Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 36 trang )



CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Nghiên cứu
Quản lý môi trường đô thị Việt Nam


BÁO CÁO TIẾN ĐỘ (2)
Tập 01

Tháng 3 năm 2011

CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI
CÔNG TY TNHH YACHIYO ENGINEERING


Bản đồ vị trí khu vực dự án

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


i
Báo cáo tiến độ (2)



Mục lục


Bản đồ khu vực dự án
Danh mục các Bảng
Danh mục các Hình
Danh mục các từ viết tắt
Chương 1 Giới thiệu chung ················································································ 1
1.1 Cơ sở luận chứng và mục tiêu của Nghiên cứu ······················································ 1
1.2 Nội dung của Nghiêu cứu Quản lý môi trường đô thị (SUEM) ··································· 1
1.2.1 Khu vực Nghiên cứu ··········································································· 1
1.2.2 Các chủ đề của SUEM ········································································· 1
1.2.3 Kế hoạch của SUEM ··········································································· 2
1.2.4 Thành phần nhóm Nghiên cứu JICA ························································· 4
1.3 Báo cáo tiến độ (2) ······················································································ 4
Chương 2 Các phương pháp tiếp cận kỹ thuật của SUEM ·········································· 5
2.1 Phương pháp tiếp cận -1 ··············································································· 5
2.2 Phương pháp tiếp cận -2 ··············································································· 5
2.3 Phương pháp tiếp cận -3 ··············································································· 7
2.4 Phương pháp tiếp cận -4 ··············································································· 8
2.5 Phương pháp tiếp cận -5 ··············································································· 9
Chương 3 Tiến độ của SUEM đến tháng 3 năm 2011 ··············································· 10
3.1 Tiến độ chung của SUEM ············································································· 10
3.2 Tiến độ của SUEM theo từng ngành/ chủ đề nghiên cứu ········································· 14
3.2.1 Tiến độ Nghiên cứu về Tổng quan về ô nhiễm nước ······································ 14
3.2.2 Tiến độ Nghiên cứu về Quản lý lưu vực sông tại ba lưu vực sông chính ··············· 14
3.2.3 Tiến độ Nghiên cứu về Quản lý nước thải công nghiệp ·································· 16
3.2.4 Tiến độ của Nghiên cứu về quản lý chất thải rắn ·········································· 17
3.2.5 Tiến độ của Nghiên cứu về Quản lý chất lượng không khí ····························· 20
3.2.6 Tiến độ của Nghiên cứu về giải pháp nút cổ chai cho các dự án CDM ················· 22
3.2.7 Tiến độ Nghiên cứu về Ứng dụng và Quản lý dòng chảy tối thiểu ······················ 24
3.2.8 Tiến độ Nghiên cứu lộ trình thành lập Ban quản lý lưu vực sông ······················· 25
3.2.9 Tiến độ Nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển cơ sở hạ tầng

quản lý môi trường đô thị ············································································· 26
3.2.10 Tiến độ nghiên cứu về cấp thoát nước ······················································ 28
Chương 4 Kế hoạch hoạt động của Nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo ······················ 29

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


ii
Báo cáo tiến độ (2)


Danh mục các Bảng

Bảng 1-1: Các chủ đề Nghiên cứu và khu vực nghiên cứu
B

ng 1
-
2:

Thành ph

n nhóm nghiên c

u JICA

Bảng 1-3: Nội dung báo cáo tiến độ 2 (P/R (2))
Bảng 2-1 Hiện trạng khung pháp lý về quản lý chất lượng nước ở Việt Nam
Bảng 3-1 Các cơ quan / tổ chức cung cấp thông tin và các địa điểm đã tiến hành khảo sát thu
thập thông tin/ số liệu đến tháng 3 năm 2011

Bảng 3-2 Tóm tắt các Hợp đồng tư vấn
B

ng 3
-
3

N

i dung kh

o sát v


qu

n lý l
ưu v

c sông

Bảng 3-4 Nội dung khảo sát về quản lý chất thải rắn đô thị
Bảng 3-5 Nội dung khảo sát về quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải và nước thải y
t
ế


Bảng 3-6 Nội dung khảo sát lưu lượng giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3-7 Nội dung đo đạc khí thải nhà máy tại thành phố Hà Nội
B


ng

3
-
8

Các

văn b

n liên quan đ
ế
n dòng ch

y t

i thi

u



Danh mục các Hình

Hình 1-1: Các lĩnh vực / chủ đề của Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị
Hình 1-2: Kế hoạch tổng quát của Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị
Hình 2-1: Chương trình quản lý chất thải rắn thông qua giảm thiểu chất thải và xúc tiến 3R
Hình 3-1 Nghiên cứu về khái niệm dòng chảy , giải pháp cho nút thắt cổ chai của các dự án
CDM tại Việt Nam

Hình 3-2 Quy trình tiếp cận nghiên cứu về ảnh hưởng khí hậu

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


iii
Báo cáo tiến độ (2)


Danh mục các từ viết tắt

Air MP Study Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất lượng không khí
BIZA Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
CCFSC Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương
CEM Trung tâm quan trắc môi trường (MONRE)
CEMM Trung tâm quan trắc và mô phỏng môi trường (Đại học khoa học Hà Nội)
CEMMA Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên và môi trường Hà Nội (DONRE)
CEN TEMA Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường (Đại học Văn Lang)
DARD Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (tại các tỉnh)
DF/R Dự thảo báo cáo tổng kết
DN Da Nẵng
DOC Sở Xây dựng (tại các tỉnh)
DONREs Sở Tài nguyên Môi trường
DIZA Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
DMHCC Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (MONRE)
DWRM Cục Quản lý tài nguyên nước (MONRE)
EPA Chi cục Bảo vệ môi trường (DONRE)
F/R Báo cáo tổng kết
HACEM Trung tâm quan trắc môi trường Hải Phòng
HA-DONRE Hải Phòng DONRE

HN Hà Nội
HCMC Hồ Chí Minh
HEPA Thành phố Hồ Chí Minh
HEPZA Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh
HP Hải Phòng
IC/R Báo cáo khởi động
ICD Vụ hợp tác quốc tế
IWRM Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
IEZA Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất
ISPONRE Viện chính sách và chiến lược Tài nguyên và môi trường (MONRE)
ISWM Quản lý chất thải rắn công nghiệp
IT/R Báo cáo giữa kỳ
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MOC Bộ Xây dựng
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MSWM Quản lý chất thải rắn đô thị
MWWM Quản lý chất thải và nước thải y tế
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
JST Nhóm Nghiên cứu JICA
RBCs Ủy ban lưu vực sông
PCD Cục kiểm soát ô nhiễm (VEA)
P/R Báo cáo tiến độ
RBC Ủy ban lưu vực sông
RBEP Bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


iv
Báo cáo tiến độ (2)



SEVEPA Chi cục bảo vệ môi trường miền Đông Nam bộ (MONRE)
SP-RCC Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
SUEM Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam
SWM Quản lý chất thải rắn
TOR Tài liệu tham khảo
TTH IPA Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế
URENCO Công ty môi trường đô thị
VAST IET Viện công nghệ môi trường/ Viện khoa học công nghệ Việt Nam (MONRE)
VEA Tổng cục môi trường
VEPF Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
3R Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


1
Báo cáo tiến độ (2)


Chương 1 Giới thiệu chung

1.1 Cơ sở luận chứng và các mục tiêu của Nghiên cứu
Nhật Bản và Việt Nam đang cùng thực hiện nhiều dự án hợp tác về cấp thoát nước, xử lý
nước thải, quản lý chất lượng không khí, quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện quản lý môi
trường đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Chương trình hỗ trợ quốc gia do Nhật Bản
xây dựng cho Việt Nam năm 2009 đã đặt quản lý và cải thiện môi trường là một trong những
lĩnh vực hợp tác chính. Xét đến xu hướng suy thoái môi trường do đô thị hoá và công nghiệp
hoá nhanh ở Việt Nam, chương trình này nêu rõ, hợp tác quản lý môi trường đô thị là để phát
triển/phục hồi cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng năng lực quản lý hành chính vì một môi

trường đô thị tốt hơn.
Để phục vụ mục đích này, cần phải xem xét hiện trạng, các vấn đề còn tồn tại cũng như làm
rõ xu hướng trong tương lai để giải quyết hợp lý các vấn đề quản lý môi trường đô thị ở Việt
Nam, từ đó có thể xây dựng và thiết kế các hoạt động hợp tác và các dự án giữa hai nước tùy
theo tính cấp bách và mức độ ưu tiên của từng nhu cầu khác nhau trong quản lý môi trường
đô thị.
Với nhận thức trên, Nghiên cứu về quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam (SUEM) nhằm
mục đích i) xem xét hiện trạng lĩnh vực quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam tập trung vào
công tác ban hành và thực thi chính sách, xây dựng và thực hiện dự án, vận hành và bảo trì
các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và ii) xác định các vấn đề và đề xuất đường lối phù hợp trong
xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực này.
1.2 Nội dung Nghiên cứu
1.2.1 Khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu gồm i) năm (5) thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và thành
phố Hồ Chí Minh (HCM), ii) các tỉnh xung quanh thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bà
Rịa Vũng Tàu và Bình Dương, và iii) các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai - Sài Gòn,
(xem bản đồ).
1.2.2 Các chủ đề Nghiên cứu
SUEM bao gồm các nghiên cứu thành phần cho từng lĩnh vực/ chủ đề quản lý môi trường đô
thị và nêu rõ các khu vực nghiên cứu tương ứng với mỗi lĩnh vực/ chủ đề. Tuy vậy, khu vực
nghiên cứu của một số chủ đề không được nêu rõ do đặc thù của lĩnh vực/chủ đề đó

