LỜI CẢM ƠN
Thực tập thực sự rất bổ ích đối với sinh viên, giúp sinh viên chuẩn bị ra trường
đánh giá lại kiến thức đã học, cũng như tìm hiểu sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.
Lời đầu tiên em xin cám ơn Chi Nhánh Thông Tin Di Động An Giang đã đồng ý
cho em thực tập tại công ty.
Em cám ơn anh NGUYỄN NGỌC TÍNH – Tổ trưởng kỹ thuật đã tận tình chỉ bảo,
hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như khi khảo sát các trạm viễn thông
của MobiFone.
Xin cám ơn sâu sắc đến thầy ĐẶNG LÊ KHOA - trưởng chuyên ngành Viễn
Thông – Mạng của khoa Điện tử - Viễn Thông cùng tập thể Thầy, Cô trong khoa đã cung
cấp những kiến thức vô cùng quý báu, giúp em tự tin hơn trong quá trình thực tập.
Lời kết em xin cảm ơn bạn bè, những người thân trong gia đình đã luôn động viên
để báo cáo này được hoàn thành tốt đẹp và đúng thời hạn.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP
Họ và tên CBHD thực tập: NGUYỄN NGỌC TÍNH
Cơ quan thực tập: Chi Nhánh Thông Tin Di Động An Giang
Địa chỉ: 152 Trần Hưng Đạo phường Mỹ Phước TP Long Xuyên, An Giang
Điện thoại: Fax
Email: Website:
Họ và tên sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC
Thời gian thực tập: từ ngày 22 tháng 7 năm 2013
đến ngày 23 tháng 8 năm 2013
1. Tinh thần làm kỷ luật, thái độ làm việc: 4 điểm (Thực hiện nội qui cơ quan, chấp
hành giờ giấc làm việc, thái độ giao tiếp, ý thức bảo vệ của công, thái độ làm việc)
2. Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ: 3 điểm (Khả năng đáp ứng nhu cầu công việc,
tin thần cầu tiến, khả năng đề xuất sáng kiến trong công việc)
3. Kết quả công tác: 3 điểm (Mức độ hoàn thành thành công việc)
4. Các ý kiến khác: ±2 điểm (nếu có)
5. Điểm đề nghị: (Thang điểm 10)
Xác nhận của cơ quan Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và ghi họ tên)
NGUYỄN NGỌC TÍNH
LỊCH LÀM VIỆC
Họ và tên sinh viên: NGÔ TRUNG TRỰC
Cơ quan thực tập: Chi Nhánh Thông Tin Di Động An Giang
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC TÍNH
Thời gian thực tập: từ ngày 22 tháng 7 năm 2013
đến ngày 23 tháng 8 năm 2013
Thời gian Nội dung công việc Tự nhận xét Nhậ
n xét CBHD
Chữ ký
CBHD
Tuần 1
Từ……
đến…….
Tìm hiểu mô hình hoạ
t
động và cách quản lý c
ủ
chi nhánh; tham khả
o tài
liệu về GSM và các thi
ế
bị 2G và truyền dẫn.
Tuần 2
Từ……
đến…….
Tham khảo tài liệu về
các thiết bị 3G và hỗ tr
ợ
đội kỹ thuật của chi
nhánh thực hiện tố
i ưu h
thống 3G (Nâng RF
Module).
Tuần 3
Từ……
đến…….
Tối ưu hệ thố
ng 3G;giám
sát trạm 3G và tham
quan BSC.
Tuần 4
Từ……
đến…….
Tối ưu ac-quy; tối ưu h
ệ
thống 3G; thực hành
commission trạm 3G;
viết báo cáo.
Tuần 5
Từ……
đến…….
