Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Mộc châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.24 KB, 16 trang )


Kinh tế phát triển, thu nhập cao, dân trí tăng,… tất cả những yếu tố đó vô hình trung
đẩy yêu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm là cao hơn. Mặt khác, trong nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong cùng một ngành rất lớn. Để có thể đứng
vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ
lực hết mình để làm hài lòng khách hàng. Việc trước nhất trong quá trình làm hài lòng
khách hàng đó là để khách hàng có cơ hội tiếp cận với sản phẩm. Đặc biệt với sản
phẩm sữa trên thị trường sữa với vô vàn chủng loại như hiện nay. Tuy nhiên, để đưa
được một ly sữa đến được với tay người tiêu dùng không đơn giản chỉ vài thao tác, vài
công đoạn, mà nó là cả một quy trình với sự phối hợp của rất nhiều thành viên. Chính
vì thế nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, mà nếu không có một sự quản lý chặt chẽ, hợp lý rất
có thể cả quy trình sẽ bị lỡ dở vì một thành viên trong kênh. Vậy làm thế nào để có
một chuỗi cung ứng thành công ? Doanh nghiệp phải quản lý các thành viên như thế
nào? Sau đây là ví dụ về một chuỗi cung ứng khá thành công hiện nay là Công ty cổ
phần Giống bò sữa Mộc Châu và rút ra bài học để có một chuỗi cung ứng hoàn thiện
cho một doanh nghiệp nói chung.
1
1 
1.1. 
 
Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và được sử dụng rất phổ
biến vào những năm 1990 bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm hai hay nhiều doanh nghiệp kết nối trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng dòng chảy sản phẩm, thông tin, tài chính nhằm đáp ứng đúng yêu cầu và
đòi hỏi của khách hàng.
Như vậy, Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên
quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng.
Mô hình chuỗi cung ứng:
 
Quản lý chuỗi cung ứng - Supply chain management (SCM) là Quản lý chuỗi cung


ứng (SCM) là tập hợp các phương thức gồm: thiết kế, lập kế hoạch, triển khai một
cách có hiệu quả các quá trình tích hợp nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho bãi, cửa
hàng bán lẻ để hàng hóa được sản xuất và phân bố đúng thời gian, địa điểm, chất
lượng với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống, thỏa mãn dịch vụ khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý về chuỗi
cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về SCM bởi họ
cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng.
Nhà
cung
cấp
đầu
tiên
Nhà
cung
cấp


Khách
hàng
Khách
hành
cuối
cùng
2
.
- SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM có
thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân
chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ.
- Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion,

Place).
- Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng địa điểm cần đến và
thời gian thích hợp.
- Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thựuc hiện việc lên kế hoạch sản
xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
2 .
  !"#$%&'()*+, /
+&0+, /
2.1.1 1+23&4
• Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: MOCCHAU DAIRY CATTLE
BREEDING JOINT STOCK COMPANY
• Tên công ty viết tắt: MOCCHAU MILK
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
• Địa chỉ trụ sở chính : Tiểu khu cơ quan, Thị trấn Mộc Châu, Huyện Mộc Châu,
Tỉnh Sơn La, Việt Nam
• Giấy chứng nhận đăng ký DN - Công ty cổ phần, mã số DN: 5500154060 - do
phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp
• Điện thoại: 0223.866065 - 0913.086243 - 0912.740164
• Fax: 0223.866184
• Email:
• Website: www.mocchaumilk.com
Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu trực thuộc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt
Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Giai đoạn t| năm 1958 đến năm 1960
xuất phát là Nông trường quân đội được phân công làm nhiệm vụ kinh tế. Sau đó dần
3
mở rộng quy mô. Đến ngày 14 tháng 02 năm 1995, đổi tên là: Công ty Giống Bò sữa
Mộc Châu nhưng vẫn chăn nuôi theo hình thức tập trung. Ngày 28/9/2004, Bộ trưởng
Bộ NN&PTNT đã có quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giống Bò
sữa Mộc Châu thành Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu. T| tháng 1/2005,
Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu chính thức đi vào hoạt động. Chuyển sang

