Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.01 KB, 26 trang )



NGUYỄN TRÃI (1380 - 1442)
ANH HÙNG DÂN TỘC – DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI


Tượng Nguyễn Trãi Đền thờ Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Lộ
(Vợ Nguyễn Trãi)



Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
1


A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Vài nét về lịch sử hình thành, phát triển và tư tưởng cơ bản của Nho giáo
1. Vài nét về lịch sử hình thành, phát triển của Nho giáo
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp
của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công

Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng
Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống
hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là
người sáng lập ra Nho giáo.
Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni,
Giê-xu,… người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một cách
trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò của


ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ “đốt sách, chôn Nho” của nhà Tần, hai trăm năm
sau khi Khổng Tử qua đời khiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó
khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các
tư tưởng và cuộc đời của ông.
a. Nho giáo nguyên thủy
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm
có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau
Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi
Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học
trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy
mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
2

Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng
mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử
hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần),
Khổng giáo hay “tư tưởng Khổng-Mạnh”. Từ đây mới hình thành hai khái niệm:
Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là
Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh
đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho
cần phải thực hành.
b. Hán Nho
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho
giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng.
Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến
Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho.

Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai
cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị”.
c. Tống Nho
Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận
ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu
giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên
tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ
thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là “Trạng Trình”).
Phương Tây gọi Tống nho là “Tân Khổng giáo”. Điểm khác biệt của Tống nho với
Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố “tâm linh” (lấy từ Phật giáo) và các yếu
tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. Cốt lõi
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
3

của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ
chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị
kiểu mẫu – người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng
lớp trên trong xã hội, phân biệt với “tiểu nhân”, những người thấp kém về điạ vị xã
hội; sau “quân tử” còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm
chất tốt đẹp, phân biệt với “tiểu nhân” là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức
chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến
trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta
trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải
có bổn phận phải “hành đạo” (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung
cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí
vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do
Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời

giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời.
Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải
hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được lôgic phát triển và tồn tại của nó.
2. Tư tưởng cơ bản của Nho giáo
a. Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức… để làm
chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ
đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ
được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân
thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
4

Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên
những nguyên tắc“chết người”:
- Quân thần: (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là: dù vua có bảo cấp
dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì
cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn
công minh, tôi trung thành một dạ.
- Phụ tử: (“phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con
không chết thì con không có hiếu”)
- Phu phụ: (“phu xướng phụ tùy” nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng
có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
- Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

- Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
- Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
- Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
- Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo,
gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
- Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
- Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
- Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con”
Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có
là: công – dung – ngôn – hạnh.
- Công: khéo léo trong việc làm.
- Dung: hòa nhã trong sắc diện.
- Ngôn: mềm mại trong lời nói.
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
5

- Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
Đạt đạo: Đạo có nghĩa là “con đường”, hay “phương cách” ứng xử mà người
quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. “Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo
vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè” (sách Trung Dung),
tương đương với “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu”. Đó chính là
Ngũ thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là “trung dung”. Tuy
nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng
nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
Đạt đức: Quân tử phải đạt được ba đức: “nhân – trí – dũng”. Khổng Tử nói:

“Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn,
người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi” (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh
Tử thay “dũng” bằng “lễ, nghĩa” nên ba đức trở thành bốn đức: “nhân, nghĩa, lễ, trí”.
Hán nho thêm một đức là “tín” nên có tất cả năm đức là: “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
Biết thi, thư, lễ, nhạc: Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn
phải biết “thi, thư, lễ, nhạc”. Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn
diện.
b. Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị.
Nội dung của công việc này được công thức hóa thành “tề gia, trị quốc, thiên hạ
bình”. Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ – gia đình, cho đến lớn – trị quốc, và
đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi
hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
6

Nhân trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và
coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói:
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người
khác” (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng
Tử nói: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà
làm gì?” (sách Luận ngữ).
Chính danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người
phải làm đúng chức phận của mình. “Danh không chính thì lời không thuận, lời
không thuận tất việc không thành” (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh
Công: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử – Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha,

con ra con” (sách Luận ngữ).
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng
được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt
mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ,
nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần
phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi
là tiểu nhân (như dân thường).
II. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam .
1. Ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa, xã hội Việt Nam.
Việt Nam là một nước từ lâu đời chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo. Nho
giáo từ trên một ngàn năm được giới thống trị ở Việt Nam sử dụng như tư tưởng chủ
đạo trong kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt
Nam toàn thể giới tri thức, dù khác nhau về quan điểm chính trị và văn hóa đều tự
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
7

coi mình là những đệ tử của Nho giáo, đều lấy tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo làm
phương châm suy nghĩa và hành động.
Nho giáo đã chiếm lĩnh vai trò trong nhà nước Việt Nam độc lập, từ triều Lê (thế
kỷ XV) sau khi tầng lớp nho sĩ dân tộc đã lập công lớn trong cuộc kháng chiến dài
20 năm đánh đuổi quân Minh xâm lược. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, Lê
Lợi, về mặt văn hóa chính trị, có thể được xem là cái vương miện để trao cho Nho
giáo Việt Nam.
Nho giáo thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX,
suốt hai triều đại Lê - Nguyễn. Xét về mặt nguồn gốc lịch sử thì Nho giáo ở Việt
Nam, cũng tựa như Nho giáo ở các nuớc Á Đông khác, là một nhánh Nho giáo mà

