Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

722 Hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm đẩy mạnh công tác Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Siêu Thị Tại Nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.54 KB, 23 trang )

I/Tóm lợc kế hoạch
Giới thiệu sơ lợc về công ty.
Tên gọi: Xí Nghiệp Mây Tre Ngọc Sơn (DNTN)
Địa chỉ: Thị Trấn Trúc Sơn, Chơng Mỹ,Hà Tây
Xởng sản xuất hiện nay: Khu chợ Ninh Sơn, Xã Ngọc Sơn, Hà Tây
Điện thoại: (034)866934 hoặc (034)866185 Far: (034)8660778
Email: ngoc-son @hn.vnn.vn hoặc ngọ
Website:
Giấy phép thành lập số 80GP/UB cho UBND tỉnh Hà Tây cấp ngày 15/2/1993.
Đăng ký kinh doanh số: 015137 do trọng tài kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tây
cấp ngày 17/2/1993
Ngành nghề kinh doanh đăng ký: sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ (TCMN): Mây, tre, giang, cói, guột, nhập khẩu nguyên vật liệu
để phục vụ hàng thủ công xuất khẩu. Hai thị trờng, bạn hàng làm ăn lâu dài với
xí nghiệp là Nhật Bản và Hàn Quốc, xí nghiệp đã duy trì đợc mối quan hệ mua
bán hàng tốt với các khách hàng truyền thống doanh số ngày càng phát triển,
sản phẩm của doanh nghiệp đã có một chỗ đứng đối với các nhà nhập khẩu
Nhật Bản do đó xí nghiệp muốn mở rộng hơn nữa thị trờng xuất khẩu của mình
vào Nhật. Một thị trờng có nhu cầu về mặt hàng TCMN rất lớn nhng ngời tiêu
dùng rất khó tính và yêu cầu khá cao.Qua điều tra thị trờng xí nghiệp nhận ra
rằng xu hớng ngời dân Nhật ngày càng gia tăng mua sắm các sản phẩm TCMN
do Việt Nam sản xuất, hành TCMN Việt Nam quen thuộc đến nỗi đã tạo nên
một làn sóng du khách Nhật đến Việt Nam tham quan và mua sắm ngày một
nhiều.
Công việc mở rộng thị trờng để tạo sự ổn định, lâu dài cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và chúng tội đang làm thờng xuyên,
liên tục. Trong các thị trờng tại thời điểm này chúng tôi có chú ý tới thị trờng
Nhật Bản, đây là một thị trờng khó tính, đòi hỏi sản phẩm thủ công khi xuất vào
thị trờng này phải đảm bảo đợc các yêu cầu về thẩm mỹ, giá cả hợp lý, an toàn
1
trong sử dụng... nhng có thuận lợi là chi phí vận chuyển thấp, thời gian vận


chuyển ngắn và quan trọng hơn là chính phủ Nhật Bản đã cho Việt Nam hởng
quy chế tối huệ quốc trong hoạt động thơng mại. Chúng tôi đã nghiên cứu và
hiểu biết một ít về văn hoá và thị hiếu của ngời tiêu dùng Nhật Bản, về phong
tục tập quán và thói quen tiêu dùng của họ, đã có thành công đầu tiên nhỏ bé tại
thị trờng này thể hiện qua mức tăng doanh thu từ 25,9% năm 1999 lên 38,4%
năm 2000 lên 47,7% năm2001 và đạt 80,4% trong 8 tháng đầu 2002, do đó
chúng tôi quyết định mở rộng hơn nữa thị trờng tại Nhật của xí nghiệp.
II. Mô tả sản phẩm.
Sản phẩm của xí nghiệp là hàng thủ công mây tre đan để xuất khẩu, một phần
trong các mặt hàng toàn là mây, một số khác là tre, đa số là sự kết hợp của hai
hay ba loại nguyên liệu
Doanh thu các năm tính theo nhóm sản phẩm- mặt hàng
Chỉ tiêu Năm 1999
(đồng VN)
Năm 2000
(đồng VN)
Năm 2001
(đồng VN)
8 tháng đầu năm
2002(đồng VN)
Tổng doanh
nghiệp
3.486.946.855 3.903.185.995 5.045.594.331 6.584.067.237
Trong đó chia
ra:
Hàng mây
Hàng tre
Hàng cói
Hàng guột
Hàng giang

