Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.06 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên,
nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy
phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở
rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý
và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc
vào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà đầu tư ra nước ngoài cân bằng và đồng
hành với đầu tư nước ngoài.
Đối với Việt Nam, song song với mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở hướng làm ăn ra
bên ngoài lãnh thổ, với số lượng dự án cùng vốn đầu tư tăng dần từng năm. Xu
hướng đầu tư ra nước ngoài đang trở nên khá sôi động, ngày càng có thêm nhiều
doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từ
những dự án có quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có
quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao hơn. Việc đầu tư ra
nước ngoài đã trở thành một xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp Việt
Nam, đã có những doanh nghiệp xem đây như một chiến lược phát triển trọng tâm
của mình.
Mặc dù những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng kết quả còn khá khiêm tốn.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2007, Việt Nam chỉ có
265 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 2
tỷ USD. Nếu so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 98 tỷ )
thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2,04 % tổng vốn đăng
ký của các dự án FDI vào Việt Nam. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư ra nước

1
ngoài đạt khoảng 65 triệu USD, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,3 triệu USD/dự


án.
Điều này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp nhằm thúc đầy đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Hoàng Thu Hà đã tận tình hướng dẫn để em
hoàn thành đề tài này.
Do giới hạn về kiến thức, tài liệu, đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, em
rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.

2
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp
nước ngoài
I. Một số vấn đề lý luận chung về Đầu tư và đầu tư phát triển
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển
1.1. Khái niệm về đầu tư
Có nhiều khái niệm về đầu tư, ở mỗi góc độ, ta có một khái niệm, một cách
hiểu về đầu tư. Cụ thể như sau:
Trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư
nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hy sinh mức tiêu dùng ở hiện tại để thu về
một mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Trên góc độ kinh tế: Đầu tư làm tăng vốn cố định tham gia vào hoạt động của
các doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp. Đó là quá trình làm tăng tài
sản cố định cho sản xuất và kinh doanh. Quan điểm kinh tế xem xét đầu tư dưới dạng
kết quả.
Một cách tổng quát, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
1.2. Khái niệm về đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện

tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất
( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt
đời sống của xã hội.

3
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn
Đầu tư phát triển đòi hỏi một khối lượng vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu của
quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giai đoạn khai thác, sử dụng
sau này: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc, mua sắm lắp đặt máy móc
thiết bị, tiến hành các công tác cơ bản… Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng trong suốt quá
trình thực hiện đầu tư. Qui mô vốn vật tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy
động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn,
quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư
trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng
điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ
một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo
tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do
vấn đề “ hậu dự án ” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…
2.2. Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành
và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài
hang chục năm. Quá trình hoạt động đầu tư diễn ra càng dài, việc bỏ vốn đầu tư càng
gặp nhiều khó khăn do không dự kiến được những yếu tố bất lợi tác động tới lợi ích
của dự án. Hơn nữa, do vốn đầu tư lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực

hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí
vốn và các nguồn lực hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt
chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản.

4
2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động
cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát
huy tác dụng lâu dài do đó thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra
thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích
cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế…
Do đó, ngoài việc thực hiện tốt quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư, cũng cần quản
lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt
động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình…
2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây
dựng thường phát huy tác dụng ngày tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó,
quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư
chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
Các công trình đã xây dựng xong, sẽ không thể dễ dàng di chuyển chúng từ nơi
này sang nơi khác. Do đó, trong công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển: trước
hết, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư cái gì công suất
bao nhiêu là hợp lý…cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những căn cứ
khoa học. Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý cũng rất quan trọng. Để lựa
chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào
một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá… Cần xây
dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh
thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng
và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

Qui mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả
đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao.
Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các
nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…có nguyên
nhân khách quan như giá nguyên vật liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản

5
xuất không đạt công suất thiết kế…Do đó, để quản lý hoạt động đầu tư phát triển
hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro: Nhận diện rủi ro, đánh giá
mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro.
3. Phân loại đầu tư phát triển theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
3.1. Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành,
quản lý quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư.
Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển.
Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có
hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế
xã hội; các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu…
để hưởng lợi tức.
Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.
3.2. Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành, quản lý
quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư.
Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới cả về lượng và
chất .
II. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1. Khái niệm
1.1. Đầu tư nước ngoài: là việc nhà đầu tư đưa vốn, tiền tệ, các hình thức giá trị
khác vào sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ với mục đích thu lợi
nhuận hoặc đạt được các kết quả xã hội
Đầu tư nước ngoài gồm: Đầu tư gián tiếp và Đầu tư trực tiếp
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI-Foreign Direct Investment )

Theo quỹ tiền tệ Quốc tế đưa ra năm 1977: “FDI là vốn đầu tư được thực hiện nhằm
thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế
thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả
trong việc quản lý doanh nghiệp đó”

6
Theo tổ chức thương mại thế giới: FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay
công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Theo nghị định số 78/2006/NĐ-CP của chính phủ: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là
việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.”
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư )
có được một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư ) cùng với quyền quản lý tài sản
đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
2. Các hình thức FDI
2.1. Phân theo bản chất đầu tư
- Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua
sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
làm tăng khối lượng đầu tư vào
- Mua lại và sát nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang
hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn
FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu
tư vào.
2.2. Phân theo tỷ lệ sở hữu vốn
- Vốn hỗn hợp ( vốn trong nước và nước ngoài )
* Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo Điều 9- Nghị định 108/2006/ NĐ-CP của chính phủ: Hợp đồng hợp tác
kinh doanh là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký kết với một
hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh; trong đó có quy
định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập
pháp nhân.

7
Như vậy có thể hiểu đây là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng ký
kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách
nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. Khi hết thời gian
hiệu lực thì các bên không còn rang buộc về mặt pháp lý.
Hình thức này thường không đòi hỏi vốn lớn và thời hạn hợp đồng thường
ngắn, cũng chính vì vậy mà ít thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm
năng.
* Doanh nghiệp liên doanh ( hay công ty liên doanh )
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư (
nước chủ nhà ) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà. Trong đó, các bên cùng
đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp
vốn.
Với hình thức này, các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi
nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
* Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần )
Doanh nghiệp cổ phần FDI là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong
nước ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức ) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối
có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại.
- DN 100% vốn FDI
Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước
chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh
doanh.

2.3. Phân theo tính chất dòng vốn
- Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết
định quản lý của công ty.
- Vốn tái đầu tư

8
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dung lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể
cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
2.4. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào
ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp
hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương
hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác
các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận.
Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước
tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện
nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ,
thuế suất ưu đãi, v.v...
- Vốn tìm kiếm thị trường: nhằm mở rộng thi trường hoặc giữ thị trường khỏi
các đối thủ cạnh tranh

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các
hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy
nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

9
3. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư
- Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của lenin, thì đầu tư ra nước ngoài là yếu
tố sống còn của Chủ nghĩa tư bản, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoài
nhằm:
+ Mục đích kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận:
Bằng cách thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để sử dụng nguồn lao động
rẻ. Mặt khác đối với những công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện để
phát triển thì họ có thể mang đi đầu tư ở những nước có trình độ công nghệ thấp hơn
để kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi
nhuận.
+ Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới:
Thông thường, những nước có trình độ công nghệ thấp chưa khai thác được hết
những nguồn nguyên vật liệu, tài nguyên phong phú của mình. Do đó, đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài một phần cũng là để khai thác tài nguyên nước ngoài, bảo vệ tài
nguyên nước mình.
+ Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất
rõ rệt là hợp tác và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnh
tranh không cần thiết.
- Đối với các nước đang phát triển, lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn
lực “dư thừa” trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư; đồng thời khai thác có
hiệu quả lợi thế quốc gia trên trường quốc tế.
Các quốc gia đều phát triển nền kinh tế với những lợi thế riêng có của mình,

nếu biết khai thác những lợi thế đó một cách hợp lý thì sẽ tạo ra những bước nhảy vọt
cho nền kinh tế khi nền kinh tế thế giới ngày càng tiến sâu vào quá trình toàn cầu hoá.
Với các nước có nền kinh tế đang phát triển, việc sử dụng các nguồn lực trong
nước vẫn còn nhiều bất cập, chưa tiết kiệm và chưa có hiệu quả. Do vậy khi tiến hành
đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư sẽ đem theo những yếu tố sản xuất được bắt nguồn

