Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu và đề xuất quy trình thi công nhằm nâng cao chất lượng kết cấu thép ở công trình thủy điện vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Hữu
Huế, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp
và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với
đề tài luận văn: “Nghiên cứu và đề xuất quy trình thi công nhằm nâng cao chất
lượng kết cấu thép ở công trình thủy điện vừa và nhỏ”, chuyên ngành Quản lý
xây dựng.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu và đề xuất quy trình thi công nhằm nâng cao chất lượng kết cấu thép ở
công trình thủy điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện
thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình
thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công
nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ
môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại
học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn
thạc sĩ của mình.
Tác giả chân thành các cán bộ của Viện Khoa học năng lượng, Tổng công ty
cơ khí xây dựng đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Hà nội, tháng 08 năm 2014
Tác giả


Trương Nguyễn Tường Ân


BẢN CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả



Trương Nguyễn Tường Ân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU THÉP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 3
1.1. KẾT CẤU THÉP TRONG XÂY DỰNG 3
1.1.1. Khái quát về kết cấu thép trong công trình xây dựng 3
1.1.2. Công tác quản lý chất lượng lắp đặt kết cấu thép 6
1.1.2.1. Quản lý nhà nước đối với công tác thi công lắp đặt kết cấu thép công
trình xây dựng. 6

1.1.2.2. Quy trình quản lý chất lượng thi công lắp đặt kết cấu thép 8
1.2. KẾT CẤU THÉP TRONG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN. 11
1.2.1. Tầm quan trọng của kết cấu thép của công trình thủy điện 11
1.2.2. Đánh giá công tác thi công và quản lý chất lượng thi công lắp đặt kết cấu
thép công trình thủy điện tại Việt Nam. 14


1.2.2.1. Công tác thi công lắp đặt kết cấu thép công trình thủy điện 14
1.2.2.2. Công tác quản lý chất lượng thi công lắp đặt kết cấu thép công trình
thủy điện. 14

Kết luận chương 1 17
CHƯƠNG 2 18
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP CÔNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ 18

2.1. QUY TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐĂT LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP HIỆN
NAY CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ. 19

2.1.1. Chuẩn bị thi công 20
2.1.1.1. Phê duyệt biện pháp thi công kết cấu thép của nhà thầu 20
2.1.1.2. Kiểm tra cơ sở chế tạo kết cấu thép 20
2.1.1.3. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng 20
2.1.2. Tổ chức và thực hiện thi công 21

2.1.2.1. Chế tạo kết cấu thép tại nhà máy chế tạo 21
2.1.2.2. Thí nghiệm kiểm tra vật liệu kết cấu 23
2.1.2.3. Tiếp nhận và vận chuyển thiết bị tới công trường 23
2.1.2.4. Chuẩn bị máy thi công 25
2.1.2.5. Lắp đặt thiết bị cửa van 26
2.1.2.6. Lắp đặt thiết bị đường ống áp lực 30
2.1.3. Kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm 31
2.1.3.1. Yêu cầu chung trong công tác nghiệm thu 31
2.1.3.2. Các bước nghiệm thu kết cấu thép 32
2.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP 35


2.2.1. Những tồn tại trong quy trình thi công lắp đặt kết cấu thép hiện nay của
các công trình thủy điện vừa và nhỏ. 35

2.2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm và tiêu chuẩn về quản lý chất lượng 35
2.2.1.2. Quy trình thử nghiệm đối với các hạng mục quan trọng 36
2.2.2. Một số đề xuất quy trình thi công lắp đặt kết cấu thép hiện nay của các
công trình thủy điện vừa và nhỏ.
37
2.2.2.1. Bổ sung quy trình tổ chức sát hạch thợ hàn 37
2.2.2.2. Đề xuất quy trình thử áp đường ống áp lực 39
2.2.2.3. Yêu cầu thực hiện phê chuẩn hệ thống sơn bảo vệ 48
Kết luận chương 2 50
CHƯƠNG 3 51
ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG KẾT CẤU THÉP Ở CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK
SIN 1 51

3.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP CỦA
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK SIN 1 51

3.1.1. Giới thiệu công trình 51
3.1.2. Các hạng mục kết cấu thép chính và điều kiện kỹ thuật thi công 52

3.1.3. Các thành phần tham gia quản lý chất lượng thi công 55
3.2. QUY TRÌNH THI CÔNG HẠNG MỤC KẾT CẤU THÉP HIỆN HÀNH
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK SIN 1 CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG 56

3.2.1. Chuẩn bị thi công 56
3.2.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng thi công 56
3.2.1.2. Hệ thống văn bản quản lý chất lượng thi công của nhà thầu thi công . 58

3.2.1.3. Năng lực thi công của nhà thầu 58
3.2.2. Tổ chức thi công 61
3.2.2.1. Chế tạo kết cấu thép tại nhà máy chế tạo 62
3.2.2.2. Lắp đặt cửa van cung. 62
3.2.2.3. Lắp đặt đường ống áp lực 70
3.2.3. Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công 73
3.2.3.1. Nghiệm thu tĩnh kết cấu thép 74
3.2.3.2. Thử khô cửa van cung 75
3.2.3.3. Thử ướt cửa van cung 76
3.2.3.4. Thử áp đường ống áp lực. 77
3.2.4. Đánh giá những hạn chế trong quy trình thi công của nhà thầu COMA 82
3.3. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG THI CÔNG KẾT
CẤU THÉP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK SIN 1. 82

3.3.1. Áp dụng tiêu chuẩn hiện hành 82
3.3.2. Điều chỉnh quy trình thử áp đường ống 83
3.3.3. Yêu cầu thực hiện thí nghiệm thủy lực chạc ba ống áp lực trước khi xuất
xưởng 88

