Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Ứng dụng và phát triển thị trường e banking tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.53 KB, 41 trang )

Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
TpHCM, ngày 27 tháng 03 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
SVTH: Chung Từ Bảo Như – ĐH Ngân hàng TPHCM 1
Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
NHẬN XÉT CỦA ĐẠI DIỆN CÔNG TY/CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
TpHCM, ngày 27 tháng 03 năm 2013
Đại diện công ty/cơ quan thực tập
SVTH: Chung Từ Bảo Như – ĐH Ngân hàng TPHCM 2
Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Mục lục

SVTH: Chung Từ Bảo Như – ĐH Ngân hàng TPHCM 3
Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Danh sách bảng

SVTH: Chung Từ Bảo Như – ĐH Ngân hàng TPHCM 4
Lời nói đầu
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây, tình hình hoạt
động kinh doanh sản phẩm dịch vụ nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng dần
chuyển biến và cung cấp nhiều ứng dụng để tăng cường tính tiện ích cho khách hàng. Sự ra đời
của dịch vụ E-Banking – Ngân hàng điện tử là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ
thông tin.Dịch vụ E-banking cung cấp các sản phẩm ngân hàng thông qua phương tiện điện tử và
internet đã rất phát triển và quen thuộc với khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trên thế giới.Tại
Việt Nam, E-Banking cũng dần trở nên quan trọng và là một trong những ưu tiên phát triển của các
Ngân hàng hiện đại.
Trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại nước ta, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) là một trong những ngân hàng có quá trình phát triển lâu dài, khả năng cạnh tranh
mạnh mẽ và đặc biệt là điều kiện tiếp xúc và xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin hiên đại
hướng tới các chuẩn của một ngân hàng hiên đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thế, có thể nói
Sacombank là một trong những ngân hàng tại Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng và triển
khai dịch vụ ngân hàng điện tử ( E-Banking) tại Việt Nam.
Trong quá trình thực tập tại Sacombank, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu về các sản phẩm E-
Banking, vì thế em chọn đề tài: “ Ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)” làm đề tài của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
• Chương I: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.
• Chương II: Thực trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking và phát triển thị trường tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín –Sacombank.
• Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường E-Banking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín trong thời gian tới.
5
Chương 1
Giới thiệu tổng quan về
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – Sacombank
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
• Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương Tín (Sacombank) .
• Tên giao dịch quốc tế: Sai gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
• Tên viết tắt: Sacombank
• Logo doanh nghiệp:
Hình 1.Logo Sacombank.
• Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, quận 3
• Website: www.sacombank.com

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương Tín (Sacombank) được thành lập và hoạt động vào ngày
21/12/1991, Sacombank ban đầu là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất
nước trên cơ sở sát nhập và chuyển thể của Ngân hàng kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng
gồm Thành Công, Lữ Gia, Tân Bình với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn, cấp tín dụng và thực
hiện một số hoạt động ngân hàng khác. Vốn điều lệ ban đầu của Sacombank là 3 tỷ đồng và hoạt
động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
Là một trong số ít ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập sớm nhất tại TP.HCM, trong
bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và dễ biến động, Sacombank đã kiên trì khắc phục những

tồn tại cũ, từng bước củng cố hoàn thiện, không ngừng đổi mới để phát triển và hiện nay được
đánh giá là một trong số các ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động cao ở TP.HCM.
Kể từ ngày thành lập, Sacombank đã đạt những bước tiến thật rõ rệt khi trở thành ngân hàng
hàng đầu Việt Nam. Là một ngân hàng tiên phong, Sacombank đang tận dụng công nghệ và các
kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Sự kiện
6
Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM ngày
12/7/2006 đánh dấu một bước ngoặc mới quan trọng về sự phát triển của thị trường tài chính Việt
Nam. Sacombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán. Ngân hàng đã khai trương chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động
giao dịch biên mậu.Năm 2008 vừa qua ngân hàng đã mở chi nhánh tại Lào và năm 2009 mở chi
nhánh ở Campuchia.
Những năm đầu mới thành lập Sacombank chỉ có 1 Hội sở và 3 chi nhánh nhưng với tốc độ
tăng trưởng hiện nay của mình thì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã tăng đến 419 chi nhánh
và phòng giao dịch, phủ kín 64 tỉnh và thành phố trong cả nước (quý I/2013). Bên cạnh đó với đội
ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung năng động nhiệt tình, mang tính chuyên nghiệp cao và luôn được
bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng. Và đội ngũ cán
bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong điều hành và quản trị đã đưa ra đường lối, chủ trương, chính
sách linh hoạt và đúng đắn đưa Sacombank từ một ngân hàng có xuất phát điểm là một ngân hàng
nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt
động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
1.1.2 Thành tích đạt được
Năm 2012, Sacombank đã đạt được một số giải thưởng như sau:
Năm 2012
Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012. Global Finance
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012 The Asian Banker
Ngân hàng tiêu biểu 2011 The Banker
Bảng 1.Một số giải thưởng Sacombank đạt được trong năm 2012.
Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch
Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây

dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Bên cạnh đó Sacombank cũng tập trung vào việc phát triển và cải thiện hệ thống quản lý khách
hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác:
Tháng 4/2012, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản
R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường
sức cạnh tranh cho Sacombank.
Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại
Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn
7
mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác
động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.
(Nguồn: www.Sacombank.com )
1.1.3 Định hướng phát triển
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai nhiệm vụ củng cố và phát triển, đảm bảo hài hòa giữa hai mục
tiêu an toàn và hiệu quả, trong đó chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng
cao năng lực tài chính, phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành, đẩy nhanh quá trình tái
cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, trong đó nhanh chóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ
máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính
sách: tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc danh mục tài sản và cơ cấu tài chính; hoàn
thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường,
tăng thị phần; triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro. Đồng thời
hướng đến mục tiêu lâu dài là: “Xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ - hiện đại - đa
năng và chuyển dần hoạt động đầu tư sang các Công ty trực thuộc nhằm chuyên nghiệp hóa kinh
doanh và phát huy sức mạnh của Tập đoàn Tài chính Sacombank”.
Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2013 sẽ vẫn tiếp tục khó khăn, thậm chí có mặt sẽ còn
khó khăn hơn năm trước, Sacombank cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch 2013 với nhịp độ tăng
trưởng và hiệu quả hoạt động vừa tầm để không tạo áp lực phá vỡ các thiết chế về quản lý rủi ro,
các mục tiêu về quản lý danh mục tài sản và cơ cấu tài chính trung và dài hạn đã dày công xây
dựng cũng chính từ trong cơn khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua. Trong những năm 2012 -
2013, Sacombank chủ trương tiếp tục giữ vững quan điểm: AN TOÀN là mục tiêu ưu tiên hàng

