Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU GẮN VỚI CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 48 trang )

1
MỤC LỤC
Trang
2
MỞ ĐẦU
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Hoàng Kiếm,
người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản cho chúng
em về môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học”.
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc
sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ , hoạt động sáng tạo
của loài người không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời
khỏi tư duy - hoạt động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng
tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành
tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế,
các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng
lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các
ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng
tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án
lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể
nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo.
Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của
chúng ta.
Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, em sẽ trình bày một số
nguyên lý sáng tạo trong lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành
Ubuntu.
3
Chương 1 – KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ
DUY SÁNG TẠO
1.1. Giới thiệu


Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới.
Nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng
sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập
thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính
của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các
phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải.
Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học
kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội,
nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được
cũng được sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ
biến là Tư duy định hướng.
Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành
các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính
trị, chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập
thể. Ở các trường trung học của các nước phát triển, một số phương pháp
quan trọng như tập kích não(kích thích não),giản đồ ý cũng đã được áp
dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã
có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp
tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi.
1.2. Lịch sử và tương lai của Tư duy sáng tạo
Từ xa xưa, các phương pháp tư duy sáng tạo đã bắt nguồn khi loài
người biết suy nghĩ. Một trong các phương pháp đầu tiên được dùng tới có
lẽ là phương pháp tương tự hoá.Tiếp theo là các phương pháp tổng hợp,
phân tích, trừu tượng và cụ thể hoá chắc chắn đã được sử dụng trong thời
La Mã và thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ
4
thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho từng phương pháp thì mãi đến
đầu Thế kỉ 20 mới xuất hiện. Đặc biệt là sau việc chính thức phát minh ra
phương pháp Tập kích não (kích thích não) vào năm 1941 của Alex Osborn
thì các phương pháp tư duy sáng tạo mới thực sự được các nhà nghiên

cứu nhất là các nhà tâm lý học chú ý tới. Kể từ đó, rất nhiều phương pháp
tư duy sáng tạo đã ra đời.
Hiện nay, một số khuynh hướng chung là tìm ra các phương pháp để
sử dụng kết hợp khả năng tư duy của các cá nhân vào trong một đề tài lớn
cùng với sự hỗ trợ của ngành tin học.
Và trong tương lai, khi mà thành tựu của việc liên lạc trực tiếp các tín
hiệu của các con chip điện tử với não người được hoàn thiện hơn thì chắc
chắn nó sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới về các phương pháp tư duy
sáng tạo. Lúc đó, việc khó khăn là làm sao cho bộ não của từng cá nhân
điều khiển và tận dụng được mọi khả năng của các hệ thống máy tính, cũng
như làm sao quản lý việc nối các hoạt động tư duy cá nhân thành một mạng
tư duy khổng lồ với thời gian truy cập thông tin là thời gian thực.
1.3. Đặc điểm của Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo có những đặc điểm cơ bản sau:
• Các bộ môn được xem là công cụ của ngành này bao gồm: Tâm lý
học, giáo dục học, luận lý học (hay logic học(toán, lý, hóa……)), giải
phẫu học, tin học….
• Không có khuôn mẫu tuyệt đối : Cho đến nay vẫn không có phương
pháp vạn năng nào để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng
khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối
tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có
thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp.
• Không cần đến các trang bị đắt tiền : Cho đến nay, các phương pháp
tư duy sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ
có hướng và các dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút,
5
phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển
bằng những cuộc thảo luận chuyên đề.
• Không phức tạp trong thực nghiệm : Thực nghiệm của hầu hết các
phưong pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu cần quá

trình đào tạo cấp tốc có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người
học. Đa số các phương pháp đã được ghi sẵn ra từng bước như là
những thuật toán. Điều kiện cho người thực hiện chỉ là sự hiểu biết
và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến sự hỗ trợ của
các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có liên
quan hay đề cập tới.
• Hiệu quả cao : Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng
chỗ đúng lúc đều mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa
ra chỉ nhờ vào phương pháp tập kích não. Các phương pháp khác
cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất là trong lĩnh
vực kỹ thuật hay công nghệ.
• Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin : bằng các
phương án tư duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là người
nghiên cứu sẽ chọn lựa một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết, do
đó tránh các cảm giác lúng túng, mơ hồ, hay lạc lõng trong rừng rậm
của thông tin.
1.4. Những nhân tố bổ sung cho Tư duy sáng tạo
• Trong y học: Các thành tựu mới về y học Tây và Đông Phương, đặc
biệt là dược , đã đem lại nhiều kết quả cho việc nâng cao khả năng tư
duy,tìm ra rất nhiều dược chất có khả năng chống lão hóa não hay
chống sự suy giảm khả năng của trí nhớ.
• Phương pháp Thiền: là một phương pháp khá hữu hiệu để chống
stress, tăng sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng suy nghĩ tập
trung vào một chủ đề,giúp tư duy của con người trở nên độc lập
trước mọi thành kiến, kinh nghiệm, hay tri thức vốn đã được huấn tập
6
từ trước trong não bộ là trở lực che mờ sự sáng suốt hay ngăn trở sự
độc lập của tư duy.
• Dưỡng sinh và rèn luyện sức khỏe: Một cá nhân không thể có những
hoạt động trí não sáng suốt mạnh mẽ nếu người không đủ sức khỏe