loại hình công ty cổ phần công ty cũng thay đổi cơ chế chăn nuôi tập trung sang cơ chế
khoán hộ. Các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa với quy mô khá lớn họ trực tiếp làm cổ
đông của công ty.
 5"!67
• Chế biến sữa và các sản phẩm t| sữa.
• Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
• Chăn nuôi trâu, bò.
• Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.
Các sản phẩm sữa của Mộc Châu hiện nay được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá
rất cao về độ thật của sữa, hay nói cách khác sữa Mộc Châu được sản xuất trên dây
chuyền hiện đại và có nguồn nguyên liệu sữa sạch. Các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa
để cung cấp sữa cho công ty được mua cổ phần và trở thành cổ đông của công ty, gắn
liền lợi ích của các hộ gia đình với lợi ích của công ty.
8 +&0+,#$%&')9+,
/
Hiện nay trên thị trường sữa đang ở giai đoạn cạnh tranh gay gắt nên các công ty
không chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn phải cạnh tranh để có thể
mang lại sản phẩm một cách nhanh nhất tới khách hàng. Để làm được điều đó sữa Mộc
Châu đã chú trọng đến chuỗi cung ứng của mình và tập trung phát triển chuỗi để có thể
kiểm soát tốt hơn các thành viên trong chuỗi.
  !"#$%&!'(
4
5
2.3. )*+,+*+!-..
8 :;<&$=>?
8 @,A;$=
Hiện nay, Công ty có 14 đơn vị gồm: 10 đội chăn nuôi, 1 trung tâm giống và chuyển
giao kỹ thuật, 1 nhà máy chế biến sữa, 1 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và văn
phòng.
Công ty có hệ thống 11 điểm thu mua đặt tại trung tâm các khu vực thuận lợi về mặt

đường giao thông đảm bảo các hộ sau khi khai thác sữa t| đàn bò có thời gian sớm
Nguyên
liệu
Bán lẻ
Nhà máy
Người
tiêu dùng
Sữa tươi: 10 đội chăn nuôi nông trại Mộc
Châu
Đường: cty mía đường Sơn La
Bao bì: Tetra Pak
Nhà máy chế biến sữa Mộc Châu
184 nhà phân phối, thuộc 43 tỉnh: Thái
Bình, Nam Định, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, ….
> 5000 nhà bán lẻ:
Trường học
Bệnh viện
Siêu thị
Cửa hàng bán lẻ
Người tiêu dùng cá nhân
Người tiêu dùng tổ chức: trường học,

* 16 điểm thu mua
có thiết bị làm lạnh
* Vận chuyển bằng
xe bồn về nhà máy
6
nhất để đưa sữa đi bán. Tại các trung tâm này được trang bị các thiết bị thí nghiệm đề
kiểm tra chất lượng sữa và các thiết bị làm lạnh để bảo quản sữa sau khi thu mua của

