Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích thực trạng tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và những giải pháp khắc phục khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.45 KB, 32 trang )

1 | P a g e
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ
năm 1960 của thế kỉ XX. Kể từ đó đến nay, chính sánh bảo hiểm xã hội đã
được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người
lao động. Bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn có mặt khi người lao động gặp
những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác
trong cuộc sống.
Từ khi Bộ luật lao động ra đời, BHXH được thực hiện theo điều lệ
BHXH đã thực sự đi vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị, có tác dụng
tích cực trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Tổ chức BHXH đã khẳng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình
trong nước, đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Bên cạnh những
thành tích đó BHXH Việt Nam vẫn còn có rất nhiều điểm chưa phù hợp đặc
biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước đặc biệt là thành tích
đó BHXH Việt Nam vẫn còn có rất nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là
trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Đặc biệt là các chinh sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trước thực tế đó,
em đã lựa chọn chuyên đề “Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo
hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Chuyên đề này của em nhằm mục đích chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm
1
2 | P a g e
của viêc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện để góp phần xây dựng hệ
thống bảo hiểm xã hội tốt hơn nữa.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần như sau:
ChươngI: Cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội tư nguyện
Chương II: Thực trạng tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt
Nam.
Chương III: Giải pháp cho việc triển khai bảo hiểm xã hội tại Việm Nam
nhằm khắc phuc khó khăn gặp phải.


2
3 | P a g e
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN
I. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước
ban hành và quản lý để vận động, khuyến khích người lao động và người sử
dụng lao động tự nguyện tham gia, nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập
cho chính bản thân người lao động và gia đình họ bị giảm hoặc mất nguồn
thu nhập do gặp phải những rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, tuổi già, tử tuất đồng thời đóng góp phần đảm bảo công bằng và an
sinh xã hội.
II. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện.
1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại
Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số
02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi
đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp
dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3
tháng;
3
4 | P a g e
- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức
hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;

- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa
tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận
BHXH một lần;
- Người tham gia khác.
2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện:
2.1.Nguyên tắc tự nguyện
-BHXH tự nguyện được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của người lao
động với tư cách là người tham gia BHXH cũng là người hưởng BHXH
- Đối tượng này vừa là chủ tư liệu sản xuất vừa là chủ sức lao động
- Quan hệ của họ với BHXH là quan hệ “lỏng” hoặc quan hệ “mềm”,
không mang tính bắt buộc như quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động
điều chỉnh. Bởi vậy họ tham gia BHXH mang tính “tự nguyện”, trên cơ
sở suy nghĩ về “tính lợi ích” khi tham gia BHXH.
2.2.Mọi người đều có quyền tham gia BHxh và có quyền hưởng bhxh
4
5 | P a g e
khi có các nhu cầu về bảo hiểm
-Quyền được BHXH của người lao động là một trong những biểu hiện cụ
thể của quyền con người.
- BHXH không phải là cái có sẵn => phải tạo ra bằng cách đóng góp tài
chính. (điều kiện cơ bản nhất để NLĐ được hưởng)
-Giữa nguyên lý BHXH và thực tiễn có khoảng cách; Căn cứ vào đặc
điểm và tình hình KTXH mỗi giai đoạn khác nhau để điều chỉnh hoàn
thiện chế độ BHXH
2.3.Nguyªn t¾c lÊy sè ®«ng bï sè Ýt
- BHXH là hình thức chia sẻ rủi ro của số ít người cho số đông
người cùng gánh chịu.
- Cách làm riêng có của BHXH là mọi người tham gia BHXH
đóng góp và tồn tích dần thành một quỹ BHXH độc lập và tập
trung dùng để chi trả trợ; sự đóng góp đó được thực hiện đều kỳ

(tháng, quý, năm) để giảm gánh nặng về tài chính cho người tham
gia BHXH và là sự đóng góp của số đông.
-Số đông người tham gia, nhưng chỉ có những người đủ điều kiện
mới được hưởng trợ cấp. Trong đó có người mới tham gia, mức
5
6 | P a g e
úng ớt hn nhiu mc tr cp => ly úng gúp ca s ụng bự.
2.4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích, các khả năng và phng pháp
đáp ứng nhu cầu bhxh
- Cõn i li ớch gia vic úng phớ BHXH cao hay thp vi mc
thu nhp dnh cho chi tiờu cỏ nhõn:
- úng thp: Li ớch trc mt tng, tr cp hng thp
- Hng tr cp cao phi úng cao, gim chi phớ chi tiờu.
- úng thp hng tr cp cao: Mt cõn i qu.
- Trong nghiờn cu xõy dng cỏc thit ch hoc trong iu hnh
BHXH c th cn phi tỡm ra gii phỏp kt hp hi ho li ớch
lõu di ca ngi lao ng, cng nh m bo kt hp hi ho gia
li ớch ca ngi tham gia BHXH v li ớch ca Nh nc.
2.6.Nguyên tắc mức h ởng tiền l ơng h u tỷ lệ thuận với mức đóng góp
bhxh
- L hỡnh thc t nguyn, khụng bao hm chớnh thc tr cp u ói
nờn BHXH t nguyn phi c xõy dng trờn nguyờn tc mc
hng tin lng hu phi t l thun vi mc ũng gúp BHXH,
ng thi cng l nguyờn tc m bo qu BHXH an ton, khuyn
khớch ngi lao ng tham gia BHXH t nguyn.
-Phn úng gúp v hng th ca ngi tham gia BHXH t
6
7 | P a g e
nguyện cần phải được tiền tệ hoá. Nguyên tắc này đảm bảo thuận
tiện cho việc quản lý quỹ BHXH. (Sự thuận tiện của quản lý giữa

thu bằng tiền và bằng hiện vật)
-Tuy nhiên mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ cũng cần
được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản phẩm thiết
yếu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. => đảm bảo cho chính
sách BHXH tự nguyện mang tính thực thi cao.
3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện:
3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền:
-Được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy
đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định
- Hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu
- Yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được
hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH
- Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền
lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự
nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện.
3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm:
- Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng theo quy định
7
8 | P a g e
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện
- Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.
4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện:
4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với
tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là:
- Đóng hàng tháng (đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu)
- Đóng hàng quý (đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
- Đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu)
4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng):
Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức thu

nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
Trong đó:
-) Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối
thiểu chung.
+ Lmin: mức lương tối thiểu chung;
+ m = 0, 1, 2, … n
-) Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến
8
9 | P a g e
tháng 12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ
tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng
22%.
4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện:
- Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng
hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH
- Thời hạn đăng ký: sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện:
- Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi
không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần,
- Trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại
phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ
chức BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự
nguyện dừng đóng.
5. Các chế độ BHXH tự nguyện:
5.1. Chế độ hưu trí:
5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng
thuộc một trong các trường hợp sau:
9

10 | P a g e
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
(kể cả thời gian đã đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu, nếu có).
b) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có
tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên,
trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
thì được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50
tuổi đến đủ 55 tuổi
c) Nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi,
nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại
Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007.
d) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có
tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên,
bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với
mức thấp hơn khi nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15
năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(không kể tuổi đời).
e) Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng
BHXH còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có
10
11 | P a g e
từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có
nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20
năm để hưởng lương hưu.
Việc xác định điều kiện về thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ
hưu trí thì một năm phải tính đủ 12 tháng.
5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng:
a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng

tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ;
mức tối đa bằng 75%.
Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH
một lần và tiền tuất một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3
tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6
tháng đến 12 tháng tính là một năm.
Trường hợp người hưởng lương hưu quy định tại trường hợp d thuộc
các trường hợp có điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, tỷ lệ lương hưu
được tính như nêu trên nhưng cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi
theo quy định bị giảm đi 1% mức lương hưu (mốc tuổi nghỉ hưu làm căn cứ
để tính giảm tỷ lệ lương hưu của từng đối tượng cụ thể theo Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày
11
12 | P a g e
19/4/2007).
b) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; mức bình quân tiền
lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu
hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một
lần được tính như sau:
- Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự
nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtn) = Tổng các mức thu
nhập tháng đóng BHXH/Tổng số tháng đóng BHXH
Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính
mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ
số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
- Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có
thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền
lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau:

Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH
(Mbqtl,tn) = [(Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt
buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) + Tổng số tháng đóng BHXH
bắt buộc]/ (Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số
tháng đóng BHXH tự nguyện)
12
13 | P a g e
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được
tính theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc
Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH bắt buộc hiện hành.
Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự
nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng
đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ
theo quy định của Chính phủ.
c) Mức lương hưu hàng tháng: Mức lương hưu hàng tháng được tính
bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng với mức bình quân thu
nhập tháng đóng BHXH hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu
nhập tháng đóng BHXH.
Người tham gia BHXH mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt
buộc đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng sau khi tính mà thấp
hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu
chung.
5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Người đủ điều kiện hưởng lương hưu nêu tại điểm 5.1.1 khoản 5.1 trên,
13
14 | P a g e
nếu đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, thì khi

nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp
một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với
nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính
bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền
lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2
khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định).
5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu:
Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu
thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ
chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo
BHXH tự nguyện.
5.1.5. Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng
được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm.
5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng:
a) Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng
tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi chấp hành hình phạt tù nhưng
không được hưởng án treo, hoặc khi xuất cảnh trái phép, hoặc khi bị Toà án
tuyên bố là mất tích.
Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng
14
15 | P a g e
liền kề với tháng người hưởng lương hưu hàng tháng chấp hành hình phạt tù
nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án
tuyên bố là mất tích.
b) Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện kể từ tháng liền kề
khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được
Toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp
pháp. Trường hợp nếu Toà án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền
lương hưu trong thời gian bị tạm dừng.
5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương

hưu:
a) Điều kiện hưởng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm
đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có
yêu cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia
BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện thì có thêm
15
16 | P a g e
điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH bắt buộc).
b) Mức hưởng BHXH một lần:
- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH,
cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng
hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH
nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy
định).
- Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ
một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5
tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2
khoản 5.1 trên.
5.2. Chế độ tử tuất
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng
chế độ tử như sau:
5.2.1. Trợ cấp mai táng:
a. Đối tượng và điều kiện hưởng: Các đối tượng sau đây khi chết bị
hoặc Toà án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai

táng:
- Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 05 năm đóng BHXH tự
nguyện;
16
17 | P a g e
- Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng
BHXH bắt buộc;
- Người đang hưởng lương hưu.
b. Mức trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương
tối thiểu chung tại tháng đối tượng nêu trên chết hoặc Tòa án có quyết định
tuyên bố là đã chết.
5.2.2. Trợ cấp tuất một lần:
a. Đối tượng: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được
hưởng trợ cấp tuất một lần:
- Người đang đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang hưởng lương hưu.
b. Mức trợ cấp tuất một lần:
* Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang đóng, người
đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện:
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian
đã đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm
đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình
quân thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy
định).
17
18 | P a g e
- Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời
gian đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số
tiền đã đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập

tháng đóng BHXH.
- Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian
đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm
hoặc từ đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ
cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã
đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân
tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm
tròn theo quy định). Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức
bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp
có thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc diện được tính mức
hưởng trợ cấp tiền tuất một lần).
-Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng
lương hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo
thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương
hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng
sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5
tháng lương hưu.
18
19 | P a g e
Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH
bắt buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân
nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được
hưởng trợ cấp tuất một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức
thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng:
a) Đối tượng: Người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15
năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo
lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi
chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
- Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài

giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ
đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở
lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55
tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức
lương tối thiểu chung.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người
khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên
19
20 | P a g e
đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu
nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ
hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có
trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với
nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc
có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
b) Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức
lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi
dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
c) Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4
người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân
nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng.
d) Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ
tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
1) Thuận lợi trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tại việt nam
20

21 | P a g e
- phạm vi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nói chung là rất rộng,
có thể bao hàm cả các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Phạm vi đối
tượng tham gia rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai BHXH tự
nguyện một cách dễ dàng.
-Đươc sự ủng hộ rất lớn của nhà nước, đảm bảo hoạt động quỹ luôn ổn định,
vững mạnh. Tạo lòng tin cho người tham gia
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có phương thức đóng góp rất linh hoạt . Không
như những loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta
cho phép người tham gia được lựa chọn mức đóng cho phù hợp với thu nhập
của mình. Vì thế mức phí sẽ rất phù hợp với khả năng đóng góp và nguyện
vọng thụ hưởng sau này của người tham gia. Trong đó, tổng số tiền đóng
trong quá trình tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi 60 tuổi sẽ được cộng
toàn bộ cùng với tiền lãi, rồi chia ngược trở lại cho số năm dự kiến được
hưởng (xác định dựa trên tuổi thọ bình quân của người VN, loại trừ những
người tử vong sớm do tai nạn, bệnh tật ) để tính ra số lương hưu hằng
tháng.
- BHXH tự nguyện có sự khác biệt so với BHXH bắt buộc là người tham gia
BHXH bắt buộc khi nghỉ hưu sẽ được hưởng 75% lương cho đến khi mất,
nhưng có người chưa kịp cầm sổ, hoặc mới được hưởng lương hưu vài năm
đã mất thì gia đình chỉ được trợ cấp tiền tuất. Nhưng với BHXH tự nguyện,
21
22 | P a g e
những trường hợp này gia đình sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đã đóng.
- Một trong những thuận lợi nữa cho khách hàng tham gia BHXH tự nguyện
là trong trường hợp rủi ro, bị giảm thu nhập thì người tham gia BHXH tự
nguyện có thể tạm ngừng đóng BHXH, sau đó được đóng bù.
- Khi nhận sổ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhận luôn thẻ
bảo hiểm y tế miễn phí và được hưởng các chính sách tương tự như những
người hưu trí hiện nay.