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


2
Báo cáo tiến độ (2)




((Mục tiêu dự ñịnh) Mức giảm thải ô nhiễm cần thiết ở các ñô thị Việt Nam
Môi trường nước
Quản lý chất thải rắn
Quản lý chất lượng không khí
Cấp thoát nước
Nước thải công nghiệp
Nước thải y tế
Quản lý chất thải sinh hoạt
Quản lý chất thải công nghiệp
Quản lý chất thải y tế
Phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu
chương trình
Các lĩnh vực/chủ ñề
Quản lý lưu vực sông
-Quản lý môi trường lưu vực
sống
-Hiện trạng quản lý tài nguyên
nước
Các chủ ñề liên quan ñến SP-RCC-
Giải pháp nút cổ chai CDM
Ứng phó với biến ñổi khí hậ
lên hạ tầng quản lý môi
trường ñô thị
Áp dụng dòng chảy tối thiểu
Lộ trình ủy ban lưu vực sông


Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
Ghi chú: SP-RCC: Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu

Hình 1-1 Các lĩnh vực/ chủ đề của SUEM

Bảng 1-1 Cấu trúc của SUEM và khu vực nghiên cứu
Lĩnh vực/ Chủ đề

Khu vực nghiên cứu

Quản lý lưu vực sông
- Quản lý môi trường lưu vực sông
- Hiện trang quản lý tài nguyên nước
Ba (3) lưu vực sông
- Lưu vực sông Cầu
- Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
- Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn
Cấp thoát nước
Chất thải công nghiệp/ Y tế
Quản lý chất thải rắn
Năm (5) thành phố
- Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, thành phố
Hồ Chí Minh
Ba (3) tỉnh
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương
Quản lý chất lượng không khí Hai (2) thành phố
Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh

Chủ đề liên quan đến SP-RCC
Không chỉ ra khu vực nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
Ghi chú: SP-RCC: Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu


1.2.3 Kế hoạch của SUEM
SUEM được tiến hành trong vòng một năm rưỡi từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011.
Công việc của SUEM được chia làm hai (2) giai đoạn. Giai đoạn một là từ tháng 3 đến tháng
11 năm 2010 để tìm hiểu hiện trạng và phát hiện các vấn đề trong từng lĩnh vực/ chủ đề quản
lý đô thị. Ngược lại, giai đoạn hai (2) đề xuất các biện pháp và hướng cải thiện môi trường đô
thị trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu. Hình tiếp theo mô tả kế hoạch của SUEM theo từng lĩnh
vực/ chủ đề nghiên cứu
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


3
Báo cáo tiến độ (2)



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Inoue Norihiko
Shoji Tadasih
Masayuki OGINO
Yamauchi Hisashi
Hamada Yoshinosuke
Ikeguchi Takashi
Takahashi Keiichi
Ishikawa Masaru
Yuko NOZUE
Yasuhiro AZUMA
Masayuki OGINO
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○
○ ◎ ◎
○ ◎ ○
○ ◎ ◎
○ ◎ ◎
○ ◎ ◎
○ ◎ ○ ◎
○ ◎ ○
○ ◎
○ ◎ ◎ ○
○ ◎
○ ◎ ◎ ○
○ ◎
○ ◎ ○
○ ◎ ○ ○
○ ◎ ○ ○
○ ◎ ○ ○
○ ◎ ◎ ○
○ ○ ◎ ◎
○ ◎
○ ◎ ○
○ ◎ ○
○ ◎ ○
○ ◎ ○
○ ◎ ○
○ ◎
○ ◎
○ ◎

○ ◎
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
◎ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○
     
Làm việc tại Việt Nam Làm việc tại Nhật Bản
Nội dung công việc
Hiện trạng và các vấn đề mà các cơ quan thực hiện của mỗi ngành
đang phải đối mặt
Xây dựng chính sách điều tra
Chuẩn bị báo cáo khởi động (IC/R)
Xác định hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước tại các thành phố và
khu công nghiệp mục tiêu
Thu thập dữ liệu và thông tin sẵn có, phỏng vấn các cơ quan liên
quan
Phân tích hiện trạng và xác định vấn đề về cấp thoát nước
Tóm tắt công tác chuẩn bị
Thu thập các thông tin cơ bản về các ngành ở Việt Nam
Giải trình và thải luận về IC/R
Cấp thoát nước và xử lý nước thải
Nước thải y tế
Quản lý lưu vực sông
Hiểu được hiện trạng ơ ba lưu vực sông
Tiến hành phỏng vấn để khảo sát về quản lý lưu vực sông tại ba
lưu vực
Nghiên cứu hiện trạng, các vấn đề nảy sinh và các vấn đề cần giải
quyết của các dự án vay vốn tài trợ khác của JICA đang được tiến
hành trong khu vực nghiên cứu

Đề xuất định hướng và các biện pháp nhằm cải thiện hạ tầng cấp
thoát nước
Xác định hiện trạng và các vấn đề về cải thiện nước thải công
nghiệp và nước thải y tế
Nước thải công nghiệp
Phân tích hiện trạng và xác định vấn đề về quản lý lưu vực sông
tại ba lưu vực
Quản lý chất thải rắn
Xác định hiện trạng thu gomG, vận chuyển và tiêu hủy chất thải
rắn tại các thành phố và khu công nghiệp mục tiêu
Phân tích hiện trạng, rút ra các vấn đề tại các thành phố và khu
công nghiệp mục tiêu
Thu thập các tài liệu, dữ liệu sẵn có và phỏng vấn các cơ
quan liên quan
Khảo sát lấy mẫu
Nghiên cứu quản lý lưu vực sông trên quan điểm quản lý tài
nguyên nước
Khuyến nghị các cách tiếp cận để tiến hành thuận lợi các kế hoạch
quản lý lưu vực sông ở ba lưu vực
Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh
Nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc phát triển hạ
tầng về quản lý môi trường đô thị
Nghiên cứu việc thành lập ủy ban lưu vực sông
Nghiên cứu chỉ số dòng chảy tối thiểu
Thu thập các thông tin số liệu sẵn có và phỏng vấn các cơ quan
liên quan
Biến đổi khí hậu
Xây dựng, giải thích và thảo luận đối với mỗi báo cáo chuyên đề
Xây dựng và nộp báo cáo tổng kết

Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong quản lý môi trường
đô thị (được trình bày trong mỗi báo cáo nghiên cứu chuyên
ngành)
Nghiên cứu về phaant ích hiện trạng, xác định vấn đề về nguồn
nhân lực tại các tổ chức liên quan
Đề xuất về phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức liên quan
Giải thích kết quả nghiên cứu của mỗi ngành
Đề xuất định hướng và các biện pháp quản lý chất lượng không
khí tại các thành phố mục tiêu (Hà Nội và Hồ Chí Minh)
Nghiên cứu giải pháp nút cổ chai của các dự án CDM
2010 2011
Phân tích giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh, đo đạc thực tế
Phân tích hiện trạng và rút ra các vấn đề về quản lý chất lượng
không khí tại các thành phố mục tiêu (Hà Nội và Hồ Chí Minh)
Đo khí thải tại Hà Nội và các vùng lân cận, đo đạc thực tế
Đề xuất định hướng và các biện pháp xây dựng quy hoạch SWM
và phát triển các cơ sở SWM tại các thành phố và khu công
nghiệp mục tiêu
Xác định hiện trạng, rút ra các vấn đề và đề xuất các biện pháp cho
chất thải công nghiệp và chất thải y tế
Quản lý chất lượng không khí

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
Hình 1-2 Kế hoạch tiến hành SUEM (cập nhật tháng 3 năm 2011)
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


4
Báo cáo tiến độ (2)



1.2.4
Cán bộ nhóm nghiên cứu JICA
Bảng dưới là kế hoạch làm việc của thành viên nhóm nghiên cứu JICA trong thời gian tiến
hành SUEM.
Bảng 1-2 Kế hoạch tổ chức cán bộ nhóm nghiên cứu JICA
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1
Trưởng nhóm/
Quản lý môi trường đôt hị
Norihiko
INOUE
2
Quản lý lưu vực sông ( môi trường nước/
quản lý nước thải công nghiệp )
Tadashi
SHOJI
3 Cấp thoát nước/ thoát nước đô thị
Masayuki
OGINO
4 Quản lý chất thải rắn
Hisashi
YAMAUCHI
5 Quản lý chất thải công nghiệp
Yoshinosuke
HAMADA
6 Quản lý chất thải y tế/ Xả lý nước thải y tế
Takashi
IKEGUCHI
7 Quản lý chất lượng không khí

Keiichi
TAKAHASHI
8 Biến đổi khí hậu/ điều phối (2)
Masaru
ISHIKAWA
9
Đo đạc khí thải/ khảo sát giao thông/ điều
phối
Yuko
NOZUE
10
Quản lý lưu vực sông (Quản lý tài nguyên
nước/ kiểm soát lũ lụt)
Norio
TAKAYANAGI
11 Tổ chức và thể chế quản lý lưu vực sông
Yasuhiro
AZUMA
12 Quản lý dòng chảy tối thiểu
Masayuki
OGINO
Staff and Work Schedule
Tên chuyên gia
2010 2011
Giai đoạn
Tiêu đềTT
Giai doan 1
Giai doan 2
Nghi Tet


Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

1.3 Báo cáo tiến độ (2)
Báo cáo tiến độ (2) đã được xây dựng để giải thích tiến độ SUEM đến tháng 3 năm 2011 bao
gồm các định hướng giải quyết các vấn đề dựa trên các thông tin, số liệu thu thập được về hiện
trạng của từng ngành/ chủ đề nghiên cứu. Nội dung báo cáo được trình bày dưới đây bao gồm
tên các tập báo cáo chính trong bộ Báo cáo tiến độ (2) này.
Bảng 1-3 Nội dung của báo cáo SUEM (P/R (2))
Tập Tên các báo cáo ngành/ chủ đề trong bộ báo cáo SUEM <dự kiến> P/R (2)
01 Báo cáo chính O
02 Báo cáo tổng quan về ô nhiễm nước -
03 Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước O
04 Báo cáo nghiên cứu về quản lý lưu vực sông tại ba lưu vực sông O
05 Báo cáo nghiên cứu về quản lý nước thải công nghiệp -
06 Báo cáo nghiên cứu ngành quản lý chất thải rắn O
07 Báo cáo nghiên cứu quản lý chất lượng không khí -
08 Báo cáo nghiên cứu về giả pháp nút cổ chai của các dự án CDM O
09 Báo cáo nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển hạ tầng
quản lý môi trường đô thị
O
10 Báo cáo nghiên cứu về ứng dụng quản lý dòng chảy tối thiểu -
11 Báo cáo nghiên cứu lộ trình thành lập ủy ban lưu vực sông -
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
*1:Bản này được coi là dự thảo báo cáo tổng kết