các hộ. Cán bộ thu mua có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sữa và cân đong lượng sữa
cho t|ng hộ vào hai buổi sáng và chiều theo đúng lịch quy định. Sữa đúng tiêu chuẩn
được qua lọc và được bảo quản trong bồn lạnh có nhiệt độ t| 2-40
0
C. Kỹ thuật thu
mua mang mẫu sữa nguyên liệu về ban Kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm
tra các chỉ tiêu.
Sữa tươi hàng ngày được hút qua hệ thống bơm lên xe bồn và vận chuyển về nhà
máy. Công ty thực hiện khoán tới t|ng hộ chăn nuôi trên cơ sở ký hợp đồng sản xuất
và hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm. Để giúp các hộ chăn nuôi bò sữa, Công ty
thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ như: giá sữa nguyên liệu được điều chỉnh theo
hướng có lợi cho người chăn nuôi; hỗ trợ 600 đồng - 1.000 đồng/kg cỏ Alfalfa, 1.200-
1.500 đồng/kg thức ăn tinh bột, hỗ trợ tiền giống và phòng bệnh Đặc biệt, Công ty
thành lập quỹ bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm giá sữa với 100% số hộ chăn nuôi tham
gia. Hàng năm, thống nhất mức đóng góp để hỗ trợ hộ chăn nuôi mua được con bò, bê
có giá trị gần bằng con bị chết, thải. Đến nay, 100% hộ chăn nuôi trong Công ty có
máy vắt sữa và máy cắt cỏ, 90% số hộ có máy thái băm, máy cày b|a; nhiều hộ chăn
nuôi đã làm giàu t| nuôi bò sữa thu nhập 30-40 triệu đồng/tháng, có những hộ đạt 80-
100 triệu đồng/tháng.
Để bước đi vững chắc trong những năm tới, Công ty tập trung mở rộng chăn nuôi bò
sữa với mục tiêu đến năm 2015 đạt 15.000-17.000 con, sản lượng sữa tươi đạt 70.000-
80.000 tấn/năm, nâng quy mô lên 30 con/hộ chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2015, xây
dựng thêm 4 trung tâm giống với quy mô 500-1.000 con bò/trại. Đây là những trung
tâm sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh để sản xuất sản phẩm sữa
Organic cao cấp phục vụ người tiêu dùng. Toàn bộ đàn bò được gắn chíp để theo dõi
sức khỏe, tình hình bệnh tật, sinh sản và khả năng sản xuất được cập nhật qua máy
tính; áp dụng công nghệ cấy phôi, phối tinh phân định giới tính, vắt sữa hiện đại
chọn lọc đàn bò hạt nhân có năng suất chất lượng sữa cao, cung cấp nguồn giống,
chuyển giao kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi. Đặc biệt, đầu tư mở rộng nhà máy sữa
UHT nâng công suất nhà máy sữa; lắp đặt dây chuyền sản xuất sữa chua, sữa đậu

nành, nước hoa quả; đầu tư dây chuyền chế biến thức ăn TMR công nghiệp với công
suất 150-200 tấn/ngày, chủ động cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Tiếp tục
7
mở rộng thị trường, phấn đấu đến năm 2015, sữa Mộc Châu có mặt trên thị trường cả
nước
8 BAC>77D>A;
Công ty cổ phần mía đường Sơn La là đơn vị cung ứng đường. Cùng là công ty trên
địa phận tỉnh Sơn La, thực sự đây là 1 trong những lợi thế rất lớn cho cả hai công ty
trong hợp tác phát triển. Với công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu việc chọn công
ty cổ phần mía đường Sơn La là đơn vị cung ứng sẽ giúp tiết kiệm hơn trong chi phí
logistics. Chỉ chọn 1 nhà cung ứng đường điều này giúp Mộc Châu kiểm soát tốt hơn
chất lượng đường nhập vào đảm bảo chất lượng của sữa tạo ra, mặt khác công ty cổ
phần đường Sơn La cũng là 1 trong đơn vị cung ứng đường lớn của khu vực phía bắc.
Thực tế để sản xuất sữa, đường chỉ chiếm 5% trong tổng các nguyên liệu nên việc
chọn một nhà cung ứng là hợp lý.
88 <&9793
Với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu trên thế giới về chế biến, đóng gói thực phẩm
dạng lỏng, Tetrapak luôn cùng với khách hàng là những nhà cung cấp đưa ra quy trình
sản xuất và phân phối thực phẩm dạng lỏng an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Về hệ thống đóng gói, Tetra pak có 10 hệ thống gồm:Tetra Classic, Tetra Classic tiệt
trùng, Tetra Brik, Tetra Brik tiệt trùng, Tetra Prima, Tetra Wedge, Tetra Rex, Tetra
Top, Tetra Fino và máy thổi chai Pet. Nhờ đó, Tetra Pak đã phát triển các loại bao bì
có thể bảo vệ được cả giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của thực phẩm giúp việc
đóng gói và phân phối thực phẩm dạng lỏng tới tay người tiêu dùng thuận lợi hơn.
Hệ thống đóng gói bao bì tiệt trùng của Tetra Pak không chỉ luôn đảm bảo 3 mục tiêu
chính của quá trình đóng gói là đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế sự hao hụt và
giảm chi phí trong quá trình phân phối sản phẩm mà còn có những cải tiến vượt bậc
giúp thay đổi cơ bản giúp việc phân phối và dự trữ thực phẩm dạng lỏng không còn
cần đến hệ thống làm lạnh nhưng vẫn kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Cùng với hệ thống đóng gói, thiết bị phân phối của Tetra Pak cũng có nhiều chủng loại

