Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

Giáo án Công nghệ 9 cả năm_CKTKN_Bộ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 171 trang )

CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 1 Tiết: 1
Tuần: 1
Ngày dạy: 22/8/2013


1/ MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Biết được vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Có được một số thông tin về nghề điện.
1.2/. Kĩ năng:
- Biết cách sừ dung một số dung cụ, đồ dùng điện.
- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện.
1.3/. Thái dộ:
- Có ý thức tìm hiểu nghề.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Biết được vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Có được một số thông tin về nghề điện.
3/ CHUẨN BỊ:

3.1. GV:
- Nghiên cứu nội dung bài SGK, SGV.
- Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo.
- Tranh ảnh nghề điện dân dụng.
- Kế hoạch bài dạy.
3.2. HS:
- Xem trước nội dung bài “Giới thiệu nghề điện dân dụng”.
- Xem lại kiến thức Công Nghệ 8 về vai trò của điện năng.
4/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:


4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Tiến trình bài học:
GV đặt câu hỏi:
- Chúng ta hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu trong cuộc sống không có những người
làm việc trong nghề điện dân dụng?
+ Trong lớp học
+ Trong sinh hoạt, đời sống xã hội
+ Trong sản xuất
- HS trả lời
GV nêu mục tiêu của bài
Năm học: 2013- 2014
1
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Họat động GV,HS Nội dung
Hoạt động 1 7 phút
Mục tiêu”Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề điện
dân dụng trong s ản xuất và đời sống
? Để lắp đặt một mạng điện trong nhà ta phải tìm ai?
Tại sao?
trả lời: Chúng ta tìm thợ điện , vì họ là ngưới có trình
độ chuyên môn về nghề điện
- GV bổ sung
? Trong sản xuất nghề điện có vai trò như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
? Trong đời sống nghề điện có vai trò như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
I - Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng
trong sản xuất và đời sống:
Nghề điện dân dụng nói chung, điện dân

dụng nói riêng góp phần đẩy nhanh tốc độ
CNH – HĐH đất nước.
Hoạt động 2: 6 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu đối tượng lao động của nghề
điện dân dụng :
- GV giải thích rõ cụm từ “ Đối tượng lao đông ”
? Hãy kể tên một số đối tượng lao động mà em biết?
trả lời: Công tắc, cầu dao, nguồn điện…
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
II- Đặc điểm yêu cầu của nghề
1. Đối tượng lao động của nghề điện dân
dụng
- Thiết bị bảo vệ đống cắt và lấy điện
- Nguồn điện xoay chiều, điện áp thấp
dưới 380V
- Thiết bị đo lường điện
- Vật liệu dụng cụ làm việc của nghề điện
- Các lọai đồ dùng điện
Hoạt động 3: 5 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu về nội dung lao động của nghề
diện dân dụng :
? Nghề điện dân dụng lao động trong các lĩnh vực
nào?
+ Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh họat (*)
+ Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện (**)
+ Vận hành bảo dưỡng sửa chữa mạng điện, đồ dùng
điện (***)
+ *: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà, lắp đặt
đường dây hạ áp

+ **: Lắp đặt điều hòa không khí, lắp đặt máy bơm
nước
+***: Sửa chửa quạt điện, bảo dưởng sửa chữa máy
giặt
- GV kế luận
- GV yêu cầu HS thảo luận làm bài tập (SGK tr 6):
? Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng với chuyện
ngành của nghề điện dân dụng vào các cột trong
bảng.
- GV nhận xét, kết luận
2. Nội dung lao động của nghề điện dân
dụng
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
VD: Lắp đặt trạm biến áp phân xưởng…
- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
VD: Lắp đặt tủ lạnh…
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện,
thiết bị và đồ dùng điện
VD: Sửa chữa Tivi….

Năm học: 2013- 2014
2
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động 4: 4 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu Điều kiện làm việc của nghề
điện dân dụng
GV yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập (SGK Tr 6)
? Người thợ điện làm việc trong những điều kiện như
thế nào?
trả lời:

+ Làm việc ngòai trời
+ Thường đi lưu động
+ Làm việc trong nhà
+ Nguy hiểm vì gần khu vực có điện
+ Làm việc trên cao
-HS khác nhân xét
- Việc lắp đặt đường dây sửa chữa, hiệu chỉnh của
thiết bị, trên cao, lưu động gần khu vực có điện nguy
hiểm.
- Công tác bảo dưỡng sửa chữa hiệu chỉnh, sản xuất
chế tạo các thiết bị thường
- GV nhận xét, kết luận
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân
dụng
+ Làm việc ngòai trời
+ Thường đi lưu động
+ Làm việc trong nhà
+ Nguy hiểm vì gần khu vực có điện
+ Làm việc trên cao

Hoạt động 5: 5 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu yêu cầu của nghề điện dân
dụng đối với người lao động
? Có phải bất kỳ ai củng có thể trở thành người thợ
điện không?
? Để làm được nghề điện cần có những yêu cầu nào?
phải có kiến thức, kĩ năng, sức khỏe và phải yêu nghề
- GV nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
4. yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với

người lao động
- Kiến thức: có trình độ tốt nghiệp THCS,
nắm vững kiến thức cơ bản kỉ thuật điện
- Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo
dưỡng, lắp đặt các thiết bị và mạng điện
- Sức khỏe: có sức khỏe trên trung bình,
không mắc các bệnh huyết áp, tim, phổi…
- Thái độ: yêu thích công việc của nghề điện
Hoạt động 6: 5 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu triển vọng của nghề điện dân
dụng
? Theo em nghề điện có triển vọng phát triển như thế
nào?
+ Phát tiển phục vụ CNH-HĐH đất nước
+ Gắn liền với sự phát tiển của điện năng
+ Nghề điện phát triển ở cả thành phố, nông thôn,
miền núi
+ Người thợ điện cần trao dòi kiến thức để theo kịp
sự phát triển của điện năng
- GV nhận xét ,bổ sung
5. Triển vọng phát triển của nghề
- Nghề điện phát triển để phục vụ sự nghiệp
CNH – HĐH
- Nghề điện gắn liền với sự phát triển điện
năng, đồ dùng điện…
- Nghề điện phát triển không những thành thị
mà còn ở nông thôn, miền núi.
- Người thợ điện phải thường xuyên trao dòi
kiến thức để theo kịp sự phát triển của cách
mạng khoa học kĩ thuật

