Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bàn về tiểu thuyết hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.48 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
ĐỀ TÀI
BÀN VỀ TIỂU THUYẾT HIỆN NAY
Bàn về tiểu thuyết hiện nay
Bộ môn : Tiểu thuyết Léptônxtôi
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Lịch
Học viên thực hiện : Khổng Thị Huyền
Lớp : Cao học Văn K51

1
Hà Nội -2007
2
Tiểu thuyết là cái máy của văn học- Nhận xét ấy không cũ khi vận vào để soi rọi
tình hình tiểu thuyết hôm nay, sẽ là không đầy đủ trong công việc nhận diện văn học
nếu không nói đến tiểu thuyết. Ở thể loại này bao giờ cũng vậy, khúc xạ rõ nhất bộ mặt
đời sống tinh thần và những thăng trầm xã hội đang diễn ra trong thực tế một sự biến
động phức tạp, dữ dội và nhiều khi khó nắm bắt tâm hồn con người thời đại. Theo phép
biện chứng, có thể nói đến một sự khủng hoảng - phát triển của đời sống xã hội, hay
đời sống tinh thần. Sự khủng hoảng này là tất yếu không thể làm ngơ hoặc né tránh khi
bàn về tiểu thuyết hôm nay. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trước hết và
quan trọng hơn là tác động của thay đổi thiết chế xã hội về tinh thần tạo nên tiểu thuyết
thế kỷ thứ XIX phát triển đến đỉnh cao, nhưng sự vận động của xã hội không mãnh liệt
lắm. Đến thế kỷ thứ XX với bão táp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển tiểu thuyết. Đây là thời đại của nguyên tử, điện tử, đặc
biệt từ năm 80 trở đi với sự nối mạng toàn cầu truyền hình và điện ảnh phát triển khá
mạnh. Chính điều này đã gây một sự khủng hoảng về phía người đọc, văn hóa đọc hiện
nay bị giảm sút nghiêm trọng.
Ở nước ta những năm gần đây chúng ta đã dịch nhiều công trình của các tác


phẩm nước ngoài về tiểu thuyết và nghề viết tiểu thuyết khá bổ ích như: Số phận của
tiểu thuyết (nhiều tác giả), Vì một nền tiểu thuyết mới của A.Grillet, Lý luận và thi pháp
tiểu thuyết (M.Bakhơtin) v.v…. Dường như các nhà tiểu thuyết của ta ít đọc sách lí luận
kể cả về nghề văn và tiểu thuyết, dường như người viết cứ viết với ý văn mình là hơn
hết. Nhìn chung các cây bút trẻ ít chịu khó trau dồi và tích lũy vốn tiếng Việt khi sáng
tác, thậm chí xảy ra tình trạng vay mượn tiếng nước ngoài làm cho câu văn rối loạn
không phù hợp với người đọc Việt Nam (Cơ hội của Chúa). Sự khủng hoảng tiểu thuyết
là nhân tố khách quan có thật do cuộc sống chi phối.
Vậy tiểu thuyết của chúng ta sẽ đi về đâu? Thật vậy nhịp điệu cuộc sống thay đổi
kéo theo tâm lý của con người cũng thay đổi và thị hiếu thẩm mĩ của con người cũng
không đứng yên mà vận động thay đổi. Nhưng tại sao lại có sự thay đổi trong quá trình
phát triển của tiểu thuyết? Có rất nhiều tác giả đã bàn luận đánh giá về vấn đề này. Theo
Sôlôkhốp “Câu hỏi còn hay không tiểu thuyết đối với các nhà văn Xô Viết cũng đơn
giản như câu hỏi gieo hay không gieo lúa mì với người nông dân”. Hay theo R.Merleur:
“Những bàn luận về tiểu thuyết mới là sự ngốc nghếch và sự khẳng định rằng tiểu
thuyết truyền thống vẫn giữ vai trò hàng đầu như là một nhân tố của sự giao tiếp của
3
con người”. Theo đánh giá của Hêghen (Nếu tiểu thuyết là một nghệ thuật chứ không
phải một thể loại văn học thì chính bởi sự khám phá ra tính thông tục của cuộc sống là
sứ mệnh có tính bản thân của nó mà không một thể loại nào khác có thể đảm đương
được trọn vẹn). Và “tiểu thuyết khảo sát không phải hiện thực mà khảo sát cuộc sống -
cuộc sống không phải là cái gì diễn ra mà đời sống là vùng các khả năng của con người
tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì cũng có thể … (nghệ thuật tiểu
thuyết). Còn theo Carpeudour “tiểu thuyết tạo nên một vùng tiếp xúc tối đa với hiện tại
trong một dạng giang dở chưa hoàn chỉnh. Tiểu thuyết là một dạng duy nhất đang hình
thành, và còn chưa sẵn. Các lực lượng tạo thành thế lực ấy đang hoạt động trước mắt ta.
Sự nẩy sinh và tiểu thuyết đang phát sinh dưới ánh sáng của lịch sử. Bộ xương còn chưa
cứng cáp và chúng ta chưa có thể quyết định đúng hết mọi khả năng tạo dựng của nó”.
Từ những nhận định trên về tiểu thuyết ta có thể khẳng định tiểu thuyết có tồn tại hay
không? luôn có hai quan điểm trái ngược nhau: Quan điểm một cho rằng tiểu thuyết