như băng tải, máy đóng khay, màng co, khay hàng… Nhắc đến Tetra Pak không thể
không nhắc đến các thiết bị chế biến, cung cấp toàn bộ dây chuyền đóng gói như máy
8
ly tâm, thiết bị trao đổi nhiệt, máy đồng hóa, hệ thống bốc hơi, dây chuyền thiết bị chế
biến tiệt trùng và thiết bị dòng chảy…
Không chỉ đơn thuần là cung cấp sản phẩm, bộ phận kỹ thuật của Tetra Pak còn
thường xuyên huấn luyện nhân viên của khách hàng giúp họ vận hành máy móc đạt
hiệu suất cao hơn. Đặc biệt tại Việt Nam, Tetra Pak còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
khách hàng như thiết kế bao bì, lên kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới và trưng bày
hàng nhằm giúp khách hàng phát triển một cách chuyên nghiệp các mẫu bao bì, sử
dụng tối đa bề mặt bao bì trong việc chuyển tải các thông tin cần thiết đến người tiêu
dùng.
Để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển bền vững, Tetra Pak luôn kết hợp mục
tiêu kinh doanh với mục tiêu bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động góp phần
giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
Việc kết hợp các mục tiêu này, v|a có thể đảm bảo được sự cân bằng về chi phí lợi ích
v|a đóng góp vào sự phát triển lâu dài của xã hội thông qua việc phát động các phong
trào góp nhặt và chế tác các bao bì thành những sản phẩm hữu ích.
8 5$+E<
Hiện tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc châu có một nhà máy chế biến sữa và một
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Nhà máy chế bien sữa là thành viên quan trọng
trong chuỗi cung ứng của sản phẩm sữa Mộc Châu.
Nhà máy chế biến sữa được đặt tại Sơn La là một dây chuyền sản xuất với công nghệ
hiện đại và khép kín được nhập khẩu t| Đức, Thụy Điển, Italia của các tập đoàn lớn
như Tentrapark, Bencopark cùng với hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vi
sinh và hóa học với công suất xử lý 300m2/ngày, vốn đầu tư cho dây chuyền này là
gần 1.3 tỷ đồng. Hệ thống nhà máy sản xuất này sẽ được nâng cấp trong thời gian tới
để tăng năng suất, thêm vào đó công ty sẽ cho lắp đặt thêm các dây chuyền sản suất
sữa chua, sữa đậu nành, nước ép hoa quả, để đa dạng hóa sản phẩm của công ty.
Nhà máy chế biến sữa hàng ngày chế biến sữa được thu thập t| các hộ nông dân, được