gốc là nho giáo Trung Quốc. Có thể nhận thấy rằng Nho giáo (hay bất cứ giáo nào)
du nhập một nước có văn hiến thì phải uốn mình theo văn hóa nước đó; vừa uốn
mình theo, vừa đóng góp vào nhiều hay ít, cụ thể như thế nào tùy khả năng tiếp thu
và sáng tạo của mỗi dân tộc. Tiếp thu mà không sáng tạo thì cả văn hóa và dân tộc
đều sẽ mất. Việt Nam tiếp thu Nho giáo Bắc phương mà sáng tạo nho giáo của mình
chứ không phải sao chép thuộc lòng Khổng Mạnh, Hán nho, Tống nho. Thời giờ ít,
sáng tạo không nhiều, nhưng không phải không đặc sắc.
2. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại.
Nho giáo góp phần hướng văn học vào cuộc sống. Có lẽ cho đến nay, trong các
học thuyết xã hội ít nhiều có tính chất triết học, thì Nho giáo và chủ nghĩa Mác là hai
học thuyết có tính chất nhập thế sâu sắc nhất, tự giác nhất . Riêng Nho giáo thì như
mọi người đã thấy, với tính chất nhập thế này, nó có tuổi thọ hơn hai ngàn năm tại
các nước Đông Á, kể cả một phần thuộc Nam Á. Trên quê hương của mình, Nho
giáo từng kết duyên với chế độ phong kiến hơn hai ngàn năm. Qua thời đại Mác xít,
nó bị hắt hủi, nhưng nay đang là gì trên quê hương đó, ai có điều kiện theo dõi sẽ
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
8

thấy. Với Nhật Bản thì Nho giáo đã gắn bó từ xa xưa và luôn luôn được bảo vệ,
được lợi dụng và được coi là một trong bốn cây cột cái của cái gọi là “tinh thần Nhật
Bản” từ buổi đầu đón nhận “kỹ thuật phương Tây” để nhanh chóng trở thành siêu
cường, và đến nay có thể dõng dạc tuyên bố với thế giới: “tinh thần Nhật Bản” và
“kỹ thuật Nhật Bản”. Rồi nữa, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore mấy con rồng ấy đều
là những xứ sở biết tận dụng khai thác tính chất nhập thế của Nho giáo. Tính chất
nhập thế của Nho giáo đã góp phần hướng văn học vào cuộc sống. Có thể nói Nho
giáo chưa đủ khả năng đưa văn học Việt Nam trung cận đại đi tới chủ nghĩa hiện
thực. Nhưng nó góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính chất hiện thực bên cạnh

những tính chất khác của văn học Việt Nam trung cận đại mà chúng ta từng nói tới.
Nho giáo góp phần tạo nên giá trị đạo đức vốn là một nét nổi trội của văn học
Việt Nam trung cận đại. Như trên đã nói, trong các học thuyết của loài người, cổ kim
Đông Tây, không một học thuyết nào coi trọng vấn đề đạo đức con người, vấn đề tu
thân bằng Nho giáo. Nho giáo chủ trương lý tưởng tôn quân, nhưng cũng có tư
tưởng thân dân khá đậm đà. Nói đến văn học Việt Nam trung cận đại, không thể
không ghi nhận những giá trị đạo đức cao đẹp, sâu đậm bao gồm cả tư đức và công
đức trong đó có tư tưởng thân dân, vốn đã không tồn tại dưới dạng nguyên lý khô
cứng mà đã trở thành Tâm huyết không dễ gì thấy lại ở loại văn chương thời hiện
đại. Đặc biệt là thứ tâm huyết gắn chặt với nghĩa khí thành nghĩa khí - tâm huyết
đáng được coi là một phạm trù mỹ học. Mà từ đó, lại không thể không nghĩ đến một
phần cội nguồn của nó là Nho giáo, chân Nho. Nho giáo có bao nhiêu danh ngôn để
đời như: “Kiến nghĩa bất vi vụ dũng giả”, “Sát thân thủ nghĩa”, “Xá thân thành
nhân”, “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, “Dân
vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, “Thế thiên
hành đạo”, “Quân tử thận kỳ độc”, “Nhất nhật tam tỉnh ngô thõn”, “Tiên thiên hạ
ưu, hậu thiên hạ lạc” v.v… Thử tưởng tượng, ở thời trung cận đại, trên đất nước ta,
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
9

thiếu đi những ý tưởng đó của Nho giáo, của chân nho, thì con người Việt Nam ta,
và cũng là văn học Việt Nam ta sẽ thế nào? Chắc chắn, không như những gì nó đã có
và đã là nguồn tư tưởng tình cảm nuôi dưỡng tinh thần nhân dân ta, làm đẹp con
người Việt Nam ta, văn học Việt Nam ta, ít ra là ở thời trung cận đại mà văn học là
một trong các phương tiện chuyển tải hữu hiệu.
Trong văn học Việt Nam trung cận đại , nhà thơ Nguyễn Trãi là người chịu ảnh
hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo. Phần tiếp theo của bài làm này ta đi vào “phân