3.3.4. Quy trình thí nghiệm hệ thống sơn bảo vệ 89
Kết luận chương 3 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1. Kết luận 92
2. Hạn chế 93
3. Kiến nghị 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Vỡ đập do sự cố cửa van đập tràn 12
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thi công kết cấu thép công trình thủy điện vừa và
nhỏ 20

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình kiểm tra chất lượng máy thi công 26
Hình 2.3. Sơ đồ nghiệm thu công việc hàng ngày 31
Hình 2.4. Sơ đồ nghiệm thu khi chuyển giai đoạn thi công 32
Hình 2.5. Sơ đồ nghiệm thu hoàn thành 32
Hình 2.6. Sơ đồ khối quy trình thử áp đường ống áp lực 40
Hình 3.1. Công trường thi công thủy điện Đăk sin 1 52

Hình 3.2. Sơ đồ giai đoạn chuẩn bị thi công 56
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức thi công của Tổng thầu COMA 57
Hình 3.4. Sơ đồ giai đoạn tổ chức thi công 61
Hình 3.5. Biện pháp lắp đặt giá tổ hợp 64
Hình 3.6. Biện pháp lắp đặt gối quay 65
Hình 3.7. Biện pháp lắp đặt thân van 67
Hình 3.8. Lắp đặt dầm chính 68
Hình 3.9. Lắp đặt càng van 69
Hình 3.10. Hệ thống giá treo đường ống 71
Hình 3.11. Biện pháp lắp xe goòng thi công 71
Hình 3.12. Biện pháp cố định ống trong mố néo 72
Hình 3.13. Sơ đồ giai đoạn tổ chức thi công 74
Hình 3.14. Sơ đồ thử áp đường ống áp lực Đăk sin 1 78
Hình 3.15. Quy trình thử tải các đoạn đường ống thủy điện Đăk sin 1 80
Hình 3.16. Bố trí ống cấp nước và van đóng mở 85





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASTM
Hiệp hội thí nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ.
AWS
Hiệp hội hàn Hoa Kỳ.
BVTC
Bản vẽ thi công
CĐT
Chủ đầu tư
NM
Nhà máy
NT
Nhà thầu
SSPC
Hiệp hội sơn kết cấu thép
TKKT
Thiết kế kỹ thuật
TVGS
Tư vấn giám sát




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến nay, cả nước có hơn 200 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, với tổng
công suất 4.067MW đăng ký đầu tư. Thuỷ điện vừa và nhỏ giữ vai trò đáng kể
trong nguồn điện nói chung và nguồn thuỷ điện nói riêng. Quy hoạch điện VII

đặt ưu tiên phát triển các nguồn thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện vừa và nhỏ.
[16].
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.800 ÷ 2.000mm nên tiềm năng thuỷ
điện tương đối lớn, trong đó trữ năng kinh tế ước đạt 80 ÷ 100 tỉ kWh/năm.
Riêng thuỷ điện vừa và nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 ÷ 20
tỉ kWh/năm.
Trong các công trình thủy điện, các hạng mục kết cấu thép đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống vận hành nhà máy thủy điện. Khác với kết cấu thép
thông thường, các kết cấu thép công trình thủy điện làm việc trong môi trường
nước với tải trọng lớn và liên tục. Vì vậy đòi hỏi quy trình chế tạo, lắp đặt và
kiểm soát chất lượng chặt chẽ, nhiều công đoạn cùng nhiều bước nghiệm thu.
Đối với các công trình thủy điện vừa và nhỏ, quy trình thi công và quản lý
chất lượng thi công lắp đặt kết cấu thép công trình chưa có sự thống nhất giữa
các bên liên quan dẫn tới khâu quản lý chất lượng công trình hạng mục này đôi
lúc bị xem nhẹ, các bước nghiệm thu không đầy đủ. Ngoài ra các công trình có
các nhà thầu nước ngoài tham gia, việc kiểm soát chất lượng có những bất đồng
giữa nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát do việc nhà thầu áp dụng các tiêu
chuẩn và quy định của nước ngoài cho công tác giám sát chất lượng.
Xuất phát từ các vấn đề về công trình vừa nên trên, tác giả luận văn chọn đề
tài: “Nghiên cứu và đề xuất quy trình thi công nhằm nâng cao chất lượng kết cấu
thép ở công trình thủy điện vừa và nhỏ” với mục đích nâng cao chất lượng thi
công kết cấu thép tại các công trình thủy điện vừa và nhỏ của Việt Nam.
2. Mục đích của đề tài

2
Nghiên cứu và đề xuất quy trình thi công lắp đặt nhằm nâng cao chất lượng
các hạng mục kết cấu thép trong hệ thống công trình thủy điện vừa và nhỏ.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan

- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
- Phương pháp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thi công lắp đặt các cấu kiện kết cấu thép
công trình thủy điện vừa và nhỏ bao gồm: Thiết bị cửa van, đường ống áp lực, thiết
bị nâng hạ.
Phạm vi nghiên cứu: Công trình thủy điện vừa và nhỏ tại Việt Nam.
5. Kết quả dự kiến đạt được
Đánh giá thực trạng về quy trình thi công kết cấu thép công trình thủy điện
vừa và nhỏ hiện nay và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng thi công kết
cấu thép.
Đề xuất quy trình thi công kết cấu thép phù hợp với công trình thủy điện Đăk
sin 1, tỉnh Đăk Nông.