đầu, đồng thời coi trọng mục tiêu HIỆU QUẢ, ỔN ĐỊNH và TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG.
Theo đó, mục tiêu cụ thể có thể được điều chỉnh nhưng mục tiêu tổng quát vừa nêu nhất định sẽ
không thay đổi, cho dù tình hình tới đây có thể có rất nhiều gam màu sáng hơn hiện nay.
1.1.4 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Sacombank
2010 2011 2012 Tỉ lệ tăng/giảm
của năm 2012
so với 2011
Vốn điều lệ (triệu đồng)
9,179,230 10,739,676 10,739,676 0
Tổng tài sản (triệu đồng)
615,270,000 140,137,000 158,632,832 18,355,695
Tổng nguồn vốn huy động
(triệu đồng)
126,203,454 123,761,131 124,798,201 1,037,070
Tổng dư nợ cho vay (triệu
77,359,055 78,641,869 100,982,670 22,340,801
8
đồng)
Lợi nhuận trước thuế (triệu
đồng)
2,425,859 2,770,671 1,366,095 (1,404,576)
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
điều lệ bình quân (ROC)
(%)
22.70% 20.41% 12.72% (7.69%)
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu bình quân
(ROE) (%)
15.04% 14.60% - -
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng

tài sản bình quân (ROA)
(%)
1.50% 1,44% 0.86% (0,58%)
EPS (đồng)
2,715 2,241 734 (1,507)
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
(%)
9.97% 11.66% - -
Tỷ lệ nợ xấu (%)
0.52% 0.56% - -
Bảng 1. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank.
(Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Sài Gòn Thương Tín quý IV/2012, Bản cáo bạch
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2010, www.sacombank.com.)
Thông qua các chỉ số tài chính trong 3 năm gần nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín, ta nhận thấy một số vấn đề sau:
-Năm 2012 vừa qua là năm biến động rất lớn của Sacombank, thông qua hoạt động thâu tóm, tình
hình hoạt động của Ngân hàng cũng bị tác động sâu sắc. Lợi nhuận giảm một nửa, các chỉ số tài
chính khác đều có xu hướng giảm.
-Lượng vốn huy động của Sacombank vẫn được duy trì ổn định trong năm qua cho thấy lòng tin
của khách hàng đối với Ngân hàng.
-Dư nợ cho vay tăng, tăng trưởng tín dụng trong năm vừa qua là 19% cho thấy tình hình phát triển
ổn định của Ngân hàng.
-Sự thay đổi trong bộ máy quản trị và các tin đồn xuất hiện liên tục trên báo chí và mạng xã hội tạo
ra sự xáo trộn nhất định trong một số hoạt động của Ngân hàng khiến cho doanh thu cũng như
lợi nhuận không thể duy trì như năm trước đó.
1.1.5 Phân tích SWOT
a. Điểm mạnh (Strengths):
9
 Năng lực tài chính:Sacombank là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ cao (10.740 tỷ đồng) và
vốn chủ sở hữu 13.525 tỷ đồng (tháng 3/2013). Với lợi thế về vốn điều lệ giúp cho ngân hàng

đáp ứng quy định về an toàn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Vốn
chủ sở hữu cao đáp ứng nhu cầu đầu tư một cách kịp thời. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cao tạo
tính an toàn cho Ngân hàng vì không phải chịu gánh nặng nợ vay vì mọi nhu cầu vốn đã có vốn
chủ sở hữu tài trợ.
 Mạng lưới hoạt động: 419 điểm giao dịch/ 64 tỉnh tỉnh thành. Với mạng lưới rộng khắp giúp đáp
ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và cá nhân và huy động được khối lượng tiền tiết kiệm trong
dân chúng. Mục tiêu của Sacombank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Đông Nam Á vì
thế Sacombank ngày càng mở rộng các điểm giao dịch để đáp ứng mọi nhu cầu vốn cũng như
gửi tiết kiệm trong dân chúng. Không những thế Ngân hàng còn mở rộng giao dịch ra nước
ngoài như Trung Quốc, Châu Âu,…để có thể tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài.
 Bộ máy quản trị điều hành: Hệ thống quản trị, điều hành có chuyên môn và kinh nghiệm. Đội
ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn tốt.
 Áp dụng nhiều công nghệ mới:
Hiện nay, Sacombank đã nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi T24 lên phiên bản R11 trên toàn hệ
thống trong và ngoài nước. Ngoài ra, từ năm 2008, Sacombank đã đưa vào hoạt động Trung tâm
dữ liệu (Data Center) hiện đại có chức năng quản lý hạ tầng máy chủ và mạng, đảm bảo hoạt động
xuyên suốt, an toàn và hiệu quả của toàn Ngân hàng. Tháng 4/2011 vừa qua, Sacombank đã triển
khai thành công dự án giải pháp kho dữ liệu tập trung (Data Warehouse) hỗ trợ công tác dự báo,
phân tích và ra quyết định kinh doanh trong thời gian nhanh nhất.
b. Điểm yếu (Weaknesses)
 Rủi ro thanh khoản:
Hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam tính theo các tiêu chuẩn quốc tế là rất
thấp. Một định giá chính xác các khoản tái cấp vốn gần đây dưới hình thức trái phiếu kho bạc
(không giao dịch được) và các khoản nợ quá hạn bao gồm cả các khoản cho vay theo chỉ định sẽ
khiến tình hình khó khăn hơn. Đồng thời việc tăng mạnh các nguồn vốn có thể gây nên sự sụt
giảm lợi nhuận nghiêm trọng và đe dọa khả năng tồn tại của các ngân hàng.
 Sự thay đổi quyền lực tại Sacombank trong thời gian qua cũng như sự thay đổi cơ cấu tại nhiều
phòng ban trong Ngân hàng khiến cho hoạt động Ngân hàng gặp một số khó khăn nhất định
cũng như đòi hỏi tinh thần nhân viên cống hiến và tập trung cao hơn để mau chóng thích nghi
với sự thay đổi này.

