Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

luận văn khách sạn du lịch THỰC TRẠNG DU LỊCH TỰ NHIÊN PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.51 KB, 31 trang )

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH PHÚ THỌ
1. MỘT VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT PHÚ THỌ
1.1 Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh
Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam
giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80
km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Theo thống kê năm
2003, Phú Thọ có 1.302.700 người với mật độ dân số 370 người/km².
Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí cầu nối giữa hai vùng kinh tế đồng bằng
sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc, là điểm trung chuyển của hoạt động
giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và giữa Trung
Quốc với các nước ASEAN - là các quốc gia nằm trong khu vực mậu dịch tự
do sôi động ASEAN - Trung Quốc.
Phú Thọ có 12 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 10
huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa,
Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Ninh với 273 cơ sở xã, phường, thị
trấn. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh.
1.2 Địa hình
Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở
cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi
thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi
chiếm trên 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%).
Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành ba tiểu vùng cơ bản:
* Tiểu vùng núi phía Nam : gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn và một
phần của huyện Cẩm Khê, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m
- 500m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp và khoáng sản.
1
* Tiểu vùng trung du: Gồm thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng,
Thanh Ba, Hạ Hòa và một phần của các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh
Thủy. Địa hình đặc trưng của vùng này là các đồi gò thấp (bình quân 50m-


200m) xen kẽ với các dốc ruộng. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát
triển cây công nghiệp, cây ăn quả
* Tiểu vùng đồng bằng: Gồm thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và một
phần còn lại của các huyện lân cận. Đặc trưng vùng này là phát triển trên phù
sa cổ cùng những cánh đồng ven sông phù hợp với sản xuất lương thực, nuôi
trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung đồi gò thấp tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp và phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội khác.
* Nói chúng Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du
và đồng bằng ven sông, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện. Tuy
nhiên, do địa hình chia cắt nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản
xuất và phát triển hạ tầng phải đầu tư tốn kém, nhất là giao thông, thủy lợi,
điện nước,
Phú Thọ là vùng đất tổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từ buổi
bình minh của dân tộc, các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, nhà nước đầu
tiên của dân tộc Việt Nam với thủ đô là Phong Châu.
1.3. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn,
khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát
triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
1.4. Tài nguyên đất
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng
cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn
2
đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử
dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2),
đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển
công nghiệp và đô thị.

1.5. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh
trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện
tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha
rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công
nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ
đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là
những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).
1.6. Tài nguyên khoáng sản
Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có
một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước
khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác
thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ
lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai
thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu
lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu
lít.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ
lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn,
tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai
thác hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công
nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh
tranh.
3
1.7. Những lĩnh vực lợi thế kinh tế
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông –
lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại
chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư

với tốc độ nhanh.
1.8. Lợi thế về giao thông vận tải
Tỉnh Phú Thọ có các tuyến đường giao thông quan trọng quốc gia đi
qua. Trong đó có tuyến đường sắt quốc gia và tuyến đường sắt xuyên Á. Hệ
thống đường bộ gồm có: quốc lộ số 02, đường Hồ Chí Minh và trong tương
lai tuyến đường cao tốc Côn Minh, Vân Nam đi Nội Bài và cảng Hải Phòng
sẽ được xây dựng. Hệ thống đường thuỷ khá thuận lợi với 3 con sông lớn và
cảng sông Việt Trì có khả năng phục vụ mọi nhu cầu vận chuyển hàng hoá
của các Nhà đầu tư.
1.9. Lực lượng lao động
Tổng nguồn lao động trong độ tuổi 739 ngàn người, chiếm 52% so với
dân số. Mỗi năm bình quân có trên 2 vạn người bước vào tuổi lao động.
Người dân Phú Thọ hiếu khách, giàu truyền thống văn hóa dân tộc
điều này góp phần phát triển du lịch về cội nguồn của tỉnh.
2. Du lịch hiện tại của Phú Thọ
Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và
giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho
tham quan, du lịch.
Chương trình du lịch Về cội nguồn do ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào
Cai cùng phối hợp tổ chức từ 3 năm qua (từ 2005) đã đáp ứng được phần nào
nhu cầu này của du khách Việt Nam và cả du khách nước ngoài muốn tìm
hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt, bước đầu tạo dựng được một thương
4
hiệu du lịch hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống. Những sản phẩm
du lịch của miền đất Tổ lần đầu tiên tổ chức với qui mô lớn như hội thi nấu
bánh chưng, bánh giầy, thi hát xoan Phú Thọ, thi bơi trải trên sông Lô, thi
trình diễn trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.
Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm
Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn

(33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh, vùng nước khoáng nóng
Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa
Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò
Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà), Vạn Thắng
(Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)… Phú Thọ
còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang
tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội phết
(Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo,
nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước,
nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc
sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng.
Hoạt động du lịch nhờ có nhiều tiềm năng và được quan tâm phát triển
nên chỉ riêng năm 2005 đã đón và phục vụ được trên 185 ngàn lượt khách
(bằng 269% so với năm 2000), 168 ngàn ngày khách lưu trú (bằng 246% so
với năm 2000), công suất phòng đạt 61%, doanh thu đạt 145 tỉ đồng, nộp
ngân sách 14 tỉ đồng. Năm 2005, Phú Thọ có khoảng 10 triệu lượt người đến
tới lễ hội, toàn bộ 1.800 phòng nghỉ đều chật kín, hoạt động hết công suất.
Các ngành dịch vụ khác có bước phát triển, với nhiều loại hình dịch vụ
phong phú đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.
Mạng lưới dịch vụ từ chỗ hoạt động phân tán, quy mô nhỏ bé, chất lượng
phục vụ thấp, giá trị tăng bình quân mới đạt 7,2% /năm (năm 1997), đến nay
5
đã được mở rộng cả về quy mô, lẫn chất lượng phục vụ. Giá trị dịch vụ tăng
bình quân trên 12%/năm. Hệ thống khách sạn, nhà hàng của tỉnh được tăng
cường đầu tư, xây dựng; dịch vụ vận tải tăng nhanh.
2.1 Đền Hùng
"Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3"
Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m
so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh

Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày
10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền
thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ
được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ
chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi
thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa
phương trong toàn quốc, được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Trong ba
ngày lễ hội đã diễn ra các hoạt động văn hóa sôi nổi như: Hội trại văn hóa và
liên hoan văn nghệ quần chúng, tổ chức hội trại và hội thao thanh niên 6 tỉnh
đồng bằng Trung du Bắc Bộ, triển lãm Bác Hồ với Phụ nữ Việt Nam, triển
lãm ảnh nghệ thuật về Đền Hùng, tổ chức rước kiệu truyền thống các xã vùng
ven khu di tích, nấu cơm thi, giã bánh dày, đánh trống đồng, đâm đuống, múa
sư tử, tổ chức hát xoan hát ghẹo trên hồ Gò Cong, biểu diễn múa rối nước tại
hồ Khuân Muồi, tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp, thi bơi chải trên sông Lô, hội
chợ Hùng Vương
Hàng năm, lễ hội Đền Hùng đã thu hút rất nhiều khách thập phương tới
tham quan và du lịch tạo điều kiện để Phú Thọ có điều kiện quảng bá hình
ảnh của mình. Năm 2007, có hơn 2 triệu lượt khách tham gia lễ hội Đền
Hùng.
2.2 Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên
6
Ao Giời - Suối Tiên nằm trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê - huyện Hạ
Hoà, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, cách Ao Châu 15 km,
có ưu thế là liền kề với hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Đường tới
Ao Giời - Suối Tiên hai bên có hàng trăm đỉnh núi lớn, nhỏ có độ cao trung
bình từ 500-600 m so với mặt biển.
2.3. Đền Mẫu Khuôn
Đền Mẫu Khuôn ở phố Sa Đéc, phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ,
xưa kia gọi là xóm Khuôn, động Phú An rồi làng Phú An (tức làng Mè), tỉnh

Phú Thọ được Bộ Văn hóa - thông tin công nhận năm 1999.
Hàng năm, dân làng Phú Thọ làm lễ cầu mở hội ở đền Trù Mật vào ngày 18
tháng Hai và mồng 10 tháng Mười âm lịch với ý nghĩa là đón mẹ và em nuôi
cùng về dự lễ chung vui với Đức đại vương Kiều Công Thuận và dân làng,
thể hiện đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
2.4.Chùa Bồng Lai
Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn
có tên gọi: Chùa Hà Thạch. Chùa có kiến trúc đẹp, ở giữa quả đồi đẹp cao
nhất khu vực, như một dấu nối giữa trời và đất, giữa âm và dương. Là di tích
kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, với bệ tượng đất nung, hệ thống tượng thờ, bia
và các di tích vật quý khác, khu di tích chùa Bồng Lai là biểu hiện rực rỡ của
một thời đại lịch sử phật giáo huy hoàng trênđất nước ta. Chùa Bồng Lai để
lại một dấu tích khang trang với quy mô bề thế bên bờ sông Hồng, phong
cảnh hữu tình, đã một thời là trung tâm sinh hoạt của cư dân trong vùng.
Chùa Bồng Lai đã được Bộ văn hóa thông tin cấp “Bằng công nhận di
tích lịch sử - văn hóa” cấp quốc gia.
2.5 Khu du lịch Đền Mẫu Âu Cơ
Đền nằm giữa một cánh đồng lúa bên dòng sông Thao thuộc xã Hiền
Lương, huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Ngày 3-8-1991 đền Mẫu Âu Cơ được Bộ
VH-TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia. Lễ chính đền Mẫu Âu
7
Cơ vào ngày 7-1, kéo dài trong ba ngày, sau khi tế nữ xong mới đến lễ Mẫu
dâng hương sớ. Trong dịp này trước sân đền và tại đình làng có nhiều trò chơi
dân gian địa phương như: cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan… Đền Mẫu
Âu Cơ nằm trong một quần thể có nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa.
Cách đền 500m về phía Đông có đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn -
Thánh Vương Nam Việt và hai tướng quân nổi tiếng của vua Hùng là Hùng
Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc. Cách đó không xa về phía Tây là
chùa Linh Phúc có quả chuông đồng đề bốn chữ lớn "Linh Phúc tự chung" và
20 pho tượng cổ. Vùng đất Hiền Lương còn có nhiều di tích khảo cổ thuộc

nền văn hoá Sơn Vi như: Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn… Đặc biệt,
Hiền Lương - Hạ Hoà là chiến khu văn hoá trong kháng chiến chống Pháp với
di tích đền Cả, nơi ra đời Hội Nhà văn Việt Nam và trụ sở của nhiều cơ quan
văn hoá nghệ thuật thời đó. Chiến khu Ngòi Vần - Hiền Lương vừa là một di
tích cách mạng, vừa là một khu du lịch sinh thái rất lý tưởng
2.6. Du lịch Đầm Ao Châu
Ðầm Ao Châu đúng như tên gọi của nó, trông xa như một viên ngọc
minh châu xanh biếc, lấp lánh. Hồ sâu gần 4m, rộng hơn 2km2, nằm trên địa
phận 3 xã Ấm Thượng - Ấm Hạ - Y Sơn của huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).
Ðến đầm Ao Châu du khách sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, được
thưởng thức hương vị ngọt ngào của Vải Ao Châu, Mơ Ấm Thượng, được ăn
những món ăn từ trong lòng nước như: cá chép, cua, ốc, ba ba Ðầm Ao
Châu cách thị xã Phú Thọ 40km, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km và
cách Thủ đô Hà Nội hơn 150km, giao thông đi lại rất thuận tiện. Gần đây hệ
thống giao thông đến khu du lịch Ao Châu đã được nâng cấp nên đến Ao
Châu không còn là việc khó khăn, du khách có thể đi bằng đường bộ, đường
thuỷ và đường sắt.
3. Tiềm năng du lịch Phú thọ
3.1. Khu bảo tồn vườn quốc gia Xuân Sơn
8
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm ở phía Tây Bắc xã Xuân Sơn, huyện
Thanh Sơn với vị trí nằm ở đúng điểm cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn cửa
ngõ của vùng Tây Bắc Bộ. Đây được coi là tiềm năng du lịch tự nhiên của
Phú Thọ. Vẻ đẹp hoang sơ cùng với những nỗ lực của con người trong việc
giữ gìn nơi này đã tạo nên một bức tranh lôi cuốn ít nơi nào sánh kịp, đây
được coi là điểm đến lý tưởng cho những du khách có sự yêu thích khám phá
vẻ đẹp tự nhiên.
Vườn quốc gia Xuân Sơn với diện tích 15.048 ha, vùng đệm 18.639 ha
đây là một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Rừng quốc gia Xuân Sơn với điểm đặc trưng là vườn quốc gia duy nhất có