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU THÉP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
1.1. KẾT CẤU THÉP TRONG XÂY DỰNG
1.1.1. Khái quát về kết cấu thép trong công trình xây dựng
Thời kỳ sau những năm 1990, các công trình sử dụng kết cấu thép được xây
dựng ở nước ta ngày càng nhiều. Tính tới thời điểm hiện tại kết cấu thép là một
trong những kết cấu được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng hiện đại, là kết cấu
chịu lực chính trong các ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, thủy điện. Kết cấu thép hiện đại sở hữu những ưu điểm nổi bật do ngày càng
được cải tiến về vật liệu ngày càng bền hơn, nhẹ hơn, kết cấu đa dạng, hợp lý, hình
thức thi công nhanh gọn, tiên tiến.
Kết cấu thép thường được sử dụng trong các công trình lớn với nhịp, chiều
cao hay tải trọng lớn hoặc có yêu cầu sử dụng đặc biệt như kín, nhẹ, linh động mà
kết cấu bê tông cốt thép không đáp ứng được. Phạm vi sử dụng kết cấu thép rộng

rãi, trong công trình dân dụng và công nghiệp (khung nhà tiền chế nhịp lớn, giàn
mái, nhà ga, nhà thi đấu, giàn khoan, tháp, bể chứa), công trình giao thông (cầu),
trong công trình thủy lợi (cửa van, cầu trục), công trình điện (đường dây tải điện).
Thời kỳ sau những năm 1990, các công trình sử dụng kết cấu thép được xây dựng ở
nước ta ngày càng nhiều. Hiện nay trên khắp đát nước ở đâu cũng có thể bắt gặp các
công trình thép. Kết cấu thép đang được sử dụng phổ biến cho các công trình công
nghiệp, công trình văn hoá, thể thao, công trình nhịp lớn, nhà máy, đường dây tải
điện, công trình tháp, bể chứa…Để phục vụ cho việc nghiên cứu ứng dụng các kết
cấu thép mới, ta có thể phân kết cấu thép thành hai loại: kết cấu thép truyền thống
và kết cấu thép mới.
Về cơ bản kết cấu thép được cấu thành bởi hai thành phần: Vật liệu chính là
các loại thép và các liên kết.
1. Vật liệu: Hiện nay trên thị trường, sản phẩm thép dùng cho kết cấu xây
dựng rất đa dạng về chủng loại và xuất xứ. Bên cạnh các loại thép sản xuất trong

4
nước thì có một lượng lớn thép được nhập từ nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, châu
Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các loại thép nước ngoài được sản xuất tuân theo các
tiêu chuẩn của mỗi quốc gia khác nhau, có tính chất cơ học và thành phần hóa học
dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng thép cần có sự am hiểu của
nhà thầu thi công và giám sát kỹ thuật để đảm bảo thép sử dụng cho công trình đúng
chủng loại và chất lượng theo thiết kế. Vật liệu chủ yếu dùng cho kết cấu thép là
thép cán với nhiều chủng loại bao gồm thép hình, thép tấm, thép hình dập nguội và
thép ống. Thép kết cấu do Việt Nam sản xuất thường được sử dụng trong các kết
cấu thép bao gồm:
- Thép các bon thấp (TCVN1765-85) các sản phẩm thép cán nóng như thép
thanh, thép hình, thép tấm và các kết cấu thép hàn đều được sản xuất từ các mác
thép này. Quy phạm kết cấu thép đều yêu cầu chỉ dùng loại thép nhóm C này làm
kết cấu chịu lực vì ngoài việc đảm bảo tính năng chịu lực còn đảm bảo tính dễ hàn
và chịu lực trong những điều kiện phức tạp. Căn cứ theo công dụng, thép được chia

làm 3 nhóm : nhóm A, thép thuộc nhóm này phải đảm bảo tính chất cơ học ; nhóm
B phải đảm bảo thành phần hoá học ; nhóm C : thoả mãn cả thành phần hoá học và
tính năng cơ học.
- Thép các bon chất lượng tốt (TCVN1765-85): Được chỉ định dùng cho thép
tấm có bề dày lớn và bản rộng.
- Thép hợp kim thấp (TCVN3107-7909) có tính năng chống gỉ và độ bền tốt,
phù hợp với các bề mặt của kết cấu gối tựa động và công trình thủy công.
2. Liên kết: Hiện nay, các cấu kiện kết cấu thép trong xây dựng được thi
công lắp đặt chủ yếu bằng hai liên kết: Liên kết hàn và liên kết bu lông.
a. Liên kết bu lông: Là liên kết thường được sử dụng trong lắp ghép có khả
năng tháo lắp, thường được sử dụng trong quá trình lắp ghép tạm trong thi công kết
cấu thép, liên kết giữa các bề mặt ma sát hoặc liên kết cấu kiện kim loại và phi kim
loại. Liên kết bu lông có hai dạng truyền lực và có các yêu cầu thi công khác nhau.
- Liên kết truyền lực qua tì chặt, sự truyền lực thực hiện qua sự tì sát thân
bulông vào thành lỗ. Thân bulông bị cắt, còn bản thép bị ép mặt. Gọi là ép mặt theo

5
cách gọi đơn giản, thực tế là sự trượt của bản thép tại vùng lỗ. Bulông được xiết đủ
chặt để đảm bảo có sự tiếp xúc tốt giữa các bề mặt, không cần không chế lực
xiết. Về khả năng chịu cắt của thân bulông, cách tính của ta không phân biệt trường
hợp ren bulông có nằm trong mặt phẳng cắt hay không. Các tiêu chuẩn của Mỹ và
châu Âu thì phân biệt rõ nếu mặt phẳng cắt đi qua ren thường độ bền thấp đi tới
40%.
- Liên kết truyền lực qua ma sát. Trong liên kết này, lực truyền qua sự ma sát
giữa các bản thép được xiết rất chặt bởi bulông cường độ cao. Lực xíêt phải được
khống chế chính xác để đảm bảo khả năng truyền lực. Cấp cường độ bulông thường
phải từ 8.8 trở lên. Khả năng chịu lực của loại liên kết này phụ thuộc lực xiết ban
đầu và sự chuẩn bị bề mặt. Lực xiết ban đầu lấy bằng 0,7 lực kéo đứt bulông. Hệ số
ma sát phụ thuộc vào sự chuẩn bị bề mặt, bulông lực xiết khống chế cần được xiết
với toàn bộ lực căng

