Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chuyên đề Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.44 KB, 69 trang )

Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
MỞ ĐẦU
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ
môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Nghị quyết 41-
NQ/TW của Bộ chính trị bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 công tác bảo vệ
môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ
thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày
càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi
trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; tại một số địa
phương, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước
được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt
được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo
vệ môi trường trong thời gian tới.
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là một trong 8 tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, tỉnh Hải Dương đang từng bước
phát triển tất cả các ngành: phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thành phố đến
các huyện, thị trấn và nông thôn; phát triển các KCN, cụm công nghiệp, các
ngành nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, các ngành y tế,
thương mại, du lịch, giáo dục, …
Để có được một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về tình hình phát triển kinh
tế xã hội là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển các ngành thì các thông tin
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cần phải được tổng hợp thống kê, thống
nhất trong quản lý và phải thường xuyên được cập nhật. Do vậy, sự ra đời của
chuyên đề “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương” là cần thiết. Chuyên đề
đưa ra một bức tranh tổng thể về điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển các
ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng của tỉnh Hải Dương, đồng thời là nguồn thông tin
tổng hợp cho dự án và các nhiệm vụ khác.
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 1
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”


CHƯƠNG I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý:
20
0
41’10’’ ÷ 21
0
14’20’’ vĩ độ Bắc
106
0
07’20’’ ÷ 106
0
36’35’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía Đông Nam giáp tỉnh Hải Phòng
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
Phía Tây Nam giáp tỉnh Hưng Yên
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
Hải Dương tiếp giáp với 6 tình: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Hưng Yên. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông
quốc gia quan trọng chạy qua. Thành phố Hải Dương, trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên Quốc lộ 5, cách thủ đô Hà Nội
57 km về phía Tây, cách thành phố cảng Hải Phòng 45 km về phía Đông.
Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam của tỉnh là 63 km, từ Đông sang
Tây là 55 km, điểm cách biển gần nhất là 25 km. Tổng diện tích tự nhiên của
tỉnh (hiện trạng đến 01-1-2009) là 1.654,70km
2
.

Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí
có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò làm cầu nối
thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long, cung
cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung
chuyển hàng hóa quan trọng giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, thành phố
trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương vừa có cơ hội tạo động lực phát
triển, vừa phải đối mặt với các cách thức cạnh tranh…
1.1.2. Địa hình
Có tới 89% diện tích là đồng bằng do sự bồi đắp của phù sa thuộc hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình. Gần 11% diện tích khu vực phía đông bắc
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 2
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
là vùng đồi núi, thuộc một phần của cánh cung Đông Triều. Vùng núi thuộc Chí
Linh có 3 dãy núi, cao hơn cả là dãy núi Dây Diều cao 618 m, đèo Trê cao 533
m, núi Dài cao 509 m, các núi còn lại cao trung bình từ 200 đến 300 m. Vùng
đồng bằng có độ cao trung bình từ 3 m đến 4 m, thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Trong từng vùng đất đai có cốt cao thấp xen kẽ nhau rất phức tạp.
Địa hình tỉnh Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam phân thành 2 kiểu địa hình chính:
- Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở phía Bắc, Đông Bắc chiếm khoảng
15,9% diện tích tự nhiên. Địa hình núi cao nhất nằm ở phía Bắc là núi Dây Diều
cao 616 m.
- Vùng đồng bằng chiếm tới 84% diện tích tự nhiên có độ cao từ 0,5 đến
2 m, trung bình là 1,5m.
Độ cao nền đất chênh lệch từ +2,2 -2,4 m đến +1,0-1,5 m , những khu đất
chưa được xây dựng có độ cao từ +2,2 m đến +3,2 m do được tôn nền, những
khu đất chưa được xây dựng có độ cao từ +1 m đến +2,2 m . Hồ, ao trong khu
vực nội thành có cao độ đáy dưới 1,0 m . Hướng dốc tự nhiên của địa hình về
phía sông Thái Binh và sông Sặt .
- Vùng có độ cao +2,0 -2,4 m gồm các xã Tứ Minh, Việt Hòa và các khu

đất thổ cư, đường xã, nghĩa trang… có tổng diện tích 1700 ha.
- Vùng có độ cao +1,5 -2,0 m rộng khoảng 400 ha thuộc Cẩm Thượng,
Bình Hàn và một phần Thanh Bình.
- Các vùng đất trống hơn ở ven sông và ao đầm.
1.1.3. Địa mạo
Địa mạo của tỉnh được phân chia thành các vùng sau:
- Vùng núi thấp phía Đông Bắc phân bố không cùng hướng, được cấu tạo
bởi đá trầm tính, trầm tích mỏng, cây chậm phát triển, lâm sinh nghèo.
- Vùng Chí Linh và một phần huyện Kinh Môn là vùng đồi bát úp lượn
sóng tầng đất mỏng nhiều sỏi đá.
- Vùng núi đá vôi là dạng địa mạo điển hình Kartơ, bên ngoài lởm chởm
nhọn sắc, nhiều chỗ dốc dứng, bên trong có dạng hang động ngầm, phân bố chủ
yếu ở khu vực Nhị Chiểu và Phạm Mệnh (huyện Kinh Môn).
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 3
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
- Vùng đồng bằng phù sa là khu vực hình thành do bồi đắp phù sa của
các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tạo nên vùng này có
thể chia thành các khu vực sau:
Khu vực bãi ngoài đê sông Thái Bình, sông Luộc, có độ cao lớn hơn khu
vực trong đê, dốc nghiêng theo triền sông.
Khu Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia lộc, Nam Chí Linh và Tây Bắc Tứ Kì
có cốt đất phổ biến 4 -5 m, được bồi đắp do phù sa sông Đuống, sông Thái
Bình. Tầng canh tác thuộc loại trung bình và mỏng, đất hơi chua.
Khu Nam Ninh Giang, Thanh miện, cốt đất phổ biến dưới 2m. ở giữa khu
có những cánh đồng cát pha, có dải phù sa nguyên mầu nâu tươi phân bố ven
theo các con sông.
Khu Kim Thành, đông Nam sách và Thanh Hà có cốt đất từ 0,5 đến 1 m,
nghiêng dần theo hướng Đông Nam. Đây là khu vực bãi triều, lớp đất dưới
mang tính chất đất phù sa sông Thái Bình, nhưng lớp đất mặn có sự pha trộn
của phù sa sông Đuống và ảnh hưởng của phù sa sông Hồng. Do cốt đất thấp,

nên khu này thường chịu ảnh hưởng của thủy triều, dễ bị nhiễm mặn.
1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nên Hải Dương mang khí hậu đặc trưng là
nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, lắm
bão. Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập
trung vào các tháng 7, 8, 9 có xuất hiện gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung
bình hàng năm là 1.450 - 1.550 mm; nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4
0
C,
trong đó cao nhất là 38,6
0
C, thấp nhất là 3,2
0
C. Hàng năm có các tháng lạnh
nhất là tháng 12, 01, 02. Tần suất sương muối thường xảy ra vào các tháng 12 và
tháng 1.
1.2.1. Lưới trạm quan trắc khí tượng
Toàn tỉnh Hải Dương có 13 trạm khí tượng và đo mưa là Bến Tắm, Phả
Lại, Chí Linh, Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Giàng, Hải Dương, Thanh Hà, Tứ
Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, An Thổ, Thanh Miện.
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 4
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Bảng 1.2.1. Lưới trạm khí tượng và đo mưa tỉnh Hải Dương
TT Trạm
Thời
gian
Vị trí
Độ
cao
Yếu tố đo