313.825.216
1.568.700.000
522.900.000
697.200.000
384.321.639
468.382.319
1.834.497.417
975.796.498
390.300.000
234.209.761
1.261.250.000
2.018.237.600
756.839.100
655.927.220
353.340.411
2.633.626.895
2.785.060.441
131.681.345
592.566.051
441.132.505
Sản phẩm của xí nghiệp hoàn toàn đợc làm từ nguyên liệu sẵn có trong nớc,
bao gồm mây, tre, nứa, lá, guột... là các loại cây mùa vụ, có thể trồng cấy hoặc
thu hoạch theo mùa vụ hoặc hàng năm.
2
Quy trình làm hàng của chúng tôi hiện nay rất đa dạng, phong phú, có thể
bắt đầu tự mình suy nghĩ tìm ra cách làm, quy trình làm hoặc trong quá trình
làm lại nảy sinh ra những sáng kiến mới, cũng có thể xuất phát từ nhu cầu hoặc
gợi ý của khách hàng mà chúng tôi có những cách làm hoặc quy trình làm hàng
khác nhau. Các sản phẩm mây tre đan đã xuất khẩu và đang làm để xuất khẩu
bao gồm rất nhiều mã hàng, chủng loại lớn bé, có những mặt hàng rất đơn giản

chẳng hạn nh dùng để ơm cây non, lại có những mặt hàng đòi hỏi chất lợng và
thẩm mỹ cao nh lọ hoa, đồ trang trí trong phòng, đựng mỹ phẩm, đựng đồ dùng
văn phòng hoặc dùng làm quà tặng.
Lại còn một số mặt hàng để dùng trong nhà bếp, dùng đựng thực phẩm, thì
các sản phẩm đó đòi hỏi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nhìn bề ngoài phải
thấy ngay đợc sự sạch sẽ, mức độ an toàn trong sử dụng phải theo tiêu chuẩn
hoặc yêu cầu của nớc nhập khẩu. Vì vậy theo quy trình sản xuất chúng tôi chia
các sản phẩm thủ công mây tre xuất khẩu ra thành ba nhóm mặt hàng với quy
trình chung cơ bản nh sau:
*Nhóm hàng văn phòng trang trí, quà tặng: mục đích của ngời sử dụng chủ
yếu là trang trí cho dù ở văn phòng hoặc tại gia đình, mục tiêu phải đạt đợc là
phải có hình thức, kiểu dáng phù hợp với thẩm mĩ hiện đại, quá trình làm hàng
phải đảm bảo hạn chế sai sót tới mức nhỏ nhất, màu sắc hài hoà, đảm bảo độ
bền sử dụng tơng đối, không mối mọt,do vậy nhóm hàng này đòi hỏi đầu t
nhiều công lao động.
*Nhóm hàng bao bì: nhóm hàng này chủ yếu dùng nh bao bì chẳng hạn nh
dùng để ơm cây giống, hoặc dùng vào việc gì khác tơng tự. Làm loại hàng này
quy trình đơn giản hơn, thời gian làm hàng nhanh hơn, có thể sử dụng cả những
lao động có tay nghề thấp hoặc học việc.
*Nhóm hàng dùng trong nhà bếp: nhóm hàng này có đặc điểm là yêu cầu
kỹ thuật không cao bằng nhóm hàng văn phòng trang trí nhng cao hơn nhóm
hàng bao bì, điều quan trọng nhất là nhìn bằng mắt phải thấy đợc sự sạch sẽ,
3
màu sắc đồng nhất, không mói mọt, không có mùi lạ và đặc biệt là không đợc
dùng hoá chất độc hại trong quá trình sơ chế hay bảo quản loại hàng này.
Về quy trình sản xuất các nhóm mặt hàng này tôi xin trình bày ở phần phụ
lục. Còn về cụ thể mẫu mã, tên sản phẩm, giá cả của các mặt hàng thì các bạn
có thể xem chi tiết tại trang web của doanh nghiệp.
Về sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh thì có
một nhận xét chung rằng chất lợng của mặt hàng TCMN của các doanh nghiệp