c. Cơ hội (Opportunities)
10
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là tăng trưởng ổn định trong những năm sắp đến nhờ vào
sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân, những cải
cách của nền kinh tế nhà nước và những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại: với việc gia nhập kinh tế toàn cầu giúp Hệ thống
ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng về chủng loại
và nhiều tiện ích cho khách hàng.
d. Thách thức (Threats)
 Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập:
Cùng với việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phầnSacombank phải chịu sự
cạnh tranh từ phía ngân hàng quốc doanh về quy mô vốn và mạnh lưới hoạt động, cơ sở vật chất
và sự hỗ trợ của nhà nước.
Bên cạnh đó quá trình gia nhập quốc tế Sacombank còn chịu sự cạnh tranh từ phía các ngân
hàng nước ngoài về vốn và công nghệ.
 Sự cạnh tranh của các sảm phẩm dịch vụ thay thế:
Sự phát triển của thị trường vốn, công ty bảo hiểm và các hình thức tiết kiệm bưu điện,…ảnh
hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân về dịch vụ ngân hàng.
 Ảnh hưởng từ những tin đồn và tin xấu của thị trường khiến cho hoạt động Ngân hàng nói chung
và Sacombank nói riêng gặp nhiều bất lợi trong việc kinh doanh.
11
Chương 2
Thực trạng ứng dụng dịch vụ E-
Banking và phát triển thị trường
tại Sacombank
2.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ E-Banking
2.1.1 Khái niệm chung
a. Khái niệm về thương mại điện tử
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển một cách mạnh mẽ.Đi cùng với nó là
sự tác động tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là một trong những ngành

chịu ảnh hưởng khá lớn. Có thể nói thương mại điện tử là cơ sở cho sự hình thành và phát triển
của dịch vụ Ngân hàng điện tử (E-Banking) tạo qua sự tác động qua lại lẫn nhau.
Thương mại điện tử
• Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử (tên Tiếng Anh là Electronic - Commerce, tên
viết tắt là E-Commerce) là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương
tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.
• Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh
doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân. Thương mại điện tử là việc tiến hành
hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin
số hóa.
Trong ngành ngân hàng, thương mại điện tử được biết đến với tên gọi Dịch vụ ngân hàng điện
tử (E-Banking). Nói cách khác dịch vụ ngân hàng điện tử là việc ứng dụng thương mại điện tử
trong lĩnh vực ngân hàng. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã góp phần làm thay đổi
mạnh mẽ và đa dạng các hoạt động của ngân hàng.
e. Khái niệm về dịch vụ E-Banking
E-Banking là dịch vụ ngân hàng điện tử. Bao gồm các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng thông qua các kênh liên lạc thông tin điện tử, kể cả qua mạng Internet.
12
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ E-Banking tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vào năm 1994 khi dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” bắt
đầu triển khai cho các ngân hàng thương mại Việt Nam thì cũng là lúc bắt đầu có những ứng dụng
công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Song phải cho tới năm
2002, dịch vụ ngân hàng điện tử mới thực sự được sử dụng ở nước ta. Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng dịch vụ E-Banking thông
qua việc xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo đinh hướng tập trung có
sự hợp tác của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Kết quả của quá trình này là việc ra đời sản
phấm SCB Online vào tháng 4 năm 2003. Sau thành công của Sacombank, hàng loạt các ngân
hàng thương mại đã phát triển và cung cấp các sản phẩm E-Banking cho khách hàng của mình.
Các sản phẩm này đang ngày một hoàn thiện để có thể cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng,
ngân hàng và cả nền kinh tế nước nhà.

2.1.3 Các hình thức của dịch vụ E-Banking
a. Dịch vụ ngân hàng qua máy ATM
ATM (Automatic Teller Machine) là máy giao dịch tự động có thể coi như một điểm ứng tiền
mặt điện tử. Ở đây chủ thẻ có thể rút tiền mặt, nạp tiền vào tài khoản và sử dụng các dịch vụ khác
như chuyển khoản hay thanh toán các hóa đơn dịch vụ do ngân hàng cài đặt. Đây là hình thức trợ
giúp cho khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính cho phép mà không cần phải tới
ngân hàng bằng cách sử dụng các máy tính tự động được đặt ở những khu vực phù hợp thuận tiện
cho khách hàng.
Để rút tiền, khách hàng sử dụng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ (debit card) và nạp
mã số nhân dạng cá nhân (Personal Identity Number- PIN). Máy rút tiền sẽ tự động truyền dữ liệu
về ngân hàng phát hành để chứng thực chủ thẻ và giao dịch thẻ. Đây là dịch vụ ngân hàng điện tử
ra đời đầu tiên và được ứng dụng phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới cho tới nay.
f. Dịch vụ ngân hàng tại nhà ( Home Banking hay PC Banking )
Đây là loại hình dịch vụ chỉ thực hiện giao dịch với ngân hàng từ máy tính của khách hàng.
Loại hình này xuất phát từ xu hướng khả năng phổ cập của máy tính cá nhân (PC – Personal
Computer). Với Home Banking các giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng được tiến hành qua
mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng chứ không phải mạng toàn
cầu Internet. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải trang bị máy tính với cấu hình phù hợp,
modem, đường truyền điện thoại truy cập và đặc biệt phải có chương trình phần mềm cài đặt trên
máy tương thích với phần mềm cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng phải đăng kí số điện
thoại và chỉ số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng. Khách
13
hàng sẽ quay số trực tiếp bằng cách sử dụng bàn phím trên máy tính để kết nối với trung tâm cung
cấp dịch vụ qua đường điện thoại thông thường. Sau khi được chứng thực (ngân hàng kiểm tra số
PIN hoặc mật khẩu giao dịch), khách hàng có quyền thực hiện các giao dịch với ngân hàng từ máy
tính cá nhân như chuyển tiền, xem số dư trên tài khoản, thư tín dụng.
g. Internet Banking
Đây là loại hình dịch vụ hiên đại và khá mới mẻ cho phép khách hàng có thể giao dịch với
ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù
hợp nhất. Do đó, khách hàng có thể giao dịch 24h/ngày, 7ngày/tuần, tại nhà riêng hoặc ở văn