10
từ những nguồn lực trong nước, thậm chí có cả những nguồn lực “dư thừa” so với
nhu cầu đầu tư trong nước ở những lĩnh vực mang tính truyền thống, lĩnh vực có thế
mạnh của quốc gia đó. Với môi trường kinh doanh lành mạnh ở nhiều nước khác
nhau trên thế giới, trình độ quản lý doanh nghiệp, quản lý quá trình đầu tư ngày càng
hiện đại nên những nguồn lực “dư thừa” đó sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả
hơn.
+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và tận dụng
được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả, xây dựng thị trường cung
cấp đầu vào ổn định, giá phải chăng.
Hiệu quả sử dụng nguồn lực là vấn đề đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu chi
phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần đắc lực cho
doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Chính vì những đóng
góp to lớn đó mà doanh nghiệp luôn phải đi tìm lời giải bài toán sử dụng có hiệu quả
nguồn lực trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là một giải pháp tốt cho bài toán này.
Do lực lượng sản xuất phát triển không đều giữa các quốc gia và sự phân bố
nguồn lực không đều trên thế giới đã tạo ra lợi thế và sự khác nhau giữa nhu cầu, khả
năng khai thác và hiệu quả khai thác nguồn lực khác nhau ở mỗi nước. Có hiện tượng
“thừa” nguồn lực tương đối ở một số nước và “thiếu” nguồn lực tương đối ở một số
nước khác, dẫn đến hiện tượng tìm kiếm và khai thác các nguồn lực lẫn nhau giữa
các nước nhằm tối ưu hoá hiệu quả sử dụng chúng phục vụ cho mục đích tăng lợi
nhuận của các chủ thế kinh doanh, từ đó cũng thúc đầy nền kinh tế nước đầu tư phát
triển nhanh chóng.

+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các nhà đầu tư mở rộng được thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước là một
việc làm thường xuyên và rất quan trọng với doanh nghiệp. Nhưng việc thâm nhập
thị trường nước ngoài cũng có ý nghĩa cực kỳ to lớn, đặc biệt trong xu thế chung, các

11
quốc gia trên thế giới đều muốn lấy xuất khẩu hàng hoá làm động lực phát triển nền
kinh tế trong nước.
Thâm nhập thị trường nước ngoài cũng có nghĩa là thị trường tiêu thụ sản phẩm
của quốc gia được mở rộng, doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên, sản phẩm của
các doanh nghiệp của quốc gia đó sẽ được nhiều người sử dụng hơn, từ đó nâng cao
được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đồng thời uy tín của các doanh
nghiệp của quốc gia đó sẽ được nâng cao và được nhiều người biết đến, khả năng
phát triển của các doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt vị thế của quốc gia đó trên
trường quốc tế nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng sẽ được nâng cao.
+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các nước đầu tư tránh được hàng rào
thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra các hàng rào bảo hộ khác nhau nhằm bảo
hộ ngành sản xuất trong nước. Các hàng rào đó có thể là thuế quan, giấy phép nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… Ngày nay, do xu thế chung của các quốc gia, đặc biệt
của các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, các hàng rào bảo hộ phi
thuế quan như giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… được nhiều nước bãi bỏ
cùng với việc hạ thấp dần hàng rào thuế quan.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển, chủ nghĩa bảo hộ vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức: các yêu cầu về vệ sinh môi
trường, vệ sinh sản xuất, về điều kiện làm việc của người sản xuất hàng hoá, về tiêu
chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá…
Đầu tư quốc tế là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tránh hàng rào bảo
hộ thương mại và dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường

nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giúp cho các nước bành trướng sức mạnh về
kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, chủ thể
đầu tư khẳng định được khả năng, bản lĩnh và trình độ của mình nói riêng và của cả
nước nói chung đối với nước nhận đầu tư và đối với thế giới.

