LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 5/2014, luận văn thạc sĩ với đề
tài "Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng
trong lập và thực hiện quy hoạch thủy lợi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh"
được tác giả hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Công trình, các thầy,
cô ở các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn GS.TS Vũ Thanh Te đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn bè trong lớp Cao học 20QLXD22 cùng đồng
nghiệp ở Viện Quy hoạch Thuỷ lợi nơi tác giả công tác đã đóng góp nhiều ý kiến
quý báu, cảm ơn các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả
trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho bản luận văn này.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu rất rộng liên quan đến rất
nhiều tài liệu cơ bản, khối lượng tính toán nhiều, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng
không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp của
các thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Minh Tuấn. Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng trong lập và thực hiện
quy hoạch thủy lợi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
này chưa từng được trình bày ở bất kỳ các công trình nào.
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 2
1. Mục tiêu nghiên cứu. 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3
1. Nội dung nghiên cứu. 3
2. Phương pháp nghiên cứu. 3
V. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC. 5
CHƯƠNG 1 6
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.1. CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
LẬP QUY HOẠCH. 6
1.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH HIỆN NAY. 9
1.2.1. Sơ lược lịch sử phát triển quy hoạch thuỷ lợi ở Việt Nam. 9
1.2.2. Trọng tâm giải quyết công tác Quy hoạch Thủy lợi từng thời kỳ: 11
1.2.3. Tổng hợp vốn đầu tư từng thời kỳ (mặt bằng giá năm 2000) như sau: 14
1.2.4. Những thành tựu trong phát triển thủy lợi. 14
1.3. NHỮNG TỒN TẠI TRONG LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI . 21
1.3.1 Những tồn tại 21
1.3.2. Nguyên nhân thành công và tồn tại 23
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm 26
1.4. NHỮNG GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ LẬP VÀ
THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI. 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG LẬP VÀ 32
THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 32
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHI LẬP QUY HOẠCH. 32
2.1.1. Quy trình lập quy hoạch lưu vực sông: 34
2.1.2 Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ trong Quy hoạch Thủy lợi trên thế giới.
40
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG LẬP VÀ THỰC HIỆN
QUY HOẠCH THỦY LỢI. 46
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý, khai thác nguồn nước 46
2.2.2 Tổ chức quản lý 46
2.2.3. Cơ chế - chính sách trong lĩnh vực phát triển thuỷ lợi 47
2.2.4. Khoa học công nghệ 48
2.2.5. Nguồn nhân lực 49
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRONG LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
THỦY LỢI. 49
2.3.1. Quy hoạch cấp nước. 49
2.3.2. Quy hoạch tiêu thoát nước. 53
2.3.3. Quy hoạch phòng chống lũ. 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3 60
VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TRONG LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI TẠI HUYỆN YÊN
PHONG, TỈNH BẮC NINH 60
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH. 60
3.1.1. Vị trí địa lý. 60
3.1.2. Đặc điểm địa hình. 61
3.1.3. Đặc điểm địa chất địa mạo. 62
3.1.4. Đất đai thổ nhưỡng. 63
3.1.5. Mạng lưới sông ngòi. 63
3.1.6. Đặc điểm khí tượng, thủy văn, nguồn nước 64
3.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên. 68
3.1.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 69
3.2. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG THỦY LỢI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH.
78
3.2.1. Hiện trạng công trình thủy lợi cấp nước tưới. 78
3.2.2. Hiện trạng công trình thủy lợi tiêu thoát nước. 86
3.2.3. Hiện trạng công trình phòng chống lũ. 92
3.3. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG LẬP VÀ THỰC
HIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI HUYỆN YÊN PHONG. 93
3.3.1. Yêu cầu và quan điểm và mục tiêu phát triển thuỷ lợi 93
3.3.2. Các giải pháp quản lý kỹ thuật trong lập quy hoạch thủy lợi. 96
3.4. CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH. 110
3.4.1. Giải pháp huy động nguồn vốn. 110
3.4.2. Giải pháp cơ chế chính sách. 112
3.4.3. Giải pháp tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thủy lợi. 113
3.4.4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch. 119
3.4.5. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai
thác công trình thủy lợi. 120
3.4.6. Giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng, quản lý
vận hành và khai thác công trình. 121
3.4.7. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. 122
3.4.8. Giải pháp tăng cường tham gia của cộng đồng. 122
3.4.9. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hiện trạng công trình tưới lấy nước sông ngoài……………………………… 81
Bảng 3.2. Hiện trạng các công trình tưới lấy nước sông trục và kênh tiêu nội đồng…… 82
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới toàn huyện Yên Phong………………………………. 83
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh………………………… 61
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi cấp nước huyện Yên
Phong - tỉnh Bắc Ninh……………………………………………………………… 78
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi tiêu thoát nước huyện
Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh………………………………………………………… 86
Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi cấp nước tưới huyện Yên
Phong - tỉnh Bắc Ninh……………………………………………………………… 103
Hình 3.5. Bản đồ quy hoạch hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi tiêu thoát nước huyện
Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh………………………………………………………… 105
-1-
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Huyện Yên Phong với diện tích 9.686 ha, dân số 129.755 người, nằm ở phía
Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh thuộc hệ thống thủy nông Bắc Đuống, nơi có địa hình
thấp trũng và là cửa tiêu nước của sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu.
Những năm gần đây huyện Yên Phong nói riêng và toàn tỉnh Bắc Ninh nói
chung đã và đang phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 Yên
Phong cơ bản trở thành huyện công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề để đến
năm 2020 huyện Yên Phong đủ điều kiện trở thành đô thị công nghiệp.