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


5
Báo cáo tiến độ (2)



Chương 2 Phương pháp tiếp cận của SUEM


2.1 Phương pháp tiếp cận thứ nhất: Đề xuất về lộ trình và kế hoạch hoạt động về hợp tác
kỹ thuật và tài chính trong quản lý môi trường đô thị
Như đã nêu trên, ở các đô thị Việt Nam, ngày càng thấy rõ các vấn đề môi trường do ảnh
hưởng của tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh với mức trung bình 7% trong vòng mười
năm trở lại đây. Chất lượng nước sông và kênh đào ở các đô thị đã bị suy thoái do nước thải
sinh hoạt và công nghiệp được thải trực tiếp mà chưa qua xử lý. Chất lượng không khí cũng
giảm sút, vượt quá giới hạn cho phép không chỉ ở trung tâm đô thị, mà còn ở khu vực dân cư.
Chất thải rắn có nhiều vấn đề còn tồn tại như chưa đủ biện pháp đối phó với sự gia tăng nước
thải và chất thải độc hại chưa qua xử lý, thiếu cơ sở thiết bị xử lý và các biện pháp môi
trường phù hợp. Hơn nửa số dân đô thị Việt Nam sống tại năm thành phố lớn là Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, vì thế, ô nhiễm môi trường tại các thành phố này và
các khu vực phụ cận ngày càng xấu đi.
Chính phủ Việt Nam đã và đang đối phó với các vấn đề môi trường đô thị bằng nhiều giải
pháp khác nhau như thành lập Bộ Tài nguyên Môi trường, xây dựng chiến lược bảo vệ môi
trường, sửa đổi luật bảo vệ môi trường. Một số dự án về lĩnh vực quản lý môi trường đô thị
đã được thực hiện với vốn vay ODA từ Nhật Bản. Tuy nhiên, môi trường đô thị vẫn tiếp tục
suy thoái do tăng trưởng kinh tế nhanh, tăng dân số cao hơn ở mức 1.3% tăng hàng năm, và
sự chậm trễ trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ Việt
Nam với nhiều dự án cho vay ODA để phát triển các cơ sở phòng chống và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường đô thị, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về vận hành, bảo trì, quản lý các cơ sở
xử lý nước thải và hệ thống xả thải này, ngoài ra, tỉ lệ thực hiện các dịch vụ này còn rất thấp.
Thiếu năng lực thực hiện quản lý môi trường cũng là một vấn đề trong quản lý môi trường đô
thị, bao gồm cả "giám sát, đánh giá, phân tích" => "xây dựng chính sách và kế hoạch" =>
"thực hiện các biện pháp".
Trong Nghiên cứu này, dự thảo lộ trình triển khai các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính

sẽ được đề xuất nhằm xây dựng chương trình về quản lý môi trường đô thị, có xét đến sự các
dự án hợp tác ODA do Nhật Bản tài trợ trước đây và nhu cầu của chính phủ Việt Nam. Trong
điều kiện này, những vấn đề cần thiết sẽ được chẩn bị trong SUEM nhằm kiểm tra hợp tác
phát triển với Nhật Bản sau này, chủ yếu các dự án ODA của Nhật Bản: .
a) Dự thảo tài liệu ngành về quản lý môi trường đô thị
b) Đề xuất các biện pháp về quản lý môi trường đô thị tốt hơn
c) Dự thảo kế hoạch hành động và kế hoạch thực hiện các biện pháp đề xuất nêu trên

2.2 Phương pháp tiếp cận thứ 2: Đề xuất các giải pháp tổng hợp về ô nhiễm nước
Việt Nam đã có hệ thống pháp luật cơ bản về quản lý chất lượng nước. Tuy nhiên, không thể
nói rằng các hoạt động kiểm soát nguồn ô nhiễm đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm một cách
hiệu quả.
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


6
Báo cáo tiến độ (2)



Bảng 2-1

Hiện trạng Hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng nước ở Việt Nam
Hạng mục
Hiện trạng
Tiêu chuẩn chất
lượng nước
Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt được quy định tại QCVN 08: 2008/BTNMT.
Tiêu chuẩn nước ngầm được quy định tạiQCVN 09:2008/BTNMT.
Tiêu chuẩn dòng thải Tiêu chuẩn dòng thải đối với từng ngành công nghiệp được quy định tại QCVN

24: 2009/BTNMT.

Hệ thống thanh tra Hệ thống thanh tra được quy định trong "Luật Thanh tra" (tháng 6/2004), và Nghị
định 41/2005/ND-CP "Quy định và hướng dẫn áp dụng Luật Thanh tra".
Xử phạt hành chính Xử phạt hành chính được quy định trong Quy định số 80/2006/PL-UBTQH10 về
"Quy định xử phạt hành chính", Nghị định số134/ 2003/ ND-CP “Nghị định về
xử phạt hành chính và Nghị định số 117/2009/ND-CP về “Xử lý vi phạm pháp
luật trong bảo vệ môi trường”
Các biện pháp bảo
vệ môi trường
Các biện pháp bảo vệ môi trường được quy định tại Nghị định số 80 "Quy định và
Hướng dẫn áp dụng Luật bảo vệ môi trường" và thông tư số . 05/ 2008/
TT-BTNMT hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/ND-CP hướng dẫn
và bổ sung một số điều của Nghị định số 80/ 2006”.
Qu
ản lý l
ưu v
ực

Qu
ản lý l
ưu v
ực đ
ư
ợc quy định tại Nghị định số 120/2008/ND
-
CP.

Hệ thống hỗ trợ tài

chính
Hệ thống hỗ trợ tài chính nhằm sử dụng ngân sách Nhà nước để kiểm soát nguồn
ô nhiễm được quy định tại Nghị định số 64/2003QD-TTg và Thông tư số 7
/2007/TT-BTNMT. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) là hệ thống hỗ trợ
tài chính nhằm xây dựng cho các cơ sở những thiết bị kiểm soát ô nhiễm.
Biện pháp phân tích
chất lượng nước
Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định các phương pháp phân tích chất lượng
nước được xây dựng theo từng thông số.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

Dựa vào hiện trạng, SUEM sẽ đề xuất ý kiến cho các lĩnh vực liên quan đến môi trường nước
để cải thiện các vấn đề trình bày dưới đây, cũng như các định hướng và/hoặc các biện pháp
thực hiện.
a) Hiện tại, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đã được áp dụng thông qua các văn
bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm như Nghị định số 64/2003/QD-TTg, nhưng
không phải tất cả các nguồn ô nhiễm mục tiêu đều được áp dụng do thiếu cơ sở
dữ liệu cơ bản để xác định các nguồn ô nhiễm này. Cần nâng cao hệ thống kiểm
soát các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng.
b) Nước thải sinh hoạt thường được xả thải vào nguồn nước công cộng mà chưa qua
xử lý do thiếu cơ sở hạ tầng giúp giảm tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm.
Vì vậy, cần xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để quản lý chất lượng nước.
c) Các hệ thống hỗ trợ tài chính như Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) cần
được tăng cường để góp phần quản lý chất lượng nước.
d) Hệ thống pháp luật hiện thành về quản lý chất lượng nước cần được đánh giá và
chỉnh sửa khi cần thiết. Ví dụ, Luật thanh tra quy định trước khi tiến hành thanh
tra, các đối tượng thanh tra phải được thông báo trước. Như vậy, nếu tiến hành
đúng luật, thì khó có thể thực hiện kiểm tra đột xuất.
e) Để thực hiện yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng nước, cần nâng cao năng
lực của từng cán bộ và chính quyền địa phương về quản lý chất lượng nước,

MONRE nên có chương trình phát triển năng lực cụ thể cho đối tượng này.
f) Việc công bố thông tin cần được sử dụng hiệu quả để quản lý chất lượng nước, ví
dụ như công bố trường hợp xử phạt hành chính của công ty Vedan. 1.



1
Vedan Việt Nam, công ty do Đài Loan đầu tư sản xuất về bôt ngọt, đã xả nước thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải,
làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và điều kiện sống tại đia phương. MONRE đã thanh tra tình trạng xả nước thải của
Veodan Việt Nam và công bố kết quả thanh tra trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi thông tin này được công bố,
dư luận đã gây sức ép và yêu cầu áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vớiVedan Viêt Nam
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


7
Báo cáo tiến độ (2)



2.3 Phương pháp tiếp cận thứ 3: Cung cấp chương trình SWM cùng với việc giảm thiểu
chất thải bằng cách thúc đẩy 3R.
<Chất thải thành phố>
Giảm thiểu và tái chế chất thải là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Vấn đề chính của chất thải thành
phố là tuổi thọ của các bãi chôn lấp chất thải rắn thường rất hạn chế. Việc thúc đẩy 3R (giảm,
tái sử dụng và tái chế) được nêu rõ trong Quyết định số 2149/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ về chiến lược quản lý chất thải rắn tổng hợp tới năm 2025 và Tầm nhìn tới năm 2050.
Chương trình SWM xem xét các biện pháp giảm thiểu chất thải thông qua việc thúc đẩy 3R
được thể hiện trong hình dưới đây. Trên cơ sở phân tích hiện trạng khu vực nghiên cứu, các
phương pháp lựa chọn kỹ thuật cho từng nội dung dưới đây sẽ được trình bày.












Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
Hình 2-1 Chương trình SWM với việc giảm thiểu chất thải bằng cách thúc đẩy 3R
1. Phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng và tái chế <các biện pháp ở giai đoạn phát thải>
2. Giảm thiểu và tái chế rác hữu cơ (bao gồm cả chế biến phân hữu cơ), vận hành hiệu quả
việc thu gom, vận chuyển rác thải gồm đầu tư vào trạm trung chuyển chất thải, giảm chất
thải/khử chất độc/tái tạo năng lượng bằng cách đốt, tái chế các chất có thể tái chế <các biện
pháp ở giai đoạn xử lý chất thải>
3. Xả thải hợp lý, thu khí ở các bãi chôn lấp v.v. <các biện pháp ở giai đoạn tiêu hủy chất
thải>
<Chất thải công nghiệp và chất thải y tế>
Các biện pháp sau sẽ được kiểm tra có tính đến khả năng giảm thiểu chất thải tại nguồn, các
biện pháp xử lý, tiêu hủy chất thải phù hợp.
1. Giảm thiểu chất thải tại nguồn và giảm khí GHG bằng cách thúc đẩy 3R (đối với chất thải
công nghiệp không độc hại)
a. Thúc đẩy việc thu thập, trao đổi, tái chế các chất có thể tái chế (sắt phế thải, giấy và nhựa
phế thải v.v)
b. Giảm khí GHG/methane bằng cách sắp xếp và thu khí GHG từ bãi chôn lấp rác thải.
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính



8
Báo cáo tiến độ (2)


c. Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển về công nghệ tái chế
2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
a. Đầu tư cơ sở xử lý chất thải công nghiệp
b. Áp dụng xử lý bằng cách đốt và xử lý nhiệt các chất thải có giá trị nhiệt cao (cao su, nhựa
v.v)
c. Thúc đẩy khu công nghiệp sinh thái
d. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với các chất độc hại
3. Quản lý chất thải công nghiệp độc hại
a. Tăng cường áp dụng quy định về chất thải độc hại (kiểm soát, giám sát và xử phạt)
b. Đảm bảo áp dụng hệ thống rõ ràng (làm rõ trách nhiệm của người tạo ra chất thải, tăng
cường cơ chế phê duyệt đối với các công ty thu gom/vận chuyển và lưu trữ/xử lý/tiêu hủy)
4. Quản lý chất thải y tế (chất thải lây nhiễm)
a. Tăng cường áp dụng quy định về chất thải y tế (giảm thiểu chất thải, phân loại chất thải tại
nguồn, lưu trữ/xả thải, xử lý và tiêu hủy phù hợp)
b. Thống nhất xử lý chất thải y tế tại các cơ sở xử lý lớn (lò đốt rác), đầu tư thiết bị cơ sở tiêu
hủy/xử lý chất thải y tế.

2.4 Phương pháp tiếp cận thứ 4: Nghiên cứu (các) vùng ưu tiên và (các) hành động tăng
cường quản lý chất lượng không khí
Ô nhiễm không khí đã được coi là vấn đề nổi cộm, nhất là khi các nguồn động gây ô nhiễm
không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng. Hệ thống
luật pháp và thể chế trong quản lý chất lượng không khí đang trong quá trình phát triển ở
Việt Nam. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh việc phát triển cơ sở tiếp cận hành chính như tập hợp và
giải thích số liệu giám sát không khí.
Dựa trên nhưng hiểu biết trên, Nhật Bản đang hợp tác với Việt Nam trong lĩnh về cải thiện và
quản lý chất lượng không khí và những họp tác sau này. Nghiên cứu trong lĩnh vực này đang

được thực hiện trên quan điểm đó nhằm cải thiện hơn nữa hợp tác với Nhật Bản về quản lý
chất lượng không khí như sau:
(1) Hỗ trợ cho các hoạt động của Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
(PCD/MONRE)
Từ năm 2009 đến 2010, Cục Kiểm soát ô nhiễm đã thực hiện nhiều hoạt động xây dựng
chiến lược không khí quốc gia với sự hợp tác của JICA và cố vấn JICA tại Bộ Tài nguyên và
môi trường. Vì thế, một trong những mục tiêu của Nghiên cứu này là hỗ trợ Cục kiểm soát ô
nhiễm xây dựng chiến lược quốc gia nói trên bao gồm các hỗ trợ kỹ thuật về khảo sát thực
địa (ví dụ: khảo sát lưu lượng giao thông tại Hà Nội do được thực hiện bởi một đơn vị tư
vấn tại Hà Nội ký hợp đồng với JICA) dưới sự giám sát của Cục kiểm soát ô nhiễm. Một
khảo sát nữa do đơn vị tư vấn quốc tế của Bộ Môi trường Nhật Bảo tiến hành trong khuôn
khổ nghiên cứu nhằm tăng cường hợp tác với Cục kiểm soát ô nhiễm.
(2) Hỗ trợ xây dựng Quy hoạch quản lý chất lượng không khí
Nghiên cứu Quy hoạch quản lý chất lượng không khí (Air MP Study) được thực hiện tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh dưới khuôn khổ hợp tác kỹ thuật dành cho các Nghiên cứu
phát triển của JICA. Một trong những mục tiêu của Nghiên cứu là chuẩn bị cho Nghiên cứu
Quy hoạch quản lý chất lượng không khí được tiến hành thuận lợi. Công việc chuẩn bị bao
gồm khảo sát thực địa về lưu lượng giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đo phát thải
khí tại các nhà máy ở Hà Nội. Công việc này được thực hiện qua đơn vị tư vấn.

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


9
Báo cáo tiến độ (2)


2.5 Chính phủ Nhật Bản đã thông qua Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC)
cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành rất nhiều các biện pháp và hành động
chính sách khác nhau theo cơ chế SP-RCC nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các

hoạt động này vẫn cần được hỗ trợ trong thời gian tới. Vì thế, một số nghiên cứu được tiến
hành độc lập dưới đây đang được triển khai nhằm hỗ trợ các hoạt động này của Việt Nam.

(1) Nghiên cứu giải pháp của các dự án CDM
Cho tới nay hơn 120 dự án CDM đã được lập kế hoạch hoặc đang được thực hiện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hầu như tất cả các dự án này chưa được đang ký bởi Ban điều hành CDM. Vì thế,
Nghiên cứu sẽ xem xét các khó khăn của các dự án CDM tại Việt Nam như nghiên cứu các
chính sách và quy định hiện hành về biến đổi khí hậu. Các đề xuất và giải pháp cho các vấn đề
này chính là kết quả của Nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển hạ tầng quản lý môi trường đô thị
Ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam là một trong nước chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí
hậu xét về điều kiện địa lý và địa hình với đường bờ biển dài và nhiều lưu vực sông. Vì thế,
trong thiết kế và quy hoạch phát triển hạ tầng, không thể bỏ qua việc đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu. Vì thế, mục tiêu nghiên cứu nhằm hiểu được những hạng mục để thực hiện
giai đoạn qui hoạch/ thiết kế chống lại biến đổi khí hậu, cũng như xây dựng các điều khoản
tham chiếu (TOR) đối với dịch vụ tư vấn ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm phát triển hạ
tầng quản lý môi trường đô thị như các cơ sở cấp thoát nước, và quản lý chất thải rắn.
(3) Nghiên cứu về lộ trình thành lập ủy ban lưu vực sông
Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 120/2008/NĐ-CP tháng 12 năm 2008 qui định thành
lập lưu vực sông để hiện thực hóa việc lập kế hoạch và thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực
sông và các dự án lưu vực sông. Cho đến tháng 11 năm 2010, ủy ban lưu vực sông của các lưu
vực sông vẫn chưa được thành lập. Vì thế, Nghiên cứu sẽ đề xuất lộ trình thành lập các ủy ban
lưu vực sông theo nghị định trên, sau khi nắm được tình hình của các tổ chức và đối tượng liên
quan, xác định các vấn đề nảy sinh khi thành lập các ủy ban này và đề xuất các hành động cụ
thể.
(4) Nghiên cứu về ứng dụng và quản lý dòng chảy tối thiểu trên sông
Vì Việt Nam vẫn thiếu các nguyên tắc và luật định về dòng chảy tối thiểu trên sông , nên các
tài liệu hướng dẫn để tính toán dòng chảy tối thiểu trên sông đang được nghiên cứu và đề xuất.
Cân nhắc những điều kiện hiện tại của Việt Nam, xem xét những kinh nghiệm nước ngoài, và
những khái niệm về dòng chảy tối thiểu trên sông tại Việt Nam, hướng dẫn quản lý dòng chảy

tối thiểu trên sông được xây dựng. Dự thảo kế hoạch nghiên cứu để kiểm tra dòng chảy tối
thiểu trên sông Ba (dự kiến) được coi là ứng dụng thử nghiệm của tài liệu hướng dẫn này.

