Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Văn biểu cảm Tết Trung Thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.57 KB, 2 trang )

BÀI VIẾT SỐ 1
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về Tết Trung Thu trong xã hội hiện nay.
Bài làm
Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là một ngày lễ được tổ chức hàng năm vào ngày
rằm tháng 8 Âm Lịch tại các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam. Ngoài ý nghĩa đoàn viên, Tết
Trung Thu còn được xem là Tết trẻ em, vì vào ngày này, các em nhỏ sẽ được nhận nhiều phần quà từ
người lớn, như đèn ông sao, đèn cá chép, mặt nạ, v.v… Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, ý nghĩa
truyền thống của Tết Trung Thu không còn giữ được trọn vẹn như vài thập kỉ trước mà đã ngày một phai
dần theo thời gian.
Tại Việt Nam, Tết Trung Thu được xem như một ngày lễ quan trọng hàng năm. Sự tích kể rằng
ngày xưa Chú Cuội có một gốc cây đa trong vườn nhà và Chú Cuội rất yêu thích gốc cây này, vì thế hằng
ngày Chú đều chăm sóc và tưới nước cho cây. Một hôm, vợ Chú Cuội vô tình tưới nước bẩn vào Cây, và
bỗng dưng, cây bay lên trên bầu trời. Chú Cuội liền bám vào gốc cây đa và bay lên đến cung trăng gặp
Chị Hằng Nga. Để nhớ về sự tích này, người xưa có phong tục trông trắng, để khi trăng tròn lên đến đỉnh
đầu, họ sẽ bày cỗ và thưởng thức ánh trăng tròn. Ngoài ra, còn có các những hoạt động vui Trung Thu
khác như làm lồng đèn ông sao, rước đèn, múa lân và ăn bánh Trung Thu. Tuy nhiên, những hoạt động
đấy giờ đã phai nhạt dần, một phần vì đô thị ngày càng phát triển dẫn đến việc không gian bị hạn hẹp,
cũng như công việc của người lớn ngày càng bận rộn, không thể dành nhiều thời gian cho các trẻ em nhỏ
được nhiều như xưa.
Ngày nay, những hoạt động như làm bánh Trung Thu hoặc làm lồng đèn đã dần khan hiếm. Họa
may, chỉ có vài khu, như Xóm Phú Bình tại đường Lạc Long Quân, vẫn giữ truyền thống làm đèn Trung
Thu. Ngoài các hoạt động làm thủ công, truyền thống rước đèn cũng như phá cỗ đã ngày càng phai đi.
Hình bóng những trẻ em rước đèn khắp xóm, hát vang những bài hát Trung Thu, giờ đây đã không còn
nhiều. Chỉ tại những khu xóm nghèo, vì họ vẫn còn chưa bị ảnh hưởng bởi lối sống bận rộn của những
con người hiện đại, họa may sẽ vẫn còn những hình ảnh rước đèn xuất hiện. Còn về việc ăn cỗ, có lẽ hiện
nay, vì chúng ta không được nghỉ làm, nghỉ học vào dịp Tết Trung Thu, cho nên chúng ta sẽ ít dành thời
gian vào việc bày cỗ ngắm trăng, thay vào đó là cặm cụi học bài hoặc giải quyết những công việc khác.
Để duy trì phong tục truyền thống quý báu mà ông cha ta đã để lại, tôi đề nghị rằng chúng ta sẽ
phải áp dụng những biện pháp mạnh nhằm giữ vững truyền thống này. Giải pháp mà tôi đề nghị là về việc
thay đổi chế độ ngày nghỉ lễ của người dân thành thị. Những người dân sống tại thành phố, ít nhất phải
được nghỉ ba ngày làm việc, để có đủ thời gian tụ họp lại và sum vầy cùng gia đình. Tôi cảm thấy rằng


Tết Trung Thu, sở dĩ được gọi là Tết Đoàn Viên là tại vì đấy là những khoảnh khắc quanh quần bên nhau
của những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nếu không được nghỉ Tết Trung Thu, liệu chúng ta có
còn thời gian để tụ họp đông đủ, xum vầy bên bếp lửa nướng bánh Trung Thu và ngắm trăng rằm không?
Dĩ nhiên là không. Vì thế, điều đầu tiên và cũng là điều tôi mong muốn nhất, đó chính là thay đổi về chế
độ ngày nghỉ. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thưởng thức được một mùa Tết Trung Thu ấm áp
bên gia đình.
Ngoài ra, dành cho các em nhỏ kém may mắn hơn, tôi nghĩ chúng ta nên sắp xếp thời gian để
cùng các em vui Trung Thu. Đồng ý rằng các em có thể rất cần vật chất để trang trải cho cuộc sống, tuy
nhiên, điều mà các em ấy thật sự thiếu đó chính là tinh thần. Quanh năm suốt tháng, các em phải sống
cảnh thiếu hình bóng gia đình. Khi các em đi học hàng ngày, nhìn thấy cảnh các bạn đồng trang lứa có bố
mẹ đưa đón, hiển nhiên các em sẽ cảm thấy rất thiếu thốn. Nhằm bù đắp lại những thiếu thốn đó cho các
em nhỏ, chúng ta cần phải dành thời gian và chơi những trò chơi Trung Thu truyền thống, để các em thấy
rằng các em không thua kém gì so với các bạn đồng trang lứa.
Tết Trung Thu, không chỉ là một ngày lễ, mà còn là một truyền thống văn hóa quý báu của dân
tộc Việt chúng ta, cũng như những dân tộc Phương Đông khác. Dù cho xã hội phát triển đến mức nào đi
chăng nữa, chúng ta phải luôn luôn bảo vệ những truyền thống văn hóa này. Cũng như câu nói nổi tiếng
của Bác Hồ: “Ông cha ta đã có công xây dựng, chúng ta phải có công giữ gìn.”

×