Hiện nay, Quy hoạch tổng hợp phát triển thuỷ lợi toàn tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đã tạo ra bức tranh chung, là chiến lược trung và
dài hạn cho toàn tỉnh Bắc Ninh về hệ thống thuỷ lợi đến năm 2020.
Đây là một Quy hoạch vùng lớn mang tính định hướng chiến lược phát triển
thuỷ lợi cho các quy hoạch chi tiết hơn. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn, từng địa phương, từng vùng của Bắc Ninh
cần tiếp tục lập quy hoạch thuỷ lợi chi tiết hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp với quy hoạch khung đã xác định trong quy hoạch
này.
Với định hướng phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính sách dồn điền đổi thửa đã làm thay đổi những
quy hoạch chi tiết thuỷ lợi trước đây, đặt ra cho ngành nông nghiệp hàng loạt vấn đề
thay đổi về yêu cầu thủy lợi và cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh
trên địa bàn tỉnh.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Phong, việc tiếp tục đầu
tư củng cố hạ tầng cơ sở thuỷ lợi phục vụ thủy lợi và cấp nước và xây dựng các công
trình mới theo một quy hoạch chi tiết, thống nhất hợp lý, nhằm lợi dụng tổng hợp
nguồn nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho hiện tại và trong những
-2-
năm tiếp theo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Từ những lý do trên việc lập quy
hoạch đối với thủy lợi của tỉnh Bắc Ninh cụ thể là huyện Yên Phong là việc làm hết
sức cần thiết. Quy hoạch thủy lợi, cấp nước nhằm góp phần hoàn thiện quy hoạch
thủy lợi chung của tỉnh Bắc Ninh. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng trong lập và thực hiện
quy hoạch thủy lợi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Đây là một đề tài rộng, đòi hỏi phải có kiến thức thực tế sâu rộng và tác giả
chỉ đứng trên góc độ là người nghiên cứu để đánh giá vấn đề.
Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý luận chung về quản lý dự án và quản lý
dự án quy hoạch, sẽ áp dụng vào phân tích hình quy hoạch chung hệ thống thủy lợi
ở Việt Nam, và cụ thể đối với tình hình thực tế vài năm gần đây tại huyện Yên
Phong tỉnh Bắc Ninh. Qua đó làm rõ một số tồn tại và có đưa ra kiến nghị, giải pháp
góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao công tác quản lý chất lượng trong lập và
thực hiện quy hoạch thủy lợi tại địa phương.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá những tồn tại về tổ chức lập và thực hiện quy hoạch ảnh hưởng
đến hiệu quả của dự án.
- Đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng trong
lập và thực hiện quy hoạch thủy lợi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình cấp nước và tiêu thoát nước của vùng, xác định các
nguyên nhân tồn tại về cấp nước.
- Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cấp nước và tiêu thoát
nước cho vùng nghiên cứu.
-3-
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Phạm vi nghiên cứu là vùng thủy lợi huyện Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc của
tỉnh Bắc Ninh, toàn huyện có diện tích tự nhiên 9.686 ha. Toạ độ địa lý:
- Từ 21
0
10’04” đến 21
0
15’50” vĩ độ Bắc.
- Từ 105
0
50’04” đến 106
0
2’28” kinh độ Đông.
Huyện được giới hạn:
- Phía Bắc huyện là sông Cầu giáp với huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam huyện là sông Ngũ Huyện Khê giáp Thị xã Từ Sơn.
- Phía Đông giáp Thành phố Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp với huyện Sóc Sơn và Đông Anh của Hà Nội.
Quốc lộ 18 đi qua huyện, còn được gọi là đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài,
giao với quốc lộ 1 ở Võ Cường của thành phố Bắc Ninh ngay gần Yên Phong.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nội dung nghiên cứu.
- Tổng quan của công tác quy hoạch thủy lợi ở Việt Nam.
- Hiện trạng công tác quy hoạch thủy lợi ở nước ta nói chung và trên địa bàn
thành huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Những tồn tại và bất cập của quy hoạch thủy lợi hiện nay ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch
thủy lợi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa công tác nội nghiệp và thực
địa. Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-4-
- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu (tài liệu hiện trạng và phương
hướng phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, hiện trạng các công trình cấp nước, tài
liệu địa hình lòng dẫn).
- Phương pháp phân tích thống kê các tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu khí
tượng, thuỷ văn.
- Phương pháp tổng hợp địa lý, bản đồ MapInfo, phân tích đánh giá tài
nguyên nước và sự biến đổi của chúng theo không gian bằng phương pháp phân
vùng hay hệ số tham số tổng hợp.
- Phương pháp phân tích hệ thống đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng
nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc
phân tích tính toán).
Cách tiếp cận theo các bước sau:
a. Nghiên cứu tổng quan.
Thu thập tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu:
+ Tài liệu về đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, vận
động và biến đổi nước trên các lưu vực bao gồm: Tài liệu địa hình, địa mạo, thổ
nhưỡng, thảm phủ thực vật, tài liệu khí tượng thủy văn của các trạm trong vùng và
lân cận vùng nghiên cứu.
+ Tài liệu hiện trạng dân sinh kinh tế, hiện trạng các công trình chống lũ.
+ Tài liệu về nguyên nhân, diễn biến và thiệt hại do hạn hán.
Nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề
tài để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài.
b. Nghiên cứu khảo sát thực địa.
Điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng khai thác, vận hành công
trình, các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến vùng
nghiên cứu, đặc biệt khảo sát hiện trạng công trình cấp nước.
-5-
c. Nghiên cứu nội nghiệp.
Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập. Nghiên
cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của vấn đề, hiện tượng để từ đó đề xuất giải pháp
giải quyết.
V. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.
- Đánh giá được hiện trạng công tác quy hoạch thủy lợi ở nước ta nói chung
và trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Vận dụng các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đạt
được, đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng trong
lập và thực hiện quy hoạch thủy lợi tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
-6-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỦY
LỢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm có lượng mưa khá lớn
trung bình khoảng 1800mm/năm.Tổng lượng nước phát sinh trong nước và từ nước
ngoài chảy qua lãnh thổ đạt tới 843 tỷ m
3
nếu tính bình quân đầu người thì nước ta
là nước có nguồn nước được xếp vào loại các nước khá phong phú. Tuy nhiên
nguồn nước này lại phân bố rất không đều theo không gian và thời gian gây tình
trạng lúc úng, lúc hạn, nơi thừa, nơi thiếu gây khó khăn rất lớn cho việc phát triển
kinh tế và người dân nhất là trong các vùng ở miền Trung nước ta. Hơn nữa 63%
nguồn nước chảy qua nước ta là từ lãnh thổ các nước khác chảy vào nên việc khai
thác sử dụng phụ thuộc rất lớn vào các nước thượng du.
Trong hơn 50 năm qua được sự đầu tư rất lớn của Đảng, nhà nước và đóng
góp của toàn dân, công tác phát triển thuỷ lợi đã đạt được thành tựu to lớn góp phần
vô cùng quan trọng vào sự phát triển các ngành kinh tế, xã hội, dân sinh, cải thiện
môi trường sinh thái và đặc biệt là góp phần vào sự phát triển nông nghiệp không
những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà đưa nước ta trở thành nước xuất
khẩu gạo thứ hai thế giới.
Tuy nhiên do các hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng nhiều
nguồn vốn, nhiều biện pháp thi công khác nhau trải qua nhiều thời kỳ nên các công
trình này lại chưa đồng bộ - chủ yếu mới tập trung vào công trình đầu mối và kênh
chính, công tác duy tu bảo dưỡng không thường xuyên, quản lý còn bị coi nhẹ nên
nhiều công trình đã xuống cấp dẫn đến hiệu quả công trình thấp. Các công trình
chống lũ và giảm nhẹ thiên tai đã được quan tâm, song do nền móng yếu, hệ thống
đê sông nhiều đoạn còn chưa đủ tiêu chuẩn thiết kế, hệ thống đê biển mới chống
-7-
được sóng bão với tần suất thấp chưa đủ năng lực bảo vệ dân cư và các công trình
kinh tế trong vùng bị ảnh hưởng.
Phát triển thuỷ lợi trong tình hình mới đứng trước rất nhiều thách thức.
- Kinh tế xã trong nước phát triển nhanh chóng nhất các khu công nghiệp, các
khu đô thị các khu dân cư và làng nghề trong các hệ thống công trình thuỷ lợi đã
vượt quá năng lực công trình đảm nhận đặc biệt là tiêu nước và xử lý nước thải.
- Dân số tăng dẫn đến nhu cầu về nước sẽ tăng cả về chất lẫn lượng.
- Theo các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu là sự thật. Việt Nam được cảnh báo là một trong số ít quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề nhất do ảnh hưởng của nước biển dâng, suy thoái nguồn nước đặc
biệt là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Khủng hoảng năng lượng đã tác động xấu đến phát triển kinh tế xã hội.
Trước tình hình biến động khắc nghiệt của nền kinh tế thế giới, vấn đề bảo
đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn mới, Thuỷ lợi được coi
là biện pháp hàng đầu để đảm bảo phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công
nghiệp, thuỷ sản, du lịch và các ngành kinh tế khác thích nghi với mọi điều kiện
biến đổi do tác dụng của biến đổi khí hậu gây ra. Vì vậy việc triển khai xây dựng
chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 là
nhiệm vụ cần thiết cà bức bách của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước là bước nghiên cứu
đầu tiên nhằm tìm ra các giải pháp kỹ thuật và bước đi thích hợp cho quá trình khai
thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước cũng như phòng chống tác hại của chúng để
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ngắn, trung và dài hạn.
Quy hoạch thuỷ lợi được lập thành đồ án quy hoạch, trong đó có các nội dung
sau:
Đánh giá tiềm năng của các nguồn nước và xác định nhu cầu dùng nước của
các ngành kinh tế - xã hội, yêu cầu bảo vệ nguồn nước và phòng chống tác hại của
chúng.
Xác định rõ phương hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước.
-8-
Đề ra các giải pháp kỹ thuật (công trình và không công trình) nhằm khai thác,
bảo vệ các nguồn nước và phòng chống tác hại của chúng một cách hợp lý, có hiệu
quả và đảm bảo sự phát triển nguồn nước một cách bền vững.
Kiến nghị trình tự hợp lý thực hiện các giải pháp kỹ thuật đề ra.
Kiến nghị các vấn đề cần nghiên cứu tiếp.
Theo phạm vi địa bàn, quy hoạch tài nguyên nước được phân ra các loại sau
đây:
Một là, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông nhằm phát triển nguồn nước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong một lưu vực sông, trong đó đề xuất yêu cầu
bổ xung, điều chỉnh nguồn nước để quy hoạch tài nguyên nước liên lưu vực hoặc
toàn quốc giải quyết.