phòng. Sự ra đời của dịch vụ này thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra
nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho
xã hội nói chung. Để sử dụng dịch vụ này khách hàng cần máy tính, modem, đường truyền điện
thoại truy cập. Với Internet banking khách hàng có thể mua hàng ở các website khác và thực hiện
thanh toán với ngân hàng, kiểm tra thông tin và thực hiện các giao dịch khác.
h. Mobile Banking
Do số lượng người sử dụng điện thoại ngày càng tăng (vào khoảng trên 148 triệu thuê bao vào
cuối năm 2012) thì thị trường di dộng là một thị trường đầy tiềm năng cho loại hình dịch vụ này.
Bên cạnh việc tiến hành giao dịch và chuyển tiền giữa các tài khoản, dịch vụ này chủ yếu được sử
dụng để nhận các thông tin thị trường cập nhật nhất đặc biệt là giá cả chứng khoán và ngoại hối.
i. Dịch vụ ngân hàng qua điên thoại cố định
Khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ này sẽ được ngân hàng cấp mã số và mật khẩu.Với dịch
vụ này khách hàng có thể tiến hành giao dịch với ngân hàng thông qua điện thoại cố định bằng
cách sử dụng các phím bày trên điện thoại để nạp mã số nhận dạng cá nhân (PIN) hoặc mật khẩu
truy nhập (password). Sau đó khách hàng làm theo chỉ dẫn của hệ thống trả lời tự động,
Sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể nghe các thông tin về tài khoản, tỉ giá hối đoái, lãi
suất, giá chứng khoán, các sản phẩm dịch vụ mới, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kì, các yêu
cầu thanh toán định kì… Các thông tin này được cập nhật liên tục, đầy đủ 24/24h, giúp khách hàng
tiết kiệm được thời gian và chi phí khi giao dịch với ngân hàng. Đây là dịch vụ kênh phân phối
hiệu quả mà ngân hàng không cần dành nhiều thời gian tập trung khai thác.
2.1.4 Đối tượng tham gia dịch vụ E –Banking
a. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đối tượng cung cấp trực tiếp các dịch vụ E –Banking và là tổ chức
trung gian hỗ trợ hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử. Có thể nói đã xuất hiện một cuộc cách mạng
trong ngành tài chính ngân hàng khi dich vụ E-Banking ra đời. Hiện nay những dịch vụ ngân hàng
14
truyền thống với qui trình thủ tục phức tạp và ít linh hoạt đã không còn hấp dẫn đối với người tiêu
dùng và không mang lại nhiều khoản lợi nhuận lớn. Hơn nữa sự phát triển của công nghệ thông
tin, mạng và hệ thống máy tính đã đem tới một tín hiệu khả quan cho các ngân hàng thương mại
khi ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Sự ra đời của dịch vụ này là cơ hội lớn

giúp ngân hàng giảm chi phí giao dịch, tăng khả năng sinh lời, hiệu quả lao động và tối ưu hóa
nguồn lực.
j. Khách hàng
Tham gia dịch vụ E-Banking có hai nhóm đối tượng khách hàng:
- Tổ chức kinh tế, định chế tài chính, tín dụng, doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh
- Khách hàng cá nhân
So với nhóm khách hàng là các tổ chức và doanh nghiệp, thì nhóm khách hàng cá nhân có
những đặc điểm tâm lí khá khác biệt như: mang nặng tâm lí rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân
hàng, mang nặng tâm lí ngại phiền phức thủ tục giao dịch với ngân hàng, ngại giao dịch với ngân
hàng sẽ lộ thông tin về thu nhập với người có thu nhập cao, và mặc cảm giao dịch với ngân hàng
đối với người có thu nhập không cao. Vì thế giao dịch với khách hàng cá nhân có những đặc điểm
khác biệt:
 Đặc điểm giao dịch với khách hàng cá nhân là có số lượng tài khoản và số hồ sơ giao
dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp
 Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch
không thuận tiện. Vì thế các ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh giao dịch hoặc đầu tư
giao dịch online rất tốn kém.
2.1.5 Ưu nhược điểm của dịch vụ E-Banking
a. Đối với khách hàng
Ưu điểm
Có thể nói ích lợi lớn nhất mà dịch vụ E-Banking đem lại cho khách hàng đó là sự tiện lợi, đơn
giản, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch về giá cả, lãi suất, các thông tin về
tài khoản của mình hay khi thực hiện các giao dịch như thanh toán tiền, chuyển tiền, ủy nhiêm chi.
Tuy nhiên, với ngân hàng điện tử thì những công việc trên trở nên đơn giản hơn rất nhiều chỉ cần
với một cái click chuột, mọi thông tin sẽ xuất hiện và giao dịch sẽ được thực hiện trong chốc lát.
Không chỉ có vậy, tất cả các giao dịch sẽ được tiến hành mọi lúc mọi nơi, tạo ra sự thuận tiện cho
khách hàng. Nếu như các sản phẩm ngân hàng truyền thống bị giới hạn bởi không gian và thời
gian thì E-Banking lại có thể giải quyết được hạn chế đó. Chính sự tiện ích của dịch vụ này đã
giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và khoản chi phí giao dịch.
15

Lợi thế này của E-Banking, họ có thể tiết kiệm các khoản chi phí đi lại và chi phí giao dịch.
Với E-Banking, họ có thể tiết kiệm được 90% so với phí giao dịch truyền thống và thời gian giao
dịch qua Internet bằng 7% so với giao dịch qua fax và bằng 0,5/1000 thời gian giao dịch qua
đường bưu điện.
Stt Hình thức giao dịch Phí bình quân 1 giao dịch (USD)
1 Giao dịch qua nhân viên ngân hàng 1,07
2 Giao dịch qua điện thoại 0,54 (tiết kiệm 50%)
3 Giao dịch qua ATM 0,27 (tiết kiệm 75%)
4 Giao dịch qua Internet 0,015 (tiết kiệm 99%)
Bảng 2.Phí giao dịch của các loại hình dịch vụ.
(Nguồn: )
Với việc có thể tiến hành kiển tra tài khoản của mình vào bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi
đâu, khách hàng có thể lập kế hoạch, cân đối chi tiêu và quản lý tài sản của mình tốt hơn với một
công cụ trợ giúp là mạng Internet hoặc điện thoại.
Hạn chế
Ngoài những thuận lợi mà E-Banking mang lại, loại hình dịch vụ này vẫn còn tồn tại những
vấn đề mà người sử dụng cần quan tâm để hoàn thiện dịch vụ này hơn nữa. Đó là:
Việc giao dịch diễn ra giữa khách hàng với ngân hàng bị lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính,
thiết bị điện tử và mạng. Để sử dụng được dịch vụ này ngoài việc ngân hàng phải đầu tư về cơ sở
vật chất, cở sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết thì còn đòi hỏi khách hàng muốn tham gia
giao dịch cũng cần đầu tư những thiết bị tối thiểu như PC cá nhân, các chi phí và thiết bị nối mạng.
Bên cạnh những chi phí này khách hàng tham gia giao dịch cần phải nắm được những kiến thức và
những thao tác cơ bản nhất về máy tính. So với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng thì đây có thể coi
là một hạn chế lớn nhất vì bất cứ một khách hàng nào cũng có thể tham gia giao dịch trong
phương thức giao dịch truyền thống mà không cần phải trang bị cho mình những hiểu biết và kiến
thức về máy tính và mạng.
Mức độ an toàn của các giao dịch thông qua mạng. Đây là vấn đề lo ngại và gây cản trở lớn
nhất đối với khách hàng. Đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì các chứng từ, giấy tờ sẽ
là bằng chứng có tính xác thực và thuyết phục lớn hơn so với các chứng từ điện tử. Hơn nữa với
những chứng từ thật được khách hàng cầm trong tay sẽ tạo cho họ niềm tin và sự yên tâm hơn so

