Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo tổng hợp về tình hình HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ tại Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.42 KB, 33 trang )

1
BÁO CÁO THỰC TẬP
Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phan Thị Thu Hiền
Họ và tên sinh viên: Trịnh Tuấn Anh
Mã sinh viên: CQ507352
Lớp chuyên ngành: Kinh tế đầu tư 50E
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường đại học Kinh tế quốc dân, sinh
viên được cung cấp kiến thức về lĩnh vực kinh tế nói chung, cũng như những kiến thức
chuyên sâu của từng chuyên ngành. Kết hợp với những kiến thức đó trong năm cuối,
nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện giai đoạn thực tập.
Thực tập là một giai đoạn rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường
đại học, thực tập là quá trình sinh viên áp dụng những kiến thức kinh tế đã học, đặc
biệt là các kiến thức chuyên ngành vào trong thực tế, sinh viên tới cơ sở quan sát tìm
hiểu thực tế, từ đó nghiên cứu thực hành và đối chiếu với những kiến thức đã được lĩnh
hội trên ghế giảng đường. Tại cơ sở thực tập sinh viên sẽ thực tập tổng hợp và sau đó là
thực tập theo chuyên đề. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên sẽ tìm hiểu mọi
mặt hoạt động của cơ sở về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu và tổ chức, các hoạt
động nghiệp vụ theo chương trình học của mình, từ đó nắm được hoạt động cơ bản của
cơ sở thực tập, nắm được sự vận động trên thực tiễn của các vấn đề lý thuyết đã học,
tạo nên sự hiểu biết và thành thạo nhất định về chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Được sự đồng ý của Nhà trường và giáo viên hướng dẫn cũng như của đơn vị
thực tập, em đã đến thực tập tại Công ty cổ phần đá quý Hà Nội - HAGEMCO.
Trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua, nhờ sự phân công của khoa Kinh tế đầu tư
cùng với sự hưỡng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên phụ trách Th.s Phan Thị Thu
Hiền và các nhân viên tại HAGEMCO đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập,
em đã được tìm hiểu về tình hình chung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các
công việc và hoạt động liên quan của HAGEMCO
Trên cơ sở đó em đã viết một bản báo cáo tổng hợp, bản báo cáo chắc không


tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ HÀ NỘI
HAGEMCO
1.1) Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1) Vài nét về HAGEMCO
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đá quý và Vàng Hà Nội là Công ty Đá quý và
Vàng Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Đá quý và Vàng
Việt Nam (cũ), đuợc thành lập theo quyết định số 1942/ QĐ- TCCB ngày 15.7.1996
của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương). Đầu năm 2003 khi tổ chức sắp
xếp lại Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số
44/ QĐ - BCN sáp nhập 4 đơn vị thuộc Tổng Công ty là:
- Công ty Đá quý và Vàng Nghệ An
- Công ty Khảo sát – Thăm dò mỏ
- Trung tâm nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng
- Trung tâm HGJC
Vào Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội.
Đây là những đơn vị của Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam đã thực hiện
công tác khảo sát địa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản trên nhiều vùng lãnh thổ
khác nhau của đất nước, thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên
Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Lâm Đồng,
Đắc Lắc v.v.
Năm 2005, Công ty cổ phần hoá theo quyết định số: 2720/ QĐ - BCN ngày
25/08/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và trở thành công ty Cổ
phần Đá quý và Vàng Hà nội.
4
Tên giao dịch của Công ty là: HANOI GEM AND GOLD JOINT STOCK

COMPANY
Tên viết tắt là : HAGEMCO (HGC)
Địa chỉ trụ sở: Số 91- Phố Đinh Tiên Hoàng - Phường Tràng Tiền – Quận Hoàn
Kiếm - TP. Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký Kinh Doanh số: 0103010206, do Sở Kế hoạch Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02.12.2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày
08.12.2008
1.1.2) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty HAGEMCO
Tiền thân của công ty là Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (cũ) thành lập từ năm 1958
với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý vàng bạc, kinh doanh hàng mỹ nghệ, sửa chữa và làm
mới tư trang vàng bạc phục vụ nhu cầu nhân dân thủ đô, các tỉnh lân cận và khách du
lịch nước ngoài. Cho tới năm 1980, khi Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi
mới trong quản lý kinh tế và cụ thể là ban hành nhiều chính sách hình thành và điều
chỉnh cơ chế mới về quản lý và kinh doanh tiền tệ thì Ngân hàng Nhà nước đã quyết
định chuyển việc quản lý vàng bạc sang kinh doanh vàng bạc, đá quý và các dịch vụ
liên quan như sửa chữa, làm mới tư trang. . .
Ngày 14/08/1981, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã ký quyết định số 88 – NH - QĐ, theo đó thành
lập Công ty kinh doanh và quản lý vàng bạc Hà nội, lấy địa điểm 89 Đinh tiên Hoàng
làm trụ sở chính và bàn giao cửa hàng Vàng bạc 89 Đinh tiên Hoàng cho Công ty quản
lý. Cho đến năm 1987, Công ty kinh doanh vàng bạc Hà nội mới thực sự chuyển hẳn
sang kinh doanh Vàng bạc với tên giao dịch Quốc tế là GOSICO.
Quá trình phát triển của công ty về quy mô có thể chia ra thành các giai đoạn
sau:
5
- Giai đoạn 1981 - 1986: Đây là thời kỳ kinh doanh của Công ty còn mang nặng
tính bao cấp. Cho đến năm 1987, Công ty kinh doanh và quản lý vàng bạc Hà nội vẫn
chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước - Hà nội. Cũng trong
giai đoạn này, mọi hoạt động, mọi quyết định trong việc quản lý và kinh doanh Vàng