Hai là, quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tế nhằm phát triển nguồn nước
phục vụ phát triển kinh tế xã hội của một vùng kinh tế - hoặc một đơn vị hành
chính, trong đó đề xuất yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nguồn nước để quy hoạch lưu
vực sông hoặc liên lưu vực sông giải quyết.
Ba là, quy hoạch tài nguyên nước toàn quốc liên lưu vực sông nhằm phát triển
nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong toàn quốc hoặc liên lưu vực
sông, chỉ đạo và thống nhất các quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch vùng, điều
chỉnh bổ sung nguồn nước cho các vùng và lưu vực thiếu nước hoặc điều chỉnh nhu
cầu nước của các vùng đó đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả chung.
Trong một lưu vực sông các chế độ khí tượng thuỷ văn có quan hệ mật thiết
trong một môi trường tự nhiên, mọi giải pháp kỹ thuật tác hại đến nguồn nước trong
lưu vực đều có ảnh hưởng tác động đến nhau và đến điều kiện tự nhiên của cả lưu
vực. Vì vậy quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông là cơ bản nhất.
Quy hoạch lưu vực và quy hoạch toàn quốc bổ sung cho nhau vì những chi
tiết về tài nguyên và tiềm năng phát triển của quy hoạch lưu vực sẽ được cấp cho
quy hoạch tài nguyên nước toàn quốc, trong khi các quyết định điều chỉnh về chính
sách, kinh tế và công trình xuất phát từ quy hoạch toàn quốc và phải được phản ánh
trong quy hoạch lưu vực. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai loại quy hoạch đòi hỏi
-9-
chúng phải được phát triển thông qua một quy trình tương tác. Hiện nay Việt Nam
đã lập một số quy hoạch lưu vực ở nhiều mức độ khác nhau, và giai đoạn tiếp theo
cần phát triển quy hoạch cho toàn quốc.
1.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
HIỆN NAY.
1.2.1. Sơ lược lịch sử phát triển quy hoạch thuỷ lợi ở Việt Nam.
Công tác quy hoạch tài nguyên nước ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1961
với quyết định của Hội đồng Chính phủ thành lập Uỷ ban trị thuỷ và khai thác sông
Hồng với nhiệm vụ: Nghiên cứu lập quy hoạch trị thuỷ và khai thác tổng hợp hệ
thống sông Hồng phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, góp phần đấu tranh thống nhất Tổ quốc với 5 lĩnh vực.
- Quy hoạch phòng chống lũ lụt.
- Quy hoạch cấp thoát nước.
- Quy hoạch vận tải thuỷ.
- Quy hoạch thuỷ điện.
- Quy hoạch tổng sơ đồ khai thác bậc thang.
Tiền thân của quy hoạch thuỷ lợi là những bản “Nhiệm vụ thiết kế công trình
thuỷ lợi”. Khi quy hoạch hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải thì quy hoạch thuỷ lợi
(quy hoạch tài nguyên nước) mới được hiểu và sử dụng rộng rãi. Từ quy hoạch thuỷ
nông của vùng đồng bằng 150.000 ha này đến quy hoạch trị thuỷ và khai thác sông
Hồng là một bước nhảy vọt về chất trong quá trình hình thành phát triển quy hoạch
thuỷ lợi ở nước ta. Trong thời buổi sơ khai, lực lượng điều tra khảo sát quy hoạch
đã vươn lên làm đồng thời cả hai việc.
Một là, xây dựng lực lượng điều tra cơ bản toàn diện để xác định hiện trạng và
các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội để đánh giá đặc điểm của tài nguyên nước, làm
cơ sở tin cậy cho việc nhận định các vấn đề về nước ở lưu vực.
Hai là, nghiên cứu lập quy hoạch trị thuỷ và khai thác sông Hồng, phân tích
đánh giá hiện trạng công trình thuỷ lợi đã có, nghiên cứu lịch sử hình thành những
tuyến đê, kè, cống, quá trình hình thành và diễn biến các dòng sông ở hạ du
-10-
nghiên cứu lập quy hoạch chống lũ, cấp thoát nước, vận tải thuỷ, thuỷ điện và tổng
hợp sơ đồ khai thác bậc thang. Sự phối hợp hài hoà của các mặt quy hoạch là kết
quả lao động sáng tạo của những người làm quy hoạch.
Công tác quy hoạch đã thực hiện được mục tiêu đi trước một bước để chuẩn bị
cho những công trình mới ra đời. Tính đến năm 1975 ở miền núi đã lập được
phương hướng quy hoạch thuỷ lợi 5 tỉnh trong lưu vực, quy hoạch thuỷ lợi các
huyện trọng điểm, quy hoạch cấp nước ăn vùng cao. Đối với đồng bằng và trung du
thì rà soát bổ sung và lập quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông cho 20 khu thuỷ lợi và hệ
thống hiện có.
Từ quy hoạch sông Hồng đã ra đời nhiều hồ chứa lớn có tác dụng quan trọng
đối với nền kinh tế như hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà. Từ quy hoạch thuỷ lợi sông Nậm
Rốm đã ra đời hồ chứa nước Pa Khoang, quy hoạch Quảng Ninh đưa ra hồ Trúc Bài
Sơn tỉnh Thanh Hoá làm quy hoạch vùng Nam Bắc Mã. Vào Nghệ An có quy
hoạch vùng Nam Hưng Nghi, Phú Quỳ ở Hà Tĩnh có quy hoạch tưới sông Nghèn
làm cơ sở cho sự ra đời của trạm bơm Linh Cảm cho tới năm 1975 ở khắp các địa
phương trên miền Bắc, tuy vẫn còn phải bổ sung, hoàn thiện và nâng cao, nhưng
quy hoạch thuỷ lợi về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thiết kế, thi công cho các
công trình thuỷ lợi từ loại nhỏ, vừa đến lớn.