với mọi cam kết được thể hiện trên chứng từ ảo. Đồng thời nguy cơ khách hàng bị lộ thông tin và
gặp rủi ro với tài khoản của mình khá cao nếu ngân hàng không chú trọng tới những giải pháp bảo
mật tiên tiến và có những biện pháp phòng ngừa chặt chẽ.
16
Nhu cầu giao dịch trực tiếp tại ngân hàng bị hạn chế. Khi thực hiên dịch vụ này mọi thông
tin, hướng dẫn luôn được hiển thị một cách đầy đủ, chính xác giúp cho các giao dịch được thực
hiện nhanh chóng. Tuy nhiên máy tính không có khả năng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
như một cán bộ nghiệp vụ có trình độ của ngân hàng. Khách hàng cũng không thể được hướng dẫn
cụ thể, thỏa mãn được mọi yêu cầu, thắc mắc từ đơn giản đến phức tạp khi làm việc với máy tính
đồng thời có những thông tin khách hàng có thể hiểu sai lệnh hoặc không hiểu.
k. Đối với ngân hàng
Ưu điểm
Ưu điểm rõ nhất đối với ngân hàng là giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các ngân hàng sẽ tiết kiệm được một lượng các chi phí đáng kể khi ứng dụng dịch vụ E-Banking.
Cụ thể là các loại chi phí như chi phí cố định, chi phí nhân công, chi phí giao dịch, bán hang tiếp
thị, cho phí đi lại… Với công cụ là E-Banking, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất cứ
thời điểm nào trong ngày 24/24h, và các giao dịch này là giao dịch của khách hàng với hệ thống
máy tính. Vì thế, ngân hàng có thể cắt giảm số lượng nhân viên và chi phí nhân công. Đồng thời,
ngân hàng sẽ không tốn chi phí marketing như giao dịch truyền thống khi họ có thể tiếp thị, quảng
cáo về các sản phẩm thông qua website của ngân hàng tới các khách hàng khi họ sử dụng E-
Banking. Như vậy những chi phí như bán hàng và tiếp thị sẽ được cắt giảm. Vì vậy, ngân hàng có
thể tăng được nhịp độ quay vòng vốn đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa tiền tệ, trao đổi tiền –
hàng tạo điều kiện cho vốn chu chuyển nhanh thuận lợi, qua đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Phạm vi hoạt động được mở rộng: Do tính chất của E-Banking mà mọi giao dịch đều thực hiện
qua mạng vì thế nó không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Giờ đây các ngân hàng có thể
mở rộng phạm vi hoạt đông của mình mà không cần thiết lập các trụ sở, chi nhánh cũng như nhân
viên. Do đó thuận lợi cho việc quản lý tình hình hoạt động của ngân hàng.
Các dịch vụ được cung cấp, phân phối tốt hơn và đối tượng khách hàng được mở rộng: Trước
đây các giao dịch với ngân hàng chỉ được tiến hành trực tiếp thì nay E-Banking có thể phân phối
các sản phẩm thông qua nhiều kênh như Internet, điện thoại… Do đó mọi giao dịch đều được tiến

hành với tốc độ cao, nhanh chóng, liên tục, tiết kiệm được thời gian cho các ngân hàng và khách
hàng. Với E-Banking, khách hàng của ngân hàng không còn bị giới hạn trong phạm vị địa lí nữa
mà được mở rộng ra, ở bất cứ đâu mọi khách hàng đều có thể làm việc được với ngân hàng của
mình.
Bên cạnh đó, với đặc tính nhanh chóng, chính xác, E-Banking sẽ giúp các ngân hàng nhanh
chóng và đối phó được với những biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnh các chi phí, tỉ
giá, lãi suất. Do đó sẽ hạn chế đươc rủi ro do biến động về giá cả của thị trường.
17
Hạn chế
Chi phí đầu tư lớn: Để ứng dụng được hoạt động E-Banking trong ngân hàng đòi hỏi một
khoản đầu tư khá lớn như đầu tư về cơ sở hạ tầng vật chất công nghệ, máy móc, phần mềm, đào
tạo nguồn nhân lực… Không chỉ có vậy, các chi phí để duy trì và phát triển hệ thống sau này cũng
là một khoản lớn. Vì thế chỉ những ngân hàng lớn có khả năng tài chính mới có thể triển khai và
ứng dụng E-Banking.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại: Dịch vụ E-Banking sẽ trở nên hoạt động không
hiệu quả và mắc nhiều lỗi nếu các phần mềm mới hiên đại lại không tương thích với các thiết bị
công nghệ thông tin đang vận hành hoặc quá cũ. Vì thế mà đầu tư vào các thiết bị này là rất cần
thiết để tạo ra một cơ sở hạ tầng thông tin phù hợp, đồng bộ.
Rủi ro lớn: Rủi ro trong giao dịch và hoạt động nếu trong quá trình vận hành có sự gian lận
hoặc lỗi trong xử lý, gián đoạn hệ thống.
2.2 Sự cần thiết phải ứng dụng E-Banking tại Việt Nam
2.2.1 Do xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế
Năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới - WTO trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức này. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, bên cạnh những lợi ích
được hưởng thì Việt Nam cũng phải thực hiện một số cam kết của WTO đặc biệt trong lĩnh vực
dịch vụ và thương mại. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế khi đáp ứng các yêu cầu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu cũng như trong cơ cấu của
nền kinh tế tri thức. Vào WTO, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với việc cạnh tranh công
bằng với các ngân hàng nước ngoài rất mạnh về tiềm lực tài chính, lợi thế về mặt công nghệ, kinh
nghiệm và chuyên nghiệp trong quản lý và tổ chức.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ đi kèm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đang là
xu hướng chung cả các ngân hàng trên thế giới. Chính vì thế E-Banking ra đời là một kết quả tất
yếu nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa - hiện đại hóa trong lĩnh vực ngân hàng, thỏa mãn tối đa
nhu cầu hách hàng để chiếm lĩnh thị trường.
Để không đánh mất những cơ hội trước những thách thức và yêu cầu của WTO và không tụt
hậu so với thế giới, việc các ngân hàng Việt Nam cần phải sớm hiện đại hóa, triển khai và ứng
dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử phải được thực hiên nhanh chóng. Có thể nói, dịch vụ E-
Banking là cầu nối để các ngân hàng hòa nhập với hệ thống ngân hàng toàn cầu, và với nền kinh tế
thế giới.
18
2.2.2 Áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng
Việc sự cạnh tranh với các quốc gia có tiềm lực tài chính lớn trên thế giới khi Việt Nam gia
nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu là điều không thể tránh khỏi. Tại Việt Nam E-Banking còn
là một khái niệm khá mới mẻ với số lượng khách hàng còn rất nhỏ bé và đối tượng người sử dụng
hầu như chỉ là những doanh nghiệp, thương nhân và người dân thành thị. Đồng thời ngân hàng
điện tử mới chỉ ở mức đơn giản, các ngân hàng vẫn chưa khai thác được hết tính năng của nó.
Những tiện ích do E-Banking đem lại tại các ngân hàng Việt Nam mới chỉ giới hạn trong việc tra
cứu thông tin, còn những dịch vụ hỗ trợ cho thanh toán thương mại điện tử vẫn ứng dụng hạn chế,
thậm chí nhiều ngân hàng vẫn còn đang thử nghiệm dịch vụ này. Trái ngược với các ngân hàng
Việt Nam, E-Banking đang được khai thác rất triệt để và chuyên nghiệp tại các chi nhánh của ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Citi Bank.
Với hơn 35 ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng này chiếm khoảng
10% thị phần so với tổng số các ngân hàng trong nước, tuy nhiên họ lại có tiềm lực tài chính và số
vốn lớn gấp nhiều lần so với nền kinh tế Việt Nam với các dịch vụ cung cấp chuyên nghiệp, đa
dạng, chất lượng trên một nền tảng công nghệ tiên tiến hiện đại.
Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ như vậy, việc nâng cấp tính năng cho các sản phẩm E-Banking,
đa dạng hóa tiện ích sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là điều kiện không thể
thiếu nếu các ngân hàng Việt Nam muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khác và xa hơn
nữa là hội nhập với nền kinh tế thế giới.
2.2.3 Thu nhập từ E-Banking làm tăng thu nhập cho ngân hàng

