Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 128 trang )



LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân tác giả, trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn tác giả luôn được sự quan tâm, hõ trợ, giúp đỡ,
chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo ở trường Đại học Thủy Lợi, bạn bè, đồng nghiệp
trong cơ quan và các ban ngành, đơn vị địa phương nơi có địa điểm nghiên cứu
Tác giả xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Đức Toàn đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi Trường và trường Đại học
Thủy Lợi, các bạn học viên cao học đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn.
Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã đồng viên giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.

Trân trọng cảm ơn!
Hà Nôi, ngày tháng năm 2013




Trần Thế Lực

i
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân tác giả, trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ
bảo của các thầy giáo, cô giáo ở trường Đại học Thủy lợi, bạn bè, đồng nghiệp trong


cơ quan, các ban ngành, đơn vị ở địa phương nơi có địa điểm nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Đức Toàn đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại học
Thủy Lợi và các bạn học viên cao học đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học
tập và làm luận văn.
Trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014



Trần Thế Lực









ii
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Trần Thế Lực Mã số học viên: 118608502008
Lớp: 19MT
Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02
Khóa học: 19
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng

dẫn của thầy giáo Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá
hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm thiểu”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận văn nào trước
đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn
được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng
trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Người viết cam đoan


Trần Thế Lực





iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
4.1. Cách tiếp cận 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 3

CHƯƠNG 1. 4
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM SÔNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT 4
1.1. Ô NHIỄM SÔNG Ở VIỆT NAM 4
1.2. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM SÔNG 6
1.2.1. Giải pháp liên quan đến công nghệ và kĩ thuật 6
1.2.2. Cần có biện pháp trong quản lý cũng như kiểm soát với môi trường 7
1.2.3. Giải pháp về kinh tế và xã hội 7
1.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG QUA VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 8
1.4. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT 9
1.4.1. Nguồn gốc của nước thải sinh họat 9
1.4.2. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt. 9
1.4.3. Khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt 10
1.5. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 12
1.5.1. Bể Aeroten 12
1.5.2. Kênh oxy hóa tuần hoàn 13
1.5.3. Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (hệ SBR) 14
1.5.4. Bể Unitank 15
1.5.5. Bể lọc sinh học nhỏ giọt 18
1.5.6. Bể lọc sinh học cao tải 19
1.5.7. Đĩa lọc sinh học 20
1.5.8. Cánh đồng lọc 21
1.5.9. Hồ sinh học 22
CHƯƠNG 2 24
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SÔNG CẦU BÂY 24
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC SÔNG CẦU BÂY. 24
2.1.1 Quận Long Biên 25
Hình 2.2. Vị trí địa lý quận Long Biên 27
2.1.2. Huyện Gia Lâm 28
HÌNH 2.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN GIA LÂM 30
2.2. HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẦU BÂY 31

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 33
2.3.1. Các họng xả nước thải chính 33
2.3.2. Thực trạng nước sông Cầu Bây 35
2.3.3. Các vị trí lấy mẫu nước sông Cầu Bây và kết quả phân tích mẫu nước sông Cầu Bây 40


iv
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của nước sông Cầu Bây tới môi trường 48
2.3.5. Ô NHIỄM TRẦM TICH SÔNG CẦU BÂY 52
CHƯƠNG 3 55
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT SÔNG CẦU BÂY 55

3.1. SỐ LIỆU THIẾT KẾ 55
3.1.1. Lưu lượng nước thải 55
3.1.2. Số liệu địa chất thủy văn sông Cầu Bây 57
(Nguồn: Viện nước, tưới tiêu và môi trường) 58
3.2. CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 58
3.2.1. Lưu lượng tính toán đặc trưng của nước thải 58
3.2.2. Nồng độ bẩn của nước thải 59
3.2.3. Dân số tính toán 59
3.2.4. Mức độ cần thiết làm sạch của nước thải 59
3.3. ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 64
3.3.1. Cơ sở lựa chọn 64
3.3.2. Chọn dây chuyền xử lý 64
3.4. TÍNH TOÁN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 67
3.4.1. Ngăn tiếp nhận. 68
3.4.2. Song chắn rác 69
3.4.3. Bể lắng cát ngang 74
3.4.4. Sân phơi cát 79