đưa vào dây chuyền chế biến khép kín và kiểm đinh ngặt nghèo về chất lượng sữa t|
khâu đầu vào cho đến khâu cuối cùng là đống hộp và sản phẩm cuối cùng. quá trình
sản xuất các sản phẩm được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000
9
và hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.Năng suất chế biến của nhà
máy ngày càng tăng và chất lượng sữa ổn định, cung cấp những sản phẩm sữa đạt tiêu
chuẩn chất lượng ra thị trường với 7.000 tấn sữa, doanh thu đạt trên 90 tỷ đồng.
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đầu tư riêng một dây chuyền chế biến thức
ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi sạch cho bà con hộ nông dân chăn
nuôi bò sữa cung cấp cho công ty. Sử dụng công nghệ TMR công nghiệp với công suất
150-200 tấn/ngày, chủ động cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa giống của
doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân. Giúp cho quá trình sản xuất và cung ứng sản
phẩm được thông suốt.
88 F/&/&)
Các sản phẩm sữa của Mộc Châu được phân phối chính tại 29 Cát Linh, Đống Đa, Hà
Nội.
Bên cạnh đó, công ty còn có nhiều nhà phân phối, đại lý, cơ sở khác trên 31 tỉnh thành
t| Quảng Ngãi trở ra. Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước. sản phẩm dễ dàng đến
với các doanh nghiệp bán lẻ.
Ngoài ra còn rất nhiều hệ thống đại lý sữa thanh tươi thanh trùng Mộc Châu tham gia
phân phối sữa cho các đại lý bán lẻ, giúp quá trình đưa sản phẩm sữa của công ty đến
với người tiêu dùng, dễ dàng và thông suốt.
Hệ thống phân phối của Mộc Châu được trang bị thiết bị bảo quản hiện đại, đủ tiêu
chuẩn, đảm bảo chất lượng sữa tới tay người tiêu dùng giữ nguyên chất lượng. Công ty
có hệ thống xe vận chuyển chuyên dùng, có thùng lạnh bảo quản sản phẩm chở tới
mạng lưới các cửa hàng có trang bị hệ thống tủ lạnh bảo quản, đảm bảo chất lượng tới
người tiêu dùng.
8G 59H
Nhà bán lẻ là những nhà phân phối tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số

lượng nhỏ hơn. Họ là những người phân phối rải rác ở trong một vùng và họ thường
có quy mô nhỏ và số lượng hàng hóa mỗi lần họ nhập là nhỏ. Họ là những người tiếp
xúc thường xuyên với khách hàng cho nên họ có thể hiểu được nhu cầu, cũng như họ
cũng thuận tiện trong việc marketing cho sản phẩm. Vai trò của họ rất quan trọng
trong việc phát hiện ra nhu cầu và các phản ánh của khách hàng đối với sản phẩm này,
10
do vậy những thông tin họ cung cấp là những dữ liệu quan trọng cho việc thay đổi hay
cải tiến sản phẩm nhằm phù hợp với nhu cầu, họ là những người nối kết các khách
hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm sữa Mộc Châu thì các nhà bán lẻ là những cửa hàng nhỏ lẻ, các hàng
bán gần khu dân cư, trong một khu vực có thể có nhiều nhà bán lẻ bán sản phẩm cho
khách hàng.
Hiện nay, hệ thống phân phối của sữa Mộc Châu có khoảng 184 đại lý tại Hà Nội và
các tỉnh lân cận, ngoài ra còn có hàng trăm của hàng bán lẻ phân phối rải rác các khu
vực trong nội thành và ngoại thành cũng như các tỉnh khác trên khắp Việt Nam.
Dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng được bán tập trung tại thị trường Hà Nội trong
nhiều năm qua và đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, hiện tại có gần 400 các cửa
hàng bán đại lý chính trên khắp thành phố. Trong những năm gần đây Công ty đã tổ
chức mở rộng thị trường sữa thanh trùng ra các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hải
Dương, Thái Bình, Nam Định, Việt Trì, Phú Thọ… Ngoài ra, Sữa Mộc Châu hiện nay
có thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào tại 35 tỉnh thành t| Quảng Ngãi trở ra.
8I 
Khách hàng hay nhà tiêu dùng là bất kì các cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản
phẩm. Khách hàng có thể là các tổ chức như là các trường học, cơ quan,…mua sản
phẩm hoặc là những người tiêu dùng cuối cùng như các hộ gia đình, các cá nhân.
Khách hàng của sản phẩm sữa Mộc Châu ngoài các tổ chức thì những cá nhân hoặc
các hộ gia đình sử dụng sản phẩm thường hay mua sản phẩm của công ty tùy thuộc
vào sự thuận tiện của cả sản phẩm và địa điểm phân phối của nó.
Khách hàng là đầu ra của chuỗi cung ứng, là người cuối cùng trong chuỗi cung ứng, và
giữ một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. khách hàng là mục tiêu hàng đầu