Việc ứng dụng E-Banking là một cuộc cách mạng về khả năng cung cấp dịch vụ của ngành
ngân hàng và đựoc coi là một trong những thành công của ngành. Do các dịch vụ được cung cấp
qua các phương tiện điện tử và hệ thống mạng với thủ tục đơn giản nhanh chóng đã giúp cả ngân
hàng và khách hàng tiết kiệm được các khoản chi phí rất lớn so với hình thức giao dịch truyền
thống. Hơn thế nữa, do áp dụng loại hình này, bên cạnh việc giảm chi phí còn giúp ngân hàng gia
tăng lợi nhuận thông qua việc thúc đẩy tiêu dùng. Một ví dụ điển hình của lợi ích này là cùng với
sự gia tăng số lượng các mày rút tiền ATM tại Việt Nam là khả năng thu hút vốn và gia tăng lợi
nhuận cho ngành ngân hàng ngày càng cao. Do sự tiện ích mà các máy ATM đem lại giúp khách
hàng có thể rút tiền mặt tại bất kì đâu, bất kì lúc nào đã thu hút được rất nhiều khách hàng gủi tiền
vào ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng đã tạo ra thêm được một kênh huy động vốn rất hiệu quả.
Cụ thể tại Sacombank, đây là một trong những ngân hàng có số lượng máy ATM và số lượng
thẻ phát hành lớn nhất cả nước thì với trên 450 000 tài khoản cá nhân sử dụng thẻ Passport Plus đã
nâng số lợi nhuận lên gần 3000 tỷ VND. Khoản thu này từ việc phát hành thẻ, tạo ra cho ngân
19
hàng kênh huy động vốn nhanh với lãi suất đầu vào là thấp nhất (lãi suất áp dụng cho sử dụng tài
khoản trong thẻ là không kì hạn, bằng ¼ so với lãi suất tiết kiệm theo phương thức gửi tiền trực
tiếp tính theo năm).
2.3 Thưc trạng ứng dụng dịch vụ E-Banking tại Sacombank
2.3.1 Dịch vụ ngân hàng qua máy ATM
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng thẻ của Sacombank giai đoạn 2009-2012.
Sacombank là ngân hàng có lượng thị phần thẻ (tín dụng, thanh toán, trả trước) phát triển
mạnh nhất tại TP.HCM. Ngoài ra Sacombank rất năng động trong việc PR, Marketing tới người
tiêu dùng khuyến khích dùng thẻ Sacombank để thanh toán mua hàng. Các chương trình tích điểm
tại nơi có biểu tượng Sacombank Plus với nhiều ưu đãi giảm giá lớn, mua hàng trả góp với lãi suất
bằng 0%, Plus Day…
a. Thẻ ghi nợ
Với dòng thẻ ghi nợ nội địa: Sacombank có phát hành thẻ Sacombank Passport Plus.
Thẻ ghi nợ quốc tế : Sacombank UnionPay, Sacombank Visa debit.
Các thẻ ra đời từ khá sớm, thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Sacombank được tung ra thị trường
mang tên Sacom vào 8/2002 (thẻ này là tiền thân của Sacombank Passport Plus). Thẻ ghi nợ quốc

tế Sacombank Visa Debit xuất hiện vào 10/2006.
• Với thẻ ghi nợ nội địa, khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi qua ATM, POS có
biểu tượng Sacombank và biểu tượng của Banknetvn, Smartlink, VNBC trên toàn quốc.
Khách hàng cũng có thể chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Sacombank, thực hiện đầy
đủ các chức năng khác của thẻ như vấn tin số dư, rút tiền, mua sắm thanh toán.
• Thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank Visa Debit. Thẻ này được ra đời sau thẻ tín dụng quốc tế
Sacombank Visa Credit nhằm tận dụng lợi thế thương hiệu của Visa và tính năng có thể rút
tiền, mua sắm tại các điểm chấp nhận Visa trên toàn thế giới. Với dòng thẻ này, cả Visa và
Sacombank đều tranh thủ được việc thị trường thanh toán mua hàng qua thẻ ghi nợ nội địa
chưa phát triển mạnh tại Việt Nam và thói quen quẹt thẻ gắn liền với những POS có biểu
tượng Visa. Sản phẩm này vừa là sản phầm thay thế, vừa là sản phẩm cạnh tranh mạnh với
sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa vì nó có đầy đủ tính năng của thẻ ghi nợ nội địa, hơn nữa lại
có những tính năng bổ sung như cho phép chủ thẻ giao dịch tại nước ngoài.
• Một dòng thẻ ghi nợ quốc tế nữa của Sacombank là Sacombank Union Pay. Sản phẩm này
ra đời nhằm hướng tới đối tượng Hoa kiều và khách hàng thường xuyên giao dịch với
20
Trung Quốc. Phân khúc sản phẩm thẻ này chiếm tối đa tại khu vực TP.HCM, từ đây sẽ mở
ra cho Sacombank nhiều sản phẩm gia tăng khác khi có khách hàng sử dụng thẻ ổn định
l. Với loại thẻ tín dụng quốc tế Sacombank
Thẻ tín dụng nội địa được ra mắt vào 05/2003 và thẻ tín dụng quốc tế được phát hành rộng rãi
trên thị trường vào 8/2005.
Dòng thẻ tín dụng quốc tế của Sacombank được khéo léo đi sâu vào các phân khúc thị trường
tiềm năng dành cho khách hàng cao cấp. Dòng sản phẩm thẻ này có các loại dành cho khách hàng
VIP như Sacombank Visa Infinite, Visa Plantinum, hoặc hướng tới khách hàng đặc thù như Visa
Ladies First, Citimart, Privillege Parkson; JCB Car Card; Master Card; Union Pay Các thẻ có
biểu tượng VISA, MASTER, JCB card sẽ được rút tiền, giao dịch, mua sắm thanh toán tại những
nơi chấp nhận thanh toán bằng VISA, MASTER và JCB card. Doanh thu của loại thẻ này bao gồm
lãi suất chủ thẻ phải trả khi đến hạn, phí rút tiền mặt, doanh thu được chia sẻ từ những đối tác của
Sacombank. Về hệ thống các đối tác này cũng rất mạnh chủ yếu là các shop thời trang cao cấp, các
nhà hàng và khách sạn, sân golf, resort…