Bổ sung, sửa chữa và
hoàn thành báo cáo
Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên và ghi họ tên)
NGUYỄN NGỌC TÍNH
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MOBIFONE 3
I. Lịch sử phát triển của Mobifone: 3
II. Sơ đồ tổ chức công ty: 4
III. Sơ đồ tổ chức chi nhánh: 6
PHẦN 2: KHÁI NIỆM VÀ THÀNH PHẦN HỆ THỐNG GSM 7
I. Khái niệm: 7
II. Thành phần hệ thống GSM: 7
1.Hệ thống chuyển mạch (SS) : 8
2.Hệ thống trạm gốc (BSS) : 9
3. Hệ thống điều hành và hỗ trợ (OSS): 11
4. Trạm di động (MS): 11
5.Một số phần tử chức năng phụ: 12
6. Giao thức báo hiệu số 7 và các giao diện kết nối: 12
III. Qui trình thực hiện cuộc gọi: 14
1.Sơ đồ tổng quát: 14
2.Sơ đồ cụ thể: 14
PHẦN 3: MẠNG 3G VÀ CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG 15
I. Giới thiệu 3G: 15
1. Định nghĩa và tình hình phát triển 3G ở Việt Nam: 15
2.Chuẩn W-CDMA 15
II. Cấu trúc mạng UMTS 16
III. Cấu tạo Node B: 17
1.Cấu tạo: 17
2.Phân loại node B: 22
IV.Tối ưu hệ thống 3G - nâng khối RF Module: 25
1.Mục tiêu: 25
2.Các bước để nâng khối RF Module: 25
4.Một số kinh nghiệm bản thân: 25
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC
V. Một vài hình ảnh về WCDMA BTS Site Manager - phần mềm điều
khiển và giám sát trạm 3G 26
TÓM TẮT 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
TỔNG KẾT 31
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VMS Vietnam Mobile Telecom Services Company
VNPT Vietnam Posts and Telecommunications Group
VAS Value-added Service
SMS Short Message Service
GSM Global System for Mobile Communications
TDMA Time division multiple access
GMSK Gaussian Minimum Shift Keying
SS Switching System
BSS Base Station System
OSS Operation and Support System
MS Mobile Station
HLR Home Location Register
MSC Mobile Services Switching Center
VLR Visitor Location Register
AUC Authentication Center
EIR Equipment Identify Register
BSC Base Station Controller
BTS Base Transceiver Station
RBS Radio Base Station
RF Radio Frequency
MS Mobile Station
PLMN Public land mobile network
SIM Subscriber Identity Module
ME Mobile Equipment
MXE Message Center
MSN Mobile Service Node
IN Intelligent Network
GSMC Gateway Mobile Services Switching Center
GIWU GSM Interworking Unit
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 2
SS7 Signaling System # 7
PSTN Public Switched Telephone Network
MTP Media Transfer Protocol
UP User Part
TUP Telephony User Part
DUP Data User Part
ISUP ISDN User Part
ISDN Integrated Services Digital Network
MTUP Mobile Telephony User Part
PCM Pulse Code Modulation
TRAU Transcoder Adapter Rate Unit
3G third-generation technology
GPS Global Positioning System
CDMA Code division multiple access
W-CDMA Wideband Code Division Multiple Access
UMTS Universal Mobile Telecommunication System
FDD Frequency Division Duplexing
UTRAN Universal Terrestrial Radio Access Network
GPRS General packet radio service
EDGE Enhanced Datarates for Global Evolution
GERAN GSM EDGE Radio Access Network
RAN Radio Access Network
RNC Radio Network Controller
CS Domain Channel Switching Domain
PS Domain Packet Switching Domain
RF Module Radio Frequency Module
NSN Nokia Siemens Networks
SM System Module
ATM Asynchronous Transfer Mode
STM-1 Synchronous Transport Module level-1
DHCP Dynamic Host Configuration Protocol
NTP Network Time Protocol
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MOBIFONE
I. Lịch sử phát triển của Mobifone:
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm
1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS
900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di
động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát
triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn Phước.
1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II.
1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn
Kinnevik/Comvik (Thụy Điển).
Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III
2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với
Tập đoàn Kinnevik/Comvik.
Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có
quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động.
Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh
Văn Phước (về nghỉ hưu).
Hiện tại ông Lê Ngọc Minh đang là Phó Tổng Giám Đốc – Chủ tịch của Công ty
Thông Tin di động.
2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV
2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập
Công ty thông tin di động.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê
bao di động tại Việt Nam.
2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông
trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 4
cước và Thanh khoản.
7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
12/2010: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực VI.
II. Sơ đồ tổ chức công ty:
Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trực
thuộc khác bao gồm 6 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực, Trung tâm Dịch vụ
Giá trị gia tăng (VAS), Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Xí nghiệp thiết kế.
