Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giáo án GDCD lớp 10 chuẩn KTKN_Bộ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.85 KB, 59 trang )

Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 01 Ngày soạn: 22/08/2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
- Nhận biết được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của Triết học
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
2. Về kỹ năng sống:
- Nhận xét, đánh giá một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương
pháp luận biện chứng hoặc phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hằng ngày
3. Về thái độ
- Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng tư duy phê phán
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thảo luận lớp
- Động não
- Giải quyết vấn đề
- Trình bày 1 phút
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3. Bài mới
Trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày phải đối mặt với nhiều hoạt động,


nhiều vấn đề, đói hỏi con người phải nhận thức và giải quyết nó. Song, bằng kinh
nghiệm sẳn có của con người thì chưa đủ, triết học ra đời, đây là môn khoa học trực
tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức, mà theo C. Mác cho rằng: “Không có Triết
học sẽ không thể tiến lên phía trước được”. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này ở
bài 1: Thế giới qun duy vật và phương pháp luận biện chứng.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Thế giới quan và phương
pháp luận
- GV: Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã
trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Triết
học Mác-Lênin là giai đoạn phát triển cao,
tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một
khoa học.
- HS: Lắng nghe
- GV: Để nhận thức và cải tạo thế giới,
1. Thế giới quan và phương pháp
luận
a. Vai trò thế giới quan, phương pháp
luận của Triết học
- Triết học là hệ thống những quan
điểm lý luận chung nhất về thế giới và
vị trí của con người trong thế giới đó.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn
khoa học khác nhau. Em hãy nêu đối
tượng nghiên cứu của các môn khoa học?
- HS trả lời:
- GV: Đối tượng nghiên cứu của Triết học
là gì?

- HS trả lời:
- GVKL: Triết học nghiên cứu sự vận
động, phát triển của thế giới. Vậy Triết
học là gì?
- HS trả lời :
GV: Do đối tượng nghiên cứu của Triết
học là những quy luật chung nhất, phổ
biến nhất về sự vận động, phát triển của tự
nhiên, xã hội và con người. Vậy triết học
có vai trò gì ?
- HS trả lời:
- GV: Thế giới khách quan bao gồm
những yếu tố nào?
- HS trả lời:
- GVKL: Thế giới quan bao gồm giới tự
nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người
- GVKL và chuyển ý:
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế giới quan duy
vật và thế giới quan duy tâm.
- GV: Cho ví dụ thể hiện thế giới quan
thần thoại( truyện thần thoại, ngụ ngôn)
- HS trả lời:
Truyện thần thoại: “Thần trụ trời”, “Sơn
tinh Thủy tinh”
Truyện ngụ ngôn: “Thầy bói xem voi”
- GV: Các câu chuyện này có thực không?
Nó được hình thành trên cơ sở nào?
- HS trả lời:
- GV: Là sự kết hợp giữa các yếu tố cảm
xúc và lý trí, lý trí và tín ngưỡng, hiện

thực và tưởng tượng, cái thực và cái ảo,
thần và người…
- GV: Có ý kiến cho rằng Triết học và các
ngành khoa học cụ thể tách rời nhau, đối
lập với nhau, đúng hay sai? Vì sao? Lấy ví
dụ.
- HS trả lời:
GV: Vấn đề cơ bản của Triết học có hai
mặt.
- GV: Hãy lấy ví dụ từ những cái có trong
tự nhiên mà con người dựa vào đó chế tạo
- Triết học có vai trò là thế giới quan,
phương pháp luận chung cho mọi hoạt
động và hoạt động nhận thức của con
người.
b. Thế giới quan duy vật và thế giới
quan duy tâm
- Thế giới quan là toàn bộ những quan
điểm và niềm tin định hướng hoạt động
của con người trong cuộc sống.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
ra các vật dụng hàng ngày
- HS trả lời:
+ Loài cá bơi trong nướcthuyền
+ Loài chim baymáy bay
- GV: Theo các em trong các sự vật trên
cái nào có trước cái nào có sau?
- HS trả lời:
- GV: Vậy thế giới quan duy vật là gì? Nó

khác gì so với thế giới quan duy tâm?
HS trả lời:
Lấy một số ví dụ trong thực tiễn chứng
minh hai kết luận trên
KL: Lịch sử Triết học luôn luôn là sự đấu
tranh giữa các quan điểm về các vấn đề
nói trên. Cuộc đấu tranh này là một bộ
phận của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã
hội. Đó là một thực tế và thực tế cũng
khẳng định rằng thế giới quan duy vật có
vai trò tích cực trong việc phát triển xã
hội, nâng cao vai trò của con người đối
với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược
lại thế giới duy tâm thường là chỗ dựa về
lý luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm
hãm sự phát triển của xã hội.
- Vấn đề cơ bản của Triết học:
+ Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý
thức, cái nào có trước, cái nào có sau?
Cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai: Con người có thể nhận
thức và cải tạo thế giới khách quan
không?
- Thế giới quan duy vật và thế giới
quan duy tâm
+ Thế giới quan duy vật cho rằng: giữa
vật chất và ý thức thì vật chất là cái có
trước, cái quyết định ý thức. Thế giới
vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối
với ý thức của con người, không do ai

sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt
được
+ Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý
thức là cái có trước và là cái sản sinh ra
giới tự nhiên
4. Củng cố
Câu 1: Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người , triết học có
vai trò:
a. Thế giới quan. b. Phương pháp luận.
c. Thế giới quan và phương pháp luận. d. Khoa học của mọi khoa học.
Đáp án: c
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của triết học bao gồm:
a. Nghiên cứu những vấn đề cụ thể
b. Nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
c. Nghiên cứu sự vận động, phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư
duy.
Đáp án: c
5. Dặn dò về nhà:
- Về học bài cũ, chuẩn bị phần còn lại của bài
- Sưu tầm các câu nói, câu ca dao, tục ngữ, các chuyện truyền thuyết, thần thoại thể
hiện quan điểm duy vật, duy tâm.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 02 Ngày soạn: 28/08/2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
- Nhận biết được nội dung cơ bản của phương pháp biện chứng và phương pháp siêu

hình
- Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan
duy vật và phương pháp luận biện chứng
2. Về kỹ năng
- Nhận xét, đánh giá một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương
pháp luận biện chứng hoặc phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hằng ngày
3. Về thái độ
- Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng tư duy phê phán
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Phương pháp thảo luận lớp, động não, thảo luận nhóm
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế giới quan là gì? Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống
TGQ trong Triết học?
3. Bài mới
Ở tiết học hôm trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về triết học, thế giới quan,
các loại thế giới quan, vai trò của thế giới quan. Hôm nay chúng ta sẽ học phần tiếp
theo của bài: thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng phần phương
pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình, chủ nghĩa duy vật - sự thống
nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Phương pháp luận biện
chứng

GV đặt vấn đề:
GV: Ví dụ trong một lớp học, mặc dù cùng
một môi trường học tập như nhau, cùng một
giáo viên giảng dạy, tại sao có bạn học tốt có
bạn lại học không tốt?
HS trả lời:
GV: Nhận xét, bổ sung:
GV: Vậy phương pháp là gì?
c. Phương pháp luận biện chứng và
phương pháp luận siêu hình.
* Phương pháp và phương pháp luận
- Phương pháp: Là cách thức để đạt
được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp luận: Là khoa học về
phương pháp, về những phương pháp
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
HS trả lời:
GV hỏi về phương pháp luận:
GV: Đưa ra bài tập và hướng dẫn học sinh
phân tích, giải các bài tập, từ đó rút ra kết
luận
Bài tập 1: Em hãy giải thích câu nói nổi tiếng
sau đây của nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Hêraclít: “Không ai tắm hai lần trên cùng một
dòng sông”
Bài tập 2: Phân tích các yếu tố vận động và
phát triển của các sự vật sau:
Sông có khúc, người có lúc.
Bài tập 3: Loài người đã và đang trải qua 5

giai đoạn phát triển, đó là những giai đoạn
nào?
GV: Gợi ý giúp học sinh giải thích
HS: Cả lớp cùng trao đổi
GV: Gọi học sinh trả lời
HS: Lần lượt trình bày ý kiến của mình
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Kết luận
Như vậy chúng ta thấy rằng trong cuộc sống
hằng ngày của bất kỳ một sự vật hiện tượng
cũng vận động và phát triển trong trạng thái
ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau. Và
những điều đó được khái quát thành phương
pháp biện chứng. Vậy phương pháp luận biện
chứng là gì?
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:
GV: Cho học sinh làm bài tập trắc
nghiệm.
GV: Chuyển ý
Hoạt động 2: Phương pháp luận siêu hình
GV: Cho học sinh phân tích tình huống.
GV: Gọi học sinh có giọng đọc tốt, đọc to câu
chuyện: “Thầy bói xem voi”
HS: Đọc truyện
GV: Chia lớp thành 2 nhóm
GV: Đưa ra hệ thống câu hỏi
Nhóm 1: Nêu việc làm của 5 thầy bói.
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về các yếu tố mà
5 thầy bói đưa ra

HS: Tự trao đổi và thảo luận trong nhóm.
GV: Hướng dẫn gợi ý
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày
HS: Cử đại diện trình bày
nghiên cứu.
- Phương pháp biện chứng
Là phương pháp xem xét sự vật hiện
tượng trong sự ràng buộc quan hệ lẫn
nhau giữa chúng, trong sự vận động
và phát triển không ngừng của chúng.
- Phương pháp luận siêu hình
Là phương pháp xem xét sự vật hiện
tượng một cách phiến diện, chỉ thấy
chúng tồn tại trong trạng thái cô lập,
không vận động, không phát triển, áp
dụng một cách máy móc đặc tính của
sự vật với đặc tính của sự vật khác
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
GV: Nhận xét bộ sung và đưa ra đáp án đúng.
GVKL và hỏi: Vậy thế nào là phương pháp
luận siêu hình?
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:
GV nêu câu hỏi:
Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây chứa đựng
yếu tố biện chứng và câu nào chứa đựng yếu
tố siêu hình?
a. Con ông không giống lông cũng giống
cánh.