tích ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
B. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG QUỐC ÂM THI
TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI
1. Vài nét về nhà thơ Nguyễn Trãi
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao
anh hùng, nhà tư tưởng xuất sắc, lãnh tụ vĩ đại làm rạng danh đất nước. Trong số
những anh hùng, nhà tư tưởng ấy, ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi (1380-1442) nổi lên
như một ngôi sao sáng. Ông không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự tài năng, mà
còn là một nhà tư tưởng kiệt xuất. Nói về Nguyễn Trãi, cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã viết: “Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn: Văn là
chính trị: chính trị cứu nước cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn
thuở, rửa nỗi thẹn ngàn thu” (Bình Ngô đại cáo); Võ là quân sự: chiến lược và
chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều,… thắng hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình
Ngô đại cáo); văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao”.
Tư tưởng của ông thể hiện rõ nét trong nhiều tác phẩm để lại cho đời sau, như:
Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa
chí, Lam Sơn thực lục, Ngọc đường di cảo, Luật thư, Giao tự đại lễ, Thạch khách hồ,
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
10

Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh và một số bài chiếu, biểu mà ông
đã thay vua Lê Thái Tổ viết.
Qua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, tư tưởng của ông
trước hết chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Cụ thể, đó là tư tưởng của Nho
giáo về thiên mệnh, trung dung, tam cương, ngũ thường, tư tưởng về nhân nghĩa…
Nhưng, tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Trãi là một thứ “Nho học khai phóng”, mang
nhiều nội dung vượt lên trên Nho giáo chính thống, không phải Nho giáo có tính

kinh viện, vong bản của bọn “bạch diện thư sinh”. Bởi lẽ, cuộc đời và tâm hồn
Nguyễn Trãi luôn gắn với thực tiễn nóng bỏng của xã hội Việt Nam hồi cuối thế kỷ
XIV, đầu thế kỷ XV. Ông luôn trăn trở về sự tồn vong của dân tộc với lòng yêu
nước cháy bỏng và thương dân tha thiết.
2. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập.
a. Lý tưởng “ái ưu”, “trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ quân tử theo quan niệm
Nho giáo chính thống thể hiện rõ nét trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Lý tưởng “ái ưu”, “trung hiếu” và phẩm chất kẻ sĩ quân tử theo quan niệm Nho
giáo chính thống thường xuyên ám ảnh nhà thơ , trở thành nỗi trăn trở dày vò , thôi
thúc Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập.
Lý tưởng “ái ưu” cuộn chảy đêm ngày :“Bui một tấc lòng ưu ái cũ.Đêm ngày
cuồn cuộn nước triều đông”. Dày vò day dứt trong thơ Ức Trai:
“Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời, áo cha”
(QÂTT – Ngôn chí – Bài 7)
Lý tưởng “ái ưu”, “trung hiếu” , phẩm chất kẻ sĩ quân tử với Nguyễn Trãi không
đơn thuần là khái niệm trừu tượng. Nội dung của những khái niệm này bắt nguồn từ
tư tưởng Nho giáo . “Ái ưu” được nhắc đến nhiều lần trong Quốc âm thi tập của
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
11

Nguyễn Trãi. “Ưu ái ” theo quan niệm của Nho giáo phải gắn liền với trung quân và
thường được biểu hiện bằng cặp từ “trung ái” , hoặc được giải thích bằng thành phần
định ngữ mang tư tưởng Nho giáo , đậm dấu ấn dân tộc và thời đại :
“Còn có một lòng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung ”
(QÂTT – Thuật hứng – Bài 23)

“Giang sơn đường cách muôn dặm
Ưu ái lòng phiền nửa đêm”
(QÂTT – Tự thuật – Bài 4)
Nguyễn Trãi lo là lo cho dân cho nước, yêu là yêu đến dân đen con đỏ. Nội dung
“ưu ái” trong thơ Nguyễn Trãi trong lý tưởng của nhà thơ là xác định “âu việc
nước”, “âu đời trị” , nước và dân cụ thể đến mức :
“Mấy kẻ tư văn người đất Việt
Đạo này nối nắm để cho dài”
(QÂTT – Tự thán – Bài 22)
“Đạo này” của Nguyễn Trãi chính là đạo Nho, đạo cương thường.
Trong Quốc âm thi tập tư tưởng Nho giáo được thể hiện sâu đậm ở chữ “trung” .
Chữ “trung ” thường được giải thích bằng những thuật ngữ những cụm từ mang tư
tưởng Nho giáo khá quen thuộc như “đất thiên tử, tôi thiên tử”, “tôi Đường Ngu, đất
Đường Ngu”, “dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn”, “đạo cả”, “đạo làm tôi” …
“Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con liễn đạo làm tôi”
(QÂTT – Ngôn chí – Bài 2)
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”
(QÂTT – Tự thán – Bài 4)
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
12