- Văn phòng Công ty Thông tin di động: Tòa nhà MobiFone - Khu VP1, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 5
- Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía
Bắc đến Hà Tĩnh):
Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh,
chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực TP Hồ Chí
Minh:
Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao
Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc:
Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây
Nam Bộ:
Địa chỉ: Số 06, đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành
phố phía Bắc:
Địa chỉ: Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, Thành phố Hải Phòng.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực VI có trụ sở chính tại TP.Biên Hòa tỉnh
Đồng Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động tại 09 tỉnh
thuộc khu vực miền Nam:
Địa chỉ: 22/8, KP3, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở
chính tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các
dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên
nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế).
- Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21/01/1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ
tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 6
- Trung tâm Tính cước và Thanh khoản được thành lập ngày 10/08/2009 có trụ
sở chính tại Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Tính
cước và quản lý khách hàng tập trung, hệ thống Đối soát cước tập trung, hệ thống IN và
các hệ thống thanh toán điện tử đảm bảo phục vụ yêu cầu sản xuất – kinh doanh; Đối soát
và thanh khoản cước với các mạng trong nước, Quốc tế; Nghiên cứu, phát triển hệ thống
Tính cước và Quản lý khách hàng, hệ thống Đối soát cước, hệ thống IN, các hệ thống
thanh toán điện tử phục vụ sản xuất – kinh doanh của Công ty thông tin di động.
III. Sơ đồ tổ chức chi nhánh:
Chi nhánh thông tin Di Động An Giang trực thuộc Trung Tâm Thông Tin Di Động Khu
Vực IV có sơ đồ tổ chức như sau:
Trong đó bộ phận Kỹ thuật thuộc phòng Quản Lý Mạng. Nhiệm vụ chính là vận hành
khai thác và bảo dưỡng trạm BTS.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 7
PHẦN 2: KHÁI NIỆM VÀ THÀNH PHẦN HỆ THỐNG GSM
I. Khái niệm:
Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) là một tiêu chuẩn được chấp nhận toàn
cầu về thông tin số cấu trúc tổ ong . GSM là tên của một tổ chức tiêu chuẩn hóa được
thành lập vào năm 1982 để tạo ra tiêu chuẩn điện thoại di động phổ biến ở Châu Âu.
Các thông số kỹ thuật của mạng GSM:
GSM 900 GSM 1800
Uplink
890MHz – 915MHz 1710MHz – 1785MHz
Downlink
935MHz – 960MHz 1805MHz – 1880MHz
Khoảng cách duplex
45MHz 95MHz
Khoảng cách giữa hai kênh
kế cận
200KHz 200KHz
Phương thức truy nhập
TDMA TDMA
Số kênh cho một tần số
8 kênh 8 kênh
Phương pháp điều chế
GMSK GMSK
II. Thành phần hệ thống GSM:
Mạng GSM được chia làm 4 hệ thống chính :
o Hệ thống chuyển mạch : SS .
o Hệ thống trạm gốc : BSS.
o Hệ thống điều hành và hỗ trợ : OSS .
o Trạm di động : MS .
Những thành phần cơ bản của mạng GSM được biểu diễn như hình sau :
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 8
Những thành phần cơ bản của mạng GSM
1.Hệ thống chuyển mạch (SS) :
Hệ thống chuyển mạch ( SS ) chịu trách nhiệm về xử lý cuộc gọi thực hiện và các
chức năng liên quan với thuê bao điện thoại . Hệ thống chuyển mạch bao gồm những
khối chức năng sau :
Đăng ký định vị thường trú (HLR) :
HRL là cơ sở dữ liệu sử dụng để lưu trữ và quản lý thuê bao điện thoại cụ thể như
sau: HLR lưu trữ những dữ liệu thường xuyên về thuê bao điện thoại bao gồm hiện trạng
phục vụ của thuê bao điện thoại , thông tin định vị và tình trạng hoạt động .
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động (MSC) :
MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch điện thoại của hệ thống . Nó điều
khiển các cuộc gọi đến và các cuộc gọi đi của điện thoại , và các hệ thống dữ liệu . Nó
cũng thực hiện nhiều chức năng như là tính cước , giao tiếp mạng , báo hiệu kênh chung
và nhiều chức năng khác nữa .Một MSC quản lý một số lượng các BSC .