Vật liệu làm bulông thường là các loại thép thuộc nhóm A theo tức là chỉ cần
đảm bảo về mặt độ bền cơ học, không cần quan tâm đến thành phần hoá của thép.
Do đó, không cần nêu tên thép cụ thể, mà chỉ quy định cấp độ bền. Chia làm các
cấp (các nước theo hệ mét): 4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.6, 8.8 đến 10.9. Số đầu nhân lên 10
lần cho giới hạn bền theo kN/cm2. Tích của hai số cho giới hạn chảy kN/ cm2.
Thông thường từ cấp 8.8 trở lên thì dùng cho bulông cường độ cao có lực xiết
khống chế.
b. Liên kết hàn. Hàn là quá trình công nghệ sản xuất các kết cấu không thể
tháo rời được từ kim loại, hợp kim và các vật liệu khác Bằng sự hàn nóng chảy có
thể liên kết được hầu hết các kim loại và hợp kim với chiều dày bất kỳ. Có thể hàn
các kim loại và hợp kim không đồng nhất. Liên kết hàn là liên kết phổ biến nhất
trong các kết cấu thép, tiết kiệm được công chế tạo (bản mắt, bản nối), giảm trọng
lượng thép, giảm thời gian thi công (khoan, đột), tạo được liên kết kín. Bên cạnh đó
liên kết hàn có ứng dụng cao trong việc sữa chữa, phục hồi các chi tiết kết cấu thép.
Trong quá trình hàn xảy ra sự bay hơi và oxi hoá một số nguyên tố, sự hấp thụ và
hoà tan chất khí của bể kim loại cũng như những thay đổi của vùng ảnh hưởng

6
nhiệt. Kết quả thành phần và cấu trúc của mối hàn khác với kim loại cơ bản. Các
biến dạng của kết cấu gây bởi ứng suất dư có thể làm sai lệch kích thước và hình
dáng của nó và ảnh hưởng tới độ bền của mối ghép. Vì vậy để khắc phục những tồn
tại của liên kết hàn, quá trình thi công kết cấu thép yêu cầu thợ hàn có tay nghề,
thiết bị hàn và chế độ hàn phù hợp với điều kiện làm việc của kết cấu và kiểm soát
nội ứng suất, và kiểm tra chất lượng đường hàn thành phẩm nghiêm ngặt theo quy
phạm.
1.1.2. Công tác quản lý chất lượng lắp đặt kết cấu thép
Trong công tác quản lý chất lượng thi công công trình nói chung hay thi
công lắp đặt hạng mục kết cấu thép nói riêng của một dự án đầu tư xây dựng, trách
nhiệm của các cơ quan quản lý chất lượng được quy định khá rõ ràng:
1.1.2.1. Quản lý nhà nước đối với công tác thi công lắp đặt kết cấu thép công

trình xây dựng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình đề
cập đến công tác quản lý chất lượng thi công công trình kết cấu thép có những văn
bản chủ yếu sau:
a. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng: được ban hành thay thế Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
ngày 18/4/2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị
định này gồm 8 chương, 48 điều và 1 phụ lục phân loại công trình xây dựng các nội
dung quy định về: Quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, thi công và
nghiệm thu công trình xây dựng; Quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công
xây dựng, khai thác về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng,
khai thác và sử dụng công trình xây dựng; Quy định về bảo hành công trình xây
dựng. Điểm nổi bật của Nghị định 15/2013/NĐ-CP là tăng cường chức năng cho
các cơ quan quản lý nhà nước trong các dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao
trách nhiệm của Chủ đầu tư Vì vậy công tác quản lý chất lượng thi công kết cấu
thép công trình thủy lợi cũng phải được cải tiến dựa trên yêu cầu của Nghị định.

7
b. Thông tư số 10 /2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thông tư này quy định chi tiết
một số nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị
định 15/2013/NĐ-CP. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9 tháng 9 năm
2013 và thay thế Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số
nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; các nội dung về chứng nhận
đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công
trình xây dựng quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 về hướng
dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn
chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số
02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn

công công trình xây dựng của Bộ Xây dựng.
c. Các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật:
- TCXDVN 170:2007 Kết cấu thép gia công, lắp ráp và nghiệm thu yêu cầu
kỹ thuật, là tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất được ban hành về quản lý chất lượng kết
cấu thép thay thế cho TCXDVN 170:1989 vốn không còn phù hợp với sự phát triển
của công nghệ thi công kết cấu thép mới. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về
gia công, vận chuyển, lắp ráp và nghiệm thu kết cấu thép của công trình công
nghiệp và dân dụng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho kết cấu thép xây dựng được chế
tạo từ thép các bon và thép hợp kim thấp có giới hạn chảy từ 225N/mm2 đến
435N/mm2, có giới hạn bền từ 373N/mm2 đến 590N/mm2 cho các công trình công
nghiệp và dân dụng được xây dựng trong vùng có động đất có đỉnh gi tốc nền PGA
nhỏ hơn 0,3 – 0,4g (tương đương với cấp 9 theo thang MSK-64 hoặc Zone 4 theo
UBC: 1997).
- TCVN 8790:2011. Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm
thu thay thê cho tiêu chuẩn. TCXDVN 334:2005 đã được bãi bỏ và hết hiệu lực theo
Quyết định số 212/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Tiêu chuẩn đưa ra trình tự hướng
dẫn kiểm tra, giám sát thi công sơn phủ bảo vệ kết cấu thép. Tiêu chuẩn này đưa ra
các hướng dẫn liên quan đến công tác xử lý bề mặt, công tác thi công sơn lớp phủ,

