Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

luận văn khách sạn du lịch Tiềm năng của Lào Cai về du lịch mạo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.96 KB, 44 trang )

Phần 1 - Lý do chọn đề tài
- Tiềm năng của Lào Cai về du lịch mạo hiểm
- Bản thân rất thích đi du lịch mạo hiểm – “du lịch bụi”
-

Phần 2 - Một số lý luận về Du lịch mạo hiểm
1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm
1.1. Giới thiệu, đinh nghĩa và hệ thống về Du lịch mạo hiểm
Du lịch mạo hiểm là một khái niệm khá trừu tượng, vậy chính xác nó là là
gì? Để mở đầu, chúng ta hãy cùng xem xét 5 trường hợp sau đây và xem đâu
sẽ là “Du lịch mạo hiểm”:
1. Một người quốc tịch Anh 30 tuổi, trải nghiệm đi bộ đường dài và leo
núi, đặt tour trọn gói thông qua một tổ chức trong 4 tuần, đến dãy
Karakoram thuộc Himalayas, bao gồm cả leo lên đỉnh Spantik cao
7000m so với mặt nước biển. Cuộc hành trình được hướng dẫn bởi 1
người, và quy mô đoàn không quá 8 người.
2. Một cặp đôi đến từ Miami, đặt một chuyến bay rẻ tiền đến Thượng
Hải, với mục đích sẽ khám phá khu vực sông Yangtze ở Trung
Quốc.Họ không có một kế hoạch cụ thể nào và dự định sẽ thuê xe và
sắp xếp chỗ nghỉ khi họ đến nơi. Đặc biệt, họ chưa bao giờ đến
Trung Quốc trước đây.
3. Một nhóm 4 vận động viên người Anh tham gia 1 vòng đua mạo
hiểm tại Scotland trong 48 giờ, bao gồm: chạy bộ, chèo thuyền, đạp
xe). Họ được tài trợ và đảm bảo bởi một hãng sản xuất quần áo nổi
tiếng.
4. Một người đàn bà 45 tuổi đi ra nước ngoài lần đầu tiên, tham gia một
khoá học mang tên “Khám phá tiếng gọi bên trong của bạn” để phát
triển các kỹ năng cá nhân tại Sierria Nevada, Tây Ban Nha.
5. Một gia đình tham gia chương trình “Family thrills and spills”, đến
tham quan Lake District trong 1 ngày, nơi họ có thể trèo xuồng hoặc
leo núi.


Không thể chắc chắn đâu là đúng, hay đâu là sai? Và những chuyên gia
trong lĩnh vực Du lịch cũng rất cố gắng xây dụng một khái niệm chung,
nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào được đồng ý một cách hoàn toàn. Hầu
hết những nhà bình luận đều đồng tình rằng Du lịch mạo hiểm là một lĩnh
vực trong ngành du lịch, tuy nhiên cũng có rất nhiều lĩnh vực khác như du
lịch sinh thái hay các hoạt đông du lịch lại có cùng đặc điểm với Du lịch
mạo hiểm. Bên cạnh đó, cũng còn có rất nhiều những khái niệm liên quan
như “advanture travel”, “giải trí mạo hiểm” và “mạo hiểm mạnh và yếu”,
những điều này nếu chỉ hiểu theo một mặt rất dễ gây hiểu lầm, nhưng nếu
hiểu theo mặt khác sẽ lại thấy được tiềm năng lớn của du lịch mạo hiểm. Vì
vậy, Du lịch mạo hiểm là một khái niệm gì đó khá phức tạp và mơ hồ.

Sự mạo hiểm
Trước hết chúng ta cần phải hiểu “Mạo hiểm” là gì để qua đó phân biệt với
Du lịch mạo hiểm và đâu là đặc điểm của nó mà chúng ta cần trong lĩnh vực
du lịch. Thuật ngữ “Mạo hiểm” gợi đến cho chúng ta những hình ảnh và
những suy nghĩ khác nhau. Thử tượng tưởng và cảm nhận về nó, chúng ta sẽ
thấy rất nhiều điều.
Trước một loạt từ thường được dùng trên tạp chí hay tập gấp về các sản
phẩm mạo hiểm. Những từ sau đây là hay được dùng nhất để miêu tả về cảm
giác thế nào là mạo hiểm:
Run sợ Thử thách Rủi ro
Thú vị Phấn chấn Chinh phục
Sợ hãi Kinh hoàng Thành công
Cuộc hành trình Thám hiểm Liều lĩnh
Sẽ thật thú vị nếu xem xét chúng ta mở rộng khái niệm Mạo hiểm với
kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Thậm chí, trước khi chúng ta đủ kiến thức để
xây dựng một định nghĩa hoàn chỉnh về Mạo hiểm trong một cuốn từ điển,
hầu hết chúng ta đã có cảm nhận riêng về nó. Những câu chuyện về sự mạo
hiểm đóng vai trò ban đầu trong việc cấu thành nên ý niệm Mạo hiểm. Một