để làm việc. Việc ăn uống điều độ, dưỡng sinh đúng mực giúp rất
nhiều cho việc giữ não bộ được linh hoạt và bền bỉ.
• Thời gian và Chế độ làm việc: Để giảm thiểu hậu quả không tốt do
việc tập trung lâu, ngồi lâu và bảo đảm hoạt động của não bộ tốt
chúng ta là phải có các vận động thể dục ngắn(khoảng 5-10 phút) để
giảm stress cũng như các căng thẳng thần kinh sau mỗi 45-60 phút
làm việc tập trung. Hơn nữa, bắt cơ thể làm việc với số giờ quá nhiều
trong một ngày sẽ làm giảm sức tập trung(trung bình ngày làm 8 giờ).
7
Chương 2 – 40 Nguyên Lý Sáng Tạo -TRIZ
2.1. Nguyên tắc phân nhỏ
Đây là nguyên tắc đầu tiên được nhắc đến trong 40 nguyên tắc sáng
tạo khoa học. Ta có thể dễ dàng hình dung rằng “Mọi việc đều sẽ trở nên dễ
dàng hơn nếu như nó được chia nhỏ ra làm”. Thực tế qua câu truyện dân
gian về việc bẽ bó đũa của ông bà ta thường dạy, hiển nhiên bất cứ ai cũng
dễ dàng hiểu được nguyên tắc này. Nội dung
của nó bao hàm qua các ý sau:
a/ Chia đối tượng thành các phần độc lập
b/ Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
c/ Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng
Ứng dụng:
Một trong những ứng dụng dễ thấy nhất của nguyên tắc này trong đời
sống là việc phân chia quản lý nhân sự. Giả sử trong 1 tập thể trường học,
hiệu trưởng là người có quyền hành tối ưu và quản lý mọi nhân sự khác
trong trường học. Nhưng người không thể 1 mình quản lý hết hàng ngàn
người, do đó sẽ có những sự phân chia ra các bộ phận nhỏ hơn, và đứng
đầu các bộ phận đó sẽ quản lý những người khác trong bộ phận của mình,
rồi lại phân ra các bộ phận nhỏ hơn nữa… Chúng ta có thể dễ dàng hình
dung quá trình này bằng hệ thống các khoa, trưởng khoa quản lý khoa
mình, rồi trong khoa có các ngành rồi trong các ngành lại có các lớp mà mỗi

lớp có các giáo viên chủ nhiệm, trong lớp lại phân ra lớp trưởng lớp phó
điều hành hoạt động của lớp, và các lớp cũng phân ra các tổ mà tổ trưởng
là người đứng đầu mỗi tổ để quản lý các thành viên trong tổ. Với cách phân
chia 1 tổ chức lớn thành các thành phần nhỏ hơn thì mọi người trong
trường học đều được quản lý 1 cách hiệu quả. Cơ cấu tổ chức này cũng
8
được áp dụng có nét tương tự trong việc quản lý nhân sự của 1 công ty hay
việc quản lý quân nhân trong quân đội…
Trong xây dựng, nguyên tắc này cũng rất phổ biến. Giả sử nếu như
muốn lắp 1 sàn nhà bằng gỗ, ta không thể làm 1 sàn gỗ có diện tích rộng
bằng sàn nhà mà ta muốn lắp được, mà ta sẽ làm nhiều miếng sàn gỗ nhỏ
hơn để đem vào lắp lại với nhau, công việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Trong tin học, có 1 ứng dụng internet rất nổi tiếng và rất hữu dụng
được sử dụng rộng rãi phổ biến khắp thế giới, đó là giao thức chia sẻ dữ
liệu Torrent. Để hiểu rõ hơn về giao thức này cũng như về ứng dụng của
nguyên tắc chia nhỏ trong nó, ta sẽ xét qua 1 ví dụ đơn giản. Giả sử bạn có
1 file dung lượng 1GB và 300 người cần, sẽ cần rất nhiều thời gian để chia
sẻ 300GB dữ liệu theo hình thức người này xong rồi mới tới lượt người kia.
Nhưng nếu bạn chia file thành các mảnh nhỏ gửi cho mọi người và họ lại
chia sẻ các mảnh đó cho người khác cho đến khi ai ai cũng có file hoàn
chỉnh thì sẽ nhanh hơn rất nhiều. Cách thức chia sẻ kiểu này tương tự như
việc photo 1 cuốn sách. Nếu để cho từng người từng người mượn cả cuốn
sách đi photo rồi mới đến lượt người khác mượn thì sẽ rất mất thời gian.
Nhưng nếu để cho mỗi người photo vài trang trong cuốn sách đó rồi giao lại
cho người khác thì công việc sẽ được tiến hành đồng thời và nhanh hơn rất
nhiều so với cách làm trên vì mọi người đều được làm cùng 1 lúc và chia sẻ
với nhau.
Và đó chỉ là những ứng dụng điển hình trong rất nhiều ứng dụng hữu
ích của nguyên tắc phân nhỏ.
2.2. Nguyên tắc tách khỏi