b. Tre già măng mọc.
c. Nước chảy đá mòn.
d. Con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa thì
quét lá đa.
e. Đi một ngày đàng học một sang khôn.
f. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.
h. Tức nước vỡ bờ.
Câu 2: Xem xét sự vật hiện tượng như thế
nào cho phù hợp với phương pháp biện
chứng?
a. Sự vật hiện tượng phiến diện tồn tại cô lập.
b. Sự vật hiện tượng không vận động, không
phát triển.
c. Sự vật hiện tượng luôn vận động và phát
triển không ngừng.
GV : Gọi học sinh trả lời
HS: Trình bày ý kiến của mình
GV: Đưa ra đáp án đúng
4. Củng cố:
- Giải quyết các bài tập sau:
Bài tập 1: So sánh sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa triết học với các môn
khoa học cụ thể, cho ví dụ minh họa.
Bài tập 2: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc
kiến thức triết học?
a. Tổng 3 góc của một tam giác bằng 180 độ.
b. Ngày 2/9 là ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
c. Xu thế của cái mới là phát triển và tiến bộ.
d. Sự vật hiện tượng luôn có quan hệ nhân quả.
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm hết phần bài tập còn lại và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

- Sưu tầm những câu chuyện thần thoại, ngụ ngôn nói về quan điểm siêu hình.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ nói về quan điểm biện chứng.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 03 Ngày soạn: 05/09/2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
BÀI 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
THẾ GIỚI VẬT CHẤT (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ khái niệm vận động và các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
2.Về kĩ năng:
- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- So sánh sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
3. Về thái độ:
- Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của
chúng.
- Khắc phục quan niệm cứng nhắc và thái độ thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống, cá
nhân, tập thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác khi thảo luận về các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật
chất.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực
- kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật và hiện
tượng.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong
cuộc sống.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận lớp
- Thảo luận nhóm

- Xử lí tình huống
- Trình bày 1 phút
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy giải thích quan điểm “Giới tự nhiên tồn tại khách quan”.
3. Bài mới
Ở tiết trước chúng ta đã được học và biết được rằng thế giới vật chất tồn tại
khách quan. Sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan luôn vận động và phát triển
Vậy, thế giới vật chất đã tồn tại và phát triển như thế nào, hôm nay chúng ta cùng
nhau tìm hiểu qua bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu vận động
GV: Em hãy quan sát các sự vật và hiện
tượng sau đang ở trong trạng thái nào?
- Hạt nảy mầm
- Người nông dân đang gặt lúa
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Thế nào là vận động?
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
- Ca sĩ đang hát
- Lá rơi từ trên cây xuống

HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
Từ những ví dụ trên em hãy cho biết thế

nào là vận động?
HS: Trả lời
GV: Em hãy lấy vài ví dụ nói lên sự vận
động?
HS: Trả lời
GV: Từ những ví dụ đó em rút ra nhận
xét gì?
HS: Trả lời
GVKL: - Mọi sự vật, hiện tượng luôn
luôn biến đổi
GV: Như vậy, mọi sự biến đổi của sự vật
và hiện tượng đều nói lên sự vận động.
Sự vận động của các sự vật và hiện
tượng phản ánh sự vật đó đang tồn tại.
Nếu như không có vận động thì sự vật
đó có tồn tại không? Vì sao? Cho ví dụ
HS trả lời: Không
GV nhận xét và lấy thêm ví dụ:
- Trái đất quay quanh trục của nó và
quay quanh mặ trời
- Cây chỉ tồn tại khi nó lớn lên, ra hoa và
kết quả
- Con người chỉ tồn tại được khi tiến
hành lao động sản xuất
GV: Có sự vật, hiện tượng nào không
vận động không?
HS trả lời: Không
GVKL: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào
cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động
và thông qua vận động các sự vật và hiện

tượng tồn tại và thể hiện được thuộc tính
của mình. Bởi vận động là thuộc tính
vốn có, là phương thức tồn tại của các sự
vật và hiện.
Hoạt động 2: Các hình thức vận động
cơ bản của thế giới vật chất
GV: Thế giới vật chất rất phong phú và
đa dạng, vì vậy hình thức vận động của
nó cũng rất phong phú và đa dạng. Theo
triết học Mác-Lênin chia thành 5 hình
thức vận động?
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa)
nói chung của sự vật và hiện tượng trong
giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của
thế giới vật chất
Vận động là thuộc tính vốn có, là phương
thức tồn tại của các sự vật và hiện.
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế
giới vật chất
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
GV: Tiến hành thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 5 nhóm, phân công vị
trí, quy định thời gian và giao câu hỏi
Nhóm 1: Hãy nêu 5 hình thức vận động
cơ bản của thế giới vật chất?
Nhóm 2: Lấy ví dụ tương ứng với 5 hình
thức vận động đó?
Nhóm 3: Rút ra nhận xét về 5 hình thức

vận động?
Nhóm 4: Từ việc nghiên cứu 5 hình thức
vận động, em có thể rút ra bài học gì?
HS: Các nhóm thảo luận
HS: Cử đại diện trình bày
GV nhận xét và kết luận:
GVKL: Khi đánh giá sự vật, hiện tượng
phải đặt chúng trong sự vận động không
ngừng, có như thế mới đánh giá đúng
bản chất của chúng.
Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ, đối với một sự
vật không vận động thì không có gì để
mà nói về nó cả.
- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí
của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lí: sự vận động của các
phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình
nhiệt, điện
- Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và
phân giải các chất
- Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa
cơ thể sống và môi trường
- Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế
của các xã hội trong lịch sử
4. Củng cố
Bài tập 1: Hãy cho biết các sự vật, hiện tượng sau vận động hay đứng im?
- Hoa đang nở
- Người ngồi trong tàu
- Mẹ đag nấu cơm
- Ngôi nhà, cái sân, cái bảng