bạc của Công ty đều phải tuân theo nghị định 38-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm
vụ chủ yếu của Công ty trong thời kỳ này hầu như chỉ là quản lý vàng bạc theo mệnh
lệnh của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
- Giai đoạn 1987 - 1989: Đây là thời kỳ mở rộng chuyển đổi sang cơ chế thị
trường. Với chỉ thị 40/NH-CT của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
việc mở rộng kinh doanh vàng bạc đá quý, Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô kinh
doanh, phát triển mạnh việc mua bán vàng ta nhằm đáp ứng nhu cầu mua vàng dự trữ
của nhân dân trong thời kỳ này. Bởi lẽ, đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta rơi vào
khủng hoảng trầm trọng, tỉ lệ lạm phát cao, tiền mặt mất giá nghiêm trọng nên nhu cầu
về dự trữ vàng được coi như là cứu cánh.
- Giai đoạn 1990 - 1995: Đây được coi là giai đoạn kinh doanh khó khăn nhất
của Công ty với nhiều biến động song đây cũng là thời kỳ hoạt động thành công nhất
của Công ty cả về nhiệm vụ chính trị lẫn mục tiêu kinh doanh. Trong thời kỳ này,
Công ty hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh phức tạp, trong một điều
kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và định hướng của Nhà nước, lúc này Công
ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh mới đó là kinh doanh đá quý. Do vậy, tên Công ty
được đổi thành Công ty Vàng Bạc Đá quý Hà Nội.
+ 1990 - 1993: Đây là giai đoạn mà sự biến động trong kinh doanh được Công
ty tập trung khai thác chủ yếu là sự biến động lớn về giá vàng. Bên cạnh đó, Công ty
phải hoạt động kinh doanh trên một thị trường đầy tiềm năng song mức độ cạnh tranh
vô cùng gay gắt với hàng trăm cửa hàng vàng bạc tư nhân được Nhà nước cho phép
hoạt động. Vừa phải kinh doanh theo cơ chế thị trường, vừa phải làm nhiệm vụ chính
trị là góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước, bình ổn giá vàng, ổn
định lưu thông tiền tệ song Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể như đã dập
tắt được cơn sốt vàng trong những năm 1992 - 1993.
6
+ Năm 1994, Cửa hàng Vàng Bạc Đá quý số I - 89 Đinh Tiên Hoàng đã được
sáp nhập vào phòng kinh doanh của Công ty. Hệ thống các cửa hàng của Công ty đã
được củng cố, nâng cấp và mở rộng lên thành 16 cửa hàng .
+ Năm 1995, Công ty quyết định thành lập Trung tâm Vàng Bạc Đá quý - Hà