Tách khỏi có nghĩa là tách phần gây phiền phức ra khỏi tổng thể tốt
hoặc tách phần hữu ích ra khỏi tổng thể không tốt. Cách làm của nguyên
tắc này rất thiết thực, vì ta chỉ cần thao tác với những gì ta muốn làm,
những thứ không cần thiết thì được tách ra để trành phiền phức cũng như
làm giảm thiểu được chi phí thực hiện.
9
Ứng dụng:
Hiện hữu thực tế trong đời sống hàng ngày qua việc vệ sinh nhà cửa.
Giả sử ta muốn lau sạch 1 cái tủ, thì ta sẽ lấy những vật dụng trong cái tủ ra
ngoài, chỉ còn lại duy nhất là chiếc tủ thì việc lau tủ mới được thực hiện,
như vậy những thứ không cần thiết trong việc lau tủ là các thành phần chứa
trong chiếc tủ đã được lấy ra (tách khỏi) khỏi vật thể.
Khi muốn xử phạt 1 cá nhân trong 1 tập thể, ta không đem cả tập thể
ấy ra phạt chung mà chỉ đem cá nhân không tốt ấy ra làm việc riêng, như
vậy sẽ không ảnh hưởng đến tập thể.
Khi 1 nhóm người bị bệnh
dịch nào đấy, sẽ lập tức được
cách ly để tránh lây lan ảnh
hưởng đến những người còn lại.
Trong tin học, việc quét
virus cũng dựa trên virus này.
Khi phát hiện có virus hay các yếu tốt gây hại khác cho máy tính thì những
thành phần này được tách ra và xử lý riêng để tránh làm ảnh hướng đến
các chương trình khác trong máy tính.
2.3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ:
Nội dung của nguyên tắc này như sau:
+ Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu
trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
+ Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
+ Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối

với công việc.
10
Nguyên tắc này thể hiện jtính phân biệt của từng thông tin dữ liệu mà
ta có, mỗi loại thông tin có những giá trị ta cần khác nhau và không phải cái
nào cũng như nhau.
Để hiểu hơn về nguyên tắc này, ta điểm qua các ứng dụng của nó.
Ứng dụng:
Trong 1 công ty, các phòng ban khác nhau có các công việc khác
nhau, nhưng
tất cả các
công việc
trên đều
được thực
hiện để mang
lại tính hiệu
quả cho công
ty.
Trong tin
học, ví dụ trong một bài toán in ra các số nguyên tố nhỏ hơn 1000 theo
hàng, mỗi hàng 5 số. Như vậy việc kiểm tra đầu tiên cho chương trình dừng
lại hoặc khi có lỗi cốt lõi không phải ở việc in ra bao nhiêu hàng, mà ở việc
kiểm tra số đó có phải là nguyên tố hay không, và có nhỏ hơn 1000 hay
không.
2.4. Nguyên tắc phản đối xứng:
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (làm
giảm bậc đối xứng).
Nguyên tắc này có tác dụng làm giảm bớt đi những yêu cầu không cần
thiết của công việc. Giả sử yêu cầu ta vẽ 1 hình tứ giác có 2 cạnh song
song thì ta có thể vẽ hình thanh thay vì vẽ hình chữ nhật, hình thoi hay xa
11

