Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

luận văn kế toán TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.27 KB, 59 trang )

Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang
MỤC LỤC
PH N 1Ầ 1
T NG QUAN V C I M KINH T - K THU T VÀ T CH C B MÁY QU N L HO T NG S N Ổ Ề ĐẶ Đ Ể Ế Ĩ Ậ Ổ Ứ Ộ Ả Í Ạ ĐỘ Ả
XU T KINH DOANH Ấ 1
C A CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI S N.Ủ Ổ Ầ Ă Ơ 1
1.1. L CH S HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N C A CÔNG TY XI M NG SÀI S N.Ị Ử Ể Ủ Ă Ơ 1
1.2. C I M HO T NG S N XU T - KINH DOANH C A CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI ĐẶ Đ Ể Ạ ĐỘ Ả Ấ Ủ Ổ Ầ Ă
S N.Ơ 3
1.2.1. Ch c n ng, nhi m v c a công ty c ph n xi m ng S i S n.ứ ă ệ ụ ủ ổ ầ ă à ơ 3
1.2.3 c i m quy trình công ngh s n xu t s n ph m c a công ty c ph n Xi M ng S i S n.Đặ đ ể ệ ả ấ ả ẩ ủ ổ ầ ă à ơ 8
1.3. T CH C B MÁY QU N L HO T NG S N XU T - KINH DOANH C A CÔNG TY XI M NG Ổ Ứ Ộ Ả Í Ạ ĐỘ Ả Ấ Ủ Ă
SÀI S N.Ơ 9
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CH NH VÀ K T QU KINH DOANH C A CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI Í Ế Ả Ủ Ổ Ầ Ă
S N.Ơ 13
PH N 2Ầ 14
T CH C B MÁY K TOÁN VÀ H TH NG K TOÁN Ổ Ứ Ộ Ế Ệ Ố Ế 14
T I CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI S NẠ Ổ Ầ Ă Ơ 14
2.1. T CH C B MÁY K TOÁN T I CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI S NỔ Ứ Ộ Ế Ạ Ổ Ầ Ă Ơ 14
2.2. T CH C H TH NG K TOÁN T I CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI S NỔ Ứ Ệ Ố Ế Ạ Ổ Ầ Ă Ơ 16
2.2.1. Các chính sách k toán chung.ế 16
2.2.2. T ch c v n d ng h th ng ch ng t k toán.ổ ứ ậ ụ ệ ố ứ ừ ế 22
2.2.3. T ch c v n d ng h th ng t i kho n k toánổ ứ ậ ụ ệ ố à ả ế 23
2.2.4. T ch c v n d ng h th ng s sách k toán.ổ ứ ậ ụ ệ ố ổ ế 23
2.2.5. T ch c h th ng báo cáo k toán.ổ ứ ệ ố ế 25
2.3. T CH C K TOÁN CÁC PH N HÀNH C TH .Ổ Ứ Ế Ầ Ụ Ể 25
M T S ÁNH GIÁ V TÌNH HÌNH T CH C H CH TOÁN K TOÁN T I CÔNG TY C PH N XI Ộ ỐĐ Ề Ổ Ứ Ạ Ế Ạ Ổ Ầ
M NG SÀI S NĂ Ơ 53
3.1. ÁNH GIÁ T CH C B MÁY K TOÁN T I CÔNG TY C PH N XI M NG SÀI S N.Đ Ổ Ứ Ộ Ế Ạ Ổ Ầ Ă Ơ 53
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XI
MĂNG SÀI SƠN.
1.1.1 Những nét khái quát chung về công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.
Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
TP Hà Nội, là doanh nghiệp được thành lập theo hình thức chuyển từ doanh
nghiệp nhà nước “Công ty xi măng Sài Sơn” thành “Công ty cổ phần xi măng
Sài Sơn” kể từ ngày 01/01/2004 theo Quyết định số 2368 QĐ/UB về việc phê
duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Xi măng Sài Sơn thành
Công ty CP Xi măng Sài Sơn, vốn điều lệ ban đầu là 11.742 triệu đồng. Tiền
thân là Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được thành lập từ ngày 28/11/1958, dưới
sự quản lý của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Công ty là cơ
sở sản xuất xi măng lò đứng đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở sản xuất xi
măng thứ hai của Việt Nam sau xi măng Hải Phòng.
Năm 1964, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được chuyển sang khối kinh tế
được sự quản lý của Ty Kiến trúc tỉnh.
Tháng 12/1996, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi tên thành Công ty
Xi măng Sài Sơn.
Tháng 11/1998, Công ty Xi măng Sài Sơn đã đầu tư xong dây chuyền
sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc với công suất thiết kế
60.000 tấn xi măng/năm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây. Ngay từ
năm đầu tiên vận hành dây chuyền sản xuất mới, Công ty đã đạt được 70.000
tấn/năm vượt công suất thiết kế. Cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, chất lượng sản phẩm được ổn định và nâng cao,
có uy tín trên thị trường và được người sử dụng tin dùng, nhu cầu đối với sản
phẩm của Công ty ngày một tăng.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21