Ngoài ra Sacombank còn cho ra đời sản phẩm tín dụng nội địa Sacombank Family. Với hạn
mức tín dụng lên tới 100 triệu đồng, đây cũng là gói sản phẩm rất mạnh của Sacombank trong
dòng sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đồng thời việc giải ngân qua thẻ kích thích được khách hàng sử
dụng các tính năng của thẻ khác như mua hàng hóa, rút tiền mặt.
m. Thẻ trả trước
Hiện nay Sacombank đã cho ra đời rất nhiều loại thẻ trả trước như Sacombank Visa All for
you, Lucky Gift, Union Pay. Mảng thị trường thẻ trả trước được dùng thay thế tiền mặt, khách
hàng muốn sử dụng phải nạp tiền vào thẻ và không cần có tài khoản ngân hàng, mệnh giá thẻ linh
hoạt và được bán tại các điểm đại lý của Sacombank.
Thích hợp làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác. Thẻ có thể dùng để mua sắm tại các
điểm chấp nhận VISA, UnionPay trên toàn thế giới mà không cần sở hữu thẻ tín dụng. Tuy nhiên,
thẻ trả trước chỉ áp dụng với ATM và POS của Sacombank và nơi có biểu tượng Visa.Thẻ này
không áp dụng cho các ATM trong liên minh Banknetvn, Smartlink, VNBC.
Đơn vị: đồng
Loại thẻ Tên thẻ Phí thường niên Phí phát hành
Thẻ thanh toán Plus 66.000 99.000
Visa 149.000 -
21
Union Pay 99.000 -
Thẻ tín dụng
Platinum 999.000 -
Visa vàng/Mastercard
vàng/ JCB
399.000 -
Visachuẩn/Mastercard
chuẩn
299.000 -
Ladies First 299.000 -
Parkson privilege 399.000 -
Car card 399.000 -

Citimart 299.000 -
UnionPay 299.000 -
Family 200.000 -
Thẻ trả trước
Visa lucky gift 0 29.000
Union Pay 0 20.000
All for you 0 49.000
Bảng 2. Biểu phí phát hành và phí thường niên các loại thẻ của Sacombank
(Nguồn: www.sacombank.com.vn )
 Phân tích và nhận định
Sacombank có lượng thị phần thẻ phát triển mạnh nhất tại thị trường TP.HCM. Các sản phẩm
thẻ của Sacombank rất phong phú và đa dạng với nhiều tiện ích. Sacombank cung cấp cả 3 loại
thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước, trong đó mỗi loại thẻ lại được phân chia thành nhiều
sản phẩm thẻ khác nhau phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Hệ thống đối tác của Sacombank cũng rất mạnh gồm các shop thời trang cao cấp, nhà hàng,
khách sạn, sân golf, resort… nhằm mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng. Mặt khác, Sacombank
khéo léo đi sâu vào phân khúc thị trường tiềm năng dành cho khách hàng cao cấp. Các thẻ của
Sacombank ra đời từ khá sớm và khá mạnh, thẻ ghi nợ đầu tiên được tung ra thị trường từ năm
2002. Sacombank rất nhạy bén trong thị trường bán lẻ và sản phẩm thẻ. Nếu so sánh với biểu đồ số
lượng POS và máy ATM từ thời kỳ 2005, 2006 và số lượng thẻ toàn quốc liên kết với Visa thì có
22
thể thấy Sacombank là một trong những ngân hàng đi đầu tiên về phát triển các sản phẩm thẻ đa
dạng nhất. Thị phần của Sacombank rất mạnh ở các đô thị lớn của phía Nam.
Nhìn chung, các sản phẩm và dịch vụ thẻ của Sacombank khá mạnh và phát triển, có sức cạnh
tranh trên thị trường.
2.3.2 Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet
Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet của Sacombank được biết đến với tên gọi dịch vụ
Internet Banking.Ra đời cùng với sự khai trương của trang web ,
khách hàng có thể giao dịch thông qua trang web . Tuy nhiên sản
phẩm này mới được ứng dụng trong vòng vài năm trở lại đây. Đối tượng và điều kiện sử dụng của

Internet Banking là các cá nhân hay tổ chức có giao dịch với Sacombank. Với các tiện ích như:
- Truy vấn thông tin chi tiết tài khoản không kỳ hạn/ có ký hạn và được xem theo tùy
chọn thời gian.
- Truy vấn thông tin chi tiết tài khoản tiền vay: lịch giải ngân, lịch trả nợ lãi đã trả,
lịch trả nợ gốc đã trả.
- Dịch vụ chuyển khoản trong và ngoài hệ thống.
- Thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại, thẻ tín dụng,…
- Mở tài khoản tiết kiệm có kì hạn.
- Quản trị người dùng.
- Các tiện ích hỗ trợ khác như: in sổ phụ, cung cấp giấy báo có, hỗ trợ quản lý hóa
đơn, kênh giao tiếp an toàn.
- Đặc biệt: kích hoạt sử dụng, cập nhật trực tuyến các dịch vụ truy vấn thông tin tài
khoản trên MobileBanking, mPlus, SMA (dịch vụ nhân sổ phụ qua email).
2.3.3 Các dịch vụ khác
SMS Banking hiện nay là một trong những dịch vụ được khách hàng sử dụng phổ biến nhất vì
tính phổ cập và tiện lợi của nó. Khách hàng dễ dàng kiểm soát được giao dịch cũng như không đòi
hỏi khả năng am hiểu công nghệ thông tin sâu rộng.
Bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt
Nam hiện nay, Sacombank cũng đưa vào ứng dụng mới là phần mềm mPlus chạy trên điện thoại
tích hợp một số tiện ích cơ bản giúp khách hàng có thể kiểm soát tài khoản, tra cứu số dư, chuyển
tiền, thanh toán hóa đơn điện, nạp tiền điện thoại một cách nhanh chóng.
23
2.4 Đánh giá công tác ứng dụng và phát triển thị trường E-Banking tại
Sacombank
2.4.1 Hạn chế
a. Qui mô thị trường E-Banking còn nhỏ và các dịch vụ E-Banking được triển khai chưa
đồng đều
Tuy đã thu hút được những thành công đáng kể tạo ra bước khởi đầu rất tốt đẹp song việc trển
khai ứng dụng và mở rộng thị trường E-Banking vẫn còn nhiều hạn chế. Đầu tiên phải kể tới là các
dịch vụ E-Banking tại Sacombank được triển khai không đồng đều. Cũng giống như các ngân