hơn là hình vuông vì những hình kia yêu cầu thời gian vẽ lâu hơn do cần
phải đo đạt kĩ lượng hơn.
Ứng dụng:
Trong thiết kế thời trang, ở 1 số thiết
kế tạo hình trên quần áo, các nhà thiết kế
lại cố ý không làm đối xứng 1 số hình vẽ
được in trên quần áo để tạo phong cách
riêng lạ mắt không gây sự nhàm chán và
bảo thủ trong thiết kế.
2.5. Nguyên tắc kết hợp:
Mọi việc đều cần đến sự kết hợp để dẫn đến sự hoàn chỉnh, đây là
nguyên lý cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng đều hiểu được. Trong nguyên tắc
kết hợp, Altshuller phát biểu như sau:
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các
hoạt động kế cận.
Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
Kế cận ở đây có ý là có quan hệ với nhau về các mặt yếu tố nào đó.
Đối tượng mới được tạo nên do sự kết hợp, thường có những tính chất,
khả năng mà đối tượng riêng rẽ chưa từng có. Điều này có nguyên nhân
sâu xa là lượng đổi thì chất cũng đổi và do tạo được sự thống nhất của các
mặt đối lập.
Về ứng dụng của nguyên tắc này thì bao la mà kể, rất thiết thực mọi
lúc mọi nơi, trong mọi tình huống mà ta quan sát được từ cuộc sống quanh
ta.
Ứng dụng:
Đơn giản nhất ta nhắc đến là ở lĩnh vực ẩm thực, ăn uống hàng ngày.
Một món ăn ngon được chế biến thông qua sự kết hợp của nhiều loại gia vị
12
khác nhau, nếu chỉ đơn 1 loại thì sẽ không tạo được 1 mùi vị hấp dẫn người
dùng được. Hoặc có những món ăn phải ăn kèm với 1 số loại rau quả như:

trứng vịt lộn ăn cùng rau răm, lẩu ăn cùng rau cần ô, cải xanh…
Theo quan niệm nhân sinh vạn vật của Trung
Hoa, mọi sự vật trên đời đều được cấu kết qua lại giữa
5 yếu tố là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Trong sản xuất, người ta thường phải kết hợp
nhiều công đoạn với nhau mới ra được 1 thành phẩm
hoàn chỉnh, không có bất cứ 1 công đoạn riêng lẻ nào lại có thể tạo ra được
sản phẩm tốt cả.
Trong tin học, ở lĩnh vực quảng cáo, để có được 1 đoạn phim quảng
cáo public đã trải qua rất nhiều công đoạn từ việc quay phim, chỉnh sửa, rồi
thành ấn phẩm… mà những người đồ họa đã kết hợp rất nhiều thao tác
chuyên môn để tạo ra được nội dung mình mong muốn.
Tóm lại, kết hơp là sự cần thiết trong công việc.
2.6. Nguyên tắc vạn năng:
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự
tham gia của các đối tượng khác.
Bản thân “vạn năng” đã nói lên
được ý nghĩa của nó. Rằng 1 sản
phẩm, 1 công việc có thể đảm đương
nhiều điều khác để giảm bớt đi chi phí
sản xuất những cái khác vì nó tăng
thêm nhiều chức năng mà đối tượng có
được.
Ứng dụng:
13
Một trung tâm ngoại ngữ ngày nay có thể kết hợp đào tạo nhiều ngoại
ngữ khác nhau chứ không chỉ đơn lẻ là 1 loại ngoại ngữ nữa như ngày
trước.
Chiếc ôtô vừa kết hợp radio, máy nghe nhạc, máy điều hòa, hệ thống
định vị toàn cầu GPS.

Chiếc máy giặt ngày nay đã được tích hợp thêm chức năng sấy khô
quần áo.
Chiếc điện thoại với hàng loạt chức năng nghe nhạc, xem phim, quay
phim, chụp hình, tra bản đồ , tra từ điển… hàng nghìn chức năng khác.
Một phần mềm multimedia ngày nay có thể đảm đương nhiều chức
năng khác nhau như nghe nhạc, xem phim, convert, rip, split, join file phim,
file nhạc…
2.7. Nguyên tắc “chứa trong”:
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại
chứa đối tượng thứ ba …
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên
trong đối tượng khác.
Ở đây ta không chỉ hiểu chứa trong theo nghĩa vật
thể trong không gian, tức là vật này nằm trong vật kia
mà ta cần phải hiểu sự việc này bao gồm sự việc kia,
khái niệm này có khái niệm kia…
Nguyên tắc chứa trong làm gọn nhiều điều và tăng độ an toàn cũng
như tiết kiệm được nhiều điều khác.
Ứng dụng:
Đơn giản nhất là xem qua mục lục của 1 quyển sách, ta sẽ dễ dàng tìm
được trang sách ta muốn tìm thông qua chương nào, bài nào, dòng thứ
mấy…
14
Trong vận tải, nguyên tắc này được vận dụng tối đa. Hàng hóa được
gom gọn lại đóng gói trong khác bịch, hộp, rồi những kiện hàng này lại
được đưa vào các thùng lớn, rồi các thùng này mới được chuyển lên các
phương tiện vận tải. Như vậy hàng hóa được gói gọn vào nhau tối đa giúp
ta tiết kiệm được không gian nhiều cũng như chi phí khi chở được nhiều
hàng, và độ an toàn lại cao.
Trong tin học, các dữ liệu của ta được lưu giữ trong các thư mục được