- Con gà đang gáy
Đáp án: Mọi sự vật, hiện tượng trên đều vận động, đứng im chỉ là tương đối
Bài tập 2: Hãy nối mỗi ô của cột A với các ô ở cột B để có các hình thức vận động
tương ứng:
A B
1. Vận động cơ học
2. Vận động vật lí
3. Vận động hóa học
4. Vận động sinh học
5. Vận động xã hội
a. Ma sát sinh nhiệt
b. Qúa trình đồng hóa và dị hóa
c. Qúa tình tiêu hóa của động vật
d. Qủa táo rơi từ trên cây xuống
e. Sắt bị ôxi hóa thành ôxit sắt
g. Nước bay hơi
h. Cách mạng thàng Tám dẫn đến sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa.
5. Dặn dò về nhà:
- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 3 và 6 ở SGK trang 23
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ chỉ sự vận động.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 04 Ngày soạn: 10/09/2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
BÀI 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
THẾ GIỚI VẬT CHẤT (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức:

- Hiểu rõ khái niệm phát triển, nhận thức được sự phát triển là khuynh hướng chung
của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng.
2. Về kĩ năng:
- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- So sánh sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
3. Về thái độ:
- Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của
chúng.
- Khắc phục quan niệm cứng nhắc và thái độ thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống, cá
nhân, tập thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác khi thảo luận về các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật
chất.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của SV-HT
- Kĩ năng giải quyết vấn đề khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong
cuộc sống.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận lớp; Thảo luận nhóm; Động não,
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Câu 1: Vận động là gì? Nêu 5 hình thức vận động của thế giới vật chất
Câu 2: Vì sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
3. Bài mới
Ở tiết trước chúng ta đã được học và biết được rằng thế giới vật chất tồn tại

khách quan. Sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan luôn vận động và phát triển
Vậy, thế giới vật chất đã tồn tại và phát triển như thế nào, hôm nay chúng ta cùng
nhau tìm hiểu qua bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu phát triển
GV: Sự vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng có mối quan hệ với
nhau
GV: Em hãy nêu các ví dụ về sự vận
động của sự vật, hiện tượng

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Thế nào là phát triển ?
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
HS trả lời:
- Cây lớn lên
- Tàu đang chạy
- Nước bóc hơi ở nhiệt độ cao
- Cái nhà
- Cây ra hoa kết quả
GV hỏi:
1. Những sự vật, hiện tượng trên vận
động theo chiều hướng nào?
2. Những vận động nào trên dây nói
lên sự phát triển?
HS trả lời:
GVKL: Các sự vật, hiện tượng vận
động theo các chiều hướng khác
nhau, đôi khi theo chiều hướng tiến

lên nhưng đôi khi theo chiều hướng
thụt lùi. Và chính sự vận động theo
chiều hướng tiến lên được khái quát
chung đó là phát triển.
Vậy theo quan điểm của triết học
Mác - Lênnin, thế nào là phát triển?
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:
GV: Em hãy lấy ví dụ về sự phát
triển trong các lĩnh vực như giáo dục,
y tế, công nghiệp, nông nghiệp ở
nước ta?
HS lấy ví dụ:
Hoạt động 2: Phát triển là khuynh
hướng tất yếu của thế giới vật chất.
GV hỏi : Sự phát triển của thế giới
vật chất, diễn ra một cách đơn giản,
dễ dàng hay phức tạp, khó khăn?
Khuynh hướng phát triển đó là gì?
HS trả lời:
GVKL: Sự phát triển của thế giới vật
chất, diễn ra một cách quanh co, phức
tạp, đôi khi có những bước thụt lùi
tạm thời. Khuynh hướng tất yếu của
quá trình đó là cái mới ra đời thay thế
cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc
hậu.
GV : Vận dụng kiến thức đã học hãy
phân tích cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc ở nước ta giai đoạn 1930-

1945 ?
HS suy nghĩ và trả lời :
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát
những vận động theo chiều hướng tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái
mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay
thế cái lạc hậu.
- Vận động và phát triển có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Không có sự vận động thì sẽ
không có sự phát triển nào cả.
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của
thế giới vật chất
Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát
triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái
tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
GV : Quá trình học tập của em từ lớp
1 đếm lớp 10 có gặp khó khăn nào
không ?
HS trả lời :
GVKL chung :
4. Củng cố
Bài tập 1: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách:
a. Từ từ, thận trọng b. Quanh co, phức tạp
c. Đơn giản, thẳng tắp d. Không đồng đều
Đáp án: b
Bài tập 2: Những câu tục ngữ nào sau đây nói lên sự vận động và phát triển phát
triển?