3.4.5.Thiết bị đo lưu lượng 80
3.4.6. Tính toán bể làm thoáng đơn giản 81
3.4.7. Tính toán bể lắng ngang đợt 1 83
3.4.8. Tính toán bể Aeroten đẩy 87
3.4.9. Tính toán bể lắng ngang đợt 2 90
3.4.10. Tính toán bể nén bùn đứng 92
3.4.11. Tính toán bể Metan 94
3.4.12. Khử trùng nước thải 97
3.4.13.Tính toán máng trộn 99
3.4.14. Tính toán bể tiếp xúc ngang 101
3.4.15. Tính toán máy ép bùn 103
3.5. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH VÀ CAO TRÌNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
KẾT LUẬN: 109
KIẾN NGHỊ: 109


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt: 9
Bảng 2.1 Mô tả vị trí lấy nước sông Cầu bây 41
Bảng 2.2 Kết quả phân tích nước sông Cầu Bây 43
Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu trầm tích sông Cầu Bây 53
Bảng 3.1. Tính toán hệ số thu gom nước mưa lưu vực Cầu Bây 56
Bảng 3.2. Tổng hợp nước thải lưu vực sông Cầu Bây 57
Bảng 3.3. Kích thước cơ bản của ngăn tiếp nhận 68
Bảng 3.4. Tính toán thuỷ lực mương dẫn sau ngăn tiếp nhận 69
Bảng 3.5. Kết quả tính toán mương dẫn nước tại vị trí đặt song chắn rác 74
Bảng 3.6. Kích thước bể Metan 97



vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Nguyên tắc hoạt động bể Aerotank 13
Hình 1.2: Mương ô xy hóa 14
Hình 1.3: Nguyên tác hoạt động bể unitank 17
Hình 1.4. Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt 19
Hình 1.5. Cấu tạo Bể lọc sinh học cao tải 20
Hình 1.6. Đĩa lọc sinh học 21
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí cửa xả ra sông Cầu bây 34
Hình 2.2 Nước thải cửa xả sông Cầu Bây ra sông thủy nông Bắc Hưng Hải
tại cửa xả Xuân Thụy – Kiêu Kị, Gia Lâm 36

Hình 2.3 Nước từ sông Cầu Bây: đen, chứa đầy bọt do các hóa chất trong
nước thải công nghiệp, bãi rác dùng tưới tiêu cho cánh đồng Kiêu Kỵ 37

Hình 2.4 Nước sông Cầu Bây qua khu vực Gia Lâm 38
Hình 2.5 Nước sông Cầu Bây qua khu vực Long Biên 39
Hình 2.6 Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông Cầu Bây 40
Hình 2.7 Biến thiên nồng độ BOD5 trên sông Cầu Bây so với QCVN
08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt 45

Hình 2.8 Biến thiên nồng độ COD trên sông Cầu Bây so với QCVN
08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt 45

Hình 2.9 Biến thiên nồng độ Crôm(VI) trên sông Cầu Bây so với QCVN
08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt 46

Hình 2.10 Biến thiên nồng độ chất rán lơ lửng SS trên sông Cầu Bây so với

QCVN 08:2008/BTNMT_ chất lượng nước mặt. 46

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí song chắn rác 70
Hình 3.2. Sân phơi cát 80
Hình 3.3. Sơ đồ máng Parsan 80
Hình 3.4. Sơ dồ làm thoáng đơn giản không tuần hoàn bùn hoạt tính 81
Hình 3.5. Sơ đồ máng trộn vách ngăn có lỗ 99





vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày
COD : Nhu cầu oxi hóa học
SS : Chất rắn lơ lửng
TXLNT : Trạm xử lý nước thải
XLNT : Xử lý nước thải
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ABR : Bể phản ứng kỵ khí có vách ngăn
SB : Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ




1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cầu Bây là con sông đào, thượng lưu là hồ Kim Quan (phường Việt Hưng –
Long Biên), và hạ lưu đổ ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy ở xã
Kiêu Kỵ, Gia Lâm có tổng chiều dài khoảng 13km. Sông Cầu Bây đang là nguồn
cung cấp và nơi thoát nước cho canh tác nông nghiệp ở một số phường, xã thuộc
quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, sông Cầu Bây nay đã bị ô nhiễm nặng
nề vì hàng ngày đang tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa xử lý (nước thải sinh
hoạt của các khu vực dân cư Long Biên, Gia Lâm, nước thải công nghiệp từ các KCN
hai bên sông). Lượng nước thải này ngày đang càng tăng dần, nhưng nguồn nước
sông Cầu Bây vẫn được dùng cho tưới tiêu của các vùng canh tác nông nghiệp quận
Long Biên và Gia Lâm.
Bên cạnh đó, các chất ô nhiễm từ sông Cầu Bây còn có thể tác động đến môi
trường nước thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (nơi tiếp nhận nước sông Cầu
Bây). Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê
điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứ giác được giới hạn
bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông, và
sông Luộc ở phía Nam. Hệ thống Bắc Hưng Hải có diện tích tự nhiên hơn 200.000ha
với diện tích đất nông nghiệp khoảng 110.000ha, dân số gần 3 triệu người, bao gồm
phần đất đai toàn bộ tỉnh Hưng Yên (10 huyện thị), 7 huyện thị của tỉnh Hải Dương, 3
huyện của tỉnh Bắc Ninh và 2 quận, huyện của thành phố Hà Nội. Như vậy, nước thải
đổ vào sông Cầu Bây đã và đang gây ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn. Do đó, yêu
cầu đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đề xuất biện pháp giảm
thiểu là rất cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Bây.



2
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông: Hiện đang có một số
nguồn thải chính gây ô nhiễm nước sông Cầu Bây. Trong khuôn khổ của một luận
văn thạc sỹ, không thể giải quyết hết các vấn đề. Do vậy, luận văn chỉ lựa chọn giải
pháp đề xuất cho một trong các nguồn thải chính gây ô nhiễm. Đó là nước thải sinh
hoạt của các khu vực dân cư hai bên sông. Luận văn sẽ đề xuất giải pháp xử lý nước
thải sinh hoạt lưu vực sông Cầu Bây, qua đó nhằm cải tạo môi trường sông Cầu
Bây. Theo đó, lưu vực thoát nước thải vào sông Cầu Bây là toàn bộ khu vực Long
Biên, Gia Lâm (trừ khu vực Yên Viên phía tả ngạn sông Đuống, phía Đông Nam
Gia lâm thuộc lưu vực sông Thiên Đức) bị bao bọc bởi đê của sông Hồng, sông
Đuống, và sông Bắc Hưng Hải.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu Bây
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt sau khi thu gom.
- Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
đề xuất.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận thực tế
- Tiếp cận kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó
4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp phân tích hệ thống: phương pháp được sử dụng để phân tích
một cách hệ thống những vấn đề liên quan đến môi trường nước sông Cầu Bây từ
nước thải.
- Phương pháp kế thừa: thu thập thông tin về tổng quan, số liệu về môi trường
của sông Cầu Bây; tổng quan, số liệu về môi trường của một số sông điển hình ở



3
Việt Nam. Trên cơ sở các thông tin thu được sẽ tiến hành phân tích một cách khoa
học để kế thừa những ưu điểm, khắc phục nhược điểm khi đề xuất hệ thống XLNT
phù hợp để xử lý nước thải sinh hoạt đổ vào sông Cầu Bây.
- Phương pháp công nghệ: áp dụng tính toán các hạng mục trong hệ thống
XLNT đề xuất, phù hợp để xử lý nước sinh hoạt đổ vào sông Cầu Bây
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Sông Cầu Bây và khu vực hai bên sông, thuộc quận Long Biên và huyện Gia
Lâm, Hà Nội.
6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Hiện trạng môi trường nước sông Cầu Bây.
- Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.
- Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống xử lý nước thải đề xuất














4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM SÔNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT


1.1. Ô NHIỄM SÔNG Ở VIỆT NAM
Nước ta có mạng lưới sông khá dầy đặc, nếu chỉ tính các sông có chiều dài từ
10Km trở lên và có dòng chảy thương xuyên thì có 2.372 con sông, trong đó 13 hệ
thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km
2
. Lựu vực của 13 hệ thống sông
lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ; 10 trong 13 hệ thống sông trên là sông liên
quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống sông chính Hồng, Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ
cùng, Mã, Cả - La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long chiếm tới 93% tổng diện
tích lưu vực sông toàn quốc gia và xấp xỉ 80% diện tích quốc gia
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu
công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn quốc.
Vấn đề chất thải là một nan đề của phát triển đối với những quốc gia còn đang phát
triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho
quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua
xử lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có
thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam ngày càng nặng
nề. Hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm.
Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và nước sông được xử dụng như
nước sinh hoạt gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi
không
Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người, làm
tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Tại
một số địa phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm
nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 - 50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung bình
mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ



5
sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một
trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia - Tổng cục Môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt lục
địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là
Đồng bằng sông Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều
chưa được xử lý và xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài
ra một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi
trường nước.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các
sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông
Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài
năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn
3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN
08:2008 - A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông
Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam TP.Việt
Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong vùng, sông
Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn.
Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các
đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm trên
lưu vực sông Cầu và tình trạng ô nhiễm nặng gần như không thay đổi. Lưu vực
sông Nhuệ - Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các
thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008 loại A1 nhiều
lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực
sông Mã riêng thông số độ đục rất cao, do lượng phù sa lớn và hiện tượng xói mòn
từ thượng nguồn.



6
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc
đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa
khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ
yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu
sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua TP. Biên Hòa)
nước sông đã bị ô nhiễm.
Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về
phía thượng lưu. Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được
khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ. Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu
Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất
hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước). Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông
Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn sông Hậu).
Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ nhà máy, khu dân
cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm Cỏ Tây.
( />197979.bld).
1.2. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM SÔNG
Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông, có nhiều phương pháp nhưng để
chọn được phương pháp phù hợp cần phải nghiên cứu nhiều yếu tố khách, chủ quan
tại mỗi lưu vực sông.
1.2.1. Giải pháp liên quan đến công nghệ và kĩ thuật
Nên hạn chế các ngành nghề sản xuất sử dụng công nghệ không thân thiện
với môi trường nước, có khả ngây ô nhiễm môi trường nước cao.
Với các ngành nghề sản xuất hiện tại, cần có đầu tư cụ thể, hợp lý về trang
thiết bị. Nếu không thay mới được ngay thì có thể cải tiến một số công đoạn của
công nghệ sản xuất sạch.


7
1.2.2. Cần có biện pháp trong quản lý cũng như kiểm soát với môi

trường
- Cần xây dựng các chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xử lí
nước thải trước khi xả ra môi trường.
- Đầu tư trang thiết bị, kinh phí để phục vụ đo kiểm môi trường. Quan trắc
môi trường thường xuyên để phát hiện ô nhiễm, kịp thời có biện pháp xử lí.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ
và đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời các cơ sở không thực
hiện các quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm các cam kết trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý nghiêm các vi
phạm theo quy định.
1.2.3. Giải pháp về kinh tế và xã hội
Cần có các quỹ về xử lý ô nhiễm môi trường nước (tại chỗ, khẩn cấp và lâu
dài) để kip thời xử lý, ứng phó. Có thể gây quỹ từ các tổ chức hoặc cá nhân.
Thường xuyên tổ chức các chương trình nghiên cứu về môi trường nước để
nắm được chính xác và cụ thể nhất tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện tại và sau đó
đưa ra các giải pháp cụ thể, hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
xử lý nguồn nước ô nhiễm.
Bên cạnh đó là tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền tới người dân và các
doanh nghiệp về tác hại của việc làm ô nhiễm nguồn nước cũng như sự cấp thiết của
việc phải chung tay bảo vệ nguồn nước như thế nào.
Với các cơ sở kinh doanh, sản xuất đang xâm hại nguồn nước sinh hoạt của
người dân (gây ô nhiễm nguồn nước) cần phải có biện pháp để di dời cơ sở đó ra
khỏi khu dân cư hoặc ít nhất là cũng phải có biện pháp cải thiện nguồn chất, nước
thải từ các cơ sở này (như: hệ thống xử lý nước, chất thải đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật,
nguồn nước sau khi xử lý).