trong chuỗi, các hoạt động trong chuỗi cũng là nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu
cầu của khách hàng. Trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng thì tất cả mọi thành
phần là đều là đầu vào còn hách hàng là đầu ra duy nhất của chuỗi, một chuỗi cung
ứng tốt à chuỗi lấy khách hàng là mục tiêu hàng đầu, cố gắng nghiên cứu, thiết kế,
nắm bắt nhu cầu của khách hàng để có thể phát triển và hoàn thiện được chuỗi cung
ứng.
8J ?
- Các sản phẩm sữa Mộc Châu đang được bán tại hệ thống các siêu thị, các trường học
tại Hà Nội t| mẫu giáo đến phổ thông, hệ thống các nhà phân phối tại các tỉnh thành.
11
Đối với dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng, công ty có hệ thống xe vận chuyển
chuyên dùng, có thùng lạnh bảo quản sản phẩm chở tới mạng lưới các cửa hàng có
trang bị hệ thống tủ lạnh bảo quản, đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng.
Đối với dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng, công ty vận chuyển hàng tới các nhà phân
phối chính. T| các nhà phân phối, sản phẩm sữa Mộc Châu được cung cấp tới các cửa
hàng và đến người tiêu dùng.
- Ngoài ra, Mộc Châu cũng tiến hành sử dụng đa dạng các loại hình vân chuyển khác
như hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ của các đơn vị cung ứng trong và
ngoài nước
8K B;!
Đó là các nhà cung ứng về dịch vụ tài chính, dịch vụ logistics, nghiên cứu thị trường ,
nghiên cứu sản phẩm…. Các nhà cung ứng này tuy không trực tiếp tham gia vào quá
trình cung ứng các sản phẩm của Mộc Châu đén tay người tiêu dùng nhưng lại góp
một phần không nhỏ vào thành công của chuỗi cung ứng các sản phẩm của Mộc Châu
nói chung và sản phẩm sữa của Mộc Châu nói riêng
3. */01. !'(
23)4*5
Nhờ vào khâu quản lý chuỗi cung ứng công ty đã đưa ra các chính sách:
Đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng lúc.
Đảm bảo bán được sản phẩm, tạo đà cho sự thông suốt trong việc cung ứng hàng hóa