đặt tên bởi người dùng, giúp cho việc dễ dàng truy cập cũng như gọn gàng
bộ nhớ máy tính.
Trong lập trình, ta sử dụng các biến số cũng như con trỏ chứa các giá
trị ta mong muốn để thuận tiện hơn khi lập trình.
2.8. Nguyên tắc phản trọng lượng:
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng
khác có lực nâng.
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như
sử dụng các lực thủy động, khí động…
Nguyên tắc này giúp ta giảm được nhiều công sức bỏ ra chống lại các
tương tác của môi trường.
Ứng dụng:
Ở các kho hàng luôn có 1 máy nâng nhỏ gọn để
nâng những kiện hàng hóa nặng hàng trăm ký chỉ
bằng những thao tác nhẹ nhàng, đỡ rất nhiều cho
các phu bóc vác.
Để chống lại lực kéo xuống của trọng lực dưới
nước thì ta có các ao phao.
15
2.9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ:
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho
phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc ( hoặc gây ứng suất
trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
Ứng suất ở đây có thể hiệu là ảnh hưởng, gây áp lực… với đối tượng
mà ta muốn. Nguyên tắc này tương tự như câu nói ngày xưa của ông cha
ta truyền lại: Tiên hạ thủ vi cường.
Ứng dụng:
Ngày xưa, Lý Thường Kiệt đã từng
kéo quân sang đánh Tống trước khi
quân Tống kịp chuẩn quân sang đánh ta

để gây náo loạn tình hình bên ấy, tạo
điều kiện cho quân ta có thời gian chuẩn bị quân lực đối phó.
Để giảm nhiệt một máy đang nóng thì ta dùng những phương pháp
làm lạnh với máy đó để sử dụng cho lần dùng sau đó. Như thế việc sử dụng
sẽ trở nên tốt hơn.
Một MC dẫn chương trình trước khi chương trình chính thức diễn ra
luôn có những lời lẻ tô vẻ cũng như tâng bốc về chương trình lên, gây phấn
khích cho khán giả trước khi theo dõi.
2.10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ:
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối
với đối tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho
chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất,
không mất thời gian dịch chuyển.
Có 1 câu châm ngôn nói rằng: “Khi bạn
lập kế hoạch 1 công việc và bắt tay ngay vào
16
công đoạn đầu tiên của nó thì bạn đã thành công được 1 nửa rồi”. Tư
tưởng này rõ ràng đúng nếu mang ý nghĩa tinh thần cho công việc.
Ứng dụng:
Trước khi quyết định mua 1 chiếc xe, hầu như ai cũng đều bắt đầu
bằng việc suy nghĩ sẽ định mua loại xe gì và giá cả nằm trong khoảng bao
nhiêu rồi mới bất đầu đến cửa hàng chọn lựa.
Cũng như trước khi quyết định nấu 1 bữa ăn, bà nội trợ sẽ suy nghĩ
trong đầu là nấu những món gì, cần mua gì, giá cả thế nào…
Trong học tập, trước khi viết 1 bài văn, học sinh sẽ suy nghĩ xem sẽ
viết như thế nào, bố cục ra sao rồi mới bắt tay vào viết.
Trước khi viết 1 phần mềm, người lập trình cũng đặt ra những dấu
chấm hỏi về phần mềm mình sẽ viết có những tính năng gì, yêu cầu ra
sao…

2.11. Nguyên tắc dự phòng:
Dự phòng là cụm từ luôn luôn xuất hiện trong bất cứ kế hoạch hay
công việc gì. Dự phòng giúp đảm bảo độ an toàn cũng như hạn chế và khắc
phục được những rủi ro xấu nhất có thể xảy ra đối với tiến trình ta đang
thực hiện, làm giảm đáng kể những chi phí không đáng phát sinh cũng như
những tổn thất khó biết trước được vì không có gì là tuyệt đối.
Nguyên tắc dự phòng được định nghĩa ngắn gọn như sau: bù đắp độ
tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện
báo động, ứng cứu, an toàn.
Tinh thần chúng của nguyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị ứng cứu
trước với những điều không an toàn có thể xảy ra.
Ứng dụng:
17
Bất cứ 1 bãi biển nào cũng chuẩn bị rất nhiều phao cứu hộ và các
phương tiện cựu hộ sẵn sàng ứng cứu nếu có những bất trắc xảy ra với
người tắm biển.
Mỗi công ty hoặc những tổ chức lớn luôn dự bị
máy phát điện để phòng hờ trường hợp mất điện đột
ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Các khách sạn luôn có gắn thiết bị phun nước
tự động trong mỗi phòng cũng như các bình cứu hỏa
để phòng ngừa hỏa hoạn xảy ra.
Người sử dụng máy tính thường có 1 bản Ghost lại hệ thống để phòng
hờ hệ thống gặp lỗi tránh phải cày lại toàn bộ hệ thống.
Các phần mềm virus trước khi thực hiện việc quét virus cũng thường
sao lưu lại hệ thống.
Trong các thao tác trên máy tính, chẳng hạn như với các phần mềm
soạn thảo văn bản hay đồ họa, lập trình… ta thường lưu liên tục để tránh
trường hợp xất đột ngột gây mất dữ liệu ta đang thao tác.
2.12. Nguyên tắc đẳng thế:

Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các
đối tượng.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là nếu gặp điều kiện bất lợi trong
môi trường làm việc hiện tại thì ta hãy thay đổi nó để tránh làm ảnh hưởng
đến công việc và đối tượng.
2.13. Nguyên tắc đảo ngược:
a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại ( ví
dụ, không làm nóng mà làm lạnh đối tượng)
b) Làm phần chuyển động của đối tượng ( hay môi trường bên ngoài )
thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
Đảo ngược ở đây tức là lật ngược lại, làm trái với yêu cầu của công
việc. Đôi khi chính việc làm này giúp ta bao quát hơn về tính chính của sự
18
việc, đối tượng ta đang tiếp cận, giúp gợi mở hơn về các ý tưởng có thể đề
ra cho việc đó.
Ứng dụng:
Trong toán học, có 1 phương pháp gọi là chứng minh phản chứng.
Cách làm này giúp ta tìm lại yêu cầu ngược lại của bài toán ở hướng đi dễ
hơn là tìm 1 lời giải hoàn chỉnh cho yêu cầu chính thức của bài toán.
1 trong những cách thức học tập khá phổ biến trong cách học ngày
nay của học sinh, sinh viên. Giả dụ hôm nay ta đặt ra yêu cầu là có khá
nhiều bài tập phải làm, học xong mới được đi chơi. Nhưng vì 1 phần lý do
nào đó ta không thể giảnh trọn thời gian bên gọc học tập để hoàn thành yêu
cầu này. Đôi khi ta ra ngoài thư giãn đôi chút, rồi mới quay trở lại tiếp tục
việc học, có thể khiến tinh thần và đầu óc ta mở mang nhiều hơn, giải quyết
vấn đề tốt hơn. Đây là 1 trong những phương pháp được sử dụng khá rộng
rãi trong học đường.
Truyền thống ngày xưa của ông cha ta là uống trà
nóng, nhưng khi có nước đá rồi thì ta lại pha chế ra khá
nhiều loại trà ngon có mùi vị không tệ khác. Tương tự với

1 số loại đồ uống khác như cà phê, sữa…
Trong tin học, nguyên tắc đảo ngược có 1 ứng dụng khá phổ biến
trong nhiều phần mềm, đó là tính năng sắp xếp. Chẳng hạn như tính năng
sắp xếp dữ liệu trong windows explorer, ta có thể sắp xếp theo tên, dung
lượng, loại file… Khi ta sắp xếp theo 1 trong các tính năng này thì dữ liệu sẽ
được sắp theo chiều xuôi, nhưng nếu chọn 1 lần nữa thì lại đượ sắp xếp
theo chiều ngược. Ứng dụng này rất hữu ích vì có nhiều dạng sắp xếp dữ
liệu mà ở nửa đầu xuôi của dữ liệu không có nhiều những thông tin mà ta
quan tâm, nó lại nằm nhiều ở nửa đầu ngược cửa dữ liệu.
19
2.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hoá:
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng
thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Tư tưởng chung của nguyên tắc này là chuyển từ những dạng khác
sang tròn hóa để có thể ứng dụng được những lợi thế về tính chất của nó.
Ứng dụng:
Trong thể dục, ở môn đẩy tạ. Kĩ thuật đẩy tạ trước đây là lấy đà theo
chiều dọc, nhưng ngày nay kĩ thuật đẩy tạ lại lấy đà theo việc xoay vòng tạo
lực ly tâm đẩy quả tạ văng xa hơn. Bằng chứng của những hiệu quả này là
các kỷ lục thế giới đều được lặp bởi các vận
động viên thực hiện bằng kĩ thuật xoay tròn
này, và thành tích vượt xa kĩ thuật lấy đà theo
chiều dọc ngày xưa.
Ứng dụng tròn hóa nổi tiếng nhất ở việc
chế tạo bánh xe, giúp việc di chuyển trở nên
thuận lợi hơn bao giờ hết.
Ngoài ra việc chế tạo các viên bi trong các trục chuyển động cơ học
giúp ta giảm thiểu ma sát trong động cơ, vẫn bảo đảm khả năng vận động