trong những câu chuyện mạca hiểm cổ nhất được viết bởi Conrad, Stevenson
và Rider-Haggard, hay hiện đại hơn là sêri truyện “Bộ năm nổi tiếng” của
Enid Blyton, hay như bộ tiểu thuyết “Sherlock Holmes” của nhà văn Conan
Doyle cũng có những tình tiết khiến cho người ta có cảm giác Mạo hiểm.
Ngày nay, những bộ phim về phiêu lưu cũng góp phần hình thành nên trong
con người một số cảm giác về Mạo hiểm. Loạt phim về James Bond - Điệp
viên 007 hay loạt phim về Indian Jones…là những ví dụ điển hình. Những
câu chuyện này đôi khi thoát ly khỏi thực tế, hay nói cách khác là không có
thực, tuy nhiên một trong những mục tiêu của du lịch mạo hiểm đó là du
khách mong muốn được thoát khỏi sự buồn tẻ của thực tế, những chuỗi
nhàm chán hàng ngày, đôi khi đó là sự mong muốn về cái gì đó phi thường,
một cái đích mà không phải ai cũng làm được.
Sự phân tích về những câu chuyện mạo hiểm đã nhanh chóng chỉ ra rằng
du lịch mạo hiểm bao gồm nhiều yếu tố mang tính phi thường, vượt ra ngoài
khả năng của con người. Nói cách khác, khó khăn lúc ban đầu, nhưng cuối
cùng sẽ nhận được thành công. Điều này có liên quan một phần đến Du lịch.
Trái với những câu chuyện lãng mạn về mạo hiểm, có một cách nhìn khác
“khô cứng” hơn về mạo hiểm. Kinh nghiệm thức tế cung cấp cho chúng ta
những ảnh hưởng đến nhận thức về mạo hiểm. Những kinh nghiệm này xảy
đến cho cá nhân hoặc những người khác. Vì vậy, những điều đó là rất thực.
Những nhà khai thác băng gần như đạt đến giới hạn của sự chịu đựng, những
nhà leo núi gần như đạt đến giới hạn của kỹ năng và những nhà du hành vũ
trụ gần như đạt đến giới hạn của công nghệ, họ đều đã chết trong khi đang
cố gắng hết mình để đạt được đỉnh cao. Mỗi người trong chúng ta đều có
khả năng miêu tả về suy nghĩ của mình về thuật ngữ Mạo hiểm. Mọi người
thường nhắc đến sự mạo hiểm với một loạt những thử thách không mấy dễ
chịu, những mối lo âu…Cảm giác lo sợ, thất vọng thường là cảm giác
chung. Nói chung, Mạo hiểm được mong chờ và chập nhận là một loạt
những gì khó khăn và không dễ chịu. Addison đã gợi ý khi ông nói về
“advanture travel”: ”… được biểu thị là những cái không biết với sự mong

đợi rằng nó sẽ trở thành một cuộc thử thách…”.
Những đặc điểm cơ bản của sự Mạo hiểm
Chúng ta đều tin rằng không một đặc điểm riêng lẻ nào có thể ảnh hưởng
đến toàn bộ giá trị tổng thể của sự Mạo hiểm; những đặc điểm được nêu sau
đây sẽ là những đặc điểm cơ bản tự nhiên nhất của sự Mạo hiểm:
- Những tác động bất ngờ
- Nguy hiểm và rủi ro
- Sự thử thách
- Dự đoán trước được “phần thưởng”
- Tính phiêu lưu
- Sự kích thích và náo nức
- Thoát ly và ngăn cách khỏi thực tế
- Khám phá và nghiên cứu
- Sự say mê và tập trung
- Những cảm xúc đối nghịch
Rất nhiều các đặc điểm ở đây có liên quan đến nhau một cách chặt chẽ.
Ví dụ, tính phiêu lưu được xấy dựng trên cơ sở của hai cảm giác là thử thách
và một phần nào đó của sự kích thích. Một vài đặc điểm nếu đi một mình sẽ
không tạo nên sự mạo hiểm. Tuy nhiên, khi chúng ta tham gia một hoạt đông
mạo hiểm nào đó thì các đặc điểm đó vẫn được biểu hiện, chỉ là nhiều hay ít
mà thôi.
♦ Những tác động bất ngờ
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của sự mạo hiểm đó là những tác
động bất ngờ hay không dự đoán trước được. Không biết được lúc nào mở
đầu hay kết thúc gây nên cảm giác luôn luôn tập trung và kích thích của
người tham gia. Yếu tố bất ngờ tạo nên giá trị của sự thử thách và nó được
tạo nên bởi nhiều cách. Yếu tố bất ngò còn được thể hiện là sự phiêu lưu,
làm những việc mới hoặc chưa bao giờ làm, những cái không thân thuộc…
Như vậy không có gì ngạc nhiên khi sự mạo hiểm có thể là cảm giác một
chút lo sợ về một cái gì đó rất phức tạp, không dự đoán được, nhưng đôi khi