8
công tác kiểm soát chất lượng thi công và chấp thuận nghiệm thu. Tiêu chuẩn này
viện dẫn thêm các tiêu chuẩn của ASTM, SSPC.
1.1.2.2. Quy trình quản lý chất lượng thi công lắp đặt kết cấu thép
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình nói chung và thi công lắp
đặt kết cấu thép nói riêng đều được thực hiện bởi các thành phần cơ bản sau: Chủ
đầu tư, Nhà thầu thi công và Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế thi công. Các
thành phần tham gia quản lý chất lượng thi công đều phải có đủ điều kiện năng lực
phù hợp với các quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các quy định riêng của
gói thầu xây lắp. Công việc nghiệm thu do CĐT chủ trì, sự tham gia của các bên
cũng được quy định rõ ràng trong Nghị định 15/2013 ngày 06/2/2013 của chính

phủ.
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư
Chủ đầu tư (CĐT) là chủ thể duy nhất có trách nhiệm quản lý chất lượng
công trình. CĐT phải có tổ chức tư vấn chuyên môn và chuyên nghiệp hoá (của
mình hoặc đi thuê) để giám sát, quản lý tiến độ, khối lượng và chất lượng lắp đặt,
kiểm tra an toàn lao động và bảo vê môi trường.
Nhiệm vụ cụ thể của CĐT như sau:
a) Giám sát chặt chẽ điều kiện năng lực của nhà thầu thi công
b) Kiểm tra chất lượng thiết bị trước khi lắp đặt;
c) Chủ trì việc nghiệm thu các thiết bị đã lắp đặt xong:
Phối hợp với tổ chức nhận thầu lắp đặt lập kế hoạch tiến độ nghiệm thu các
thiết bị đã lắp đặt xong, đôn đốc các tổ chức nhận thầu xây lắp hoàn thiện công trình
để đảm bảo việc nghiệm thu đúng thời hạn). Chuẩn bị cán bộ, công nhân vận hành
và các điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết (điện nước, nguyên nhiên vật liệu, mặt
bằng ) để tiếp nhận bảo quản những thiết bị sau khi tổ chức nghiệm thu để chạy
thử tổng hợp, tổ chức việc vận hành thiết bị trong giai đoạn chạy thử không tải liên
động và có tải (có sự tham gia của bên nhận thầu lắp đặt và nhà máy chế tạo).

9
d) Cung cấp cho đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận
hành khai thác công trình tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành máy, lý lịch máy và
những hồ sơ kỹ thuật mà CĐT quản lý (do nhà thầu lắp đặt thiết bị bàn giao lại).
Trường hợp thiết bị cũ sử dụng lại cho nơi khác thì CĐT phải cung cấp lý
lịch thiết bị cho đơn vị nhận thầu lắp đặt. Trường hợp lý lịch không cần hay không
đúng thực tế thì CĐT phải tổ chức hội đồng kỹ thuật để đánh giá lại chất lượng thiết
bị, nếu hỏng phải sửa chữa lại mới được lắp đặt lại vào nơi sử dụng mới.
e) Có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ nghiệm thu để sử dụng lâu dài trong
quá trình vận hành sản xuất của thiết bị.
f) Cấp kinh phí chạy thử không tải, có tải và chi phí công tác nghiệm thu.
g) Có quyền từ chối nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong khi các bộ phận của

thiết bị cha được nghiệm thu từng phần hoặc cha sửa chữa hết các sai sót ghi trong
phụ lục của biên bản nghiệm thu từng phần trước đó. Mặt khác nếu bên nhận thầu
đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện nghiệm thu mà bên CĐT không tổ chức nghiệm thu
kịp thời thì phải trả cho bên nhận thầu mọi chi phí do kéo dài nghiệm thu.
2. Trách nhiệm của nhà thầu lắp đặt
Nhà thầu (NT) phải xây dựng kế hoạch chất lượng trong đó có tổ chức
TVGS chuyên nghiệp của NT (hoặc đi thuê nếu không có) để tự giám sát chất lượng
thi công lắp đặt. Họ phải đánh giá chất lượng vật liệu, thiết bị và sản phẩm xây lắp.
Chỉ khi nào NT khẳng định chất lượng thi công lắp đặt đúng thiết kế và tiêu chuẩn
kỹ thuật áp dụng cho công trình, NT mới được yêu cầu nghiệm thu. Như vậy NT là
người chịu trách nhiệm chính và trước tiên về chất lượng công việc mình hoàn
thành.
Nhiệm vụ cụ thể của NT:
1. Lập hệ thống quản lý chất lượng (NT phải lập quy trình,tiến độ thi công
một cách cụ thể).
2. Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu và thiết bị trước khi đưa vào thi
công.

10
3. Lập và kiểm tra biện pháp thi công sau đó trình CĐT, tư vấn thiết kế và
giám sát phê duyệt trước khi thi công
4. Lập và ghi nhật ký công trình (tuyệt đối không được ghi hồi ký công trình)
5. Lập và kiểm tra biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
6. Nghiệm thu nội bộ, lập hồ sơ, lập phiếu yêu cầu CĐT nghiệm thu.
7. Có trách nhiệm tự kiểm tra hoàn chỉnh việc lắp đặt thiết bị, chuẩn bị đầy
đủ hồ sơ nghiệm thu (biên bản, sơ đồ hoàn công, nhật ký công trình…), tạo mọi
điều kiện để CĐT hoặc đại diện kỹ thuật CĐT hoặc TVGS làm việc thuận tiện.
8. Chuẩn bị hiện trường thuộc phần lắp đặt thiết bị, cán bộ kỹ thuật, công
nhân vận hành, công nhân sửa chữa thiết bị, các nguồn năng lượng, vật liệu cần
thiết để phục vụ việc nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu không tải đơn động thiết bị.