- Có chí thì nên
- Rút dây động rừng
- Tre già măng mọc
- Nước chảy đá mòn
5. Dặn dò về nhà:
- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại ở SGK trang 23
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ chỉ sự vận động và phát triển.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 05 Ngày soạn: 18/09/2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN
TƯỢNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận
động, phát triển của sự vật và hiện tượng
2. Về kĩ năng:
- Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật hiện tượng
3. Về thái độ:
- Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa
tuổi
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong một tình huống mâu thuẫn.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong thảo luận.
- Kĩ năng quản lí thời gian khi trình bày 1 phút.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận lớp; Thảo luận nhóm; Xử lí tình huống; Trình bày 1 phút

IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy phát biểu quan niệm trong Triết học về vận động? Lấy một số ví dụ để
chứng minh.
Câu 2: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất?
3. Bài mới
Qua quá trình quan sát chúng ta nhận thấy rằng, mọi sự vật hiện tượng trên thế giới
luôn trong quá trình vận động và phát triển. Nguyên nhân nào dẫn đến sự vận động và
phát triển ấy? Những người theo Chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và Chủ nghĩa duy vật
biện chứng có những quan niệm khác nhau về vấn đề này. Để hiểu rõ quan điểm trên,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 4: Nguồn gốc sự vận động, phát triển của sự vật và
hiện tượng.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Thế nào là mâu thuẫn?
GV: Trong cuộc sống, ít nhiều các em
cũng đã từng đối mặt với những mâu
thuẫn.
Vậy các em hãy cho cô vài ví dụ về mâu
thuẫn mà em đã gặp?
HS trả lời: ……
1. Thế nào là mâu thuẫn?
Khái niệm mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một
chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
GVKL: Theo quan điểm thông thường,

mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung
đột, chống đối nhau.
Trong triết học, mâu thuẫn được dùng
với ý nghĩa sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Để
hiểu rõ hơn điều này, các em hãy nhận
xét ví dụ sau:
- Ví dụ 1: Trong xã hội phong kiến có
hai giai cấp:Địa chủ và Nông dân
Câu hỏi: Hai giai cấp này có đấu tranh
với nhau không?
HS trả lời:……
- Ví dụ 2: Mỗi xã hội luôn tồn tại hai
mặt: mặt tiến bộ và lạc hậu.
Câu hỏi: Hai mặt tiến bộ và lạc hậu
trong một xã hội có quan hệ với nhau
như thế nào?
HS trả lời: ……
- Ví dụ 3: Mặt đồng hoá của cơ thể A.
Mặt dị hoá của cơ thể B.
Câu hỏi: Mặt đồng hoá của cơ thể A và
mặt dị hoá của cơ thể B có ràng buộc,
tác động và đấu tranh với nhau không?
HS trả lời:
GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
GV: Vậy thế nào là mâu thuẫn?
HS trả lời:
GVKL và chuyển ý:
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt đối lập của
mâu thuẫn
GV: Các em hãy lấy thêm một vài ví dụ

nói về mâu thuẫn?
HS trả lời: ……
GV: Các em theo dõi các ví dụ sau:
- Một sinh vật có mặt đồng hoá – dị hoá.
?. Hai mặt đồng hoá và dị hoá của một
sinh vật phản ánh điều gì?
?. Hai mặt đồng hoá và dị hoá của một
sinh vật vận động và phát triển theo
chiều hướng nào? Giải thích?
HS trả lời: ………
- Trong đời sống có sản xuất và tiêu
dùng.
?. Hai quá trình này như thế nào với
nhau?
HS trả lời: ……
GV nhận xét và kết luận: Đó là những
thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những
khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,
mà trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật và hiện tượng, chúng phát
triển theo những chiều hướng trái
ngược nhau.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
mặt trái ngược nhau của cùng một sự
vật, hiện tượng. Triết học gọi đó là mặt
đối lập của mâu thuẫn

GV: Vậy từ các ví dụ trên, em hãy cho
biết thế nào là mặt đối lập của mâu
thuẫn?
HS trả lời:
GVKL và chuyển ý:
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thống nhất
giữa các mặt đối lập
GV: Trở lại các ví dụ ở phần a
?. Các em hãy cho biết, nếu trong một
sinh vật, chỉ có quá trình đồng hoá mà
không có quá trình dị hoá, và ngược lại
thì sinh vật ấy có tồn tại không?
?. Nếu chỉ sản xuất mà không có tiêu
dùng thì sẽ như thế nào?
?. Nếu trong một xã hội không có đi bóc
lột thì có người bị bóc lột không?
HS trả lời:
GV: Như vậy, các em thấy nếu thiếu một
trong hai mặt đối lập thì không tạo thành
một chỉnh thể - mâu thuẫn. Nói một cách
khác, mặt đối lập này chính là tiền đề
cho sự tồn tại của mặt đối lập kia và
ngược lại.
GV: Vậy, muốn tạo thành một chỉnh thể
mâu thuẫn đòi hỏi hai mặt đối lập phải
như thế nào?
HS trả lời:
GV: Vậy, thế nào là sự thống nhất giữa
các mặt đói lập?
HS trả lời:

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập
liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn
tại cho nhau. Trong triết học, đó là sự
thống nhất giữa các mặt đối lập.
4. Củng cố
Bài tập 1 : Theo triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là :
A. Sự bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
B. Trong trạng thái xung đột chống đối lẫn nhau
C. Sự ràng buộc và quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
D. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Bài tập 2:Những sự vật hiện tượng nào sau đay được coi là hai mặt đối lập của mâu
thuẫn:
a. Dài và ngắn. b. Cao và thấp. c. Đồng hóa và dị hóa. d. Tròn và méo.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập 1 và 2 SGK trang 28
- Chuẩn bị phần còn lại của bài
- Tìm hiểu các ví dụ về những mâu thuẫn trong xã hội mà em biết
- Những mâu thuẫn đó được giải quyết như thế nào?
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 06 Ngày soạn: 24/09/2012 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT
VÀ HIỆN TƯỢNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nêu sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mội sự vận
động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

- Hiểu rõ sự đấu tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
2. Về kĩ năng:
- Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật hiện tượng
3. Về thái độ:
- Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa
tuổi
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong một tình huống mâu thuẫn.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong thảo luận.
- Kĩ năng quản lí thời gian khi trình bày 1 phút.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận lớp; Thảo luận nhóm; Xử lí tình huống; Trình bày 1 phút
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Cho ví dụ.
Câu 2: Thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ.
3. Bài mới
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có tính mâu thuẫn trong bản thân nó, vừa đối
lập, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau mà ta còn gọi là giải quyết mâu thuẫn.
Mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật hiện tượng sẽ phát triển như thế nào? Đó chính
là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập

GV: Các em hãy nhận xét các ví dụ sau:
- Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong
xã hội TBCN.
- Lối sống: có văn hoá và phi văn hoá.
?. Em hãy cho biết hai mặt đối lập trên có
những biểu hiện gì?
HS trả lời: ……
? Em hãy cho biết biểu hiện này có ý
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Hai đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt
bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
nghĩa gì đối với mâu thuẫn?
HS trả lời: ……
GV: Vậy thế nào đấu tranh giữa các mặt
đối lập?
HS trả lời: ……
GVKL: Sự vật, hiện tượng nào cũng có
mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể
trong đó có sự thống nhất, đấu tranh giữa
các mặt đối lập không thể tách rời nhau.
Thống nhất và đấu tranh cũng chính là
hai trạng thái, hai mặt đối lập hợp thành
mâu thuẫn.
GVKL và chuyển ý:
Hoạt động 2: Mâu thuẫn là nguồn gốc
vận động, phát triển của sự vật và hiện
tượng

GV đặt vấn đề: Mục đích đấu tranh giữa
các mặt đối lập là giải quyết mâu thuẫn.
Vậy, theo các em việc giải quyết mâu
thuẫn có tác dụng như thế nào?
HS trả lời:
GVKL: Khi mâu thuẫn cơ bản được giải
quyết thì sự vật và hiện tượng chứa đựng
mâu thuẫn nó cũng chuyển hóa thành sự
vật, hiện tượng khác.
GV: Em nào cho cô biết lịch sử xã hội
loài người trải qua các kiểu xã hội nào?
GV: Trong các kiểu XH trên, XH nào
chứa đựng mâu thuẫn cơ bản?
HS trả lời: Lịch sử xã hội loài người trải
qua 5 chế độ xã hội: CSNT; CHNL; PK;
TBCN; XHCN
- Xã hội CHNL: Giai cấp chủ nô > < nô
lệ.
GV: Em nào cho cô biết kết quả của sự
đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong các
xã hội có giai cấp đối kháng trên?
HS trả lời:
GVKL:
+ Sự đối kháng giữa giai cấp chủ nô - nô
lệ  xã hội Phong kiến
+ Trong sinh vật:
Đấu tranh giữa di truyền - biến dị 
giống, loài mới.
+ Trong nhận thức:
Đấu tranh giữa nhận thức đúng – sai;

chân lý-sai lầm  tư tưởng khoa học
- Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập không
tách rời nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động,
phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn:
- Giải quyết mâu thuẫn là kết quả của sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập, là mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được
hình thành, sự vật hiện tượng cũ được
thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Quá
trình này tạo nên sự vận động và phát
triển vô tận của thế giới khách quan.
- Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập là nguồn gốc vận động và phát triển
của các sự vật, hiện tượng.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
phát triển.
GV hỏi: Các em hãy cho ví dụ về sự đấu
tranh để giải quyết mâu thuẫn trong học
tập, trong cuộc sống, trong lao động,
HS trả lời:
GV Như vậy thì mâu thuẫn giải quyết thì
sự vật hiện tượng sẽ như thế nào?
HS trả lời:
GV: Vậy các em có kết luận gì về vai trò
của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đối
với sự vận động, phát triển của sự vật,