đó lại là một sự thú vị cần thiết.
♦ Nguy hiểm và rủi ro
Nguy hiểm và rủi ro có mối liên quan chặt chẽ với yếu tố không dự đoán
trước; giống như câu chuyện “Gà và Trứng, cái gì có trước”. Yếu tố bất ngờ
bản thân nó cũng tạo nên sự rủi ro, và sự rủi ro tất yếu cũng bất ngờ. Sự rủi
ro đẩy con người vào sự nguy hiểm. Sự rủi ro đôi khi tạo nên những nguy
hiểm về mặt vật chất (như chấn thương, bị đau hay tử vong…) hay có thể tạo
ra những tổn thất về mặt tinh thần (như mất đi nhân cách, xấu hổ, mất tự tin
hay mất đi tình bạn…).
Khả năng chịu đựng (hay thậm chí là “thưởng thức”) sự rủi ro là do suy
nghĩ của từng cá nhân. Một trường hợp này xảy ra với một người này là sự
thích thú nhưng với người khác lại là sự lo sợ. Điều này được đánh giá qua
kết quả nhận được và cảm nhận cá nhân. Như vậy, cái nhận thức về tính rủi
ro cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy nghĩ của cá nhân.
Cùng với sự mong đợi, kết hợp với những yếu tố bất ngờ, mọi người đều
đồng ý rằng sự mạo hiểm bao gồm tính rủi do, và tính rủi ro thông thường là
một đặc điểm xác định sự mạo hiểm.
♦ Sự thử thách
Những yếu tố như bất ngờ, nguy hiểm và sự mong đợi được trải nghiệm sự
khó khăn…kết hợp lại thành sự thử thách. Sự thử thách này có thể là về trí
óc, đạo đức, tinh thần, cảm xúc, hay về vật chất.
Mức độ của sự thử thách phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, tạo nên một
thể liên tục từ vô cùng nguy hiểm đến nhẹ nhàng, êm ái. Sự thử thách không
chỉ phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm mà nó còn tuỳ thuộc vào khả năng và
trình độ của người tham gia. Kỹ năng đó có thể là kỹ năng cá nhân hay kỹ
năng trang bị công nghệ. Mortlock (1984) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự rủi
ro và năng lực đối với sự mạo hiểm, và đã xây dựng một hệ thống hữu ích về
tầng, cấp của sự mạo hiểm (Figure 1.1). Nếu mức độ của sự nguy hiểm thấp
và mức độ trang bị và kỹ năng cá nhân cao thì trải nghiệm có thể được miêu
tả là “dễ chơi và thưởng thức”. Ở mức độ cuối cùng, khi mà các hoạt động

vượt khỏi khả năng của người tham gia, thì sự trải nghiệm có thể không phải
là sự mạo hiểm mà nó có thể đã là thảm hoạ hay một bi kịch.
♦ Dự đoán trước được “phần thưởng”
Mọi người đều mong muốn có được một lợi ích gì đó thông qua quá trình
trải nghiệm của mình - một phần thưởng - và thường nó sẽ là những “phần
thưởng” bên trong mỗi người. Sự mạo hiểm là tham gia một cách tự do, tự
nguyện, không có sự ép buộc, phạm trù này giống với đặc điểm của sự Nghỉ
ngơi - Leisure. Thêm vào đó, cũng giống như sự Nghỉ ngơi, sự mạo hiểm
cũng xuất phát từ bên trong và với động lực cá nhân. Đôi khi đó là những
mục tiêu đặc biệt, hay là những “chướng ngại vật” trên đường phải vượt qua,
khi đạt được những điều đó thì người tham gia sẽ có được cảm giác thoả
mãn. Những thành quả có thể là vô hình, như là cảm giác “hoàn thành” hay
cảm giác “trải nghiệm đỉnh cao”…Mặt khác, thành quả có thể là những
“chiến lợi phẩm” thu được, ví dụ như những đồ tạc gỗ của người dân tộc,
một di vật, di tích ở bờ biển hay trong hang núi,…Những mẩu chuyện,
những bức ảnh, tạp chí, hay những người dân bản xứ sẽ là minh chứng vô
hình cho những trải nghiệm của người tham gia.
Những lợi ích, thành quả có thể có hoặc không được sắp xếp trước, những
nếu không có nó thì sẽ mất đi tính hấp dẫn của mạo hiểm. Hãy thử tưởng
tượng xem trong một chuyến hành trình dài mà không có mục đích, mục
tiêu…thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự quan trọng của chúng. Nếu tách rời một
vài yếu tố của lợi ích cá nhân, thì sự mạo hiểm, sẽ có thể trở thành một sự
thử nghiệm hay chỉ là hoàn thành cho tròn bổn phận.
Sẽ thật là ngược đời đó là những “tác động bất ngờ” lại luôn đi liền với sự
mong đợi về thành quả hay lợi ích của người tham gia. Trên thực tế đây là
vấn đề tranh cãi hết sức gay go của những nhà cung cấp. Price (1974) cho
rằng một khi những nhà cung ứng quá thận trọng trong sự mạo hiểm thì họ
đang làm mất đi những đặc trưng cơ bản của nó. Ông cho rằng đó là một sai
lầm và mang tính nhân tạo cao trong đó. Những sự trái ngược trong mạo
hiểm lại chính tạo ra tính hấp dẫn của nó trong ngành du lịch mạo hiểm.