9. Trong thời gian chạy thử không tải liên động và chạy thử có tải, bố trí đủ
cán bộ kĩ thuật và công nhân trực để kịp thời xử lý các sự cố và các khiếm khuyết
phát sinh.
10. Có trách nhiệm bàn giao lại cho CĐT các tài liệu thiết kế và các biên bản
nghiệm thu khi bàn giao công trình.
11. Tổ chức nhận thầu lại cũng có trách nhiệm như tổ chức nhận thầu chính
trong các phần việc mình thi công trong việc nghiệm thu bàn giao thiết bị.
12. Tổ chức nhận thầu lắp đặt có quyền khiếu nại với các cơ quan quản lý
cấp trên của tổ chức nhận thầu và CĐT khi công trình bảo đảm chất lượng mà CĐT
không chấp nhận hoặc chậm trễ kéo dài việc nghiệm thu.
3. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế
CĐT cũng như NT phải tôn trọng quyền tác giả của đơn vị thiết kế nhưng
cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm trên giấy của họ đang được hình thành bằng vật
chất trên thực tế hiện trường. Họ có trách nhiệm với sản phẩm của mình, thể hiện
qua các điều sau:
a) Giải thích các chi tiết chưa được mô tả hết trên thiết kế.
b) Xác nhận sự nhận sự đúng đắn giữa thiết kế và thực tiễn vì vậy họ phải
giám sát thi công lắp đặt của NT (tuy không thường xuyên).

11
c) Tham gia nghiệm thu ở các bước: nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử
không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.
d) Có quyền không ký văn bản nghiệm thu nếu thiết bị lắp đặt không đúng
thiết kế, không đúng quy trình, quy phạm kĩ thuật, hoặc không đúng hướng dẫn kỹ
thuật của nhà chế tạo đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của thiết bị.
e) Trường hợp thiết bị mua của nước ngoài, có đại diện của nhà chế tạo trong
quá trình lắp đặt thì cần căn cứ theo hợp đồng của CĐT với nước ngoài mà yêu cầu
nhà chế tạo có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn tố chức nhận thầu lắp đặt chạy theo
đúng yêu cầu kĩ thuật, đúng thiết kế, đúng thuyết minh kĩ thuật của nhà chế tạo, có
trách nhiệm cùng các bên liên quan cho chạy thử thiết bị đúng công suất thiết kế,

giúp CĐT đánh giá đúng đắn chất lượng lắp đặt thiết bị.
1.2. KẾT CẤU THÉP TRONG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN.
1.2.1. Tầm quan trọng của kết cấu thép của công trình thủy điện
Kết cấu thép là bộ phận quan trọng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, bao gồm
các loại máy móc thiết bị lắp đăt, gắn liền với công trình và làm việc lâu dài trên
công trình, phục vụ cho thiết bị công tác chính của công trình hoạt động, nhằm bảo
vệ sự an toàn của công trình và thực hiện những chức năng khác. Điều kiện và chế
độ làm việc của các thiết bị này rất phức tạp và khắc nghiệt. Đó là các loại cửa van,
các thiết bị đóng mở cửa van, các thiết bị nâng hạ, các thiết bị đường ống áp
lực.v v. Các bộ phận chính, quan trọng của thiết bị máy móc này được chế tạo tại
các nhà máy chuyên ngành và được hình thành, hoàn thiện trong quá trình thi công
xây lắp.
Có rất nhiều sự cố của kết cấu thép của các công trình thủy điện trên thế giới
gây ra những thiệt hại gây ra cho công trình thủy điện liên quan đến kết cấu thép
không đảm bảo. Tại phía Bắc Ấn Độ nơi có các công trình thủy điện nằm trên các
thung lũng sông nhỏ hẹp thuộc hệ thống núi Hymalaya ghi nhận nhiều công trình bị
sự cố, thậm chí bị phá hủy mà một trong các nguyên nhân là do các lỗi của kết cấu
thép như cửa van, ống dẫn nước áp lực. Đập Phata-Byung công suất 76MW được

12
xây dựng trên sông Mandakini, bị lũ cuốn trôi do cửa van của 2 khoang tràn không
mở được hết khẩu độ thông thủy. [15]
Hình 1.1. Vỡ đập do sự cố cửa van đập tràn

Nhà máy thủy điện Alaknanda công suất 330 MW thuộc sông Srinagar bị
ngập bùn và phù sa chỉ vài tuần trước thời điểm dự kiến vận hành do cửa van cống
xả cát bị kẹt mà nguyên nhân là do bỏ qua thực hiện quá trình thử ướt cửa van.
Công trình thủy điện Vishnuprayag 400 MW, thuộc thượng nguồn sông
Srinagar bị chôn dưới 20 mét dưới đống đổ nát do đường ống áp lực bị phá
hỏng.[15]

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những sự cố lớn gây vỡ đập, hủy hoại công
trình bởi nguyên nhân của các kết cấu thép, nhưng đã có một số hệ thống cử van
gặp trục trặc trong quá trình vận hành, gián tiếp gây ra những tai nạn chết người
trong quá trình sửa chữa, khi người thợ phải làm việc dưới nước, nguy cơ tử vong
cao, thủy điện Đăk rinh đã từng xảy ra sự cố thợ lặn tử vong do tìm cách khắc phục
sự cố kẹt cửa van vào năm 2011.
Các kết cấu kim loại chịu áp lực nước và các tải trọng khác tác dụng. Đối với
cửa van còn có chức năng điều tiết, làm việc chuyển động. Để chuyển động được

