vấn đề cần thiết. Những năm gần đây,
với sự phát triển của infographic, một dạng đồ thị thể hiện thông tin bằng các hình ảnh
trực quan đã giúp cho người đọc dễ hiểu, tiếp thu nội dung thông tin, kiến thức mà một
người khác muốn truyền tải một cách nhanh chóng hơn.
Infographic là một sản phẩm của công nghệ với những sáng tạo đột phá, đã đưa công việc
truyền tải thông tin cho con người trở nên dễ dàng, hiệu quả và đơn giản hơn. Và khi
chúng ta nhìn vào các sản phẩm công nghệ thì luôn thấy ẩn hiện bóng dáng của 40
nguyên tắc sáng tạo của TRIZ. Các nguyên tắc sáng tạo nay được vận dụng đan xen vào
nhau để tạo ra các ứng dụng hữu ích cuộc sống. Infographic cũng là một sản phẩm sáng
tạo như vậy.
Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu một cách tổng quan về infographic, các phương pháp sáng


tạo TRIZ và phân tích các phương pháp sáng tạo này trong quá trình phát triển của
infographic.
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 2
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ INFOGRAPHIC
Phần này tiểu luận sẽ trình bày các vấn đề cơ bản về một infographic. Tiểu luận sẽ trình
bày các vấn đề này bằng chính những infographic được sưu tầm từ các nguồn khác nhau
trên internet và có diễn giải các infographic này.
Do đặc trưng về kích thước của một infographic thường khó có thể trình bày trong một
trang A4 nên một số hình ảnh được sử dụng trong tiểu luận sẽ bị cắt thành những hình
ảnh nhỏ hơn, vui lòng tham khảo hình ảnh gốc trong phần tài liệu tham khảo để có có thể
xem được các infographic đầy đủ.
Trước khi đi vào giới thiệu về infographic, ta sẽ xem qua infographic sau đây (được đăng
tải tại [3]):
“Lợi ích của một tách cà phê”
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.1 Lợi ích của một tách cà phê (1)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.2 Lợi ích của một tách cà phê (2)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.3 Lợi ích của một tách cà phê (3)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.4 Lợi ích của một tách cà phê (4)
Ta dễ dàng và nhanh chóng nhận ra các thông tin mà infographic trên cung cấp cho người
đọc. Đó là các thông tin liên quan đến công dụng của caffein trong một tách cà phê, bao
gồm 4 phần chính: “lợi ích của một tách cà phê có chứa caffein”; “giảm cân từ những hạt

cà phê”; “triệu chứng quá liều caffein ở người lớn”; và “thực tế hài hước về cà phê”.
So với các cách trình bày bằng văn bản thông thường, cách trình bày thông tin theo dạng
hình ảnh này giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách dễ hơn.
Để hiểu rõ hơn về infographic, tiểu luận sẽ lần lượt đi qua các phần sau: Infographic là
gì; các yếu tố tạo ra một infographic; các bước để tạo một infographic; tại sao lại cần một
infographic và các loại infographic phổ biến hiện nay. Mỗi phần sẽ được trình bày bằng
chính một infographic.
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
1.1 Infographic là gì?
Hình 1.5 Infographic là gì [4]
Infographic (đồ họa thông tin) là một dạng đồ thị hình ảnh biểu diễn thông tin, dữ liệu
hoặc kiến thức ở một lĩnh vực nào đó nhằm thể hiện thông tin phức tạp một cách nhanh
chóng và rõ ràng (theo định nghĩa wikipedia [2]). Infographic là từ ghép của từ
Information (thông tin) và Graphic (đồ thị, đồ họa, hình ảnh).
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
1.2 Các yếu tố tạo nên một infographic
Hình 1.6 Các yếu tố tạo nên một infographic [5]
Để có một infographic hấp dẫn cần phải có sự kết hợp giữa 4 yếu tố chính, đó là: dữ liệu
(thông tin, kiến thức), hình ảnh, nội dung và tính chia sẻ.
Các hình ảnh bao gồm các màu sắc và đồ họa.
Nội dung của infographic thường là các số thống kê hay sự kiện và có thể được lấy từ bất
kỳ số lượng các nguồn nào.
Infographic có hiệu quả nhờ vào yếu tố hình ảnh của chúng. Con người nhận đầu vào từ
tất cả năm giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác ), trong đó thông
tin nhận được từ thị giác nhiều hơn 4 giác quan còn lại. 50% của bộ não con người là
dành riêng cho chức năng thị giác, và hình ảnh được xử lý nhanh hơn so với văn bản.
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