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, công tác quy hoạch thuỷ lợi được
triển khai trên toàn đất nước Việt Nam. Các dự án quy hoạch đã đề xuất ra các giải
pháp kỹ thuật thuỷ lợi phù hợp để phát triển kinh tế đống bằng sông Cửu Long như
đào kênh Hồng Ngự, Phước Xuyên, các hệ thống bờ bao, cống bọng, chống lũ sớm,
các hệ thống kênh dẫn nước tưới và tiêu úng, xổ phèn, đập ngăn mặn thắng lợi của
thuỷ lợi đối với đồng bằng sông Cửu Long là chuyển được sản xuất từ 1 vụ lúa mùa
nổi năng suất thấp thành 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu hơn 1 triệu ha có năng xuất
cao.
Song song với quy hoạch thuỷ lợi vùng, các quy hoạch khai thác sơ đồ bậc
thang cũng được thiết lập ở các sông lớn như : Thạch Hãn, sông Hương, Vũ Gia
Thu Bồn, Đồng Nai, La Ngà, sông Bé, sông Hinh, sông Con…đến nay nhiều công
-11-
trình đã được khởi công xây dựng và phát triển hiệu quả như thuỷ điện Yaly, Thác
Mơ, Trị An, hồ chứa nước Dầu Tiếng…
Điểm lại mấy chục năm qua, về cơ bản công tác quy hoạch tài nguyên nước
đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triển thuỷ lợi. Từ
thực tiễn nghiên cứu quy hoạch phục vụ sản xuất và đời sống, lực lượng làm quy
hoạch tài nguyên nước dần dần được hình thành từ không đến có, từ thấp đến cao,
luôn luôn được các hoạt động phát triển thuỷ lợi bổ sung và hoàn thiện. Từ chỗ chỉ
làm quy hoạch phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tiến tới làm quy hoạch
sử dụng tổng hợp nguồn nước các dòng sông lớn đáp ứng yêu cầu đa mục tiêu. Các
cán bộ làm công tác quy hoạch tài nguyên nước bao giờ cũng đi tiên phong trong
quá trình chinh phục các dòng sông, là những đội quân xung kích mở đường cho
cuộc tiến công vào nghèo nàn và lạc hậu, tạo tiền đề cho nền kinh tế đất nước vươn
lên những tầm cao.
1.2.2. Trọng tâm giải quyết công tác Quy hoạch Thủy lợi từng thời kỳ:
Thời kỳ 1955-1975:
Khôi phục các hệ thống thuỷ lợi đã có, tiến hành lập quy
hoạch trị thuỷ và khai thác các sông, trước tiên là sông Hồng-Thái Bình, tiếp đến là
sông Mã, sông Cả đồng thời xây dựng thêm công trình tưới tiêu, cấp nước.
Thời kỳ 1976-1985: Triển khai lập quy hoạch các sông ở miền Nam, trước hết
là ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, tiếp đến là các sông ở miền Trung,
Tây Nguyên.
- Tiêu úng vụ mùa; cấp nước tưới để phát triển vụ 3; ngăn mặn, dẫn ngọt cho
vùng ven biển Miền Bắc; củng cố đê điều, các khu chậm lũ và công trình phân lũ
sông Đáy.
- Phát triển các hệ thống tưới, cấp nước ngọt và ngăn mặn, củng cố đê sông
Mã và hệ thống đê biển, nghiên cứu chuyển vụ tránh lũ chính vụ miền Trung.
- Phát triển thuỷ lợi gắn với thuỷ điện, phục vụ định canh định cư, ổn định
chính trị xã hội ở miền núi, Tây nguyên.
- Dẫn ngọt, tiêu chua, ém phèn, chuyển vụ sản xuất tránh lũ, giảm thiệt hại do
lũ gây ra ở đồng bằng sông Cứu Long.
-12-
- Nghiên cứu khai thác sử dụng tổng hợp dòng chính sông Đồng Nai để cấp
nước,
tưới, phát điện và giảm lũ cho hạ du ở Miền Đông Nam Bộ.
Thời kỳ đổi mới 1986-2000:
- Tiếp tục củng cố và phát triển các hệ thống thuỷ lợi ở các vùng để tăng khả
năng cấp nước chủ động và ổn định; nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ cho
các vùng có đê sông, đê biển bảo vệ.
- Phát triển mạnh thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long với các giải pháp dẫn
ngọt, ém phèn, thau chua rửa mặn, kiểm soát lũ.
- Đầu tư cao hơn cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho nông
nghiệp, thuỷ sản và giảm thiểu tổn thất lũ bão cho miền Trung; Cho được cấp nước
sinh hoạt, tưới, chăn nuôi, giảm nhẹ lũ và khai thác thuỷ năng để ổn định dân cư,
xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng ở miền núi, Tây nguyên.