13
lực đóng mở cửa van phải thắng những tải trọng khác tác dụng lên cửa và phải có
tính chất lắp ghép riêng, bảo đảm cho sự chuyển động theo yêu cầu đặt trước. Do
yêu cầu và chức năng làm việc mà cơ khí có phần giống và phần khác so với các
hạng mục khác của công trình. Để đảm bảo sự đồng bộ, sự liên kết, sự tương tác lẫn
nhau, bảo đảm cho công trình thực hiện đúng chức năng của nó, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, an toàn, chúng ta phải quan tâm đến chất lượng lắp đặt cơ khí như đối
với chất lượng các hạng mục khác. Muốn hình thành một bộ phận cơ khí lắp vào
công trình, phụ thuộc vào điều kiện, yêu cầu cụ thể, phương pháp gắn kết với các bộ
phận khác của công trình. Như vậy chất lượng cơ khí, ngoài chất lượng do bản thân
nó như vật liệu sử dụng, chất lượng chế tao tại nhà máy…, còn phụ thuộc điều kiện
lắp đặt, độ chính xác và sự tương tác của các phần khác (nền móng, bê tông) trong
quá trình lắp đặt và vận hành. Ngoài ra các hạng mục khác của công trình ngày nay
đều phải thi công bằng máy. Chất lượng công trình, tiến độ thi công, giá thành công
trình phụ thuộc nhiều vào chất lượng, chủng loại máy sử dụng. Việc sử dụng máy
an toàn, giảm ô nhiễm môi trường cũng là những vấn đề được quy định cho nhiệm
vụ giám sát.
Để loại trừ các sai phạm kỹ thuật, bảo đảm chất lượng theo thiết kế, cũng
như các bộ phận khác, chúng ta phải giám sát thi công lắp đặt. Giám sát để phát
hiện sai phạm, có biện pháp khắc phục kịp thời, giám sát bảo đảm chất lương, bảo
đảm niềm tin, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và

mang lại sự tiến bộ kỹ thuật ngày một tốt hơn, công trình hoàn thiện hõn.
Ngoài nghiệp vụ giám sát xây lắp chung, xây và lắp mà trong đó có cả phần
cõ khí, giám sát cõ khí, trang bị điện còn có những đặc thù riêng nên người giám sát
cần hiểu và nắm vững các tính chất, đặc điểm của phần cơ khí, các yêu cầu khi lắp
đặt để phát hiện sai phạm và có hướng khắc phục, hiểu được sự liên quan giữa các
hạng mục để có sự phối hợp thi công tốt nhất.

14
1.2.2. Đánh giá công tác thi công và quản lý chất lượng thi công lắp đặt kết
cấu thép công trình thủy điện tại Việt Nam.
1.2.2.1. Công tác thi công lắp đặt kết cấu thép công trình thủy điện
Các kết cấu kim loại công trình thủy điện tại Việt Nam hiện nay, kết cấu thép
vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối bởi yêu cầu điều kiện làm việc, yếu tố khí hậu
nóng ẩm, giá thành sản phẩm cạnh tranh giúp cho kết cấu thép vẫn là kết cấu kim
loại chủ yếu của công trình thủy điện trong một thời gian dài.
Với sự phát triển mạnh mẽ cùng yêu cầu thị trường về sản xuất lắp dựng các
sản phẩm kết cấu thép trong các lĩnh vực xây dựng, kết cấu thép trong công trình
thủy điện hiện nay được sản xuất với chất lượng ngày càng hoàn thiện hơn do áp
dụng những thành tựu kỹ thuật mới trong các lĩnh vực vật liệu, cơ khí chế tạo
Hiện nay trong phạm vi thi công lắp đặt kết cấu thép các công trình thủy điện, bên
cạnh sự tham gia của các NT nước ngoài đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, các NT trong
nước đã thể hiện năng lực thi công của mình và tham gia vào nhiều gói thầu lắp đặt.
Trong đó nổi bật là Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) chiếm thị phần lớn
tại các nhà máy thủy điện công suất lớn và Tổng công ty cơ khí xây dựng (COMA)
tham gia lắp đặt kết cấu thép tại nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ.
1.2.2.2. Công tác quản lý chất lượng thi công lắp đặt kết cấu thép công trình thủy
điện.
Bên cạnh các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn nói chung như Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP, thông tư 10/2013/TT-BXD là hệ thống các tiêu chuẩn, quy
phạm (TCVN), quy chuẩn quốc gia (QCVN) được ra đời hoặc thay thế các tiêu

chuẩn ngành nhằm phục vụ công tác quản lý chất lượng kết cấu thép công trình xây
dựng nói chung và trong công trình thủy lợi nói riêng
Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng lắp đặt kết cấu thép được chuyển đổi từ
các tiêu chuẩn ngành theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

15
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu được
dùng trong quản lý chất lượng thi công kết cấu thép thủy lợi hiện hành:
- TCVN 8298-2009. Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và
lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép. TCVN 8298 : 2009. Công trình thủy lợi - Chế
tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật, được chuyển đổi từ 14
TCN 3:2006: Chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép công trình thủy lợi.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về chế tạo và
lắp ráp, nghiệm thu thiết bị cơ khí và kết cấu thép của công trình thủy lợi, thuỷ điện
bao gồm các loại máy đóng mở cửa van, các loại cửa van, lưới chắn rác, các đường
ống dẫn nước và một số thiết bị chuyên dùng khác được sử dụng trên các công trình
thủy lợi, thủy điện, giao thông, cải tạo môi trường. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các
kết cấu liên kết bằng hàn, bu lông và đinh tán, được chế tạo từ thép các bon và thép
hợp kim thấp thường được sử dụng để chế tạo cửa van, phải sửa chữa và các kết cấu
cơ khí thuỷ công.
- TCVN 8636 - 2011. Công trình thủy lợi - Đường ống áp lực bằng thép -
Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế,chế tạo và lắp đặt. Tiêu chuẩn này quy định các yêu
cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm các đường ống áp lực
bằng thép đặt lộ thiên trong các công trình thủy lợi, thủy điện, bao gồm chế tạo mới,
sửa chữa, phục hồi hoặc nâng cấp. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những đường
ống lấp đất hoặc có lớp bọc bằng thép của đường hầm áp lực công trình thủy lợi,
thủy điện.
- QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công

trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, được biên soạn trên cơ sở chuyển
đổi, sửa chữa và bổ sung TCXDVN 285: 2002: Công trình thủy lợi - Các quy định
chủ yếu về thiết kế. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu phải thực hiện khi lập,
thẩm tra, thẩm định, xét duyệt các dự án liên quan đến hoạt động xây dựng công
trình thủy lợi trong các giai đoạn đầu tư gồm: quy hoạch xây dựng, dựán đầu tưxây
dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình. Phạm vi áp dụng bao gồm