Não xử lý hình ảnh cùng một lúc, nhưng xử lý văn bản trong một thời gian tuyến tính, có
nghĩa là nó mất nhiều thời gian hơn để có được thông tin từ văn bản. Hơn nữa, người ta
ước tính rằng 65% dân số là người học thị giác (như trái ngược với thính giác hoặc vận
động), do đó tính chất hình ảnh của infographic làm cho nó trở nên phổ biến.
Xu hướng trực tuyến, chẳng hạn như khả năng tập trung ngày càng ngắn của người sử
dụng Internet, cũng đã góp phần vào sự phổ biến và hiệu quả ngày càng tăng của
infographic.
1.3 Các bước để tạo một infographic
Infographic [6] của phần này được chia thành 4 hình nhỏ hơn tương ứng với 4 bước như
bên dưới.
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.7 Các bước tạo một infographic (1)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.8 Các bước tạo một infographic (2)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.9 Các bước tạo một infographic (3)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Hình 1.10 Các bước tạo một infographic (4)
Infographic trên thể hiện các bước để tạo và công bố một infographic như thế nào. Có 4
bước đó là:
Bước 1: Nghiên cứu
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 14
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Tìm hiểu, nghiên cứu là giai đoạn quan trọng nhất trong việc tạo một infographic.
Cần xác định thông điệp cần truyền tải trong infographic là gì, các dữ liệu thu thập
được đã đủ hay chưa. Đảm bảo dữ liệu để làm infographic phải đầy đủ, chính xác

và đáng tin cậy.
Bước 2: Thiết kế
Có một số nguyên tắc mà bạn nên tuân theo (không tuân theo cũng chẳng sao) khi
thiết kế một infographic, thí dụ như
+ Nên theo một nguyên tắc về kích thước một infographic: chiều ngang
thường nhỏ hơn 700px,
+ Sự phối hợp màu sắc, hình nền: nghiên cứu chỉ ra rằng các infographic có
màu sắc nền có tác động nhiều hơn các infographic chỉ có một màu nền,
+ Sự đồng nhất giữa các hình ảnh: các hình ảnh được sử dụng trong
infographic phải có tính nhất quán với nhau
Bước 3: Công bố
Thực hiện công bố infographic cho cộng đồng. Cần lưu ý các vấn đề về nguồn
thông tin thể hiện trong infographic có chính xác hay không, có bản quyền hay
không,
Bước 4: Quảng bá
Thực hiện các biện pháp để quảng cáo cho sản phẩm của bạn. vì đích đến cuối
cùng của infographic đó chính là cộng đồng, có thể chia sẻ các infographic lên các
mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest hoặc các cộng đồng infographic như
visual.ly, dailyinfographic,
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 15
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
1.4 Tại sao lại cần một infographic?
Hình 1.11 Tại sao cần một infographic [7]
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 16
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Infographic là một cách tuyệt vời để truyền đạt về bất kỳ nội dung nào, đặc biệt là nếu nó
liên quan đến việc thống kê hoặc về các con số. Các thông tin trên infographic được dễ
dàng hóa cho người đọc "tiêu hóa", thậm chí không có kiến thức về chủ đề nó trình bày.
1.5 Những loại infographic phổ biến
Hình 1.12 Những loại infographic phổ biến [8]

HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 17
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÁC NGUYÊN LÍ SÁNG TẠO TRIZ
Genrich Saulovich Altshuller (1926-1998) sinh ra tại Tashkent (Uzbekistan), một người
Nga gốc Do Thái . Ông là tác giả của phương pháp luận sáng tạo viết tắt trong tiếng Nga
là TRIZ . Năm 14 tuổi ông đã có vài bằng chứng nhận tác giả sáng chế. Ông tốt nghiệp
đại học công nghiệp, giảng dạy ở Đại học Baku trong nhiều năm, là tác giả của hàng chục
cuốn sách và khoảng 400 bài luận về TRIZ. Ông là tác giả của hàng trăm phát minh, sáng
chế xuất sắc. Ngoài ra Altshuller còn viết khoảng 5 cuốn sách về khoa học viễn tưởng.
TRIZ là một công cụ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải bằng con đường
ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự
các bước, có kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý, logic, kiến thức và trí tưởng
tượng.
Nhiều người cho rằng sáng tạo mang tính bẩm sinh. Nhưng đối với những người theo
thuyết sáng tạo (TRIZ) thì khả năng sáng tạo có thể được học hỏi được phần nào một
cách rất có qui tắc. Tuy nhiên không có công cụ nào là vạn năng.
TRIZ đề ra 40 nguyên tắc hay thủ thuật. Các nguyên tắc hoặc thủ thuật được mô tả như
bảng dưới đây: [1]
Stt Tên nguyên tắc Phiên âm tiếng Anh
1 Phân nhỏ Segmentation
2 Tách khỏi Taking out
3 Phẩm chất cục bộ Local quality
4 Phản đối xứng Asymmetry
5 Kết hợp Merging
6 Vạn năng Universality
7 Chứa trong “Nested doll”
8 Phản trọng lực Anti-weight
9 Gây ứng suất sơ bộ Preliminary anti-action
10 Thực hiện sơ bộ Preliminary action
11 Dự phòng Beforehand cushioning

12 Đẳng thế Equipotentiality
13 Đảo ngược “The other way round”
14 Cầu (tròn) hóa Spheroidality – Curvature
15 Linh động Dynamics
16 Giải “thiếu” hoặc “thừa” Partial or excessive actions
17 Chuyển sang chiều khác Another dimension
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 18
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
18 Sử dụng dao động cơ học Mechanical vibration
19 Tác động theo chu kỳ Periodic action
20 Liên tục tác động có ích Continuity of useful action
21 Vượt nhanh Skipping
22 Biến hại thành lợi “Blessing in disguise” or “Turn
Lemons into Lemonade”
23 Quan hệ phản hồi Feedback
24 Sử dụng trung gian “Intermediary”
25 Tự phục vụ Self-service
26 Sao chép Copying
27 “Rẻ” thay cho “đắt” Cheap short-living objects
28 Thay thế sơ đồ cơ học Mechanics substitution
29 Sử dụng kết cấu khí, lỏng Pneumatics and hydraulics
30 Sử dụng vỏ dẻo, màng mỏng Flexible shells and thin films
31 Sử dụng vật liệu nhiều lỗ Porous materials
32 Thay đổi màu sắc Color changes
33 Đồng nhất Homogeneity
34 Phân hủy hoặc tái sinh Discarding and recovering
35 Thay đổi thông số lý hóa Parameter changes
36 Sử dụng chuyển pha Phase transitions
37 Sử dụng sự nở nhiệt Thermal expansion
38 Sử dụng chất oxy hóa mạnh Strong oxidants

39 Thay đổi độ trơ Inert atmosphere
40 Sử dụng vật liệu tổng hợp Composite materials
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÍ SÁNG TẠO TRIZ TRONG INFOGRAPHIC
Từ nội dung của chương 1 giới thiệu về infographic và chương 2 giới thiệu về các
nguyên lí sáng tạo theo phương pháp sáng tạo TRIZ, phần này tiểu luận sẽ trình bày một
số các nguyên lí sáng tạo trong 40 nguyên lí sáng tạo TRIZ đã được áp dụng vào sự phát
triển của Infographic như thế nào.
Để dễ hình dung được sự áp dụng các nguyên lí này trong infographic, ta sẽ sử dụng
infographic “Lợi ích của một tách cà phê” trong chương 1 để làm một ví dụ.
3.1 Nguyên tắc phân nhỏ
a. Nội dung của nguyên tắc phân nhỏ bao gồm các ý sau:
- Chia đối tượng thành các phần độc lập
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
- Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng
b. Áp dụng:
Trong thiết kế của một infographic đã áp dụng triệt để nguyên tắc này, thể hiện
trong việc chia bố cục của infographic thành các phần độc lập với nhau, mỗi phần
mô tả một nhóm thông tin riêng.
Trong ví dụ trên, infographic này được chia nhỏ thành 4 phần riêng biệt: “lợi ích
của một tách cà phê có chứa caffein”; “giảm cân từ những hạt cà phê”; “triệu
chứng quá liều caffein” và “thực tế hài hước từ cà phê”. Infographic này cũng có
thể được phân nhỏ thành 4 infographic con với nội dung tương ứng như vậy.
3.2 Nguyên tắc kết hợp
a. Nội dung:
Mọi việc đều cần đến sự kết hợp để dẫn đến sự hoàn chỉnh, đây là nguyên lý cơ
bản nhất mà bất cứ ai cũng đều hiểu được. Nguyên tắc kết hợp được phát biểu như
sau:
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế

cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận
b. Áp dụng:
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 20
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Các infographic được tạo ra từ sự kết hợp các thành phần khác nhau: dữ liệu, hình
ảnh, thông tin nhằm mang lại giá trị thông tin nhiều nhất cho người đọc. Nếu
không có sự kết hợp này thì infographic không còn là infographic nữa.
3.3 Nguyên tắc vạn năng
a. Nội dung:
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia
của các đối tượng khác.
Bản thân “vạn năng” đã nói lên được ý nghĩa của nó. Rằng 1 sản phẩm, 1 công
việc có thể đảm đương nhiều điều khác để giảm bớt đi chi phí sản xuất những cái
khác vì nó tăng thêm nhiều chức năng mà đối tượng có được.
b. Áp dụng:
Infographic thể hiện nguyên lí sáng tạo vạn năng này tốt nhất. Với thông tin dạng
đồ họa, infographic giúp truyền đạt các ý tưởng, khái niệm một cách rõ ràng, dể
hiểu và đầy đủ.
Infographic vì thế có thể là một công cụ giúp marketing truyền thông một cách
hiệu quả cho các doanh nghiệp, làm CV, portfolio, giúp giảm bớt chi phí cho việc
sản xuất ra các sản phẩm khác thay thế.
3.4 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a. Nội dung:
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
b. Áp dụng:
Đối với infographic, nguyên tắc này thể hiện trong việc thiết kế một infographic.
Các công việc cần thực hiện trước khi tạo infographic bao gồm: thu thập, tìm kiếm

dữ liệu; phân tích, nghiên cứu dựa trên dữ liệu đó các cách trình bày phù hợp nhất
trong infographic,
3.5 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a. Nội dung:
- Những khó khăn do chuyển động ( hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một
chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng
( hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động ( hay sắp xếp)
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 21
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian
(ba chiều).
- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
- Đặt đối tượng nằm nghiêng.
- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
Chuyển sang chiều khác nhằm mục đích tìm 1 hướng xử lý tốt cho công việc nếu
như con đường đang đi gặp nhiều trở ngại.
b. Áp dụng:
Nguyên tắc này được áp dụng trong mục đích tạo ra một infographic. Thay vì tìm
hiểu thông tin qua một tập các văn bản, thì infographic giúp người đọc dễ dàng
tiếp thu kiến thức hơn nhờ vào các hình ảnh. Chiều văn bản truyền thống được
thay thế bằng chiều hình ảnh, âm thanh.
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 22
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã trình bày khái quát về thế nào là một infographic, các đặc điểm cũng như
các bước tạo nên một infographic thông qua chính những infographic đã có.
Có thể thấy sự ra đời và phát triển nhanh chóng của infographic ngày nay đã đóng góp rất
lớn trong cách tiếp cận một thông tin, kiến thức của con người. Infographic đem lại cho

con người một cách hiểu vấn đề rất mới lạ và dễ dàng, từ đó giúp tiếp thu kiến thức mới
một cách nhanh chóng hơn.
Để tạo ra được công cụ truyền tải thông tin hay và thú vị này, các nguyên lí trong tư duy
sáng tạo đã được áp dụng một cách thích hợp. Một lần nữa ta thấy tầm quan trọng của
các nguyên lí tư duy sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm công nghệ hữu ích, phục vụ
cho công việc, cuộc sống của con người.
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 23
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng Phương pháp Nghiên cứu Khoa học và Tư duy sáng tạo của GS.TSKH
Hoàng Kiếm.
[2] Bài viết về Infographic trên wikipedia:
[3] Infographic “Lợi ích của một tách cà phê” : />quanh-ta/infographic-loi-ich-cua-mot-tach-ca-phe.html
[4] Infographic infographic là gì: />[5] Infographic các yếu tố tạo nên một infographic: />infographic
[6] Infographic các bước thực hiện một infographic: />infographics-1
[7] Infographic tại sao cần một infographic: />infographics-0
[8] Infographic những loại infographic phổ biến: />infographics
HVTH: Vương Đức Hiền – MSHV: CH1301087 Trang 24

×