Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.88 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Lêi nãi ®Çu
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các thành
phần kinh tế được tự do kinh doanh trong khuôn khổ của Pháp luật. Để đạt
được hiệu quả tốt nhất trong sản xuất kinh doanh thì việc quản lý tốt các yếu
tố đầu vào chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó là cơ sở để đánh giá khả năng
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Quản lý, sử dụng tốt
các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất sẽ góp phần hạ giá thành sản
phẩm. Hạch toán đầy đủ, chính xác các yếu tố đầu vào sẽ cung cấp thông tin
cần thiết cho doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế được thiệt
hại có thể xảy ra. Xuất phát từ nhận thức trên, chúng ta thấy rõ tầm quan
trọng của các yếu tố đầu vào và xác định được nhiệm vụ của hạch toán các
yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trong các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu
được của quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.
Là một bộ phận trong công tác kế toán của doanh nghiệp, kế toán
nguyên vật liệu có vai trò quan trọng, giúp các nhà quản lý cân đối giữa nhu
cầu và khả năng, tiết kiệm được chi phí từ đó có kế hoạch huy động tài chính
để tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh giá trị nguyên vật liệu thường
chiếm một tỷ trọng lớn. Vì vậy, hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh
nghiệp đòi hỏi phải quản lý tốt từ khâu thu mua, dự trữ, sử dụng đến bảo quản
nguyên vật liệu. Công tác tổ chức hạch toán cần lựa chọn hình thức phù hợp
từ khâu tính giá, hạch toán tổng hợp đến hạch toán chi tiết. Có như vậy mới
đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Từ đó, em đã lựa chọn nơi thực tập là Công ty Cổ phần
gốm xây dựng Yên Thọ để qua đó tìm hiểu và nắm bắt việc hạch toán
nguyên vật liệu tại công ty với mục đích bổ sung những kiến thức đã được
học tập từ trong thực tế. Qua thời gian thực tập tuy chưa dài nhưng em đã
được tiếp xúc với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng
với sự giúp đỡ của cô giáo PGS.TS Nguyễn Minh Phương và tập thể các anh


chị em trong Phòng kế toán của Công ty Cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ em
đã đi sâu tìm hiểu chuyên đề “ Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ.
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.
Phần 3: Đánh giá thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế
toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ.
Do trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bản chuyên đề này
không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót em kính mong được tiếp nhận sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XD YÊN THỌ
1.1.Tổng quan về Công ty cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ nằm trên địa bàn xã Yên Thọ
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được thành lập ngày 11 tháng 5 năm
2009 theo Quyết định số 42/QĐ/HĐQT của Hội đồng Quản trị Công ty CP
Bến Triều trên cơ sở tách từ Công ty cổ phần Bến Triều thành hai Công ty
hoạt động độc lập và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5701260527 ngày 11 tháng 6 năm 2009.
Công ty Cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ tiền thân là Nhà máy gốm
màu Gò Đá được đầu tư xây dựng từ năm 2001, qua nhiều năm hoạt động sản
xuất kinh doanh không hiệu quả, không đảm bảo trả nợ đúng hạn ngân hàng
vì vậy vào ngày 22 tháng 10 năm 2007 toàn bộ tài sản của Nhà máy được
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Đông Triều phát mại cho Công ty cổ
phần Bến Triều tổ chức quản lý và tiếp tục sản xuất kinh doanh. Kể từ đó đến
nay Công ty không ngừng được củng cố và phát triển.

1.1.2.Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gốm
xây dựng Yên Thọ:
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất gạch ngói đất sét nung.
Hiện nay Công ty sản xuất các loại sản phẩm gạch ngói từ đất sét nung
với quy trình công nghệ nung tuynel. Công nghệ này đang được các đơn vị
hàng đầu về gạch, ngói đất sét nung áp dụng, cho ra những sản phẩm có mẫu
mã đẹp, chất lượng ổn định, tỷ lệ thu hồi cao. Công nghệ này cho phép sản
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
xuất đảm bảo các điều kiện về môi trường. Hiện nay công nghệ này đang
được Nhà nước, Bộ xây dựng và các tỉnh thành trong cả nước khuyến khích
áp dụng thay thế cho lò đứng thủ công.
Sản phẩm của Công ty đã và đang tạo được uy tín trên thị trường do
chất lượng được đảm bảo, mẫu mã đẹp, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng.
Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm đang ngày càng gặp nhiều khó
khăn do trên địa bàn huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh còn có nhiều đơn
vị sản xuất kinh doanh cùng mặt hàng và cùng thiết bị dây chuyền công nghệ.
Bên cạnh đó lực lượng lao động liên tục biến động và đại bộ phận người lao
động xuất thân từ nông nghiệp nên chất lượng lao động không cao, thiếu tác
phong công nghiệp không phát huy được năng suất lao động và công suất
máy móc thiết bị.
Tuy gặp không ít khó khăn nhưng lãnh đạo Công ty đã cố gắng khắc
phục khó khăn trước mắt, xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai, từng
bước tạo thị phần trong khu vực lân cận và phát triển các khách hàng mục
tiêu. Công ty đi sâu nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, mở rộng
mạng lưới marketing trên khu vực đồng bằng sông Hồng. Qua quá trình thăm