rừng nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi khoảng 2.432 ha Xuân Sơn được
đánh giá là rừng đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, đa dạng địa hình kiến
tạo nên đa dạng cảnh quan
Đến với Xuân Sơn du khách không chỉ bắt gặp những hệ thực vật nổi
tiếng mà còn bắt gặp những hang động hoang sơ với các loại nhũ đá rủ xuống
hình thành các hình thù kì lạ đối với du khách… Ở Xuân Sơn có khoảng 726
loài thực vật bậc cao, ngành thuộc 475 chi và 134 họ trong đó có 52 loài thuộc
ngành quyết và hạt trần. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai lưỡng thực vật
Mã Lai và Hoa Nam hệ thực vật của Xuân Sơn phong phú đa dạng và có
những đặc trưng riêng. Hệ thực vật có các loại re, dẻ, sồi, mộc lan chiếm ưu
thế. Ngoài ra ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như
táu muối, táu lá duối, sao mặt khỉ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dổi, vẩy đắng,
kim giao. Xuân Sơn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ đặc biệt là
cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất ở Miền Bắc.
Xuân Sơn có tất cả 365 loài động vật trong đó có 46 loài ghi trong sách
đỏ Việt Nam và 18 loài trong sách đỏ thế giới, các động vật ở đây đặc trưng
cho khu vực Tây Bắc : voọc, xám, vượn … Đến Xuân Sơn còn là đến với
những cảnh quan kì thú, tại đây có 3 đỉnh núi cao trên 1km với hàng trăm
9
hang động sông suối nổi bật là cụm hang động Xuân Sơn với 16 hang liên
tiếp dọc con đường mòn từ xóm Lạng tới xóm Còi và xóm Lấp. Hang Lạng là
hang lớn nhất và dài nhất ăn sâu vào trong lòng núi. Vòm hang có nhiều chỗ
cao tới 20m và cũng rộng khoảng 20m. Trong hang có những thạch nhũ muôn
hình vạn trạng tạo cho hang một vẻ đẹp huyền bí. Ngoài các giá trị về sinh
học và cảnh quan hang động đá vôi. Ở Xuân Sơn còn có những tộc người
Mường, Dao, Tiền cư trú từ lâu đời và cách biệt với các địa phương khác nên
còn giữ được những phong tục tập quán và những nét văn hoá bản địa phong
phú .
Đường lên Xuân Sơn rất dễ dàng cho được sự đầu tư từ UBND tỉnh, không
khó như lên Tam Đảo, Sa Pa, Mẫu Sơn. Dự án trồng cây đa tác dụng chống

sạt lở đường tạo cảm giác an toàn, cảnh quan thêm phần hấp dẫn hơn và tạo
nét “Duyên” cho 31 km đường đang được thực hiện. Điện cao thế đã đến với
các bản làng cao và hang động Xuân Sơn. Đây là những điều kiện cần thiết để
đi vào khai thác du lịch hang động, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm đường
thuỷ, du lịch đến các bản làng vùng cao, cắm trại trong rừng.
Xuân Sơn nằm trong mạng lưới các điểm du lịch dày đặc cách Đền
Hùng 90km, Hà Nội 120km , phía Tây Nam có hồ thuỷ điện Hoà Bình, phía
Tây Bắc có thuỷ điện Sơn La khiến cho Xuân Sơn trở về “ gần” hơn với du
khách khi đến với Xuân Sơn
3.2 Nước khoáng nóng Thanh Thuỷ
Thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ. Mỏ nước nóng này
được phát hiện thời gian gần đây, có độ sâu 35- 100m, túi nước bao phủ một
diện tích ướckhoảng 1km2, nhiệt độ của nước khoan lên khoảng 40oC- 57oC.
Nước khoáng ở đây rất thích hợp cho việc tắm ngâm phục hồi sức khoẻ và
chữa bệnh.
3.3. Công viên Văn Lang
Hồ nước, cây xanh, đảo và các công trình kiến trúc khác. Đây là khu du
10
lịch mang yếu tố đặc sắc của văn hóa lịch sử thời đại Hùng Vương, có quảng
trường Festival, sân khấu nổi, chương trình nhạc nước, các chương trình vui
chơi giải trí đa dạng hấp dẫn
3.4. Khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót:
Là khu du lịch tổng hợp với các hoạt động chủ yếu: Tham quan, tìm
hiểu di tích lịch sử văn hóa gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ,
nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, văn nghệ, ẩm thực và các hoạt
động gắn với thiên nhiên, sông nước, với thành phố lễ hội, hình thành 2 -3
tuyến du lịch đường thủy từ ngã ba sông Hạc Trì đi ngược lên sông Lô, sông
Thao và xuôi sông Hồng
3.5. Công viên vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang ( huyện Phù Ninh )
Là công viên mang tính hiện đại, kết hợp với các làng du lịch sinh thái