12
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giúp nước đầu tư kéo dài chu kỳ sống của
sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm, tạo điều kiện để đổi mới công nghệ
trong nước, đổi mới cơ cấu sản xuất thông qua việc di chuyển các công nghệ cũ sang
các nước nhận đầu tư…
Chu kỳ sống của bất kỳ sản phẩm nào cũng trải qua các giai đoạn: ra đời, phát
triển, bão hoà, suy giảm và tiêu vong. Thực tế, có những sản phẩm đã bão hoà trên
một thị trường nào đó, đòi hỏi phải chấm dứt chu kỳ sản xuất và kinh doanh sản
phẩm đó trên thị trường nước này. Khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hoà, nhà sản
xuất có thể di chuyển máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất sang các nước khác để
sản xuất để kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm.
Hơn nữa, với tiến bộ như vũ bão của Cách mạng khoa học công nghệ Thế Giới
hiện nay, nhiều máy móc thiết bị đã nhanh chóng bị hao mòn vô hình. Để có thể áp
dụng các tiến bộ mới về Khoa học công nghệ vào doanh nghiệp và tận dụng các máy
móc, thiết bị này các doanh nghiệp có thể tìm những quốc gia thích hợp để chuyển
các máy móc đó tới để đầu tư. Điều này mang lại lợi nhuận kép cho các nhà đầu tư
nước ngoài.
+ Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước thực hiện đầu tư có thể tạo ra
nhu cầu mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý.
+ Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước thực hiện đầu tư có điều kiện
học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoạch định chính sách quản lý kinh tế,
trong việc tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các thành
phần kinh tế, các chủ thể khác nhau trên thị trường trong nước.
4. Nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

4.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất
cân biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên
thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng
này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa
hoá lợi nhuận.

13
4.2. Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản
xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước
nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên,
nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khấu này bằng
cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản
phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện
tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hoá trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này
có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt
giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyên sản xuất sản phẩm
sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
4.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A.A (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù ( chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những
trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sang đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi
chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện
( lao động, đất đai, chính trị ) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
4.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại
song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản
có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song
phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ
sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản
phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó
xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu.

14
4.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhằm mục đích khai thác chuyên gia và công
nghệ ở nước nhận đầu tư.
4.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp tiếp cận với nguồn tài nguyên đặc biệt
là các nguồn tài nguyên ít có ở các nước đi đầu tư.

15
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam
I. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy xu hướng mới đang
trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN giai đoạn 1989-2007
Bảng 1: Đầu tư ra nước ngoài phân theo năm
( Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực )
( đơn vị: USD )
STT Năm Số dự án TVĐT
Đầu tư thực

hiện
1 1989 1 563,380 -
2 1990 1 - -
3 1991 3 4,000,000 2,000,000
4 1992 3 5,282,051 1,300,000
5 1993 5 690,831 -
6 1994 3 1,306,811 -
7 1998 2 1,850,000 1,500,000
8 1999 10 12,337,793 138,752
9 2000 15 7,165,370 1,231,142
10 2001 13 7,696,452 2,622,000
11 2002 15 191,459,576 37,618,572
12 2003 24 62,390,970 8,743,252
13 2004 17 12,463,114 4,761,752
14 2005 37 437,905,179 4,853,946
15 2006 36 349,106,156 -
16 2007 80 911,819,885 110,000
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
( Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

16
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện đầu
tư ra nước ngoài, Việt Nam có 265 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực
với tổng vốn đầu tư 2,006 triệu USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu USD,
chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5
triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho
thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như sự tích cực tham gia vào hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong
đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP,
có 18 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD;
quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.
Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có
131 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD,
gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-
1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn
1989-1998.
Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP) có 116
dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD; tuy
chỉ bằng 88% về số dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai
đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, cao hơn
thời kỳ 1999-2005.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến giữa năm 2008, Việt Nam
đã có 317 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ
USD.

17
2. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN phân theo ngành
Bảng 2: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành
(Tính tới ngày 31/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
(Đơn vị: USD )
STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT
ĐT thực
hiện
I
Công nghiệp 113 1,504,514,883 54,847,053
CN dầu khí 9 643,940,000 43,866,840
CN nặng 51 767,176,267 1,041,061
CN nhẹ 17 14,838,810 5,338,840

CN thực phẩm 16 26,491,080 500,000
Xây dựng 20 52,068,726 4,100,312
II
Nông nghiệp 53 285,989,569 4,302,626
Nông-Lâm nghiệp 46 274,639,569 2,302,626
Thuỷ sản 7 11,350,000 2,000,000
III
Dịch vụ 99 215,533,116 5,729,737
Dịch vụ 58 92,470,818 990,985
GTVT- Bưu điện 22 51,407,266 3,400,000
Khách sạn- Du lịch 6 13,227,793 420,000
Văn hóa- Ytế- Giáo dục 6 13,037,239 918,752
Văn phòng- Căn hộ 1 30,000,000 -
XD văn phòng- Căn hộ 6 15,390,000 -
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
( Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực công nghiệp (113 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số
dự án và 75% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án quy
mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện
Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và)
Thủy điện Xekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Công ty Đầu tư phát

18
triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36
triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD).
Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư
ra nước ngoài là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng ký
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công

nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng
Việt -Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu
USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
Lĩnh vực dịch vụ (99 dự án đầu tư ra nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư ra
nước ngoài là 215,5 triệu USD) chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký
đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân
đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động,
Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương
mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu
khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu.... Còn lại là các dự
án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc....
3. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN phân theo đối tác
Bảng 3: Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác
(Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
(Đơn vị: USD )
STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT
ĐT thực
hiện
1 Lào 98 1,040,310,380 7,511,733
2 Angiêri 1 243,000,000 35,000,000
3 Madagascar 1 117,360,000 -
4 Malaysia 4 112,736,615 6,576,840
5 Irắc 1 100,000,000 -
6 Campuchia 28 89,399,869 1,394,014
7 Liên bang Nga 12 78,067,407 2,010,000
8 Hoa Kỳ 30 68,182,754 1,100,000

19
9 Cuba 1 44,520,000 -

10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000
11 Cu Ba 1 18,970,000 -
12 CHLB Đức 5 11,542,372 100,000
13 Thái Lan 4 10,405,200 -
14 Indonesia 2 9,400,000 3,240,000
15 Trung Quèc 5 3,704,150 -
16 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,000
17 Angola 4 3,432,387 -
18 Ukraina 4 3,357,286 957,286
19 Myanmar 1 2,314,760 -
20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,885
21 Hàn Quốc 6 1,961,000 -
22 Cộng hoà Séc 2 1,935,900 912,000
23 Hồng Công 6 1,881,513 394,558
24 Ba Lan 2 1,810,000 -
25 Australia 5 1,237,200 378,100
26 Bỉ 2 1,052,000 -
27 Cô Oét 1 999,700 -
28 Nam Phi 1 950,000 -
29 British Virgin Islands 1 900,000 -
30 Braxin 1 800,000 -
31 Vương Quốc Anh 3 500,000 -
32 Đài Loan 2 468,000 -
33 Italia 1 350,000 -
34 CH Uzbekistan 2 850,000 200,000
35 Bungari 1 152,280 -
36 Ấn Độ 1 150,000 -
37 Pháp 1 - -
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Tính đến năm 2007, Việt Nam đầu tư vào 37 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới với 265 dự án.
Trong 37 nước và cùng lãnh thổ, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư chủ yếu
tại:

20
Châu Á (180 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD), chiếm 68% về số dự án và
65% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào với 98 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,04 tỷ USD, chiếm 37% về số dự án
và 51,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh
vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Việt Nam hiện là nhà
đầu tư lớn thứ ba tại Lào. Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng lớn vốn đầu tư lớn
vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với
247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án
trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Về phía Lào, Lào đang rất
cần nhiều dự án đầu tư khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trung tâm
thương mại, sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất
gạch ceramic, kính, đầu tư công nghiệp dệt, dịch vụ vận chuyển. Thủ đô Vientiane
cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình ảnh và cũng chưa có đại siêu thị trong khi
nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao.
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký (1 dự án đầu tư 243 triệu USD tại Angiêri
sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga và 1 dự án
đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan).
Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số
dự án và khoảng 5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án,
tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.
Đầu tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là Công ty
Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã ký biên bản ghi nhớ về việc
hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuất

Amonia tại Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản
xuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực.
Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu khả năng liên doanh hợp tác xây
dựng một nhà máy sản xuất Amonia tại Việt Nam hoặc tại một quốc gia thứ ba khi có
đủ nguồn khí tự nhiên cung cấp cho dự án.

21
Theo dự kiến, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn
thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
4. Tình hình thực hiện dự án
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước
ngoài đã giải ngân vốn khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước
ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký
trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, cụ
thể:
- Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia
của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu
USD. Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện dầu
khí mới tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng
MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia
(giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày).
- Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã
góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD,
- Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạng
mục công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD.
Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào
của Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành
lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.

Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển
khai thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư thực
hiện khoảng 15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng Công
ty cao su Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triển khai thực
hiện theo tiến độ. Nhưng do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho việc lập kế
hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóng mặt

22
bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến chính quyền địa phương.
Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng về vùng dành cho
đất trồng cây công nghiệp, đất rừng, đất ở. Theo quy định phân cấp về đất đai của
Lào, đất với diện tích trên 100 ha do trung ương cấp phép, dưới 100 ha do địa
phương cấp phép. Khi tiếp xúc với nhà đầu tư, các địa phương của Lào thường cam
kết dành đất trên 100 ha để làm nông nghiệp, nhưng khi giao thực tế, chỉ giao thành
từng đợt 100 ha, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt khi dự án vì lý do nào đó
triển khai không đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động
tại Lào còn gặp khó khăn trong việc: làm thủ tục lưu trú của lao động Việt Nam vì
lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu; Thủ tục thông quan phức tạp (đặc biệt
ở các cửa khẩu mới), không thống nhất ở các cửa khẩu, mất nhiều loại phí không có
trong quy định của Lào.
Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như:
+ Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt
động hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế.
+ Dự án đầu tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu
đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế.
+ Dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga
của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD. Dự án được
chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-RP ngày
15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà
thầu thi công và thuê công ty tư vấn. Đồng thời, đã được phê chuẩn giải pháp kiến

trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng
sau khi được cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật
và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.).
+ Dự án đầu tư sang Campuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển
khai theo tiến độ đề ra v.v…

23
III. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Qua trên 16 năm thực hiện các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có
nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
1. Thuận lợi và những kết quả đạt được
1.1.Thuận lợi
1.1.1. Đối với trong nước
* Về luật pháp, chính sách:
- Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư ra
nước ngoài.
* Về quản lý nhà nước:
- Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án đầu
tư ra nước ngoài dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án đầu tư
ra nước ngoài đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ
quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư
ra nước ngoài đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các
vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú.
- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn.
- Xu hướng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày
càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng
địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy

hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..). Đặc biệt, đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề
đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang
các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao,
vốn lớn (thăm dò khai táhc dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.). Từ năm 2006, tổng vốn

24
ĐTRNN đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy số
lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài còn nhỏ so với con số vốn thu hút ĐTNN vào Việt Nam (trên 83 tỷ
USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của các doanh nghiệp Việt
Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đầu
tư. Nhìn chung, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu triển khai có hiệu quả,
nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.1.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Về chủ trương, chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích,
kêu gọi đầu tư nước ngoài. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền
kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản.
- Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước tiếp nhận đầu tư có tiềm năng
về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt. Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng để các
doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm
dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản...
- Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia.v.v)
là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính
phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía.
1.2. Những kết quả đạt được
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư mới, có không ít rủi ro,
song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường

quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được thành công, tạo vị thế của mình tại
thị trường ngoài nước.
Là một nước đang phát triển, bước đầu thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
song Việt Nam đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tính đến năm
2007, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là 265 dự án, với tổng vốn
đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 42,6% tổng số
dự án và 75% tổng vốn đăng ký. Riêng năm 2007, có 80 dự án của Việt Nam đầu tư

25

×