Hoạt động 7: 5 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu những nơi đào tạo và hoạt
đông nghề
Tổ chức các hoa75
? Hãy liệt kê những nơi đào tạo nghề điện dân dụng?
- GV bổ sung, liên hê thực tế
6. những nơi đào tạo và hoạt đông nghề
- trung tâm dạy nghề, các trường kĩ thuật…
- HS khác bổ sung
Năm học: 2013- 2014
3
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động 8: 5 phút
Mục tiêu :Tìm hiểu những nơi hoạt động nghề
? Hãy liệt kê hững nơi họat động nghề?
- GV bổ sung, kết luận
7. những nơi hoạt động nghề
- gia đình tiêu dùng điện, cơ quan, xí nghiệp,
lớp học…
4.4/ Tổng kết
GV nêu câu hỏi củng cố:
? Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì?
? Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
? Để trở thành người thợ điện cần phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức
khỏe?
GV nhận xét giờ học.
4.5/ Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:
- Về học bài, xem bài 2 SGK ở nhà.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

- Sưu tầm: mẫu dây điện, dây cáp, vật liệu cách điện
5. PHỤ LỤC:



Năm học: 2013- 2014
4
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
BÀI 2 Tiết: 2
Ngày soạn: ……………………….
Tuần: 2
Ngày dạy:29/08/2013
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
1.2/. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
1.3/. Thái độ:
- Có thái độ ham thích học tập bộ môn.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1. GV:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài trong SGK, SGV.Các tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh hình SGK.
- Mẫu vật: một số dây dẫn điện, dây cáp điện.
- Một số vật cách điện của mạng điện.
- Kế hoạch bài dạy.
3.2. HS:
- Xem bài trước nội dung bài.

- Sưu tầm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
? Trình bày những nội dung công việc của nghề điện dân dụng?
? Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức
khỏe?
4.3. tiến trình bài học:
Để truyền tải điện năng từ nơi sản xuấthoặc phân phối điện năng đến nơi tiêu thụ người ta
dùng cái gì ?
Để lắp đặt một mạng điện ta sử dụng cái gì ?
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu bài: “ Vật liệu điện dùng trong lắp
đặt mạng điện trong nhà”
Hoạt động của GV, HS Nội dung
Hoạt đông 1: 15 phút
Mục tiêu: Tìm hiểu về dây dẫn điện
- Treo hình 2-1 SGK về một số lọai dây dẫn điện
- Hướng dẫn HS quan sát, phân loại và ghí số thứ tự
của hình vào bảng 2-1
+ Dây dẫn bọc cách điện: a,b,c,d
I- DÂY DẪN ĐIỆN
1. Phân loại
- Dựa vào lớp vỏ:
+ Dây trần
+ Dây bọc cách điện
- Dựa vào số lõi
Năm học: 2013- 2014
5
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
+ dây dẫn lõi nhiều sợi: b,c,d

+ Dây dẫn lõi một sợi: a
- Nhận xét và kết luận
- Treo bảng phụ về nội dung bài tập (SGK/Tr 10)
- Hướng dẫn HS điền những từ thích hợp vào chỗ
trống
+ Dựa vào lớp vỏ cách điện có dây dẫn trần và dây
dẫn bọc cách điện.
+ Dựa vào số lõi và số sợi có dây một lõi, dây nhiều
lõi, dây lõi một sợi và lõi nhiều sợi.
- Nhận xét và kết luận
- Phát cho HS một số mẫu dây dẫn điện có vo bọc
cách điện
- Yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi
? Dây dẫn được bọc cách điện có cấu tạo gồm mấy
phần?
+ Lõi: làm bằng đồng vì đồng dẫn điện tốt
+ Vỏ cách điện: làm bằng cao su nhằm đảm bảo an
toàn điện cho người sử dụng
? Các phần của dây dẫn được làm bằng vật liệu gì?
+ M: lõi đồng
+ Số lõi dây là 2
+ Tiết điện lõi dây 1,5 mm
2
? Taị sao phải sử dụng vật liệu đó?
- Nhận xét và kết luận
? Có cần phải lựa chon dây dẫn điện cho việc lắp
đặt một mạng điện không? Tại sao?
- Nhấn mạnh: Tùy theo yêu cầu mà lựa chọn dây
dẫn điện cho phù hợp.
-GV giới thiệu kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện

? Hãy đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế
mạng điện: M(2 X 1,5)
-Nhân xét và két luận
? Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý gì?
- Nhận xét và kế luận
+ Dây một lõi
+ Dây nhiều lõi
- Dựa vào số sợi
+ Dây lõi một sợi
+ Dây lõi nhiều sợi

2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện
Gồm 2 phần chính:
- Lõi
- Vỏ cách điện
* Ngoài ra một số loại dây còn có thêm lớp vỏ
bảo vệ chống va đập cơ học
3. Sử dụng dây điện
Tùy theo yêu cầu sử dụng mà ta lựa chọn dây
dẫn điện cho phù hợp tránh lãng phí.
Kí hiệu :
M (n x F ) (mm
2
)
Trong đó :
- M : kí hiệu lõi đồng
- n : số lõi
- F : tiết diện của lõi (mm
2
)

* Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý :
- Thường xuyên kiểm tra vỏ
- Đảm bảo an toàn điện đối với dây dẫn điện nối
dài ( cần sử dụng phích cắm)
Hoạt động 2: 13 phút
Mục tiêu:Tìm hiểu về dây cáp điện
- Phát cho HS một số lọai dây dẫn và dây cáp điện
? Hãy phân biệt dây cáp và dây dẫn điện
+ Cáp diện gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện
? Hãy quan sát các mẫu dây cáp, mô tả cấu tạo của
dây cáp, vật liệu làm nên từng phần?
+ Cáp điện có cấu tạo gồm:
* Lõi: Làm bằng đồng nhôm
* Vỏ cách điện: bằng cao su
* Vỏ bảo vệ
- Nhận xét và ket luận
- Nhấn mạnh: Cáp điện của mạng điện trong nhà có
lớp vỏ bảo vệ mềm chịu được nắng mưa
II- DÂY CÁP ĐIỆN
1. Cấu tạo
Gồm 3 phần:
- Lõi cáp
- Vỏ cách điện
- Vỏ bảo vệ: chế tạo phù hợp với môi trường lắp
đặt khác nhau: chịu mặn, chịu nhiệt, chịu ăn
mòn
Năm học: 2013- 2014
6
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- Đặt câu hỏi liên hệ thực tế:

? Cáp thường được dùng ở đâu?
+ Dùng truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến
các hộ tiệu thụ
- HS nhận xét, bổ sung
- HĐ từng cặp,thảo luận (2 phút):
+ Cáp đặt trước đồng hồ điện
+ Chú ý cấp điện áp, chất cách điện, chất liệu làm
lõi…
GV nhận xét, bổ sung
? Với mạng điện trong nhà, cáp sử dụng ở đâu?
? Khi sử dụng cáp điện cần chú ý gì?
- Nhận xét và lế luận
2. Sử dụng cáp điện
Cáp điện dùng để lắp ở đường dây hạ áp dẫn
điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng
điện trong nhà.
* Khi sử dung cáp điện cần chú ý :
- Chất cách điện
- Cấp điện áp
- Chất liệu làm lõi
Hoạt động 3: 7 phút
Mục tiêu:Tìm hiểu về vật liệu cách điện
- Hỏi kiến thức cũ:
? Thế nào là vật liệu cách điện? Cho ví dụ?
+ Là vật liệu có điện trở suất lớn và lhông cho dòng
điện chạy qua
- Nhận xét và kết luận
? Tại sao trong lắp đặt mạng điện phải dùng vật liệu
cách điện?
+ Để đảm bảo an toàn cho mạng điện và cho con

người
+ Có độ bền cách điện cao, chịu nhiệt tốt, có độ bền
cơ học cao
? Những vật liệu cách điện đó phải đãm bảo những
yêu cầu gì ? + Puli sứ
+ Ống luồn dây dẫn
+ Vỏ cầu chì
+ Vỏ đui đèn
+ Mica
- Nhận xét và kết luận
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS làm bài tập (SGK/ Tr
12)
- Nhận xét và kết luận
III- VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
* Vât liệu cách điện dùng để cách li các phần
dẫn điện với nhau, giữa phần mang điện và phần
không mang điện khác.
* Yêu cầu của vật liệu cách điện :
- Cách điện cao
- Chịu nhiệt tốt
- Chống ẩm tốt
- Độ bền cơ học cao
4.4/ TỔNG KẾT:
GV nêu câu hỏi củng cố:
? So sánh điểm giống và khác nhau của cáp điện và dây dẫn điện?
? Thế nào là vật liệu cách điện? Cho ví dụ? Vật liệu cách điện phải có những yêu cầu nào ?
GV nhận xét giờ học.
4.5/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Đối với bài học ở tiết này:
GV dặn dò HS xem bài đề trả lời các câu hỏi sau:

? Công dụng của đồng hồ đo điện là gì?
? Tại sao người ta phải lắp vôn kế và ampe kế lên vỏ máy biến áp?
? Hãy điền công dụng và tên dụng cụ vào những ô trống trong bảng 3-4 (SGK/ Tr 15)
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Xem và chuẩn bị nội dung bài 3: dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
5/ PHỤ LỤC:
Năm học: 2013- 2014
7
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 3 Tiết: 3
Tuần: 3
Ngày dạy:06/9/2013

1/ MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Biết được công dung, phân loại của một số đồng hồ đo điện
1.2/. Kĩ năng:
- Biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện
1.3/. Thái độ:
- Có hứng thú tìm tòi, học tập bộ môn.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Biết được công dung, phân loại của một số đồng hồ đo điện
3/ CHUẨN BỊ:
3.1. GV:
- Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện
- Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí thường dùng trong lắp đặt điện
- Một số đồng hồ đo điện: Vôn kế, Ampe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
- Một số dụng cụ cơ khí: thước cuộn, thước cặp, kìm điện các loại,khoan,…
3.2. HS:
- Xem bài trước ở nhà

- Chuẩn bị bảng phụ cho mỗi nhóm
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện HS
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2. Kiểm tra miệng:
? So sánh sự khác nhau của dây dẫn và dây cáp điện. Cáp điện dùng làm gì ?
? Thế nào là vật liệu cách điện? Khoanh tròn câu trả lời đúng ?
Vật liệu cách điện là :
A. Đồng B. Cao su C. Nhựa D. Chì
3. Tiến trình bài học:
Các đồ dùng điện trong gia đình hoạt động như thế nào? Chắc rằng sẽ có những lúc chúng bị
hư hỏng. Vậy làm cách nào để biết được tình trang làm việc của các đồ dùng điện? Để biết đươc điều
đó , chúng ta cùng đi tìm hiểu bài “ Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện’’
Hoạt động GV, HS Nội dung
Hoạt động 1: 7 phút
Mục tiêu: Tìm hiểu về công dụng của đồng hồ
đo điện
? Hãy kể tên một số đồng đo điện mà em biết?
Ampe kế, Vôn kế, đồng hồ đo điện (công tơ),…
- Nhận xét và kết luận
I- ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
1. Công dụng của đồng hồ đo điện:
Giúp ta biết được tình trạng làm việc của
thiết bị điện phán đoán được nguyện nhân
những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm
việc không bình thường của mạch điện và đồ
Năm học: 2013- 2014
8
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

- Nhấn mạnh: Tùy theo mục đích sử dụng mà ta lựa
chọn loại đồng hồ cho phù hợp
- Treo bảng phụ:
? Hãy tìm trong bảng 3-1 (SGK / Tr 13) những đại
lượng đo của đồng hồ đo điện và đánh dấu (X) vào
ô trống 
+ Cường độ dòng điện 
+ Điện trở mạch điện 
+ Đường kính dây 
+ Công suất tiêu thụ 
+ Cường đô sáng 
+ Điện năng tiêu thụ 
+ Điện áp 
- Nhận xét và kết luận
? Vậy công dụng của đồng hồ đo điện là gì?
- Nhận xét và kết luận
? Tại sao người ta phải lắp ampe kế và vôn kế trên
vỏ máy biến áp?
Để biết được tình trạng làm việc của các đồ dùng
điện, nếu xảy ra sự cố dòng điện thì điều chỉnh…
- Nhận xét và kết luận
- Nhấn mạnh: Nhằm để đo trị số định mức của các
đại lượng điện, đồng thời biết được tình trạng làm
việc của đồ dùng điện có bình thường không…
dùng điện
Hoạt động 2: 6 phút
Mục tiêu: Tìm hiểu cách phân loại đồng hồ đo
điện
- Nhấn mạnh: Có nhiều cách phân loại đồng hồ đo
điện nhưng chủ yếu ta dựa vào đại lượng đo để