việt Nam tạo thành khu du lịch với các hoạt động: Vui chơi giải trí hiện đại,
các hoạt động thể thao thư giãn vườn sinh thái nghỉ tĩnh kết hợp nghỉ cao cấp
theo kiểu làng du lịch, hội nghị, hội thảo
Đến nay có rất nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trình UBND
tỉnh cấp phép đầu tư với tổng số vốn gần 4 ngàn tỷ đồng, trong đó 4 dự án đã
được cấp phép với số vốn đầu tư khoảng 470 tỷ đồng. Tại Việt Trì đã có 5 dự
án đầu tư vào khu du lịch Văn Lang với tổng số vốn trên 300 tỷ đồng. Tại khu
du lịch Bạch Hạc - Bến Gót có 1 dự án trình UBND tỉnh cấp phép đầu tư, với
số vốn trên 100 tỷ đồng. Tại Khu du lịch Núi Trang - Bãi Bằng đã cấp phép
đầu tư cho Công ty liên doanh Phú Minh, với số vốn đầu tư 4 triệu USD. Tại
Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy: Có 2 dự án trình UBND tỉnh cấp
phép đầu tư, với số vốn 250 tỷ đồng; Công ty TNHH Sông Thao - Hà Nội đã
được cấp phép đầu tư với số vốn 180 tỷ đồng. Các dự án khác đang được tích
cực xúc tiến mời gọi đầu tư dưới nhiều hình thức.
Bảng : Dự án đầu tư vào các khu du lịch
11
Khu du lịch Số dự án đầu tư
Số vốn đầu tư
( tỷ đồng)
Văn Lang 5 300
Bạch Hạc – Bến Gót 1 100
Núi Trang – Bãi Bằng 2 65
Nước khoáng nóng Thanh Thủy 250
Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn tỉnh có
mức tăng trưởng hàng năm đạt từ 15-20%, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Tiềm năng du lịch Phú Thọ đang được thức dậy, góp phần phát triển kinh tế,
ổn định chính trị, an ninh trật tự và an toàn xã hội, giữ gìn, phát huy truyền
thống và bản sắc văn hóa trên quê hương đất Tổ.
Tóm lại với những đặc trưng riêng có của Phú Thọ về vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, các danh thắng, điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng …. Là

những điều kiện tiền đề giúp cho việc phát triển du lịch tự nhiên ở Phú Thọ .
12
13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DU LỊCH TỰ NHIÊN PHÚ
THỌ
I. Hiện trạng du lịch tự nhiên của Phú Thọ
1. Hiện trạng du lịch tự nhiên Phú Thọ
Từ chương 1 có thể thấy bên cạnh du lịch “ về nguồn” vốn được khai
thác từ lâu thì du lịch tự nhiên ở Phú Thọ mới đang ở giai đoạn đầu được
quan tâm và khai thác. Nhắc tới du lịch tự nhiên của Phú Thọ có thể kể tới:
Khu du lịch Ao giời – Suối tiên, du lịch Đầm Ao Châu – đây là những khu
du lịch đã đưa vào khai thác từ lâu, bên cạnh đó là khu Nước khoáng nóng
Thanh Thủy vừa mới đưa vào khai thác và một số khu du lịch tiềm năng
như: Khu bảo tồn rừng quốc gia Xuân Sơn, Hang Lạng,
Có thể nói du lịch tự nhiên ở Phú Thọ dù đã có một số điểm được chú ý
và khai thác xong chưa khai thác hết tiềm năng, chưa tạo được điểm nhấn
và thu hút khách du lịch. Như 2 khu Khu du lịch Ao giời – Suối tiên và du
lịch Đầm Ao Châu dù đã được đưa vào khai thác từ rất lâu nhưng tỉ lệ
khách du lịch biết tới và tới tham quan là rất thấp, dù 2 điểm du lịch này
đều có ưu thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp. Khu Nước khoáng nóng
Thanh Thủy có lợi thế lớn về nguồn tài nguyên nước khoáng nóng: vừa có
thể giúp du khách thư giãn, vừa có khả năng chữa bệnh, đây có thể coi là
tiềm năng lớn tuy nhiên sức hấp dẫn cũng chỉ giới hạn ở mức trung bình, tỉ
lệ thu hút khách không cao. Khu bảo tồn rừng quốc gia Xuân Sơn, Hang
Lạng thì mới dừng lại ở dạng tiềm năng với đúng nghĩa của nó, chưa được
đưa vào khai thác, dự án phát triển vẫn còn nằm trên văn bản, giấy tờ.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng về giao thông, nhà nghỉ, hệ thống thông tin
liên lạc còn yếu kém, vẫn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Do đó
chưa tạo được sự thuận tiện cho du khách tới tham quan và còn tạo ra tâm
14

lý e ngại.
Nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đó là con người thì hiện tại
Phú Thọ dường như chưa có chính sách thu hút đúng với tầm quan trọng
của nó. Dó đó các chương trình phát triển du lịch còn thiếu tính khoa học,
thiếu sự đồng bộ, nhỏ lẻ và còn manh mún. Chưa biết cách kết hợp các địa
điểm du lịch với nhau để tạo được ưu thế nổi trội hơn, mới chỉ dừng lại ở
việc phát triển từng khu đơn lẻ và mang tính thời vụ.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng
chưa được quan tâm và xử lý một cách hiệu quả và triệt để. Tại các khu du
lịch vẫn còn tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi làm mất cảnh quan thiên
nhiên và nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm mất đi hình ảnh vốn có của
du lịch tự nhiên. Gây ra phản cảm và khó chịu cho du khách tới thăm
quan.
Vấn đề yếu nhất mà du lịch tự nhiên Phú Thọ đang gặp phải đó chính là
việc định vị và quảng bá hình ảnh của mình. Chính quyền chưa hề có
chính sách phát triển đồng bộ cho vấn đề này do đó sẽ là rất khó khăn khi
Phú Thọ từ trước tới nay chưa hề được biết tới như một địa điểm về du
lịch tự nhiên.
Với hiện trạng này có thể đánh giá du lịch tự nhiên của Phú Thọ chưa
hề tạo được sức hấp dẫn và sức cạnh tranh so với du lịch tự nhiên ở các
tỉnh khác.
2. Tiềm năng
Tuy không có những điểm khác biệt nổi trội về tự nhiên nhưng Phú
Thọ có nhiều điểm du lịch tự nhiên tiềm năng, đặc biệt khi biết cách kết
hợp chúng lại với nhau và kết hợp với những điểm du lịch về nguồn khác
có thể tạo được sự hấp dẫn và ưu thế cho du lịch Phú Thọ. Đây vừa là
điểm tạo thêm những nét mới cho du lịch Phú Thọ vừa qua đó bổ xung và
quảng bá thêm cho du lịch về nguồn vốn đã được biết tới.
15
Trong số những khu du lịch chuẩn bị đưa vào khai thác, tiền năng nhất