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


10
Báo cáo tiến độ (2)


CHƯƠNG 3 TIẾN ĐỘ CỦA SUEM ĐẾN THÁNG 11 NĂM 2010

3.1 Tiến độ chung của SUEM
1. Công việc chuẩn bị và khởi động của SUEM
Báo cáo khởi động (IC/R) được xây dựng khi bắt đầu SUEM vào tháng 3 năm 2010, dựa trên
những thông tin và dữ liệu đã có trước khi triển khai SUEM. Buổi họp khởi động Nghiên cứu
được tổ chức vào ngày 2 tháng 4 năm 2010 với sự tham gia của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo khởi động của Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp
nhằm giới thiệu các mục tiêu và kế hoạch của SUEM cũng như thảo luận thực hiện SUEM
giữa JICA, nhóm nghiên cứu JICA (JST), và cơ quan Việt Nam có liên quan.
2. Thu thập thông tin và dữ liệu
Dữ liệu và thông tin theo các lĩnh vực/ chủ đề của SUEM được thu thập để tìm hiểu hiện trạng khu
vực nghiên cứu. Những thông tin và dữ liệu được thu thập qua các buổi họp và gặp mặt với các cơ
quan có thẩm quyền ở cấp trung ương và địa phương. Nhiều chuyến khảo sát thực địa đã được tiến
hành để nắm rõ được hiện trạng môi trường và ô nhiễm điển hình

Bảng dưới đây liệt kê những cá
nhân/tổ chức đã làm việc và cung cấp thông tin cho JST và các vị trí đã được JST khảo sát tính đến
tháng 03 năm 2011.
Bảng 3-1 Danh sách các cá nhân/ tổ chức đã làm việc và cung cấp thông tin

đến tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực/ Chủ đề Cơ quan Khảo sát thực địa
Ô nhiễm nước
- Tổng cục môi trường, Viện khoa học và công nghệ môi
trường (VEA, MONRE)
- Trung tâm quan trắc môi trường (CEM)
- Văn phòng quyết định 64 (VEA, MONRE), Cục quản lý
tài nguyên nước, MONRE (DWRM)
- Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội,
DONRE (CENMA)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) Cục Kinh tế đối ngoại
- Chi cục bảo vệ môi trường Đà Nẵng
- Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng
(DIEPZA)
- Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế
- Ban quản lý khu công nghiệp Thăng Long
- Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh
(HEPA, DONRE)
- Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thành
phố Hồ Chí Minh
- Sở Tài nguyên môi trường thành phố Hải Phòng
- Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ban quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu
- Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương
- Sở tài nguyên và môi trường Đồng Nai
- Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai
-Kênh, hiện trạng ô nhiễm ở Than
Hu



Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


11
Báo cáo tiến độ (2)


Lĩnh vực/ Chủ đề Cơ quan Khảo sát thực địa
- Ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nội
- Khu công nghiệp bắc Thăng Long
- Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang
- Sở tài nguyên và môi trường Thái Nguyên
- Sở tài nguyên và môi trường Nam Định
- Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình
- Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và Môi trường, Bộ kế
hoạch và đầu tư
- Ban quản lý khu công nghiệp Hải Phòng
- Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng
C

p thoát nư

c

-
VIWASEEN (
Tư nhân, Hà N

i)


-DOC, Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Hải
Phòng (thành phố Hải Phòng)
-DOC, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Đà Nẵng
(thành phố Đà Nẵng)
-VIWACO, Gamuda (Hà Nội)
- DOC, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xây dựng
và cấp nước, Công ty TNHH Nhà nước môi trường và công
trình đô thị (Tỉnh Thừa Thiên Huế)
-DOC, Công ty cấp thoát nước Hà Nội (thành phố Hà Nội)


Quản lý lưu vực sông
- -Tổng cục môi trường, MONRE
- Trung tâm quan trắc môi trường
- Cục quản lý tài nguyên nước
- Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường
Hà Nội
- Chi cục bảo vệ môi trường Đà Nẵng
- Chi cục bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế
- Sở tài nguyên và môi trường Đồng Nai
- Sở tài nguyên và môi trường Bình Dương
- Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang
- Sở tài nguyên và môi trường Thái Nguyên
- Sở tài nguyên và môi trường Nam Định
- Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình
- Bộ kế hoạch và đầu tư
- Chi cục quản lý công trình thủy lợi, DWRM, MONRE
- Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương (CCFSC)
-Tổng cục Thủy sản, MARD

- Cục chăn nuôi, MARD
- Hanoi DARD
-Bac Kan DARD
-Dong Nai DARD
- Hiện trạng Bà Rịa - Vũng Tàu

- Khảo sát thực địa sông Đồng Nai,
Sông Sài Gòn
-Lưu vực sông Cầu (thị xã Bắc Kạn)

-Hồ Núi Cốc tại sông Công (lưu vực
sông Cầu), tỉnh Thái Nguyên
-Sông Thái Bình tại huyện Phả Lại,
tỉnh Hải Dương (hợp nguồn với
sông Cầu)
-Hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom)
tại lưu vực sông Đồng Nai
- Cống Liên Mạc tại sông Nhuệ Đáy
(huyện Thanh Trì, Hà Nội)
Quản lý nước thải công
nghiệp
- - Văn phòng quyết định 64, VEA, MONRE
- Phòng quản lý bảo vệ môi trường, Bộ kế hoạch và đầu tư
- Ban quản lý các khu công nghiệp Đà Nẵng
- Khu công nghiệp Thăng Long
- Ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nội
- Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Phòng
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng
- - Thăm khu công nghiệp bắc
Thăng Long

Thăm trung tâm xử lý nước thải
trong các khu công nghiệp ở Bà Rịa
– Vũng Tàu, khu công nghiệp Mỹ
Xuân, Ban quản lý khu công nghiệp
Đồng Nai, khu công nghiệp Mỹ
Xuân
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


12
Báo cáo tiến độ (2)


Lĩnh vực/ Chủ đề Cơ quan Khảo sát thực địa
- Sở tài nguyên và môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ban quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai
- Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố Hà Nội
- Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng
Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng
Quản lý chất thải
rắn

- -Phòng kỹ thuật hạ tầng và quản lý công trình ngầm, Sở
xây dựng Hà Nội
- Phòng hợp tác quốc tế, Công ty môi trường đô thị Hà
Nội
- Chi cục bảo vệ môi trường Hải Phòng
- Công ty môi trường đô thị Hải Phòng
- Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng

- Trung tâm hợp tác quốc tế, Ủy ban nhân dân thành phố
Huế
- Phòng quản lý chất thải rắn, Sở TN-MT tp Hồ Chí Minh
- Ban môi trường và phát triển bền vững, Viện chiến lược
và chính sách tài nguyên môi trường
- Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ xây dựng
- Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường
- Vụ quan hệ quốc tế, Bộ y tế
- Hiệp hội môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam
- Ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nội
- Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai
Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất tp. Hồ
Chí Minh
-Quỹ Tái chế, Sở Tài nguyên và môi trường HCM
- Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường
tỉnh Bắc Ninh
-Tất cả các bãi rác và nhà máy chế
biến phân hữu cơ ở Hà Nôi, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, tp. Hồ Chí
Minh
-Trạm trung chuyển tại Đà Nẵng và
tp. Hồ Chí Minh
-Lò đốt rác y tế thuộc bệnh viện
trung ương Huế
-Lò đốt rác y tế và công nghiệp
trong khu xử lý chất thải Hòa Khánh
tại Đà Nẵng
-Cơ sở xử lý chất thải nguy hại công
ty Green Environment Company và
Vina Ausen Company tại tp. Hồ Chí

Minh
-Khu xử lý tập trung Quang Trung ở
Đồng Nai
-Việt xanh và công ty môi trường đô
thị Bình Dương
-Khu Công nghiệp Thang Long
(HN)
-Khu công nghiệp quang Minh
(HN), Đình Vũ (HP), Hòa Khánh
(ĐN), Lê Minh Xuân (tp. HCM),
Biên Hòa 1 và 2 (Đồng Nai), Tân
Uyên (Bình Dương)
- làng tái chế Minh Khai (Hưng
Yên), Đa Hội, Văn Môn, Phong Khê
(Bắc Ninh)
-Cơ sở xử lý chất thải công nghiệp
tại Khu liên hợp xử lý chất thải
Đông Thạnh, tp. Hồ Chí Minh
- Lò đốt chất thải y tế (Hải Phòng)
Quản lý chất lượng
không khí

-Hanoi DONRE/ CENMA
-MONRE/ Cục kiểm soát ô nhiễm (PCD)
-MONRE/ CEM
-Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, trung tâm quan trắc và
mô phỏng môi trường (CEMM)
-Viện công nghệ môi trường/ Viện khoa học và công nghệ
Việt Nam (VAST IET)
-Chi cục thủy văn và môi trường phía Nam

-Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường/ Đại học Văn
Lang (CEN TEMA)
- Cơ quan bảo vệ môi trường Đông Nam bộ
(SEVEPA/MONRE/VEA)
-trường đại học khoa học tự nhiên
-Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh
-các điểm khảo sát lưu lượng giao
thông ở Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh
-Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn
-Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
-Nhà máy gạch Viglacera Bình
Minh
-Công ty cổ phần rượu bia và nước
giải khát Hà Nội
-Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

-Công ty cổ phần xi măng Hoàng
Thạch
Giải pháp nút cổ chai
cho dự án CDM
- Công ty TNHH Clearth
-Công ty Kajima
-Viện kỹ thuật kinh tế năng lượng Nhật Bản
-Kyotoenergy
-Công ty cổ phần năng lượng và môi trường RCEE
-Công ty phát triển dịch vụ sạch Toshiba
-Trung tâm quan trắc môi trường thành phố Hải Phòng
(HACEM)
-Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hải Phòng
(HA-DONRE)


Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


13
Báo cáo tiến độ (2)


Lĩnh vực/ Chủ đề Cơ quan Khảo sát thực địa
-Phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên môi trường
Ứng dụng quản lý dòng
chảy tối thiểu trên sông
Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Cục Quản lý Tài nguyên
nước (MONRE/ DWRM)
-IUCN Việt Nam
-Viện tư vấn khí tượng thủy văn và môi trường

Lộ trình thành lập Ủy
ban quản lý lưu vực
sông
-MONRE/ DWRM ―
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
Các thông tin và số liệu về hiện trạng của các ngành/ chủ đề nghiên cứu đã gần thu thập đủ.
Trong quá trình nghiên cứu tiếp theo, sẽ vẫn tiếp tục thu thập các thông tin/ số liệu cần thiết.
Nghiên cứu đã triển khai một số hoạt động thông qua các đơn vị tư vấn bên ngoài để hiểu rõ
về hiện trạng các ngành/ chủ đề nghiên cứu, danh sách các hoạt động này được tóm tắt trong
bảng dưới đây. Nội dung cụ thể của các hoạt động khảo sát này được trình bày cụ thể tại các
báo cáo nghiên cứu theo từng ngành/ chủ đề.
Bảng 3-2 Tổng hợp các đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát


Lĩnh vực/ chủ đề Tiêu đề khảo sát v.v…
Quản lý lưu vực sông Tiêu đề khảo sát:
Đơn vị tư vấn:
Thời gian khảo sát:
Khảo sát tìm hiểu về quản lý lưu vực sông
Viện kỹ thuật nước và công nghệ môi trường
Từ tháng 4 đến tháng 8 2010
Quàn lý chất thải rắn Tiêu đề khảo sát:

Đơn vị tư vấn:
Thời gian khảo sát:
Khảo sát về khối lượng và thành phần chất thải rắn đô thị tại
Việt Nam
Công ty TNHH và đầu tư toàn diện
Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2010
Tiêu đề khảo sát:

Đơn vị tư vấn:
Thời gian khảo sát:
Khảo sát về rác thải công nghiệp, rác thải y tế, quản lý nước
thải y tế tại Việt Nam
Viện các sản phẩm hóa học tự nhiên
Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010
Quản lý chất lượng không
khí
Tiêu đề khảo sát:

Đơn vị tư vấn:

Thời gian khảo sát:

Khảo sát lượng giao thông/ các biện pháp đánh giá ô nhiễm
không khí tại tp. Hồ Chí Minh
Khoa Hóa, Đại học khoa học tự nhiện, đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh
Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011
Dự định
Tiêu đề khảo sát:
Đơn vị tư vấn:
Thời gian khảo sát

Đo phát thải ống khói nhà máy (khí và bụi) để đánh giá về ô
nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội
Công ty TNHH OSUMI (Nhật Bản)
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010


Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
(3) Xây dựng IT/R (2)
Báo cáo tiến độ (1) (IT/R (1)) của Nghiên cứu vào tháng 8 năm 2010 bao gồm các thông tin và
dữ liệu đã được thu thập theo từng lĩnh vực/ chủ đề nghiên cứu. Báo cáo này đã được gửi đến
các cơ quan chuyên trách cho từng lĩnh vực/ chủ đề ở Việt Nam để lấy ý kiến tham khảo.
Bộ báo cáo giữa kỳ của Nghiên cứu đã được xây dựng vào tháng 12 năm 2010 nhằm nêu rõ
hiện trạng, các vấn đề theo từng lĩnh vực/ chủ đề nghiên cứu và các định hướng/ biện pháp
cho các vấn đề này. Ngoài ra, báo cáo giữa kỳ cũng cân nhắc và tổng hợp những góp ý và đề
xuất của các cơ quan Việt Nam cho IT/R (1). Các tập báo cáo giữa kỳ đã được gửi đến các cơ
quan có liên quan vào cuối tháng 12 năm 2010.
Bộ báo cáo tiến độ P/R (2) được xây dựng nhằm i)tập hợp các phát hiện về các ngành/ chủ đề
nghiên cứu của SUEM bao gồm việc củng cố các thông tin/ số liệu thu thập được và ii) đề
xuất định hướng và các biện pháp giải quyết vấn đề hướng tới việc quản lý môi trường đô thị
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính



14
Báo cáo tiến độ (2)


hiệu quả hơn ở Việt Nam. Tiến độ và các thành quả của mỗi nghiên cứu trong bộ báo cáo tiến
độ 2 này (P/R (2)) được trình bày cụ thể trong từng tập báo cáo tương ứng.
Báo cáo tiến độ (2) (P/R (2)) được chia sẻ với các cơ quan liên quan ở Việt Nam với mong
muốn nhận được sự đánh giá, góp ý của các cơ quan này. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể đưa
ra những kiến nghị phù hợp trong giai đoạn cuối của SUEM.

3.2 Tiến độ của các lĩnh vực/ chủ đề trong SUEM
3.2.1 Tiến độ nghiên cứu tổng quan ô nhiễm nước
SUEM nghiên cứu một số lĩnh vực/ chủ đề của ngành nước. Chính vì vậy, tổng quan về ô
nhiễm nước được nghiên cứu để có được cái nhìn cơ bản về ô nhiễm nước theo từng chủ đề
nghiên cứu nhỏ của ngành này, nhằm:
a) Xác định hiện trạng và xu hướng ô nhiễm nước tại khu vực nghiên cứu
b) Chỉ rõ nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước tại khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn các cơ quan/ cá nhân có thẩm quyền tại
Việt nam về các thông tin/ dữ liệu hiện có và cả khảo sát thực địa. Các nguồn thông tin/ dữ
liệu cho nghiên cứu được lấy từ các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia do Bộ tài nguyên
môi trường phát hành, và báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh/ thành phố do các Sở tài
nguyên các tỉnh/ thành phố phát hành. Những thông tin bổ sung khác cũng được thu thập để
tham khảo cho nghiên cứu này.

Nghiên cứu này sẽ miêu tả:
a) Xu hướng ô nhiễm nước ở cấp quốc gia bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia/ những qui
định và ảnh hưởng chính đến nguồn ô nhiễm ,

b) Hiện trạng ô nhiễm nước tại khu vực nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực/ chủ đề
nước của SUEM,
c) Xem xét và phân tích tổng thể hiện trạng ô nhiễm nước được phân chia như trên.
Tiến độ Nghiên cứu đến tháng 11 bao gồm: i) thu thập các thông tin và dữ liệu hiện có về ô
nhiễm nước trên toàn quốc và tại khu vực Nghiên cứu, ii) củng cố thông tin và dữ liệu tại Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận để hiểu được
tình hình ô nhiễm nước, và iii) các phát hiện về đặc trưng tình hình ô nhiễm nước ở Việt
Namm để bổ sung vào các nghiên cứu tiếp theo nước của SUEM.
Mặc dù không được gửi kèm trong bộ (P/R (2) này, nhưng tập báo cáo về tổng quan ô nhiêm
nước đã có trong tập Báo cáo giữa kỳ được gửi vào tháng 12 năm 2010. (xem tập 2, Báo cáo
tổng quan về ô nhiễm nước, Báo cáo giữa kỳ, tháng 12 năm 2010).
3.2.2 Tiến độ nghiên cứu quản lý lưu vực sông tại ba lưu vực sông
(1) Khái quát và mục tiêu của nghiên cứu quản lý lưu vực sông
Đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam đang là nguyên nhân dẫn đến
ô nhiễm môi trường tại các thành phố chính và các vùng phụ cận bao gồm suy giảm môi
trường nước vì nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý cũng như kiểm soát
không phù hợp đối với các nguồn gây ô nhiễm nước. Trong khi chính phủ Việt Nam và các cơ
quan quản lý môi trường nhà nước đang cố gắng kiểm soát ô nhiễm, cho đến nay các biện
pháp hành chính vẫn còn hạn chế không hiệu quả so sánh với gia tăng áp của lực của ô nhiễm.
Để giải quyết tình trạng trên, chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tiếp cận quản lý môi trường
lưu vực sông, gọi là “ Bảo vệ môi trường lưu vực sông” (RBEP). Trong bảo vệ môi trường lưu
vực sông, chính phủ chỉ ra ba (3) lưu vực sông chính (sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng
Nai – Sai Gòn) và cũng ban hành các chỉ thị pháp lý pháp nhằm tăng cường việc thực thi luật
pháp về quản lý lưu vực sông.
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


15
Báo cáo tiến độ (2)



Vì thế, nghiên cứu về lĩnh vực này sẽ tập trung vào các nội dung về môi trường như ô nhiễm
nước và bảo vệ môi trường lưu vực. Theo cách tiếp cận này, Nghiên cứu sẽ hướng tới chiến
lược quản lý lưu vực ở ba lưu vực sông lớn ở Việt Nam (Chương 5- Tập 4/ Phần A). Tuy nhiên,
trong quản lý lưu vực sông, quan điểm quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng rất cần
được thảo luận, thậm chí lịch sử quản lý lưu vực tại ba lưu vực sông thường nghiêng về phía
môi trường.
Các thông tin và số liệu về quản lý tài nguyên nước đã bắt đầu được thu thập vào tháng 11
năm 2010 và là cơ sở để hiểu rõ hiện trạng quản lý lưu vực sông. Các nghiên cứu tương tự về
hiện trạng sẽ được trình bày tập báo cáo này, đặc biệt là các đặc điểm tài nguyên nước và các
điều kiện thủy văn tiềm năng. Các phát hiện chính của nghiên cứu về tài nguyên nước sẽ được
trình bày và tổng hợp ở Báo cáo tổng kết.
Tính đến tháng 2 năm 2011, kết quả nghiên cứu của ngành này được trình bày thành hai tập
Báo cáo 4A về bảo vệ môi trường lưu vực sông và báo cáo 4B về quản lý tài nguyên nước.
Nghiên cứu về bảo vệ môi trường lưu vực sông (báo cáo 4A) vẫn giữ nguyên tiến độ được
trình bày trong tập Báo cáo giữa kỳ (IT/R) (tháng 11 năm 2010). Báo cáo 4B bao gồm những
thông tin và phát hiện mới nhất về quản lý tài nguyên nước tại ba lưu vực sông đến tháng 2
năm 2011. Tiến độ của nghiên cứu này được trình bày dưới đây.
(2) (2) Nhận thức về hiện trạng của ba lưu vực sông và quản lý lưu vực sông
Nhận thức và phân tích các vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực sông, hiện trạng của ba lưu vực
sông được tìm hiểu bằng cách thu thập các thông tin/ dữ liệu, phỏng vấn cá nhân/ tổ chức liên
quan ở cấp trung ương và địa phương khảo sát ở một số khu vực chính.
Nội dung hiện trạng của ba lưu vực sông được trình bày như sau:
g) Sơ lược về ba (3) lưu vực sông bao gồm cả mô tả tóm tắt, đặc điểm tự nhiên và
kinh tế xã hội, v.v…
h) Tình trạng ô nhiễm nước, sự phân bổ và ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm chủ
yếu, lại tác động bởi ô nhiễm nước, và các biện pháp đối phó với tình hình ô
nhiễm tại ba (3) lưu vực sông đã được thực hiện đến nay.
i) Nỗ lực quốc gia về bảo vệ môi trường lưu vực sông, ví dụ chính sách và chiến
lược quốc gia bảo vệ môi trường, xây dựng luật pháp, khung thời gian thực hiện