8
1.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG QUA VIỆC THU GOM VÀ XỬ
LÝ NƯỚC THẢI

Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do nước thải chưa được xử lý đạt quy
chuẩn môi trường của một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thỉa sinh hoạt, chất
thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp, các hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản và nước thải của các khu dân cư thải vào hệ thống sông. Vậy cần phải có biện
pháp thu gom và xử lý nước thải.
Quy hoạch các vùng xả nước thải, xác định mục tiêu chất lượng nước trên
các dòng sông; hình thành tổ chức lưu vực sông điều phối, giám sát các hoạt động
bảo vệ tài nguyên nước chung trên toàn lưu vực sông
Mô hình hệ thống giám sát tự động, trực tuyến hoạt động xả nước thải của
một số cơ sở sản xuất xả nước thải quy mô lớn hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn
nước nghiêm trọng. Cùng với đó, sẽ tiến hành sửa đổi quy định xử phạt theo hướng
tăng mạnh mức xử phạt bằng tiền và áp dụng chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe các cơ
Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
hoạt động xả nước thải vào sông của các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Triển khai việc thu dọn, với rác, khơi thông dòng chảy; nghiêm cấm việc sử
dụng thuốc diệt cỏ và các loại thuốc hóa học trên các tuyến sông, kênh, mương nội
đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Hướng dẫn và khuyến cáo nông dân áp dụng thực hiện các biện pháp canh
tác nông nghiệp tiên tiến nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, thực hiện
nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom triệt để bao bì
thuốc bảo vệ thực vật và xử lý theo đúng quy định để hạn chế dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước.
Hướng dẫn và khuyến cáo các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi phải đảm bảo vệ
sinh môi trường, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh; chất thải rắn, nước
thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định, không được để phát tán ra


9
môi trường; xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được xử lý theo quy định về
quản lý chất chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Thực hiện việc quan trắc chất lượng nước mặt tại các sông, để chỉ đạo việc
cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đảm bảo an
toàn.
1.4. ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.4.1. Nguồn gốc của nước thải sinh họat
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân, chúng thường
được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình
công cộng khác. Lượng nước thải của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào
tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh
hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của nhà máy nước
hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước
cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải tính trên
một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh
hoạt ở các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các
sông rạch, còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát
nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng
biện pháp tự thấm.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất
rửa trôi kết quả của làm vệ sinh sàn nhà
1.4.2. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Bảng 1.1. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt
:


10
Chất ô nhiễm
Đơn vị

Nồng độ
pH
mg/l
6,5 - 8,5
Chất rắn lơ lững SS
mg/l
300 - 400
Tổng chất rắn TS
mg/l
720
COD
mg/l
400 - 700
BOD
mg/l
220 - 400
Tổng N
mg/l
40
Tổng p
mg/l
8
(Nguồn: Lâm Minh Triết- Xử lý nước thải công nghiệp và đô thị)
1.4.3. Khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein
(40÷50%); hydratcarbon (40 ÷ 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo, và các chất
béo (5 ÷10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao đông trong
khoảng 150 ÷ 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 ÷ 40% chất hữu cơ khó

bị phân hủy sinh học .( Nguồn:
Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, bao gồm các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy và các chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất dễ phân hủy
như cacbonhydrat, protein chủ yếu làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn
đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước mặt. Các chất khó
phân hủy gồm nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết chúng có độc tính với sinh
vật và con người. Chúng tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật gây độc
tích lũy, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống. Chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng
nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo,
rong, rêu…Chất rắn có khả năng gây trở ngại cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh
hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuẩn của WHO đối với nước uống không
chấp nhận tổng chất rắn tan (TDS) cao hơn 1200 mg/l. Chất rắn lơ lửng cũng là tác