phải kể đến đó là khu du lịch Xuân Sơn, hang Lạng. Ưu thế lớn nhất mà
Xuân Sơn có được là vẻ đẹp tự nhiên còn nguyên sơ đặc biệt có thêm các
yếu tố về văn hóa của những dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Dựa trên
hai yếu tố này Xuân Sơn có thể phát triển nhiều hình thức du lịch khác
nhau:
Khách du lịch tới đây có thể tham gia các chương trình tham quan,
khám phá cảnh quan tự nhiên, các hang động, thác, suối, tìm hiểu về văn
hóa của các dân tộc sống tại đây. Đây có thể coi là những hoạt động khá
hấp dẫn đặc biệt với giới trẻ, với những người ưa khám phá hoặc có mong
muốn tìm hiểu những điều mới mẻ. Những điểm hấp dẫn này có nét giống
với một số điểm du lịch khác như Sapa, Hà Giang, Tuy nhiên do lợi thế
về vị trí gần Hà Nội hơn do đó giúp Xuân Sơn có khả năng cạnh tranh với
những khu du lịch khác có nét tương tự. Cộng thêm yếu tố mới lạ, còn
nhiều nét hoang sơ sẽ là yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch. Đặc biệt còn
có thể hướng tới du khách nước ngoài.
Do được nằm tách biệt hẳn với bên ngoài, được bao bọc xung quanh là
núi nên không khí tại đây rất trong lành và yên tĩnh, cộng thêm khí hậu
khá mát mẻ, có sự khác biệt rõ giữa các thời điểm trong ngày là điều kiện
thuận lợi để Xuân Sơn có thể phát triển loại hình nghỉ dưỡng. Tại đây có
rất nhiều những thác nước thấp có thể cải tạo, ngăn để tạo thành những hồ
bơi tự nhiên. Những địa điểm này là nơi lý tưởng để xây dựng nên những
quần thể để du khách có thể nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng.
Bên cạnh đó Xuân Sơn còn có thể tạo sự hấp dẫn thông qua văn hóa ẩm
thực nhờ vào một số loại cây đặc sản tại vùng như: cây rau Sắng, rau
Dướn, các loại khoai rừng, chuối rừng Và đặc biệt là những công thức
chế biến món ăn của đồng bào dân tộc. Những đặc sản này đồng thời sẽ là
quà cho du khách có thể mua mang về khi kết thúc chuyến du lịch của
16
mình.
Với những đặc điểm hiếm có về tự nhiên, Xuân Sơn còn là điểm để triển

khai các chương trình nghiên cứu và giáo dục về sinh học và môi trường.
Đây là những khách hàng quan trọng vì mang tính tổ chức, qua các nhóm
tới nghiên cứu và học tập có thể giúp quảng bá được hình ảnh của Xuân
Sơn tới những đối tượng khác.Và nếu được chăm sóc và tạo ấn tượng tốt
họ sẽ là những du khách thường xuyên quay trở lại đây.
Xuân Sơn hiện tại đã thu hút được nhiều dự án đầu tư từ trong nước và
nước ngoài. Cụ thể dự án của Hà Lan và Thụy Điển trong việc xây dựng
hệ thống giao thông, dự án cáp treo và bảo tồn các yếu tố văn hóa. Đây là
điều kiện thuận lợi bởi với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài sẽ giúp
Xuân Sơn không chỉ có thêm nguồn tài chính để phát triển mà quan trọng
là sự chuyên nghiệp trong việc xây dựng và triển khai dự án.
Một lợi thế nữa của Xuân Sơn là ở chính vị trí tiếp giáp với Hòa Bình
và Sơn La, do đó có thể kết hợp với hai địa phương này tạo thành chiến
lược mạng để cùng tạo lợi thế cạnh tranh với những địa phương khác.
Ngoài ra Xuân Sơn còn có thể kết hợp với chính các địa điểm du lịch tại
Phú Thọ như Đền Hùng – vốn đã nổi tiếng, hay khu Nước Khoáng Nóng
Thanh Thủy để tạo ra mạng ngay trong nội bộ tỉnh. Biết kết hợp giữa các
yếu tố hấp dẫn khác nhau sẽ giúp tạo nên điểm hấp dẫn cho du lịch Phú
Thọ nói chung. Có thể tạo ra những tua du lịch kết hợp giữa du lịch tự
nhiên và về nguồn, tua nghỉ dưỡng và khám phá,
Bên cạnh tiềm năng về điều kiện tự nhiên thì cơ sở vật chất, hạ tầng tại
Phú Thọ, đặc biệt là tại các địa phương có địa điểm du lịch cũng đang
ngày một hoàn thiện. Đây sẽ là tiền đề tốt cho du lịch phát triển.
Đặc biệt vấn đề về phát triển du lịch tự nhiên đang ngày càng được chính
quyền Phú Thọ quan tâm và coi là một trong những mục tiêu phát triển của
toàn tỉnh trong giai đoạn tới. Vấn đề này sẽ giúp cho việc phát triển du lịch
17
tự nhiên ở Phú Thọ trở nên thuận lợi và đồng bộ hơn.
3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan

Điều kiện tự nhiên tại Phú Thọ không có được sự khác biệt rõ nét tạo điểm
nhấn nổi trội như: Sapa, Đà Lạt có khí hậu đặc biệt mát mẻ quanh năm hay
Nha Trang có vùng vịnh và bãi biển tuyệt đẹp, Đây được coi là khó khăn
để những nhà làm Marketing có thể định vị một hình ảnh khác biệt cho du
lịch tự nhiên Phú Thọ. Đặc biệt nếu để các yếu tố này một cách riêng lẻ.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều địa điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng với những
điểm nổi bật đặc trưng và đã được biết đến từ lâu. Đây là yếu tố tạo sự
cạnh tranh to lớn khi Phú Thọ mới chỉ đang bắt đầu quảng bá về du lịch tự
nhiên.
b. Nguyên nhân chủ quan
Sự phát triển vật chất, cơ sở hạ tầng không đồng bộ: Đây là yếu tố cản
trở lớn đối với việc thu hút khách của một địa phương nói chung và với du
lịch nó còn mang nghĩa quan trọng hơn. Đặc biệt ngày nay khi xã hội
càng phát triển, nhu cầu của con người càng lớn, họ đi du lịch để tìm sự
thoái mái và thư giãn do đó cơ sở hạ tầng là yếu tố đầu tiên cần được đảm
bảo để tạo sự thuận tiện cho du khách. Tại Phú Thọ đây lại là điểm yếu
kém: khu du lịch có thể đã được xây dựng xong nhưng hệ thống giao
thông, nhà nghỉ, phương tiện liên lạc lại chưa hoàn thiện. Đây là yếu tố
đầu tiên địa phương cần phải giải quyết nếu muốn tạo được thế cạnh tranh.
Chính sách phát triển du lịch: Chưa có chính sách phát triển một cách
đồng bộ trong toàn tỉnh, mới dừng lại ở việc phát triển từng khu riêng lẻ,
không có sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau do đó làm giảm sức cạnh tranh, không
tạo ra hình ảnh chung nổi trội cho toàn địa phương. Từ chính sách này kéo
theo sự yếu kém trong các khâu khác.
Thực hiện các dự án phát triển du lịch chưa khoa học: Yếu kém trong
18
khâu quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý nguồn ngân sách, tài chính do đó
các dự án thưc hiện thường bị gián đoạn hoặc không đồng bộ, bị chia
thành các giai đoạn nhỏ lẻ. Do đó làm phung phí ngân sách, dự án khai
thác không triệt để do không đủ điều kiện, có thể còn khiến cho cảnh quan

thiên nhiên bị tàn phá, gây ô nhiễm môi trường.
Chưa chú trọng tới các hoạt động marketing trong hoạt động phát triển
du lịch, mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động quản bá, quảng cáo nhỏ. Hoạt
động marketing chưa mang tính chuyên nghiệp và bài bản, hai vấn đề quan
trọng nhất đó là: nghiên cứu và định vị thường bị bỏ qua. Do đó không xác
định được cần phải chú trọng tới yếu tố nào, khách hàng mục tiêu là ai. Vì
thế các hoạt động quảng bá trở nên không hiệu quả.
Tư duy trong phát triển du lịch còn ngắn hạn, chưa có sự đột phá và thử
nghiệm những cái mới. Mới chỉ dừng lại ở việc tận dụng những yếu tố sẵn
có, chưa có những ý tưởng để cải thiện hình ảnh của địa phương dựa vào
các yếu tố khác. Do đó hình ảnh địa phương trở nên mờ nhạt. Khai thác du
lịch tự nhiên nhưng chưa chú trọng tới yếu tố bảo tồn do đó việc khai thác
trở nên lãng phí và gây tổn hại tới nguồn tài nguyên.
II. Phân tích SWOT
1. Điểm mạnh
* Vị trí
Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 90 km. Có vị trí khá trung tâm của các
tỉnh phía Bắc từ hà Nội lên Lào Cai, thiên nhiên đã tạo cho Phú Thọ một thiên
thời địa lợi.
* Tự nhiên còn nguyên sơ
Một điều nữa phải nhắc đến ở Phú Thọ đó là có thiên nhiên ban tặng
cho Phú Thọ với nhiều cảnh đẹp: núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, các
nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, cảnh quan thiên nhiên như một bức
tranh lôi cuốn sự tò mò của đông đảo du khách. Và đặc biệt là núi non trùng
19
điệp, có Đền Hùng lịch sử à những tiềm năng từ những di tích lịch sử để lại,
cho Phú Thọ một tiềm năng về du lịch từ núi rừng
* Đã được biết tới với những điểm du lịch mang đậm chất dân tộc, hướng về
cội nguồn:
Bên cạnh các khu du lịch nổi tiếng như: Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ…Phú

Thọ thường tổ chức các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc: hội
hát xoan, hát ghẹo…kèm theo đó là các món ăn ngon, các hoạt động này đa
thu hút khách tham quan để họ có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống cung như con
người xưa kia của cha ông ta
2. Điểm yếu
* Nhân lực: yếu và thiếu cả ở cấp quản lý cho tới đội ngũ như: nhân viên
phục vụ, hướng dẫn viên còn thực sự chưa hiểu rõ về bản thân lịch sử của Phú
Thọ để có thể hướng dẫn du khách, các chương trình để phát triển du lịch cụ
thể chưa rõ ràng, không có sự logic trong việc nối tiếp các chương trình du
lịch, dễ làm tiêu tốn chi phí và công sưc dồn vào một thời điểm và bỏ ngỏ
những thời điểm khác trong năm và những mùa không có các chương trình du
lịch.
Ngoài ra các hướng dẫn viên thường chỉ biết được một số thứ tiếng ngoại ngữ
thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp nhưng cũng chưa thực sự
trôi chảy và chuyên nghiệp, họ chưa thực sự được đào tạo một cách bài bản
nhất, trong khi xu hướng hội nhập toàn cầu hóa, nhu cầu du lịch tăng cao giữa
các quốc gia trên thế giới do đó các du khách thường ngại đến những địa
phương như thế này, có thể nói rằng đây là một trong những
* Tài chính
Vẫn còn yếu kém mà ngành du lịch Phú Thọ cần phải được cải thiện: về vốn,
ngân sách dành cho phát triển du lịch không lớn và còn nhiều bất cập trong
khâu quản lý: Phú Thọ là một trong những tỉnh nghèo của nước ta, đa phần là
kinh tế nông nghiệp, do vậy nguồn ngân sách mà tỉnh đầu tư vào dịch vụ du
20
lịch vẫn còn hạn chế so với một số lĩnh vực khác như: giáo dục, y tế v.v…Mặt
khác, tỉnh cũng còn gặp phải nhiều vấn đề bất cập trong khâu quản lý ngân
sách, phân phối hợp lý để tổ chức chương trình du lịch cụ thể cũng như sang
tạo thêm ý tưởng để phát triển thêm những đợt du lịch trái mùa
* Nhận thức: Do sự phát triển và mức độ giáo dục ở Phú Thọ còn chưa thực
sự cao về kiến thức chung về những vấn đề về du lịch, hay phát triển du lịch