Việt Nam là khá tơng đồng không có sự khác biệt, chênh lệch hẳn về chất lợng
sản phẩm bởi vì chúng đều đợc sản xuất ra từ các làng nghề truyền thống trên
đất nớc. Nên đó là những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc, thể
hiện tài năng khéo léo của ngời thợ thủ công tài hoa Việt Nam. Và chính điều
này đã khiến cho các khách hàng rất khó tính của Nhật Bản đã phải đánh giá
cao hàng TCMN của Việt Nam. Dới đây tôi xin trích dẫn một số nhận xét của
các cá nhân và tổ chức thơng mại của Nhật Bản về hàng TCMN của Việt Nam:
Có rất nhiều cơ hội đang chờ đón các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sản
phẩm hàng TCMN sang thị trờng Nhật Bản.
Ông Yasumi Higo trởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc
tiến thơng mại Nhật Bản ( Jetro) đã nhận xét: Có thể nói, thị trờng hàng
TCMN tại Nhật Bản là mảnh đất mầu mỡ mà hàng Việt Nam có thế mạnh riêng
để tham gia
Ông Sumio Hasegawa, Chủ tịch trung tâm xúc tiến hàng tiêu dùng Nhật
Bản cho biết: Hiện nay ngời tiêu dùng Nhật tỏ ra a chuộng hàng TCMN và đồ
lu niệm nhập khẩu từ Việt Nam
Ông Hiroshi Yokokawa đã đa ra những thông tin về xu hớng ngời dân
Nhật ngày càng gia tăng mua sắm các sản phẩm TCMN do Việt Nam sản xuất:
Hàng TCMN Việt Nam có sức thu hút bởi sự kết hợp giữa văn hoá phơng
Đông và văn hoá phơng Tây, giữa hiện đại và truyền thống, màu sắc tơi sáng.
Tính tỷ mỷ và tinh tế trong các sản phẩm này là những yếu tố ngời tiêu dùng
Nhật Bản đánh giá rất cao
Ông nhận xét Hàng TCMN Việt Nam quen thuộc đến nỗi đã tạo nên một
làn sóng du khách Nhật đến Việt Nam tham quan và mua sắm ngày một nhiều.
4
Theo ông Yokokawa, năm 1999 đã có trên 87000 lợt doanh nhân và khách du
lịch Nhật đến Việt Nam so với năm 1994 là 31400 lợt. Trong số đó chủ yếu là
nữ giới ở độ tuổi 20-30, là những ngời đại diện giới tiêu dùng quan tâm nhiều
đến cái đẹp, thời trang.
Đây quả là một thời điểm thích hợp để doanh nghiệp Việt Nam đa hàng