1
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang
Ngày 01/01/2004 Công ty xi măng Sài Sơn chuyển thành công ty cổ
phần xi măng Sài Sơn theo quyết định số 2368 QD/UB ngày 13/11/2003
trong đó nhà nước giữ 41% cổ phần, cán bộ nhân viên giữ 59% cổ phần.
Tháng 4/2006, Để nâng cao năng lực sản xuẩt công ty đã thuê trạm
nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây và
thành lập Chi nhánh Chương Mỹ. Chi nhánh sản xuất xi măng hiệu Xi măng
Sài Sơn PCB 30 và Xi măng Nam Sơn PCB 40. Năm 2009 Công ty sản xuất
và tiêu thụ 398.000 tấn xi măng. Trong năm công ty đã xây dựng xong nhà
máy xi măng Nam Sơn và đã đi vào hoạt động với công suất 1.000 tấn
clinker/ngày tại xã Nam Phương Tiến – Huyện Chương Mỹ – Tỉnh Hà Tây.
Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn đăng ký kinh doanh lần đầu ngày
25/12/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 08/03/2007.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông số 311/NQ-ĐHĐCĐ ngày
29/06/2006, Công ty thực hiện phương án tăng vốn điều lệ từ 11.742 triệu
đồng lên 27.742 triệu đồng phục vụ dự án xi măng lò quay công suất 1.000
tấn clinke/ngày tại xã Nam Phương Tiến –Huyện Chương Mỹ –Tỉnh Hà Tây.
Tháng 9 năm 2008 công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 27,742 tỷ đồng lên
47,600 tỷ đồng cho đến này vốn điều lệ của công ty là 203,995 tỷ.
Trải qua 52 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần xi măng Sài
Sơn đã có được vị trí vững mạnh trên thị trường. Sản phẩm của công ty đã
đạt được nhiều danh hiệu tiêu biểu. Liên tục trong nhiều năm đạt giải vàng
chất lượng quốc gia và có sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành
công nghiệp sản xuất xi măng nói chung và xi măng lò đứng nói riêng. Theo
đánh giá của Hiệp hội xi măng lò đứng thì xi măng Sài Sơn là một trong
những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất, có môi trường làm việc tốt nhất
trong hơn 58 nhà máy xi măng lò đứng trên toàn quốc. Bên cạnh đó công ty
cũng đã tạo công ăn vệc làm cho số lượng lớn người lao động ở địa phương.
Tên giao dịch : Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn

Trụ sở giao dịch: xã Sài Sơn- huyện Quốc Oai- TP Hà Nội
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21
2
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang
Mã số thuế: 0500444444
Điện thoại: (0433)843110- (0433)843184
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn là sản
xuất và kinh doanh xi măng, clinker, vật liệu xây dựng, xây lắp các công trình
xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; san lấp mặt bằng.
Tháng 10/2008 công ty đã bổ sung thêm vào danh sách ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp hai ngành mới là ngành kinh doanh bất động sản,
kinh doanh dịch vụ du lịch. Sản xuất và kinh doanh xi măng là hoạt động kinh
doanh chủ đạo, mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là sản xuất
công nghiệp với sản phẩm chính là clinker Cpc 50, xi măng PCB 30 và PCB
40 theo TCVN 6260-1997. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ bán khô
lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc với công suất hai dây chuyền là 120.000
tấn xi măng/năm được đặt tại xã Sài Sơn, Quốc Oai, TP Hà Nội. Ngoài ra,
Công ty có 01 trạm nghiền xi măng tại Chương Mỹ, Hà Tây với công suất là
150.000 tấn xi măng/năm.
Do đặc điểm ngành nghề sản xuất nên giá nguyên vật liệu là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận công ty do chi phí nguyên vật liệu
chiếm tỷ trọng từ 65% đến 70% tổng chi phí của doanh nghiệp. Chi phí lớn
nhất trong sản xuất xi măng là chi phí về Điện và chi phí về Than. Giá vốn
hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động kinh
doanh, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của công ty do
khách hàng ít xong ổn định và khối lượng sản phẩm tiêu thụ của một khách