Nắng Gió
T
0
Ẩm
Bốc
hơi
Mưa
1
Bến
Tắm
1961-
1990
106
0
26’ 21
0
12’ 21 ×
2
Phả
Lại
1960-
2000
106
0
18’ 21
0
07’ 3 × × × × × ×
3
Chí
Linh

1961-
2000
106
0
22’ 21
0
05’ 30 ×
4
Nam
Sách
1959-
2000
106
0
25’ 20
0
58’ 14 ×
5
Kim
Thành
1959-
2000
106
0
26’ 20
0
57’ 11 ×
6
Cẩm
Giàng

1956-
1990
106
0
13’ 20
0
58’ 18 ×
7
Hải
Dươn
g
1959-
2004
106
0
18’ 20
0
57’ 02 × × × × × ×
8
Thanh

1959-
2004
106
0
25’ 20
0
53’ 03 ×
9 Tứ Kỳ ×
10

Gia
Lộc
1958-
1985
106
0
18’ 20
0
49’ 15 ×
11
Ninh
Giang
1958-
1985
106
0
22’ 20
0
46’ 1 ×
12
An
Thổ
1980-
2004
106
0
27’ 20
0
45’ 3 ×
13

Thanh
Miện
1958-
2004
106
0
14’ 20
0
47’ 4 ×
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
1.2.2. Nhiệt độ
Chế độ nhiệt của tỉnh tương đối đồng nhất, nhiệt độ trung bình năm 23,3
0
C, những tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống còn 16 - 17
0
C. Nhiệt độ cực tiểu
trung bình tháng thấp nhất là 16,1
0
C (tháng 1) nhỏ thua nhiệt độ trung bình năm
30%.
Bảng 1.2.2a. Nhiệt độ trung bình tháng, năm (thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị:
0
C
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

m
Hải
Dươn
g

16,1 16,9 19,7
23,
4
27,1 28,7 29,2 28,4 27,3 24,5 21,1 17,7 23,3
Phủ 16,3 16,7 19,1 22, 26,4 28,0 28,2 27,7 26,8 24,5 21,3 18,1 23
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 5
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Liễn 6
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
Nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm Hải Dương thời kỳ 2000-2009 ổn
định, dao động trong khoảng từ 23,1 đến 24,3
0
C .
Bảng 1.2.2a. Nhiệt độ không khí trung bình năm
tại trạm Hải Dương thời kỳ 2000-2009
Đơn vị:
0
C
Thời gian 2000 2005 2006 2007 2008 2009
Cả năm 23,4 23,8 24,2 24,1 23,1 24,3
Tháng 1 17,8 16,1 17,8 16,5 14,7 15,4
Tháng 2 16,0 17,8 18,4 21,4 13,3 21,9
Tháng 3 19,9 18,9 19,9 20,8 20,7 20,5
Tháng 4 24,5 23,7 24,6 22,8 24,1 23,8
Tháng 5 26,7 28,5 26,9 26,6 26,5 26,4
Tháng 6 27,8 29,7 29,5 30,0 28,0 29,7
Tháng 7 29,1 29,2 29,7 30,0 29,2 29,4
Tháng 8 28,5 28,4 27,7 28,6 28,5 29,2
Tháng 9 26,4 28,2 27,4 26,7 27,6 28,1
Tháng 10 24,5 25,7 26,9 25,3 26,3 26,2

Tháng 11 20,6 22,2 24,2 20,4 21,0 21,1
Tháng 12 19,5 16,8 17,9 20,1 17,7 19,4
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2009)
1.2.3. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm trong lưu vực sông Hồng nói chung, tỉnh Hải
Dương nói riêng có trị số tương đối lớn, độ ẩm trung bình nhiều năm tại Hải
Dương là 85%. Thời kỳ mùa mưa độ ẩm cao đạt 87%, mùa khô độ ẩm giảm
xuống có khi chỉ còn khoảng 80%.
Bảng 1.2.3a. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm
(thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị: %
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

m
Hải
Dươn
g
83 86 89 90 86 84 84 87 86 83 80 80 85
Phủ
Liễn
83 89 91 90 87 86 86 88 85 80 78 79 85
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 6
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Độ ẩm trung bình năm tại Hải Dương thời kỳ 2000-2009 có trị số tương
đối lớn, độ ẩm trung bình là 83,5%. Thời kỳ mùa mưa độ ẩm cao đạt 88%, mùa
khô độ ẩm giảm xuống có khi chỉ còn khoảng 77,2%.
Bảng 1.2.3b. Độ ẩm trung bình năm tại trạm Hải Dương thời kỳ 2000-2009
Đơn vị: %
Thời gian 2000 2005 2006 2007 2008 2009

Cả năm 87 83 83 83 83 82
Tháng 1 84 81 79 73 82 75
Tháng 2 88 88 87 86 74 90
Tháng 3 92 85 88 91 85 87
Tháng 4 92 88 86 85 87 87
Tháng 5 89 85 84 84 85 85
Tháng 6 88 82 82 81 87 78
Tháng 7 86 83 82 82 82 82
Tháng 8 89 87 88 87 87 85
Tháng 9 88 84 79 86 87 86
Tháng 10 89 80 81 81 83 81
Tháng 11 80 82 80 73 77 71
Tháng 12 80 73 79 81 77 79
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2009)
1.2.4. Mưa
Do vị trí của tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ lại có dãy cánh cung Đông
Triều nằm ở phía Đông Bắc chắn gió Đông Nam mang hơi ẩm từ biển vào nên
lượng mưa ở đây tương đối lớn. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại Hải
Dương biến động 1.400 - 1.700 mm, trung bình là 1.521 mm/năm. Lượng mưa
năm lớn nhất đạt 2.347 mm (năm 1973) lớn gấp 2,4 lần lượng mưa năm nhỏ
nhất 964,2 mm (năm 1988) và phân bố không đều theo không gian và thời gian.
Mưa có tổng lượng lớn ở vùng núi Chí Linh rồi giảm dần xuống phía Nam.
Theo quy định của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thì mùa mưa là thời kỳ
liên tục có lượng mưa trung bình tháng đạt trên 100 mm/tháng và số ngày mưa
trung bình lớn hơn 10 ngày/tháng, mùa khô là thời kỳ có lượng mưa trung bình
dưới 30 mm/tháng. Như vậy lượng mưa ở Hải Dương phân bố không đều và
được phân thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, với tổng lượng trung bình nhiều năm
là 1.130 mm chiếm khoảng 74% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 8, 9 là tháng có
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 7

Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
lượng mưa lớn nhất trong năm (trung bình 310 - 320 mm), đây là thời gian tập
trung mưa bão và lũ lụt. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được tại Hải Dương là
331 mm/ngày (22/9/1978). Tuy nhiên cũng có thể xảy ra hạn hán lớn như tháng
7/1965 và tháng 7/1996, mực nước ngoài sông lớn nhưng không dám lấy vào để
tưới đã gây hạn vào vụ mùa.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm khoảng 26% tổng
lượng mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa phùn, mưa nhỏ. Trong đó tháng 10 và
tháng 4 là hai tháng chuyển tiếp mùa, lượng mưa hai tháng này còn khá lớn,
năm tháng còn lại là các tháng 11, 12, 1, 2, 3 có lượng mưa nhỏ hơn 50
mm/tháng.
Bảng 1.2.4a. Lượng mưa trung bình tháng, năm (thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị: %
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Bến
Tắm
13,
6
19,
3
22,
6
124,
5
150,
8
202,
0
247,
6

301,
2
221,
2
128,
5
33,
8
8,2
1.473,
5
Chí
Linh
16,
4
18,
1
38,
0
76,5
133,
7
177,
6
205,
8
222,
6
164,
5

101,
7
29,
2
14,
4
1.198,
5
Nam
Sách
20,
0
26,
7
42,
6
103,
0
169,
2
222,
4
254,
2
306,
8
213,
4
142,
0

53,
8
22,
9
1.577,
1
Thanh

15,
6
19,
3
34,
9
87,1
173,
6
244,
5
242,
4
323,
9
215,
5
124,
0
20,
8
10,

9
1.512,
4
Hải
Dươn
g
23,
7
23,
0
45,
6
91,0
168,
0
225,
6
243,
2
287,
5
206,
5
141,
0
44,
9
21,
6
1.521,

5
Ninh
Giang
17,
7
14,
2
45,
5
79,6
162,
4
223,
7
221,
2
298,
5
250,
7
148,
9
37,
0
15,
6
1.515,
0
Thanh
Miện

17,
5
18,
1
37,
6
82,2
143,
1
212,
1
204,
4
298
212,
0
176,
9
44,
2
12,
0
1.458,
1
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
Dưới đây là bảng số liệu lượng mưa trung bình năm tại trạm Hải Dương
thời kỳ 2000-2009.
Bảng 1.2.4b. Lượng mưa các tháng trong năm
tại trạm Hải Dương thời kỳ 2000-2009
Đơn vị:

0
C
Thời gian 2000 2005 2006 2007 2008 2009
Cả năm 1.591 1.425 1.450 1.197 1.950 1.139
Tháng 1 16 7 4 1 41 1
Tháng 2 20 36 21 29 20 7
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 8
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Tháng 3 42 21 58 40 26 51
Tháng 4 85 17 31 62 72 99
Tháng 5 192 138 137 202 178 245
Tháng 6 223 197 196 219 364 66
Tháng 7 42 322 277 147 178 258
Tháng 8 283 244 496 130 267 145
Tháng 9 168 254 79 229 359 186
Tháng 10 192 26 12 115 21 72
Tháng 11 22 125 138 11 408 2
Tháng 12 6 38 1 12 16 7
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2009)
Qua bảng số liệu trên, lượng mưa trung bình thời kỳ tại Hải Dương biến
động từ 1.139 đến 1.950 mm, trung bình là 1.459 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 9, với tổng lượng trung bình là 1.284 mm chiếm khoảng 88% tổng
lượng mưa cả năm. Tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm trung
bình 496 mm.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 12% tổng
lượng mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa phùn, mưa nhỏ. Trong đó các tháng
còn lại là các tháng 12, 1, 2, 3 có lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50 mm/tháng,
trung bình tháng thấp nhất là tháng 12 chỉ có 11,67 mm.
Do lượng mưa và chế độ mưa phân bố không đều trong năm gây ảnh
hưởng sâu sắc tới lưu lượng và chế độ dòng chảy của các hệ thống sông, lượng

mưa trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa nên rất dễ gây úng
ngập, lũ lụt và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn lũ vào mùa mưa trên các hệ
thống sông Hồng và Thái Bình.
1.2.5. Gió
Hướng gió thịnh hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương là hướng Đông và
Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 4 sang năm sau. Trong các tháng mùa hè hướng
gió thịnh hành là Nam và Đông Nam. Tốc độ gió bình quân trong năm đạt 2,4
m/s tại trạm Hải Dương.
Bảng 1.2.5. Tốc độ gió trung bình tháng, năm
(thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị: m/s
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

m
Hải 3,1 2,6 2,3 2,4 2,5 2,4 2,5 2,0 2,0 2,3 2,3 2,3 2,4
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 9
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Dươn
g
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
1.2.6. Nắng
Số giờ nắng trung bình nhiều năm tại trạm Hải Dương: 1.638 giờ.
Số giờ nắng thấp nhất rơi vào các tháng mùa đông: 42,6 giờ.
Số giờ nắng cao nhất rơi vào các tháng mùa hè: 201,9 giờ.
Bảng 1.2.6a. Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm
(thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị: giờ
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hải
Dươn

g
79,
8
47,
4
42,
6
84,
7
191,
3
173,
1
201,
9
176,
8
183,
4
177,
2
149,
9
130,
2
1638,
4
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
Số giờ nắng trung bình năm thời kỳ 2000-2009 đo tại trạm Hải Dương
tương đối cao, dao động từ 1.310 đến 1.523 giờ.

Bảng 1.2.6b. Nhiệt độ không khí trung bình năm
tại trạm Hải Dương thời kỳ 2000-2009
Đơn vị: Giờ
Thời gian 2000 2005 2006 2007 2008 2009
Cả năm 1.445 1.343 1.346 1.372 1.310 1.523
Tháng 1 56 24 74 63 61 108
Tháng 2 27 14 25 48 31 77
Tháng 3 42 29 16 4 64 50
Tháng 4 100 69 91 67 64 85
Tháng 5 166 208 167 153 160 153
Tháng 6 151 135 151 192 137 173
Tháng 7 136 208 152 231 137 171
Tháng 8 175 149 101 145 130 195
Tháng 9 153 183 186 17 141 166
Tháng 10 150 129 127 114 111 141
Tháng 11 172 137 142 183 151 143
Tháng 12 117 58 114 35 123 62
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2009)
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 10
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
1.2.7. Bốc hơi
Lượng bốc hơi hằng năm tỉnh Hải Dương tương đối lớn. Tháng có lượng
bốc hơi lớn nhất là tháng 6, 7 đạt trên dưới 100 mm/tháng. Đây là thời kỳ nhiều
nắng. Vào các tháng 8 và 9, lúc này mưa nhiều, độ ẩm cao, lượng bốc hơi giảm
xuống chỉ còn 78 mm.
Bảng 1.2.7. Tổng lượng bốc hơi ống Piche trung bình tháng, năm
(thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị: mm
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hải

Dương
77,
3
58,
5
53,
0
57,
2
86,
6
100,
5
110,
1
78,
6
78,
9
97,
5
100,
0
93,
8
992,1
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
1.2.8.Thuỷ văn
1.2.8.1.Thủy văn nước mặt
Tỉnh Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, diện tích khoảng