ra thị trường, đúng số lượng: không quá nhiều, không quá ít giúp tránh chi phí lưu trữ,
tồn kho.
Tốc độ: Tận dụng tối đa thời gian, hạn chế đến mức thấp nhất những khoảng
thời gian chết.
Đảm bảo song hành giữa dòng thông tin và dòng sản phẩm.
Nắm bắt thị trường sữa tươi sẽ là nhu cầu lớn và là phân khúc bỏ trống của các thương
hiệu sữa nước ngoài, một số công ty sữa trong nước đã chọn sữa tươi làm sản phẩm
chủ lực và đã đầu tư dài hạn, bền vững vào lĩnh vực này.Cụ thể tập trung mũi nhọn
vào sản phẩm sữa tươi và để chủ động nguồn nguyên liệu:
T| cuối những năm 50 của thế kỷ trước, con bò sữa đã được "đón" lên đất Mộc
Châu và thực sự bén duyên vùng đất này. Đến thời điểm này Công ty cổ phần Giống
12
bò sữa Mộc Châu đã có đàn bò sữa tới gần 9 nghìn con, năng suất sữa bình quân
22kg/ngày, cá biệt có con bò cho năng suất sữa tới 75kg/ngày.
Nhận thức chất lượng là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng thương
hiệu, các DN sữa đã nâng cấp nhà máy, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt chất
lượng quốc tế. Sữa Mộc Châu đã trở thành thương hiệu uy tín.
+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng “T| đồng cỏ đến ly sữa” xuyên suốt toàn bộ
chuỗi cung ứng, sản xuất để luôn đảm bảo chất lượng và an toàn cho tất cả sản phẩm
được cung cấp trên thị trường.Công ty còn liên tục nghiên cứu tăng thêm giá trị dinh
dưỡng của các sản phẩm”.
+ Đối với dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng, công ty có hệ thống xe vận chuyển
chuyên dùng, có thùng lạnh bảo quản sản phẩm chở tới mạng lưới các cửa hàng có
trang bị hệ thống tủ lạnh bảo quản, đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng.
Đối với dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng, công ty vận chuyển hàng tới các nhà phân
phối chính. T| các nhà phân phối, sản phẩm sữa Mộc Châu được cung cấp tới các cửa
hàng và đến người tiêu dùng.
+ Toàn bộ các công đoạn t| nguyên liệu đến quá trình sản xuất các sản phẩm được
kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và hệ thống quản lý vệ sinh
an toàn thực phẩm HACCP. Công ty đang xây dựng kế hoạch đến năm 2015, đàn bò

sữa ở Mộc Châu sẽ đạt 17.000 con, đến 2020 sẽ đạt 30.000-35.000 con và sản lượng
sữa sẽ đạt 8 tấn/chu kỳ.
+ Để thực hiện đúng theo quy hoạch, Mộc Châu đang tích cực triển khai chương trình
phát triển đàn bò, hiện tại Công ty đang đầu tư để xây dựng 5 trung tâm giống với quy
mô 1.000 con/trung tâm; nhập 1.000 bò giống cao sản t| Mỹ.
+ Để kích thích tăng đàn, Mộc Châu hỗ trợ người nông dân 5 triệu/1 con bò khi người
nông dân tự đi tìm mua bò sữa giống. Theo kế hoạch, công ty sẽ đầu tư công nghệ cao
để thực hiện nuôi 10 con/ha đồng cỏ tiến tới 20 con/ha đồng cỏ. Để làm được điều đó,
công ty cũng có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến thức ăn TMR với năng suất 150
tấn/ngày để tăng dinh dưỡng cho đàn bò. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư phát triển và
nhân giống các loại cỏ năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao.
+ Cuối năm 2011, sản phẩm Mocchau Milk lọt vào top 100 "Sản phẩm, dịch vụ Việt
Nam được tin dùng năm 2011". Đây là những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã
đẹp, giá cả hợp lý, những dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng, hình thức cung cấp
13
dịch vụ tốt, đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, môi trường và quản lý chất lượng được
bạn đọc bình chọn nhiều nhất. Đầu tư cho chất lượng hàng đầu
+ Tại Trung tâm bò giống của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu, t| đầu vào đến sản
phẩm cuối cùng đều được quản lý bằng công nghệ thông tin và lập trình tự động. Các
khâu sản xuất t| nguồn nước, thức ăn đến thời gian cho bò ăn, thời gian vắt sữa đều
được hệ thống chip điện tử theo dõi để báo về tổng hệ thống.
+ Mộc Châu (Sơn La) nơi cửa ngõ Tây Bắc, một thảo nguyên xanh rộng hàng chục
nghìn hécta tuyệt đẹp, được trời phú thêm cho vùng tiểu khí hậu cận ôn đới để trở
thành vùng đất nuôi bò sữa tốt vào bậc nhất cả nước.
Kết chặt thành viên trong chuỗi: Mở những khóa học, đây còn là cơ hội để nhân
viên giữa các nhà Phân phối, các vùng, miền khác nhau của Công ty Cổ phần Giống
bò sữa Mộc Châu được giao lưu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm bán hàng với nhau,
đồng thời thắt chặt tình đoàn kết Mộc châu, văn hóa Mộc châu.
Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp, kéo dài đến tận Quảng Ngãi nhà
phân phôí tâm huyết và gắn bó trong việc phát triển thương hiệu Mộc Châu. Bên cạnh