vào thị trờng này.
Tuy nhiên, theo số liệu của Jetro, tính chung cả nhóm hàng tạp phẩm (bao
gồm cả hàng TCMN, đồ chơi và quà tặng) Việt Nam mới chỉ chiếm 2% tổng
giá trị nhóm hàng này nhập khẩu vào Nhật trong chín tháng đầu năm 2000, so
với Thái Lan là 4%, Inđônêxia là 3% và Trung Quốc lên đến 42%. Chính vì
vậy, ngành TCMN Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Ông Yokokawa nói lại lời nhắn nhủ của các doanh nghiệp Nhật Bản, mong
muốn doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đảm bảo giao hàng đúng số lợng, chất
lợng ổn định, đặc biệt là giữ cam kết về thời hạn giao hàng. Ông lu ý doanh
nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng mới vì ngời tiêu dùng
Nhật rất quan tâm đến yếu tố này trong sản phẩm TCMN.
Nh vậy, qua nhận xét đánh giá của các tổ chức của Nhật chúng ta có thể
thấy Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật.
Tuy nhiên các sản phẩm TCMN của ta không phải là không có những yếu
điểm và hạn chế: mẫu mã ít đợc cải tiến, chất lợng thấp, giá thành cao cộng với
hoạt động xúc tiến thơng mại, tiếp cận thị trờng của các doanh nhân còn yếu...
Nên trong tình hình mới càng khó khăn trong cạnh tranh duy trì và chiếm lĩnh thị
trờng tiêu thụ. Sản phẩm của xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn cũng có nhiều yếu
điểm nh chủng loại hàng hoá cha phong phú, giá còn cao và yếu nhất là trong
khâu mẫu mã sản phẩm do xí nghiệp không có đội ngũ thiết kế có trình độ
chuyên môn.
III. Phân tích thị trờng và phân tích môi trờng kinh doanh
1. Phân tích môi trờng kinh doanh bên ngoài
Nhật Bản là một quốc gia nằm phía Đông Bắc á, với tổng diện tích là
378.000 km vuông, trải dài trên gần 4000 km. Quần đảo Nhật Bản gồm 3900 hòn
5
đảo, phần lớn là những đảo nhỏ, trong đó có 4 đảo lớn là Hokaido, Honshu,
Shikoku, Kyushu.
Với lãnh thổ trải dài, Nhật Bản có sự khác biệt rõ ràng về khí hậu ở các
miền. Miền Bắc có mùa đông lạnh, có tuyết, hè ôn hoà, miền Nam ấm hơn. Khí

hậu ở đây đợc phân làm 4 mùa rõ rệt, với một hệ động thực vật phong phú.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mặc dù đã có sự giao thoa thờng xuyên
với văn hoá nớc ngoài nhng vẫn tạo ra một dân tộc Nhật Bản thuần nhất đến lạ kỳ
với tính độc lập tự chủ, tính dân tộc vào loại cao nhất thế giới. Cũng nh mọi nền
văn hoá khác, văn hoá Nhật Bản bao gồm nhiều yếu tố cùng tác động để tạo nên
một phong cách rất riêng của ngơì Nhật trong kinh doanh và cả trong thói quen
tiêu dùng.
Nhật Bản là quốc gia có nền công nghệ phát triển vào bậc nhất trên thế
giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã làm một cuộc cách mạng thần
kỳ về kinh tế, từ một nớc bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh trở thành một quốc
gia phát triển hàng đầu thế giới. Công nghệ cao đã tạo ra các sản phẩm chất lợng
tốt và giá cả phù hợp. Ngời dân Nhật đã quen sử dụng những sản phẩm chất lợng
cao trong nớc, cộng với thói quen tiêu dùng hàng nội địa đã khiến cho các quốc
gia khác gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề gia nhập thị trờng Nhật Bản.
Tuy nhiên theo tổ chức xúc tiến thơng mại Nhật Bản (Jetro) thì ngời dân Nhật
không hề phân biệt đối xử với hàng hoá nớc ngoài và sẵn sàng trả giá cao hơn
một chút miễn là hàng hoá đó có chất lợng cao. Nh vậy vấn đề chất lợng là vấn
đề cần phải đợc quan tâm hàng đầu khi muốn đa hàng vào thị trờng này.
Cũng nh Anh, Nhật Bản là một quốc gia theo chính thể quân chủ hình
thức, một quốc hội đợc gọi là nghị viện mà trong đó thợng nghị viện chỉ có tính
hình thức và hạ viện thì thật sự nắm giữ quyền lực, một thủ tớng chính phủ đợc
chọn bởi quốc hội thay vì tổng tuyển cử. Cỗ máy cai trị của Nhật không can thiệp
sâu vào hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong nớc, tuy nhiên lại đề ra
một chính sách bảo hộ khá cao. Trong quan hệ thơng mại với Việt Nam diễn ra
khá thông thoáng vì Nhật Bản cho Việt Nam hởng quy chế tối huệ quốc và Nhật
là bạn hàng làm ăn lớn nhất của Việt Nam. Đây là điều thuận lợi cho các doanh
6
nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng vào thị trờng này. ở Nhật có hai bộ luật
đó là luật tiêu chuẩn công nghiệp (JIS) và luật tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS) các
hàng hoá muốn tiêu thụ tại thị trờng này thì cần đáp ứng yêu cầu của hai bộ luật