Thời kỳ 2001-2005:
- Trong giai đoạn này nhà nước đã đầu tư 25.511 tỷ đồng cho thuỷ lợi ( chưa
tính vốn đầu tư cho đê điều), trong đó vốn Bộ Nông nghiệp và PTNT quản 9.874 tỷ
vốn các địa phương quản 11.637 tỷ đồng. Bộ nông nghiệp và PTNT đã đầu tư thực
hiên 244 công trình; trong đó có 156 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng,
tăng thêm diện tưới lên 94 nghìn ha, tiêu 146 nghìn ha, ngăn mặn 226 nghìn ha, tạo
nguồn 206 nghìn ha, tăng chất lượng cấp nước lên 1,038 triệu ha. Tổng năng lực
tưới đến năm 2005 đạt 8 triệu ha gieo trồng, năng lực tiêu 1,7 triệu ha.
Bên cạnh những số liệu thống kê nên phân tích đánh giá làm rõ thêm:
- Miền Bắc giai đoạn 175-2000 nhất là 1986-2000:
+ Giải quyết úng, ổn định sản xuất vụ mùa
+ Tiêu úng và bảo đảm nước phát triển vụ 3 (vụ đông)
+ Nâng cao năng lực chống lũ
+ Ngăn mặn, dẫn ngọt
-13-
- Miền Trung tăng khả năng được tưới nước, được ngăn mặn, gắn liền với
giảm bớt lũ uy hiếp, phát triển hệ thống tưới gắn liền với cung cấp nguồn nước ngọt
vững chắc cho nhiều vùng rộng lớn.
- Các địa bàn miền núi Tây nguyên gắn liền với phát triển sản xuất, định
canh định cư, thuỷ lợi gắn liền với phát triển thuỷ điện.
- Phát triển thành công, vững chắc thuỷ lợi ở Nam bộ nói chung, đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng là một kỳ tích.
a) Nhìn lại những năm 1975-1985: Tiềm năng lớn lao vô cùng nhưng khó
khăn thử thách cũng rất lớn, mới lại với một đồng bằng rộng lớn, các ý kiến về phát
triển thuỷ lợi phục vụ phát triển nông nghiệp và đời sống nhân dân ở vùng này còn
rất khác nhau. Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm của nước ngoài cũng thường góp ý
không nên đụng vào vùng chua phèn tiềm tàng. Trước sau 75 dân chủ yếu sống ven
sông, cửa sông ven biển, một số trục bộ vùng ngập nông có nước ngọt. Giải quyết
tiêu chua, rửa phèn, bảo đảm nước ngọt, nước lũ ở vùng ngập sâu, chuyển sản xuất
1 vụ mùa thành 2 vụ đông xuân, hè thu, có nơi làm thêm vụ 3, vụ 4, khôi phục lại
sinh thái thuỷ sản nước ngọt. Trước đó, suốt cả mùa khô phèn bốc lên, khi mưa
phèn vào kênh rạch, không một thuỷ sản gì sống được, cho mãi đến cuối mùa lũ cá
từ Cam-Pu-Chia về, nhưng chỉ được một số tháng lại lặp lại quy luật trên. Đó là
thành tựu lớn nhất 1975-2000 (tập trung phát huy 1986-2000). Tiếp đó là dẫn ngọt
mở rộng sản xuất và bảo đảm nước sinh hoạt.
Hầu như đồng bằng là vùng chua phèn, mặn với mức độ khác nhau; phần lớn
đồng bằng ngập lụt mức độ khác nhau.
Thực sự nguồn sinh phèn còn đó dưới mặt đất. Qua thực tiễn ta đã rút ra kết
luận:
+ Đất bị nhiễm phèn có thể rửa được.
+ Bảo đảm độ ẩm đủ liên tục trên mặt đất thì phèn không bốc lên được.
Giải quyết tốt khâu thuỷ lợi (cả ngăn lũ nhỏ, tiêu thoát nước, bảo đảm nước
ngọt quanh năm) gắn với thành tựu khoa học nông nghiệp về cây trồng nhất là về
phát triển cây lúa nước, ta đã khắc phục được phèn, mặn, phát huy được tiền năng
-14-
trời phú của đồng bằng Nam bộ, tạo được điều kiện chuyển vụ, tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng, đưa đến những kỳ tích về giải quyết lương thực ở Việt Nam.
b) Cùng với phát triển sản xuất, khai thác các vùng đất mới là sự phân bộ lại
dân cư trên toàn miền trong cả nước. Đẻ ra vấn đề mới là tổn thất về ngập lũ. Mấy
năm sau này thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp sống chung với lũ (đã làm thử,
đã làm dần từ trước ngay khi chủ trương khai thác vào vùng sâu) đã có những đóng
góp to lớn về giảm dần tổn thất do ngập lụt gây nên trong tình hình mới.
c) Ổn định dần vùng cây ăn trái tập trung theo hướng chuyên canh, thâm canh,
năng suất cao, hiệu quả cao.
- Phát triển thuỷ lợi ở các vùng gắn với cung cấp nguồn nước sinh hoạt, cải
thiện môi trường sinh thái, phát triển giao thông nông thôn, bố trí lại dân cư, phát
triển giao thông đường thuỷ.
1.2.3. Tổng hợp vốn đầu tư từng thời kỳ (mặt bằng giá năm 2000) như sau:
- Thời kỳ 1955-1975: 5.631 tỷ đồng, trung bình 281 tỷ đ/năm
- Thời kỳ 1976-1985: 10.848 tỷ đồng, trung bình 1.085 tỷ đ/năm
- Thời kỳ 1986-2000: 24.294 tỷ đồng, trung bình 1.620 tỷ đ/năm
- Thời kỳ 2001-2005: 25.511 tỷ đồng trung bình 5.100 tỷ đ/năm.
