Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC: Thực trạng và giải pháp vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.43 KB, 14 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp vận dụng các phương pháp dạy
học bộ môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung học cơ sở
Lý Thường Kiệt.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Lý do khách quan:
 Do đòi hỏi khách quan của xã hội, giáo dục cần phải
đạt chất lượng tốt nhất nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức, phát huy năng
lực học sinh. Hơn nữa, môn Văn còn đóng vai trò quan trọng tác động
tới tâm sinh lí học sinh, góp phần định hướng cho các em phát triển toàn
diện về nhân cách.
 Học Văn còn giúp cho học sinh hiểu biết được cái hay, cái đẹp, lối
sống đẹp, cái tốt, cái xấu, cái thiên, cái ác, cái nên làm và cái không nên
làm. Phải nói rằng văn chương rèn luyện đạo đức, tâm hồn, thái độ yêu
đời, thương người, hướng con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Như
Macxim Goocky đã từng nói: “Văn học là nhân học”.
 Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay khi cuộc sống ngày một phát triển,
học sinh hầu như không hứng thú và lười học môn Văn. Hầu hết các em
chỉ coi trọng và chú ý học những môn tự nhiên mà coi thường và không
nhận thức được tầm quan trọng của môn Văn. Và một trong những
nguyên nhân khiến học sinh không ham thích và sợ học Văn là do giáo
viên dạy Văn không đổi mới phương pháp dạy học, duy trì đọc chép,
không phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho các em khong
muốn học Văn thậm chí là chán nản học môn này.
1
 Vì vậy mà chúng tôi cần nghiên cứu thực trạng và giải pháp vận dụng
các phương pháp dạy học của bộ môn Văn để có thể nâng cao được khả
năng vận dụng vào bài giảng của giáo viên và kích thích hứng thú học
tập môn Văn ở học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lương giáo dục


nước nhà.
2. Lý do chủ quan:
 Hiện nay tôi là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm chuyên ngành Ngữ
Văn nên tôi có nhu cầu tìm hiểu thực trạng và giải pháp vân dụng các
phương pháp dạy học bộ môn Văn của giáo viên ở trường Trung học cơ
sở như thế nào. Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, để sau khi ra trường
tôi có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết để có thể vận dụng
tốt vào công việc giảng dạy của mình. Đồng thời cũng để nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
 Là giáo viên trong tương lai, với lương tâm nghề nghiệp và trách
nhiệm nhà giáo, tôi phải luôn quan tâm tìm hiểu những phương pháp dạy
học có hiệu quả để vận dụng tốt vào việc giảng dạy của mình nhằm
truyền thụ kiến thức đầy đủ nhất cho học sinh, giúp học sinh hứng thú
hơn trong học tập, nhớ nhanh và lâu hơn các kiến thức, kỹ năng đồng
thời phát triển khả năng tự lực, tư duy khoa học trong nhận thức.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Chúng tôi nghiên cứu về thực trạng và giải pháp vận dụng các phương
pháp dạy học bộ môn Văn nhằm tìm hiểu giáo viên có đáp ứng được yêu
cầu mới về đổi mới phương pháp dạy học hay không?
 Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Văn trong từng
giờ lên lớp của giáo viên.
 Tìm hiểu nguyên nhân, lí do tại sao các em thích hoặc không thích học
Văn?
 Thông qua đó chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm giúp giáo viên
vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực vào trong từng tiết học
2
và học sinh có thể tiếp thu bài tốt hơn để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Văn.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Thực trạng chất lượng giảng dạy bộ môn Văn của đội ngũ giáo viên

khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường Kiệt.
 Thực trạng chất lượng học tập bộ môn Văn của học sinh khối 9 trường
Trung Học Cơ Sở Lý Thường Kiệt.
 Đề xuất các giải pháp vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng dạy – học bộ môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9
trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt.
V. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH THỂ VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng: Thực trạng và giải pháp vận dụng các phương pháp dạy
học bộ môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý
Thường Kiệt .
2. Khách thể:
 Học sinh khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường Kiệt .
 Giáo viên giảng dạy bộ môn Văn khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý
Thường Kiệt .
3. Cơ sở nghiên cứu: Khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường Kiệt.
VI. KHOA HỌC GIẢ THUYẾT:
1. Việc vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn văn của đội ngũ giáo
viên khối 9 trường Trung học sở Lý Thường Kiệt còn một số hạn chế, vẫn
còn những dấu hiệu của phương pháp dạy học thụ động:
 Thầy chuẩn bị bài, trò không có sự chuẩn bị hoặc chuẩn bị sơ sài.
 Thầy giảng nhiều, trò thụ động nghe, ghi chép, chưa chủ động, tích
cực trong việc xây dựng bài.
 Hoạt dộng cá nhân chưa có sự kết hợp với hoạt động nhóm, chưa
phát huy đước sức mạnh tập thể.
3
 Thầy nói nhiều, trò ít được trả lời.
 Tình huống có vấn đề trong dạy học chưa được chú trọng nhiều.
 Học trò chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
2.Việc vận dụng các phương pháp dạy học tốt hơn nếu:
 Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của học sinh.

 Dạy học gắn với rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học.
 Dạy học chú ý đến các thể và thiết lập các mối quan hệ tương tác
giữa giáo viên và học sinh.
 Tích hợp nhiều hình thức, phương pháp dạy học trong tiết học, bài học.
 Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
 Có sự đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường như: máy chiếu, các
phương tiện dạy học khác nói chung…
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp điều tra:
a. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học bộ
môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường
Kiệt.
b. Cách thức: Xây dựng mẫu phiếu điều tra cho học sinh, giáo viên có thể
hỏi những câu hỏi như sau:
 Hãy kể một số phương pháp dạy học của giáo viên mà em đã được
học?
 Trong tất cả các phương pháp dạy học môn Văn vừa kể trên, em
thích nhất phương pháp nào?
 Theo em thì trong các phương pháp đó thì phương nào có hiệu qủa
nhất trong việc lĩnh hội kiến thức mới?
 Theo em thì nên hay không nên dạy hoc môn Văn bằng giáo án điện
tử (Powerpoint)? Vì sao?
4
2. Phương pháp quan sát:
a. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng vận dụng các phương pháp dạy- học bộ
môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường
Kiệt.
b. Cách thức: Quan sát giờ học trên lớp của giáo viên và học sinh.
3. Phương pháp trò chuyện:
a. Mục đích:Tìm hiểu thực trạng vận dụng các phương pháp dạy- học bộ

môn Văn của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường
Kiệt.
b. Cách thức: Trò chuyện với học sinh, với giáo viên bộ môn Văn.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
a. Mục đích: Tổng kết lại các kết quả đã thu nhập được trong quá trình tiến
hành nghiên cứu để từ đó rút ra kết luận cho đề tài.
b. Cách thức: Tổng kết và đánh giá các bài học kinh nghiệm đã rút ra.
VIII. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Stt Nội dung công việc Thời gian Người thực
hiện
Ghi chú
1 Xác định đề tài nghiên
cứu
12/12/1009 Nguyễn Thục
Tường Vi
2 Xây dựng đề cương
nghiên cứu
02/02/2010 Nguyễn Thục
Tường Vi
Có sự tham
gia của các
thành viên
trong nhóm
3 Lựa chọn phương pháp
nghiên cứu
27/02/2010 Nguyễn Thục
Tường Vi
4 Chuẩn bị những điều
kiện vật chất và kĩ thuật
cho nghiên cứu