11
nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt
cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng. Các chất rắn được tạo ra trong
quá trình xói mòn, phong hóa địa chất hoặc do nước chảy tràn từ đồng ruộng.
Ngoài ra các loại vi sinh vật gây bệnh hiện hữu trong nước thải đưa ra sông
góp phần làm cho các bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột (thương hàn, tả ,lỵ…)
gia tăng do lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt.
* Tác hại đến môi trường của nước thải sinh hoạt do các thành phần ô nhiễm
tồn tại trong nước thải gây ra.
+ COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và
làm giảm pH của môi trường.
+ SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến
đời sống của thuỷ sinh vật nước.
+ Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu
chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…

+ Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của
các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và
diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình
hô hấp của tảo thải ra ).
+ Màu: mất mỹ quan.
+ Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.lớn và gây thiếu
hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước.
Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân
huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4, làm cho nước có mùi hôi
thúi.( Nguồn: />huong).


12
* Tác hại đến con người của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra sông, suối, ao, hồ,… dẫn đến việc
gây ô nhiễm nguồn nước. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người
mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu
chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài
ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các
hộ nuôi trồng thủy sản.(Nguồn:
1.5. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.5.1. Bể Aeroten
Nước thải sau khi được loại các tạp chất có thể lắng được ở bể lắng sơ cấp
được dẫn vào bể aeroten. Tại đây, nước thải được hòa trộn với bùn hoạt tính và
được sục khí, nhờ đó các chất hữu cơ trong nước được khuấy trộn và được các vi
sinh vật có trong bùn hoạt tính phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản. Đồng
thời vi sinh vật cũng lấy năng lượng của quá trình oxy hóa sinh học này để tăng
trưởng và tạo sinh khối làm cho lượng bùn trong bể tăng lên. Dòng hỗn hợp nước

thải và bùn hoạt tính được đưa ua bể lắng thứ cấp, có nhiệm vụ lắng và tách bùn
hoạt tính ra khỏi nước thải. Một hần sẽ tuần hoàn trở lại bể sinh học Aerotenk để
giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng
thời ổn định nồng độ MLSS trong bể Aeroten.


13

Hình 1.1. Nguyên tắc hoạt động bể Aerotank
1.5.2. Kênh oxy hóa tuần hoàn
Nguyên tắc hoạt động:
Kênh oxy hóa tuần hoàn hoạt động theo nguyên lý thổi khí bùn hoạt tính kéo
dài. Quá trình thổi khí đảm bảo cho việc khử BOD và ổn định bùn nhờ hô hấp nội
bào. Vì vậy bùn hoạt tính khó gây hôi thối và khối lượng giảm đáng kể. Kênh oxy
hóa tuần hoàn có tải trọng chất bẩn thấp (0,05 gBOD
5
/g bùn.ngày), thời gian lưu
nước từ 18 đến 30 giờ và bùn giữ lại trong hệ thống trung bình từ 10 – 30 ngày.
Kênh oxy hóa tuần hoàn hoạt động theo nguyên tắc aeroten đẩy và các guồng quay
được bố trí theo chiều dài nên dễ tạo các vùng hiếu khí (aerobic) và thiếu khí
(axonic) luân phiên thay đổi. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat cũng được tuần tự
thực hiện trong các vùng này. Trong vùng hiếu khí (DO >2 mg/l) diễn ra quá trình
oxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ và nitrat hóa. Trong vùng thiếu khí (DO < 0,5
mg/l) diễn ra quá trình hô hấp kị khí và khử nitrat.
Do kênh oxy hóa có hiệu quả xử lý BOD, N, P cao, quản lý đơn giản, ít bị
ảnh hưởng khi có sự thay đổi về thành phần và lưu lượng nước thải đầu vào, nên
thường được áp dụng để xử lý nước thải có biên độ dao động lớn về chất lượng và
lưu lượng giữa các giờ trong ngày. Tuy nhiên, công trình xây dựng hở và chiếm đất
diện tích lớn là những yếu tố hạn chế sử dụng nó trong trường hợp xử lý nước thải