dò, Công ty đã tìm hiểu được nhu cầu thị trường hiện nay đang có xu hướng
chuyển sang dùng gốm mỹ nghệ. Nhiều khách hàng đặt hàng ngói vảy thay
cho ngói có kích thước lớn để trang trí các công trình kiến trúc. Nắm bắt được
nhu cầu của thị trường, Công ty đã cho một số công nhân đi đào tạo, học tập
về kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới và đầu tư một dây chuyền công nghệ sản
xuất gốm mỹ nghệ. Qua thời gian thâm nhập thị trường, mở rộng thị phần
Công ty đã thu được kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả sản xuất kinh doanh được phản ánh trong các chỉ tiêu cơ bản
trong 2 năm gần đây:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Bảng 1. Đánh giá khái quát các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng
của Công ty cổ phần gốm xây dựng Yên Thọ (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm 2008 so với
năm 2007
Chênh
lệch %
Tổng tài sản bình quân 28.375 34.257 +5.882 120,7
Tổng doanh thu 12.230 22.037 +9.807 180,2
Giá vốn 11.823 21.256 +9.433 179,8
Lợi nhuận 407 781 +374 191,9
Các khoản nộp Nhà nước 150 414 +264 276,0
Thu nhập bình quân đầu người 1,150 1,473 +0,323 128,0
Lợi nhuận/tổng tài sản 0,014 0,023 +0,009 164,3

Lợi nhuận/Giá vốn 0,034 0,037 0,003 108,8
(Nguồn: báo cáo kế toán , báo cáo quản trị năm 2007,2008)
Từ số liệu trên cho thấy xu hướng phát triển tương đối nhanh của Công
ty từ năm 2007 đến nay. Năm 2008 so với năm 2007 các chỉ tiêu về tổng tài
sản bình quân, tổng doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp Nhà nước, thu nhập
bình quân đầu người đều tăng. Đặc biệt sức sinh lời của tổng tài sản bình
quân tăng cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty. Năm 2008 tổng tài sản
bình quân tăng 5.882 triệu đồng tăng 20,7%. Tổng doanh thu tăng 9.807 triệu
đồng tăng 80%. Kết quả Công ty đạt lợi nhuận 781 triệu đồng, tăng 374 triệu
đồng tức tăng 91,9% so với năm 2007. Các khoản nộp Nhà nước tăng 264
triệu đồng, tăng 176%. Sức sinh lời của tổng tài sản bình quân tăng từ 0,014
lên 0,023. Sức sinh lời của giá vốn tăng 8,8%. Thu nhập bình quân đầu người
tăng từ 1,15 triệu đồng/người/năm lên 1,473 triệu đồng/người/năm, tăng 28%.
Đây là xu hướng có lợi cho Công ty.
Để đạt được những kết quả trên là sự huy động các nguồn lực tài chính
của Công ty một cách hiệu quả, sự năng động của các thành viên Hội đồng
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
quản trị trong việc mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ.Trong những
năm tới, Công ty tập trung mọi biện pháp giữ vững thị trường truyền thống là
khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, quan tâm đến khu vực công
trình dân dụng và sản phẩm chủ chốt là gạch xây. Đối với sản phẩm
mỏng(ngói lợp 22, nem tách 300, nem tách 250) tập trung khai thác thị trường
tại khu vực Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu này, Công ty tổ chức củng cố thiết
lập lại mạng lưới bán hàng ở thị trường sản phẩm mỏng, giữ ổn định và phát
triển mạng lưới bán hàng ở thị trường truyền thống, tập trung tiết kiệm chi phí
giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh, làm tốt công tác marketing.
1.1.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh

Với quy trình sản xuất gạch ngói từ đất sét nung, Công ty tổ chức cơ
cấu sản xuất như sau: gồm 3 phân xưởng: Phân xưởng chế biến tạo hình, phân
xưởng Sấy nung, Phân xưởng cơ điện.
- Phân xưởng chế biến tạo hình:
Từ đất sét tập trung về ngâm ủ, pha trộn than, cát đưa vào kho chứa
đảm bảo thời gian đưa vào máy chế biến tạo hình sản phẩm mộc sau đó tập
kết tại sân cáng tránh ánh nắng trực tiếp khi đạt tiêu chuẩn về độ ẩm được vận
chuyển tới lò nung. Kết thúc giai đoạn tạo hình.
-Phân xưởng Sấy nung:
Sau khi sản phẩm mộc được vận chuyển từ phân xưởng chế biến tạo
hình, sản phẩm được xếp vào goòng chuyển vào hầm sấy khô. Hầm được thiết
kế tận dụng nhiệt thừa từ lò nung liên hoàn, sấy sản phẩm đến khi đạt độ ẩm
<5% thì chuyển sang lò nung liên hoàn nung với nhiệt độ từ 900
o
đến 1050
o
với thời gian từ 45 đến 60 phút/goòng tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.
-Phân xưởng Cơ điện:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Là phân xưởng phục vụ, chuyên sửa chữa các máy móc thiết bị phục vụ
cho 2 phân xưởng Chế biến tạo hình và Sấy nung hoạt động. Quản lý máy và
thiết bị cơ khí, ô tô, xe máy, trạm biến áp, các thiết bị sử dụng điện và đường
dây tải điện. Phối hợp với bộ phận kế hoạch-kỹ thuật lập dự toán mua sắm
vật tư, thiết bị, kế hoạch sửa chữa đáp ứng yêu cầu sản xuất, kịp thời xử lý các
sự cố hỏng hóc máy móc, thiết bị đột xuất, đảm bảo cho sản xuất trở lại bình
thường.
1.1.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ:
Sơ đồ 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất cơ bản của Công ty:

Khai thác nguyên liệu, ngâm ủ phong hoá
Hệ máy gia công nguyên liệu
Hệ máy đùn ép liên hợp chân không và tạo hình
Phơi đảo tự nhiên
Xếp goòng
Sấy, nung trong lò Tuynel
Ra lò, phân loại sản phẩm
Sản phẩm
Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty, nguyên vật
liệu chính là đất sét, than, cát phụ gia đòi hỏi Công ty phải bố trí một hệ thống
bến bãi đủ lớn để tập kết. Đất sét dự trữ chỉ cần bạt che phủ tránh ánh nắng
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
trực tiếp mà không cần kho tàng. Đất sét cần có thời gian ngâm ủ và phong
hoá cùng với các phụ gia cát đen và than bùn. Trên thực tế, Công ty đã bố trí
hàng nghìn mét vuông bến bãi để chứa nguyên vật liệu dự trữ và sản xuất.
Công nghệ máy đùn ép liên hợp chân không và sấy nung trong lò tuynel là
một công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản xuất liên tục, cho năng suất cao nên
Công ty bố trí sản xuất liên tục 3 ca. Việc đảm bảo đủ, kịp thời nhiên liệu,
phụ tùng thay thế được Công ty coi trọng. Nhiên liệu chủ yếu là dầu FO, dầu
DIEZEN chạy máy, dầu thuỷ lực phục vụ cho các máy móc hoạt động
thường xuyên, liên tục. Kho nhiên liệu dự trữ được xây dựng, bảo quản theo
yêu cầu phòng chống cháy nổ. Kho phụ tùng được dự trữ cho việc khắc phục
kịp thời các hỏng hóc của hệ thống máy móc, đảm bảo quá trình sản xuất
không bị gián đoạn. Hệ thống kho nguyên vật liệu được bố trí trên 3 kho.
1.1.5. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý
1.1.5.1 Khái quát mô hình tổ chức quản lý:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh là tập trung khai thác
nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và quản lý sử dụng vốn

có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường nên Công ty xây dựng cho mình một
bộ máy quản lý hợp nhất để có hiệu quả quản lý cao.
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến. Giám đốc chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, điều hành trực tiếp phân công các phó giám
đốc, các phòng ban nghiệp vụ và các bộ phận liên quan.
* Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần gốm XD Yên Thọ:
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 209 người.
Trong đó: Lao động nam là 82 người.
Lao động nữ là 127 người.
Tổng số cán bộ tham gia quản lý và chuyên môn nghiệp vụ có 23
người.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Trong đó: Người có trình độ đại học: 3 người,
Người có trình độ cao đẳng: 5 người,
Người có trình độ trung cấp 15 người.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
1.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
8
Hội đồng quản trị
Phòng tài
chính kế
toán
Phân
xưởng
Chế biến
tạo hình

Phân
xưởng
Sấy nung
Phân
xưởng
Cơ điện
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng
Kinh
doanh
Phòng Kế
hoạch kỹ
thuật
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc phụ trách
kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách sản
xuất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động sản xuất kinh
doanh, trực tiếp điều hành Công ty. Điều hành hoạt động của Công ty thông
qua các Phó giám đốc phụ trách, Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất :
Trực tiếp phụ trách toàn bộ khối sản xuất của Công ty bao gồm: các
phòng nghiệp vụ, các phân xưởng sản xuất. Điều hành công tác kế hoạch,
công tác thống kê, quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, an ninh, y tế, an
toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các chính sách với người lao động.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh

Trực tiếp phụ trách toàn bộ khối kinh doanh của Công ty bao gồm: các
phòng nghiệp vụ, phòng ban liên quan. Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt
động khối kinh doanh bán hàng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kế
hoạch, kết quả sản lượng, doanh số bán hàng, thu hồi công nợ. Tham mưu
giúp Giám đốc về các thông tin thị trường, chính sách bán hàng, chính sách
giá, chiến lược marketing. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc chỉ đạo công tác
chuyên môn trong phạm vi được phân công. Tham mưu giúp Giám đốc triển
khai công việc có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
-Phòng Tài chính kế toán:
Thực hiện toàn bộ khối lượng kế toán của Công ty. Tổ chức xây dựng
quy chế quản lý nghiệp vụ thống nhất về tài chính kế toán, thống kê số liệu,
hồ sơ lưu trữ và chế độ báo cáo trong toàn Công ty. Tổng kết đánh giá tình
hình quản lý, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, đánh giá việc sử dụng, bảo
toàn và phát triển vốn. Tham mưu giúp Giám đốc các biện pháp sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn. Đề xuất các phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ chế
quản lý tài chính đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
-Phòng Tổ chức hành chính:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Thực hiện các chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý lao động-
tiền lương, quản lý hành chính-quản trị-an ninh, vệ sinh an toàn lao động.
Triển khai công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên,
quản lý các chế độ người lao động, công tác bảo hộ lao động. Thực hiện công
tác tuyển dụng lao động, xây dựng đào tạo nhân lực, phương án quy hoạch, bổ
sung lao động từng thời kỳ. Tổ chức phối hợp và xây dựng các quy định, quy
chế nội bộ phù hợp với quy định của Pháp luật. Tham mưu với Giám đốc về
tổ chức, quản lý sản xuất, tổ chức lao động tiền lương, định mức lao động.
Triển khai theo dõi công tác thi đua khen thưởng.