28/03/2010
 03/03/2010
Nguyễn Thục
Tường Vi
5
5 Thu nhập số liệu và tài
liệu
04/03/2010
 08/03/2010
Nguyễn Thục
Tường Vi
Có sự tham
gia của các
thành vi viên
trong nhóm
6 Xử lý số liệu đã thu
nhập
09/03/2010 Nguyễn Thục
Tường Vi
7 Viết công trình nghiên
cứu
10/03/2010
 13/03/2010
Nguyễn Thục
Tường Vi
8 Hoàn thành đề tài 15/03/2010 Nguyễn Thục
Tường Vi
B. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: CƠ SỎ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. VỊ TRÍ CỦA MÔN VĂN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC:
- Môn Văn có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách phẩm chất
con người, môn Văn có sự tích hợp với các môn khác rất rõ ràng và việc đổi
mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức quan trọng.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh. Điểm này được thể hiện rõ nhất qua việc tổ chức sắp xếp các
nội dung học tập và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tìm hiểu bài.
II. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Khái niệm phương pháp: Phương pháp là con đường cách thức hoạt
động được tiến hành một cách tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả
phù hợp với mục đích đã đề ra.
2. Khái niệm phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là hệ thống
những hành động có chủ định theo một trình tự nhất định của giáo viên để
tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh,nhằm
6
đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính nhờ vậy mà đạt được
những mục tiêu dạy học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN:
1. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
2. Phương pháp vấn đáp gợi tìm.
3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
4. Phương pháp trực quan.
5. Phương pháp thuyết trình.
6. Phương pháp thảo luận nhóm.
7. Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa.
8. Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT:
- Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt nằm trên địa bàn xã Vạn Hưng –
Vạn Ninh – Khánh Hòa.

- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 53/31 nữ.
- Số giáo viên trên chuẩn: 20/44.
- Xếp loại tay nghề giáo viên học kỳ I:
Giỏi: 21; Khá: 20; Trung bình: 03; Yếu: 00.
- Gồm có 5 tổ chuyên môn: Tổ hành chính, Tổ Văn Nhạc, Tổ Toán Lý,
Tổ tự nhiên, Tổ xã hội.
- Tổng số phòng học: 12.
* Thuận lợi:
- Trường nằm gần trung tâm xã.
- Các đoàn thẻ địa phương quan tâm thiết thực đến nhà trường.
- Cha mẹ chăm lo đến việc học tập và rèn luyện của con cái.
- Kinh tế, xã hội của xã có sự ổn định và phát triển.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững.
- Trường có quy mô hạng 2, đảm bảo các điều kiện học tập.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, có năng lực, năng
động.

* Khó khăn:
- Tình hình an ninh trật trên địa bàn còn diễn ra khá phức tạp.
- Cơ sở vật chất, sân bãi còn hạn chế, thiếu bong mát, nguồn nước sinh hoạt
còn khó khăn trong mùa khô.
7
- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên phần lớn ở xa trường nên điều kiện đi
lại khó khăn, tốn kém.
* Đặc điểm chính của Tổ Văn Nhạc
 Tình hình giáo viên:
- Khó khăn:
+ Giáo viên: 8/23 lớp tie lệ còn thiếu vì vậy có nhiều khó khăn trong việc
tập trung đầu tử trong việc soạn giáo án và nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Một số giáo viên tuổi nghề còn ít kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế.

- Thuận lợi:
+ Hầu hết giáo viên trong tổ còn trẻ có nhiệt huyết, có tinh thần học tập,
tự nâng cao tay nghề.
+ Có 5/8 giáo viên đã tốt nghiệp đại học; 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo
viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
+ Tổ thường xuyên tổ chức thao giảng , chuyên đề rút kinh nghiệm để
giáo viên tự nâng cao tay nghề, thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra nội
bộ.
 Tình hình h ọ c sinh:
- Khó khăn:
+ Học sinh thuộc địa bàn nông thôn điều kiện học tập còn nhiều khó khăn.
+ Trình độ học sinh không đồng đều, có một số học sinh mất căn bản về
kiến thức, yếu trầm trọng về kỹ năng nên rất khó cho giáo viên trong việc
áp dụng các phương pháp giảng dạy, nhiều em không ó hứng thú và khả
năng tiếp thu bài giảng.
- Thuận lợi:
+ Nhiều học sinh đã xác định được động cơ đúng đắn trong học tập.
+ Một số gia đình đã chú ý đến việc học tập của con cái, vài năm gần đây
trường luôn có học sinh giỏi Văn các cấp đó là động lực để nhiều học sinh
cố gắng hơn trong học tập.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN CỦA GIÁO VIÊN KHỐI 9
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT:
1. Tình hình học tập học kỳ I năm học 2009-2010:
Học lực:
8
Xếp loại Số lượng Tỷ lệ(%)
Giỏi 24 14,8%
Khá 51 31.5%
Trung bình 60 37%