bảo vệ môi trường lưu vực sông v.v
j) Tình trạng các hoạt động bảo vệ lưu vực sông tại ba (3) lưu vực sông chính như
Khung kế hoạch tổng thể phát triển tại (3) ba lưu vực sông, các biện pháp cụ thể
và dự án ưu tiên trong Quy hoạch, tổ chức thiết lập để thực hiện quy hoạch, và
tiến độ thực hiện Quy hoạch tổng thể cho từng lưu vực. .
(3) Khảo sát nhận thức về quản lý lưu vực sông
Khảo sát nhận thức về quản lý lưu vực sông đã được thiết kế để thu thập thông tin/ dữ liệu hiện trạng
quản lý lưu vực sông trong SUEM. Bảng sau đây trình bày tóm tắt nội dung khảo sát. Phạm vi
nghiên cứu không chỉ bao gồm các nội dung bảo vệ môi trường lưu vực sông mà còn các nội
dung về quản lý tài nguyên nước và các công việc nghiên cứu đã được tiến hành đầu tháng 8
năm 2010. Các phát hiện và kết quả được trình bày trong Tập 4 và nội dung khảo sát chi tiết
được trình bày trong phụ lục đính kèm cùng tập báo cáo này.
Bảng 3-3 Kết quả khảo sát nhận thức về quản lý lưu vực sông
Tiêu đề khảo sát Nhận thức về Quản lý lưu vực sông
Mục tiêu và phạm vi của khảo
sát
Để nắm bắt kiến thức, sự hiểu biết, nhận thức và kỳ vọng của các bên liên quan
tại ba (3) lưu vực sông về chất lượng nước và tài nguyên nước, chẳng hạn như:
- Tổng quan, hiểu biết và kỳ vọng của các bên liên quan, các hoạt động hiện tại,
v.v về quản lý lưu vực sông.
- Tình trạng của hợp tác để thực hiện quản lý lưu vực sông, nhận thức về sự cần
thiết hợp tác
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


16
Báo cáo tiến độ (2)


- Nguồn lực để thực hiện quản lý lưu vực sông

Phương pháp khảo sát - Phỏng vấn các bên liên quan bằng cách sử dụng phiếu khảo sát
- Tổng số gần 200 mẫu phỏng vấn dành cho cả cán bộ nhà nước cấp trung ương
và địa phương, các đối tượng sử dụng nước (thủy lợi, thủy sản, công nghiệp,
trong nước), công dân, tổ chức phi chính phủ, v.v
Tiến độ khảo sát - Tất cả các công việc khảo sát đã được hoàn thành vào đầu tháng 8 năm 2010.
- Báo cáo nghiên cứu đã được hoàn thiện bởi đơn vị tư vấn và tổng hợp trong
Tập 4, bộ Báo cáo tiến độ (2) này.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
(4) Tiến độ và các kết quả nghiên cứu về bảo vệ môi trường lưu vực sông (Phần A, tập 4)
Đến tháng 11 năm 2010, tiến độ của nghiên cứu này như sau: i) tập hợp thông tin/ số liệu để
hiểu được hiện trạng tại ba (3) lưu vực sông bao gồm cả các khảo sát hiện trạng, ii) tập hợp và
đánh giá các thông tin/ số liệu để hiểu hiện trạng, iii) xác định các vấn đề cần giải quyết dựa
trên hiện trạng, và iv) đề xuất định hướng và biện pháp để quản lý lưu vực sông tôt shown
bằng cách vượt qua các vấn đề hiện có ở ba (3) lưu vực sông.
Dưới đây là những định hướng được đề xuất để quản lý tốt hơn môi trường lưu vực sông, đặc
biệt trên quan điểm RBEP. Các định hướng dưới đây nhằm đạt được mục tiêu cải thiện RBEP,
đó là: cải thiện môi trường nước lưu vực sông bằng cách nâng cao công tác bảo vệ môi trường
lưu vực sông và củng cố quản lý nhà nước về môi trường.
a. Củng cố chức năng của các Ủy ban chỉ đạo thực hiện RBEP,
b. Củng cố cơ chế quản lý cơ bản trong quản lý nhà nước về môi trường,
c. Tăng cường thực thi quản lý nhà nước về môi trường ở cấp cơ sở,
d. Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường tại các nguồn ô nhiễm, và
e. Đẩy mạnh việc phát triển hệ thống thoát nước đô thị
Để đạt được mục tiêu trên, tập 4A của bộ P/R (2) phải đưa ra được các đề xuất kèm theo các
các biện pháp/ hành động tương ứng, bao gồm cả các vấn đề đã được xác định.
(5) Tiến độ và kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước (Phần B, tập 4)
Nghiên cứu này nhằm i) xác định các vấn đề và nhu cầu trong quản lý lưu vcj sông, đặc biệt
trên quan điểm về sử dụng nước và giảm nhẹ hậu quả thiên tai liên quan đến nước, và ii) xác
định và đệ trình các biện pháp hiệu quả để cải thiện việc quản lý lưu vực sông và giải pháp
phù hợp để JICA có thể hợp tác trong tương tai. Kết quả nghiên cứu này sẽ bổ trợ cho nghiên

cứu về nghiên cứu quản lý môi trường lưu vực sông ở phần A.
Tiến độ của nghiên cứu này đến tháng 3 năm 2011 như sau: i) hoàn thiện việc thu thập thông
tin/ số liệu về sử dụng nước và giảm nhẹ thiên tai tại ba (3) lưu vực sông dựa trên các thống kê
đã được công bố, các báo cáo nghiên cứu, phỏng vấn các cơ quan liên quan trại các tỉnh, thành
phố mục tiêu, khảo sát thực địa, và ii) nắm được hiện trạng thủy văn, tiềm năng tài nguyên
nước và nhu cầu về nước trong từng lưu vực. Các vấn đề cũng sẽ được xác định trong giai
đoạn nghiên cứu tiếp theo, bao gồm cả những khuyến nghị để giải quyết vấn đề dựa trên quan
điểm quản lý tài nguyên nước, có liên hệ với bảo vệ môi trường tại ba lưu vực sông.

3.2.3 Tiến độ nghiên cứu về quản lý nước thải công nghiệp
(1) Bối cảnh và mục tiêu của nghiên cứu quản lý nước thải công nghiệp
Công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam đã gây quan ngại nghiêm trọng về ô
nhiễm môi trường tại các trung tâm đô thị lớn và các khu vực của họ xung quanh, bao gồm cả
sự suy thoái môi trường nước. Việc xả nước thải công nghiệp vào các nguồn nước với sự kiểm
soát không thích hợp được coi là một trong những nguyên nhân chính góp phần gia tăng áp
lực lên tải lượng ô nhiễm nước, mặc dù Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường đã rất nỗ lực trong giải quyết ô nhiễm.
Nghiên cứu lĩnh vực này nhằm i) xác định rõ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


17
Báo cáo tiến độ (2)


công nghiệp, về quản lý nước thải công nghiệp (biện pháp giảm thiểu tại nguồn ô nhiễm và
quản lý hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước) trong khu vực nghiên cứu, và ii) xác định
các vấn đề và khó khăn trong quản lý nước thải công nghiệp và nâng cao các biện pháp cải
tiến đối với các khó khăn.
(2) Xác định hiện trạng quản lý nước thải công nghiệp

Nhằm xác định các vấn đề về quản lý nước thải công nghiệp, hiện trạng nước thải công nghiệp
tại khu vực nghiên cứu đã được nhận định thông qua việc thu thập các số liệu/ thông tin hiện
hành, phỏng vấn các tổ chức/ cá nhân ở cấp trung ương và địa phương, khảo sát thực địa tại
các ví trí quan trọng.
Các vấn đề hiện trạng được liệt kê dưới đây:
a) Tổng quan về ngành công nghiệp toàn quốc
b) Hoạt động công nghiệp và tình trạng ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp ở 5
thành phố và 3 tỉnh trong khu vực nghiên cứu
c) Chính sách, chiến lược quốc gia, pháp lý và thể chế về phòng chống ô nhiễm công
nghiệp
d) Các biện pháp bảo vệ của các ngành công nghiệp và quản lý nhà nước về kiểm soát ô
nhiễm nước thải công nghiệp
(3) Tiến độ nghiên cứu và các kết quả chính

Nghiên cứu ngày đã gần được hoàn tất vào tháng 11 năm 2010, bao gồm i) thu thập số liệu để
hiểu được hiện trạng quản lý nước thải công nghiệp tại khu vực nghiên cứu (5 thành phố và 3
tỉnh), ii) tập hợp và đánh giá các thông tin/ số liệu thu thập được để hiểu rõ hiện trạng, iii)
xác định các vấn đề cần giải quyết dựa trên hiểu biết về hiện trạng, và iv) đề xuất định hướng
và biện pháp để quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp tốt hơn bằng cách giải quyết các vấn
đề đang hiện hữ tại khu vực nghiên cứu.
Dưới đây là những định hướng được đề xuất để quản lý tốt hơn vấn đề ô nhiễm nước thải công
nghiệp. Các định hướng dưới đây nhằm đạt được mục tiêu cải thiện ô nhiễm nước thải công
nghiệp, đó là: nâng cao công tác quản lý nước thải công nghiệp để giảm thiểu tải lượng ô
nhiễm công nghiệp vào môi trường cùng với các hoạt động hợp tác khác giữa các cơ quan
quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
a) Củng cố cơ chế chung về quản lý nước thải công nghiệp
b) Củng cố cấp thực thi về quản lý nước thải công nghiệp, và
c) Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ tại các nguồn ô nhiễm.
Mặc dù không có trong bộ P/R (2), nhưng tập báo cáo này đã được gửi cùng bộ báo cáo giữa
kỳ (IT/R) được xây dựng tháng 12 năm 2010, cập nhật những kết quả mới nhất của nghiên

cứu. (xem tập 5, Báo cáo về quản lý nước thải công nghiệp, Báo cáo giữa kỳ, tháng 12 năm
2010)