nói chung và du lịch tự nhiên nói riêng từ các cấp chính quyền tới người dân
Nhiều người dân sống xung quanh khu du lịch sinh thái vẫn còn nghèo do đó
mà họ thường vào rừng, vào các khu du lịch để đánh bắt các động vật quý
hiếm, chặt phá gỗ, phá hoại cảnh quan môi trường của khu du lịch. Trong khi
lực lượng bảo vệ, canh giữ thì ít do đó mà tài nguyên du lịch bị xuống cấp khá
nhanh
3. Cơ hội
Cầu về du lịch trong và ngoài nước đều có xu hướng tăng trong những năm
gần đây. Người dân nước ta thu nhập hiện nay cũng tăng theo thống kê thì
GDP đạt 970 nghìn tỷ đồng tăng 7,8 tỷ đồng thu nhập theo đầu người đạt 715
USD tăng 80 USD năm 2006. khi kinh tế phát triển nhu cầu du lịch giải trí
của người dân trong nước cũng tăng cao. Nhưng vẫn thuộc mức thấp so với
thế giới, do vậy việc chi trả cho du lịch nước ngoài vẫn thấp, chủ yếu người
dân có xu hướng du lịch trong nước.
Những khách du lịch nước ngoài cũng có xu hướng du lịch vào Việt Nam,
theo thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam thì khách du lịch Mỹ vào nước
ta tăng 10-15 %.
Du lịch là ngành ưu tiên phát triển của cả nước nói chung và Phú Thọ nói
riêng
Nhà nước ta đang có chính sách ưu tiên phát triển ngành dịch vụ mà ngành
du lịch cũng là lĩnh vực của ngành dịch vụ nói chung, do vậy sẽ được nhà
nước ưu đãi trong phát triển mở rộng tu tạo các điểm du lịch có tiềm năng và
21
nổi tiếng. Do vậy tổng cục du lịch phải tận dụng những ưu tiên của nhà nước
để được sự đầu tư góp vốn của nhà nước để thu hút đầu tư vào du lịch và đề ra
các chính sách thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đi du lịch.
Hội nhập: Đây là cơ hội tốt cho gần như tất cả các ngành nghề trong nước.
Bởi khi hội nhập thì các thủ tục xuất nhập cảnh sẽ thông thoáng hơn, việc đi
lại giao lưu mở cửa giữa nước ta với các nước khác sẽ thuận lợi hơn. Chúng ta
sẽ dễ hơn trong việc kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài vào các điểm du lịch

tại Việt Nam, đặc biệt là có thể kêu gọi đầu tư cho các điểm có tiềm năng du
lịch tự nhiên lớn như rừng nguyên sinh Xuân Sơn – Phú Thọ.
Ngoài những cơ hội giúp cho du lịch ở Phú Thọ có thêm những động lực
để phát triển và mở rộng cũng như gặt hái về tài chính thì bên cạnh đó còn rất
nhiều những thách thức mà Phú Thọ cần phải lưu ý và tìm ra giải pháp thích
hợp để nhằm khắc phục những tình trạng đó.
4. Thách thức
Thách thức lớn nhất là yếu tố cạnh tranh ở trong và ngoài nước, bởi hiện
nay khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhưng sự trở lại còn ít, theo thống
kê của tổng cục du lịch Việt Nam thì chỉ có 30% khách nước ngoài quay trở
lại Việt Nam. Điều này chứng tỏ ngành du lịch của nước ta chưa đem đến sự
thoả mãn cho du khách nước ngoài. Trong khi đócác nước lân cận với chúng
ta như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan có rất nhiều danh lam thắng cảnh
nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc có rất nhiều
địa danh du lịch nổi tiếng thế giới và giữ trong mình một trong 7 kỳ quan nổi
tiếng thế giời “ Vạn Lý Tường Thành”. Các chính sách thu hút du khách của
các nước này cũng mạnh hơn nước ta. Do vậy yếu tố cạnh tranh trong việc thu
hút đầu tư và khách du lịch với các nước khác là một thách thức lớn không
đối với ngành du lịch của nước ta.
Nước ta còn yếu trong việc phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường
sinh thái. Tại các điểm du lịch vấn đề đang tồn tại nhức nhối với các nhà lãnh
22
đạo tại đó là vấn đề ý thức của khách du lịch và người dân địa phương trong
việc bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch. Vấn đề sử lý rác thải của chúng ta
tại các địa điểm khách du lịch vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra, người
dân và khách du lịch còn vứt rác bừa bãi, phá hoại cảnh quan môi trường sinh
thái. Ví như những người dân tại các điểm du lịch sinh thái rừng còn vào rừng
săn bắn động vật, chặt phá rừng bừa bãi.
Nuớc ta khó khăn trong việc định vị hình ảnh của mình trên thế giới,
chúng ta vẫn chưa chọn được điểm đặc sắc nổi trội của mình so với các nước