Yếu 27 16,7%
Hạnh kiểm:
Xếp loại Số lượng Tỷ lệ(%)
Tốt 105 64,8%
Khá 47 29%
Trung bình 10 6,2%

2. Kết quả giải quyết nhiệm vụ của đề tài:
2.1 Kết quả giải quyết nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kết quả học tập môn Ngữ
Văn của học sinh khối 9 trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt.
Kết quả học tập môn Văn trong học kỳ I (2009-2010):
Xếp loại Số lượng Tỷ lệ(%)
Giỏi 27 13,6%
Khá 36 18,3%
Trung bình 92 46,2%
Yếu 40 20,39%
Kém 3 1.51%
1. Em có thích học môn Ngữ Văn không?
Mức độ Số lượng Tỷ lệ(%)
Rất thích 15 7,57%
Thích 45 22,72%
Bình thường 85 42,92%
Không thích 53 26,76%
2. Em nghĩ như thế nào về việc dạy học bộ môn Văn của giáo viên trường
em?
Stt Các phương án để lựa chọn Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
1 Giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học phù 190 95,9%

9
hợp
2 Thường xuyên cho các em thảo luận nhóm trong
tiết dạy
150 75,7%
3 Giáo viên dạy hay, hình thức hấp dẫn, phong phú. 165 83,33%
4 Giáo viên giảng bài rất dễ hiểu 180 90,9%
5 Sử dụng tranh ảnh minh họa đầy đủ, đa dạng. 130 65,65%
6 Liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn sâu sắc 168 84,84%
7 Giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa 175 88,38%
2.2 Kết quả giải quyết nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiệu quả của những
phương pháp mà giáo viên môn Văn của khối 9 đã áp dụng vào quá trình
giảng dạy.
* Tôi đã sử dụng những biện pháp sau:
- Trò chuyện với giáo viên và học sinh khối 9.
- Quan sát tiết dạy của giáo viên.
- Điều tra khoa học.
▪ Kết quả tìm hiểu như sau:
* Giáo viên cho biết:
- Những phương pháp thường mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy của
mình, giúp cho học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng và
chính xác là phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm và
phương pháp vấn đáp – gợi tìm.
- Nguyên nhân của kết quả học tập rất thấp của học sinh khối 9, bản thân
học sinh không thích học môn này, giáo viên chưa thu hút các em vào việc
học, chưa khơi dậy được sự hứng thú học tập cho học sinh, nhà trường chưa
trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học như tranh ảnh, mô hình…
- Những biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh: sử dụng nhiều
phương pháp phát huy tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh. Giáo viên
đặt vấn đề và gợi ý để học sinh tự giải quyết, luôn luôn liên hệ giữa lí thuyết

và thực hành.
10
2.3 Kết quả giải quyết nhiệm vụ 3: Đề xuất các giải pháp vận dụng
các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Văn
của đội ngũ giáo viên khối 9 trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt.
* Một số giải pháp:
+ Thực hiện triệt để tinh thần đổi mới phương pháp dạy học: thúc đẩy hoạt
động tích cực của học sinh trong giờ học. Để làm được điều đó giáo viên
cần đầu tư kỹ hệ thống câu hỏi (cả câu hỏi hướng dẫn về nhà và hệ thống
câu hỏi phát vấn trong giờ học), hệ thống câu hỏi có nhiều cấp độ phù hợp
với nhiều trình độ học sinh. Có như vậy mới có thể tạo không khí học tập
thực sự sôi nổi và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Tích cực thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá: Thực hiện
phương pháp tự đánh giá: học sinh tự đánh giá hiệu quả học tập của mình;
học sinh đánh giá lẫn nhau sau đó giáo viên định hướng tổng kết hoạt động.
Bên cạnh đó, giáo viên xây dựng đề kiểm tra có nhiều cấp độ kiến thức phù
hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có câu hỏi nâng cao cho học sinh khá
giỏi ; có câu hỏi tái hiện phù hợp phù hợp với học sinh yếu kém.
+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Trong chương trình thường có những cụm
bài lớn, để học sinh có thể chủ động trong việc tìm hiểu và học tập, tổ
thường tổ chức nói chuyện ngoại khóa cung cấp cho học sinh một số kiến
thức mở rộng vừa bổ sung kiến thức vừa tạo hứng thú cho việc học tập của
học sinh.
+ Kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy: Để nâng cao hiệu quả trong
từng tiết dạy cụ thể giáo viên kết hợp nhiều phương pháp phù hợp với đặc
điểm của từng lớp, từng nội dung kiến thức (có thể kết hợp trong một giờ
học cả phương pháp thuyết trình, hoạt động nhóm, trò chơi…)
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Tăng cường xây dựng
nhiều tiết giảng bằng giáo án điện tử có chất lượng để học sinh có điều kiện
tiếp nhận qua nhiều kênh (hình ảnh, âm thanh…). Bên cạnh đó, tận dụng