10.994 ha, chiếm 6,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm 2 hệ thống sông chính:
Hệ thống sông tự nhiên gồm sông Thái Bình và các phụ lưu như sông Kinh
Thầy, sông Kinh Môn, sông Lai Vu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
quanh co uốn lượn và phân nhánh mạnh. Các sông và kênh nội đồng: Gồm hệ
thống kênh mương thuỷ lợi của hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, các sông nội
đồng chảy theo hướng nghiêng của địa hình.
Hệ thống sông tự nhiên lớn gồm nhiều sông lớn chảy qua như sông Thái
Bình, có chiều dài chảy qua thành phố là 14,5 km (trữ lượng nước khoảng 35,95
tỷ m
3
), sông Luộc (27,75 tỷ m
3
/năm), sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá
Bạch. Các con sông này đã chia cắt tỉnh Hải Dương thành nhiều khu vực tách
rời nhau. Đây cũng chính là các con sông nơi cung cấp và nhận nước tiêu tỉnh.
Các con sông tự nhiên và nhân tạo nội đồng như hệ thống Bắc Hưng Hải (1,1 tỷ
m
3
/năm), sông Hương, hệ thống An Kim Hải, sông Sặt (với độ dài qua thành
phố trên 10 km), sông Thiên,… tạo ra một mạng lưới cung cấp nước và tiêu
thoát nước của tỉnh. Mực nước trên các triền sông của tỉnh thấp, đa số diện tích
không tưới tự chảy được chủ yếu là phải lấy nước qua các cống dưới để sau đó
dùng bơm để tưới.
Từ khi xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã tích nước mùa lũ và
phát điện, mùa kiệt lượng nước xả xuống hạ lưu tăng thêm so với trạng thái tự
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 11
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
nhiên trước năm 1987 hàng tháng khoảng 100 m
3
/s, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc cung cấp nước của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên những năm gần đây (từ 2004
đến nay) do việc điều hành các hồ thủy điện không phù hợp với nhu cầu tưới ải
và dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp của hạ du nên mực nước tại các cửa lấy
nước tưới như Xuân Quan, Bằng Lai - Quảng Đạt,… đều thấp hơn thời kỳ trước.
Trên các sông thuộc lưu vực sông Thái Bình mực nước giữa năm lớn và
năm nước kiệt biến đổi khoảng 2 - 3 m. Biến đổi mực nước các tháng trong năm
lớn giữa mùa kiệt và mùa lũ, giữa đỉnh và chân triều (vùng ảnh hưởng triều) có
quan hệ chặt với quá trình biến đổi lưu lượng giữa các tháng giữa mùa lũ và mùa
kiệt.
Bảng 1.2.8.1a. Đặc trưng mực nước của một số trạm
trên dòng chính (thời đoạn 1960-2004)
Đơn vị: m
TT Trạm Htb Hmax Thời gian Hmin Thời gian Ghi chú
1 Cát Khê 1,6 6,74 8/1971 -0,37 4/1963 -0,4
2 Phả Lại 1,77 7,30 8/1971 -0,61 6/1960 +0,09
3 Bến Bình 1,45 6,07 8/1968 -0,33 3/1977 -0,295
4 Cửa Cấm -0,269 2,29 7/1971 -1,95 4/1969 -2,15
5 Trung Trang 0,41 2,78 8/1971 -0,958 4/1967 -0,15
6 Cao Kênh -0,16 2,30 7/1971 -2,25 3/1985 -0,284
7 Bá Nha 0,61 2,30 7/1971 -2,25 3/1985 -0,231
8 Sông Mới 0,55 3,15 8/1968 -0,43 3/1974 -0,308
9 An Phụ 0,60 3,2 9/1985 -1,21 4/1967 -0,31
10 Lai Vu 1,11 4,29 7/1980 -0,52 4/1969
11 Quảng Đạt 0,72 3,28 8/1971 -1,04 3/1974 -0,282
12 Kênh Khê 0,40 2,76 8/1971 -1,02 4/1967 -0,04
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
Mực nước trung bình năm có sự biến động, chiều hướng giảm. Mực nước
tại trạm Phả Lại và Bá Nha thấp nhất vào năm 2009 là 119 cm (thấp hơn 53 cm
so với mực nước cao nhất năm 2000) và 57 cm (thấp hơn 21 cm so với mực
nước cao nhất năm 2008)

Bảng 1.2.8.1b. Mực nước trung bình các tháng trong năm
(thời đoạn 2000-2009)
Đơn vị: cm
Trạm Năm
Tháng
TB cả
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phả
Lại
2000 95 86 95 98 137 222 354 329 171
24
4
12
5
103 172
2005 77 73 67 73 88 175 263 319 262 16
7
13
1
89 149
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 12
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
2006 79 72 62 69 101 139 282 299 146
15
1
10
5
80 132
2007 73 62 72 62 102 147 275 251 217

16
6
10
4
84 135
2008 73 61 62 72 112 186 316 328 274
17
0
27
3
101 169
2009 72 71 60 86 179 168 270 177 130 94 66 58 119

Nha
2000 36 30 36 39 56 84 146 130 70 96 58 45 69
2005 31 29 21 23 36 74 111 131 116 80 70 49 64
2006 40 34 27 28 47 64 121 132 72 79 58 46 62
2007 34 24 35 25 47 68 124 110 99 91 62 48 64
2008 38 25 24 32 55 81 142 144 121 82
13
4
55 78
2009 38 34 26 41 81 71 116 78 71 58 40 34 57
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2009)
Chế độ phân phối dòng chảy các tháng trong năm phụ thuộc vào chế độ
mưa, do đó cũng hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ chiếm khoảng 76% dòng chảy
năm trong đó tháng 8 là tháng có dòng chảy chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 21,5%,
mùa kiệt chiếm khoảng 24% dòng chảy năm trong đó tháng kiệt nhất là tháng 3
chỉ chiếm có 2,1%.
Bảng 1.2.8.1c. Tỷ lệ phân phối dòng chảy các tháng trong năm

(thời đoạn 1960 – 2000)
Trạm Tháng
Tổn
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phả Lại 1,5
6
1,3
7
1,48 2,62 6,93 13,6 19,3 22,4 17,2 8,29 3,4
0
1,80 100
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008)
Hải Dương có nhiều ao hồ, đầm, hào thành nối với nhau thành hệ thống
liên hoàn, nối với các sông. Hệ thống hồ, ao, kênh mương trên địa bàn Hải
Dương có vai trò rất lớn trong điều hòa dòng chảy của quá trình tiêu thoát nước,
đặc biệt là vào mùa mưa. Mực nước trong các ao, hồ khai thác nuôi thủy sản
luôn được giữ ở mức cao nên phần nào làm giảm khả năng điều tiết nước vào
mùa mưa. Do quá trình phát triển của thành phố nên nhiều ao, hồ đã bị san lấp
và bị thu hẹp về diện tích gây nên hiện tượng bồi lắng đáy làm giảm dung tích
chứa nước. Một số ao, hồ đã bị san lấp hoàn toàn hoặc một phần để xây dựng.
Hồ Bạch Đằng đã bị lấp một phần về phía Bắc để phục vụ xây dựng công viên
và được kè bờ. Hầu hết các hồ khác không được kè bờ và đang bị dân sống xung
quanh san lấp lấn chiếm, đặc biệt là các hồ trong nội thành như: Hồ Ba Cửa nằm
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 13
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
trên địa bàn phường Quang Trung, hồ Bình Minh thuộc các phường Phạm Ngũ
Lão, Trần Phú và Lê Thanh Nghị. Tình trạng này đã gây ra hiện tượng làm tắc
dòng chảy trong quá trình tiêu thoát nước và gây nên hiện tượng ngập lụt cục bộ
sau môi trận mưa lớn.