Đăng ký định vị tạm trú (VLR) :
VLR là dữ diệu cơ sở chứa đựng thông tin tạm thời về các thuê bao điện thoại
được đòi hỏi bởi MSC để phục vụ những thuê bao điện thoại đang gọi . Khi một trạm di
động di chuyển vào trong khu vực một MSC mới , VLR kết nối tới MSC đó sẽ yêu cầu
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 9
dữ liệu về trạm di động từ HLR. Sau đó nếu trạm di động thiết lập cuộc gọi , VLR sẽ có
thông tin đòi hỏi cho thiết lập cuộc gọi mà không cần phải kiểm tra lại HLR .
Trung tâm nhận thực (AUC) :
Một khối gọi là AUC cung cấp các thông số nhận thực và mã hóa để kiểm tra nhận
dạng người sử dụng ( ID user ) và bảo đảm độ tin cậy cho mỗi cuộc gọi . AUC bảo vệ các
nhà điều hành mạng khỏi những loại âm mưu gian lận khác nhau.
Đăng ký nhận dạng thiết bị (EIR) :
EIR là dữ liệu cơ sở chứa đựng thông tin về nhận dạng thiết bị di động để ngăn
ngừa các cuộc gọi bị đánh cắp , bất hợp pháp , hay những trạm di động khiếm khuyết .
AUC và EIR được thực hiện như là những nút riêng rẽ hay như là một nút kết hợp
AUC/EIR .
2.Hệ thống trạm gốc (BSS) :
Tất cả các chức năng liên hệ đến vô tuyến được thực hiện tại BSS bao gồm những
bộ điều khiển trạm gốc BSC và và những trạm thu phát gốc BTS.
a. BSC
BSC cung cấp tất cả những chức năng điều khiển và kết nối vật lý giữa MSC và
BTS . Nó là một bộ chuyển đổi năng suất cao cung cấp những chức năng như là chuyển
vùng , dữ liệu cấu hình tế bào và điều khiển các mức công suất tần số vô tuyến (RF) trong
những trạm thu phát gốc (BTS) . BSC điều khiển một nhóm các BTS .
Những chức năng cơ bản của BSC :
- Quản lý mạng vô tuyến.
- Giám sát hoạt động của mạng vô tuyến.
- Điều hành , bảo trì và quản lý BTS .
- Chuyển đổi mã hóa thoại Transcoding .
- Quản lý đường phát tới BTS = RBS (Ericsson) .
- Điều khiển nguồn vô tuyến suốt quá trình kết nối của MS .
Nhiệm vụ quan trọng nhất của BSC là đảm bảo khả năng sử dụng nguồn vô tuyến
để có chất lượng cao , hiệu quả kinh tế nhất .
Chức năng quản lý mạng vô tuyến :
o Quản lý dữ liệu mô tả Cell và dữ liệu cấu hình Cell .
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 10
o Quản lý dữ liệu định vị .
o Quản lý đo lường sự kiện và lưu thông.
o Quản lý việc ghi lưu thông.
Chức năng quản lý RBS :
o Định cấu hình cho RBS.
o Quản lý sự thay đổi hoạt động , lập trình tải cho RBS .
o Giám sát hoạt động RBS và thông báo lỗi nếu có .
Quản lý mạng phát :
o Quản lý giao diện phát vô tuyến, điều khiển cho RBS .
o Quản lý bộ chuyển mạch phân phối , điều khiển cho RBS.
o Chuyển mã (Transcoding) và đáp ứng tốc độ trong BSC : tín hiệu thoại đến trên
PCM 30 với tốc độ 64 Kbps sẽ được chuyển đổi mã hóa sang tín hiệu 16 Kbps trong đó
13 Kbps cho thoại và 3 Kbps cho báo hiệu ) theo tiêu chuẩn thoại GSM .
Điều khiển những kết nối của MS :
o Điều khiển kết nối của MS trong quá trình thiết lập cuộc gọi.
o Điều khiển MS suốt cuộc gọi.
b. BTS:
BTS điều khiển giao tiếp vô tuyến tới trạm di động (MS). BTS là thiết bị vô tuyến
( các máy thu phát và các antenna ) cần thiết để phục vụ cho mỗi cell trong mạng .