phân loại
- Treo bảng phụ:
? Hãy điền những đại lượng đo tương ứng với đồng
hồ đo điện vào bảng 3-2 (SGK/ Tr 14) + Ampe kế:
cường độ dòng điện
+ Vôn kế: điện áp
+ Oát kế: công suất tiêu thụ
+ Đồ hồ vạn năng: cường đồ dòng điện, điện trở,
điện áp
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng 3-1 làm bài tập
+ Công tơ: điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
- Nhận xét và kết luận
2. Phân loại đồng hồ đo điện
Dựa vào đại lượng đo đồng hồ điện được
phân loại
Đồng hồ đo điện Đại lượng đo
Ampe kế
Oát kế
Vôn kế
Công tơ
Ôm kế
Đồng hồ vạn năng
Cường độ dòng điện
Công suất tiêu thụ
Điện áp
Điện năng tiêu thụ
của đồ dùng điện
Điện trở mạch điện
CĐDĐ, điện trở, diện
áp

Hoạt động 3: 7 phút
Mục tiêu: Tìm hiểu một số kí hiệu của đồng hồ
đo điện
- Yêu cầu HS đọc nội dung bảng 3-3(SGK/ Tr 14)
- Yêu cầu HS quan sát các kí hiệu ghi trên mặt :
vôn kế, ampe kế, vạn năng kế
? Đọc các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ?
3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
Tên gọi Kí hiệu
Vôn kế V
Ampe kế A
Oát kế W
Công tơ điện kWh
Năm học: 2013- 2014
9
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
+ ; : đồng hồ được đặt nằm; đặt thẳng đứng
+ ∼: đo dòng điện xoay chiều
+ −: đo dòng điện một chiều
+ A: đồng hồ đo CĐDĐ
+ V: đồng hồ đo điện áp
- Nhận xét và kết luận
- GV nhấn mạnh : cấp chính xác thể hiện sai số của
phép đo
Om kế

Cấp chính xác 0.1; 0.5
Điện áp thử cách
điện
2kV

Phương đặt dụng
cu đo
→ ; 
Hoạt động 4 : 15 phút
Mục tiêu: Tìm hiểu một số dụng cụ cơ khí
- Nhấn mạnh sự cần thiết của một số dụng cụ cơ
khí trong việc lắp đặt mạng điện
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Hãy điền tên và công dụng của những dụng cụ cơ
khí vào bảng 3.4 (SGK/ Tr15)
+ Thước cuộn: đo kích thước dây dẫn
+ Tuavit: tháo lắp ốc vít
+ Búa: dùng để đống đinh
+ Cưa: cưa cắt ống nhựa, kim loại
+ Kìm: cắt dây dẫn, tuốt dây…
+ Khoan: khoan lỗ trên gỗ, bêtông…
- Nhận xét và kết luận bằng cách treo bảng phụ về
tên và công dụng của“một số dụng cụ cơ khí” đã
chuẩn bị hoàn chỉnh
? Có cần phải lựa chọn các dụng cụ cơ khí khi sử
dụng không? Vì sao?
- Nhận xét và kết luận
II- DỤNG CỤ CƠ KHÍ
* Dụng cụ cơ khí gồm có: kìm, tua vít, thước
dây, thước lá, thước cặp, búa, khoan,…
* Chú ý :
Tuỳ theo công việc mà ta lựa chọn dụng
cụ cho phù hợp để nâng cao hiệu quả của công
việc
4.4/ TỔNG KẾT:

GV nêu câu hỏi củng cố:
? Hãy nêu tên và công dụng của một số dụng cụ cơ khí trong nghề điện?
? Hãy điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào ô  . Với những câu sai tìm từ sai
sửa lại để nội dung của câu thành đúng.
Câu Đ – S Từ sai Từ đúng
1
Để đo điện trở phải dùng oát kế
2
Ampe kế được mắc song song với
mạch điện cần đo
3
Đồng hồ vạn năng có thể đo được cả
điện áp, điện trở của mạch điện
4
Vôn kế được mắc nối tiếp với mạch
điện cần đo
- GV cho HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học
4.5/. Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:
Xem lại bài và học thuộc bài
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị: các loại điện trở, dây dẫn điện, tua vít, kìm điện, bút thử điện
- Xem trước cách sử dụng đồng hồ ở bài 4 SGK
Năm học: 2013- 2014
10
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
5/ PHỤ LỤC:
Năm học: 2013- 2014
11

CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 4 Tiết: 4
Tuần: 4
Ngày dạy: 12/9/2013

Bài 4: THỰC HÀNH
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN
1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.1/. KiẾn thức:
- HS đọc được các kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện
- Biết cách sử dung đồng hồ đo điện vôn kế, ampe kế,
1.2/. Kĩ Năng:
- Sử dụng được vôn kế và ampe kế để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện
1.3/. Thái độ:
- Hứng thú học tập bộ môn
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- HS đọc được các kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện
- Biết cách sử dung đồng hồ đo điện vôn kế, ampe kế,
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/. GV:
- Nghiên cứu nội dung bài 3 và bài 4 trong SGK, SGV.
- Nghiện cứu, tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan.
- Chuẩn bị: vôn kế (1) , ampe kế (1) , ôm kế (1), oát kế (1), đồng hồ vạn năng.
- Bảng phụ các kí hiệu
- Kế hoạch bài dạy
3.2/. HS:
- Xem trước nội dung bài ở nhà
- Chia nhóm
- Chuẩn bị một số vật liệu thiết bị thực hành: điện trở các loại, dây dẫn, cuộn dây… Dụng cụ:
bút thử điện, tua vít