triệt để ưu thế của công nghệ hiện đại để thiết kế các đồ dùng dạy học,
11
phưong tiện bổ trợ nâng cao hiệu quả bài giảng, đồng thời gây hứng thú học
tập cho học sinh.
+ Tăng cường theo dõi, quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém. Bồi dưỡng học
sinh giỏi. Tổ thường xuyên có kế hoạch theo dõi nắm thông tin kịp thời số
học sinh yếu kém theo từng mức độ ở từng lớp. Phân công giáo viên theo
dõi, lên kế hoạch phụ đạo và báo cáo kết quả cụ thể trong từng phiên họp
chuyên môn định kỳ.
+ Tổ lựa chọn và phân công giáo viên có năng lực chuyên môn tốt có kế
hoạch bồi dưỡng học sinh để phát huy tối đa năng lực của các em và tạo cơ
sở mũi nhọn hướng tới những thành tích cao cho đội tuyển của nhà trường.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Kết luận:
 Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền
đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học
phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư
duy, phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình
học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động
xã hội. Đó là chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
 Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ. Vì thế, mà con người trong tương lai phải năng động, sáng
tạo, thích ứng nhanh và giải quyết nhanh mọi vấn đề. Vì nhà trương
chính là nơi đào tạo con người với nhiều phẩm chất và năng lực của con
người thế kỷ mới.
12
 Nhà trường và các phương pháp dạy học truyền thống đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình, giờ đây cần phải đổi mới các phương pháp dạy học
để bảo đảm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Phương pháp dạy học tích

cực là môi trường thuận lợi để con người phát huy mọi khả năng và trí
tuệ của mình, người học có thể tự tìm kiếm giải quyết vấn đề, lập
luận,thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề, biết hợp tác, chia sẻ để tìm đến
chân lí mới, chân lí khoa học.
 Cũng chính vì những lí do trên mà chúng tôi nghiên cứu đề tài thực
trạng và giải pháp vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn văn của
đội ngũ giáo viên khối 9 trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt. Thực
tế là chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng các phương
pháp dạy học một cách tốt hơn, hy vọng dạy và học Văn sẽ tháo gỡ được
khó khăn và phát triển hơn nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà. Qua
đó, chúng tôi thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy và học là rất cần
thiết đặc biệt là trong thời kỳ đất nước phát triển như hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng:
+ Việc vận dụng các phương pháp dạy học của giáo viên là tương đối tốt
nhưng hiệu quả mang lại không được cao.
+ Nhà trường có quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học Văn của trường.
+ Giáo viên có tinh thần học hỏi, nhiệt tình tận tụy với công việc.
+ Bên cạnh những học sinh có tinh thần học tập thì vẫn còn có một số học
sinh có thái độ học tập chưa tốt.
I I. Kiến nghị:
Qua việc tìm hiểu thực trạng, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
 Nhà trường cần đào tạo điều kiên học tập, cung cấp thêm các phương
tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên lên lớp.
13
 Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa thu hút sự tham gia
của các cá nhân: tìm hiểu về văn hóa dân gian Khánh Hòa, thăm các di
tích lịch sử trong tỉnh, tổ chức thi sáng tác thơ ca, hò, vè,…giúp các em
vận dụng vào thực tiễn tốt hơn.
 Giáo viên tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

vào giảng dạy, không ngừng trao dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
14

×