Chữ “trung” được đề cao chính là đề cao những điểm tích cực trong học thuyết
trung quân của Nho giáo. Biểu hiện rõ nét nhất là trung quân có điều kiện theo quan
niệm của Khổng Tử : “quân quân, thần thần” (vua ra vua, tôi ra tôi). Tôi hiền chỉ thờ
vua sáng, tướng tài chỉ giúp chúa thánh minh, đó là điều mà Nguyễn Trãi tâm niệm

trong Quốc âm thi tập.Mỗi khi nói đến vua chúa , ông thường dùng thêm những từ
hoặc những cụm từ làm định ngữ như “thánh minh”, “Đường Ngu”:
“Ước bề báo ơn minh chúa
Hết khỏe phù đạo thánh nhân”
(QÂTT – Trần tình – Bài 1)
“Những vì chúa thánh âu đời trị
Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn”
(QÂTT – Tự thán – Bài 2)
Trong Quốc âm thi tập , ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo thể hiện ở chữ “hiếu”.
Con đuờng Nho giáo đưa ta tới trách nhiệm và bổn phận. Nguyễn Trãi đã rất hiểu
nghĩa vụ của “đạo làm con” :
“Thờ cha lấy thảo làm phép”
(QÂTT – Bảo kính cảnh giới - Bài 7)
Nguyễn Trãi đã nói về tình cha con xiết bao cảm động:
“Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời, áo cha”
(QÂTT – Ngôn chí – Bài 7)
“Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”
(QÂTT – Bảo kính cảnh giới - Bài 8)
Dường như cứ nghĩ đến chữ hiếu là lòng Ức Trai lại day dứt khôn ngươi. Đó là
món nợ mà cả đời ông chưa một lần báo đáp :
“Nợ cũ trước nào báo bổ
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
13

Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha”
(QÂTT – Tự thán - Bài 24)

“Cốt lãnh hồn thanh chẳng khứng hóa
Âu còn nợ chúa cùng cha”
(QÂTT – Thuật hứng - Bài 9)
Hiếu theo quan niệm Nho giáo , dù là hiếu theo cách “thủ thân sự thân” (giữ gìn
thân mình, phụng thờ cha mẹ) hay theo cách “dương danh hiển thân” thì với Nguyễn
Trãi vẫn chưa phải là đại hiếu. Hiếu lớn nhất , như lời Nguyễn Phi Khanh dặn
Nguyễn Trãi trước lúc bị giải sang bên kia biên giới : “Con là người có học có tài ,
nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu”. Như vậy
tư tưởng “trung hiếu” của Nho giáo có ảnh hưởng tích cực góp phần quan trọng vào
việc xây dựng phẩm chất cảu người trí thức tiến bộ dưới thời phong kiến.
Bên cạnh tư tưởng “trung hiếu”, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc
âm thi tập còn được tập trung thể hiện ở phẩm chất kẻ sĩ quân tử thông qua ba hình
thức chủ yếu :
- Thông qua những hình tượng ẩn dụ, những hình ảnh tượng trưng.
- Thông qua việc tác giả tự bộc lộ chí hướng, phẩm cách.
- Những câu thơ trực tiếp nói về người quân tử.
Người quân tử theo quan niệm Nho giáo được xác định chủ yếu trên ba phẩm
chất cơ bản : nhân , trí , dũng. Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh tính kiên định của
người quân tử để bảo toàn phẩm chất qua câu nói nổi tiếng trong Luận ngữ : “Phú
quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Khi trực tiếp nói về
người quân tử, trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi cũng đề cập tới những khía cạnh
trên theo quan niệm Nho giáo:
“Chẳng say chẳng dám là quân tử”
(QÂTT – Bảo kính cảnh giới - Bài 52)
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
14


“Khó bền mới phải người quân tử
Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu”
(QÂTT – Trần tình - Bài 7)
“Quân tử hãy lăm bền chí cũ
Chẳng âu ngặt , chẳng âu già”
(QÂTT – Ngô chí - Bài 17)
Đề cao phẩm chất đạo đức và ý chí của người quân tử , tác giả Quốc âm thi tập đã
ý hội được những lời dạy của các bậc tiền bối Nho giáo. Theo tư tưởng Nho giáo khi
nói về người quân tử, trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi sử dụng hình tượng ẩn dụ
quen thuộc như hình tượng hoa sen.Mượn hình tượng hoa sen để nói về người quân
tử, Nguyễn Trãi viết :
“Thế sự dầu ai hay buộc bện
Sen nào có bén trong lầm”
(QÂTT – Thuật hứng - Bài 25)
“Lầm nhơ chẳng bén, tốt hòa thanh
Quân tử kham khuôn được thửa danh”
(QÂTT – Hoa sen)
Qua những câu thơ trên chứng tỏ khi khẳng định phẩm chất kẻ sĩ quân tử tác giả
đã tiếp thu quan niệm của nhân dân, của truyền thống dân tộc về vẻ đẹp của con
người , chứa đựng tinh thần đề cao mẫu người lý tưởng của đạo Nho , đó là những
người không chỉ “khắc kỷ phục lễ” , “an bần lạc đạo” , họ còn biết sống một cuộc
đời giản dị nhưng không khắc khổ, “cần kiệm” mà vẫn ung dung , khoáng đạt vô
cùng:
“Cơm ăn chẳng quản dưa muối
Áo mặc nài chi gấm thêu
Tựa gốc cây ngồi hóng mát
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN

15

Lều hiu ta hãy một lều hiu”
(QÂTT – Thuật hứng - Bài 22)
Đó là những người có đủ tài năng và nhân cách , biết dùng tài và đức để phụng sự
đất nước , phụng sự nhân dân, phụng sự chân lý:
“Quốc phú binh cường chăng có chước
Bằng tôi nào thuở ích chưng dân”
(QÂTT – Trần tình - Bài 1)
“Chớ cậy sang mà ép nề
Lời chẳng phải vẫn không nghe”
(QÂTT – Trần tình - Bài 8)
Với những phẩm chất ấy , những người như Nguyễn Trãi không chỉ là kẻ sĩ quân
tử hữu ích đối với chế độ phong kiến ở thời điểm đang lên mà còn là những trí thức
dân tộc “ích quốc lợi dân” khi giai cấp phong kiến có những biểu hiện suy thoái
trước những bước đi lên của lịch sử.
b. Tiếng nói đạo đức – một tư tưởng cơ bản của Nho giáo được thể hiện đậm
nét trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Văn chương chân chính, từ xưa đến nay, luôn mang trong lòng tiếng nói đạo đức.
Tiếng nói đó cất lên một cách trực tiếp hay nằm trong một sự ẩn dụ, thì bao giờ cũng
nhận ra được quan điểm của tác giả về đạo đức; nó cho ta thấy tác giả đứng trên lập
trường, quan điểm của giai cấp nào để cất lên tiếng nóinhững lời giáo huấn, răn dạy
mọi người.Trong ca dao, những lời khuyên nhủ chân tình về tình yêu đồng loại hay
những lời răn dạy về đạo đức xuất hiện khá nhiều. Ví dụ như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”,
hay:
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi


Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
16

“Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Thời kì trung đại, văn chương được sáng tác theo quan niệm “Văn dĩ tải đạo”.
Đạo ở đây là đạo đức, đạo làm người. Văn chương Việt Nam hiện đại cũng mang
trong lòng tiếng nói đạo đức. Đạo đức được khái quát lên thành lí luận: Văn chương
phải có tính giáo dục. Tố Hữu đã có bài thơ Tiếng ru khá đặc sắc để nói lên điều
này.Tuy nhiên, tuỳ theo tài năng của từng nhà thơ, nhà văn mà tiếng nói đạo đức cất
lên trong thơ văn của họ có giá trị văn chương và tác dụng giáo dục đến đâu, cũng
như tầm tư tưởng của nó lan xa bao nhiêu.
Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, ta thấy quan niệm đạo đức và những lời
giáo huấn, răn dạy của Ức Trai hết sức sâu sắc và sống động, thể hiện một tư tưởng
mới, vượt thời gian đến tận hôm nay và mai sau.Trần Đình Hượu đã có một nhận xét
sâu sắc về tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi: “Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh
của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi,
không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối
sống thuộc dân tộc trước đó”.
Chúng ta tán thành với những nhận định trên và thấy rằng, tất cả tư tưởng Nho
giáo và một thoáng tư tưởng Lão - Trang, Phật giáo đã được Nguyễn Trãi thể hiện
trong thơ ca một cách nhuần nhuyễn và sâu sắc. Chính vì vậy mà trong Quốc âm thi
tập, quan niệm đạo đức của Nguyễn Trãi được thể hiện cũng theo xu hướng đó.
Nguyễn Trãi đã hình tượng hóa quan niệm đạo đức Nho giáo lên từng câu thơ, bài
thơ một cách tài tình. Ông phát biểu một cách rõ ràng quan niệm của mình: “Nhà
ngặt ta bền đạo Khổng Nhan”. Và đạo Khổng với những quan niệm vốn có của nó
với tư tưởng thiên mệnh, trung dung, tam cương, ngũ thường đã được Nguyễn Trãi
thể hiện khá rõ nét. Trước hết, quan niệm thiên mệnh được Nguyễn Trãi đề cập một
cách khéo léo và nhuần nhị, bởi vì ông đã tin ở thiên mệnh - một niềm tin mà những
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
17

nho sĩ luôn luôn tâm niệm trong lòng. Đó là niềm tin ở trời; trời có một cái lí vô
hình, nó làm chủ và quán xuyến tất cả mọi sự thay đổi trong xã hội loài người và vạn
vật, không gì có thể phủ nhận được. Người quân tử là người hiểu được nhiều thứ, ắt
phải tri thiên mệnh! Nguyễn Trãi đã có những câu thơ nói lên nhiều khía cạnh của
mệnh trời. Trời sắp đặt mọi thứ, từ số giàu sang hay nghèo nàn:
“Sang cùng khó bởi chưng trời
Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi.
(QÂTT-Ngôn chí- bài 9)
“Lộc trời cho đã có ngần
Tu hay thuở phận chớ có nàn”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 48)
đến số mệnh con người cũng do trời quyết định:
“Vắn dài được mất dầu thiên mệnh
Chạy quấy làm chi cho nhọc nhằn”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài48)
Chính từ chỗ đặt tất cả niềm tin ở trời như vậy nên Nguyễn Trãi sống ung dung
tự tại, để lại sau lưng mình mọi cám dỗ của cuộc sống, không bao giờ bon chen danh
lợi một cách không chính đáng. Và cũng chính đặt niềm tin ở trời như vậy, nên quan
niệm vua là con trời đã ăn sâu vào trong tâm trí của các nhà nho nói chung và
Nguyễn Trãi nói riêng. Vua thay trời hành xử mọi công việc ở trần thế, nên mọi
người phải tuân theo, phải trung thành tuyệt đối với vua. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi
có một quan niệm đạo đức như đinh đóng cột rằng, phải trung với vua, vì trung với
vua là yêu nước, là vì dân. Chúng ta dễ dàng nhận thấy lòng trung của Ức Trai được
cụ thể hóa qua những hình tượng thơ khá phong phú và nhất quán:
“Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả

Qua ngày qua tháng được an nhàn.
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
18

(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 6)
Nguyễn Trãi sống trong lòng chế độ phong kiến, chịu sự chi phối của nó, có
nhiều lúc được hưởng ân huệ từ bầu sữa đó nên không thể không theo tư tưởng
chính thống của nó. Vì thế, một lẽ nữa làm cho Nguyễn Trãi thể hiện lòng trung là
do ông đã chịu nhiều ơn của vua. Nguyễn Trãi đã nhiều lần nhắc đến ơn chúa:
“Có con mới biết ơn cha nặng
Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 37)
“Khỏi triều quan mới hay ơn chúa
Sinh được con thì cảm đức cha”.
(QÂTT-Trần tình- bài số 3)
Có những lúc Nguyễn Trãi còn cụ thể hóa lòng cảm ơn của mình xuống một tầng
mức thấp hơn đấng bề trên để thấy được sự bền vững của nó trong một chế độ mà
ông phụng sự:
“Ăn lộc nhà quan chịu việc quan
Chớ tham tiểu lợi phải gian nan”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 17)
Đạo Khổng còn có những rường cột khác nữa là tam cương và ngũ thường.
Nguyễn Trãi là một nhà nho chân chính, nhưng là một nhà nho chính trị, một nhà
nho văn hóa, một nhà nho thi sĩ , nên ông đã đem văn chương của mình truyền bá
tư tưởng Nho giáo thông qua hệ thống quan niệm đạo đức của nó, và cụ thể hóa nó
bằng những lời răn dạy đạo đức qua mối quan hệ xã hội với những nguyên tắc khắt
khe; qua mối quan hệ gia đình ràng buộc thứ bậc và bổn phận; qua đức tính con

người với nhân nghĩa lễ trí tín Đó là cả một bầu tâm sự và một sự gửi gắm đầy
thân thiết đối với nhiều đối tượng con người trong xã hội.Tuy tư tưởng Nho giáo là
tư tưởng chủ đạo, để từ đó Nguyễn Trãi thể hiện quan điểm đạo đức của mình,
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
19

nhưng tư tưởng Lão- Trang và tư tưởng Phật giáo cũng được ông vận dụng để “kết
hợp tư tưởng Nho gia và Lão- Trang để khái quát hóa, lý luận hóa: lấy con người tự
nhiên, tự do tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì đời, làm việc thiện cho nhau, có
quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú vui riêng, không khắt khe lên án
dục vọng một cách tôn giáo”.
Nguyễn Trãi cũng đã hình tượng hóa tư tưởng Lão- Trang và tư tưởng Phật giáo
vào trong những sáng tác của mình để nói lên tiếng nói răn dạy, giáo huấn về đạo
đức cho cộng đồng và cũng không ít khi là để răn mình. Nhưng có một điều hết sức
đáng ghi nhận là khi Nguyễn Trãi “phổ cập” từng khía cạnh đạo đức trong những bài
thơ thì những công thức, những cái vỏ xơ cứng của lễ giáo mà đạo Nho đưa ra hoặc
tư tưởng “thanh tĩnh vô vi” của Lão- Trang, tư tưởng nhân quả của Phật giáo đã
được ông dân gian hóa một cách tài tình bằng những hình tượng thơ gần gũi, bằng
cách nói thông thuộc hàng ngày của người dân. Nhưng tất cả đều mang tính triết lí
sâu sắc, sâu sắc mà dễ hiểu, dễ nắm bắt và thực hiện. Đó là cái tài của Nguyễn Trãi,
sự vượt trội hơn người của ông được thể hiện ở đó!Quan niệm đạo đức của Nguyễn
Trãi chịu sự chi phối tư tưởng mà ông theo đuổi. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như
chúng tôi đã nhận thấy và đưa ra ở trên không phải là một tư tưởng quá phức tạp.
Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã dành hẳn một phần lớn với 61 bài trong mục
Bảo kính cảnh giới để chuyên nói về đạo đức. Ngoài ra các mục khác trong tập thơ
cũng được ông đề cập về đạo đức không ít. Chúng tôi thấy tất cả những vấn đề về
đạo đức mà Nguyễn Trãi quan tâm, thể hiện trong Quốc âm thi tập nổi lên những

điểm chính sau: Tự khuyên mình, dặn dò mình; Khuyên người và dạy người; Khuyên
nhủ, dạy dỗ con cái; Đúc rút luân lí để lại cho đời sau.Nguyễn Trãi, trước hết là tự
khuyên mình và dặn dò lòng mình, lấy đó làm điểm xuất phát để thể hiện hệ tư
tưởng mà ông đi theo, nhằm tạo cái gốc vững chắc,từ đó mới nói được cho người
khác nghe mà noi theo. Ông khuyên và răn mình hãy lấy chữ trung làm đầu; luôn
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
20