Nguồn: Rà soát quy hoạch Thuỷ lợi toàn quốc. Viện Quy hoạch Thủy lợi năm 2009
1.2.4. Những thành tựu trong phát triển thủy lợi.
1.2.4.1. Thành tựu
1. Đầu tư xây dựng
Thành tựu chung
- Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước
Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ có dung tích trên 0,2
triệu m
3
nước, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có
tổng công suất bơm 24,8x10
6
m
3
/h và hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Nguồn: Rà soát quy hoạch Thuỷ lợi toàn quốc. Viện Quy hoạch Thủy lợi năm 2009
-15-
- Phòng chống giảm nhẹ thiên tai bão lũ
Hiện có 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn
cống dưới đê, hàng trăm kilômet kè và các hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ
du.
Nguồn: Rà soát quy hoạch Thuỷ lợi toàn quốc. Viện Quy hoạch Thủy lợi năm 2009
- Ở miền Bắc, ngoài đê điều còn có các hồ chứa lớn: Hoà Bình, Thác Bà, các
khu chậm lũ và công trình phân lũ sông Đáy tham gia chống lũ cho Đồng bằng sông
Hồng, bảo đảm chống được trận lũ lớn lịch sử 1971 không cần phân chậm lũ. Ở Bắc
trung bộ, đê sông Mã, sông Cả chống được lũ lịch sử, chính vụ.
Kết quả đầu tư phát triển thuỷ lợi ở từng vùng:
Theo báo cáo Rà soát quy hoạch Thuỷ lợi toàn quốc do Viện Quy hoạch Thủy
lợi lập năm năm 2009 cụ thể từng vùng như sau:
- Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ:
+ Tưới tiêu, cấp nước: Có 1.750 hồ chứa, 40.190 đập dâng, hàng trăm công
trình thuỷ điện, thuỷ luân, 379 trạm bơm điện, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông.
Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp là Hoà Bình, Thác Bà, Núi
Cốc, Cấm Sơn. Có tổng diện tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037
ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn 30 vạn dân nông thôn, cấp nước sinh hoạt đô thị
và công nghiệp.
+ Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc theo các sông nhánh chính của hệ thống
sông Hồng-Thái Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ
thống đê hoàn chỉnh bảo vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong
đó có 399 km đê sông, 194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển và
đê cửa sông.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500
cống, 1.700 trạm bơm điện lớn và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh
trục chính (cấp I, II, III), 35 hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m
3
) và nhiều hồ
chứa nhỏ có tổng diện tích tưới thiết kế khoảng 850.000 ha, cấp nước sinh hoạt cho
-16-
nông thôn, các khu công nghiệp và các thành phố thị trấn ven biển. Nhiều công
trình thủy lợi đã chuyển thành các nơi du lịch giải trí như: Đồng Mô-Ngải Sơn, Đại
Lải, suối Hai.
+ Phòng chống lũ: Có hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm: 2.700 km đê sông,
1.118 cống dưới đê trung ương, 310 km đê biển + cửa sông. Đê sông được thiết kế
chống lũ có mực nước tương ứng +13,1m ở Hà Nội và +7,20 m tại Phả Lại. Riêng
đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ Hà Nội có mức nước thiết kế +13,4m.
- Vùng Bắc Trung Bộ:
+ Tưới tiêu, cấp nước: Có 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô Lương và Bái
Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m
3
và hàng nghìn công trình hồ, đập,
trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế 424.240 ha, thực tưới được
235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700 ha lúa hè-thu và 219.700 ha lúa mùa, cấp và tạo
nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị, các khu công nghiệp trong vùng như hồ
Yên Mỹ, hồ Vực Mấu cấp nước cho khu công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ, Vũng
Áng, hồ Truồi cấp nước cho cảng Chân Mây. Diện tích tiêu thiết kế 163.200 ha
(động lực 48.330 ha), thực tiêu được 132.880 ha (động lực 35.210 ha).
+ Phòng chống thiên tai lũ lụt: hệ thống sông Mã, sông Cả và ven biển đã có
đê chống lũ và ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có 512
km đê sông, 259 cống dưới đê trung ương và 784 km đê biển + cửa sông. Đê sông
Mã, sông Cả có thể chống lũ lịch sử, chính vụ (P ≈ 2-2,5%) không bị tràn, đê các
sông khác chỉ chống được lũ sớm và lũ muộn (P ≈ 10-20%) bảo vệ sản xuất vụ
đông-xuân và hè-thu.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập, 32
hồ chứa 154 trạm bơm, 683 công trình nhỏ, có tổng diện tích tưới thiết kế 181.930
ha, thực tưới được 106.440 ha. Các công trình thủy lợi đã cấp nước dân cư và khu
công nghiệp như: An Trạch cấp cho Đà Nẵng, Thạch Nham cấp cho khu Dung
Quất, Đá Bàn, suối Dầu cấp cho khu Cam Ranh.
-17-
+ Phòng tránh bão lũ: chủ yếu là bố trí sản xuất tránh lũ chính vụ, mới có một
số hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ hè-thu. Tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà
Nẵng có đê biển dài 214 km.
- Vùng Tây Nguyên:
+ Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224 ha
lúa Đông xuân và 87.148 ha cây cà phê. Cấp nước cho dân cư và thành phố như
Biển Hồ cấp cho Plây-ku , Ia Cao cấp cho Đắc Lắc.
+ Phòng chống lũ: mới có một vài tuyến đê nhỏ, bờ bao chống lũ sớm và lũ
tiểu mãn ở một số vùng nhỏ ở vùng Lắc Buôn Chóp.