- Báo cáo thực hành
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện HS
Kiểm tra vệ sinh lớp học
4.2/. Kiểm tra miệng:
? Khoanh tròn câu trả lời đúng:
1. Vôn kế dùng để đo:
A. Cường độ dòng điện B. Hiệu điện thế C. Công suất D. Điện trở
2. Vạn năng kế dùng để đo:
A. Cường độ dòng đien B. Hiệu điện thế C. Điện trở D. Cả A, B, C
? Sắp xếp cột A và B cho đúng với tên gọi và công dụng của các dụng cụ cơ khí?
A B
Năm học: 2013- 2014
12
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Kìm
2. Búa
3. Khoan
4. Tua vít
5. Thước cặp
a. Dùng khoan lỗ
b. Dùng để đóc , nhổ đinh
c. Đo đường kính dây dẫn
d. Dùng cắt , tuốt dây
e. Dùng vặn, mở ốc vít
4.3/. Tiến trình bài học:
Vôn kế và ampe kế là hai loại đồng hồ đo được sử dụng rất rộng rãi . Mỗi dụng cụ đo có đặc
tình sử dụng riêng vì thế để sử dụng đúng và tránh các sai lầm đáng tiếc chúng ta cần nắm vững chức
năng và cách sử dụng chúng.

Để củng cố các kiến thức đã học chúng ta cùng học bài thực hành “ Sử dụng đồng hồ đo
điện”
Hoạt động GV, HS Nội dung
Hoạt động 1: ( 5 phút )
Mục tiêu: Chuẩn bị và yêu cầu bài thực hành:
- Cho HS chia nhóm thực hành
? Đọc bài 5, hãy cho biết nội dung bài này giúp em biết
làm gì ?
+ Biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện
+ Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện
+ Đo được điện trở của mạch điện
? Vậy để thực hiện bài này ta cần chuẩn bị những vật
liệu gì? Cần những dụng cụ nào?
+ Dụng cụ: tua vít, bút thử điện
+ Vật liệu: điện trở các loại, cuộn dây, dây dẫn
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét
I- CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ: Kìm điện, tua vít, bút thử
điện
- Vật liệu, thiết bị: bảng thực hành đo
điện trở, dây dẫn điện, cuộn dây
Hoạt động 2: ( 7 phút )
Mục tiêu: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ đo điện
- Giao cho các nhóm các loại đồng hồ: Ampe kế, Vôn
kế, công tơ điện,
- Hướng dẫn HS quan sát và ghi lên bảng con:
+ Đọ và giải thích các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ như:
, ,
+ : Ampe kế
+ : Vôn kế

+ : Dụng cụ đo đặt nằm ngang
+ Vôn kế: đo điện áp
+ Ampe kế: đo CĐDĐ…
+Thang đo điện trở: Rx10k, Rx1k, Rx100, Rx10, Rx1…
+ Chức năng của: Ampe kế, Vôn kế, Oát kế, công tơ
điện
+ Đồng hồ đo dùng đo những đại lượng nào? Và có
những thang đo nào?
+ Tìm hiểu những bộ phận chính và các núm điều chỉnh
của đồng hồ vạn năng ?
- Nhận xét và kết luận
II- NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ
THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện
a/ Cấu tạo: gồm
- Vít chỉnh 0
- Khóa chuyển mạch
- Núm chỉnh 0 của ôm kề
- Đầu đo
- Kim chỉ
b/ Tìm hiểu các kí hiệu ghi trên mặt
đồng hồ:
∠ 45
0
: Đặt dụng cụ nghiêng 45
0

: Đặt dụng cụ nằm ngang

: Điện áp thử cách điện 6kV

Năm học: 2013- 2014
13
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động 3: ( 12 phút )
Mục tiêu: Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn
năng
- Phát cho mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng
- Nhấn mạnh: cần phải cắt điện trước khi đo điện trở
- Yêu cầu HS đọc các “Nguyên tắc đo điện trở bằng
đồng hồ vạn năng”
? Bước đầu tiên để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
là gì?
+ Chọn thang đo
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0
+ Bắt đầu đo điện trở
- Hướng dẫn HS nhận định bước đầu tiền khi đo điện
trở
- Yêu cầu HS quan sát thang đo điện trở
? Thang đo điện trở có các vị trí nào?
+ Các thang đo điện trở: 1, 10, 100, 1k, 10k (1kΩ =
1000Ω)
+ Thang đo lớn nhầt: 1 Ω
? Vị trí nào là lớn nhầt?
- Thao tác mẫu về cách đo điện trở cho HS quan sát
- Nhấn mạnh:Khi đo không được chạm tay vào đầu que
đo
- Hướng dẫn cách đọc kết quả
2. Thực hành đo điện trở bằng
đồng hồ đo điện
* Nguyên tắc chung khi đo điện trở

bằng đồng hồ vạn năng:
- Điều chỉnh núm chỉnh không. Thao
tác này cần thực hiện cho mỗi lần đo.
- Khi đo không được chạm tay vào
đầu que đo hoặc các phần tử đo
- Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn
nhất
Hoạt động 4: ( 10 phút )
Mục tiêu: Học sinh tiến hành thực hành
- Yêu cầu HS nêu lại nguyên tắc đo điện trở
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0
+ Khi đo không được chạm tay vào đầu kim đo
+ Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất
- Thực hành theo nhóm
- Phát cho mỗi nhóm bảng điện trở, yêu cầu HS đo và
ghi kết quả vào báo cáo thực hành
- Thực hành đúng kĩ thuật
+ Kiểm tra từng nhóm HS ( Kiểm tra tất cả các nhóm và
có nhận xét ngay khi phát hiện ra các thao tác sai kĩ
thuật)
+ Nhận xét các nhóm thực hiện đúng
- Đi từng nhóm quan sát, hướng dẫn HS
- Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ khi đã thực hành xong
4.4/. Tổng kết: - GV hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá chéo giữa các nhóm kết quả
thực hành, theo những tiêu chí đã đặt ra trước khi thực hành
+ Kết quả đo
+ Trình tự, thao tác đo
+ Thái độ thực hành: nghiêm túc, bảo quản dụng cụ đo, đảm bảo an tòan giữ vệ sinh nơi làm
việc
- Thu báo cáo thực hành để chấm điểm

4.5/. Hướng dẫn Học Sinh tự học:
Năm học: 2013- 2014
14
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Đối với bài học ở tiết này:
- Dặn dò HS về nhà xem lại các bước thực hành để nắm vững nguyện tắc đo điện trở bằng
đồng hồ vạn năng
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị một số dụng cụ, vật liệu: điện trở, cuộn dây, tua vít
5/ PHỤ LỤC:






Năm học: 2013- 2014
15
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 4 Tiết: 5
Tuần: 5
Ngày dạy: 19/09/2013
Bài: 4: THỰC HÀNH

( Tiếp theo)
1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.1/. Kiến thức: - Biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện
- Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng
1.2/. Kĩ năng:
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện

1.3/. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
Biết sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng
3/ CHUẨN BỊ:
3.1. GV:
- Nghiên cứu nội dung bài trong SGK và SGV
- Nghiện cứu tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan.
- Tranh vẽ đồng hồ vạn năng phóng to.
- Chuẩn bị : đồng hồ vạn năng , một số điện trở.
- Kế họach bài dạy.
3.2. HS:
- Xem bài trước ở nhà
- Chuẩn bị : điện trở các loại, dây dẫn, cuộn dây
- Báo cáo thực hành
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện HS
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2. Kiểm tra miệng :
? Hãy nêu nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng ?
4.3. Tiến trình bài học:
Đồng hồ vạn năng là lọai dụng cụ đo thực hiện được nhiều chức năng . Để rõ hơn về công
dụng và cách sử dụng lọai dụng cụ này chúng ta cùng tiếp tục bài thực hành :” Sử dụng đồng hồ đo
điện “
Hoạt động GV, HS Nội dung
Hoạt động 1: ( 5 phút )
Mục tiêu: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành
- Cho HS chia nhóm
? Học xong bài 4 chúng ta cần phải đạt những mục

tiêu nào ?
+ Biết sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
+ Làm việc cẩn thận, khoa học an toàn
- Nhận xét và kết luận
I- CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ: Kìm điện, tua vít, bút thử điện
- Vật liệu, thiết bị: bảng thực hành đo điện
trở, dây dẫn điện, cuộn dây
Năm học: 2013- 2014
16
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
? Vậy để thực hiện bài này chúng ta cần chuẩn bị
những dụng cụ, vật liệu nào?
- Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của tổ
viên và báo cáo
Hoạt động 2: ( 7 phút )
Mục tiêu: Tìm hiểu cách đo điện trở bằng đồng
hồ vạn năng
- Yêu vầu HS nêu lại kiến thức đã học ở tiết trước
? Khi tiến hành đo điện trở cần nắm vững các
nguyên tắc nào?
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0
+ Không chạm tay vào đầu kim đo
+ Khi đo bắt đầu từ thang đo lớn nhất
? Vị trí nào của thang đo là lớn nhất? Tại sao phải
bắt đầu từ thang đo lớn nhất?
+ Thang đo lớn nhất là 1Ω
+ bắt đầu từ thang đo lớn nhất để tránh cho kim bị va
đập mạnh
? Vậy em hãy nêu trình tự tiến hành đo điện trở bằng

đồng hồ vạn năng?
- Hướng dẫn HS nêu trình tự đo điện trở
+ Chọn thang đo (bắt đầu từ thang đo lớn nhất)
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0: chập 2 đầu que đo
+ Tiến hành đo
- Nhận xét và kết luận
- Nhấn mạnh: Khi đo điện trở trước hết ta phải cắt
điện
II- NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC
HÀNH
1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện
2. Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ
đo điện
Hoạt động 3: ( 25 phút )
Mục tiêu: Tổ chức HS thực hành
- Phát cho mỗi nhóm bảng điện trở, yêu cầu HS đo
và ghi kết quả vào báo cáo thực hành
- Thực hành theo nhóm
+ Nhóm trưởng phân công mỗi bạn thao tác đo ít
nhất một lần
+ Trong qua trình thực hành có thể hổ trợ nhau
nhưng tuyệt đối không làm hộ
- Yêu cầu thực hành đúng theo trình tự
- Thực hiện đúng kĩ thuật
- Nhắc nhở HS vấn đề đảm bảo an toàn chu dụng
cụ ,thiết bị
- Đi đến từng nhóm, quan sát, hướng dẫn rõ hơn về
cách đo điện trở
- Nhắc nhở HS thu dọn dụng cụ, vật liệu sau khi
thực hành

- HĐ nhóm: nhóm trưởng nhận bảng điện
trở, tiến hành đo và ghi kết quả vào báo
cáo thực hành
- HĐ theo nhóm:
+ Tất cả các thành viên trong tổ đếu thực
hành
+ Các thành viên trong tổ hướng dẫn nhau
cùng làm việc
- HĐ nhóm: thực hành theo đúnh trình tự
đã nêu ở trên
- HĐ nhóm: nắm vững nguyên tắc đo điện
trở bằng đồng hồ vạn năng
- Chú ý nhận biết
- HĐ nhóm: tiến hành đo điện trở dưới sự
hướng dẫn của GV
Năm học: 2013- 2014
17
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- HĐ nhóm: thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi
làm việc
4.4/. Tổng kết:
- Hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá chéo giữa các nhóm kết quả thực hành, theo
những tiêu chí đã đặt ra trước khi thực hành
+ Kết quả đo
+ Trình tự, thao tác đo
+ Thái độ thực hành: nghiêm túc, bảo quản dụng cụ đo, đảm bảo an toàn giữ vệ sinh nơi làm
việc
- Thu báo cáo thực hành chấm điểm
4.5/. Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:

- GV dặn dò HS về nhà xem lại các bước thực hành để nắm vững nguyên tắc đo điện trở
bắng đồng hồ vạn năng.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị một số dụng cụ, vật liệu: điện trở, cuộn dây, tua vít
- Báo cáo thực hành theo mẫu
5/ PHỤ LỤC:






























Năm học: 2013- 2014
18
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ








Bài 4 Tiết: 6
Tuần: 6
Ngày dạy:27/9/2013

Bài 4: THỰC HÀNH
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN
( Tiếp theo)
1/ MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- HS sử dụng được đồng hồ vạn năng để đo điện trở
1.2/. Kĩ Năng:
- Rèn luyện kĩ năng đo và đọc giá trị điện trở bằng đồng hồ vạn năng
1.3/. Thái độ:
- Làm việc khoa học, an toàn