♦ Tính phiêu lưu
Trở lại với một thành phần cấu tạo nên tính bất ngờ, mang tên Phiêu lưu,
chúng ta sẽ nhận ra hầu hết những chuyến du lịch mạo hiểm đều bao gồm
yếu tố đi tìm những trải nghiệm mới. Tình mạo hiểm có thể là thành tố chính
của việc tìm trải nghiệm mới trong trường hợp hầu hết mọi thứ là mới mẻ,
hoặc có thể là sự mở rộng và phát triển của của những kinh nghiệm đã có
trước đó. Những trải nghiệm mà chỉ quanh quẩn hay là sự lập lại của những
cái trước đó không bao giờ có thể tạo nên sự mạo hiểm.
Du lịch cung cấp hàng loạt cơ hội để du khách có thể tìm kiếm những điều
mới. Đó cũng là một trong những lý do mà du lịch tạo nên những phương
tiện tuyệt vời để có cơ hội được trải nghiệm. Mặt khác, trong trường hợp của
Voase (1995: 45) nghĩ rằng động lực để đi du lịch là tìm kiếm hoặc bị thu
hút bởi những điều “khác thường” hay “phi thường”. Do đó, nếu suy nghĩ
như vậy, hầu hết các du khách sẽ tự tìm kiếm những yếu tố mạo hiểm theo
kinh nghiệm cá nhân của họ.
Một tỷ lệ lớn du khách, những người mà tìm kiếm sự mạo hiểm, lại đi
theo trường phái này, đó là mong đợi một cái gì đó “rùng mình ớn lạnh” của
sự phiêu lưu hơn là những trải nghiệm về mặt vật chất.
♦ Sự kích thích và náo nức
Sự mạo hiểm là một sự kích thích hay một sự trải nghiệm “mãnh liệt”.
Trong quá trình mạo hiểm, con người được đặt vào một môi trường và
những tình huống rất kích thích về mặt tinh thần, tình cảm. trí óc hay sức
chịu đựng của thân thể.
Rất nhiều báo cáo về sự mạo hiểm cho rằng nó đem lại cho người thực
hiện những áp lực nặng nề, những cảm giác trực tiếp hay về sự tồn tại. Đôi
khi những cảm giác này là không có lợi cho con người nhưng khi khoẳng
khắc trải nghiệm đi qua thì nó sẽ mang lại cho con người một cảm xúc tuyệt
vời.
Cấp độ cao hơn của sự kích thích tạo nên sự náo nức, tuy nhiên chính xác
ở cấp độ nào thì xảy ra sự chuyển hoá thì phụ thuộc vào từng cá nhân. Cái