nội tại địa điểm 89 Đinh Tiên Hoàng trong nỗ lực nhằm đổi mới và làm năng động hơn
cơ chế hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, Công ty cũng quyết định giao vốn
giao quyền tự chủ kinh doanh cho các cửa hàng nhằm tạo cho các cửa hàng một cung
cách làm ăn mới, có thể khai thác triệt để hơn các thị trường khu vực.
- Giai đoạn 1996 - 1997: nền kinh tế có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Tiến độ đầu tư phát triển kinh tế trầm lắng và có
những nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn. Thu nhập dân cư vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm
hơn những năm trước (thu nhập bình quân đầu người 300USD/người). Sự vượt trội về
công nghệ tiên tiến và hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước
ngoài lấn sân. Vì vậy, phương pháp gia công chế tác thủ công truyền thống của ta chưa
thể cạnh tranh nổi. Môi trường cạnh tranh thực sự trở nên gay gắt bởi Công ty phải đối
đầu với cả hệ thống doanh nghiệp tư nhân đầy năng động. Tình hình kinh doanh của
Công ty trở nên hết sức khó khăn.
- Từ năm 1997 đến nay, Nhà nước không cho phép nhập vàng, toàn bộ hoạt
động kinh doanh vàng bạc đá quý phải tự vận động từ nguồn trong nước, Nhà nước đã
dần kiểm soát được tình hình biến động của thị trường, lạm phát biến động ở mức thấp,
giá vàng quốc tế liên tục giảm. Tình hình đó đã dẫn đến thực trạng một số các cửa hàng
hoạt động kém hiệu quả thậm chí có nguy cơ lỗ và mất vốn. Công ty đã từng bước thu
dần màng lưới nằm rải rác trên địa bàn Thủ đô, tập trung về một vài điểm để nâng cấp
thành trung tâm VBĐQ và TMTH nhằm tập trung vốn và tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
Đầu năm 2003 khi tổ chức sắp xếp lại Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam,
Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 44/ QĐ - BCN sáp nhập 4 đơn vị thuộc Tổng
Công ty là:
- Công ty Đá quý và Vàng Nghệ An
7
- Công ty Khảo sát – Thăm dò mỏ
- Trung tâm nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng
- Trung tâm HGJC
Vào Công ty Đá quý và Vàng Hà Nội.

Năm 2005, Công ty cổ phần hoá theo quyết định số: 2720/ QĐ - BCN ngày
25/08/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và trở thành công ty Cổ
phần Đá quý và Vàng Hà nội.
1.1.3)Mục tiêu hoạt động của HAGEMCO
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản
xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho
người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và
phát triển công ty ngày càng lớn mạnh
Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng
cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích
Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động
1.1.4) Ngành, nghề kinh doanh của Công ty hiện nay:
- Khảo sát, thăm dò, khai thác đá quý, vàng và các loại khoáng sản khác
(kể cả vật liệu xây dựng) (trừ loại khoáng sản nhà nước cấm);
- Gia công chế tác đá quý, vàng, bạc, hàng trang sức mỹ nghệ và thực hiện
các dịch vụ có liên quan;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý, vàng, bạc, kim cương, ngọc trai và
hàng trang sức;
- Nghiên cứu xử lý, nâng cấp chất lượng đá quý vàng, bạc, ngọc trai, và
hàng trang sức;
8
- Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật về ngọc học và hàng trang sức (chỉ
hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép);
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp;
- Dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán
bar, phòng hát karaoke, vũ trường), cho thuê văn phòng, hội chợ triển lãm về đá quý và
hàng trang sức trong và ngoài nước;
- Nuôi trồng thuỷ sản, ngọc trai và dịch vụ cung cấp giống, chuyển giao
công nghệ;

- Dịch vụ du lịch lữ hành;
- Phòng khám đa khoa;
- Du lịch lữ hành nội địa;
- Du lịch lữ hành quốc tế;
- Tư vấn điều tra thăm dò khoáng sản;
- Tư vấn khai thác mỏ; Khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghiệp
mỏ;
1.2) Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.1) Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty VBĐQ Hà Nội, có chức năng như một đơn vị kinh doanh tổng hợp bao
gồm cả kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất khẩu, sản xuất, gia công Do đó, các
chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là:
- Tổ chức mua bán vàng bạc đá quý với mọi thành phần kinh tế.
- Xuất nhập khẩu vàng bạc đá quý, tiến hành kinh doanh vàng bạc đá quý với
các tổ chức nước ngoài.
- Tiến hành các hoạt động dịch vụ như cầm đồ, gửi vàng két sắt, gia công sản
xuất, sửa chữa và làm mới các trang sức bằng vàng bạc
- Kiểm định chất lượng vàng bạc, đá quý.
9
- Đào tạo thợ kim hoàn.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực VBĐQ
theo đúng pháp luật hiện hành. Tuỳ theo yêu cầu của tình hình mà có thể thành lập các
chi nhánh đại diện tại nước ngoài để xuất khẩu, nhập khẩu các loại đá quý đã chế tác và
các loại trang sức vàng bạc.
- Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, chấp hành tốt các chế độ, chính sách về
quản lý kinh tế, tài sản của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản vật chất, nguồn
vốn, đóng góp và làm tròn nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý kinh doanh của Công ty
1.2.2) Cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng nhiệm vụ của từng
phòng ban trong HAGEMCO

Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên:
+ Ông Cao Khắc Tấn - Chủ tịch HĐQT.
+ Ông Nguyễn Trường Sơn.
+ Ông Hoàng Quang Vinh.
+ Ông Lê Đức Hùng.
+ Ông Đào Quang Hoà.
Ban điều hành:
+ Ông Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc.
+ Ông Hoàng Quang Vinh – Phó Giám đốc.
+ Bà Nguyễn Thị Phương - Kế toán trưởng.
Bộ máy quản lý văn phòng Công ty:
Phòng Tổ chức – Hành chính: Bà Nguyễn Kim Oanh -Trưởng phòng.
10
Tổ chức bộ máy đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý của Công
ty nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu được giao.
Quản lý nhân sự, vận dụng thực hiện các chế độ chính sách trong cơ quan. Xử
lý, giải quyết công tác thanh tra, kiểm tra cho Công ty, tổng hợp thi đua khen thưởng.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Ông Bùi Quang Tiễu - Trưởng phòng.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật ngoài công tác quản lý theo chức năng nhiệm vụ
chuyên môn, còn thường xuyên nhận làm các dịch vụ về Địa chất và khoáng sản như:
Thiết kế, tư vấn thiết kế các Đề án khảo sát, thăm dò địa chất - khoáng sản; tư vấn thiết
kế và thiết kế các đề án khai thác khoáng sản cho các đối tác khác nhau.
Phòng Tài chính - Kế toán. Bà Nguyễn Thị Phương - Kế toán trưởng kiêm
trưởng phòng.
Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty, báo cáo với
giám đốc việc thực hiện mọi hoạt động của Công ty bằng tiền thông qua việc thực
hiện đúng, đầy đủ chế độ kế toán thống kê của Nhà nước ban hành.
Thống kê, phân tích các chỉ tiêu chủ yếu làm cơ sở để vạch phương án đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh.
Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm nguồn vốn, đáp ứng kịp

thời các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh.
Giám sát sử dụng vốn
11
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công ty:
+ Hội đồng quản trị: 5 thành viên, trong đó có 2 người thuộc Tổng Công ty
khoáng sản TKV cử để theo dõi phần vốn của Nhà Nước tại Công ty.
+ Ban điều hành : 3 người : Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ: Tổng số: 29 người, gồm các Giám đóc,
Phó Giám đốc của các đơn vị thành viên; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng
chức năng nghiệp vụ và các cán bộ chức năng, nghiệp vụ khác.
+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Tổng số: 41 người, gồm:
- Tiến sỹ Địa chất học: 1 người
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNGPHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH TỔ
CHỨC
PHÒNG KẾ
HOẠCH – KĨ
THUẬT
PHÒNG TÀI
CHÍNH – KẾ
TOÁN
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
12
- Kỹ sư Địa chât: 21 người
- Kỹ sư Khai thác và xây dựng mỏ: 4 người
- Kỹ sư Trắc địa: 2 người

- Kỹ sư Khoan: 3 người
- Trung cấp và kỹ thuật khác: 10 người
Phần lớn đều đã từng kinh qua nhiều năm công tác, tham gia nhiều dự án khảo
sát, thăm dò và khai thác khoáng sản khác nhau, từ thiết kế đề án cho đến thi công; có
kinh nghiệm lâu năm trong công tác.
+ Đội ngũ công nhân, nhân viên phục vụ: Tổng số: 60 người. Gồm:
- Công nhân khoan máy, nổ mìn, khai đào, lái máy xúc, máy ủi, sửa chữa cơ khí,
chế tác đá quý và hàng trang sức gắn đá quý, mỹ nghệ, làm tranh đá: 28 người đều có
kinh nghiệm lâu năm trong các ngành nghề trên đặc biệt là công tác khoan, khai đào,
đều đã học qua các lớp đào tao về kỹ thuật và đều đã có chứng chỉ nổ mìn, đã học qua
các lớp an toàn về lao động.
- Nhân viên phục vụ văn phòng, nấu ăn, bán hàng, tiếp thị v…v : 15 người
Tổng số cán bộ CNV trong toàn Công ty là 105 người.
Công ty luôn duy trì đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề nêu trên. Khi thực hiện
các dự án cần nhiều lực lương công nhân hơn Công ty sẽ tuyển lao động phổ thông tổ
chức đào tạo một thời gian ngắn là có thể làm việc được.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh (Xí nghiệp, Trung tâm và Cửa hàng):
a) Xí nghiệp Địa chất và Khoáng sản:
- Địa chỉ trụ sở: xã Trung Văn - huyện Từ Liêm- TP. Hà Nội.
13
- Giám đốc: ông Nguyễn Quốc Vinh - KSĐC
- Tổng số CBCNV: 20 người.
- Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty, chuyên lập và thi công các
đề án khảo sát và thăm dò khoáng sản cho các đối tác có nhu cầu trên cả nước. Có đầy
đủ khả năng về tài chính,chuyên môn và kỹ thuật tiến hành thiết kế các dự án khảo sát-
thăm dò và khai thác khoáng sản, thi công đo vẽ bản đồ địa chất, Địa chất thuỷ văn-
Địa chất Công trình tỷ lệ lớn (1:10.000; 1: 5.000 ; 1:2.000; 1:1.000); thi công các công
trình khai đào và khoan máy; thi công đo vẽ trắc địa công trình và bản đồ địa hình;
tổng kết viết báo cáo Địa chất. Xí nghiệp đã có kinh nghiệm trên 20 năm hoạt động.
b) Xí nghiệp Đá quý và Khoáng sản Nghệ An