2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- HS sử dụng được đồng hồ vạn năng để đo điện trở
3/ CHUẨN BỊ:
3.1. GV:
- Nghiên cứu nội dung bài 4 trong SGK và SGV
- Nghiên cứu, tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan bài này
- Tranh vẽ đồng hồ vạn năng phóng to
- Chuẩn bị : điện trở, bóng đèn sợi đốt , đồng hồ vạn năng.
- Kế họach bài dạy
3.2. HS:
- Chia nhóm (4 nhóm)
- Điện trở các loại, bóng đèn sợi đốt
- Bảng báo cáo thực hành
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1. Ổn định,tổ chức và kiểm diện:
Năm học: 2013- 2014
19
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Kiểm diện HS.
Kiểm tra vệ sinh lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
? Trước khi đo điện trở ta cần chú ý gì? Hãy nêu nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng
đồng hồ vạn năng ?
+ Chọn thang đo( bắt đầu từ thang đo lớn nhất)
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0: chập hai đầu que đo
+ Tiến hành đo.
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0: chập hai đầu que đo điều chỉnh kim chỉ về 0
+Không chạm tay vào đầu kim đo khi đo
+ Khi đo bắt đầu từ thang đo lớn nhất
4.3. Tiến trình bài học :

Tiết rồi các em đã tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng . Để củng cố kiến thức đã học và
rèn luyện kĩ năng đo kiểm. Chúng ta cùng học tiếp bài thực hành “Sử dụng đồng hồ đo điện”
Hoạt động GV, HS Nội dung
Hoạt động 1: 5 phút
Mục tiêu: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành
- Cho HS chia nhóm và cử ra nhóm trưởng
- Yêu cầu HS nêu lại mục tiêu của bài thực hành này
+ Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở
+ Biết cách đọc giá trị điện trở khi đo bằng đồng hồ
vạn năng
? Vậy để thực hiện bày này chúng ta cần chuẩn bị
những dụng cụ vật liệu nào
+ Dụng cụ: tua vít, đồng hồ vạn năng
+ Vật liệu, thiết bị: điện trở các loại, dây dẫn,
- Yêu cầu nhóm trưởng kiển tra sự chuẩn bị của tổ viên
và báo cáo
I- CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ: Kìm điện, tua vít, bút thử
điện
- Vật liệu, thiết bị: bảng thực hành đo
điện trở, dây dẫn điện, cuộn dây
Hoạt động 2: 10 phút
Mục tiêu: Tìm hiểu cách đo điện trở bằng đồng hồ
vạn năng
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức đã học
? Hãy nêu những nguyên tắc chung khi đo điện trở
bằng đồng hồ vạn năng?
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0: chập hai đầu que đo
điều chỉnh kim chỉ về 0
+Không chạm tay vào đầu kim đo khi đo

+ Khi đo bắt đầu từ thang đo lớn nhất
? Vậy hãy nêu trình tự tiến hành đo điện trở bằng đồng
hồ vạn năng?
+ Chọn thang đo( bắt đầu từ thang đo lớn nhất)
+ Điều chỉnh núm chỉnh 0: chập hai đầu que đo
+ Tiến hành đo
- Nhận xét và kết luận
- Nhấn mạnh: Khi đo điện trở trước hết ta phải cắt điện
II- NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ
THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện
2. Thực hành đo điện trở bằng đồng
hồ đo điện
Hoạt động 3: 18 phút
Mục tiêu: Tổ chức HS thực hành
- Yêu cầu thực hành theo nhóm - Thự hành theo nhóm
Năm học: 2013- 2014
20
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- Yêu cầu thực hiện đúng trình tự
- Thực hiện đúng kỹ thuật
- Đi từng nhóm quan sát hướng dẫn và giải đáp thắc
mắc của HS
- Yêu cầu HS ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành
- Nhắc nhở: nghiêm túc, bảo quản dụng cụ, thiết bị,
không làm hỏng, làm mất dụng cụ, giữ vệ sinh nơi làm
việc
-Tuân thủ đúng trình tự đo đã nêu ở
trên
- Nắm vững nguyên tắc đo điện trở

bằng đồng hồ vạn năng
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của
GV
- Ghi kết quả đo vào báo cáo thực hành
- HĐ nhóm: chú ý thái độ nghiêm túc,
tránh làm hư hỏng dụng cụ thiết bị ,
vê sinh nơi làm việc
4.4 Tổng kết:
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá chéo giữa các nhóm kết quả thực hành, theo
những tiêu chí đã đặt ra trước khi thực hành
+ Kết quả đo
+ Trình tự, thao tác đo
+ Thái đô thực hành: nghiêm túc, bảo quản dụng cụ, đảm bào an toàn giữ vệ sinh nơi làm
việc
- Thu báo cáo thực hành chấm điểm
4.5 Hướng dẫn học tập:
Đới với bài học ở tiết này:
Nắm thật kĩ cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Dụng cụ: Kìm cắt, kìm mỏ nhọn, dao nhỏ,
- Vật liệu, thiết bị: dây dẫn lõi một sợi, giấy ráp,
- Xem trước nội dung bài thực hành
5/ PHỤ LỤC:






Năm học: 2013- 2014

21
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 5 Tiết: 7
Tuần: 7
Ngày dạy:03/10/2013
BÀI 5: THỰC HÀNH
NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
1/ MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- HS Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
- HS hiểu và phân biệt được các kiểu nối dây dẫn điện
1.2/. Kĩ năng:
- Biết được qui trình chung khi nối day
1.3/. Thái độ:
- Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
- Phân biệt được các kiểu nối dây dẫn điện
3/ CHUẨN BỊ:
3.1. GV:
- GV nghiên cứu kĩ nọi dung bài trong SGK và SGV
- Nghiện cứu những tài liệu tham khảo có nội dung liện quan với bài này
- Tranh vẽ quy trình nối day dẫn điện
- Một số mẫu các loại mối nối day dẫn điện
- Dụng cụ: kìm tuốt, kìm nhọn, kìm cắt…
- Vật liệu: Dây dẫn điện lõi 1 sợi, giấy ráp, băng keo cách điện…
- Kế hoạch giảng dạy
3.2. HS:
- Xem trước nội dung bài trong SGK
- Dụng cụ: Kìm cắt, kìm mỏ nhọn, kìm tròn,…