tạo nên sự thích thú, náo nức ở một người đôi khi lại là sự lo âu, sợ hãi của
người khác.
Muller và Cleaver (2000: 156) đã định nghĩa sự kích thích như là một yếu
tố để phân biệt du lịch mạo hiểm với những loại hình khác, họ cho rằng du
lịch mạo hiểm là “được mô tả bởi khả năng cung cấp cho du khách cấp độ
cao hơn của cảm giác kích thích…”
♦ Sự thoát ly và ngăn cách khỏi thực tế
Sự kích thích và những xúc cảm mãnh liệt kết hợp với sự mạo hiểm đã tạm
thời làm mất đi những thói quen thường ngày, và tạo nên những cảm giác
đặc biệt bởi những sự kiện đặc biệt. Như đã đề cập từ trước, tính phiêu lưu
cũng là một cảm giác làm cho con người thoát ly khỏi cuộc sống thực tế.
Trên nhiều nước, người ta cho rằng, những hoạt động không tiện nghi hay
cuộc sống thiếu thốn sẽ tạo nên một thế giới cân bằng, khi đó những sự ưu
tiên sẽ thay đổi, con người cũng phải thay đổi theo. Và sự mạo hiểm là một
phần trong đó. Trong chuyến du lịch mạo hiểm, thế giới thường ngày sẽ bị
đẩy lùi lại đằng sau.
♦ Sự khám phá và nghiên cứu
Sự khám phá và nghiên cứu là một thành phần cơ bản của quá trình mạo
hiểm. Sự tăng lên về kiến thức và nhận thức cá nhân luôn đi kèm với quá
trình khám phá một địa điểm mới, văn hoá, kỹ năng từ chuyến đi. Addison
(1999) cho rằng giáo dục và sự ham học hỏi từ những tình huống mới chính
là động lực chính cho cả du lịch và sự mạo hiểm
Chuyến hành trình khám phá là sự kết hợp giữa công việc mạo hiểm trong
một loạt khung cảnh khác nhau. Rất nhiều người tham gia du lịch mạo hiểm
mong muốn vượt thời gian và không gian để được đến khám phá những gì
mới lạ, chưa ai từng biết, đó cũng là một trong những “phần thưởng” của sự
mạo hiểm. Tuy nhiên, sự yêu thích khám phá này cũng tuỳ thuộc vào thể
chất, tình cảm hay tinh thần của mỗi người.
♦ Sự ham mê và tập trung
Có rất nhiều trạng thái về thể lực và cảm xúc trong quá trình du lịch mạo

hiểm, trong đó bao gồm cả sự ham mê và sự tập trung. Những thử thách đòi
hỏi những người tham gia phải tập trung tất cả những kỹ năng và sự nỗ lực.
Và tất yếu phải trải qua giai đoạn này, con người mới hoàn thiện được
chuyến đi của mình.
♦ Những cảm giác trái ngược
Sự mạo hiểm đôi khi là sự trải nghiệm về cảm xúc. Thông thường mọi
người đều đầu tư rất nhiều về mặt thể lực và tinh thần trước mỗi chuyến đi,
như nằm mơ, lo lắng, hy vọng, hay là xây dựng sự tự tin. Những phần này
giúp người tham gia phát triển, củng cố trước chuyến đi một cách tự nhiên.
Những điều bất ngờ và những rủi ro, những điều khó khăn, thử thách trong
chuyến đi lại là một phần khác trong sự trải nghiệm, điều đó có nghĩa rằng
hầu hết mọi người đều trải qua những “con sóng” trái ngược về mặt tình
cảm, ví dụ: kinh hoàng và phấn chấn, thưởng thức và thất vọng, lo lắng và
hài lòng…Mạo hiểm là một “vòng luẩn quẩn”, nhưng đó lại được mong đợi.
Một lần nữa, hãy thử tượng tưởng xem , nếu trong một chuyến đi mạo hiểm
bạn chỉ có duy nhất một cảm giác dù tốt hay xấu xuyên suốt từ đầu cho đến
kết thúc cuộc hành trình, đó có phải là một chuyến du lịch mạo hiểm thực
sự?
- Du lịch mạo hiểm trong mối tương quan với các loại hình khác:
+ Hoạt động du lịch và Du lịch mạo hiểm
+ Du lịch thiên nhiên cơ bản – Nature-based tourism và Du lịch mạo hiểm
+ Du lịch khám phá – Discovery/cultural tourrism và Du lịch mạo hiểm
+ Expedition tourism và Du lịch mạo hiểm
Các khái niệm Du lịch mạo hiểm:
Nguồn Định nghĩa
Từ điển Concise
Oxford, 1999
Priest, 2001: 112
Sự mạo hiểm (danh từ): Một sự không thường xuyên,
thu hút, và mang theo những sự trải nghiệm > sự kích