hàng thường lớn.
Những năm gần đây, công nghiệp xi măng nói chung và xi măng vừa và
nhỏ nói riêng phát triển rất mạnh mẽ. mặc dù nhu cầu về xi măng phục vụ xây
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21
3
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang
dựng của thị trường không ngừng tăng cao xong không vì thế mà sự cạnh
tranh trên thị trường xi măng bớt quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, ngoài
việc phải đưa ra loại sản phẩm có chất lượng tốt, các công ty phải tập trung
tìm mọi cách để giá bán sản phẩm phải thấp hơn sản phẩm cùng loại tạo nên
sức cạnh tranh lớn. Theo đánh giá của Hiệp hội xi măng lò đứng hiện nay
trong cả nước có khoảng 60 nhà máy xi măng lò đứng, xi măng Sài Sơn được
đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất, có môi
trường làm việc tốt nhất hiện nay.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần xi
măng Sài Sơn.
Toàn bộ quá trình (dây truyền) sản xuất của công ty được tổ chức, điều
hành, kiểm tra, giám sát và quản lý bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000.
Quy trình sản xuất xi măng trải qua 4 công đoạn chính bao gồm: Công
đoạn sản xuất bột liệu; công đoạn sản xuất clinker; công đoạn sản xuất xi
măng bột và công đoạn sản xuất xi măng bao. Với mỗi công đoạn trên được
tổ chức tương ứng với các phân xưởng của công ty: Phân xưởng Liệu; Phân
xưởng Lò; Phân xưởng Xi măng; Phân Xưởng Vỏ bao.
Công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu: Tất cả các loại nguyên liệu, nhiên
liệu. vật liệu như đá vôi, đất sét, than, thạch cao, đá xanh, xỉ lò cao và các phụ
gia điều chỉnh thành phần hoá (quặng sắt, cát non) trước khi đưa vào sản xuất
đều phải được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Đá vôi, quặng sắt vận chuyển về công ty có kích thước ≤ 300mm chứa
vào kho sau đó được hệ thống máy kẹp hàm và máy đập búa đập nhỏ tới kích

thước ≤ 10mm được gầu tải đưa vào silô chứa đá vôi và silô chứa quặng sắt.
Đất sét vận chuyển về kho công ty được đổ riêng từng lô theo các loại
khác nhau. Khi đưa vào sản xuất phải được phơi sơ bộ, sau đó được máy thái
đất thái nhỏ đến khi kích thước ≤ 20mm được băng tải cao su đưa vào máy
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21
4
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang
sấy thăng quay. Máy sấy được cung cấp nhiệt nhờ buồng đốt tầng sôi, nhiệt
độ được duy trì 700-800
0
C. Độ ẩm ra khỏi máy sấy thăng quay ≤ 5% sau khi
ra khỏi máy sấy đất được vít tải đưa vào gầu tải để chuyển vào silô chứa đất.
Than được vận chuyển về kho Công ty với kích thước ≤ 15mm được đổ theo
từng lô riêng biệt, quá trình sấy than cũng như sấy đất, nhiệt độ 400-500
0
C,
độ ẩm quy định ≤ 6% được đưa vào silô chứa than. Quá trình sấy cát non
cũng tương tự, độ ẩm ≤ 5% được đưa vào silô chứa cát non.
Công đoạn sản xuất bột liệu: Các nguyên liệu được hệ thống cấp liệu và
cân băng điện tử nhờ sự điều khiển của máy vi tính cân chính xác theo đơn
phối liệu và theo năng suất của máy nghiền được cấp vào máy nghiền bi chu
trình kín. Tại đây phối liệu được nghiền mịn đến độ mịn ≤ 12% trên sàng
0,08mm
2
và qua máy phân ly để loại các hạt chưa đạt tiêu chuẩn quay trở lại
máy nghiền. Hạt đạt tiêu chuẩn được gầu tải và vít tải đưa vào các silô chứa
bột liệu. Hệ thống gầu tải và vít tải đảo trộn bột liệu để bột liệu đồng đều và
được chứa vào silô đồng nhất. Việc đảo trộn các loại bột liệu khác nhau phải
căn cứ vào yêu cầu của thành phần hoá học của phối liệu đảm bảo trước khi
lên lò nung bột phối liệu phải đồng nhất và ổn định.