-Phòng Kế hoạch kỹ thuật:
Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch cung ứng vật tư nguyên liệu, kế hoạch xây dựng cơ bản của Công ty.
Theo dõi đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận và các phòng ban có liên quan
đến việc cung ứng vật tư để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất đề
ra. Xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức dự trữ hàng
tồn kho. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kế hoạch. Đánh
giá chất lượng máy móc, thiết bị, vật tư, công cụ nhập kho. Quản lý hệ thống
quản lý chất lượng. Mua sắm vật tư thiết bị. Dự thảo hợp đồng kinh tế và theo
dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tổng hợp việc xây dựng và thực hiện
kế hoạch tháng, quý, năm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty.
-Phòng Kinh doanh:
Quản lý toàn bộ khối kinh doanh của Công ty. Xây dựng, thực hiện
chiến lược tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
tháng, quý, năm. Xác định cung, cầu thị trường qua từng thời kỳ để tham mưu
cho sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo điều tiết sản xuất kinh doanh phù hợp
với từng thời kỳ. Điều hành mạng lưới tiêu thụ, phương tiện vận chuyển đến
thị trường cần. Xây dựng quy chế, quy định quản lý tài chính đối với công
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
tác thanh toán sau tiêu thụ, chỉ đạo quản lý giá cả. Tổ chức thu thập tài liệu, tư
liệu, thống kê lưu trữ số liệu liên quan đến kinh doanh.
-Phân xưởng Chế biến tạo hình, phân xưởng Sấy nung và phân
xưởng Cơ điện:
Có chức năng quản lý kỹ thuật về thiết bị máy móc của Công ty. Tổ
chức thực hiện các công việc cụ thể phục vụ cho dây chuyền hoạt động ổn
định, bền, đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, vận hành phục vụ sản xuất. Kịp
thời xử lý các sự cố hỏng hóc đảm bảo sản xuất chủ động liên hoàn.
Tại các phân xưởng, các tổ chức sản xuất có các quản đốc phân xưởng

trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng mình,
chịu trách nhiệm quản lý công nhân của phân xưởng trong thời gian làm việc,
bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, vật tư, nguyên nhiên liệu,
phụ tùng, công cụ lao động, giữ bí mật về công nghệ sản xuất trong quá trình
sản xuất.
Các phòng ban và các phân xưởng có mối liên hệ chặt chẽ, cùng bàn
bạc triển khai công việc khi có lệnh của giám đốc.
Với bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, có sự phân cấp quản lý rõ ràng,
có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh đã phát huy tốt hiệu quả. Kết quả hoạt động của Công ty được thể hiện
trong bảng 1. đánh giá các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng năm 2007 và
năm 2008.
1.1.5.3. Xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần gốm xây dựng
Yên Thọ trong những năm tới.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vấn đề lợi
nhuận được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Với mức độ cạnh tranh
ngày càng gay gắt, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, Công ty đã xây
dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài. Tập trung nghiên cứu phát triển
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
những sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu khách hàng, tiêu hao
ít nguyên vật liệu mà doanh thu vẫn cao. Sản phẩm mỏng được ưu tiên với
chủ lực là ngói lợp 22, nem tách 300, nem tách 250. Đối với gạch xây dựng
vẫn duy trì ở mức trung bình để giữ thị phần và từng bước mở rộng thị phần
sang những sản phẩm khác.
Để thực hiện được những chỉ tiêu đã đề ra, hiện nay Công ty đã có
những bước đầu tư về công nghệ, mua sắm thêm dây chuyền sản xuất sản
phẩm mới, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân để điều hành, vận
hành sản xuất. Bộ phận kinh doanh từng bước mở rộng thị trường trên các

tỉnh phía bắc thông qua các đại lý phân phối, giới thiệu sản phẩm.
Bảng 2: Bảng dự báo xu hướng phát triển của Công ty trong 2
năm: 2009-2010:( đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2010 so với
năm 2009
Chênh
lệch %
Tổng tài sản bình quân 34.462 50.172 +15.710 145
Tổng doanh thu 25.182 37.345 +12.163 148
Lợi nhuận 1.720 3.322 +1.602 193
Thu nhập bình quân đầu người 1,8 2,0 +0,2 111
Lợi nhuận/tổng tài sản 0,050 0,066 +0,016 132
Sản lượng tiêu thụ(1000 sp) 38.522 49.006 10.484 127
Với xu hướng đầu tư, mở rộng sản xuất, dự báo tổng tài sản bình quân
của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 45%. Sản lượng tiêu thụ tăng
27%. Do đầu tư vào các sản phẩm mỏng có doanh thu cao sẽ nâng doanh thu
tăng 48%. Do tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận sẽ tăng trên 90% .
Công ty phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ gần 1,5 triệu
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
12
Chuyờn thc tp tt nghip - GV hng dn: PGS.TS Nguyn Minh Phng
ng/ngi/thỏng nm 2008 lờn 1,8 triu ng/ngi/thỏng nm 2009 v 2
triu ng/ngi/thỏng nm 2010. Hiu qu u t s c ci thin qua cỏc
ch tiờu li nhun/tng ti sn tng 32%.
1.2.C IM T CHC CễNG TC Kấ TON TRONG

