Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.21 KB, 3 trang )
D Â N T Ộ C
Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Việt (Kinh)
chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc. Trải qua bao
thế kỷ, cộng động các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu
tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước, Mỗi
dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong
các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong
cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những
nét chung. Đó là đức tính cân cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn
bó hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm
nhường Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam.
54 dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Việt (Kinh), Chức, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer, có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cờ-
tu, Giẻ-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, M'Nông, ơ-du, Rơ-măm, Tà-Ôi, Xinh-
mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.
- Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La-chí, La ha, Pu péo.
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai, Ra-giai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.
T ÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn: Ðạo Phật, đạo Thiên
Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hoà Hảo
Ðạo Phật: Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, đến đời Lý (thế kỷ thứ
XI) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo
được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại
nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời
kỳ này.