Bột liệu từ silô đã được đồng nhất được đưa vào vít tải rồi gầu tải vận
chuyển đổ vào bunke chứa, qua hệ thống định lượng bột liệu được vận chuyển
đến vít trộn 2 trục. Tại đây bột liệu được trộn ẩm đến độ ẩm 13,5% - 15,5%
và được đưa xuống đĩa vê viên. Trường hợp độ ẩm chưa đạt yêu cầu thì ở
máy vê viên có thể bổ sung lượng nước để viên liệu đạt được độ ẩm và kích
thước theo yêu cầu (độ ẩm 13,5% - 15,5%, kích thước 5-8mm đạt >95%). Sau
đó viên liệu được băng tải cao su vận chuyển vào máng dải liệu, viên liệu
được máy dải liệu theo hình lòng chảo. Gió được quạt root cấp vào lò để đốt
cháy than và cung cấp ôxy cho các phản ứng cháy xảy ra, nhiệt độ của zôn
nung đạt 1400 - 14500C kết luyện các viên liệu phản ứng nóng chảy tạo thành
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21
5
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Phạm Quang
clinker, sau đó qua zôn làm nguội và ghi quay xuống băng tải xích. Kích
thước clinker ra lò < 100mm được kẹp hàm đập nhỏ đến kích thước < 30mm
rơi xuống gầu tải vận chuyển lên băng cào đổ vào silô chứa.
Công đoạn sản xuất xi măng bột: Thạch cao vận chuyển về công ty có
kích thước < 300mm chứa vào kho sau đó được máy kẹp hàm đập tới kích
thước < 20mm được gầu tải vận chuyển đổ vào silô chứa thạch cao. Phụ gia
(đá xanh, xỉ lò cao) được trộn đều theo một tỷ lệ nhất định được gầu tải vận
chuyển đổ vào silô chứa phụ gia.
Clinker, thạch cao và phụ gia được hệ thống cấp liệu và cân băng điện tử
nhờ sự điều khiển của máy vi tính cân chính xác theo đơn phối liệu và theo
năng suất của máy nghiền được cấp vào máy nghiền bi chu trình kín. Tại đây
phối liệu được nghiền mịn đến độ mịn ≤ 10% trên sàng 0,08mm và qua máy
phân ly để loại các hạt chưa đạt tiêu chuẩn quay trở lại máy nghiền, hạt đạt
tiêu chuẩn được gầu tải và vít tải đưa vào các silô chứa xi măng sau đó được
hệ thống gầu tải và vít tải đảo trộn để xi măng đồng đều,
Công đoạn sản xuất xi măng bao: xi măng sau khi được trộn đều được
cấp liệu cánh cấp liệu vào vít tải lên bunke, qua sàng quay và đóng bao, qua

máy đóng bao xi măng được đúng chính xác với khối lượng 50 ± 1 kg sau đó
qua máy xếp bao xếp thành chồng 8 - 10 bao được xếp trong kho.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp k21
6
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp theo
công nghệ lò đứng
clinker
Xuất xưởng Nhập kho
Phùng Huy Diên Lớp kế toán tổng hợp
7
Đá vôi Đất sét Than Phụ gia điều chỉnh
Đập
Cán, sấy
Sấy Sấy
Nghiền
Lò nung clinker
Nghiền
XI MĂNG
RỜI
Silô chứa
đá
Silô chứa
đất
Silô chứa
than
Silô chứa
phụ gia
HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG

(Được điều khiển bằng hệ thống vi tính)
Silô chứa
clinker
Thạch cao Phụ gia
Silô chứa
thạch cao
Silô chứa
phụ gia
HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG
(Được điều khiển bằng hệ thống vi tính)
Silô đồng nhất
Đóng bao
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ
phần Xi Măng Sài Sơn.
Từ khi thành lập Công ty đến nay, công nghệ sản xuất của Công ty sau
nhiều lần thay đổi có thể được xem xét đánh giá là bán khô lò đứng cơ giới
hoá.
Năm 1998, sau quá trình đầu tư hiện đại hoá lần thứ nhất với công nghệ
lò đứng cơ giới hoá, dây chuyền thứ nhất đi vào hoạt động với các thiết bị chủ
yếu của Trung Quốc, các thiết bị tự động hoá của các nước G7, công suất
clinker 60.000 tấn/năm và công suất xi măng là 60.000 tấn/năm
Để nâng cao sản lượng, mở rộng sản xuất, năm 2000 Công ty đã mở
rộng từ lò nung clinker φ2.5x10m lên thành φ2.7x10m, nâng công suất sản
xuất clinker từ 60.000 tấn clinker một năm lên 75.000 tấn clinker một năm.
Đầu năm 2001, công ty cũng lắp thêm 1 máy nghiền bi công suất 9 tấn xi
măng/giờ và do đó nâng cao năng lực nghiền xi măng 120.000 tấn xi
măng/năm.
Năm 2003., Công ty tiếp tục đầu tư thêm một lò nung clinker φ2.5x10m,

công suất 60.000 tấn clinker/năm như dây chuyền 1 đồng bộ với hệ thống
nghiền và cung cấp nguyên liệu sản xuất tại Trung Quốc với thiết kế mới của
năm 2002 có nhiều cải tiến nhằm tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu. Đã có
kinh nghiệm từ dây chuyền thứ nhất, Công ty đã cải tiến đường kính của lò
nung từ 2,5 lên 2,7 m và nâng công suất lên 75.000 tấn clinker/năm. Với cải
tiến này, Công ty đã có được hai dây chuyền lò sản xuất clinker với tổng công
suất cả hai dây chuyền là 150.000 tấn clinker/năm. Sau đó để hoàn thiện quá
trình sản xuất đồng bộ khép kín tại nhà máy, Công ty đầu tư thêm 1 dây
chuyền lò sấy thăng quay của Trung Quốc thế hệ mới, sản xuất năm 2002 để
thay thế hệ thống lò sấy cũ; đồng thời đáp ứng năng suất của cả hai hệ thống
lò nung clinker. Cuối năm 2004, Công ty mua sắm và lắp thêm một dây
Phùng Huy Diên Lớp kế toán tổng hợp
8
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

chuyền nghiền xi măng với hệ thống điều khiển tự động hoá hiện đại của
Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời cũng nâng cao
sản lượng sản xuất, tăng lợi nhuận cho Công ty. Tổng công suất nghiền xi
măng là 180.000 tấn/năm, nhưng năng lực nghiền có thể tới 220.000 tấn/năm.
Hiện nay, thiết bị chính trong Công ty bao gồm 1 hệ thống đập đá, 2 hệ
thống lò sấy thăng quay. 2 lò nung clinker, 5 máy nghiền bi loại φ1.83x7m
(02 máy nghiền liệu và 03 máy nghiền bi) đều có xuất xứ của Trung Quốc,
sản xuất từ năm 1998 đến năm 2003, các thiết bị điều khiển tự động hoá, điều
khiển vi tính, cân băng là của các nước nằm trong nhóm G7 (Nhật và Đức) và
một số thiết bị hỗ trợ khác của Trung Quốc và trong nước sản xuất.
Để phù hợp với quy mô phát triển của Công ty và đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế của đất nước thời kỳ hội nhập, ngay từ năm 2006, Công ty đã
triển khai lập dự án xây dựng một nhà máy xi măng lò quay công xuất 1000
tấn clinker/ngày. Hiện tại, Công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược thị
trường linh hoạt để có khả năng tiêu thụ hết sản phẩm khi nhà máy đi vào sản

xuất, khai thác tối đa công suất thiết kế của nhà máy.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN.
Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Điều lệ Công ty được Đại hội đồng
Cổ đông lần I ngày 19/12/2003 và Điều lệ sửa đổi bổ sung lần thứ nhất được
Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2007 ngày 08 tháng 03 năm 2007
nhất trí thông qua, Điều lệ sửa đổi bổ sung lần thứ hai được thông qua Đại hội
đồng Cổ đông theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản ngày 25 tháng 05 năm
2007 nhất trí thông qua.

Phùng Huy Diên Lớp kế toán tổng hợp
9
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
Phùng Huy Diên Lớp kế toán tổng hợp
Giám đốc
Phó Giám đốc
kinh doanh
Phó Giám đốc
sản xuất
Tổ
Vỏ
Bao
PX
Liệu
PX Lò
PX Xi

măng
Tổ Cơ
điện
Phòng
Kế
hoạch -
Kỹ
thuật
Phòng
Kế toán
– Tài
chính
Ban
KCS
Tổ
Bảo
Vệ
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Tổng
hợp
Phòng
Thông
tin
tuyên
truyền
PX
Hươn

g Sơn
Chi
nhánh
Chương
Mỹ
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
10
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo cơ cấu bộ máy của công ty cổ
phần với các bộ phận và phòng ban chức năng được minh họa trong sơ đồ 1.1:
Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại
hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định
hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng
Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ
quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu
và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội
đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQT quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày
của Công ty
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ

đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính tổng hợp
Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo; Quản lý hồ sơ sử dụng đất, đăng
ký kinh doanh, sổ bảo hiểm xã hội, con dấu, văn thư; Đề xuất mua sắm, cấp
phát, quản lý trang thiết bị văn phòng; Thiết kế, giám sát, nghiệm thu các
hạng mục xây dựng cơ bản của công ty; Tổ chức tiếp khách, xét và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; Lập kế hoạch và thanh toán tiền lương, thưởng; Duy trì hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
11
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Phòng kế hoạch - kỹ thuật
Đảm bảo chất lượng xi măng PCB 30, PCB 40 theo TCVN 6260-97; Đề
xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất; Kiểm tra, giám
sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; Xây dựng, điều hồ kế hoạch sản xuất kinh
doanh; kế hoạch mua sắm trang bị bảo hộ lao động, đôn đốc kiểm tra việc
thực hiện các phương án an toàn lao động trong công ty; Xây dựng, quản lý
quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị;
Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật về thiết bị máy móc;
Lập kế hoạch, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng.
Phòng tiêu thụ - thị trường
Tham mưu Giám đốc ký Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty; Quản
lý công tác bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng; Quản lý, điều hành các đại
lý tiêu thụ xi măng; Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Phòng Tài chính - kế toán
Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và sử dụng kinh phí
của Công ty; Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh

doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, quyết toán của Công ty; Lập phương án
nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi nhuận; Tính
toán, trích nộp các khoản nộp ngân sách Nhà nước, các loại quỹ, phân phối lợi
nhuận; Quản lý tiền mặt, chi lương, chi thưởng.
Chi nhánh Chương Mỹ
Sản xuất xi măng PCB30, PCB40 theo kế hoạch sản xuất của Chi nhánh
mà Công ty giao; Tham mưu giám đốc ký Hợp đồng và tổ chức tiêu thụ sản
phẩm của Chi nhánh; Quản lý, điều hành sản xuất tại Chi nhánh và các đại lý
tiêu thụ xi măng; Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của Chi nhánh được Giám
đốc Công ty giao; Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác được Giám đốc Công
ty giao.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
12
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN.
1.4.1 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây của công ty.
Từ năm 2004 sau khi thực hiện cổ phần hoá đến nay, tình hinh tài chính
và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn đã có những
bước phát triển mạnh, cụ thể:
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008,
2009.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Vốn chủ sở hữu 109.851 163.456 203.995
Doanh thu thuần 185.061 253.307 280.170
Lợi nhuận sau thuế 29.010 39.314 44.799
LNST/VCSH 26.4 % 24,1 % 23 %
LNST/DTT 15,67 % 15,5 % 16 %
Thu nhập bình quân/NLĐ 3.80triệu/tháng 3,95triệu/tháng 4 triệu/tháng

Theo bảng 1.3 vốn chủ sở hữu của công ty không ngừng tăng trong 3
năm trở lại đây. Công ty đã tăng vốn chủ sở hữu từ 109.851 tỷ đồng của năm
2007 lên 203.995 tỷ đồng vào năm 2009 như vậy vốn chủ sở hữu tăng 94,144
tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 85,7%. Doanh thu thuần của công ty cũng
tăng theo từ 185,061 tỷ năm 2007 lên 280,170 vào năm 2009 như vậy doanh
thu thuần tăng 95,109 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 51,39% và lợi nhuận sau
thuế của công ty cũng tăng từ 29,010 tỷ năm 2007 lên 44,799 vào năm 2009
như vậy lợi nhùn sau thuế của công ty tăng 15,789 tỷ tương ứng với tốc độ
tăng 54,43%. Như vậy kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong 3 năm gần đây luôn đạt được kết quả khả quan, đó là điều kiện
cho sự phát triển của công ty trong tương lại.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
13
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG SÀI SƠN
Để thực hiện việc quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,
các doanh nghiệp khác nhau sẽ sử dụng các công cụ quản lý phù hợp với đặc
điểm tình hình công ty mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Một trong
những công cụ quản lý hữu hiệu góp phần vào sự thành công chung của
doanh nghiệp chính là bộ máy kế toán.
Hiện nay bộ máy kế toán của công ty CP xi măng Sài Sơn được tổ chức
theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, xử lý
luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động
kinh doanh đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của công ty. Các
phân xưởng, các bộ phận khác không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có một

số nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra, tổng
hợp, phân loại chứng từ phát sinh tại đó. Sau đó gửi chứng từ kế toán về
phòng kế toán đơn vị chính.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
14
Kế toán tiền
lương,tiền
mặt,nợ phải
trả
Kế toán
TSCĐ, thuế
VAT đầu ra,
nợ phải thu
Kế toán vật tư,
kế toán thuế
VAT đầu vào,
tiền gửi
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của giám đốc, là người có trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán, có
nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kế toán, hạch toán kế toán tổng hợp
hàng tháng như kế toán thu chi tổng hợp chi phí vật tư, phân tích những ảnh
hưởng tới chi phí trong tháng so với định mức và đề xuất phương án giải
quyết, thực hiện kế hoạch vay ngân hàng, thực hiện chế độ báo cáo thống kê
định kỳ, quản lý hồ sơ tài liệu kế toán.
Kế toán tiền mặt, tiền lương và nợ phải trả: có nhiệm vụ phân tích và