- Miền Đông Nam Bộ:
+ Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Có nhiều công trình lớn lợi dụng tổng hợp
như: hồ Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Hàm Thuận - Đa Mi; Đại Ninh, Đa Nhim,
Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây… đặc biệt là các công trình chuyển
nước lưu vực như Đa Nhim, Đại Ninh tiếp nước cho Ninh Thuận, Bình Thuận. Các
công trình thuỷ lợi này ngoài nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp còn cấp nước cho
sinh hoạt (sông Quao cho Phan Thiết, Đá Đen cho Vũng Tàu ), đẩy mặn, chống ô
nhiễm và phục vụ du lịch.
+ Phòng chống lũ: hạ du có một vài tuyến đê nhỏ đã được xây dựng, các hồ
chứa lớn chủ yếu chống lũ cho bản thân công trình và chỉ giảm được một phần lũ
cho hạ du.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Tưới tiêu, cấp nước: Có trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp I, trên 6.000
km kênh cấp II, 80 cống rộng từ 5 m trở lên (lớn nhất là cống đập Ba Lai rộng
84m), hàng trăm cống rộng 2-4 m và hàng vạn cống nhỏ. Có105 trạm bơm điện lớn
và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tưới thiết kế 81.620 ha
(thực tưới được 23.380 ha). .
+ Kiểm soát lũ: Có khoảng 7.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hè-
thu. Đang xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao
-18-
ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn cho vùng ven biển. Có hơn 200 km đê bao
giữ nước chống cháy cho các khu rừng chàm tập trung.
1.2.4.2.Hiệu quả đầu tư trong phát triển thuỷ lợi:
a. Năng lực các công trình thuỷ lợi
Tổng năng lực của các hệ thống: Tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho
1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu
ha. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng
tăng lên qua từng thời kỳ. Cấp nguồn phục vụ dân sinh và công nghiệp khoảng 5 tỷ
m
3
tạo nguồn cho phát triển thủy sản.
Nguồn: Rà soát quy hoạch Thuỷ lợi toàn quốc. Viện Quy hoạch Thủy lợi năm 2009
b. Tăng diện tích tưới lúa, góp phần tăng năng suất và ổn định sản lượng
lúa đồng thời tạo điều kiện đa dạng hóa cây trồng và nuôi trông thủy sản.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê diện tích trồng lúa cả năm đạt cao nhất
vào năm 2000 với diện tích là 7,66 triệu ha, (với tổng sản lượng lúa là 32,5 triệu
tấn) sau đó giảm dần đến năm 2007 còn 7,2 triệu ha như vậy so với năm 2000 diện
tích trồng lúa giảm 460 ngàn ha. Tuy nhiên do diện tích được tưới tăng lên từ năm
2002 là 6,21 triệu ha đến năm 2007 là 6,87 triệu ha nên sản lượng lúa liên tục tăng
đạt cao nhất vào năm 2004 với sản lượng 36,14 triệu tấn. Tuy diện tích giảm đi
những sản lượng các năm 2005 ,2007 vẫn đạt 35,85 triệu tấn. Đây là thành tựu vô
cùng to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm chương trình an ninh
lương thực quốc gia lại xuất khẩu gạo được 3,5 - 4 triệu tấn/năm.
Phát triển thuỷ lợi đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên
canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ, các đồng cỏ ở Tây Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên tạo điều
kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc Sản lượng năm 2005 so với năm 2000 của
nhiều cây trồng tăng lên khá nhiều, như: lạc tăng 1,24 lần, đỗ tương 1,96 lần, chè
1,8 lần, cao su 1,66 lần, hồ tiêu tăng 2,05 lần, ổn định diện tích (500.000 ha) và sản
lượng (800.000 tấn) cà phê . Các loại cây ăn quả như nhãn, vải, chôm chôm cũng
-19-
tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Giá trị sản lượng nông nghiệp trên một đơn
vị diện tích đất canh tác tăng từ 17,5 triệu đồng (2000) , hiện nay đạt trên 25 triệu/
ha có nơi thu hơn 100 triệu đ/ha.
c. Đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành
kinh tế khác.
Các công trình thuỷ lợi bảo đảm khoảng 5 tỷ m
3
nước hàng năm để:
+ Cấp nước sinh hoạt: cho nhiều vùng rộng lớn cả đồng bằng, trung du miền
núi mà trước kia nguồn nước gặp khó khăn như vùng bãi ngang, hải đảo, vùng núi
đá Hà Giang, vùng lục khu Cao Bằng, Ninh Thuận, Bình Thuận và đồng bằng sông
Cửu Long. Đến nay 70% số dân vùng nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với
lưu lượng 60 l/ngày đêm phần lớn cũng được cấp từ công trình thuỷ lợi.
+ Cấp nước cho Công nghiệp: Các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng
đều được cấp nước từ các công trình thuỷ lợi như khu tam giác công nghiệp Hà
Nội- Hải Dương- Quảng Ninh lấy nước từ hồ Hoà Bình, An Kim Hải, Yên Lập
Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hoà- Vũng Tàu lấy nước từ hồ Dầu
Tiếng, các hồ ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu như sông Mây, Đá Đen, khu công
nghiệp Dung Quất được cấp nước từ hồ Nước Trong và Thạch Nham
+ Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước
và quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô-Ngải Sơn, suối Hai, Núi Cốc, Truồi, Dầu
Tiếng
+ Các bờ kênh rạch, các cầu qua kênh, các cống, các đường thi công, hệ thống
đê điều đã góp phần hình thành mạng lưới giao thông thủy bộ quan trọng nhất là
trong vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
d. Phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai:
- Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần
suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê, bờ bao ở Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè-Thu và Đông-
Xuân.