này.
Việc mua sắm hàng ngày cũng nh trang hoàng nhà cửa ở Nhật đều do phụ
nữ thực hiện và họ rất quan tâm đến sự kết hợp giữa màu sắc và cách bày trí. Đối
với ngời Nhật họ a thích các màu sáng và họ luôn luôn a thích sự mới mẻ. Do đó
các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam phải rất chú ý đến những
vấn đề trên, phải luôn tìm hiểu nhu cầu để thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm
cho phù hợp, luôn tạo ra sự mới mẻ và độc đáo cho sản phẩm của mình có nh thế
mới có thể duy trì và giữ đợc khách hàng.
2. Phân tích môi trờng kinh doanh bên trong.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến tháng
9/2000, cả nớc có trên 1000 làng nghề với 243 làng nghề truyền thống, thu hút đ-
ợc 10 triệu lao động và sản xuất ra một khối lợng hàng hoá trị giá hàng trăm tỷ
đồng. Hiệu quả của việc xuất khẩu hàng TCMN (TCMN) từ các làng nghề rất
lớn. Theo ông Nguyễn Xuân Vinh, chuyên gia cao cấp của Bộ Thơng Mại, với
kim ngạch 230-250 triệu USD tơng đơng xuất khẩu 1 triệu tấn gạo,nhóm hàng
này thuộc diện 10 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất hiện nay. Nếu so với một số
mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN
gấp đôi kim ngạch xuất khẩu cao su, gấp ba chè.Với những đóng góp to lớn đó,
đầu năm 2000 Bộ Thơng mại đã trình Chính phủ Đề án xuất khẩu hàng TCMN
và Chiến lợc xuất khẩu đến năm 2010 Những kiến nghị của Bộ Thơng mại về
chính sách- biện pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN phần lớn đã đ-
ợc Thủ tớng Chính phủ xem xét giải quyết theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg
ngày 24/11/2000. Đây là một hệ thống chính sách- biện pháp tơng đối đồng bộ
nhằm sử lý nhiều vấn đề đang đặt ra trong hoạt động của các doanh nghiệp và tại
các địa phơng, các làng nghề đó là: Đất đai cho xây dựng cơ sở sản xuất-kinh
doanh, Các chính sách về thuế và lệ phí, Chính sách- biện pháp hỗ trợ xúc tiến
thơng mại, trong đó có hỗ trợ về thông tin thị trờng, Các quy định về khoa học và
7
công nghệ môi trờng, Chính sách đối với các nghệ nhân, Các quy định về trách
nhiệm của các Bộ, ngành và UBND các địa phơng. Chẳng hạn, thứ trởng Mai

Văn Dâu cho hay trong quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của
thủ tớng Chính phủ đã quy định rất rõ rằng giảm 50% chi phí thuê gian hàng hội
chợ triển lãm cho những cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia hội chợ triển lãm
ở trong nớc và tài trợ một phần chi phí cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, các
nghệ nhân đợc đi tham quan, học tập, tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản
phẩm và tìm hiểu thị trờng nớc ngoài.
Phải nói rằng Chính phủ, Nhà nớc có tác động rất lớn đến sự phát triển của
ngành hàng TCMN. Trớc đây Chính phủ không cho phép các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh đợc phép trực tiếp xuất khẩu hàng TCMN. Điều đó đã ảnh hởng rất
lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hàng
TCMN vì muốn xuất hàng ra nớc ngoài họ phải uỷ thác xuất khẩu qua một doanh
nghiệp Nhà nớc. Nhng trong những năm gần đây, theo xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, Chính phủ đang khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất
khẩu, tăng kim ngạch cho Nhà nớc. Để đạt đợc điều đó Chính phủ có những
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở
rộng thị trờng mới cũng nh duy trì thị trờng truyền thống thông qua các chính
sách nh cho vay hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn hoặc thởng kim ngạch xuất khẩu và
hỗ trợ kinh phí xúc tiến thơng mại. Từ những chính sách đó đã tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, thâm nhập
vào các thị trờng lớn. Mặt khác hàng TCMN có thuế suất bằng 0%, doanh nghiệp
đợc hoàn thuế đầu vào khi thu mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất.
Những chính sách của Chính phủ để khuyến khích xuất khẩu hàng TCMN
chắc chắn sẽ góp phần làm ngành này phát triển mạnh mẽ và nâng cao sức cạnh
tranh của nó trên thị trờng quốc tế.
Đó là những tác động của Chính phủ tới hoạt động của ngành hàng
TCMN, nhng sự phát triển của mặt hàng này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác.
Đặc điểm của hàng TCMN là chủ yếu đợc sản xuất từ nguyên liệu trong n-
ớc. Trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thờng chiếm từ 3-5% trong giá thành sản
8