không chết, nó chỉ bị chôn, tiểu thuyết đang làm độc giả phải chạy dài. Theo quan điểm
thứ hai tiểu thuyết đã chết, điều đó muốn ám chỉ rằng các nhà văn chuyên nghiệp hiện
nay đều giống khuôn đúc sẵn về nhân vật và sự kiện, khuôn vào đó một số ngôn ngữ rẻ
tiền.
Từ sau 1975 và nhất là sau 1986, đã có sự khởi sắc của văn xuôi, trong đó tiểu
thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thất”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời
sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng sự đòi hỏi
bức xúc của công chúng đương đại: Thời xa Vắng (Lê Lựu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài),
Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn kháng), Gặp gỡ
cuối năm (Nguyễn Khải) …
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy
tiểu thuyết”. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc nghề nghiệp và sự tâm đắc với thể loại
của đội ngũ các nhà văn, các tiểu thuyết gia đương đại. Tiểu thuyết từ sau 1975 được
đánh giá bằng hai mốc thời gian. Những năm tiền đổi mới (1975-1985), tiểu thuyết
thường nghiêng về sự kiện, bao quát hiện thực trong một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn
chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Chỉ khi bước vào thời kì đổi
mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết mới bùng phát, thăng
hoa, mới thực sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật. Sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật trong
4
sáng tạo tiểu thuyết sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu của
tiểu thuyết như: cấu trúc đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Trong những năm đổi
mới, tiểu thuyết Việt Nam đã có một số thành tựu đáng ghi nhận nhìn từ thi pháp thể
loại.
Về cấu trúc: Nếu quan niệm tiểu thuyết là máy cái của văn học thì chính cấu trúc
của nó là phản ánh của cấu trúc xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tìm ra
được những nét mới trong cấu trúc từ sau 1980 là cơ sở để tìm thấy đặc trưng của các
hiện tượng mới trong những mối liên hệ ngày càng trở nên phức tạp hơn của đời sống
xã hội.
Dưới dạng tổng quát nhất, giả định một sơ đồ biến đổi cấu trúc thể loại tiểu

thuyết Việt Nam từ 1945-1975 và từ sau 1975 là từ mô hình cấu trúc lịch sử - sự kiện
đến cấu trúc lịch sử - tâm hồn. Nếu trước 1975 hình thức vĩ mô của cấu trúc tiểu thuyết
nói tầm rộng của lịch sử - sự kiện đã tạo nên tính chất hoành tráng - sử thi của tác phẩm
thì sau 1975 hình thức vi mô lại chú ý hướng tới cái thế giới bên trong phong phú và
phức tạp của tâm hồn con người. Thế giới tinh thần của con người vốn linh diệu và có
sức hấp dẫn đặc biệt người sáng tác và bạn đọc. Vì lẽ đó mà xuất hiện thuật ngữ văn
xuôi thế sự, văn xuôi đời thường… Bắt đầu với sự thay đổi cấu trúc thể loại theo hướng
này lịch sử được nhìn nhận qua tâm hồn con người và đồng thời qua tâm hồn con người
dòng chảy lịch sử được tái hiện. Sự thay đổi cấu trúc tác phẩm đã dẫn đến sự thay đổi
nhân vật từ đám đông đến cá nhân, từ nhiều đến ít tạo ra sự giảm thiểu nhân vật trong
tiểu thuyết đương đại.
Tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu như là một bước đột phá của văn
học và tiểu thuyết theo tinh thần đổi mới. Dù không gian và thời gian được mở rộng, dù
có ý định bao quát thời đại tác giả vẫn không lầm lẫn nhiệm vụ nghệ thuật - tái tạo một
lịch sử tâm hồn thế hệ như Giang Minh Sài và những đau đớn, vật vã kiếm tìm chân lý,
để trở nên có chí lý hơn, tình cảm hơn. Anh hùng và đau thương, tin tưởng và lầm lẫn
của một thời được khắc sâu vào hình tượng Giang Minh Sài. Vì lẽ đó mà người ta gọi
Thời xa váng là tiểu thuyết trong nghĩa đầy đủ nhất của nó, cũng như không ai gọi
Người thứ 41 Lavrênhep là tiểu thuyết về nội chiến ở Nga những năm hai mươi.
Về đề tài: Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy
tiểu thuyết. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, khẳng định đến chiêm nghiệm, suy
tư. Thay vì cách nhìn rạch ròi thiện - ác, bạn - thù là cách nhìn đa chiều, phức hợp về
5

×