BTS là một phần của BSS , nó thực hiện kết nối BSC với MS .RBS là tên sản
phẩm BTS của Ericsson, là thành phần 2G trong BTS .RBS bao gồm tất cả những thiết bị
giao tiếp phát và thu vô tuyến trong một site bao gồm một hay nhiều cell. RBS của
Ericsion được sử dụng phổ biến ở đơn vị thực tập
Chức năng của RBS :
Nguồn vô tuyến: Chức năng chính của RBS là cung cấp kết nối với MS thông qua
giao diện không khí , cung cấp kênh vật lý cho mạng vô tuyến . Các hoạt động của bộ thu
phát TRX trong RBS được thực hiện thông qua những lệnh gởi từ BSC để cung cấp
nguồn vô tuyến cho MS.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 11
Xử lý tín hiệu: RBS có nhiệm vụ xử lý tín hiệu trước khi phát và sau khi thu.
Những nhiệm vụ cần được xử lý bao gồm : mật mã hoá sử dụng khoá mật mã Kc , mã
hoá kênh và xen kẽ , lượng tử , giải điều chế .
Đồng bộ: Quá trình đồng bộ hệ thống được thực hiện thông qua bộ định thời gian
(TM) , TM nhận được các thông tin định thời và tần số chuẩn từ những đường truyền
PCM .
Điều khiển bảo trì nội bộ : Những chức năng bảo trì và điều hành mạng có thể
được thực hiện cục bộ mà không cần có BSC thông qua PC và những phần mềm tương
ứng .
Chức năng giám sát và kiểm tra: Chức năng này được thực hiện thông qua hai hai
cách : quá trình kiểm tra sẽ được xây dựng bên trong suốt quá trình hoạt động bình
thường , hay được thực hiện thông qua những lệnh đặc biệt hoặc dưới những điều kiện
đặc biệt .
3. Hệ thống điều hành và hỗ trợ (OSS):
Trung tâm điều khiển và hỗ trợ OSS được kết nối với tất cả các thiết bị trong hệ
thống chuyển mạch SS và BSC. Mục đích của OSS là đáp ứng khách hàng những hỗ trợ
hiệu quả cao về những hoạt động bảo trì, tập trung, điều khiển định vị, v.v
Một chức năng quan trọng của OSS là phải giới thiệu khái quát về mạng và hỗ trợ
các hoạt động bảo dưỡng của các tổ chức điều khiển và bảo dưỡng khác nhau .
4. Trạm di động (MS):
Có hai phần chính : module nhận thực thuê bao điện thoại (SIM) và thiết bị di
động (ME) .Vùng phủ sóng của MS phụ thuộc vào công suất phát ra từ MS .
MS có 3 loại đặc tính :
o Đặc tính cơ bản :hiển thị số cuộc gọi, chỉ thị tín hiệu xử lý cuộc gọi, hiển thị
PLMN, phím số, quản lý các đặc tính của thuê bao.
o Đặc tính bổ sung của MS : như chỉ thị cước phí , điều khiển những dịch vụ bổ
sung .
o Đặc tính thêm vào: quay số tắt , ngăn chặn cuộc gọi , quay số cố định …
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 12
5.Một số phần tử chức năng phụ:
Trung tâm thông điệp (MXE) :
MXE là một nút cung cấp voice, fax, thông điệp dữ liệu .Đặc biệt MXE điều khiển
dịch vụ thông điệp ngắn , quảng bá cell , voice-fax mail , e-mail và thông báo .
Nút dịch vụ di động (MSN) :
MSN là nút điều khiển những dịch vụ mạng di động thông minh (IN).
Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (GSMC) :
Cổng kết nối là một nút thông thường nối liền hai mạng . Cổng kết nối thường
được thực hiện trong một MSC.
Khối ảnh hưởng lẫn nhau GSM (GIWU) :
GIWU bao gồm cả phần cứng và phần mềm cung cấp một thiết bị ghép tương
thích tới những mạng thông tin dữ liệu khác nhau . Thông qua GIWU , những người sử
dụng có thể chuyển đổi giữa speech và data trong suốt một cuộc gọi giống nhau . Thiết bị
phần cứng GIWU được kết nối vật lý tại MSC/VLR .
6. Giao thức báo hiệu số 7 và các giao diện kết nối:
a. Giao thức báo hiệu số 7:
Giao thức báo hiệu số 7 hay còn gọi là SS7, là tập hợp các giao thức điện thoại
được sử dụng để thiết lập hầu hết các cuộc gọi trong mạng PSTN.
Chức năng: Chức năng chính của SS7 là thiết lập cuộc gọi, kết thúc cuộc gọi, chuyển đổi
số, tính cước, SMS.