phẩm, nhiều loại không đáng kể. Nguồn lao động dồi dào, lại sử dụng đợc lao
động nhàn rỗi. Theo kinh nghiệm thực tế, nếu sản xuất đợc 1 triệu USD hàng
TCMN thì thu hút đợc 3,5-4 ngàn lao động chuyên nghiệp /năm, nếu lao động
nhàn rỗi thì số lợng tăng gấp 2-3 lần. Nh vậy với kim ngạch xuất khẩu năm 2000
là 300 triệu USD thì có thể sử dụng tới 1 triệu lao động. Vốn đầu t sản xuất, kinh
doanh hàng TCMN nói chung không lớn. Máy móc đơn giản, có thể dùng nhiều
công đoạn bằng thủ công nên giá thành hạ. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này đang
có xu hớng tăng lên cả trong và ngoài nớc.
Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh mặt hàng TCMN cũng đang gặp không ít
khó khăn. Do phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực này là loại vừa và nhỏ,
thậm chí là các hộ gia đình sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nên
rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, nhất là vốn u đãi, kể cả vốn đầu t
cho sản xuất và mua nguyên liệu. Sản xuất hàng TCMN phần lớn đợc tiến hành
tại các làng nghề từ lâu đời, nay nhu cầu mở rộng mặt bằng gặp nhiều khó khăn,
điều kiện về cơ sở hạ tầng kém. Nếu không có sự hỗ trợ từ Trung ơng thì đây là
vấn đề khó khăn. Thị trờng tiêu thụ là vấn đề có tính quyết định cho sản xuất nh-
ng để nắm bắt đợc nhu cầu, thị hiếu của ngời tiêu dùng, xây dựng mối quan hệ
bạn hàng lâu dài và ổn định là việc hết sức khó khăn, không phải doanh nghiệp
nào cũng có thể làm đợc.
Về nguồn nguyên liệu cho sản xuất thì có một thực trạng là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho cả ngành hàng mây tre giang đan ở Việt Nam hiện nay đến từ
thị trờng tự do, do vậy quan hệ giữa sản xuất và cung cấp nguyên liệu đều chịu
sự điều chỉnh theo quan hệ cung cầu và quan hệ giá trị, khi số lợng hàng xuất
khẩu tơng ứng với một loại nguyên liệu tăng lên nhanh có nghĩa là giá cả của
loại nguyên liệu này sẽ tăng tơng ứng, hoặc nếu có tình tranh mua thì giá
nguyên liệu sẽ tăng lên rất nhanh trong khi chất lợng lại có xu hớng giảm
xuống, điều này xẩy ra là không có lợi cho nhà sản xuất hàng thủ công và một
khi hợp đồng đã đợc ký với khách hàng nớc ngoài thì các nhà xuất khẩu phải
thực hiện trong khi lợi nhuận chắc chắn sẽ bị giảm hoặc không có đó là kết quả
tất yếu do giá nguyên liệu tăng và chất lợng hàng xuất lại không đợc đảm bảo

nh mong muốn sẽ là nguyên nhân dẫn tới khiếu nại hoặc phạt hợp đồng. Ngợc
9

×