“dặn dò” trong lòng mình điều đó. Ngoài chữ trung, Nguyễn Trãi quan tâm nhiều
đến chữ đức với nhiều góc độ: tích đức(Tích đức cho con hơn tích của- Hãy năng
tích đức để cho con), nuôi dưỡng đức (Trồng cây đức để con ăn), so sánh và coi
trọng đức hơn tài (Có đức thì hơn nữa có tài - Tài đức thì cho lại có nhân/ Tài thì
kém đức một hai phần- Miễn đức hơn tài được mấy phân), giá trị của đức (Đạo đức
lành ấy của chầy) Cách đánh giá giá trị đạo đức của Nguyễn Trãi hết sức cụ thể
mà cũng hết sức súc tích. Ông khuyên và răn mình mà cũng chính từ đó nó tỏa ra
cho mọi người để vừa tạo sự đồng cảm và cao hơn là để mọi người học tập mình
cùng trau dồi chữ đức cho bản thân. Sau chữ đức là phú quí giàu nghèo. Nguyễn
Trãi là người không coi trọng vật chất. Ông coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm
hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc. Bởi vì, thứ nhất người quân tử là người trọng danh
dự; thứ hai, Nguyễn Trãi ý thức được của cải không phải là thứ làm cho con người
trở nên sang trọng và có danh được; thứ ba, của cải không thể đi theo người khi con
người nhắm mắt xuôi tay. Nguyễn Trãi đã coi trọng sự giàu có về tâm hồn: “Phú qúi
lòng hơn phú qúi danh”, coi vợ con là giá trị lớn trong cuộc đời, hơn hẳn mọi sự
giàu có về vật chất:”Già mặc số trời đát/ Giàu ai qua vợ con”. Vì vậy mà ông coi
những người giàu có không có con ngoan hiền cũng trở nên vô danh: “Của nhiều
sinh chẳng được con hiền/ Ngày tháng công hư chực lỗ tiền”. Bởi vì Nguyễn Trãi
thấy rõ hào phú là “Bất nhân vô số nhà hào phú/ Của ấy nào ai từng được chầy”.

Ngoài ra danh lợi và phúc họa cũng được Nguyễn Trãi tự răn, tự khuyên mình khi
sống trên trường đời. Phúc, họa theo ông là kết quả của luật nhân quả; danh, lợi đi
cùng đường thì gặp họa. Ông còn cho rằng sống có đức là sống có trách nhiệm với
mọi người, trong đó có con cái; con cái có hưởng được cái phúc, cái đức không là do
sự tích đức của mình để lại. Đây là một quan niêm đạo đức phật giáo hết sức tiến bộ:
“Tích đức cho con hơn tích của”, “Thong thả lại toan nào của tích/ Bạch mai vàng
cúc để cho con”, ”Tiền sen tích để bao nhiêu thúng/ Vàng cúc đem cho biết mấy
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
21

bình” Còn với người thì luôn luôn biết ơn những người cưu mang mình, đem đến
cho mình dù một niềm vui nho nhỏ; không bao giờ lấy oán trả ơn: “Nợ quân thân
chưa báo được/ Hài hoa còn bợn dặm thanh vân”, “Sinh con mới biết ơn cha
mẹ”,“Lòng một tấc đón còn ơn chúa”, “Ở yên thì nhớ lòng xung đột/ Ăn lộc đền ơn
kẻ cấy cày” Nguyễn Trãi ngẫm mình trong từng bước đi của cuộc đời để rút ra
được phương châm sống cho mình như thế là hết sức cao cả. Thế mới biết cây cổ thụ
luôn tỏa bóng rộng.Có những lúc Nguyễn Trãi nói về số trời, mệnh trời như một sự
tất yếu dẫn đường cho số phận một con người. Ông lấy mệnh trời để tự răn mình, tự
an ủi mình, từ đó để có một quan niệm sống, một lối sống cho riêng mình. Theo ông,
trời là một “quan tòa” công minh, một thế lực trong vũ trụ không có gì ngăn cản nổi.
Vì vậy, con người phải biết an phận, không nên bon chen làm điều trái với đạo đức
để hưởng lợi nhiều hơn kẻ khác, sống trên thành quả lao động của người khác:
“Được thua phú quý dầu thiên mệnh
Lăn lóc làm chi cho nhọc nhằn”.
(QÂTT-Mạn thuật- bài số 5)
“Cho hay bỉ thái mới lề cũ
Nếu có nghèo thì có an”.