CễNG TY C PHN GM XY DNG YấN TH
1.2.1 c im t chc b mỏy k toỏn
1.2.1.1. Khỏi quỏt v b mỏy k toỏn
Trong c ch th trng, mi doanh nghip u phi nghiờn cu, xõy
dng cho mỡnh mt b mỏy qun lý v b mỏy k toỏn gn nh, phự hp vi
hot ng sn xut kinh doanh ca n v. Vi c im t chc sn xut tp
trung ti mt bng Cụng ty, hot ng sn xut kinh doanh khụng phõn tỏn
nờn Cụng ty t chc mụ hỡnh k toỏn tp trung. Ton b cụng vic k toỏn
c x lý ti Phũng k toỏn. Ton b hot ng ca b mỏy k toỏn di s
ch o ca K toỏn trng. Di cỏc phõn xng khụng t chc b mỏy k
toỏn riờng m ch cú cỏc nhõn viờn thng kờ. B mỏy k toỏn tp trung va
gim c s lao ng k toỏn va m bo phn ỏnh kp thi nhng bin
ng ti sn giỳp lónh o cú hng x lý hot ng sn xut kinh doanh
t hiu qu cao.
Cụng ty b trớ kt hp k toỏn ti chớnh vi k toỏn qun tr phi hp
phỏt huy tt chc nng nhim v ca tng b phn, kp thi tham mu cho
lónh o trong cụng tỏc qun lý ti chớnh.
Hin nay, Phũng k toỏn ti chớnh ca Cụng ty cú 7 ngi: 1 k toỏn
trng, 5 nhõn viờn k toỏn v 1 th qu.
Trong ú: ngi cú trỡnh i hc l 02, ngi cú trỡnh cao ng l
01, ngi cú trỡnh trung cp l 04.
S 3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:
Sinh viờn: Nguyn Th Nhó lp K toỏn tng hp K39
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
12.1.2. Chức năng nhiệm vụ phòng kế toán tài chính và từng bộ
phận
*Chức năng nhiệm vụ phòng kế toán tài chính
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán – tài chính của Công ty cổ
phần gốm xây dựng Yên Thọ là phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách
chính xác, đầy đủ và kịp thời. Thu thập xử lý số liệu nhằm cung cấp thông tin
cần thiết phục vụ công tác quản lý. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch,
việc sử dụng các nguồn vốn, lập kế hoạch phân phối nguồn vốn bằng tiền
trong việc sử dụng vật tư, lao động và mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về kinh tế tài chính, tham ô,
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
Bộ
phận
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Bộ
phận
kế toán
thành
phẩm
công
nợ
Bộ
phận
Kế
toán
tổng
hợp
Bộ
phận
Kế

toán
vật tư
Bộ
phận
Kế
toán
tiền
lương
14
Thủ
quỹ
Kế toán trưởng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
lãng phí. Tham mưu giúp giám đốc và lãnh đạo Công ty có kế hoạch huy
động và sử dụng vốn hiệu quả nhất.
Phòng kế toán tài chính của Công ty vừa thực hiện kế toán tài chính
vừa thực hiện kế toán quản trị. Bộ phận kế toán đảm nhận kế toán tài chính
công việc nào thì đảm nhận kế toán quản trị công việc đó.
*Chøc n¨ng nhiệm vụ của từng bộ phận.
-Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty. Kiểm
tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của
Công ty, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế
toán. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc giám sát tài chính tại Công
ty. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong công ty.
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán. Lập báo
cáo tài chính.
Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Có
quyền có ý kiến bằng văn bản với Giám đốc công ty trong việc tuyển dụng,

thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật với người làm kế toán, thủ
kho, thủ quỹ.
- Thủ quỹ:
Bảo quản tiền mặt, thực hiện thu, chi khi có các chứng từ hợp lệ và
chịu sự điều hành của kế toán trưởng.
- Bộ phận Kế toán vốn bằng tiền:
Lập các chứng từ thu, chi tiền phát sinh trong kỳ. Mở sổ, ghi sổ và cung
cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phạm vi phần việc cho các bộ phận liên
quan. Hoàn tất các thủ tục thanh toán với ngân hàng về tiền vay, tiền gửi, tiền
lãi. Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc phần việc kế toán và báo cáo tài chính định
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
kỳ, chịu trách nhiệm về sự trung thực, chính xác của các số liệu. Tổ chức lưu
trữ tài liệu.
- Bộ phận Kế toán vật tư:
Lập chứng từ hoặc thu nhận chứng từ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong kỳ liên quan. Mở sổ, ghi sổ cung cấp số liệu kế toán thuộc phạm vi phần
việc cho các bộ phận liên quan. Cùng đối chiếu các số liệu nhập, xuất với kế
toán công nợ, thanh toán(hoá đơn, hợp đồng, đơn đặt hàng). Theo dõi tình
hình sử dụng vật tư theo định mức, phát hiện những bất hợp lý trong sử dụng.
Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư phục vụ kiểm kê, quyết toán định
kỳ theo quy định. Tổ chức lưu trữ tài liệu.
- Bộ phận Kế toán lương:
Lập chứng từ, thu nhận, xử lý chứng từ thuộc phạm vi phần tài chính kế
toán được phân công. Kiểm tra các tài liệu tính lương, bảng kê sản lượng,
ngày công, đơn giá sản phẩm. Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng
theo từng đối tượng. Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và
hạch toán chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương phục vụ cho các phần
hạch toán giá thành. Phối hợp với các công nhân, viên chức và cơ quan chức

năng hoàn tất các thủ tục thanh toán đảm bảo đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của
công nhân viên chức trong Công ty với cơ quan chức năng (BHXH,BHYT).
Lập phương án trả lương, thưởng trong Công ty. Đề xuất các biện pháp quản
lý, sử dụng có hiệu quả tiền lương. Xây dựng triển khai thực hiện những công
việc được giao theo nghiệp vụ tiền lương và các chế độ khác có liên quan, lưu
trữ tài liệu có liên quan.
- Bộ phận Kế toán công nợ:
Viết hoá đơn xuất hàng. Theo dõi doanh thu bán hàng. Cùng các bộ
phận kế toán khác đối chiếu công nợ, phát hiện những mất cân đối, các hiện
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
tượng nợ đọng không có khả năng thu hồi. Báo cáo tình hình công nợ. Tổ
chức lưu trữ tài liệu.
- Bộ phận Kế toán tổng hợp:
Theo dõi tình hình đầu tư tài sản cố định, khấu hao đã trích và sử dụng
nguồn khấu hao. Căn cứ vào số liệu về khấu hao, phân bổ chi phí sản xuất
chung, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và các khoản trích theo
lương để tính giá thành. Lập các báo cáo tổng hợp. Phát hiện những điểm
không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ, báo cáo, đề xuất
kế toán trưởng phương hướng xử lý.
1.2.2. Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán của từng
bộ phận trong Công ty:
1.2.2.1.Hình thức kế toán:
Hiện tại Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC.
Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm.
Hình thức kế toán áp dụng là Kế toán máy, thiết kế theo nguyên tắc
hình thức kế toán Nhật ký chung.

Với điều kiện ứng dụng vi tính và phù hợp với quy mô sản xuất kinh
doanh của Công ty, phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty là phần mềm
FAST- ACCOUNTING bao gồm các phần hành kế toán sau:
- Kế toán vốn bằng tiền.
- Kế toán công nợ phải thu: bán hàng và phải thu khác.
- Kế toán công nợ phải trả: mua hàng, vật tư và phải trả khác.
- Kế toán hàng tồn kho.
- Kế toán tài sản cố định.
- Kế toán chi phí và tính giá thành.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
- Kế toán tổng hợp.
Các chương trình phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của
hình thức kế toán Nhật ký chung. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ
hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng
làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ
liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào kế toán thực hiện
các thao tác khoá sổ(cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể
kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in
ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của
các bộ phận kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ
tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 4:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký
chung của Công ty:

Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
18
Sổ quỹ
Nhật ký chung
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Sổ(thẻ) kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra
1.2.2.2. Đặc điểm phần hành kế toán của từng bộ phận.
* Kế toán vốn bằng tiền(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
Các chứng từ gồm: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, đề
nghị tạm ứng, hóa đơn bán hàng
Các sổ kế toán gồm: sổ chi tiết, sổ tổng hợp các tài khoản được thiết kế
sẵn trên máy tính theo mẫu quy định.
- Kế toán tiền mặt:
+Nghiệp vụ thu tiền mặt
Nghiệp vụ thu tiền mặt chủ yếu của Công ty là thu tiền bán hàng, thu
tiền nợ của khách hàng, thu hoàn tạm ứng, thu thanh lý nhượng bán tài sản,
vật tư
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo kế
toán

19
Sổ cái
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu thu phát sinh, kế toán mở phần mềm
thiết kế cho nhật ký chung, căn cứ vào nội dung kinh tế của từng chứng từ, kế
toán nhập dữ liệu, định khoản ghi Có vào các tài khoản liên quan. Các số liệu
sẽ được tự động nhập vào các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 111 bên Nợ và các
sổ chi tiết, sổ cái tài khoản liên quan (bên Có).
Đối với nghiệp vụ thu tiền do bán hàng thu tiền ngay, khi kế toán nhập
dữ liệu số tiền theo hoá đơn bán hàng, số tiền thuế VAT đầu ra phải nộp máy
sẽ nhập vào sổ chi tiết, sổ cái TK111 tổng số tiền trên hoá đơn vào bên Nợ,
sổ chi tiết, sổ cái TK511 vào bên Có số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và
số tiền thuế VAT vào sổ chi tiết, sổ cái TK3331 vào bên Có.
Đối với nghiệp vụ thu tiền nợ của khách hàng do bán chịu khi nhập dữ
liệu trên phiếu thu vào Nhật ký thu tiền theo mã khách hàng, máy sẽ tự động
nhập dữ liệu vào sổ chi tiết, sổ cái TK111 bên Nợ và sổ chi tiết, sổ cái TK131
bên Có.
Đối với các nghiệp vụ thu tiền khác: hoàn tạm ứng, bán phế liệu, thanh
lý tài sản tuỳ theo từng nghiệp vụ khi kế toán nhập dữ liệu vào nhật ký
chung và vào tài khoản đối ứng máy sẽ tự động nhập dữ liệu vào sổ chi tiết,
sổ cái TK111 bên Nợ và sổ chi tiết, sổ cái TK141, 511, 138 vào bên Có.
Phiếu thu được viết làm 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho
người nộp, liên 3 luân chuyển ghi sổ kế toán. Phiếu thu được luân chuyển
theo trình tự và được kế toán vốn bằng tiền bảo quản lưu trữ trong năm tài
chính. Cuối năm khi báo cáo quyết toán được duyệt phiếu thu được chuyển về
kho lưu trữ của Công ty.
Sơ đồ 05: Sơ đồ luân chuyển chứng từ phiếu thu tại Công ty:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Người
nộp tiền
KTT,

KT vốn
bằng tiền
Thủ quỹ
1.Đề nghị nộp tiền 1
2.Viết phiếu thu 2
3.Ký phiếu thu 3
4.Thu tiền 4
5.Ghi sổ 5
6.Bảo quản, lưu trữ 6
+Nghiệp vụ chi tiền mặt:
Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu chi phát sinh, kế toán mở phần mềm
thiết kế cho Nhật ký chung và nhập dữ liệu vào nhật ký. Các dữ liệu sẽ tự
động nhập vào các sổ chi tiết, sổ cái TK111 bên Có và các sổ chi tiết, sổ cái
tài khoản liên quan khác bên Nợ.
Nghiệp vụ chi tiền chủ yếu, thường xuyên của Công ty là mua vật tư,
tài sản, thanh toán với công nhân viên, thanh toán với các cơ quan chức năng
nhà nước và các khoản chi mua dịch vụ khác bằng tiền. Vì vậy khi có nghiệp
vụ chi tiền phát sinh kế toán nhập dữ liệu vào Nhật ký chung về số tiền và tài
khoản đối ứng máy sẽ tự động nhập dữ liệu vào sổ chi tiết, sổ cái TK111 bên
Có và sổ chi tiết, sổ cái TK334 vào bên Nợ nếu là nghiệp vụ trả lương công
nhân viên. Nếu mua tài sản cố định vào sổ chi tiết, sổ cái TK211 phần nguyên
giá, TK133 phần thuế VAT được khấu trừ. Nếu mua vật tư vào sổ cái, sổ chi
tiết TK152,153 phần giá trị vật tư, vào sổ chi tiết, sổ cái TK 133 phần thuế
VAT được khấu trừ. Đối với nghiệp vụ thanh toán với các cơ quan chức năng
Nhà nước: cơ quan thuế, cơ quan Bảo hiểm sẽ vào sổ chi tiết, sổ cái các
TK338, 821 bên Nợ. Ngoài ra còn các khoản chi trả dịch vụ khác bằng tiền.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
21
Bước công
việc
Trách nhiệm
luân chuyển
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Phiếu chi được viết làm 2 liên. Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 luân chuyển
ghi sổ. Việc ghi sổ và bảo quản chứng từ chi trong niên độ do Kế toán vốn
bằng tiền thực hiện. Hết năm tài chính chứng từ chi được chuyển về kho lưu
trữ của Công ty. Trình tự luân chuyển phiếu chi như sau:
Sơ đồ 06:Sơ đồ luân chuyển chứng từ phiếu chi tại Công ty:
Người có
nhu cầu
TT
KTT,

KT vốn
bằng tiền
Thủ quỹ
1.Đề nghị thanh toán 1
2.Duyệt lệnh chi 2
3.Viết phiếu chi 3
4.Ký phiếu chi 4
5.Chi tiền 5
6.Ghi sổ 6
7.Bảo quản, lưu trữ 7
-Kế toán tiền gửi Ngân hàng:
Nghiệp vụ kế toán tiền gửi Ngân hàng ở Công ty chủ yếu là tiền vay
ngân hàng cả ngắn hạn và dài hạn, tiền ở tài khoản vãng lai do các đối tác

chuyển qua tài khoản tiền gửi.
Mỗi tuần 1 lần, kế toán đến ngân hàng nhận giấy báo Có khi khách
hàng thanh toán tiền hàng qua ngân hàng, phát hành séc rút tiền mặt hoặc làm
các thủ tục chuyển tiền bằng uỷ nhiệm chi theo hợp đồng mua hàng, thanh
toán tiền gốc vay, lãi vay với ngân hàng
Khi nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng được thực hiện căn cứ vào
từng chứng từ gốc kế toán vào phần mềm thiết kế cho tiền gửi ngân hàng. Đối
với nghiệp vụ nhận giấy báo có do khách hàng trả tiền hàng kế toán nhập dữ
liệu vào bên sổ chi tiết, sổ cái TK112 bên Nợ và sổ chi tiết, sổ cái TK131 bên
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
22
Bước
công việc
Trách nhiệm
luân chuyển
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Có. Đối với nghiệp vụ phát hành séc rút tiền mặt số liệu được nhập vào sổ chi
tiết, sổ cái TK111 bên Nợ, sổ chi tiết, sổ cái TK112 bên Có. Khi nghiệp vụ uỷ
nhiệm chi trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp được thực hiện, số liệu được kế
toán nhập vào phần mềm sẽ tự động vào sổ chi tiết, sổ cái TK 331 bên Nợ(chi
tiết theo mã khách hàng) và sổ chi tiết, sổ cái TK112 bên Có. Hàng tháng, căn
cứ vào khế ước vay của Ngân hàng, kế toán đến thanh toán khoản tiền gốc
vay, lãi vay trả ngân hàng. Nếu thanh toán lãi vay ngắn hạn bằng tiền gửi
ngân hàng trên tài khoản vãng lai của Công ty, căn cứ vào giấy báo Nợ của
Ngân hàng kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm số liệu sẽ được nhập vào sổ
chi tiết, sổ cái TK635 bên Nợ, sổ chi tiết sổ cái TK112 bên Có. Nếu là lãi vay
dài hạn được hạch toán vào bên Nợ TK242 để hàng tháng phân bổ vào
TK635. Khi trả tiền gốc vay ngắn hạn máy sẽ nhập dữ liệu vào tài bên Nợ
TK311, nếu gốc vay dài hạn vào bên Nợ TK341.
Đến ngày cuối cùng của tháng, kế toán tiến hành khoá sổ chi tiết, sổ cái

TK111,112. Số liệu cuối tháng được tổng hợp vào Bảng cân đối kế toán, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ của tháng đó.
Sơ đồ 7:Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế
toán trên máy vi tính của Công ty:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
23
Phiếu thu, chi,
báo nợ,báo có,uỷ
nhiệm chi, séc.
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Sổ kế toán tổng hợp,
chi tiết TK111,112,133,
111,152,153,131,
141,511,3331,311,341,
635,242,334,338
-Báo cáo tài chính:
- Báo cáo kế toán
quản trị
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra
*Kế toán doanh thu, công nợ (phải thu, phải trả):
Hàng ngày, căn cứ vào các hợp đồng mua hàng, bán hàng chịu kế toán
công nợ viết hoá đơn nhập, xuất hàng và hoá đơn bán hàng.

Mỗi hoá đơn mua hàng chịu được phản ánh 1 dòng trên Nhật ký
chung. Hàng được nhập kho, kế toán xác định mã nhà cung cấp để ghi nhận
khoản phải trả. Trên Nhật ký mua hàng dữ liệu được nhập sẽ tự động vào sổ
chi tiết, sổ cái TK331 bên Có và sổ chi tiết, sổ cái TK152,153 211 phần giá
trị tài sản bên Nợ, sổ chi tiết, sổ cái TK133 phần thuế VAT được khấu trừ bên
Nợ.
Khi nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa thu tiền được thực hiện kế toán lập
phiếu xuất kho thành phẩm và lập hoá đơn bán hàng. Dữ liệu được nhập vào
Nhật ký bán hàng. Mỗi hoá đơn bán hàng được ghi trên 1 dòng Nhật ký
chung. Số liệu được tự động nhập vào sổ chi tiết, sổ cái TK131 bên Nợ và sổ
chi tiết, sổ cái TK511 phần ghi nhận doanh thu bên Có, sổ chi tiết, sổ cái TK
3331 phần thuế VAT phải nộp bên Có.
Các nghiệp vụ phải thu khác, phải trả khác tuỳ theo từng trường hợp
mà kế toán phản ánh vào TK 138, 338, 334,141
Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay được phản ánh ở Nhật ký chung
và số liệu được thể hiện trên sổ chi tiết, tổng hợp TK111,112,511,3331 và các
tài khoản liên quan.
Các khoản chiết khấu, giảm giá được phản ánh trên số chi tiết, tổng hợp
TK 531,532.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Cuối tháng, kế toán khoá sổ chi tiết, sổ cái. Số liệu trên sổ chi tiết được
đối chiếu với sổ cái các tài khoản. Số liệu trên sổ cái được tổng hợp trên Bảng
cân đối kế toán phần Nợ phải thu, Phải trả người bán, báo cáo kết quả kinh
doanh phần Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu thuần, giá vốn hàng
bán.
Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ kế toán doanh thu, công nợ theo hình thức
kế toán trên máy vi tính của Công ty:
Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra
* Kế toán vật tư:
Chứng từ sử dụng gồm: thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá
đơn bán hàng. Đối với vật tư của Công ty chủ yếu là công cụ nhỏ, nguyên vật
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã lớp Kế toán tổng hợp K39
25
Phiếu nhập
kho,xuất kho,hoá
đơn bán hàng
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Sổ kế toán tổng hợp,
chi tiết:
TK511,3331,111,112,
155,632,131,331,531,
532.
-Báo cáo tài chính:
- Báo cáo kế toán
quản trị

×