hiện tượng?
GV chuyển ý:
Hoạt động 3: Mâu thuẫn chỉ được giải
quyết bằng dấu tranh.
GV: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến (12/ 12/ 1946) Hồ Chí Minh đã
viết: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta
phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ”.
GV: Bác Hồ đã giải quyết mâu thuẫn
giữa dân tộc ta với thực dân Pháp bằng
con đường gì? Có còn nhân nhượng nữa
không các em?
HS trả lời:
GV: Em nào lấy các ví dụ khác?
HS lấy ví dụ: như mâu thuẫn giữa lối
sống có văn hóa với phi văn hóa; trong
giáo dục là giữa số lượng nhiều với chất
lượng thấp,
GV nhận xét và bổ sung:
GV: Vậy làm thế nào để giải quyết mâu
thuẫn có kết quả tốt?
HS trả lời:
GV: Vậy sau khi học xong bài này thì
các em rút ra bài học gì?
GV yêu cầu HS xử lí tình huống sau:
Trong quá trình xây dựng phong trào lớp,

có hai bạn không chịu hợp tác.
Là một thành viên của BCS em sẽ giải
quyết như thế nào?
HS xử lí:
GVKL và chuyển ý:
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng
đấu tranh
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập không
phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
Bài học:
- Để giải quyết mâu thuẫn phải có
phương pháp đúng, phải phân tích mâu
thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của
từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ
giữa các mặt đối lập
- Phải biết phân biệt đúng sai, tiến bộ,
lạc hậu
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển
nhân cách
- Đấu tranh phê và tự phê
-Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.
4. Củng cố
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Bài tập 1: Em hãy đọc đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Một chế độ này biến đổi thành một chế độ xã hội khác là cả một cuộc đấu tranh
gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái
đang suy tàn và cái đang phát triển. Kết quả là cái mới, cái tiến bộ nhất định thắng”.

Câu hỏi: Trong đoạn văn trên đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh lí giải nguyên nhân của
sự biến đổi xã hội là gì?
(Do đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển.)
Bài tập 2: Con gái hỏi Mác: “Hạnh phúc là gì?”
Mác trả lời: “Hạnh phúc là đấu tranh”.
a/ Em hiểu câu nói trên như thế nào? (Muốn đạt được hạnh phúc thì phải bằng con
đường đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn.)
b/ Bản thân mình nên vận dụng như thế nào trong quá trình học tập?
(Muốn cho bản thân tiến bộ, phát triển thì phải bằng con đường giải quyết mâu thuẫn
bản thân là chính. Mỗi người phải tự mình rèn luyện, đấu tranh với bản thân thì mới
có sự tiến bộ.)
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm hết phần bài tập còn lại ở sách giáo khoa trang 28 và 29.
- Xem và soạn bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 07 Ngày soạn: 01/10/ 2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học
2. Về kĩ năng:
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong
đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tự giác trong học tập trong khi ôn tập, nắm kỹ các bài đã học
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng phân tích, so sánh.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận lớp
- Thảo luận nhóm
- Trình bày 1 phút.
- Đọc hợp tác
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên và hệ thống câu hỏi
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Nội dung ôn tập: Hệ thống lại kiến thức của các bài đã học và đưa ra một số câu
hỏi ôn tập.
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- Khái niệm TGQ duy vật và TGQ duy tâm
- Phân biệt TGQ duy vật và TGQ duy tâm
- Khái niệm PPL biện chứng và PPL siêu sình
- Phân biệt PPL biện chứng và PPL siêu sình
- Vai trò TGQ duy vật và PPL biện chứng
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- Khái niệm vận động và phát triển
- Hình thức của vận động
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
- Phát triển là khuynh hướng tất yếu của TGVC
Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của Thế giới vật chất
- Khái niệm về mâu thuân, các mặt đối lập, và sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập
- Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động và phát triển của thế giới vật chất

+ Giải quyết mâu thuẫn
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
+ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường đấu tranh
Một số câu hỏi
Câu 1 : Hãy phân biệt phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình?
Cho ví dụ cụ thể.
Câu 2: Hãy chỉ ra các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? Cho ví dụ cụ
thể.
Câu 3: Hãy phân biệt Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm? Cho ví dụ cụ
thể
Câu 4: Bằng kiến thức đã học hãy phân tích cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945?
Câu 5: Thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập? Cho một số ví dụ?
Câu 6: Tại sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển của thế giới vật
chất?
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 8 Ngày soạn: 8 /10/ 2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2

KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA :
- Nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng mà HS đạt được trong quá trình học 6 tiết trước;
học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình và có
sự điều chỉnh phương pháp học taaoj phù hợp
- giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá
trình dạy học , từ đó có kế hoach điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả.
1. Về kiến thức:

- Hiểu được phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình và phân biệt
sự khác nhau giữa chúng
- Nêu được khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lập
- Hiểu về thế giới quan duy tâm
2. Về kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá được các quan điểm duy vật và duy tâm; các mối quan hệ, sự tác
động qua lại của các sự vật hiện tượng và trong cuộc sống
3. Về thái độ:
- Có thái độ trước những suy nghĩ, hiện tượng đúng và sai lầm trong xã hội
II. HÌNH THỨC : Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Cấp độ
Tên nhận thức
chủ đề
(nội dung,
chương, bài…)
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
1. Thế giới
quan duy vật và
phương pháp
luận biện chứng
- Hiểu
được khái
niệm

hương
pháp luận
biện chứng
và PPL
siêu hình
Biết phân
biệt được
phương
pháp luận
biện chứng
và phương
pháp luận
siêu hình
Liệt kê sự
khác nhau
giữa
phương
pháp luận
biện chứng
và phương
pháp luận
siêu hình
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ %:40
Số câu:1
Sốđiểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Sốđiểm:1.