- Vật liệu: day dẫn điện lõi 1 sợi, giấy ráp, băng keo cách điện…
Năm học: 2013- 2014
22
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện HS
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2. Kiểm tra miệng:
(không kiểm tra)
4.3. Tiến trình bài học:
Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa một mạng điện thường phải thực hiện các mối nối dây dẫn
điện. Chất lượng các mối nối ảnh hưởng không nhỏ tới sự làm việc của mạng điện.Để rèn luyện kĩ
năng thực hành cũng như có thể thực hiện được một số mối nối dây dẫn điện, chúng ta cùng học bài
thực hành: “ Nối dây dẫn điện ”
Hoạt động GV, HS Nội dung
Hoạt động 1: (3 phút)
Mục tiêu: Chuẫn bị và nêu mục tiêu bài thực
hành
- Cho HS chia nhóm và cử ra nhóm trưởng
? Đọc bài 5, hãy cho biết nội dung bài này giúp em
biết làm gì?
+ Biết được yêu cầu của mối nối day
+ Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện
+ Nối được một số mối nối dây dẫn điện
? Vậy để thực hiện bài này các em cần chuẩn bị
những vật liệu gì? Cần những dụng cụ nào?
+ Dụng cụ: kìm mỏ nhọn, kìm tròn, kìm cắt…
+ Vật liệu: day dẫn lõi 1 sợi, giấy ráp, băng cách
điện…

- HS khác nhận xét
- HĐ nhóm, nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của
tổ viên và báo cáo cho GV
- Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị
của tổ viên và báo cáo GV
I- CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Kìm tuốt dây, kím mỏ nhọn,
kìm tròn, tua vít…
- Vật liệu: Dây dẫn điện lõi một sợi, giấy
ráp, băng cách điện…
- Thiết bị: công tắc, ổ cắm…
Năm học: 2013- 2014
23
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động 2: (5 phút)
Mục tiêu: Tìm hiểu mối nối dây dẫn điện
- Treo hình 5-1 về “Một số mối nối dây dẫn điện”
? Quan sát hình, hãy cho biết trong thực tế có các
kiểu mối nối nào?
+ Nối nối tiếp và phân nhánh dây dẫn lõi một sợi
+ Nối nối tiếp và phân nhánh dây dẫn lõi nhiều sợi
+ Nối dây trong hộp nối dây
- HS khác nhận xét
- HĐ nhóm, trả lời:
+ Mối nối nối tiếp
+ Mối nối phân nhánh
+ Mối nối dùng phụ kiện
? Vậy nếu không phân biệt dây lõi một sợi hay
nhiều sợi thì ta có những loại mối nối nào?
+ Dẫn điện tốt: mặt tiếp xúc phải sạch, mối nối phải

chặt…
+ Mối nối phải chịu được sức kéo và rung chuyển…
+ Mối nối không sắc và được cách điện tốt…
+ Mối nối gọn đẹp…
- Nhận xét và kết luận
- Phát cho mỗi nhóm một số mối nối khác nhau
? Hãy quan sát các loại mối nối, tìm những mối nối
đạt yêu vầu kĩ thuật và giải thích vì sao nhóm em
chọn mối nối đo?
- Nhấn mạnh và kết luận
II- NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC
HÀNH
1. Các loại mối nối dây dẫn điện
- Mối nối thẳng (nối nối tiếp)
- Mối nối phân nhánh (nối rẽ)
- Mối nối dùng phụ kiện
2. Yêu cầu mối nối
- Dẫn điện tốt
- An toàn điện
- Có độ bến cơ học cao
- Đảm bảo về mặt mỹ thuật
Năm học: 2013- 2014
24
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động 3: (10 phút)
Mục tiêu: Tìm hiểu quy trình chung nối dây dẫn
điện
- Giới thiệu quy trình (sơ đồ) gồm 6 bước
? Các bước trong quy trình có thể đảo thứ tự được
không? Tại sao?

- Nhận xét và kết luận
- Thực hiện thao tác mẫu và hướng dẫn HS thực
hiện
* Bước 1: Bóc vỏ cách điện
- Treo hình 5-2
? Quan sát hình cho biết bóc vỏ cách điện là làm thế
nào?
? Tại sao phải nghiêng 30
0
?
- Nhận xét và kết luận
- Thao tác cho HS quan sát cách bóc vỏ bằng dao
nhỏ
- Nhấn mạnh: Cần chú ý độ dài bóc vỏ cách điện (độ
dài bóc vỏ phụ thuộc vào đường kính dây)
? Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây
thì đoạn lõi đó sử dụng được không? Tại sao?
- Nhận xét và kết luận
* Bước 2: Làm sạch lõi
- Treo hình 5-4
? Quan sát hình, cho biết muốn làm sạch lõi ta phải
làm như thế nào?
? Tại sao phải cần làm sạch lõi? Nếu dùng lưỡi dao
làm sạch lõi được không?
+ Uốn gặp vuông góc: chia đoạn lõi làm 2 phần
(phần trong đủ chứa 5-6 vòng, phần ngoài đủ quấn
5-6 vòng), rồi móc chúng lại với nhau
+ Vặn xoắn: dùng kìm giữ dây và xoắn bằng tay 4-6
vòng
- Nhận xét và lết luận

- Tiến hành thao tác mẫu
* Bước 3,4:Nối dây và kiểm tra mối nối
- Treo hình 5-5
? Quan sát hình, hãy nêu các công đoạn nối dây dẫn
lõi một sợi?
+ Uốn gặp lõi là làm thế nào?
+ Vặn xoắn là làm ra sao?
- GV có thể cho HS lên làm mẫu để tự nhận ra
những điều cần lưu ý
- Nhận xét và nhấn mạnh: hoàn thiện mối nối bằng
cách dùng kìm làm các vòng sát, chặt với lõi. Vòng
xoắn ngược chiều nhau, xoắn từng bên

3. Quy tình chung nối dây dẫn điện
a/ Nối dây dẫn theo đường thẳng (nối
nối tiếp)
- Nối dây dẫn lõi một sợi
+ Uốn gặp lõi
+ Vặn xoắn
+ Kiểm tra mối nối
- HĐ nhóm, quan sát hình, có thể trả lời:
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Chú ý nhận biết về cách hoàn thiện mối
nối
- HĐ nhóm: quan sát thao tác của GV
Năm học: 2013- 2014
25

×