14
quy mô lớn. Kênh oxy hóa được xây bằng bêtông cốt thép hoặc bằng đất, mặt trong
ốp đá, láng ximăng, nhựa đường, vận tốc tuần hoàn chảy trong mương V ≥ 0,25 –
0,3 m/s. Tại khu vực hai đầu mương có dòng đổi chiều, tốc độ chảy nhanh ở phía
ngoài và chậm ở phía trong làm cho bùn lắng lại, giảm hiệu quả xử lý, do đó phải
xây dựng các tường hướng dòng tại hai đầu mương để tăng tốc độ nước chảy ở phía
bên trong lên.

Hình 1.2: Mương ô xy hóa
1.5.3. Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ (hệ SBR)
Nguyên tắc hoạt động:
Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ là một dạng công trình xử lý sinh học
nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó bao gồm tuần tự diễn ra các quá trình thổi
khí, lắng bùn và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn của bể tối thiểu
là hai.
Các giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bể bao gồm: làm đầy nước
thải vào bể, sau đó ngừng cấp nước vào để thổi khí khuấy trộn, sau đó ngừng khuấy
trộn để lắng yên tĩnh rồi tháo nước ra và xả bùn dư. Công trình hoạt động gián đoạn,
có chu kỳ. BOD
5
của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20 mg/l. Hàm lượng cặn
lơ lửng từ 3 – 25 mg/l và N-NH3 khoảng 0,3 – 12 mg/l. Chúng làm việc không cần
bể lắng đợt 2, trong nhiều trường hợp, người ta cũng có thể bỏ qua bể điều hòa và
bể lắng đợt một.
Hệ thống SBR có khả năng khử được nitơ và photpho sinh hóa do có thể điều


15
chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí và kị khí trong bể bằng việc thay đổi

chế độ cung cấp oxy. Nhược điểm chính là công suất xử lý nước thải nhỏ.
1.5.4. Bể Unitank
Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ Unitank được thực hiện trong 1 hệ
thống gồm 3 bể nối tiếp nhau. Hệ thống này là 1 bể chia thành 3 ngăn. Các ngăn này
được thông với nhau bằng một hoặc nhiều khe mở giữa các tường ngăn. Các ngăn ở
2 đầu được lắp đặt thêm đập tràn răng cưa để thu nước sau khi lắng. Hai ngăn này
đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng : vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng.
Nước thải được đưa và từng ngăn tùy theo chu kỳ. Bùn hoạt tính dư sinh ra trong
quá trình xử lý.
Công nghệ Unitank được thiết kế đồng bộ trên cơ sở tính hợp giữa phương
pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính cổ điển (Aeroten) và phương pháp xử lý theo mẻ
truyền thống (SBR). Trong hệ thống này không cần phải xây dựng hệ thống bể sục
khí và bể lắng riêng biệt. Hệ thống mang mang ưu điểm của công nghệ Aeroten và
SBR đồng thời khắc phục các nhược điểm của nhau.
Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ Unitank được thực hiện trong 1 hệ
thống gồm 3 bể nối tiếp nhau. Hệ thống này là 1 bể chia thành 3 ngăn. Các ngăn này
được thông với nhau bằng một hoặc nhiều khe mở giữa các tường ngăn.
Mỗi ngăn được lắp đặt các tube (AT) và các đĩa thổi khí (AD) ở dưới đáy.
Khí được thổi vào từ máy thổi khí cánh guồng để cung cấp oxy cho quá trình xử lý
sinh học. Các ngăn ở 2 đầu (1 và 3) được lắp đặt thêm đập tràn răng cưa để thu
nước sau khi lắng. Hai ngăn này đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng : vừa là bể phản
ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa và từng ngăn tùy theo chu kỳ.
Bùn hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lý cũng được lấy ra ở từng ngăn,
ngược với chu kỳ nước thải vào hệ thống.
Chu kỳ hoạt động của bể Unitank : Cũng tương tự như hệ thống xử lý bằng
bùn hoạt tính cổ điển, hệ thống bể này cũng hoạt động liên tục. Tuy nhiên, hệ thống