(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài 17)
Nguyễn Trãi sống trong lòng chế độ phong kiến, ông viết những dòng thơ trên là
khi triều đình đang có những bất minh trong việc đối xử với những người tài, những
trung thần đã từng góp nhiều công sức và trí tuệ cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Vì
vậy, ông tự răn mình, tự an ủi mình, nhưng đó cũng là thông điệp gửi cho mọi người,
gửi cho những kẻ vô ơn, khi đã có được thành quả trong tay thì quên quá khứ. Đọc
những dòng thơ viết về số trời, định mệnh con người nhằm an ủi, răn dạy đạo đức
trên, ta như nghe tiếng thở dài của Ức Trai vọng lại từ xa xưa- một “tiếng của cha
ông thuở trước ” thật đáng đồng cảm.Bên cạnh khuyên mình, răn mình là khuyên
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
22

người, răn người nên sống có đạo đức, sống phải đạo, sống đúng với đạo trời. Trước
hết, ông khuyên con người không nên có lòng tham, không nên chạy theo vật chất
một cách tầm thường. Bởi vì lòng tham biến con người trở nên bất nhân, sống trên
mồ hôi và nước mắt người khác; vật chất làm cho con người trở nên “bất an”, nó có
thể trở thành “cái bẫy”, mình sa vào đó không biết chừng.Nguyễn Trãi khuyên:
“Lòng chẳng mắc tham là của báu
Người mà hết lụy ấy là tiên”.
(QÂTT-Tự thán- bài số 4)
Vì thế ông chủ trương:
“Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược
Có nhân có chí có anh hùng”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 5)
Ông cũng nhìn rất rõ: vật chất nếu rơi vào tay người tham thì nó sẽ dẫn con người
đi đến đâu:
“Có của bo bo hằng chức của

Oán người nơm nớp những âu người”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 11)
“Nô bộc có nhiều dân có khó
Cửa nhà càng rộng thế càng phiền”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 16)
“Ăn lộc nhà quan chịu việc quan
Chớ tham tiểu lợi phải gian nan”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 17)
Nguyễn Trãi còng khuyên con người nên yêu lao động, phải lao động để tự nuôi
sống mình là một trong những thứ để “tích đức” tốt nhất, bởi vì lao động làm cho
con người trở nên lương thiện, không sống trên nỗi đau của người khác:
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
23

“Kẻ khôn thì bảo kẻ ngây phàm
Nghề nghiệp cầm tay ở mới cam
Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài sô 46)
“Muốn ăn trái dưỡng nên cây
Ăn học thì qua mựa lệ chầy”
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 10)
Như vậy, lao động và học hành làm cho con người sống có đạo đức. Không
những vậy, Nguyễn Trãi còn khuyên con người nên quí đạo đức, trọng đạo đức hơn
của cải. Muốn có đạo đức thì phải làm điều thiện, “sống ở nhu hơn sống ở cương”,
sống có hiếu, có khí tiết, không uốn mình, không cầu xin danh lợi, không oán thán,
biết tha thứ cho người khác, sống trong sạch, lành mạnh, thanh tịnh, luôn nhận phần

thiệt về mình, thì mới “có an”. Chúng ta gặp những điều khuyên ở trên trong thơ của
Ức Trai thật nhiều; mỗi dòng là một lời nhắn nhủ ân tình, mộc mạc và cũng sâu sắc
vô cùng. Người được khuyên nhủ, vì thế không cho đó là giáo lý suông, là khô cứng
thiếu thực tế.Đặc biệt Nguyễn Trãi dành những dòng tâm huyết nhất để khuyên răn
dạy dỗ con cái trong nhà. Ngoài những điều khuyên răn về đạo đức chung cho mọi
người mà con cái cũng lấy đó để sửa mình, Ức Trai có những bài viết riêng cho con
cái. Ông dạy con sống tiết kiệm, sống giản dị, chăm làm lụng:
“Xa hoa lơ lãng nhiều hay hết
Hà tiện đâu đang ít hãy còn
Áo mặc miễn là cho cật ấm
Cơm ăn chẳng lọ kém mùi ngon
Xưa đà có câu truyền bảo:
Làm biếng hay ăn lở núi non”.
Một số vấn đề về văn hóa tư tưởng phương Đông
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Người thực hiện : NGUYỄN ĐỨC HIỀN/K18A-VHVN
24

(Dạy con trai)
Ông còn dạy con phải biết chăm học, học chữ thánh hiền, học việc, học bè bạn,
học làm người, nên rộng lượng và rộng lòng:
“Chơi cùng đứa dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp
Đen gần mực đỏ gần son”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 21)
“Bầu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong
Người kia phú quí chớ quên lòng”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 51)

“Thờ cha lấy thảo làm phép
Giúp chúa hằng ngay liễn cần
Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách
Đem dân mựa nữa mất lòng dân”.
(QÂTT-Bảo kính cảnh giới- bài số 57)
Không chỉ có thơ khuyên nhủ lòng mình, răn dạy, giáo dục con cái và mọi người
một cách thấu tình đạt lí về đạo đức, Nguyễn Trãi còn có những câu thơ nói về đạo
đức, luân thường đạo lí như là những câu tục ngữ hàm súc, mang tính triết lí cao mà
giàu hình ảnh, nhịp điệu, như là những lời sấm nguyền. Đó chính là những câu thơ
nói về lẽ sống ở đời, đạo làm người được Nguyễn Trãi đúc rút từ cuộc sống mà
mình đã trãi qua với nhiều chiêm nghiệm.
Những câu thơ Nguyễn Trãi khi nói về đạo đức đậm tư tưởng Nho giáo tựa như
chân lí: “Làm biếng hay ăn lở núi non”, “Có đức thì hơn nữa có tài”, “Của nhiều
sơn dã đem nhau đến/ Khó ở kinh thành ít kẻ han”, “Nếu có sâu thì bỏ canh”, “Ở
bầu thì dáng ắt nên tròn”, “Đen gần mực đỏ gần son”, “Của thết người là của còn/

×