trích tiền lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trích nộp
các khoản theo lương theo quy định. Viết hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu
chi, theo dõi chi tiết các khoản thu chi mua bán hàng hóa phát sinh bằng tiền
mặt.Phát hiện xử lý công nợ chiếm dụng vốn, lập báo cáo công nơ. Theo định kỳ
kế toán chuyển số liệu này sang kế toán tổng hợp để lập báo cáo tổng hợp.
Kế toán tài sản cố định, thuế VAT đầu ra, công nợ phải thu: là người
theo dõi các quỹ, phản ánh tình hình tăng tài sản cố định, trích khấu hao, phân
bổ khấu hao, và tính giá trị còn lại, sửa chữa lớn và đầu tư, phụ trách các
khoản chi phí trả trước, theo dõi công nợ với người mua, theo dõi thuế VAT
đầu ra và lập báo cáo thống kê.
Kế toán vật tư, kế toán thuế VAT đầu vào, tiền gửi ngân hàng: có nhiệm
vụ tập hợp các chứng từ có liên quan đến xuất, nhập nguyên vật liệu, dụng cụ,
đối chiếu với thủ kho qua thẻ kho, quyết toán vật tư với các tổ sản xuất, hạch
toán chi phí về nguyên vật liệu, hạch toán các nghiệp vụ tiền vay, tiền gửi các
khoản vay định kỳ, vay dài hạn theo quy định của ngân hàng.
Thủ quỹ: là người thực hiện công tác thu chi tiền mặt và tiền lĩnh nộp ngân
hàng và kho bạc, phát tiền, đồng thời lập báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày.
Có thể nói, công ty cổ phần xi măng Sài Sơn với quy mô vừa đã xây
dựng được bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm về chi phí nhân viên
nhưng vẫn đáp ứng được công tác kế toán, khai thác tối đa năng lực của nhân viên.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
15
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG SÀI SƠN
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
(Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính.

Các nguyên tắc kế toán áp dụng tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt
Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Các báo
cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng từng quy định của Chuẩn mực,
thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang
áp dụng.
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với kỳ kế toán đơn vị
sử dụng bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. công ty sử dụng
phần mềm kế toán Acsoft được thiết kế phù hợp với việc ghi sổ theo hình
thức Nhật ký chung.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Nam
đồng(VND)
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời
điểm cuối năm các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào
ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch thực tế tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển
vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi
thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày
mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
16
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho.
Hàng tồn kho ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện

được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho tại địa điểm và trạng
thái hiện tại.
Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá thành thành phẩm công ty áp dụng là phương pháp
phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được của chúng.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo
giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô
hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá theo giá
trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không
bao gồm GTGT) và các chi phí thực tế phát sinh ban đầu liên quan tới tài sản
cố định thuê tài chính. Trong quá trình sử dụng, TSCD thuê tài chính được
ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng: căn cứ vào
nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của tài sản để xác định mức khấu hao
hàng năm, từ đó tính mức khấu hao hàng tháng.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính.
Hoạt động liên doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
17
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

soát và tài sản đồng kiểm soát được công ty áp dụng nguyên tắc kế toán
chung như với hoạt động kinh doanh thông thường khác.

Công ty theo dõi riêng các khoản thu nhập và chi phí liên quan tới hoạt
động liên doanh và thực hiện phân bổ cho các bên trong liên doanh theo hợp
đồng liên doanh.
Công ty theo dõi riêng các tài sản góp vốn liên doanh, phần vốn góp vào
tài sản đồng kiểm soát và các khoản công nợ chung, công nợ riêng phát sinh
từ hoạt động liên doanh.
Các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo nếu:
Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn dưới 3 tháng kể từ thời điểm mua
khoản đầu tư đó được coi là “ tương đương tiền”
Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong chu kỳ kinh doanh được
phân loại là tài sản ngắn hạn.
Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được
phân loại là tài sản dài hạn.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay.
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
khi phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng
hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa)
khi có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16
“chi phí đi vay”.
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài
sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các khoản
lãi tiền vay, phân bổ các khoản triết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu,
các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.
Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước
Các chi phí trả trước chỉ liên quan tới chi phí sản xuất kinh doanh năm
tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
18
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang


Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch
toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh
doanh trong nhiều năm: chi phí thành lập; Chi phí trước hoạt động/ Chi phí
chuẩn bị sản xuất (bao gồm cả chi phí đào tạo); Chi phí chuyển địa điểm, chi
phí tồ chức lại doanh nghiệp; Chi phí chạy thử, sản xuất thử phát sinh lớn;
Công cụ dụng cụ xuất dựng có giá trị lớn; Lỗ chênh lệch tỷ giá giai đoạn đầu tư
xây dựng cơ bản; Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn.
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh
doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí
để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Công ty phân bổ chi phí trả
trước theo phương pháp đường thẳng.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo chi phí phát sinh thực tế không
gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc
phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chânh
lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ xung hoặc ghi giảm chi phí tương
ứng với phần chênh lệch.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được
ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện
tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa
niên độ.
Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập
ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
Khoản chênh lệch giữa số dự phòng phải trả đã lập ở kì kế toán trước
chưa sử dụng hết lớn hơn số dự phòng phải lập ở kỳ báo cáo được hoàn nhập
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
19

Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ khoản chênh lệch lớn hơn
của khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được hoàn nhập
vào thu nhập khác trong kỳ.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ
sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn hoặc
nhỏ hơn giữa giá thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ
phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Vốn khác của chủ sở hữu được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý
của tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, các cá nhân khác tặng, biếu
sau khi trừ (-) các khoản thuế phải nộp liên quan tới tài sản được tặng, biếu
này; và khoản bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và sau đó mua lại. Cổ
phiếu quỹ được ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng cân đối kế
toán, là một tài khoản ghi giảm vốn chủ sở hữu.
Cổ tức phải trả cho cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng
cân đối kế toán của công ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội đồng
quản trị công ty.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của
doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính
sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện
sau :Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng
hóa đã được chuyển giao cho người mua; Công ty không còn nắm giữ quyền
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp

20
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác minh tương đối chắc chắn; Công ty đã thu được hoặc sẽ
thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên
quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan
tới nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã
hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch
cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được
chia và các khoản doanh thu hoạt đông tài chính khác được ghi nhận khi thỏa
mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
-Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận
cổ tức hoặc quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:
- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;
- Chi phí cho vay và đi vay vốn;
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh
liên quan tới ngoại tệ;
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
21
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

trừ với doanh thu hoạt động tài chính.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số
chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định 15, Các chứng từ
được lập tại công ty tuân thủ theo đúng những quy định trong chế độ kế toán
Việt Nam hiện hành, được ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ, làm
cơ sở ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý. Các chứng từ sau khi được ghi sổ và
luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản theo quy định hiện hành.
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán: Tất cả các chứng
từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập
trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những
chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của
chứng từ thì mới dựng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Bước 1:
Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng
kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sồ kế toán theo hình thức kế toán Nhật Ký chung
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
22
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Ghi chơ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Thực hiện quyết định số 15/2006/QD-BTC Công ty cổ phần xi măng Sài
Sơn căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán
doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài
khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý
của công ty mình.Một số tài khoản đã được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Để theo dõi quá trình hạch toán kế toán, công ty dã sử dụng 84 tài khoản cấp
1; 213 tài khoản cấp 2. Nhìn chung công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản một
cách hợp lý, đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản
của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thuận lợi cho việc quản lý các đối tượng.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
23
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối

số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi
tiết
Báo cáo thực tập GVHD.PGS .TS. Pham Quang

Căn cứ trên những đặc điểm đặc thù của công ty về đặc điểm sản xuất
kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ của các kế toán viên cùng trang thiết bị
phòng kế toán, công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung với sự
hỗ trợ của phần mềm kế toán Acsoft. Đặc điểm của phần mềm này là tự động
gần như toàn bộ trong việc xử lý các thông tin kế toán, in trực tiếp chứng từ
kế toán, tự động lưu trữ dữ liệu kế toán. Theo hình thức này, tại công ty sử
dụng các loại sổ kế toán: sổ Nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản, các sổ thẻ kế
toán chi tiết. Các mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết được vận dụng một cách linh
hoạt phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của công ty.
Sơ đồ 1.6: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán của phần mềm
kế toán ACSOFT
Hàng ngày khi nhận được chứng từ gốc kế toán tiến hành kiểm tra đối
chiếu sau đó nhập số liệu từ chứng từ gốc này vào máy và tự động máy tính
sẽ tính toán đưa ra kết quả và vào các sổ có liên quan. Đối với các khoản chi
phí phát sinh liên quan tới các phân xưởng máy tính sẽ tự động tính toán tập
Phùng Huy Diễn Lớp kế toán tổng hợp
24
Các nghiệp vụ PS hàng ngày Các nghiệp vụ PS cuối kỳ
Chứng từ
gốc, Phiếu
thu, chi,
nhập xuất
Các phần
hành kế

toán khác
Kho dữ liệu kế
toán chi tiết
Các phần việc kế
toán tổng hợp,
phân bổ chi phí,
tổng hợp giá
thành, kết
chuyển lãi lỗ
Kho dữ
liệu tổng
hợp
Báo cáo tổng
họp khác
Sổ kế
toán
Báo cáo
chi tiết
Báo cáo
tổng hợp

×