đó, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã giúp người
nông thôn có cơ hội tiếp cận hàng Việt cũng như DN có cơ hội mở kênh bán hàng.
2. 6401. !'(5
Mộc châu, dù có nhiều nỗ lực nhưng chưa nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng
cao.
Liên kết trong các khâu t| thu mua nguyên liệu, bảo quản, chế biến, phân phối
còn rời rạc. Chính vì vậy, Công ty Mộc Châu cần gắn kết chặt chẽ với thế giới để tăng
tính cạnh tranh.
Phân tán rủi ro: Chưa có nhiều nhà cung cấp chuyên nghiệp, thu mua sản phẩm
trong dân.
Chương trình “Đưa hàng về nông thôn và ủng hộ hàng Việt” còn mang tính
chất phong trào tại nhiều địa phương, thiếu một quy trình và định hướng lâu dài để
được những chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp sức cho chương trình này phát
triển sâu rộng hơn.
7 89:;.*<
4.1L"$=
- Nghiên cứu tạo ra các giống bò mới cho năng suất cao, hạn chế việc nhập khẩu bò
sữa t| nước ngoài.
14
- Mở rộng diện tích trồng cỏ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò sữa,
hạn chế việc nhập khẩu thức ăn t| bên ngoài.
- Mở rộng hệ thống thu mua sữa tươi đảm bảo chất lượng kỹ thuật và uy tín, có sự
quản lý chặt chẽ t| các đơn vị sản xuất để người chăn nuôi bò được yên tâm không bị
ép giá đồng thời tránh tình trạng tăng giá cao đối với nhà sản xuất.
- Trang bị các thiết bị vắt sữa hiện đại, hệ thống bảo quản đảm bảo chất lượng để tăng
năng suất sữa và đảm bảo chất lượng sữa thu hoạch được tốt.
- Nghiên cứu tạo ra nguồn nguyên liệu sữa bột thay thế nguồn nhập t| nước ngoài để
giảm thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.
- Có chính sách quản lý và kiểm tra chặt chẽ đối với các doanh nghiệp trung gian nhập
khẩu sữa t| nước ngoài vào.

GL"
- Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát được tất cả các
nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối
- Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ các sai sót
trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậm trễ.
- Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ các
thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo, mức
tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các đối tác khác.
- Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát sinh
trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn.
15
8=>?@
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm sữa không còn xa lạ với người dân khắp các vùng
trên cả nước. Nhắc đến sữa, ngoài Vinamilk thì sản phẩm được ưa chuộng hiện nay
(đặc biệt ở thị trường nông thôn) là sữa Mộc Châu. Về thị phần, sữa Mộc Châu dù có
thua kém “đàn chị” Vinamilk, nhưng có thể nói, chuỗi cung ứng của sữa Mộc Châu thì
không thua kém Vinamilk nhiều vì ở đâu có Vinamilk thì ta cũng có thể tìm thấy sữa
Mộc Châu trong các kệ hàng ở đó. Có được thành công đó là sự phát triển không “mệt
mỏi” của Mộc Châu, sự nỗ lực của Mộc Châu trong việc quản lý và điều phối các
thành viên trong chuỗi, tạo nên một sự thống nhất và hiệu quả của quy trình.
16

×