thích phát sinh từ…
“…Một đặc điểm không thể thiếu của sự mạo
hiểm…những tác động phải bất ngờ, không dự đoán
trước được.”
McArthur, 1989: 3,
trích từ Fluker và
Tunner, 2000
Smith và Jenner,
1999: 45
Uỷ ban Du lịch
Canada (trích từ
Loverseed, 1997)
Millington, 2001: 67
Grant, 2001: 167
Sự mạo hiểm bao gồm “tự do lựa chọn; giá trị cảm
nhận bên trong; những yếu tố bất ngờ; ví dụ, khi
những trải nghiệm là bất ngờ, hoặc những rủi ro là
không thể dự đoán”
“Thành phần cơ bản của một kỳ nghỉ mạo hiểm
dường như bao gồm sự xa xôi, một vùng ít dân cư
với nền văn hoá truyền thống, nơi mà các trang thiết
bị rất hạn chế.”
Thành phần cơ bản của du lịch mạo hiểm là một
chuyến du lịch “không thường xuyên, kỳ lạ, điểm
đến xa xôi hay hoang dã”.
Du lịch mạo hiểm là “một hoạt động giải trí đến
những nơi khác thường, kỳ lạ, xa xôi hay hoang dã.
Nó được kết hợp với những hoạt động ở trình độ cao
của người tham gia, hầu hết các hoạt động này là ở
bên ngoài. Những người du lịch mạo hiểm kỳ vọng

sẽ được trải nghiệm nhiều sự rủi ro, kích thích, và sự
lặng lẽ, và những bài tự kiểm tra về bản thân. Đó là
sự khám phá những vùng đất mới trên hành tinh và
thử thách bản thân.
“…điểm mấu chốt để phân biệt du lịch mạo hiểm với
các hình thức du lịch khác đó là sự lên kế hoạch và
Muller và Cleaver,
2000: 156
Uỷ ban Du lịch
Canada, 1995: 5,
Fennell, 1999: 49
Smith và Jenner,
1999: 44
sự chuẩn bị. Có thể điều này là bình thường trong tất
cả các loại hình , nhưng trong du lịch mạo hiểm đó là
yếu tố cơ bản nhất. Bài báo “hành trình của tâm trí”
(The Times, 2000) cho rằng sự lên kế hoạch không
phải cho toàn bộ chuyến đi nhưng một phần của sự
kế hoạch và chuẩn bị cho phép mơ về sự say mê,
kích thích và sợ hãi có thể sẽ trải nghiệm, những rủi
ro được khuyến khích, hay đó là sự khai phá những
điều mới lạ. Về cơ bản thì hành trình tư duy của mỗi
người là khác nhau, song nó đủ mạnh để xây dựng
nên một đặc điểm của sản phẩm.”
Du lịch mạo hiểm là “một cái gì đó có khả năng cung
cấp cho người tham gia cảm giác kích thích ở mức độ
cao, thường thường là do đạt được những thành quả
về mặt trải nghiệm vật chất, cũng như tinh thần.”
Du lịch mạo hiểm là “những hoạt động giả trí bên
ngoài mà điểm đến là những nơi xa xôi, khác lạ,

hoang dã, và bao gồm một vài sự bất tiện về phương
tiện giao thông, cơ sở hạ tầng, và được kết hợp với
những hoạt động ở mức độ cao hoặc thấp.”
“Có lẽ chức năng cơ bản để phân biệt kỳ nghỉ mạo
hiểm là nó phải đảm bảo chất lượng của một cuộc
khai phá hay một cuộc viễn chinh, cho cả thời gian
của cuộc hành trình, không phải chỉ trong một hoặc
Addison, 1999: 416
Sung, 1997: 57
hai ngày.”
“Sự kết hợp của các hoạt động, tự nhiên và văn hoá
tạo nên du lịch mạo hiểm như là hàng loạt những thử
thách”.
Du lịch mạo hiểm là “tổng hợp của những hiện tượng
và mối quan hệ phát sinh từ sự tương tác giữa hoạt
động du lịch với môi trường tự nhiên, nơi mà xa so
với nơi cư trú thường xuyên của du khách và bao
hàm sự rủi ro mà có thể tác động đến người tham gia,
được tạo nên và sắp xếp theo sự trải nghiệm của du
khách.”
- Du lịch mạo hiểm “Hard” và “Soft”
+ So sánh Du lịch mạo hiểm Hard và Soft:
- Lịch sử hình thành & phát triển Du lịch mạo hiểm:
- Các hình thức Du lịch mạo hiểm:
+ Trekking
+ Leo núi
+ Chèo xuồng
+
- Đối tượng là khách du lịch mạo hiểm:
1.2 Các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển Du lịch mạo hiểm