Cấu trúc: Hệ thống SS7 được cấu trúc theo dạng module và giống với mô hình tham
chiếu OSI nhưng chỉ có 4 lớp: 3 lớp thấp 1, 2, 3 tạo thành phần chuyển giao tin báo MTP.
Lớp 4 chứa các thành phần UP cho người dùng. Một số thành phần UP cho các người
dùng khác nhau như sau:
TUP - Phần của user dùng điện thoại.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 13
DUP - Phần của user dùng số liệu.
ISUP - Phần của user dùng ISDN.
MTUP - Phần của user dùng di động.
b. Giao diện kết nối
3 giao diện chính:
o Giao diện Um : kết nối vô tuyến giữa MS và BTS
o Giao diện A-bis : kết nối giữa BTS và BSC
o Giao diện A : kết nối giữa BSC và MSC
Ngoài ra còn có nhiều giao diện khác nữa nhưng xin phép được chú trọng 3 giao diện
chính
Giao diên A:
Giao diện A bao gồm một hoặc nhiều liên kết PCM giữa MSC và BSC với băng
thông khoảng 2Mbps. Đặt giữa BSC và MSC là TRAU là một thiết bị thích ứng tốc độ, ở
đây còn có quá trình mã hoá và giãi mã tiếng. Vì thế có thể chia giao diện A thành 2 phần
như sau:
- Phần thứ nhất giữa BSC và TRAU, nơi dữ liệu tải trọng truyền dẫn vẩn được
nén. Như trên giao diện Abis, một kênh lưu lượng đơn chỉ chiếm 2 trong số 8 bit của một
kênh PCM. Thông tin báo hiệu yêu cầu toàn bộ 64Kbps của kênh.
- Phần thứ hai là giữa TRAU và MSC, tại nơi đó toàn bộ dữ liệu không được nén,
bởi vì mỗi kênh lưu lượng yêu cầu tất cả 8 bit hoặc chiếm toàn bộ 64Kbps của kênh
PCM.
Giao diện Abis:
Giao diện Abis kết nối BTS với BSC. Giao diện là phần cố định của mạng và giao
tiếp thông qua cáp thông thường. Điển hình là một liên kết PCM 30 được sử dụng với 32
kênh mỗi kênh 64kbps, cung cấp băng thông 2Mbps. Công nghệ nén cho phép GSM sử
dụng các gói lên tới 8 kênh lưu lượng trên một kênh đơn 64kbps.
Giao diện Air/Um:
Giao diện không khí là giao diện vô tuyến giữa MS và BTS. Giao diện này khác
nhiều với các giao diện khác, bởi vì giao tiếp vô tuyến là giao diện mở rất nhạy cảm với
sự xâm nhập từ ngoài hơn là với cable, nhưng đổi lại được băng thông lớn.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 14
III. Qui trình thực hiện cuộc gọi:
1.Sơ đồ tổng quát:
Các khối chức năng tham gia vào cuộc gọi
2.Sơ đồ cụ thể:
a.Cuộc gọi di động gọi di động:
Cuộc gọi từ MS1 đến MS2
b.Cuộc gọi di động gọi cố định:
Cuộc gọi từ di động điện thoại tới cố định
c.Cuộc gọi di động gọi quốc tế:
Cuộc gọi từ di động đi quốc tế
`
`
`
`
User
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 15
PHẦN 3: MẠNG 3G VÀ CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG
I. Giới thiệu 3G:
1. Định nghĩa và tình hình phát triển 3G ở Việt Nam:
3G là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ
liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ).
3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Điểm
mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ
liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di
chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến
cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video
chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); Email;video
streaming; High-ends games;
Ở Việt Nam, thông tin di động là một thị trường mà nhiều nhà khai thác quan tâm.
Hiện tại, ta có 7 nhà mạng khai thác, trong đó 5 nhà mạng theo kỹ thuật GSM và 2 nhà
mạng theo kỹ thuật CDMA theo chuẩn W-CDMA.Công ty thông tin di động (VMS) ra
đời theo công nghệ GSM. Cùng với xu hướng phát triển của thời đại, thông tin di động
ngày càng phát triển vượt bậc. Việt Nam triển khai cấp phép 3G qua hình thức thi tuyển,
kết quả được 4 nhà khai thác đủ tiêu chuẩn cấp phép, đó là: Mobifone, Viettel,
Vinaphone, liên doanh EVN Telecom và Vietnamobile. Sự ra đời của công nghệ 3G ở
nước ta cùng với sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ thông tin di động tốc độ cao kèm
theo giúp cho người tiêu dùng được hưởng rất nhiều tiện ích nhất ở các dịch vụ này.