khác trên thị trường thế giới để làm điểm nhấn đối với du khách nước ngoài.
Khi nói đến Việt Nam người ta chỉ biết đến đó là nước đánh thắng Mỹ, còn
những nét riêng biệt đặc sắc thì chúng ta vẫn chưa chọn được điểm nào để
làm hoạt động truyền thong tới du khách về Việt Nam.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Nhắc đến Phú Thọ là người ta nghĩ ngay đến Đền Hùng nhưng Phú Thọ
không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu di tích lịch sử quý báu mang tầm cỡ quốc
gia này mà còn hấp dẫn du khách bởi non nước hữu tình, người và vật đều
mến khách.
Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối
liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ. Với địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng, trung du và miền núi,
Phú Thọ có địa hình rất đa dạng: có núi non hiểm trở, có đồi trung du san sát,
có đồng bằng phì nhiêu nên có thể phát triển nhiều loại hình du lịch có sức
hấp dẫn du khách như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du
lịch sinh thái tại các khu du lịch tự nhiên như Đầm Ao Châu (Hạ Hoà), Rừng
Quốc gia Xuân Sơn (Thanh Sơn), mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ (huyện
Thanh Thuỷ), Ao Giời – Suối Tiên (huyện Hạ Hoà), Bến Gót – Bạch Hạc
(Việt Trì ),… Chính vì những lợi thế mà thiên nhiên mang lại cho Phú Thọ mà
23
việc cần phải giữ gìn và phát triển là hết sức quan trọng, với những sản phẩm
hiện tại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu kỹ càng, cùng với những tài liệu
đó nhóm chúng em muốn đưa ra một số giải pháp cho sản phẩm du lịch tiềm
năng nhằm tạo ra cái mới và cái
1. Sản phẩm ( Product )
Phú Thọ là một khu du lịch mang tính lịch sử tầm cỡ quốc gia có nhiều
danh lam thắng cảnh như Đền Hùng, Đầm Ao Châu, với Xuân Sơn có không
khí ở khu du lịch rất trong lành, mát rượi, cảm giác như mùa hè của vùng ôn
đới. Những tán cây đủ loại tầng tầng lớp lớp xanh đến ngợp mắt, phía xa xa
giữa mầu xanh, thỉnh thoảng xuất hiện những con suối nước chảy lấp lánh và

những nếp nhà sàn
200 năm lịch sử với rất nhiều những di tích để lại, những cổ vật và những
dụng cụ thô sơ của người dân tộc đã được tìm kiếm là một trong những vấn
đề cần được lưu ý, chính vì vậy việc trùng tu cũng như quy hoạch xây dựng
khu trưng bày là hết sức cần thiết để tạo thêm một sức hút và đăc trưng cho
khu du lịch.
1.1 Sản phẩm du lịch hiện tại
Đối với những điểm du lịch hiện tại thì cần phải luôn hướng tới phát
triển gắn bó với việc giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo những điểm thu hút mới qua
những chương trình hội chợ dân tộc
Không chỉ tham quan mà cần có những hoạt động nhằm thu hút khách
tham quan để họ có dịp hiểu rõ về cuộc sống cũng như con người xưa kia của
cha ông ta
Phát triển song song các khu du lịch nhằm bổ trợ cho nhau vào các mùa,
nếu như Phú thọ xưa kia biết đến Đền Hùng, nay có thêm Đền Mẫu dựng bên
cạnh thể hiện sự kính trọng mẫu tử thiêng liêng, đó cũng là một điểm đến khi
24
có những dịp báo lễ với người mẹ của mình với mọi người. Hay nếu là mùa
đông quy hoạch vùng nước nóng Thanh Thuỷ thành một khu nghỉ dưỡng, suối
nước nóng chữa bệnh , cũng như Đầm Ao Châu-một khu du lịch Hạ Long 2
của Việt Nam.
Không chỉ phát triển mà còn là giữ gìn, một vùng có lợi thế về tự nhiên
chính vì vậy việc đảm bảo môi truờng và giữ gìn là hết sức cần thiết, việc làm
dụng và tàn phá môi trường là những cái nghĩ ngắn gây nên sự mất ấn tượng
và mất uy tín cho địa phương, Xuân Sơn phải có suối, hang động. Đề Hùng
phải có Đền cổ kính và cây cối thể hiện non bộ xưa kia của cha ông. Chính vì
vậy công tác bảo vệ gĩư gìn là hết sức cần thiết cho cả một tương lai lâu dài
sau này, gìn giữ báu vật của quốc gia
Ngoài lễ hội chính nên tạo ra một lễ hội mang tính chất dân gian kết hợp
với những nơi khác trong tỉnh. Thật vậ, nếu chỉ có những lễ hội chính thì thời

gian khoảng cách khá xa nhau, hay Đền Hùng một năm kéo dài không nhiều,
một năm sau mới lại có, lại rót vốn, lại tu sửa để đón, và đồng thời lại phá, lại
khai hoang và nhân tạo nhiều thêm sẽ làm mất đi tính vốn có của nó. Việc tạo
thêm những chương trình vui chơi giải trí sẽ giúp cho việc gần gũi với Phú
Thọ và không có sự nghẽn tắc trong những ngày lễ. Tuyên truyền những
chương trình tham quan trái mùa, đến đây du khách sẽ tìm thấy những trò
chới dân gian, tham quan tìm hiểu lịch sử cũng như nghĩ dưỡng yên tĩnh hơn.
Đó mới chỉ là những khu du lịch hiện tại, ở Phú Thọ còn có rất nhiều những
địa điểm háp dẫn và tiềm năng chưa thực sự được biết đến, chính vì vậy cần
phải có những biện pháp để đẩy mạnh tìm hiểu và phát triển những điểm du
lịch đầy tiềm năng đó
1.2 Sản phẩm du lịch tiềm năng
Tiềm năng ở khu du lịch Phú Thọ có rất nhiều, phải kể đến du lịch mang
tính chất chữa bệnh với khu nước nóng Thanh Thuỷ, hay hơn nữa là tham
25

×