hàng khác tại Việt Nam, Sacombank hầu như chỉ tập trung phát triển vào dịch vụ ATM - Banking
mà không giành sự đầu tư tương ứng với các loại hình dịch vụ khác của E-Banking. Với Internet
Banking, SMS Banking, mPlus… mặc dù đã khai thác hết các tiện ích thanh toán, chuyển tiền, tra
cứu, mở tài khoản tiết kiệm tuy nhiên quá trình quảng cáo, tiếp thị đến cho khách hàng về các chức
năng vượt trội của dịch vụ này vẫn còn hạn chế khiến cho số lượng khách hàng sử dụng các dịch
vụ này vẫn còn ít hơn rất nhiều so với ATM.
n. Công tác marketing chưa hiệu quả và chuyên nghiệp
Để thành công trong việc triển khai, ứng dụng dịch vụ E-Banking thì việc chú ý tới đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, những cố gắng
trên sẽ không có hiệu quả nếu các ngân hàng không chú trọng tới việc quảng bá các dịch vụ cũng
như các tiện ích của E-Banking tới khách hàng. Để tăng lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng
điện tử thì việc cung cấp các thông tin về nó là rất cần thiết. Thực tế chỉ có những người thường
xuyên có nhu cầu giao dịch với ngân hàng, hoặc có tài khoản tại ngân hàng thì mới biết đến những
dịch vụ ngân hàng, còn những cá nhân không có nhu cầu ít quan tâm tới dịch vụ mới. Tuy nhiên,
Sacombank lại mới chỉ chú ý và quảng bá sản phẩm ngân hàng điện tử tới những khách hàng
truyền thống và khách hàng hiện tại của mình mà bỏ ngỏ thị trường khách hàng tiềm năng này và
chiến dịch marketing chưa được thực hiện sâu rộng. Những chiến dịch này thường chỉ tập trung
vào những khách hàng truyền thống hiện tại và thường thực hiện trên website của Sacombank vì
thế việc phổ biến, quảng bá sản phẩm đến những cá nhân không biết hoặc ít sử dụng máy tính và
truy cập internet là dường như không có kết quả.
o. Đầu tư nhiều mà hiệu quả chưa cao.
Trước tiên phải kể tới thói quen của khách hàng chính là nguyên nhân khiến cho việc đầu tư
nhiều mà hiệu quả không cao. Nhiều khách hàng đã biết tới tiện ích của thẻ là thanh toán và rút
tiền song họ lại chủ yếu dùng để rút tiền. Chính vì thế mà những tiện ích của E - Banking không
24
được tận dụng hết trong khi đó tỉ lệ lưu thông tiền mặt trên thị trường vẫn không được hạn chế.
Chính vì thế mà kết quả thu được chưa xứng với những chi phí mà Sacombank bỏ ra.
Để có những kết quả trong việc ứng dụng và triển khai E - Banking vào hoạt động kinh doanh
của mình như đã thấy, Sacombank đã phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ như mua các phần
mềm nước ngoài với giá hàng triệu đô để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đồng thời nâng

cao khả năng cạnh tranh của mình so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, cơ sở kĩ thuật vẫn chưa
đảm bảo do mạng bị nghẽn, tốc độ truyền tin còn chậm, máy móc hay bị trục trặc. Sacombank đã
tốn vài chục triệu USD để phát triển hệ thống ATM banking với mạng lưới hơn 600 máy ATM và
gần 5000 POS mà trong đó gía của mỗi máy ATM là 20.000 – 30.000 USD và chi phí cho mỗi
POS là khoảng 8.000 – 9.000 USD. Mặc dù với khoản đầu tư khổng lồ như vậy nhưng hệ thống
này vẫn thường xuyên gặp trục trặc kĩ thuật khiến nhiều khách hàng vẫn cảm thấy không vừa lòng
và e ngại sử dụng dịch vụ này. Trong đó lỗi xảy ra thường xuyên nhất là: tiền chưa nhận được
nhưng tài khoản thì vẫn bị trừ, hoặc có thể bị nuốt thẻ trong khi thực hiện giao dịch và tiền bị kẹt
khi đang rút. Điều này đặt ra thách thức đối với Sacombank khi muốn cạnh tranh với các ngân
hàng khác thì cần phải nâng cao chất lượng thay vì gia tăng số lượng.
2.4.2 Thuân lợi và khó khăn trong việc phát triển thị trường E-Banking tại Sacombank.
a. Thuận lợi
 Sự hỗ trợ của chính phủ cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và thanh toán
quốc tế nói riêng
Đối với Việt Nam, thương mại điện tử nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng vẫn còn rất
mới mẻ. Vì thế để tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử, cả hai lĩnh vực này rất
cần có hệ thống văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang phát lý hoàn thiện. Trong thời gian gần đây,
chính phủ cũng đã ban hành những văn bản như: QĐ 196/TTg ngày 1/4/1997 và QĐ 44/ 2007
QĐTTg ngày 21/3/2002 của chính phủ về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ kí điện
tử trong hoạt động nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng. Có thể nói những văn bản pháp lý
này đã thúc đẩy các giao dịch và thanh toán điện tử được ứng dụng tại ngân hàng;
QĐ291/2006/QĐTTg về thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010; đặc biệt luật giao
dịch điện tử ra đời được quốc hội khóa XI kì họp thứ 8 thông qua và chính thức có hiệu lực từ
1/3/2006. Cùng với sự ra đời của luật này là các nghị định hướng dẫn kèm theo như: Nghị định số
27/2007/NĐ – CP VỀ “ Giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính” ngày 23/2/2007; nghị định số
35/2007/NĐ-CP về “ Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”.
 Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam
Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam được thể hiện như sau:
25

×