2.Chuẩn W-CDMA
Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS, dựa trên kỹ thuật CDMA trải
phổ dãy trực tiếp, trước đây gọi là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với
các nhà khai thác dịch vụ di động sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một
phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP,
cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 16
II. Cấu trúc mạng UMTS
Mạng UMTS gồm các thành phần chính sau:
- Phần vô tuyến: Chia làm 2 phần sau:
+ Khối GERAN: bao gồm các BTS và BSC của mạng 2G.
+ Khối UTRAN: đây là khối mới hoàn toàn trong mạng. Khối gồm các Node B và
các RNC. RNC có nhiệm vụ điều khiển nguồn tài nguyên vô tuyến trong WCDMA RAN
và giao tiếp với Hệ thống mạng Core, chịu trách nhiệm điều khiển tải và nghẽn cho các
cell, điều khiển việc nhận và cấp phát mã cho các liên kết vô tuyến mới được thiết lập
trong các cell. Node B làm nhiệm xử lý lớp vật lý ở giao diện vô tuyến như mã hóa kênh,
đan xen, trải phổ, điều chế Nó cũng thực hiện một chức năng tài nguyên vô tuyến như
điều khiển công suất vòng trong Về mặt tương đồng, có thể xem Node B có vai trò như
BTS còn RNC có vai trò như BSC. Ở mạng UMTS của VMS4, mỗi Node B chỉ chịu điều
khiển bởi một RNC.
Phần mạng lõi (Core Network), bao gồm 2 miền: miền chuyển mạch kênh và
miền chuyển mạch gói.
+ CS Domain: khối này làm nhiệm vụ chính cho phần lưu lượng thoại. Nhận xử lý
các traffic thoại từ BSC (giao diện A) và RNC (giao diện Iu-CS).
+ PS Domain: Miền này làm nhiệm vụ chính xử lý các Traffic về data, nhận xử lý
data từ các BSC (giao diện Gb) và các RNC (giao diện Iu-PS).
Sinh viên thực tập: NGÔ TRUNG TRỰC Trang 17
III. Cấu tạo Node B:
1.Cấu tạo:
Node B cơ bản gồm những phần sau:
+ System Module
+ RF Module
+ Transmission Module
+ Power Module
Ở Mobifone trong khu vực thực tập thì sử dụng Node B của hãng NSN.
a.RF Module:
RF Module bao gồm các khối sau:
+ khối RF control: có chức năng giao tiếp vời System Module qua kết nối sợi
quang. Phần xư lý tín hiệu và điều khiển chức năng cũng nằm ở khối này.
+ khối TX: có chức năng truyền thông tin.
+ khối RX: có chức năng nhận thông tin.
+ khối PA: có chức năng khuếch đại công suất phát tín hiệu TX.
+ khối Antenna filter: bộ lọc tín hiệu cho TX và RX
Khối chức năng RF ở dạng Dual
Sinh
viên th
ực tập: NGÔ TRUNG TRỰC
Trang
18
Khối chức năng RF ở dạng Single
Phiên bản của các khối RF:
RF có nhiều phiên bản có tần số và số lượng cặp thu phát khác nhau.
Hiện tại, Trung tâm Thông tin di động khu vực IV sử dụng RF module version
FRGF.
Cấu trúc của FRGF:
Khối RF module Version FRGF gồm có 3 bộ khuếch đại công suất (PA) tương
ứng với 3 cặp port angten như trong sơ đồ. Công suất tối đa tại đầu angten ở mỗi PA là
70 W (suy hao cho Feeder khoảng 10 W). Hỗ trợ phát đồng thời được 2 sóng mang
(carriers) ở mỗi cặp Angten. Do đó, nếu sử dụng 1 sóng mang, Pmax ở mỗi PA lên tới
60W, Pmax là 30 W nếu dùng 2 sóng mang. Khi đó, trạm sẽ có cấu hình sau (tương ứng
với phân bổ công suất):
P
P
P
Hiện tại, đang sử dụ
ng mô
hình kiể
u A (“A type”, [1 Tx/Rx +
1 Rx only] / 1 PA) có thể đấu nố
i
với các cấu hình sau: