Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.47 KB, 85 trang )

SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng mọi tài liệu và số liệu được sử dụng trong bài luận văn
cuối khóa này đều xuất phát từ tình hình thực tế tại trung tâm điều độ hệ thống điện
quốc gia.
Sinh viên:

Đỗ Thị Thùy Liên
1
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần nâng
cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh,chiếm
được thị phần lớn, làm tăng doanh thu, lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà
nước.
Mặt khác, cơ chế thị trường tạo nên sự chủ động thực sự cho các doanh nghiệp
tức là doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập tự
trang trải lấy thu nhập bù đắp chi phí. Để đảm bảo nguyên tắc “chi phí tối thiểu – lợi
nhuận tối đa” các doanh nghiệp cần hạch toán chi phí một cách khoa học, hợp lý, trên
cơ sở đó xác định đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc hạch toán chi phí sản
xuất chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng tình hình thực tại, đề ra phương
thức quản lý chi phí sản xuât nhằm làm tốt công tác tính giá thành sản xuât – một trong
những yêu cầu cần thiết của các doanh nghiệp sản xuất.
Tuy nhiên, cho đến nay việc hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm
ở các doanh nghiệp còn là vấn đề khó khăn kể cả khâu tổ chức thực hiện và phương
pháp luận còn nhiều quan điểm khác nhau về tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm. Nhận thức được vấn đề trên, với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở trung tâm điều độ hệ thống điện
quốc gia, tôi lựa chọ đề tài : “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và


giá thành sản phẩm ở trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia“ làm luận văn tốt
nghiệp.
Mục đích nghiên cứu : Dựa trên cơ sở phân tích lý luận kết hợp với khảo sát
thực tế tại trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia và tham khảo ý kiến các nhà quản
lý để tìm ra những tồn tại trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm nhằm đề xuất những kiến nghị để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở trung tâm ngày càng hoàn thiện hơn.
Phạm vi nghiên cứu : Trong bản luận văn này, các số liệu được lấy ở trung tâm
điều độ hệ thống điện quốc gia và đề cập đến vấn đề tổ chức kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp
chặt chẽ giwuax lý luận và thực tiễn, giữa phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử đồng thời kêt hợp phân tích so sánh tổng hợp để rút ra kết luận.

Kết cấu của luận văn bao gồm :
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2 : Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm ở trung tâm thí nghiệm điều độ hệ thống điện quốc gia
Chương 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm ở trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia
Kết luận
2
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuât và phân loại chi phí sản xuất :
1.1.1.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp
đã chi ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và tính
cho một thời kỳ nhất định.
Nội dung chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất không những bao gồm yếu tố lao động
sống liên quan đến việc sử dụng lao động sống (tiền lương, tiền công), lao động vật
hóa ( khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu ) mà còn bao gồm một số
khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (các khoản trích theo lương như
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, lãi vay ngân hàng )
Các chi phí của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền trong một
khoảng thời gian xác định (tháng, quý, năm )
Xét ở bình diện doanh nghiệp và loại trừ các quy định của luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt , nó bao gồm tất cả các chi phí mà doanh
nghiệp đã chi ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất, bất kể đó là chi phí cần
thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan.
Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào hai nhân tố
chủ yếu:
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời
kỳ nhất định.
- Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn vị lao động đã
hao phí
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh :
a. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này , căn cứ vào tính chất kinh tế, nội dung kinh tế của chi phí
sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí , mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm
những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh
vực hoạt động nào. Số lượng các yếu tố chi phí sản xuất được phân chia trong từng
doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản
phẩm sản xuất ra, đặc điểm yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp, nó

còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng thời kỳ và quy định cụ thể của từng quốc
gia Cách phân loại này chỉ tính chi phí phát sinh lần đầu, không tính chi phí luân
chuyển nội bộ. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành
các yếu tố sau :
Chi phí nguyên liệu, vật liệu : bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh
nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
3
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiềng công phải trả và các
khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế
tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định : gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố
định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài : gồm số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí khác bằng tiền : gồm các chi phí khác bằng tiền ngoài các yếu tố chi phí
nói trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng quan trọng
đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất : cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng
từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo
yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch
quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động, cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập
quốc dân.
b. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng :
Theo cách phân loại này, mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục
đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất và được chia ra thành các
khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục có cùng mục đích, công dụng không

phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn
gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí sau :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào khoản mục này những nguyên vật liệu
dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những lĩnh vực ngoài hoạt
động sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và
các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản
xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các
khoản trích trên tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên
quản lý doanh nghiệp hay nhan viên khác.
Chi phí sản xuất chung : là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất
chung tại bộ phận sản xuất như phân xưởng, đội, trại bao gồm các khoản sau :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất
+ Chi phí vật liệu : Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất
với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất
+ Chi phí dụng cụ sản xuất :Bao gồm chi phí về công cụ dụng cụ dùng ở phân
xưởng sản xuát với mục đích phục vụ và quản lý sản xuất
4
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
+ Chi phí khấu hao TSCĐ : Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các
phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm chi phi dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt
đốngản xuất và quản lý sản xuất
+ Chi phí bằng tiền khác : Là các khoản chi trược tiếp bằng tiền
Việc phân loại theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo
định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch gía thành và định
mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm,
công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ :
Theo cách này chi phí được chia làm các loại sau :
Chi phí khả biến : Là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ thuận với sự thay đổi của
khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Chi phí bất biến : Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi
trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Chi phí hỗn hợp : Là chi phí mà bản thân nó gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất
biến.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với quản trị kinh doanh, là căn cứ
để xác định và phân tích điểm hòa vốn, phục vụ cho việc ra các quyết định cần thiết để
hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
d. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với
đối tượng chịu chi phí :
Theo tiêu chuẩn này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp : là những chi phí phát sinh có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất
một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định.
Kế toán có căn cứ vào chứng từ gốc để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có
liên quan.
Chi phí gián tiếp : Là những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao
vụ nhiều đối tượng khác nhau được phản ánh theo địa điểm sử dụng mà không chỉ rõ
mục đích sử dụng nên kế toán phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằng phương
pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và
phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, khoa học và hợp lý, lựa chọn
được tiêu thức phân bổ phù hợp.
e. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí :

Chi phí đơn nhất : Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như vật liệu chính
dùng cho sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất.
5
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Chi phí tổng hợp : Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại có cùng một
công dụng như chi phí sản xuất chung.
Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc
hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với
từng loại.
Bên cạnh các cách phân loại trên chi phí còn được phân loại theo nhiều cách khác
như :
Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định. Theo cách phân loại này chi phí
được phân biệt thành : chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
Phân loại chi phí trong việc lựa chọn các phương án : Chi phí cơ hội, chi phí chìm,
chi phí chênh lệch
1.1.2 Gía thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm :
1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm : Là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đợn vị
sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Có nhiều cách phân loại giá thành khác nhau :
Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành : Theo cách
phân loại này giá thành được chia thành
- Giá thành kế hoạch : Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi
bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ.
- Giá thành định mức : Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản
xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí
hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế
hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự

thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá
thành.
- Giá thành thực tế : Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau kho kết thúc quá
trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp
được trong quá trình sản xuất sản phẩm cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản
xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản
xuất chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành
đơn vị.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định
được các nguyên nhân vượt định mức chi phí cho phù hợp.
Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành : Theo cách phân loại này
chỉ tiêu giá thành được chia thành các loại sau
- Giá thành sản xuất toàn bộ hay giá thành công xưởng : Giá thành sản xuất của sản
phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực
6
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc
hay lao vụ hoàn thành.
Giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm
nhập kho và giá vốn hàng bán (trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua nhập
kho), là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ : Bao gồm giá thành sản xuất toàn bộ,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.

Giá thành toàn bộ
sản phẩm tiêu thụ =
Giá thành sản xuất
toàn bộ của sản
phẩm tiêu thụ

+
Chi phí
bán hàng +
Chi phí quản lý
doanh nghiệp

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh
của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do
những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí
quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa
nghiên cứu.
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh kết
quả sản xuất. Tất cả chi phí phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang và các chi phí
tính trước có liên quan tới khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
sẽ tao nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm lại gắn
liền với một loại sản phẩm, công việc lao vụ nhất định.
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi
phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau, những chi phí đã ghi nhận là
chi phí của kỳ này (chi phí phải trả)
Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi
phí về sản phẩm làm dở kỳ đầu)
Tổng giá thành
sản phẩm
=
Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ
+

Chi phí sx phát
sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Khi trị giá sản phảm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản
xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát
sinh trong kỳ.
7
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
1.2 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu
cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau
1. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.
2. Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng
kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản
mục giá thành.
3. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý,
xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ
một cách đầy đủ và chính xác.
4. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (phương pháp kê

khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
5. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh BCTC). Định kỳ tổ
chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, ĐỐI TƯỢNG
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ KỲ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Là phạm vi, giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh nhằm đáp ứng yêu
cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Phạm vi để tập hợp chi phí sản xuất có thể là địa điểm phát sinh chi phí như phân
xưởng, đội trại sản xuất , bộ phận chức năng hoặc có thể là nơi gánh chịu chi phí như
từng loại sản phẩm hoặc đơn đặt hàng.
Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành chính là xác định nơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng
gánh chịu chi phí.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng
đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Khi xác định đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất, cần dựa trên các nhân tố sau :
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích và công dụng của chi phí
8
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Như vậy theo các căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp sản xuất có thế là :
+ Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp
+ Từng giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ
+ Từng loại sản phẩm, công việc, nhóm sản phẩm cùng loại

+ Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, từng phân xưởng bộ phận
+ Từng đơn đặt hàng
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách kịp thời, chính xác
theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định là cơ sở, tiền đề quan trọng
để kiểm tra, kiểm soát chi phí, tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận,
đồng thời cung cấp các số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành theo yêu
cầu của quản trị doanh nghiệp.
1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanh nghiệp sản
xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành có thể dựa vào các căn cứ sau đây :
Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, căn cứ vào quy trình công nghệ, tính
chất sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán và quản lý doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất : nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn
chiếc thì từng sản phẩm công việc là một đối tượng tình giá thành. Nêú doanh nghiệp
tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là một đối
tượng tính giá thành.
- Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất : Nếu doanh nghiệp có quy trình công
nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ
hoàn thành của quá trình sản xuất. Ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp
kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn
cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn
công nghệ. Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối
tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp
hoàn chỉnh.
Như vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể
mà đối tượng tính giá thành có thể là : Từng sản phẩm, từng công việc, từng đơn đặt
hàng đã hoàn thành, nửa thành phẩm, chi tiết, quy cách sản phẩm, bộ phận sản phẩm,
từng công trình, hạng mục công trình.
1.3.3 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành :

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần thiết tiến hành công việc
tính giá thanhfcho các đối tượng tính giá thành. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn
cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định
cho phù hợp.
9
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Thông thường các doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn sản phẩm, chu kỳ sản
xuất ngắn, xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối mỗi
tháng. Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt
hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó chỉ hoàn thành khi kết thúc
kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó, thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời
điểm mà sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó hoàn thành.
Đơn vị tính của từng loại sản phẩm phải là đơn vị đã được xã hội thừa nhận và phù
hợp với đơn vị tính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
1.3.4 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái
niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết.
Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều
kiện để tính giá thành sản phẩm theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp.
Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối
tượng tính giá thành.
Trong nhiều trường hợp khác, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất lại
bao gồm nhiều đói tượng tình giá thành sản phẩm. Ngược lại, một đối tượng tính giá
thành sản phẩm cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá
thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó.
1.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO

PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
1.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành
phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản
phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành công
nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm, nhất là đối với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ
bản. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng thành các định mức và
quản lý theo các định mức chi phí đã xây dựng.
Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán xác định chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ cho các đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp theo
từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng
hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

10
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Chi phí thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm
phụ thuộc vào các yếu tố sau :
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất và đưa vào sản xuất trong kỳ. Yếu tố này
được xác định căn cứ vào chứng từ xuất kho và sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho
từng đối tượng liên quan. Khi phát sinh các khoản chi hí về nguyên vật liệu trực tiếp,
kế toán căn cứ vào các phiếu xuât kho, các chứng từ khác có liên quan để xác định giá
vốn của số nguyên vật liệu dùng cho chế tạo sản phẩm.
+ Trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ ở các phân xưởng, địa điểm sản xuất : đây là
giá trị của bộ phận nguyên vật liêu trực tiếp đã xuất kho cho quá trình sản xuất ở kỳ
trước nhưng đến cuối kỳ trước chưa sử dụng, được chuyển cho kỳ này.
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ đay là bộ phận nguyên vật liệu
trực tiếp đã xuất trong kỳ nhưng đến cuối kỳ dùng không hết lại nhập kho hoặc để lại

tại các địa điểm sản xuất sử dụng cho kỳ sau. Yếu tố này được xác định dựa vào các
phiếu nhập kho vật liệu và phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ.
+ Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) : Được căn cứ vào chứng từ nhập kho phế liệu và
đơn giá phế liệu doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định :
Chi phí
NVL trực
tiếp trong
kỳ
=
Trị giá NVL
xuất, sử dụng
trong kỳ
+
Trị giá NVL
còn lại đầu kỳ
ở địa điểm sản
xuất
-
Trị giá NVL
còn lại cuối kỳ
chưa sử dụng
-
Trị giá
phế liệu
thu hồi
Để kế toán chi phí vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
111,112,331 152

133
621(chi tiết…) 152
1388
154(ctiết )
632
(1a)
(1b)
(2)
(3b)
(3a)
(4)
(5)
(6a)
(6b)
11
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
(1a) Mua ngoài nhập kho vật liệu.
(1b) Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất
(2) Xuất kho vật tư cho sản xuất sản phẩm
(3a) Nhập lại vật tư dùng không hết
(3b) Vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất (ghi âm)
(4) Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư
(5) Tiền bồi thường phải thu
(6a) Kết chuyển chi phí NVL TT cuối kỳ
(6b) Chi phí NVL TT trên mức bình thường tính vào CPSXKD trong kỳ.
1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm : tiền
lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Chi phí về tiền lương, tiền công được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lương
thời gian hay lương sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và
thanh toán lương.
Các khoản trích theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn)
tính vào chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào tổng số tiền lương công nhân sản xuất
và tỷ lệ trích quy định theo quy chế hiện hành của từng thời kỳ.
Kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để tạp hợp và phân bổ chi phí
nhân công trực tiếp.
Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau :
12
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
(1) Lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ.
(2) Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
(3) Doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
(4a) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
(4b) Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung :
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình
sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản
627 – chi phí sản xuất chung. Bao gồm :
- TK 6271 – Chi phí nhân viên (phân xưởng, đội trại sản xuất) : phản ánh các chi phí
liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại sản xuất)
- TK 6272 – Chi phí vật liệu : phản ánh các chi phí vật liệu sử dụng chung như vật
liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và các vật liệu dùng cho
quản lý chung ở các phân xưởng, đội trại sản xuất

- TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất : phản ánh chi phí vè công cụ dụng cụ dùng
cho nhu cầu chung ở phân xưởng, đội trại sản xuất
- TK 6274 – Khấu hao TSCĐ : phản ánh số tiền trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ sử
dụng trong phạm vi phân xưởng, đội trại sản xuất
- Tk 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh các chi phí lao vụ, dịch vụ mua
ngoài để phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng, đội trại sản xuất
- TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền : Phản ánh những chi phí khác bằng tiền ngoài
những chi phí nói trên phục vụ cho tổ chức, quản lý sản xuất chung trong phậm vi phân
xưởng, đội trại sản xuất
TK154(CtiếtTK 334
TK338
TK 335
TK622(Ctiết
)
TK 632
(1)
(2)
(3)
(4a)
(4b)
13
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Các nghiệp vụ kế toán tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung qua sơ đồ sau :
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung:
(1) Lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên bộ phận quản lý phân
xưởng.
(2) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng vào bộ phận quản lý phân xưởng
(3) Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất dùng trong quản lý phân xưởng.
(4) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất

(5) và (6) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
(7a) Phế liệu thu hồi hoặc cuối kỳ nhập lại kho NVL không dùng hết
(7b) CPSX chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ.
(7c) CPSX chung dưới mức công suất bình thường không được phân bổ vào giá thành
1.4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Cuối kỳ sau khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK621, 622, 627 kế
toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi
phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm
làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh
nghiệp hoàn thành.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương
pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang.
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương
pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ sau :
TK153,(142,242)…
TK 111,112,141,331…
TK 334,338
TK 152…
TK 214
TK 627(chi tiết)
TK …
TK 154
TK 632
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) và

(6)
(7a)
(7b)
(7c)
14
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
(Phương pháp kê khai thường xuyên)

1.5 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng
mức độ và thời gian của các chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm mà doanh
nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau :
1.5.1 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liêu chính trực tiếp, còn các chi phí
khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất nếu chi phí về nguyên vật liêu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính
trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn, vì khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo chính xác
cao
Giá trị SPLD
cuối kỳ
=
Chi phí đầu kỳ + Chi phí trong kỳ
x SPLD
Sản phẩm hoàn thành + SPLD

1.5.2 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành

tương đương
Theo phương pháp này, SPLD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ
theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm kê phải xác định không chỉ khối lượng mà
cả mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó quy đổi SPLD cuối kỳ ra số sản phẩm
hoàn thành tương đương để tính toán xác định chi phí cho sản phẩm dở dang
15
TK 621
Tk 622
TK 627
TK 154 TK 157
TK 155
TK 632
K/c CP NVL TT
cuối lỳ
K/c CP NCTT
cuối kỳ
K/c hoặc PB CP
SXC cuối kỳ
Hàng gửi bán
không qua nhập
kho
Nhập kho
thành
phẩm
GVHB
GVHB không qua
nhập kho
CP NVL TT, CP NCTT trên
mức bình thường, CPSXC dưới
mức công suất bình thường

SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
- Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu thì tính cho sản phẩm làm dở và
sản phẩm hoàn thành như sau :
SPLD cuối kỳ (theo NVL
trực tiếp hoặc NVL chính)
=
Chi phí đầu kỳ + Chi phí trong kỳ
Sản phẩm hoàn thành + SPLD
- Các chi phí khác bỏ dần dần theo mức độ chế biến, sản xuất sản phẩm (chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) sẽ tính cho SPLD cuối kỳ theo mức độ
hoàn thành :
SPLD cuối kỳ các
chi phí khác
= Chi phí đầu kỳ + Chi phí trong kỳ
SPHT + SPHT tương đương
1.6 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO
PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Theo phương pháp này, kế toán sử dụng tài khoản 631 – giá thành sản xuất để
hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu có thể được biểu diễn bằng sơ đồ :
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định
kỳ :
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
(theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
16
K/c CPSXDD
đầu kỳ để tính
giá thành
K/c CPSXDD cuối kỳ
K/c CP NVLTT

K/c CP
NCTT
K/c hoặc PB
CP SXC
Tổng giá thành
SPSX hoàn thành
trong kỳ
CP NVL TT, CP NCTT trên mức
bình thường, CP SXC dưới mức
công suất bình thường
TK 154
TK 621
TK 622
TK 627
TK 631
TK 632
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
1.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Chi phí sản xuất đã tập hợp được là cơ sở cho bộ phận tính giá thành thực tế của
sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác
giúp xác định và đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, giaups cho các nhà lãnh đạo, quản lý có những giải pháp, quyết định kịp thời,
thích hợp để mở rộng hay thu hẹp sản xuất, để đầu tư vào mặt hàng sản phẩm nào Do
vậy, trên cơ sở CPSX đã tập hợp được theo các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất, kế toán phải vận dụng các phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc
điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất sản phẩm, yêu cầu trình độ quản
lý của doanh nghiệp và những quy định thống nhất chung của nhà nước. Thực chất của
việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng các phương pháp tính toán, phân bổ các

chi phí cấu thành trong sản phẩm lao vụ trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được và
chi phí tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Các phương pháp tính giá thành :
1.7.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn :
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp
vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tựơng tập hợp chi phí) trong kỳ và
giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức
sau :
Tổng giá thành sản phẩm = SPLD
đầu kỳ
+ CPSX
trong kỳ
- SPLD
cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có quy trình
công nghệ giản đơn, khếp kín từ đưa NVL vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt
hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với
kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, các doanh
nghiệp điện nước
1.7.2 Phương pháp tính giá thành phân bước :
Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế
biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tược chế biến ở giai
đoạn sau :
a. Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm :
Để tính gái thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác

định được giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau, cứ
như vậy tuần tự cho tới khi tính được giá thành sản phẩm.
b. Phương pháp phân bước không tính giá thành sản phẩm
17
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành sản phẩm chỉ là thành phẩm ở
bước công nghệ cuối cùng. Do vậy, chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất
của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các
giai đoạn trong từng thành phẩm ta được giá thành của thành phẩm. Cụ thể :
+ Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục)
CPSP
giai đoạn i
= SPLD
đầu kỳ
+ CPSX
trong kỳ
SPHT
giai đoạn i
+ SPLD
giai đoạn i

Tùy theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ áp dụng trong doanh
nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không.
+ Sau đó cộng CPSX của từng giai đoạn ta được giá thành sản phẩm
n
Giá thành sản phẩm = ∑ CPSX
gđi
i=1
1.7.3 Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ

Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn thu
được sản phẩm phụ thì để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi
phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công
nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường được tính theo giá thành kế
hoạch cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Tổng giá thành SP chính = SPLD
đầu kỳ
+ CPSX
trong kỳ
- SPLD
cuối kỳ
- CPSX
sp phụ

CPSX sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ
trọng CPSX sản phẩm phụ trong tổng CPSX của cả quy trình công nghệ nhân với từng
khoản mục tương ứng
Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ =
CPSX sản phẩm phụ
Tổng chi phí sản xuất
1.7.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn
chiếc hoặc loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn
đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành
không phù hợp với kỳ báo cáo mà là kho đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải
tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó.
Những chi phí trực tiếp được tập hợp hợp thẳng vào đơn đặt hàng đó còn chi phí chung
cần phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
1.7.5 Tính giá thành theo phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản
xuất với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để
18
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
tính giá thành từng lọai sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho
từng loại sản phẩm rồi tiến hành theo các bước :
- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành làm tiêu thức
phân bổ
n
Tổng sản lượng quy đổi = ∑ Sản lượng thực tế SPi x Hệ số SPi
i =1
Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm
Hệ số phân bổ chi phí SP
i
= SL quy đổi SP
i
Tổng sản lượng quy đổi
- Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục :
Tổng giá
thành SP
i
= (SPLD
đầu kỳ
+ CPSX
trong kỳ
- SPLD
cuối kỳ
) x

Hệ số phân bổ
chi phí SP

1.7.6 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ
Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất thu được là
nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách , kích cỡ, phẩm cấp khác nhau sẽ tính giá thành
từng loại quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Để tính được giá thành trước hết phải
chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành (có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định
mức của sản phẩm theo sản lượng thực tế). Sau đó, tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản
phẩm
Tổng giá thành từng
quy cách
=
Tiêu chuẩn phân bổ
từng quy cách
x
Tỷ lệ tính giá
thành
1.7.7 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức :
Tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà trình tự ghi sổ kế toán doanh
nghiệp được tiến hành như sau :
+ Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ “ Nhật ký chung “
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ, trước hêt ghi nghiệp vụ phát sinh
vào sổnhật ký chung sau đó căn cứ vào sổ liệu đã ghi trên nhật ký chung để ghi vào Sổ
cái theo các tài khoản kế toán cho phù hợp. Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên sổ
cái lập bảng cân đối số phát sinh rồi dùng để lập các báo cáo tài chính.
+ Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ “ Nhật ký chứng từ “
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào
các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng chuyển số liệu
của bảng kê, sổ chi tiết để vào nhật ký chứng từ, số liệu tổng cộng của nhật ký chứng

từ được ghi trực tiếp vào sổ cái rồi dùng để lập BCTC.
Tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng trong
công tác quan lý kinh tế của doanh nghiệp, chúng gắn liền với kêt quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của donh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, công tác kế toán chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của doanh nghiệp và các bên liên quan (như Ngân hàng, nhà đầu tư tài chính,
khách hàng ). Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác này theo đúng
chế độ Nhà nước quy định và phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
19
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
CHƯƠNG 2 :
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở TRUNG TÂM
ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA :
- Tên doanh nghiệp : Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia
- Hình thức sở hữu vốn : Doanh nghiệp nhà nước
- Hình thức hoạt động : Hạch toán độc lập là một đơn vị thành viên của Tập đoàn
điện lực Việt Nam
- Quyết định thành lập : theo quyết định số 180 NL/TCCB-LĐ ngày 11/4/1994 của
Bộ trưởng Bộ Năng Lượng
- Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại số 18 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm điều độ hệ thống điện
quốc gia.
Hơn mười năm trước đây cùng với việc xây dựng hệ thống đường dây tải điện
siêu cao áp 500 kV Bắc -Nam, ngày 30 tháng 9 năm 1992, Bộ Trưởng Bộ Năng lượng
đã ký quyết định thành lập Ban chuẩn bị sản xuất Trung tâm Điều độ Hệ thống điện
(HTĐ) Quốc gia trực thuộc Công ty Điện lực 1. Ngày 10 tháng 02 năm 1993 Ban này

được đổi thành chi nhánh Ban quản lý (BQL) công trình đường dây 500 kV (gọi tắt là
chi nhánh A500 -Điều độ Quốc gia), trực thuộc BQL công trình đường dây 500 kV của
Bộ Năng lượng, có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi, giám sát việc xây dựng cơ sở vật
chất, lắp đặt các trang, thiết bị phục vụ công tác điều độ HTĐ; chuẩn bị nhân lực, đào
tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư phương thức, kỹ sư điều hành HTĐ, kỹ sư quản lý vận hành
các thiết bị giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển (SCADA), xây dựng các qui trình,
qui phạm, nội qui, sổ sách, biểu mẫu quản lý vận hành phục vụ công tác điều độ HTĐ
sau này.
Từ những cơ sở ban đầu đó, ngày 11 tháng 4 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Năng
lượng ký Quyết định số 180 NL/TCCB-LĐ thành lập Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc
gia (National Load Dipatching Centre) trực thuộc Bộ Năng lượng với 7 nhiệm vụ
chính, trong đó nhiệm vụ số một là chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải,
phân phối điện năng trong HTĐ Quốc gia nhằm đạt kết quả tối ưu về kỹ thuật và kinh
tế; đảm bảo HTĐ Quốc gia vận hành liên tục, tin cậy, an toàn.
Công việc đầu tiên của Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia là đóng điện, vận hành
hệ thống tải điện 500 kV Bắc -Nam. Cùng với nỗ lực phấn đấu vươn lên làm chủ các
thiết bị hiện đại, với sự cộng tác, giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn Úc và được sự
quan tâm theo dõi của rất nhiều các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cán bộ kỹ thuật
từ khắp các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, sự mong đợi
hồi hộp của CB -CN ngành điện và nhân dân cả nước , công việc đóng điện vận hành
20
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
hệ thống đường dây 500 kV Bắc -Nam đầu tiên của nước ta đã thành công tốt đẹp. Các
thông số ghi nhận được khi đóng điện mỗi thiết bị và từng đoạn của đường dây 500 kV
đều rất phù hợp với kết quả tính toán từ trước. Thời điểm đầu tiên hoà điện 4 tổ máy
của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với HTĐ miền Nam vào 19h06’ ngày 27 tháng 5 năm
1994 đã trở thành mốc lịch sử của sự thống nhất HTĐ trong cả nước, đánh dấu một
bước phát triển mới của HTĐ Việt Nam nói chung và công tác điều độ HTĐ ở Việt
Nam nói riêng.

Năm 1995, Tổng Công ty (TCT) Điện lực Việt Nam được thành lập. Trung tâm
Điều độ HTĐ Quốc gia trở thành đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, trực thuộc
TCT Điện lực Việt Nam. Nhiệm vụ mới giao thêm cho Trung tâm là tiếp nhận điều
hành trực tiếp tất cả các Nhà máy điện có công suất tổ máy trên 30 MW nhằm khai
thác hiệu quả tổng hợp các Nhà máy điện, đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, ổn định
cho các nhu cầu dùng điện trên phạm vi toàn quốc.
Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, từ năm
1999, Trung tâm đã tiếp nhận ba Trung tâm Điều độ HTĐ miền đang trực thuộc các
Công ty điện lực 1, 2, 3 về trực thuộc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia. Từ một đơn
vị nhỏ với số CBCNV khoảng 80 người, Trung tâm đã trở thành đơn vị khá lớn có một
cơ quan đầu não ở Hà Nội và ba đơn vị thành viên ở khắp ba miền đất nước với tổng số
CBCNV gần 400 người. Toàn Trung tâm đảm nhận nhiệm vụ điều hành trực tiếp HTĐ
từ cấp điện áp 66 đến 500 kV và chỉ huy điều độ vận hành lưới điện phân phối của các
điện lực tỉnh, thành phố.
Đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới, Chi bộ Đảng và tập thể lãnh đạo Trung
tâm đã có những chủ trương và các biện pháp cụ thể, nhanh chóng chỉ đạo kiện toàn tổ
chức của các Trung tâm Điều độ miền và toàn Trung tâm, đảm bảo mọi mặt hoạt động
và điều hành sản xuất liên tục ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV toàn
Trung tâm ngày một nâng cao.
Song song với nhiệm vụ chính là chỉ huy điều hành sản xuất, những năm vừa
qua. Trung tâm còn được Tổng Công ty giao kiêm nhiệm thực hiện một số dự án như
dự án SCADA /EMS (Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu / Quản lý năng
lượng) của Điều độ Quốc gia giai đoạn 2, dự án Nâng cao hiệu quả của hệ thống năng
lượng, dự án trang bị hệ thống rơ-le sa thải phụ tải theo tần số thấp, dự án lắp đặt mạch
sa thải phụ tải đặc biệt, dự án nâng cao ổn định hệ thống điện và tham gia điều hành
các dự án SCADA /EMS Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc, Trung, Nam do
các Công ty Điện lực làm chủ đầu tư Đây là những dự án phức tạp, có liên quan
nhiều đến tư vấn và nhà thầu nước ngoài. Trung tâm đã tận dụng nguồn nhân lực tại
chỗ tham gia điều hành các dự án, nhanh chóng nắm bắt được công nghệ hiện đại, thực
hiện đúng các qui định và chính sách chế độ hiện hành của nhà nước, đảm bảo cho các

dự án đạt hiệu quả, chất lượng cao, tiết kiệm cho Tổng Công ty hàng trăm ngàn USD.
Đặc biệt dự án lắp đặt mạch sa thải đặc biệt là dự án xuất phát từ yêu cầu thực tế, hoàn
toàn do Trung tâm đề xuất và triển khai thực hiện đã nâng cao khả năng khai thác hiệu
21
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
quả các nguồn điện và an toàn cung cấp điện bằng cách nâng cao năng lực truyền tải hệ
thống đường dây 500 kV Bắc -Nam lên sát công suất định mức 800 MW mà khi có sự
cố tách lưới vẫn đảm bảo an toàn cho các hệ thống điện miền, không bị tan rã hệ thống
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuât kinh doanh của trung tâm điều độ hệ
thống điện quốc gia
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất :
Trung tâm điều độ hệ thống điệnquốc gia là một đơn vị trực thuộc tập đoàn điện
lực Việt Nam có nhiệm vụ chủ yếu sau :
1. Chỉ huy vận hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng trong hệ
thống điện theo Quy trình điều độ HTĐ Quốc gia đã được Bộ Công nghiệp duyệt
(Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 56/QĐ-BCN ngày 26/11/2001) nhằm
đạt kết quả tối ưu về kỹ thuật và kinh tế đảm bảo HTĐ Quốc gia vận hành liên tục và
đúng chất lượng.
2. Lập phương thức vận hành và sửa chữa các phần tử chính trong HTĐ Quốc gia
đảm bảo việc cung cấp điện cho HTĐ Quốc gia an toàn, liên tục và đúng chất lượng.
3. Tính toán và thực hiện các phương thức, các chế độ vận hành bao gồm cả tính
toán rơle, tự động, ổn định nhằm đảm bảo cho HTĐ Quốc gia vận hành an toàn, kinh
tế, ổn định.
4. Quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS (Hệ thống giám sát điều khiển và thu
thập số liệu / Quản lý năng lượng) phục vụ sản xuất.
5. Hoạt động tư vấn trong lĩnh vực lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi,
thiết kế, lắp đặt hệ thống rơle bảo vệ và tự động hoá HTĐ, hệ thống kiểm soát -điều
khiển -thu thập xử lý số liệu, quản lý điều hành hệ thống năng lượng và hệ thống máy
tính chuyên dùng và các dịch vụ khác liên quan đến tính toán HTĐ, thiết bị điện, ứng

dụng tin học - điều khiển vào sản xuất.
6. Quản lý, thiết kế, lắp đặt, bảo quản, sửa chữa hệ thống thông tin viễn thông phục
vụ điều hành sản xuất kinh doanh trong HTĐ theo quy trình phân cấp của Tổng Công
ty.
7. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất.
8. Quản lý các đơn vị thành viên là: Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc, Trung tâm
Điều độ HTĐ miền Trung và Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam.
2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất :
Do đặc điểm của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia là sản xuất theo chỉ
tiêu cấp trên giao và sản xuất theo hợp đồng đối tác khách hàng, do vậy mỗi sản phẩm
là một công trình thí nghiệm hiệu chỉnh hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng
+ Đối với những công trình sản xuất theo chỉ tiêu cấp trên giao thì Trung tâm điều
độ hệ thống điện quốc gia không thực hiện chế độ ký hợp đồng kinh tế và trung tâm
điều độ hệ thống điện quốc gia chủ động lên kế hoạch và thống nhất bàn bạc với các
22
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
đơn vị có trang thiết bị cần thí nghiệm, hiệu chỉnh. Các đơn vị có trách nhiệm tạo điều
kiện và giúp đỡ trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện kế hoạch và xác
nhận khối lượng công việc đã thực hiện, hàng quý trung tâm điều độ hệ thống điện
quốc gia có trách nhiệm báo cáo khối lượng công việc nên cấp trên.
+ Đối với các công trình xây dựng cơ bản trung tâm điều độ hệ thống điện quốc
gia tiến hành ký kết hợp đồng với các đơn vị theo đúng thủ tục xây dựng cơ bản.
+ Các công trình ngoài ngành khi có yêu cầu của khách hàng trung tâm ký kết hợp
đồng với các cơ sở theo các thoả thuận. Khi hợp đồng được ký kết căn cứ vào khối
lượng yêu cầu và định mức, đơn giá của nhà nước, trung tâm lập dự toán công tác thí
nghiệm, hiệu chỉnh gửi cho khách hàng, hai bên cùng thống nhất giá trị hợp đồng. Khi
hợp đồng và dự toán được ký kết trung tâm tiến hành thực hiện khối lượng công việc
được khách hàng yêu cầu. Khi công trình thực hiện xong trung tâm tiến hành lập biên
bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào vận hành. Công trình hoàn thành căn cứ

vào khối lượng thực tế hoàn thành do kỹ thuật của hai bên xác nhận. Trung tâm lập
bảng thanh toán thí nghiệm hiệu chỉnh thanh lý hợp đồng và kết thúc hợp đồng với
khách hàng
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm điều phối hệ thống điện quốc gia :
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực
thuộc tập đoàn điện lực việt nam về SXKD điện, Trung tâm có 4 đơn vị trực thuộc là:
- Cơ quan Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (A0) nhiệm vụ chỉ huy điều hành HTĐ
500KV và các nhà máy điện có 105 ký sư và CBCNV, 3 tiến sỹ, 25 thạc sỹ
- Trung tâm Điêu độ HTĐ miền Bắc( A1), chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành phân
phối HTĐ cho các tỉnh từ Hà tĩnh trở ra có 78 kỹ sư và CBCNV, 02 tiến sỹ, 16 thạc sỹ.
- Trung tâm Điêu độ HTĐ miền trung ( A3)chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành phân
phối điện cho các tỉnh từ Quảng bình đến Khánh hòa tổng số 104 kỹ sư và CBCNV, 14
thạc sỹ.
- Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam (A2) chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành phân
phối điện cho các tỉng phía nam từ Bình thuận trở vào, tổng số 132 kỹ sư và CBCNV.
22 thạc sỹ.
Tại các đơn vị đều có cơ cấu bộ máy như nhau, gồm Ban Giám đốc, Kế toán trưởng,
07 phòng ban gồm Phòng Tổng hợp, phòng Kế hoạch, Phòng TCKT, Phòng Vận hành
hệ thống điện, Phòng vận hành kinh tế hệ thống điện, Phòng Tính toán hệ thống điện,
Phòng Công nghệ phục vụ vận hành hệ thống điện.Việc hạch toán đựơc thực hiện tại
các đơn vị, từ 04 Báo cáo Kế toán tổng hợp thành 01 Báo cáo chung nộp về Tập đoàn
điện lực Việt Nam( được thực hiện tại A0)
23
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13
MÔ HÌNH TỔ CHỨC TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
CẤP
ĐIỀU
ĐỘ

MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUYỀN ĐIỀU KHIỂN QUYỀN KIỂM TRA
QUỐC GIA
Định kì kế toán vật liệu xuống kho nhận phiếu nhập,
xuất vật tư một lần và kí xác nhận vào thẻ kho, kế toán
vật liệu phân loại theo nhóm, loại và theo từng đối
tượng sử dụng và căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho để
ghi vào sổ chi tiết vật liệu công cụ, dụng cụ theo chỉ
tiêu số lượng, đơn giá, chỉ tiêu thành tiền.
Cuối tháng kế toán vật liệu tiến hành kiểm tra, đối
chiếu số lượng trên sổ chi tiết với số lượng trên thẻ
kho tương ứng. Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư, kế
toán vật liệu tổng hợp các phiếu xuất kho trong tháng
thành bảng tổng hợp xuất vật liệu trong tháng và từ
bảng tổng hợp xuất vật liệu, kế toán lập chứng từ ghi
sổ.
- Các nhà máy điện lớn
- Hệ thống điện 500kV
- Tần số hệ thống
- Điện áp các nút chính
- Các nhà máy điện thuộc
quyền điều khiển của
điều độ miền
- Lưới điện 220kV
- Trạm phân phối nhà
máy điện lớn
- Đường dây nối nhà máy
điện với hệ thống điện
MIỀN
- Các nhà máy điện đã
được phân cấp theo qui

định riêng
- Lưới điện truyền tải
220-110kV
- Công suất vô công
nhà máy điện
- Các nhà máy điện
nhỏ, các trạm DIESEL,
bù trong miền
- Các trạm, đường dây
phân phối 110kV phân
cấp cho điều độ lưới điện
phân phối điều khiển
- Các hộ sử dụng điện
quan trọng trong lưới
điện phân phối
PHÂN PHỐI
- Các trạm, đường dây
phân phối 110kV phân
cấp cho điều độ lưới
điện phân phối điều
khiển
- Các trạm thuỷ điện
nhỏ, các trạm DIESEL,
trạm bù trong
- Các trạm, đường dây
phân phối do khách hàng
điều khiển
24
SV : Đỗ Thị Thùy Liên Luận văn cuối khóa
Lớp : K43/21.13

2.1.4 Bộ máy kế toán của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia :
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Là một công cụ hữu hiệu phục vụ quán lý kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế
toán đòi hỏi phải tổ chức một cách khoa học, hợp lý để thực sự hoạt động có hiệu quả.
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia dựa trên quy định của nhà nước và đặc điểm
tổ chức quản lý và sản xuât cũng như trình độ quản lý của đơn vị mình mà tổ chức bộ
máy kế toán theo hình thức tập chung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hịên tập
chung tại phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép ban đầu cho đến tổng hợp lập báo
cáo và kiểm tra kế toán.
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
và thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán là tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ
đạo, quản lý công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán của Trung tâm.
Chủ trì giải quyết các công việc
1. Nghiên cứu áp dụng chế độ chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực kinh
tế tài chính và hạch toán kế toán trong Trung tâm. Đề xuất, xây dựng các quy
chế, quy định của Trung tâm về các lĩnh vực kinh tế tài chính và hạch toán kế
toán. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện
các chế độ, chính sách của Nhà nước, các quy chế, quy định của Trung tâm về
các lĩnh vực nói trên.
2. Lập kế hoạch tài chính - tín dụng trung hạn và dài hạn của Trung tâm.
3. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các giải pháp huy động vốn trong và ngoài
nước, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của
Trung tâm. Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ có hiệu quả.
4. Đàm phán các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước.
1. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải ngân đối với các nguồn vốn
trong và ngoài nước. Thanh toán, cấp phát vốn cho các đơn vị trực thuộc Trung tâm.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo luật định.
3. Xây dựng, trình duyệt kế hoạch chi sự nghiệp và quyết toán chi sự nghiệp với
ngân sách Nhà nước (nếu có các khoản chi này).

4. Soạn thảo, trình duyệt, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
quy chế quản lý, phân phối và sử dụng các quỹ của Trung tâm.
5. Nghiên cứu, xây dựng phương án giá các loại sản phẩm khác (ngoài đơn giá
sản phẩm trong đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn) để trình cấp trên có thẩm quyền phê
duyệt.
6. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện phương án phân chia lợi nhuận từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị của Trung tâm.
7. Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản
trong Trung tâm.
8. Thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, trình duyệt quyết toán các
công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn tài sản cố định của các đơn vị theo quy chế
phân cấp.
9. Thực hiện công tác hạch toán, lập báo cáo tài chính và tổng hợp báo cáo tài
chính chung của Trung tâm. Tổ chức thẩm tra báo cáo tài chính năm của các đơn vị
trực thuộc Trung tâm.
10. Đảm nhiệm công tác tài chính, kế toán của cơ quan Trung tâm.
11. Theo dõi, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp xử lý để
nâng cao hiệu quả của Trung tâm và các đơn vị.
25

×