- Có sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. NLĐ trước
đây tham gia BHXH bắt buộc, vì lý do nào đó phải nghỉ việc, nếu sau đó
chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, hoặc đối với trường hợp chuyển từ
BHXH tự nguyện sang BHXH bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đã đóng
để làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH. Với sự phát triển của thị trường lao
động, việc di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác là một tất
yếu, cách tính trên sẽ đáp ứng được tình hình chu chuyển lao động và đảm
bảo quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH.
- Nhờ có các kênh truyền thông đại chúng hiện nay thông qua công tác
tuyên truyền, quảng cáo linh hoạt đã đưa các lợi ích tối đa mà BHXH tự
nguyện đem lại đi sâu vào tư tưởng của người dân. Đây là một thuận lợi
không nhỏ, các tư vấn bảo hiểm có thể dẫn dắt được người dân tin tưởng
tham gia BHXH tự nguyện.
22
23 | P a g e
-Dân số của nước ta hiện nay đang là dân số vàng. Quy mô lao động lớn
chiếm khoảng 67.9 % dân số cả nước.trong đó nhưỡng người làm ngành
nghề tự do rất lớn. Tạo nên môi trương thuận lợi cho việc triển khai BHXH
tự nguyện.
-Tạo điều kiện cho người lao động có thể hưởng lương hưu hàng tháng khi
mà đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chư đủ điều kiện
-Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm tới bảo hiểm tư nguyện và coi đó
như một chính sáng hàng đầu cần quan tâm
-Trình độ dân chí ngày càng nâng cao sư hiểu biết về chính sách bảo hiểm
xã hội ngay càng nâng cao.
2) Những khó khăn thách thức khi triển khai BHXH tự nguyện tại Việt
Nam
- Cả nước ta có trên 70 nghìn người tham gia bảo hiểm xã tự
nguyện .đó là một con số rất thấp so với lực lượng dân số của nước ta. Vì
chính sách tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất hạn chế

- Điều kiện thu nhập thấp và không ổn định thu nhập của từng người
lao động là rất khác nhau nên BHXH tự nguyện khó triển khai hơn so với
BHXH bắt buộc. Vì BHXH bắt buộc có thể thu tại cơ quan, doanh nghiệp
còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là phải thu của từng người một. Và nếu triển
khai như vậy thì chi phí cho hoạt động của bộ máy sẽ rất lớn.hơn nữa thu
23
24 | P a g e
nhập của người lao đông việt nam thường là rất thấp và không ổn định rất
khó để biết chính sác tiền lương hàng tháng của họ là bao nhiêu
- Khả năng nhận thức của người dân còn yếu
Người tham gia BHXH tự nguyện chưa nắm được chính sách ưu việt
của BHXH tự nguyện đem lại cho mình. Kèm theo, điều kiện kinh tế của các
gia đình đại đa số còn ở mức độ thấp, trình độ dân trí không đồng đều có
khoảng cách lớn giữa nông thôn và thành thị, do vậy bước đầu người dân
chưa thấy hết được những lợi ích to lớn khi tham gia BHXH tự nguyện.
- Sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước chưa đúng với tầm quan trọng của chính
sách bhxh tự nguyện mang lại
BHXH tự nguyện khác với các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác là
nó không được phép phá sản do bản chất xã hội của BHXH tự nguyện. Nhà
nước phải bảo đảm hoạt động ổn định cho quỹ BHXH tự nguyện và có thể
phải hỗ trợ những khi cần thiết. Để triển khai được chính sách BHXH tự
nguyện, ngân sách Nhà nước sẽ phải “gánh” thêm một phần không nhỏ
trong khi đó ngân sách Nhà nước hiện đang rất khó khăn.
-Trên thục tế hiện nay BHXH tự nguyện ở Việt Nam chỉ có những người có
thu nhập khá giả mới tham gia được còn những người nghèo khó thì không
thể tham gia do bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa theo nguyên tắc mức đóng
mức đóng và mức hưởng .
24
25 | P a g e
-Việc triển khai BHXH tự nguỵện chưa đồng bộ. Công tác tuyên truyền

chuyền con kém dẫn đến viếc đa số người dân chưa hiểu biết rõ về chính
sách
-Thủ tục tham gia và hưởng BHXH tự nguyện còn rất phức tạp chưa tạo điều
kiện cho người tham gia va thụ hưởng
-Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu hàng
tháng khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã
hội trở lên. Hoặc nam từ đủ 55 tuổi trở lên, nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với
người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian
đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên trong đó có đủ 15 năm
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm
làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Như vậy, thời gian để
được thụ hưởng dài dẫn đến người dân không mấy “hào hứng”.
-Người dân thấy người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có tới 5 chế độ
được Nhà nước hỗ trợ đóng phí. Trong khi đối với Bảo hiểm xã hội tự
nguyện, họ phải lo đóng phí hoàn toàn mà người tham gia chỉ được hưởng 2
chế độ là hưu trí và tử tuất. Với người dân, thói quen chỉ nhìn thấy cái lợi
trước mắt, chưa thấy được lợi ích lâu dài khi tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện nên tỷ lệ người dân nông thôn tham gia loại hình bảo hiểm này còn
thấp là điều dễ lý giải.
25

×