16
xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp hoặc mở rộng công trình, không phân biệt nguồn
vốn đầu tư.
- TCVN 8789 - 2011. Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp thử được chuyển đổi và thay thế cho 22TCN235-1997. Kết cấu thép và thiết bị
cơ khí công trình thủy lợi sơn bảo vệ. Tiêu chuẩn đưa ra trình tự hướng dẫn kiểm
tra, giám sát thi công sơn phủ bảo vệ kết cấu thép. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng
dẫn liên quan đến công tác xử lý bề mặt, công tác thi công sơn lớp phủ, công tác
kiểm soát chất lượng thi công và chấp thuận nghiệm thu. Tiêu chuẩn này viện dẫn
thêm các tiêu chuẩn của ASTM, SSPC.

17
Kết luận chương 1
Kết cấu thép là một sản phẩm xây dựng tiên tiến được ứng dụng trong rất
nhiều các lĩnh vực xây dựng cơ bản, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Với những
ưu điểm không thể phủ nhận như bền, nhẹ, chịu lực đa dạng cùng thị trường thép
nguyên liệu phát triển, kết cấu thép đang có một chỗ đứng không thể thay thế trong
công nghệ xây dựng.
Kết cấu thép công trình thủy điện là loại kết cấu thép đặc biệt, bên cạnh kết
cấu chịu tĩnh còn có những kết cấu cơ khí làm việc trong trạng thái động. Ngoài ra
môi trường làm việc có các tải trọng và tác động phức tạp, môi trường làm việc dễ
bị ăn mòn. Vì vậy công tác quản lý chất lượng thi công cần được chú trọng. Bên
cạnh những biện pháp thi công, biện pháp giám sát chất lượng thi công thì công tác

quản lý nhà nước đã có những quan tâm sâu sắc đối với quy trình quản lý chất
lượng thi công kết cấu thép của công trình thủy lợi. Trong đó nổi bật các tiêu chuẩn
về thiết kế, chế tạo, thi công và nghiệm thu kết cấu thép công trình thủy lợi được
ban hành theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật.
Quy trình thi công kết cấu thép công trình thủy điện đến nay đã được xây
dựng dựa trên hệ thống kiểm soát chất lượng do sự chuyên nghiệp hóa của đội ngũ
thiết kế, kỹ thuật thi công, tư vấn giám sát. Tuy nhiên bất cứ quy trình nào cũng cần
có sự bổ sung, kế thừa để hoàn thiện hơn và phù hợp với từng công trình, điều kiện
cụ thể. Đối với những công trình thủy điện vừa và nhỏ, công tác quản lý chất lượng
thi công xây dựng nói chung và kết cấu thép nói riêng còn những tồn tại. Vì vậy,
tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này để giải quyết một số những hạn chế đó.

18
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ
Theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 04- 05:2012/BNNPTNT do bộ NNPTNT
ban hành phân cấp công trình thủy lợi dựa trên loại công trình và năng lực phục vụ,
trong đó công trình thủy điện được phân cấp theo chiều cao đập và dung tích hồ
chứa. Theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2009/BXD (TCXDVN 285-2002), theo
đó nhà máy thuỷ điện có công trình cấp IV có công suất <50MW; công trình cấp III
công trình có công suất 50÷<100MW; công trình cấp II công trình có công suất
100÷<300MW.
Theo tổ chức thuỷ điện nhỏ của Liên hiệp quốc (Small
Hydropower UNIDO), thuỷ điện nhỏ có công suất từ 200 kW - 10.000 kW, thuỷ
điện vừa có công suất từ 10.000 kW - 100.000 kW. Để xác định phạm vi thủy điện
vừa và nhỏ ở nước ta, căn cứ vào quy mô chiều cao đập và dung tích hồ chứa, đồng

thời căn cứ vào quy mô công suất nhà máy thủy điện có thể quy định công trình
thủy điện vừa và nhỏ là công trình cấp IV, cấp III và một phần của cấp II. Quy mô
thủy điện không lớn, công suất như đã nói ở trên, còn quy mô công trình thông
thường là đập thấp, đường hầm nhỏ, khối lượng xây dựng không lớn. Số lượng tổ
máy thông thường là 2-3 tổ máy, máy biến áp, trạm phân phối điện và đường dây tải
điện thường là 35 kV hoặc 110 kV.
Diện tích lưu vực nhỏ: Hồ chứa có dung tích bé hoặc không có hồ chứa.
Nhiều nhà máy chạy bằng lưu lượng cơ bản của sông suối thông qua xây dựng đập
dâng. Nhà máy có hồ chứa bé, điều tiết ngày hoặc tuần phát điện vào giờ cao điểm.
Và như vậy thủy điện vừa và nhỏ không làm được nhiệm vụ chống lũ cho hạ du.
Khi nước hồ đạt đến mức nước dâng bình thường thì bắt buộc phải xả qua tràn để
bảo đảm an toàn cho công trình. Do vậy, thuỷ điện vừa và nhỏ xây dựng chỉ làm
nhiệm vụ phát điện.
Mặt bằng xây dựng: Thuỷ điện vừa và nhỏ không lớn, diện tích chiếm đất
không nhiều do quy mô công trình và khối lượng xây dựng.

×