16
Unitank hoạt động theo từng chu kỳ, trong đó mỗi chu kỳ bao gồm 2 giai đoạn

chính và 2 giai đoạn trung gian trong một chuối cân bằng.
Giai đoạn chính thứ 1:
Nước thải được đưa vào bể Unitank tại ngăn 1 để hòa trộn với bùn hoạt tính
và được sục khí . Các chất hữu cơ có trong nước thải được hòa trộn và phân hủy
thành các hợp chất vô cơ đơn giản (CO
2
và H
2
O) dưới tác dụng của bùn hoạt tính.
Thời gian lưu nước trong ngăn A là khoảng 3,5 giờ. Từ ngăn 1, hỗn hợp nước thải-
bùn hoạt tính tiếp tục chảy qua ngăn thổi khí 2, tại đó bùn hoạt tính tiếp tục phân
hủy các hợp chất hữu cơ. Hỗn hợp nước thải-bùn tiếp tục chảy sang ngăn 3. Tại
ngăn 3 không diễn ra bất kỳ hoạt động thổi khí hay quá trình khuấy trộn nào, lúc
này ngăn 3 đóng vai trò là ngăn lắng trong nước thải. Bùn hoạt tính trong ngăn 3 sẽ
lắng xuống đáy bằng trọng lực, nước thải sau khi lắng trong tại ngăn 3 tràn qua đập
tràn răng cưa sang bể khử trùng. Lượng bùn dư lắng tại ngăn 3 sẽ được bơm bùn
bơm sang 2 bể nén bùn. Đến đây là thời điểm kết thúc giai đoạn chính thứ nhất.
Giai đoạn trung gian thứ nhất:
Tại chu kỳ này dòng nước thải tiếp tục được đưa vào hệ thống bể nhưng là ở
ngăn giữa 2 và quá trình thổi khí chỉ diễn ra trong ngăn này. Thời gian cho giai
đoạn này là khoảng 30 phút. Nước thải sau đó chảy tiếp qua ngăn 3, trong khi ngăn
1 đang lắng và chuẩn bị chuyển sang đóng vai trò bể lắng trong giai đoạn chính thứ
hai.
Giai đoạn chính thứ hai:
Giai đoạn chính thứ hai diễn ra cũng giống nhưng giai đoạn chính thứ nhất,
tuy nhiên hướng dòng chảy được thay đổi theo chiều ngược lại. Nước thải được đưa
vào và xử lý hiếu khí ở ngăn 3 rồi ngăn 2 trước khi lắng và lấy ra ở ngăn 1. Bùn
hoạt tính dư cũng được lấy ra ở ngăn 1 bằng bơm bùn.
Giai đoạn trung gian thứ hai:
Giai đoạn trung gian thứ hai cũng diễn ra tương tự hư giai đoạn trung gian



17
thứ nhất nhưng theo chiều ngược lại.
Các giai đoạn chính và trung gian diễn ra xen kẻ hay nói cách khác, các giai
đoạn trung gian là khoảng thời gian cần thiết để thay đổi hướng của dòng nước thải
chảy giữa các giai đoạn chính.

Hình 1.3: Nguyên tác hoạt động bể unitank
Ưu nhược điểm của unitank
Ưu điểm của unitank:
Công nghệ này tích hợp được các công đoạn Anoxic,hiếu khí và lắng vào
trong 1 công trình xử lý-> tiết kiệm diện tích xây dựng và khối lượng betong.
• Không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu -> tiết kiệm điện năng, giảm chi phí
vận hành.
• Có thể sử dụng được hệ thống phân phối khí theo kiểu nổi hoặc chìm.
• Cùng tạo ra các điều kiện hiếu khí/ thiếu khí/ yếm khí trong cùng một chu
kỳ cho phép xử lý tốt nhất các hợp chất Nitơ trong
Nhược điểm Chính của Unitank Vận hành khó, do phải khống chế nhiều
thông số . một nhược điểm khác nữa là thiết bị (van, bơm, các loại đầu dò ) hơi
nhiều => tốn kém trong đầu tư

×