Chúng ta có thể chia điểm đến của Du lịch mạo hiểm theo một vài cách sau
đây:
- Truyền thống, điểm đến được hình thành lâu đời và điểm đến mới – đây
thường là kết quả của sự phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm mới theo
chính sách du lịch của chính phủ.
- Địa điểm về mặt vật lý của điểm đến
- Điểm đến gắn liền với các hoạt động đặc trưng
- Tính mùa vụ của điểm đến Du lịch mạo hiểm
- Điểm đến mà hoàn toàn hay chỉ có du lịch mạo hiểm hay các điểm đến mà
các loại hình du lịch khác cũng quan trọng
- Điểm đến du lịch mạo hiểm mà thị trường chủ yếu là khách nội địa hay thị
trường là khách nước ngoài.
- Những điểm đến mà chỉ phụ thuộc vào khí hậu, thiếu thốn về cơ sở vật
chất hay những điểm đến tiện nghi và có những trang thiết bị phục vụ cho du
lịch mạo hiểm.
- Điểm đến mà có những đặc điểm khuyến khích du lịch mạo hiểm hay
những điểm đến không có điều kiện nhưng lại muốn thu hút khách du lịch
mạo hiểm.
- Điểm đến mà toàn bộ vùng lãnh thổ đều có thể du lịch mạo hiểm hay điểm
đến chỉ có một vài nơi cá thể có thể du lịch mạo hiểm.
2. Tình hình phát triển Du lịch mạo hiểm trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Trên thế giới
- Các nước phát triển Du lịch mạo hiểm
- Các hình thức Du lịch mạo hiểm độc đáo trên thế giới
2.2. Tại Việt Nam
Nước ta có tiềm năng du lịch đa dạng và đang nổi lên là một điểm đến
mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Với 3/4 địa hình là đồi núi, với các
hệ thống sông ngòi chằng chịt, các dãy núi đá vôi của địa hình karst, nhiều
hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng như các khu bảo
tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn, với hơn 3.000 km bờ biển tạo nên

những cảnh đẹp vô cùng phong phú, những bức tranh sinh động trải dài từ
Bắc đến Nam là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình
du lịch mạo hiểm. Địa hình nước ta rất thích hợp cho việc phát triển các loại
hình du lịch mạo hiểm như đi bộ (trekking), leo núi (hiking), đua ô tô, mô
tô, xe đạp, lặn biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù, dù lượn, khinh
khí cầu… Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản
sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông bắc,
Tây Bắc, miền Trung Tây Nguyên là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ
chức các tour du lịch mạo hiểm ở Việt Nam. Tuyến đường từ Đà Nẵng lên
Kon Tum, từ Đà Lạt về Phan Rang, đèo Prenn, tuyến đường số 4 từ Cao
Bằng đến Hà Giang, 2 tuyến đường tại Hà Giang (từ Thị xã Hà Giang lên
Đồng Văn và từ Bắc Quang đến Hoàng Su Phì sang Xín Mần), tuyến đường
vòng cung Tây Bắc từ Hoà Bình qua Sơn La lên Điện Biên, Lai Châu sang
Sa Pa (Lào Cai) và từ thị xã Lào Cai đến Bắc Hà là những tuyến đường có
cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và rất thích hợp cho việc tổ chức các
chương trình du lịch mạo hiểm như mô tô, ô tô, xe đạp. Đỉnh Phan Xi Păng,
khu vực đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dãy núi Lang Biang (Đà
Lạt), dãy núi Yên Tử (Quảng Ninh), đỉnh Bạch Mã, vách núi hòn Phụ Tử ở
Hà Tiên, là những nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch leo núi.
Việt Nam có rất nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ mà ở đó có thể tổ chức loại
hình du lịch vượt thác đầy mạo hiểm và hấp dẫn như Thác Đầu Đẳng (Hồ Ba
Bể), Thác Dray Sap, Dray Nu, Thác Dam Bri ở Tây Nguyên, Thác Bản Giốc
(Cao Bằng) và nhiều thác nước khác ở vùng núi Đông bắc và Tây bắc của
Tổ quốc. Với lợi thế bờ biển dài, hàng trăm bãi biển và nhiều hòn đảo đẹp và
hấp dẫn như đảo Cát Bà, đảo Cù Lao Chàm, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, các
đảo trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, chúng ta có thể tổ chức nhiều loại
hình du lịch mạo hiểm dưới biển và trên đảo như lặn biển, đua thuyền kayak,
đua thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển,… Hệ thống sông, hồ dày đặc
cũng là những tiềm năng to lớn cho việc tổ chức các loại hình du lịch mạo
hiểm. Các hồ như hồ Ba Bể, hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà, hồ Núi Cốc và các

con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Hương,
sông Cửu Long đều là những địa chỉ thích hợp cho việc tổ chức các tour du
lịch mạo hiểm dưới nước.
♦ Tây Bắc nói chung
♦ Phong Nha - Kẻ Bàng:
Tỉnh Quảng Bình và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà
Nội) đã xác định 9 tuyến du lịch mạo hiểm trong Vườn quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng. Đây là bước đầu để tỉnh đầu tư khai thác tiềm năng của di sản
thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ khách du lịch.
Các tuyến: bản Ban - hang Khe Ri; đường 20 - cây gùa đường kính 5m -
thung lũng Sinh Tồn và bản Đoòng - hang Én - hang Khe Ri được xem là
hấp dẫn nhất, và sẽ là sản phẩm chính của du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.
Với tuyến bản Ban - hang Khe Ri, phần đầu của hành trình là đoạn băng
rừng trên núi đá trầm tích lục nguyên màu đỏ của hệ tầng Mụ Giạ. Đây là
khởi nguồn của các dòng sông, suối chảy về hệ thống hang Vòm qua sông
Chày. Nhiều đoạn lòng suối hẹp, dốc đá 30-40 độ và nhiều thác nước tạo
nên sức hấp dẫn của tour du lịch mạo hiểm này. Đây thật sự là đoạn đường
thử thách sức khỏe và lòng dũng cảm của du khách. Sau khi vượt qua địa
hình sườn núi, đi thêm khoảng 1,5km tới chân một vách núi dựng đứng sẽ
tới cửa hang Khe Ri. Đường vào hang phải qua nhiều đoạn ngoằn ngoèo với
các hồ nước sâu. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng nơi khởi đầu của
những dòng sông chảy về phía đông ở Quảng Bình. Trong tuyến du lịch này,
ở đoạn đường từ bản Ban vào đến cửa hang Khe Ri, bạn sẽ phải vượt qua
những thử thách: những sườn dốc dựng đứng nguy hiểm luôn rình rập, cảm
giác nóng nực đến khó chịu và ruồi vàng, bọ chó, vắt, muỗi bu bám. Không
chỉ thế, còn những hiểm nguy khác đợi chờ ở phía trước như thú dữ, đặc biệt
là hổ. Hang sâu, đối mặt với bóng tối u tịch, lạnh lẽo, tiếng ầm vang đầy uy
lực của thác nước sôi réo và những vách đá trơn trượt cũng là một trải
nghiệm đặc biệt dành cho bất kỳ ai thích mạo hiểm. Du khách cũng phải bơi
trong làn nước đen kịt và lạnh giá của đá núi để vượt qua nhũ đá trơn ướt.

Có đoạn phải dùng dây để định hướng mới không bị lạc lối vào bãi đá. Với
tính chất phức tạp của địa hình, sự khó khăn, nguy hiểm của đường đi, tour
này được đánh giá ở cấp độ 3 của du lịch mạo hiểm, rất phù hợp cho những
người thích thử thách bản thân.
Tuyến đường 20 - cây gùa đường kính 5m - thung lũng Sinh Tồn là
tuyến chinh phục dãy núi đá cao trên 300m, với địa hình hiểm trở phát triển
trên núi đá vôi và xuyên rừng rậm hoang dã. Những vách núi đá vôi ở đây có
độ dốc trên 45 độ, là thử thách đầu tiên cho bạn. Muốn vượt qua vách núi
cheo leo hiểm trở này, mọi người phải chịu được áp lực của độ cao trên sườn
núi đá vôi sắc nhọn. Lên tới đỉnh bạn sẽ tiếp cận bề mặt đỉnh với những cánh
rừng nhiệt đới hoang sơ rậm rạp. Ngay trên đỉnh núi có một cây gùa
gốc đường kính tới 12 người ôm mới xuể (to 5m). Sau khi ngắm rừng núi
thỏa thích từ độ cao trên 300m, khách du lịch sẽ đi xuyên rừng hơn 4km để
khám phá vẻ đẹp hoang sơ và tiếp tục thử thách mình trên địa hình núi đá
vôi hiểm trở, sắc nhọn và những vách đá cheo leo. Trên địa hình này, người
dẫn tour phải thật sự biết đường, nếu không sẽ dễ bị lạc trong vùng núi đá
vôi trùng trùng. Qua hết đoạn đường núi đá sẽ tới thung lũng Sinh Tồn. Đó
là một kỳ quan mà thiên nhiên đã ban tặng con người với vẻ đẹp hoang sơ và
thuần khiết. Những chiếc dây thừng to mang theo trong chuyến đi bây giờ
mới có dịp dùng để tụt xuống khỏi những vách đá dựng đứng. Ngộp thở,
hiểm nguy khi treo mình trên những vách đá cao hàng trăm mét là cảm giác
của du khách đi tour này. Tuyến đi này không dài, nhưng nguy hiểm nhất
và được đánh giá ở cấp độ 3 du lịch mạo hiểm.
Tuyến bản Đoòng - hang Én - hang Khe Ri là tuyến kết hợp giữa du lịch
hang động và sinh thái trên các dạng cảnh quan khác nhau. Tuyến này chủ

×