5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Sốđiểm:1.
5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Sốđiểm:4
Tỉ lệ:40%
2. Sự vận động
và phát triển
của thế giới vật
chất
- Biết được
sự vận
động và
phát triển
Biết vận
dụng kiến
thức đã
học để lí
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
của thế
giới vật
chất
giải sự
phát triển
của phong
trào cách

mạng 1930
– 1945
ởViệt Nam
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ %:30
Số câu:1
Sốđiểm:0.
5
Tỉ lệ:5%
Số câu:1
Sốđiểm:2.
5
Tỉ lệ: 25%
Số câu:1
Sốđiểm:3
Tỉ lệ:30%
3. Nguồn gốc
vận động, phát
triển của sự vật
và hiện tượng
Nêu được
khái niệm
sự thống
nhất giữa
các mặt
đối lập
Có sự liên
hệ và lấy
ví dụ về sự

thống nhất
giữa các
mặt đối lập
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30 %
Số câu:1
Sốđiểm:1.
5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Sốđiểm:1.
5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:2
Sốđiểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:2
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:3

Số
điểm:10
Tỉ lệ:
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (4.0điểm ): Phân biệt sự khác nhau giữa Phương pháp luận biện chứng và
Phương pháp luận siêu hình? Cho ví dụ?
Câu 2 (4.0điểm) : Bằng kiến thức đã học hãy phân tích cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945?
Câu 3 (2.0điểm): Thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập? Cho một số ví dụ?
V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Câu Tiê
u
chí
Nội dung Điểm
Câu 1 1 Là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong sự
ràng buộc quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Trong sự vận
động và phát triển không ngừng của chúng.
1,5
2 Là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng một cách
phiến diện. Chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô
lập, không vận động, không phát triển. Áp dụng một
cách máy móc đặc tính của sự vật lên sự vật khác
1,5
3 Ví dụ phương pháp luận biện chứng: Cây ra hoa kết
quả, Tre già măng mọc.
Ví dụ phương pháp luận siêu hình: Con vua thì lại làm
1,0
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I

vua, con sải ở chùa thì quét lá đa. Đánh giá một người
theo cảm tính,
Tổng điểm 4,0
Câu 2 1 - Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng luôn luôn vận
động, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức
tồn tại của các sự vật và hiện
- Lịch sử giai đoạn 1930 -1945 là một sự vận động
theo các chiều hướng khác nhau đôi khi theo chiều
hướng tiến lên dẫn chứng là phong trào 1930 – 1931,
cao trào 1936 – 1939, 1939 – 1945 để dẫn đến cách
mạng tháng Tám thành công
- Nhưng đôi khi theo chiều hướng thụt lùi, dẫn chứng
là giai đoạn cuối 1931-1935, cách mạng tạm thời lắng
xuống
- Như vậy, sự phát triển của cách mạngVN giai đoạn
1930 -1945, diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi
khi có những bước thụt lùi tạm thời.
0,5
1,5
1,0
1,0
2 - Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái
mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc
hậu, cách mạng thành công dẫn đến sự ra đời của nhà
nước mới, Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945)
1,0
Tổng điểm 4,0
Câu 3 1 - Khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Trong
mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với
nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Trong triết học, đó

là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
1,0
2 Ví dụ: Hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng 1,0
Tổng điểm 2,0
Tổng số câu 3
Tổng số điểm 10,0
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
Giáo án GDCD khối 10 – Học kỳ I
Tiết PPCT: 09 Ngày soạn: 15/10/ 2013 Ngày dạy:
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA
SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (1Tiết )
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lương và sự biến đổi về chất
của sự vật, hiện tượng .
2. Về kĩ năng:
- Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.
3. Về thái độ:
- Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các
biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng trình bày trước đám đông
- Kỹ năng tự tin
- Kỹ năng hợp tác
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Đàm thoại; Thảo luận nhóm; Trực quan; Trình bày 1 phút
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra bài cũ)
3. Bài mới
GV nhận xét và dẫn dắt: Trong bài 4 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu
được nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng
vận động, phát triển bằng cách nào, như thế nào? Cách phổ biến nhất chính là sự biến
đổi dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất
GV đặt vấn đề: Nhà thơ Trần Hòa Bình
có viết:
Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết
GV: Em có nhận xét gì về ý của các câu
thơ trên?
HS trả lời:
GVKL: Đó là sự thay đổi, tăng thêm về
1. Chất
Chất là khái niệm dùng để chỉ những
thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện
tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng
đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện
tượng khác

Ví dụ: Nguyên tố Đồng:
- Nguyên tử lượng =63.54 đvC
Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

×