3.2.4 Tiến độ nghiên cứu về quản lý chất thải rắn
(1) Khái quát
Lĩnh vực nghiên cứu này gồm có ba (3) nội dung: i), quản lý chất thải rắn đô thị (MSWM) tại
năm (5) thành phố, ii) quản lý chất thải rắn công nghiệp (ISWM) tại năm (5) thành phố và ba
( 3) tỉnh, và iii) quản lý chất thải y tế và nước thải y tế (MWWM) tại (5) thành phố. Do các
khu công nghiệp liên quan nằm ở ba tỉnh tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh (Bình Dương,
Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu), ngoài năm (5) thành phố chính, nghiên cứu về ISWM bao
gồm thêm cả các tỉnh này.
(2) Xác định hiện trạng quản lý chất thải rắn
Để xác định các vấn đề về quản lý chất thải rắn, hiện trạng tại khu vực nghiên cứu bằng cách
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


18
Báo cáo tiến độ (2)


thu thập các dữ liệu/ thông tin hiện có, phỏng vấn để các cá nhân và tổ chức cung cấp thông
tin/ số liệu ở cấp trung ương và địa phương, và khảo sát thực địa tại các vị trí quan trọng.
Các nội dung tổng hợp hiện trạng được trình bày dưới đây:
d) Tổng quan toàn quốc về quản lý chất thải rắn
e) Khung hành chính và khung pháp lý, chính sách và chiến lược MSWM, ISWM,
và MWWM tương ứng
f) Điều kiện hiện tại ở các thành phố và các tỉnh cần nghiên cứu về MSWM, ISWM,
và MWWM tương ứng
(3) Khảo sát thực địa do Đơn vị tư vấn tiến hành
Hai (2) khảo sát thực địa đã được triển khai trong khuôn khổ nghiên cứu về quản lý chất thải

rắn. Bẳng dưới đây trình bày nội dung các khảo sát này. Khảo sát về khối lượng và thành phần
chất thải rắn đôt hị Việt nam được hoàn thành vào tháng 8 năm 2010 và khảo sát về chất thải
rắn công nghiệp và nước và chất thải rắn y tế (ISWM và MWWM) được hoàn thành vào tháng
10 năm 2010
Bảng 3-4 Tóm tắt khảo sát MSWM

Tiêu đề khảo sát Khảo sát về khối lượng và thành phần của chất thải rắn đô thị ở Việt Nam
Mục tiêu và phạm vi của điều
tra
-Để nắm được tình trạng hiện hành về chất thải rắn đô thị năm (5) các thành phố.

- Thu thập các thông tin/ dữ liệu về khung pháp lý, thiết lập tổ chức, chính sách
và chiến lược vĩ mô, trang thiết bị MSWM, đơn vị phát thải, dòng thải, hoạt
động của các nhà tài trợ, vv
- Phạm vi khảo sát khối lượng và thành phần chất thải tại nguồn ở Huế, Đà Nẵng
và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng khoảng 2.800 mẫu.
- Phạm vi và nội dung khảo sát khối lượng và thành phần chất thải tại các cơ sở
SWM trong năm (5) các thành phố. Tổng cộng khoảng 70 mẫu.
Tiến độ khảo sát - Các nội dung khảo sát thực địa đã hoàn thành vào tháng 7 năm 2010 và báo
cáo khảo sát hoàn thành vào tháng 8 năm 2010
- Các kết quả trong khảo sát đã được tổng hợp trong Tập 6, bộ P/R (2) này
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
Bảng 3-5 Tóm tắt khảo sát ISWM và MWWM
Tiêu đề khảo sát Khảo sát về chất thải công nghiệp, chất thải và nước thải y tế ở Việ Nam
Mục tiêu và phạm vi của điều
tra
Để nắm được Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp, chất thải và nước thải y tế
trong khu vực nghiên cứu
1. Chất thải rắn công nghiệp tại năm (5) thành phố và ba (3) tỉnh
- Thu thập các dữ liệu / thông tin hiện có về kiểm kê chất thải tại các khu công

nghiệp lớn, kiểm kê chất thải tại các cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải công
nghiệp, hoạt động của các nhà tài trợ, v.v
- Câu hỏi khảo sát về tình hình phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp tại
các nhà máy và khu công nghiệp. Tổng cộng khoảng 300 mẫu.
- Trực tiếp phỏng vấn khảo sát các nhà máy điển hình / khu công nghiệp dựa
trên những phát hiện của cuộc khảo sát câu hỏi.
2. Chất thải và nước thải y tế tại năm (5) thành phố
- Thu thập các dữ liệu / thông tin hiện có về kiểm kê chất thải và nước thải tại
các bệnh viện / phòng khám.
- Khảo sát bằng các phiếu khảo sát về hiện trạng xả chất thải và nước thải y tế
và quản lý nước thải tại các bệnh viện / phòng khám. Tổng cộng khoảng 200
mẫu.
- Khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp tại các bệnh viện điển hình / phòng
khám dựa vào kết quả của cuộc khảo sát câu hỏi.
Tiến độ khảo sát - Các nội dung khảo sát thực địa đã hoàn thành vào tháng 8 năm 2010, báo cáo
khảo sát hoàn thành vào tháng 10 năm 2010
- Các kết quả khảo sát được tổng hợp trong Tập 6, bộ P/R (2) này.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA
(4) Tiến độ Nghiên cứu và các kết quả chính
Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam Tập 01: Báo cáo chính


19
Báo cáo tiến độ (2)


Tiến độ của nghiên cứu này đến tháng 3 năm 2011 là i) hoàn thiện việc thu thập thông tin/ số
liệu để hiểu được hiện trạng tại khu vực nghiên cứu bao gồm hai (2) khảo sát thực địa được
thực hiện bởi đơn vị tư vấn, ii) tổng hợp và đánh giá các thông tin/ số liệu thu thập được về
hiện trạng, iii) xác định các vấn đề cần giải quyết dựa trên hiện trạng, và iv) đề xuất định

hướng và biện pháp để quản lý tốt hơn MSWM, ISWM, và MWWM bằng cách giải quyết
được các vấn đề hiện có tại khu vực nghiên cứu.
Dưới đây là các vấn đề chính mà Việt Nam cần giải quyết để quản lý MSWM tốt hơn. Tập 6
của bộ báo cáo này cũng đề xuất lộ trình cho các chương trình và hoạt động cần thiết để quản
lý chất thải rắn đô thị hiệu quả.
a) Thiếu sót trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tổng hợp,
b) Thiếu sót về số liệu/ thông tin về quản lý chất thải rắn ở cả cấp trung ương và địa
phương
c) Chưa đủ điều kiện thực hiện quy hoạch về chất thải công nghiệp ở cấp địa phương
d) Thiếu sót trong việc triển khai chính sách quốc gia về 3R/ giảm thiểu và tái chế chất
thải,
e) Chưa đủ điều kiện để hỗ trợ các hoạt động tái chế chất thải của Chính phủ,
f) Tiến bộ kỹ thuật trong xử lý và tiêu hủy chất thải trên toàn quốc,
g) Thiếu sót trong nâng cao nhận thức về 3R, vệ sinh công cộng và SWM cộng đồng và
h) Thiếu sót trong quản lý tư nhân và xã hội hóa.
Các vấn đề chính trong MSWM cũng được nghiên cứu tại năm (5) thành phố theo các nội
dung sau: i) pháp lý, thể chế và kế hoạch, ii) tổ chức, iii) công nghệ, iv) tài chính, v) môi
trường, vi) nhận thức, và vii) xã hội hóa và tư nhân.
Về ISWM, dưới đây là các vấn đề chung mà Việt Nam cần giải quyết để quản lý chất thải
công nghiệp tốt hơn. Tập 6 cũng đề xuất các định hướng và biện pháp để giải quyết các vấn đề
này.
a) Các vấn đề về quản lý bao gồm i) thiếu các số liệu thực tế để hiểu rõ hiện trạng,
ii) thiếu kế hoạch của tỉnh/ thành và cấp IP về xử lý chất thải công nghiệp, và iii)
hệ thống tổng hợp về thanh tra, giám sát, quan trắc và xử lý của các đơn vị liên
quan.
b) Các vấn đề về pháp lý và quy định bao gồm i) thiếu hiểu biết về luật pháp/ quy
định, ii) ngoan cố trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, và iii) thiếu
hướng dẫn/ sổ tay về công nghệ xử lý, vận hành/ bảo trì.
c) Các cơ sở xử lý bao gồm i) thiếu các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp độc hại,
ii) chưa cân nhắc cẩn trọng việc lắp đặt các thiết bị bảo vệ môi trường trong các

cơ sở xử lý, và iii) không vận hành đúng các cơ sở xử lý
d) Các vấn đề cần quan tâm bao gồm i) thiếu hiểu biết về các phương pháp xử lý và
bảo vệ môi trường ở các cơ quan phát thải (các doanh nghiệp) và các công ty xử
lý, và ii) thiếu sót trong việc xúc tiến phân loại rác thải công nghiệp độc hại và tái
chế chất thải công nghiệp không độc hại.
Dưới đây là các vấn đề chung mà Việt Nam cần giải quyết để quản lý nước thải y tế
(MWWM) tốt hơn Tập 6 cũng đề xuất các định hướng và biện pháp để giải quyết các vấn đề
này.
Các vấn đề pháp lý bao gồm i) thiếu tính thực thi hoặc tính áp dụng trong các văn bản pháp
luật bao gồm EIA và các tiêu chuẩn về khí thải, dòng thải cho các cơ sở y tế (đặc biệt là các cơ
sở y tế cỡ nhỏ) vì không phù hợp hoặc thiếu sót trong việc xem xét hiện trạng và hoạt động
của các cơ sở y tế, ii) sự không nhất quán hoặc trái ngược trong các văn bản pháp lý cũng như
thiếu hoặc có hướng dẫn chi tiết nên các cơ sở y tế còn lúng túng hoặc hiểu sai, và iii) chưa
sẵn sàng trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở cấp địa phương.
a) Các vấn đề quản lý bao gồm i) thiếu quyết tâm trong quản lý nước thải y tế từ

×