Bảng 1.2.8.1d. Diện tích một số hồ chính trong nội thành
Tên hồ Vị trí Diện tích (ha) Độ sâu (m)
Hồ Bạch Đằng Phường Quang Trung 17,00 1-2,5
Hồ Ba Cửa
Phường Quang Trung,
Bình Hàn
1,97 -
Hồ Văn Hóa Phường Quang Trung 0,56 1-1,5
Hồ Bình Minh
Phường Phạm Ngũ
Lão, Trần Phú, Lê
Thanh Nghị
10,50 1-2
Các ao, hồ nhỏ
Rải rác ở nhiều
phường, xã
Khoảng > 10 ha 0,5-2
(Nguồn: Quy hoạch BVMT Hải Dương, 2007)
1.2.8.2.Thủy văn nước ngầm
Trên địa bàn tỉnh hiện có các tầng chứa nước sau:
+ Phụ tầng chứa nước kém thuộc bồi tích sông Thái Bình (Qa
IV-3TB
) có
chất lượng không tốt bị nhiễm bẩn do các dòng mặt, có hàm lượng sắt cao.
+ Phụ tầng chứa nước kém thuộc trầm tích biển Hải Hưng (Qm
IV-1-2HH
) có
chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên tỷ lệ gặp tầng này không cao, ít có ý nghĩa
trong việc cấp nước với lưu lượng lớn.
+ Tầng chứa nước có nguồn gốc sông biển hỗn hợp (Qm

IV-VP
) chất lượng
nước bị phụ thuộc vào biên mặn nhạt, hầu như bị nhiễm mặn.
+ Tầng chứa nước bồi tích Hà Nội Q
II-III
HN
) tầng này thường bị nhiễm
mặn hoặc nhiễm sắt cao khó khai thác và xử lý.
+ Phức hệ chứa nước trong trầm tích Neogen (N) nằm ở độ sâu lớn và có
thể bị nhiễm mặn (TP Hải Dương).
+ Phức hệ chứa nước kém trầm tích Trias (T), Cacbon – pecmi (C-P),
Devon (D) thường chứa nước ở các đới đứt gãy có chất lượng khá tốt có khả
năng cung cấp nước sinh hoạt cho dân.
Địa chất thủy văn Hải Dương rất phức tạp và về mục đích cấp nước cơ
bản có thể phân thành theo các vùng:
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 14
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
+ Vùng bị nhiễm mặn không thể khai thác bằng nước ngầm tầng sâu nằm
ở các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc và
thị xã Hải Dương chiếm tỷ lệ 48%, ở khu vực này nên dùng nước giếng khơi
cho cấp nước sinh hoạt.
+ Vùng nước nhạt nhưng có hàm lượng sắt cao > 50 mg/l bao gồm khu
vực huyện Cẩm Giàng, Thanh Miện và Ninh Giang chiếm 15% diện tích của
tỉnh.
+ Vùng đá gốc có tuổi Devon, Cacbon – pecmi, Trias chứa nước kém (trừ
đới phá hủy đứt gãy) chiếm 12% diện tích. Đới phá hủy đứt gãy nằm ở phía Bắc
đường 18 khu vực huyện Chí Linh. Chất lượng và trữ lượng nước phong phú, có
khả năng cung cấp cho các cụm dân cư tập trung. Ngoài ra do mức độ phong
hóa trên bề mặt gây nứt nẻ, cục bộ nên đào giếng khơi để lấy nước dùng.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên

1.3.1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất là nguồn tài nguyên góp phần quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế Hải Dương. Đất phù sa sông Thái Bình toàn tỉnh nằm xen kẽ
phần nhỏ phù sa sông Hồng, chiếm khoảng 90% tổng diện tích đất tự nhiên.
Phần còn lại là diện tích đất đồi núi được hình thành trong quá trình phong hóa
đất mẹ, đất dốc tụ hoặc xen kẽ giữa phù sa với quá trình dốc tụ, phân bố ở phía
Bắc tỉnh thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, chiếm khoảng 10% tổng diện
tích đất tự nhiên trong tỉnh.
Đất đai ở vùng đồng bằng chủ yếu hình thành do sự bồi đắp phù sa nên
tương đối màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện
với nhiều loại sản phẩm phong phú như cây lương thực (lúa, ngô, khoai), rau
màu, cây công nghiệp và cây ăn quả (nhãn, vải,…). Tuy nhiên bên cạnh đó, hiện
nay còn tồn tại một số diện tích đất thuộc vùng đồng bằng (nằm ở phía Đông
của tỉnh, thuộc khu vực Nhị Chiểu – Kinh Môn và huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà) bị
nhiễm mặn và khoảng 3.500 ha đất phù sa glay mạnh, bị úng nước về mùa hè,
độ chua cao, yếm khí, hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình.
Vùng đất đồi núi phía Bắc của tỉnh nhìn chung có đặc điểm tầng đất
mỏng, chất hữu cơ ít và nghèo dinh dưỡng. Vì vậy chỉ phù hợp phát triển các
loại cây ăn quả như dứa, vải, cam, quýt, cây công nghiệp như chè, trồng rừng
hay phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 15
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế -
xã hội, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của các ngành là
rất khác nhau. Đánh giá tiềm năng đất đai không chỉ đơn thuần là xem xét, đánh
giá khả năng khai thác đất chưa sử dụng mà còn là khả năng khai thác chiều sâu
đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2009, Hải Dương có tổng diện tích đất tự
nhiên là 165.477 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 106.577 ha (chiếm 64,41%),

đất lâm nghiệp có rừng là 8.814 ha (chiếm 5,33%), đất chuyên dùng là 29.332
ha (chiếm 17,73%), đất ở là 14.292 ha (chiếm 8,64%), đất sông, suối và mặt
nước chuyên dùng là 12.696 ha ( chiếm 7,67%), đất nuôi trồng thủy sản là
9.093 ha (chiếm 5,5%), đất chưa sử dụng là 735 ha (chiếm 0,44%).
Tính đến năm 2009, toàn tỉnh Hải Dương còn 735 ha đất chưa sử dụng,
trong đó đất bằng chưa sử dụng là 471 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 218 ha, và
khu vực núi đá không có rừng cây là 46 ha. Như vậy khả năng khai thác đất
chưa sử dụng của tỉnh sẽ còn khoảng 700 ha, phần lớn là đất bằng và đất đồi núi.
Dưới đây là bảng số liệu hiện trạng sử dụng đất từ năm 2000 đến năm
2009.
Bảng 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000-2009
2000 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 164.837 163.333 163.333 163.429 165.477 165.477
1. Đất nông nghiệp 114.816 109.005 109.005 108.866 106.577 106.577
1.1.Đất sản xuất nông
nghiệp
98.393 91.440 91.440 90.931 88.612 88.612
-Đất trồng cây hằng năm 83.139 73.475 73.475 72.724 70.667 70.667
+Đất trồng lúa 80.085 69.766 69.766 69.102 67.150 67.150
+ Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi
14 2 2 2 2 2
+ Đất trồng cây hằng năm
khác
3.040 3.707 3.707 3.620 3.515 3.515
-Đất trồng cây lâu năm 15.254 17.965 17.965 18.207 17.945 17.945
1.2.Đất lâm nghiệp có
rừng
9.147 8.859 8.859 8.887 8.814 8.814
-Đất rừng sản xuất - - - - 202 202

-Đất rừng phòng hộ - 7.505 7.505 7.536 7.210 7.210
-Đất rừng đặc dụng - 1.354 1.354 1.352 1.402 1.402
1.3.Đất nuôi trồng
thủy sản
7.276 8.706 8.706 9.047 9.093 9.093
2.Đất phi lâm nghiệp 48.968 53.551 53.551 53.815 58.165 58.165
-Đất ở 11.089 13.792 13.792 13.834 14.292 14.292
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 16
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
+ Đất ở đô thị 850 1.632 1.632 1.648 1.805 1.805
+ Đất ở nông thôn 10.239 12.160 12.160 12.187 12.478 12.478
-Đất chuyên dùng 26.539 26.707 26.707 27.242 29.332 29.332
-Đất sông, suối và mặt
nước chuyên dùng
11.340 13.052 13.052 12.739 12.696 12.696
3.Đất chưa sử dụng 1.053 777 777 748 735 735
-Đất bằng chưa sử dụng
607 471 471 479 471 471
-Đất đồi núi chưa sử
dụng
328 260 260 222 218 218
-Núi đá không có rừng
cây
118 46 46 46 46 46
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, 2009)
1.3.2. Tài nguyên nước
1.3.2.1. Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt Hải Dương dồi dào, phong phú với hệ thống sông
ngòi khá dày đặc (sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Luộc, sông Đuống, sông
Kinh Thầy,…). Với 14 con sông lớn, tổng chiều dài 500 km và trên 2.000 km

sông ngòi nhỏ cùng tổng lượng dòng chảy qua tỉnh hàng năm có lưu lượng trên
1 tỷ m
3
nước. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên đầy tiềm năng của tỉnh về cấp
nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, giao thông, thủy sản… Chính hệ thống
các sông này hàng năm đã tưới cho hơn 100 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp
và bồi đắp một lượng phù sa khá lớn cho ruộng đồng trong tỉnh.
Hệ thống sông chính trong tỉnh nằm trong hệ thống những con sông lớn ở
miền Bắc như sông Hồng, sông Thái Bình, hình thành nên mạng lưới đường
sông có tầm quan trọng trong việc phục vụ vận chuyển hàng hóa của tỉnh và
toàn quốc, nhất là các tỉnh phía Bắc. Đây là tuyến đường thủy quan trọng của
khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung và của tỉnh nói riêng, đồng thời cũng là
tuyến đường thủy có nhiều tiềm năng lớn trong chiến lược xây dựng và phát
triển hiện đại hóa hệ thống giao thông, vận tải, bến cảng… tạo điều kiện để Hải
Dương hội nhập với nền kinh tế của cả nước và tiếp cận với biển Thái Bình
Dương bằng đường thủy.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn có rất nhiều ao hồ được
phân bố rộng rãi.
1.3.2.2.Tài nguyên nước ngầm
Tỉnh Hải Dương có một trữ lượng lớn nước ngầm khá phong phú. Lượng
nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 m
3
/ngày đêm. Nguồn nước ngầm của
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 17
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
tỉnh Hải Dương chủ yếu nằm trong tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen, hàm
lượng Cl < 200 mg/l. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 m đến
120 m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn phát
hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu 250 - 350 m, nước có chất lượng tốt và
trữ lượng đủ lớn để khai thác phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

1.3.3. Tài nguyên rừng và hệ sinh thái
Rừng là tài nguyên bị suy giảm đáng kể của tỉnh Hải Dương trong những
năm qua. Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2009, diện tích đất lâm
nghiệp có rừng giảm 333 ha. Tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về
số lượng lẫn chất lượng, cho đến năm 1990, tỷ lệ đất trống đồi trọc chiếm tới
78,78% diện tích đất rừng. Những năm gần đây, rừng được trồng trở lại, hệ sinh
thái từng bước được khôi phục với sự hỗ trợ tích cực của chương trình trồng
rừng 327, diện tích rừng từ đó mà tăng dần. Đến năm 2009, diện tích rừng theo
thống kê là 8.814 ha, chiếm khoảng 5,33% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh,
được phân bố chủ yếu ở khu vực Chí Linh. Tổng diện tích rừng nhìn chung vẫn
còn thấp, trữ lượng gỗ không lớn và thảm thực vật không nhiều, còn rất ít chưa
khép tan.
Hải Dương nằm trong nhóm các tỉnh có diện tích che phủ rừng thấp nhất
quốc gia. Rừng đặc dụng tập trung ở 2 khu di tích lịch sử: Côn Sơn – Kiếp Bạc
và Đền An Phụ.
Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở vùng Hoàng Hoa Thám, vùng đồi có
độ cao 170 m trở lên.
Rừng đầu nguồn phân bố ở khu vực Chí Linh, có tác dụng chống thoái
hóa đất đồi và một phần ngăn lũ.
Rừng sản xuất có giá trị không cao, chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả
như vải thiều, dẻ…
Đối với hệ sinh thái, vào những năm 70 trở về trước, phần lớn diện tích
đồi núi Chí Linh là rừng tự nhiên với mức độ đa dạng sinh học cao nối liền với
rừng Đông Triều (Quảng Ninh) và Lục Nam (Bắc Giang). Sau một thời gian dài
khai thác quá mức và săn bắn bừa bãi, rừng bị suy giảm diện tích và chất lượng.
Diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm, kéo theo mức độ đa dạng hóa sinh học
trong khu vực cũng bị giảm sút.
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 18
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Bảng 1.3.2 cho thấy sự phong phú thành phần loài sinh vật vùng Chí Linh

và số lượng loài đang bị đe dọa.
Bảng 1.3.2. Thành phần loài sinh vật vùng Chí Linh
Nhóm sinh vật Số loài Số họ Số bộ
Thực vật 507 (9) 145
Thú 25 (9) 21 8
Chim 99 (5) 37 17
Bò sát 41 (8) 13 2
Lưỡng cư 21 5 1
Cá 51 (3) 17 8
(Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
Ghi chú: Số trong ngoặc (): Số loài quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam
Nhìn chung hệ sinh thái của tỉnh Hải Dương ngày một bị xâm phạm, tính
cân bằng đang bị phá vỡ. Vì vậy, vấn đề trước mắt cần phải giải quyết ngay đó
là: Phải có chính sách hữu hiệu bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có và
nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc còn lại. Thực hiện tốt quản lý, bảo
vệ môi trường để duy trì và làm giàu nguồn tài nguyên.
1.3.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hải Dương tuy không đa dạng về chủng
loại, có trữ lượng trung bình, chất lượng tốt, đặc biệt tiềm năng về khoáng sản
phi kim loại, gồm các loại than đá, than bùn, đất sét, cao lanh, boxit, thủy ngân,
với trữ lượng trung bình đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt
là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, gốm sứ, gạch chịu
lửa và hóa chất tiêu dùng, phân bón. Khu vực Đông Bắc Hải Dương có nguồn
lực tài nguyên khoáng sản và môi trường địa chất khá phong phú, đa dạng với
tiềm năng lớn. Khoáng sản phi kim nằm tập trung chủ yếu ở 2 huyện Chí Linh
và Kinh Môn, gồm các loại đá vôi, than đá, than bùn, đất sét, cao lanh, boxit,
thủy ngân…
- Đá vôi (tập trung ở huyện Kinh Môn) có trữ lượng 200 triệu tấn, chất
lượng tốt, hàm lượng CaCO
3

đạt 90 - 97%, đủ đáp ứng sản xuất 5 đến 6 triệu tấn
xi măng/năm.
- Cao lanh (huyện Kinh Môn, Chí Linh): Trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ
Fe
2
O
3
: 0,8% - 1,7%; Al
2
O
3
17% - 19%, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất
sành sứ, công nghiệp gốm sứ, gạch chịu lửa, trong công nghiệp giấy, dệt, xà
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 19
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
phòng, công nghiệp sản xuất cao su, các ngành sản xuất hương liệu, sơn, phẩm
nhuộm.
- Sét chịu lửa (huyện Chí Linh) có trữ lượng khoảng 8,5 triệu tấn, chất
lượng tốt; tỷ lệ Al
2
O
3
23,5% - 28%, tỷ lệ Fe
2
O
3
: 1,2% - 1,9%; cung cấp nguyên
liệu sản xuất gạch chịu lửa.
- Boxit Lỗ Sơn có trữ lượng khoảng 151 ngàn tấn, cung cấp nguyên liệu
chủ yếu cho công ty đá mài Hải Dương.

- Quặng thủy ngân tại Trại Gạo: Trên bình đồ kiến trúc đã khoanh được
một quặng gốc và vành phân tán thủy ngân có kích thước dài 1 km, rộng từ 400-
500 m, bề dày trung bình từ 10 - 15 m, nằm ở phần đỉnh của các núi đá chồng
đến Hòn Phướn, thuộc điệp Hòn Gai. Hàm lượng Thủy Ngân tại Trại Gạo từ 10
- 30 g/tấn, trữ lượng 110 tấn, vào loại mỏ trung bình của thế giới.
- Cát xây dựng: Nằm ven sông suối và dưới lòng sông, hằng năm cung
cấp hàng ngàn m
3
cát cho ngành công nghiệp xây dựng trong tỉnh.
- Nước khoáng Thạch Khôi: Là mỏ nước khoáng nóng nằm rất gần thành
phố Hải Dương. Tuy nhiên hiện nay đã ngừng khai thác.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh khoáng sản, tỉnh Hải Dương cũng đã đạt
được nhiều thành công trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng và sành sứ. Với
sự phát triển của các nhà máy khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng,
đặc biệt tập trung tại khu vực huyện Kinh Môn, Kim Thành, Hải Dương đã trở
thành trung tâm sản xuất xi măng của tỉnh phát triển khá nhanh, tốc độ tăng sản
phẩm bình quân khoảng 16,5 %/năm, chiếm 25% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp của tỉnh.
Tiềm năng khai thác tài nguyên khoáng sản cũng là một trong những điều
kiện tiên quyết để quy hoạch, hình thành tiểu vùng công nghiệp Nhị Chiểu –
Kinh Môn.
1.3.5. Tài nguyên du lịch
Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hoá và danh lam thắng
cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống
giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan
tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn
di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm
tự hào của nhân dân địa phương.
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 20
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”

Khách du lịch đã biết đến Hải Dương qua các di sản, quần thể di tích có
giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, với các lễ hội truyền thống như: Quần
thể di tích và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - vùng đất địa linh nhân kiệt, một
trong những chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm; đền Bia, đền Xưa, chùa Giám -
nơi lưu giữ những kỷ niệm về đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh; Văn Miếu Mao
Điền - nơi thờ Khổng Tử và ghi danh các nhà khoa bảng của tỉnh; nhà thờ Kẻ
Sặt, chùa Đồng Ngọ (Thanh Hà) với hệ thống tượng và tòa cửu phẩm liên hoa
được dựng từ thế kỷ XVI
Hệ thống làng nghề thủ công truyền thống cũng là một tiềm năng du lịch
hấp dẫn. Những nghề có khả năng hấp dẫn du khách của Hải Dương là chế tác
vàng bạc Châu Khê, chạm khắc gỗ Đông Giao, thêu Xuân Nẻo, gốm Chu
Đậu, Tại các di tích, làng nghề này, hàng năm còn diễn ra nhiều lễ hội truyền
thống mang đậm nét văn hóa dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Một vài địa điểm du lịch và lễ hội của tỉnh Hải Dương:
- Sân golf Chí Linh diện tích 325 ha trong lòng một thung lũng đẹp với
một hồ nước tự nhiên bên những dải đồi xanh bao quanh. Nằm ngay vị trí trung
tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc, sân golf Chí Linh được đánh
giá là một sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á.
- Đảo Cò nằm giữa lòng hồ An Dương, thuộc địa bàn xã Chi Lăng Nam,
huyện Thanh Miện. Từ lâu Đảo Cò đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở miền
Bắc. Hiện nay, với diện tích hơn 3.000 m
2
, đảo Cò đã tập trung tới 15.000 con
cò và hơn 5.000 con vạc
- Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng
Đạo, thị xã Chí Linh, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng
Bạc). Lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngoài ra đầu
xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây. Do tính chất địa lý (gần chùa Côn Sơn)
và lịch sử, lễ hội Côn Sơn (gắn liền với Nguyễn Trãi) và lễ hội đền Kiếp Bạc

(gắn liền với Trần Hưng Đạo) thường được tổ chức trùng nhau để nhân dân
tưởng nhớ tới hai vị anh hùng dân tộc.
Ngoài ra, tại đền Kiếp Bạc vào năm 2006, chính quyền chính thức công
nhận hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng. Những người theo tín ngưỡng lên
đồng thờ Thánh Trần được gọi là Thanh đồng. Hiện nay lên đồng Trần triều
diễn ra thường xuyên tại đền Kiếp Bạc.
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 21
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
- Hải Dương còn có các đặc sản quê hương như bánh đa Kẻ Sặt, vải
Thanh Hà, đặc biệt là bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai thị trấn Ninh Giang.
- Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một
ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng
Hoà, thị xã Chí Linh. Chùa này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt
Nam xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào
năm 1994. Thời gian qua, chùa Côn Sơn đã được đầu tư quy mô lớn để cải tạo
nâng cấp thành cụm di tích với nhiều đền, chùa mới.
Lễ hội chùa Côn Sơn chính thức bắt đầu từ ngày 15 tháng giêng tới hết
ngày 22 tháng giêng, tuy nhiên hiện nay lễ hội này thường bắt đầu từ ngày 10
đến hết tháng giêng. Mặc dù tục xưa như vậy, nhưng ngày nay bắt đầu từ mồng
Mười đến hết tháng giêng, hầu như ngày nào cũng là ngày lễ hội. Đặc biệt từ
năm 2003 trở lại đây do đền thờ Nguyễn Trãi mới được xây dựng, nên ngay từ
lúc giao Thừa các phật tử và nhân dân quanh vùng đã nô nức đến thắp hương,
xin lộc.
- Lễ hội chùa Bạch Hào, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà được tổ chức
ngày mồng 5 - 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội đầu tiên trong
năm và cũng là lễ hội lớn của huyện Thanh Hà với nhiều trò chơi dân gian độc
đáo.
- Chùa Thanh Mai - Di tích kiến trúc độc đáo, gắn liền với cuộc đời và sự
nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.
Trải qua những biến thiên của lịch sử, ngôi chùa hầu như đã đổ nát, bị lãng quên

giữa núi rừng. Với sự nỗ lực của Nhà nước, các cấp chính quyền và những
người tu hành, đến nay ngôi chùa đã cơ bản được phục dựng, trở thành một
trong những danh thắng kỳ thú của thị xã Chí Linh nói riêng, tỉnh Hải Dương
nói chung.
- Đình Đồng Niên (TP Hải Dương) khác với nhiều ngôi đình khác thờ tới
3 vị Thành Hoàng là những anh hùng cứu quốc thời Tiền Lý (544 - 602). Ngoài
ra, đình còn là nơi hội tụ của "tam giáo đồng nguyên" (Nho, Phật, Lão) và là
công trình kiến trúc cổ độc đáo.
Tính đến năm 2010, Hải Dương có gần 3.000 di tích lịch sử văn hóa,
trong đó có 146 di tích được xếp hạng quốc gia, 36 làng nghề truyền thống, là
tiềm năng lớn để Hải Dương khai thác phát triển du lịch. Trong số các di tích đã
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 22
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là khu di tích
Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.
Bảng 1.3.4. Loại hình di tích xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(tính đến tháng 12/2009)
TT
Tên
huyện,
thành
phố, thị
Loại hình di tích
Tổn
g
số
Đình
Đề
n
Chùa

Văn
Miếu
Miếu Mộ
Han
g
động
Di
chỉ
KC
H
Nhà
thờ
họ
Ngh
è
Đà
n
Tháp
1
Chí
Linh
01
06 02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 09
2
Nam
Sách
3
03 01 0 0 0 0 1 0 01 0 0
9
3

Tp Hải
Dương
10
01 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
11
4
Bình
Giang
8
01 01 0 01 01 0 0 01 0 0 0
13
5
Cẩm
Giàng
13
02 04 01 0 0 0 0 0 0 0 0
20
6
Gia
Lộc
11
04 01 0 02 0 0 0 0 0 0 0
18
7
Kim
Thành
03
0 01 0 0 0 0 0 0 0 0 02 06
8
Kinh

Môn
9
03 01 0 0 0 03 1 0 0 0 0
17
9
Ninh
Giang
7
0 02 0 0 0 0 0 0 0 0 0
9
10
Thanh

03
03 06 0 01 0 0 0 0 0 0 0 13
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 23
Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
11
Thanh
Miện
8
01 01 0 0 01 0 0 0 01 01 0
13
12
Tứ Kỳ
4
0 03 0 01 0 0 0 0 0 0 0
8
Tổng số 80 24 23 01 05 02 03 02 01 02 01 02 146


(Nguồn: Sở VH-TT&DL, 2010)
1.3.6. Tài nguyên nhân văn
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn
hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải
Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia
và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Hải Dương
cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hoá thế giới như: Danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo,
một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến
công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; danh sư Chu Văn An, nhà
giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; danh
nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế
kỷ; lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông
đã góp phần làm dạng danh đất nước; đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam
được cả nước ngưỡng mộ.
Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho sử sách Việt
Nam 486 tiến sỹ (tính theo đơn vị hành chính mới, 637 vị tính theo đơn vị hành
chính cũ) trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, chiếm 16% (2%)
đứng đầu cả nước, tiêu biểu là làng Mộ Trạch (Bình Giang - Hải Dương) được
gọi là “lò tiến sỹ xứ Đông” có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sỹ
tính theo đơn vị làng xã trong cả nước. Vào thời Lê sơ, ở Hải Dương đã có
trường thi và miếu thờ các vị đại nho, tiêu biểu là Văn miếu Mao Điền.
Hiện nay, trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử - văn
hóa như: Đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, đền Đoan và đền Tranh thờ Quan
lớn Tuần Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
Trãi, đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá, di tích
lịch sử chùa Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam
Hải Dương cũng một trong những cái nôi của nghệ thuật rối nước. Hiện
nay tại Hải Dương còn 2 phường rối nước là phường rối nước Thanh Hải -
Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 24

Chuyên đề: “Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương”
Thanh Hà, và Hồng Phong. Gắn liền với đời sống người nông dân, rối nước đã
trở thành niền tự hào không chỉ của người dân Hải Dương mà còn là niềm tự
hào của con người Việt Nam.
Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc Dân Đảng đã họp dưới sự chủ trì
của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào Khởi nghĩa Yên Bái
chống lại thực dân Pháp vào tháng 2 năm 1930.
Với những thuận lợi trên, Hải Dương có vị trí khá quan trọng trong vùng
du lịch Bắc bộ và cả nước.
1.3.7. Tài nguyên vị thế
Tỉnh Hải Dương có vị trí nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc,
gần thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong địa bàn có
nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng như quốc lộ 5 chạy qua
các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, TP Hải Dương nối Hà Nội - Hải
Phòng; quốc lộ 18 chạy qua huyện Chí Linh nối Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng
Ninh, tiếp nối Cảng Cái Lân (TP Hải Phòng), vịnh Hạ Long; tuyến đường 183
nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18; tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi
Cháy…
Gần các trục đường giao thông liên tỉnh, tiện lợi vận chuyển nguyên nhiên
liệu và phân phối sản phẩm, tiện lợi cho chuyển giao khoa học kỹ thuật và công
nghệ…là một trong những điều kiện quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển các
KCN và đô thị trong khu vực ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai như KCN
Nam Sách, Đại An, Việt Hòa (thuộc TP Hải Dương), Phúc Điền (Cẩm Giàng),
cụm công nghiệp đóng tàu thủy Lai Vu (Kim Thành), khu đô thị phía Đông và
phía Tây Hải Dương…
Vị thế này cũng tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho tỉnh giao lưu và phát triển
kinh tế - xã hội, đón nhận sự đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở rộng
giao lưu thương mại với các tỉnh khác trong vùng và trong cả nước, đẩy mạnh
tiến trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Hải Dương nói riêng
và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực nói chung.

Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 25

×