- Địa chỉ trụ sở: xã Châu Bình - huyện Quỳ Châu - tỉnh Nghệ An.
- Q. Giám đốc: ông Võ Quý Thưởng
- Tổng số CBCNV: 33 người.
Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chuyên tổ chức khai thác các mỏ
khoáng sản, trong đó có đá quý; thi công các công trình khai đào, khoan, nổ mìn phục
vụ công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản. Xí nghiệp đã có kinh nghiệm
trên 20 năm hoạt động.
c) Trung tâm nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng :
- Địa chỉ trụ sở: tầng 3 - số nhà 91- Phố Đinh Tiên Hoàng - Quận Hoàn Kiếm-
TP. Hà Nội.
- Giám đốc: ông Phạm Văn Long - Tiến sỹ ngọc học
- Tổng số cán bộ CBCNV: 07 ngựời
14
Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chuyên tổ chức kiểm định và cấp
chứng chỉ kiểm định chất lượng các sản phẩm về Đá quý và Vàng; phân tích mẫu trọng
sa lát mỏng và khoáng tướng cho các đề án Địa chất. Tổ chức đào tạo các chuyên gia
về ngọc học, phân tích mẫu địa chất. Đã có 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong các
lĩnh vực này.
d) Trung tâm dạy nghề người khuyết tật- người chưa có việc làm:
- Địa chỉ trụ sở: xã Trung Văn - Huyện Từ Liêm – TP Hà Nội.
- Giám đốc: ông Nguyễn Trường Sơn.
- Tổng số CBCNV: 13 người.
Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chuyên Tổ chức dạy nghề cho người
khuyết tật - người chưa có việc; tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ phục vụ xuất khẩu
lao động và làm các dịch vụ khác.
e) Cửa hàng kinh doanh và chế tác đá quý - hàng trang sức, sản xuất
tranh đá quý:
- Địa chỉ cửa hàng: 6 Phạm Ngũ Lão - Hoàn Kiếm - Hà Nội và 246 B Khuất
Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội
- Điện thoại: (04) 38240482

- Cửa hàng trưởng: ông Nguyễn Văn Thụ - KSĐC.
- Tổng số CBCNV: 09 người
Đơn vị chuyên tổ chức sản xuất tranh đá quý, chế tác đá quý, chế tác hàng trang
sức liên quan Đá quý và Vàng; kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm liên
quan Đá quý và vàng.
15
1.3) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty HAGEMCO
Trong 5 năm vừa qua, công ty HAGEMCO đã hoạt động kinh doanh tương đối
hiệu quả và đạt được một số thành công sau:
Mặc dù trong thời gian qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,
mặt hàng đá quý lại là mặt hàng cao cấp nên sức mua tuy có bị ảnh hưởng, song công
ty vẫn đạt được mức lợi nhuận dương hàng năm, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
và các khoản phải nộp NSNN
Bảng 1.1: Lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty giai đoạn 2006 – 2010
Năm Lợi nhuận
2006 5.900.135.000
2007 7.059.005.000
2008 6.470.008.000
2009 7.102.048.000
2010 7.944.465.000
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 1.2: Đóng góp vào NSNN
Năm Tiền nộp cho NSNN
(đơn vị VND)
2006 4.425.101.000
2007 5.294.253.000
2008 4.852.506.000
2009 5.326.536.000
2010 5.958.349.000
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

16
Sản lượng khai thác tài nguyên hàng năm tăng; tiến hành thăm dò cũng như khai
thác được nhiều điểm mỏ lớn trong cả nước
Các sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú và đáp ứng nhu cầu
của nhiều đối tượng khách hàng
17
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
2.1) Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản
lý đầu tư
Hiện nay công ty đang thực hiện 3 hoạt động đầu tư chính: đầu tư thăm dò và
khai thác khoáng sản; đầu tư sản xuất và chế tác đá quý; đầu tư hệ thống cửa hàng
vàng, bạc, trang sức đá quý
2.1.1) Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác khoáng sản
Hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản là nền tảng cơ bản để tạo ra nguồn
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chính vì vai trò quan trọng
đó, công ty HAGEMCO rất quan tâm, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai
thác khoáng sản
Hoạt động thăm dò luôn được dành sự quan tâm của công ty và được đầu tư với
một lượng vốn đáng kể. Hiện nay công ty HAGEMCO tiến hành tập trung thăm dò và
khai thác tại các địa điểm nằm ở 3 khu vực chính là Yên Bái, Nghệ An và khu vực Tây
Nguyên
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho đầu tư thăm dò giai đoạn 2006 –
2010
Năm Vốn đầu tư
2006 1.452.587.000
2007 856.524.000
2008 632.354.000
2009 626.255.000

2010 1.824.947.000
18
(đơn vị VND)
Do tính chất đặc thù của ngành, của lĩnh vực hoạt động thế nên công ty
thường tiến hành triển khai thăm dò trên 3 khu vực lớn là Yên Bái, Nghệ An và khu
vực Tây Nguyên. Thời gian tiến hành hoạt động thăm dò của mỗi dự án là tương
đối nhanh, dao động từ 3 – 6 tháng là kết thúc hoạt động hoạt động thăm dò. Đội
ngũ tham gia thực hiện hoạt động thăm dò đa phần là các kĩ sư địa chất, trắc địa,
khai thác và kèm theo các công nhân hỗ trợ. Chính những người này sẽ là những
nhân lực chính cho hoạt động khai thác về sau. Đầu tư vào máy móc thiết bị tương
đối lớn, thời gian khấu hao từ 5 – 10 năm.
Do năm 2006, công ty tiến hành đầu tư vào 3 dự án thăm dò, do tính chất đặc
thù của ngành, các năm sau đó, công ty sẽ chỉ phải tiến hành các phương án khảo
sát sơ bộ để tìm kiếm các địa điểm, vị trí triển vọng để thăm dò khai thác tiếp theo,
làm nền cho dự án khai thác. Trung bình 1 năm có khoảng 3 - 5 phương án khảo
sát, trung bình mỗi 1 phương án kéo dài từ 1 – 2 tháng, chi phí đầu tư cho mỗi dự
án dao động từ 200 – 300 triệu đồng. Năm 2010 công ty mới tiếp tục tiến hành triển
khai các dự án thăm dò
Để góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành công nghiệp
khai thác khoáng sản đóng vai trò quan trọng và nó đang được Chính phủ quan tâm.
Trong đó công nghiệp khai thác vàng và các khoáng sản kim loại quý hiếm khác đã
và đang được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu
và xúc tiến đầu tư. Công ty HAGEMCO rất chú trọng cho vấn đề khai thác và coi
đó như là 1 trong số các hoạt động trọng tâm của công ty
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho đầu tư khai thác giai đoạn
2006 – 2010
Năm Vốn đầu tư
19
2006 18.484.000.000
2007 12.256.000.000

2008 564.000.000
2009 234.000.000
2010 15.684.000.000
(Đơn vị: VND)
Tùy vào điều kiện vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, trữ lượng tài nguyên
từng vùng mà thời gian tiến hành của mỗi dự án khai thác cũng khác nhau, nhưng
thường tối đa là 6 tháng. Mỗi 1 mỏ thì thời gian khai thác ít nhất là 5 năm. Đầu tư
vào máy móc thiết bị tương đối lớn, phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài về. Năm
2006, công ty tiến hành triển khai 3 dự án khai thác, tại 3 khu vực là Yên Bái, Nghệ
An và Gia Lai. Do các dự án này tiến hành ở quý IV – 2006, nên thời gian xây
dựng kéo dài sang quý I – 2007. Đồng thời cũng trong năm này, công ty tiến hành
đầu tư, mua sắm nhiều thiết bị mới để phục vụ cho công tác khai thác, thay thế cho
nhiều máy móc cũ trước đó, thế nên đầu tư trong năm 2006 và 2007 là tương đối
cao. Năm 2008 và 2009 tiến hành sửa chữa lớn máy móc, thiết bị.
2.1.2) Thực trạng hoạt động đầu tư sản xuất, gia công và chế tác đá
quý
Ngành sản xuất hàng trang sức và đá quý ở Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ
bé so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Ấn độ… Căn cứ vào
yêu cầu của sự nghiệp phát triển ngành, không chỉ đẩy mạnh khâu khai thác đá quý
mà công ty HAGEMCO cũng có các kế hoạch, cũng như sự đầu tư nhất định vào
20
việc chế tác đá quý và làm hàng trang sức để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
này
2.1.2.1) Đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ
Hiện nay, do nhu cầu của người dân Việt Nam đối với mặt hàng đá quý ngày
càng cao và đa dạng. Bên cạnh mặt hàng trang sức thường thấy, nhu cầu của người
dân hiện nay cũng tương đối cao đối với các mặt hàng như: đá phong thủy đặt tại
nhà, trang trí nội thật nơi cơ quan, hòn non bộ, các mẫu đá sưu tập về khoáng vật,
các viện nghiên cứu khoa học… Thế nên bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng
truyền thống như: trang sức, vòng tay, nhẫn… công ty còn chú trọng đầu tư các

máy móc thiết bị để sản xuất, chế tác các mặt hàng đá phong thủy, đá mỹ nghệ,
tranh đá…
Bảng 2.3: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng:
Năm
Vốn đầu tư cho
máy móc thiết
bị, nhà xưởng
2006 13.632.000.000
2007 256.000.000
2008 7.589.000.000
2009 158.000.000
2010 256.000.000
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Năm 2006, công ty đã tiến hành sửa chữa, cải tạo khu vực nhà xưởng. Năm
2008 tiến hành mua sắm lớn nên vốn đầu tư của năm 2006 và 2008 cao hơn nhiều
so với các năm khác.
2.1.2.2) Đầu tư vào đào tạo lao động.
Hàng năm công ty tiến hành tuyển 100 nhân công để đào tạo dạy nghề. Khi
kết thúc khóa học, số công nhân này một phần ở lại làm việc cho công ty, một phần
đi làm cho các công ty khác. Trung bình một khóa đào tạo diễn ra khoảng 3 tháng
21
và có khoảng 30 người được giữ lại làm ở công ty. Bên cạnh đó, công ty còn tiến
hành tuyển thêm các thợ kim hoàn, thợ mài cắt lành nghề, giàu kinh nghiệm để liên
tục bổ sung vào đội ngũ công ty
Chi phí đào tạo bình quân cho 1 công nhân là 15 triệu đồng/người. Chi phí
này bao gồm: chi phí về khấu hao máy móc, các thiết bị cắt mài, nguyên vật liệu,
chi phí dành cho người dạy…
Bảng 2.4: Số lao động đào tạo, tuyển thêm hàng năm
Năm Số lao động
2006 50

2007 50
2008 30
2009 20
2010 20
(Nguồn: phòng hành chính tổ chức)
Bảng 2.5: Chi phí đào tạo cho mỗi nhân công
Năm Chi phí đào tạo
2006 15
2007 15
2008 18
2009 18
2010 20
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
2.1.3) Thực trạng hoạt động đầu tư hệ thống cửa hàng vàng, trang sức
đá quý
22
Hiện nay công ty có 1 cửa hàng chính tại số 6 - Phạm Ngũ Lão. Đây là đơn vị
chuyên kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan Đá quý và vàng.
Trong 5 năm vừa qua, đơn vị đã có những bước tiến rất vững chắc, cho dù cũng có
chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước nói riêng, và nền kinh tế thế giới nói
chung.
Bên cạnh việc buôn bán với nước ngoài, đơn vị cũng rất chú trọng tới thị trường
trong nước. Nhu cầu của người dân ngày càng mở rộng và ngày càng cao, thế nên đơn
vị thường xuyên chủ động trong việc đa dạng mẫu mã hàng bán.
Bên cạnh hoạt động nhập sản phẩm từ xí nghiệp sản xuất, đơn vị còn tiến hành
hoạt động thu mua đá quý từ dân và từ các cơ quan khác, sau đó sẽ thuê xí nghiệp gia
công. Đối với sản phẩm do người dân khai thác được tại các điểm mỏ mà công ty
không khai thác. Các điểm này có thể hàm lượng giàu nhưng trữ lượng ít, người dân sẽ
tận thu tại những địa điểm này để bán lại cho công ty. Còn với các công ty, đơn vị xây
dựng, khai thác khoáng sản, làm đường… Trong quá trình làm việc, họ sẽ tận thu các

khoáng sản này để bán lại cho công ty.
Thu mua ngọc trai tại các đơn vị nuôi ở biển như là ở Quảng Ninh, Phú Quốc…
Ngoài ra ở Việt Nam, cũng có những loại khoáng sản không có, cần mua tại nước
ngoài như ngọc Dade, kim cương… để phục vụ cho nhu cầu trong nước.
2.2) Đánh giá chung
2.2.1) Những kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua, thông qua hoạt động đầu tư phát triển, công ty đã đạt
được những thành công đáng kể:
a) Kết quả của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác
Trước hết, nhờ liên tục triển khai các dự án thăm dò, khai thác đá quý, thời gian
chuẩn bị đầu tư nhanh, cho nên công ty thường xuyên chủ động được nguồn nguyên
liệu đầu vào, đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, ko bị ngắt quãng.
Thường xuyên triển khai các kĩ thuật mới vào trong khai thác nhằm đảm bảo an toàn
môi trường trên địa bàn. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tạo được thêm công ăn việc làm
cho nhiều người lao động
23
Nguồn nguyên liệu sau khi được khai thác sẽ lại được phân chia thành 2 loại: 1
loại để bán thô cho nước ngoài và 1 loại là dùng để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt
động sản xuất của công ty. Loại dùng để bán thô thường là loại có chất lượng cao
Bảng 2.6: Sản lượng tài nguyên khai thác được hàng năm giai đoạn 2006 -
2010
Năm
Sản lượng
(kg)
Sử dụng để chế tác
trang sức đá quý
Sử dụng cho các mục
đích khác (đá mỹ nghệ,
tranh…)
2006 1372 150 1222

2007 1615 158 1457
2008 1750 191 1559
2009 1675 187 1488
2010 1513 161 1352
(Nguồn: phòng kế hoạch kĩ thuật)
Bảng 2.7: Doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm thô giai đoạn 2006 – 2010
Năm Doanh thu
2006 8.256.000.000
2007 9.556.000.000
2008 9.652.000.000
2009 10.056.000.000
2010 12.258.000.000
(nguồn: phòng tài chính kế toán)
Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm cho xí nghiệp sản xuất giai
đoạn 2006 – 2010
24
Năm Doanh thu
2006 421.565.560
2007 502.635.860
2008 537.823.820
2009 513.330.240
2010 466.412.960
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Công tác bảo trì máy móc, đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới phục vụ cho
các quá trình khai thác, sản xuất được công ty quan tâm chú trọng, và tính toán đầu tư
một cách hợp lý, nhằm đem lại hiệu quả tối đa cho công ty
b) Kết quả hoạt động đầu tư sản xuất
Nhu cầu sử dụng đồ trang sức để làm đẹp là một nhu cầu tự nhiên, nó được tồn
tại khắp nơi có con người sinh sống và song song với trình độ phát triển về thẩm mỹ
của con người, mặt hàng này đòi hỏi được chế tác theo hướng đa dạng và tinh xảo hơn.

Thị trường hàng trang sức Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt ở
những thành phố lớn, thị xã và thị trấn, nhu cầu mua sắm trang sức đã được mở rộng.
Công ty đã nắm bắt được và đầu tư đúng mức để tận dụng những lợi thế đó. Hoạt động
sản xuất với đội ngũ nhân công tay nghề cao, cần cù, siêng năng, óc sáng tạo phong
phú, đã sản xuất ra các mặt hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao từ phía thị trường, đáp ứng được cho nhiều tầng lớp dân cư
Hiện nay tại công ty có 3 nhóm sản phẩm chính được sản xuất
- sản phẩm gia công chế tác đá quý là những viên đá quý (đá quý nhóm I),
bán quý (đá quý nhóm II, III) đã được gia công chế tác hoàn chỉnh theo yêu cầu sản
xuất hàng trang sức của công ty (phần được giữ lại để gắn tên sản phẩm cuối cùng của
công ty) hoặc theo yêu cầu của các đơn vị đặt hàng mua sản phẩm đá quý
- sản phẩm là hàng trang sức các loại (hàng cao cấp, hàng trung bình và
hàng bình dân) bao gồm các đồ trang sức cho người và cho vật như lắc, dây chuyền,
vòng cổ, vòng tay, bông tai, nhẫn… Kim loại hoặc hợp kim sử dụng ở đây là vàng 24K
hoặc 18K do công ty tự hội lấy. Các mẫu mã luôn được thay đổi nhờ những người thợ
chuyên sáng tác mẫu thiết kế
25
- sản phẩm là tranh đá, đá mỹ nghệ, đá phong thủy
Các mặt hàng này, một phần sẽ bán lại cho cửa hàng của công ty tại số 6 –
Phạm Ngũ Lão, và một phần sẽ bán lại cho các đối tác khác
Bảng 2.9: số sản phẩm đá quý chế tác giai đoạn 2006 – 2010
Năm Số sản phẩm
2006 56000
2007 80000
2008 70000
2009 70000
2010 75000
(Nguồn: báo cáo sản xuất)
Bảng 2.10: Số hàng trang sức được sản xuất giai đoạn 2006 – 2010
Năm Số sản phẩm

2006 63000
2007 90000
2008 70000
2009 70000
2010 75000
(Nguồn: báo cáo sản xuất)
Bảng 2.12: Lợi nhuận giai đoạn 2006 – 2010
Năm Lợi nhuận
2006 373.494.000
2007 731.373.000
2008 150.000.000

×