của máy.
Rất nhiều thiết kế được làm tròn hóa ở các góc cạnh để giảm thiểu khả
năng gây tổn thương hoặc trở ngại khi sử dụng vật phẩm vì dụ như bàn
ghế, giày dép…
Trong tin học, các con chuột trước đây cũng sử dụng 1 khối cầu đặc
để di chuyển.
Cấu tạo của mọi loại đĩa dữ liệu cũng đều là hình tròn.
20
2.15. Nguyên tắc linh động:
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài
sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với
nhau.
1 vấn đề hay 1 công việc cần được giải quyết không phải bao giờ cũng
cố định và đứng yên. Đôi khi nó cần thay đổi qua nhiều bước, nhiều gia
đoạn để hoàn thành. Có thể linh động hóa các dụng cụ cũng như quá trình
làm việc giúp ta tối ưu hóa được khả năng của chúng, cũng như giảm được
đáng kể các chi phí phát sinh dư thừa, đồng thời hiệu quả của công việc lại
cao.
Ứng dụng:
Trong việc mua bán hàng ngày, có nhiều người sử dụng xe đẩy khắp
nơi để có thể bán được sản phẩm với số lượng người mua sẽ nhiều hơn là
cố định 1 chỗ, đồng thời lại tránh được thuế mặt
bằng, như các xe bán kem, bán rau quả…
1 đại lý vé số luôn luôn có 1 đội ngũ những
người bán vé số đi khắp nơi để có thể tăng được số
lượng khách mua vé số tối ưu nhất thay vì chỉ bán cố
định tại khu vực của mình.
Nếu như máy tính để bàn ngày trước là 1 khối năng nề và cố định 1
chỗ thì công nghệ máy tính xách tay ra đời là 1 bước ngoặc lớn giúp cho

việc sử dụng máy tính trở nên tiện dụng ở mọi lúc mọi nơi.
2.16. Nguyên tắc giải tác động “thiếu” hoặc “thừa”:
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn
hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và
dễ giải hơn.
21
Tinh thần của bài toán thể hiện khá rõ tính thực dụng cần có của 1
công việc: chấp nhận rằng kết quả đạt được là không tối ưu nhất, nhưng ở
trong tình huống chi phí bỏ ra chấp nhận được thì vẫn tốt hơn rất nhiều so
với bỏ ra 1 khoảng chi phí vô cùng lớn để đổi lấy cái tối ưu tuyệt đối mà
chưa hẳn có thể có được.
Ứng dụng:
1 nhà hàng khi chuẩn bị vật liệu để phục vụ 1 ngày cho khách, họ
không thể biết chính xác là hôm đó sẽ có bao nhiêu lượt khách đến ăn mà
chuẩn bị chính xác số lượng thực phẩm dành để nấu ăn được. Họ sẽ ước
lượng số thực phẩm mà họ cần mua để có thê phục vụ tốt cho 1 lượng
khách nhất định mà họ nhắm chừng.
1 công ty khi xuất phẩm 1 sản phẩm nào đó không thể biết chính xác
số sản phẩm có thể bán được để theo đó mà sản xuất. Họ chỉ sản xuất 1
lượng nào đó gần gần với số lượng mà họ ước lượng có thể bán được để
mong có được năng suất tốt nhất.
Trải khăn trải bàn ra 1 mặt bàn không phải
dùng khăn vừa đủ diện tích mặt bàn mà ta cần lấy
dư ra khỏi diện tích mặt bàn.
Trong toán học cũng có những con số không
thể làm tròn 1 cách chính xác tuyệt đối được mà
chỉ lấy ước lượng sai số nhỏ nhất thôi, ví dụ như
số pi.
Trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của tin học, có 1 thuật giải gọi là
heuristic (gọi nôm na là mẹo giải) giúp ta có thể đạt được kết quả cuối cùng

mang xác suất tốt nhất so với giải bày 1 bài toán cực kì phức tạp theo các
tính toán truyền thống.
Trong lập trình, lập trình viên luôn khai báo ô nhớ dư ra vì không thể
biết được dung lượng nhớ mình sử dụng mà chỉ ước lượng.
22
2.17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác:
a) Những khó khăn do chuyển động ( hay sắp xếp) đối tượng theo đường
(một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên
mặt phẳng ( hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển
động ( hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá
khi chuyển sang không gian (ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của
diện tích cho trước. Chuyển sang chiều khác nhằm mục đích tìm 1 hướng
xử lý tốt cho công việc nếu như con đường đang đi gặp nhiều trở ngại.
Ứng dụng:
Ngày xưa trong lĩnh vực hành quân đánh trận, 1 trong
36 kế của binh pháp Tôn Tử cũng áp dụng khá thuần thục tư
tưởng như nguyên tắc này mà ta thường gọi ngắn gọn là
“Dương đông kích tây” nhằm tạo sự bất ngờ đối với quân
địch về mục tiêu thật sự mà ta nhắm tới.
Khi ta cần đi đến 1 điểm, nếu đường phía trước bị kẹt thì ta cần
chuyển sang đường khác để đi, dù là xa hơn chút nhưng lại bảo đảm thời
gian tới điểm cần đến tốt hơn.
Trong 1 số phần mềm đồ họa máy tính, tính năng chuyển chiều quan
sát từ không gian 2D sang không gian 3D giúp ích rất nhiều cho người dùng
trong việc thiết kế.
2.18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học:

a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động
(đến tần số siêu âm).
b) Sử dụng tần số cộng hưởng.
23
c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
Ứng dụng:
Ứng dụng cổ điển nhất của phương pháp này là tạo
ra con lắc động hồ với dao động gần như là vĩnh cửu, là 1
nền tảng cho công nghiệp chế tạo đồng hồ ngày nay.
Tần số trong dao động cơ học là cơ sở để tạo nên
những phần mềm có các tính chất sóng như âm thanh.
2.19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ:
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động
khác.
Nắm được chu kỳ vận động của các sự vật, hiện tượng trên thế giới
giúp ích rất nhiều cho con người.
Ứng dụng:
Từ ngàn xưa, con người đã biết xem thiên văn thời
tiết để theo dõi chu kì hoạt động của thời tiết, qua đó áp
dụng trong canh tác nông nghiệp.
Chi kì xuân hạ thu đông của tuân theo nguyên tắc
này.
Chu kì cũng là 1 khái niệm được định nghĩa trong
các phần mềm thực thi trên máy tính, đặt lịch hoạt động của nó theo 1 chu
kì nào đó ví dụ như chu kì update, chu kì quét virus…
24
2.20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích:

a) Thực hiện công việc một cách liên tục ( tất cả các phần của đối
tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải ).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
Việc hoạt động liên tục mang lại tính hiệu quả cao trong công việc,
tránh thừa ra các khoảng thời gian rỗi không cần thiết và gây giảm năng
suất.
Ứng dụng:
Về mặt sinh học tự nhiên, tim của động vật hoạt động liên
tục không bao giờ ngừng cho tới lúc chết mới có thể duy trì sự
sống cho động vật.
Ở nhiều hoạt động của nhà máy, họ có nhiều ca làm việc,
chỉ thay đổi công nhân mà không ngừng quá trình làm việc của máy móc để
mang lại năng suất làm việc tốt nhất.
Trong chế tạo máy tính, có 1 bộ phận hoạt động liên tục không bao giờ
ngững là bin trong BIOS, đó là lý do tại sao khi ta tắt máy 1 thời gian không
sử dụng, nhưng khi mở máy thì hệ thống máy tính vẫn cập nhật được thời
gian chính xác.
1 phần mềm diệt virus luôn chạy ở chế độ safe defence (chế độ chạy
ngầm trong các chương trình) liên tục để có thể phát hiện được virus 1 cách
sớm nhất.
2.21. Nguyên tắc “vượt nhanh”:
Hiển nhiên trong các trường hợp không tốt, suy nghĩ của mọi người
luôn là tìm cách nào đó để mau chóng vượt qua giai đoạn
không tốt ấy để tránh được những tổn thất không mong
muốn.
25
Nội dung của nguyên tắc này được tóm gọn với 2 ý sau:
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.

Ứng dụng:
Thực tế trong đời sống hàng ngày, khi lao đầu vào lửa, người ta luôn
tìm cách nào đó nhanh nhất lao qua màn lửa ấy để giảm tối thiểu thời gian
lửa tác động lên người.
Hoặc đơn giản hơn là trong các cuộc cứu viện khẩn cấp cho đồng bào
trong vùng lũ, đội cứu hộ luôn tìm cách nhanh nhất để đưa nạn nhân ra khỏi
vùng nguy hiểm để có thể cứu được số lượng người nhiều nhất trong thời
gian ngắn, phòng hờ trường hợp xấu đột ngột xảy đến gây trở ngại.
Nguyên tắc vượt nhanh cũng dược áp dụng trong tin học qua các ứng
dụng có tính năng bỏ qua (skip) với những tiến trình mà người dùng không
mong muốn nó xuất hiện, và muốn qua nhanh chóng để vào nội dung chính
của chương trình. Ta có thể dễ dàng nhận dạng được như trong các phần
mềm có đoạn giới thiệu về mình thì luôn có nút skip qua đoạn giới thiệu,
hay trong các game cũng vậy.
Ngoài ra, trong tin học còn hỗ trợ thao tác thoát nhanh khỏi 1 chương
trình nào đó qua tổ hợp phím Alt + F4 mà không cần phải qua vài lần click
chuột, dĩ nhiên cách làm này đôi khi sẽ gây mất mát dữ liệu vì vượt nhanh
đôi khi sẽ gây hậu quả.
2.22. Nguyên tắc biến hại thành lợi:
a) Sử dụng những tác nhân có hại ( thí dụ tác động có hại của môi trường)
để thu được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại
khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.

×