BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG THU- CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
GV hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC DUNG
SVTT: BÙI HỒNG THẮM
MSSV: 06064078
TP.Hồ Chí Minh, 2010
LỜI NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GVHD
L i c m nờ ả ơ
Tr c h t em c m n t t c th y cô c a Tr ng Đ i H c Kinhướ ế ả ơ ấ ả ầ ủ ườ ạ ọ
T Tp. HCM đã t n tình ch d y, truy n đ t nh ng ki n th c h tế ậ ỉ ạ ề ạ ữ ế ứ ế
s c quý giá mà không gì có th thay th đ c, cho em trong su t b nứ ể ế ượ ố ố
năm qua. Đ c bi t là th y Phùng Thanh Bình đã ch d n và quan tâmặ ệ ầ ỉ ẫ
em h t s c t n tình trong su t quá trình làm chuyên đ t t nghi pế ứ ậ ố ề ố ệ
này. Nh ng ki n th c trên gh nhà tr ng luôn là hành trang đ emữ ế ứ ế ườ ể
b c vào con đ ng s nghi p và nó là n n t ng v ng ch c cho em tướ ườ ự ệ ề ả ữ ắ ự
tin h n khi b c vào đ i. Em xin chúc quý th y cô c a tr ng ĐHơ ướ ờ ầ ủ ườ
kinh t Tp.HCM và đ c bi t là th y Phùng Thanh Bình nh ng l i chúcế ặ ệ ầ ữ ớ
s c kh e và trân tr ng nh t. Xin chúc th y thành đ c và có nhi uứ ỏ ọ ấ ầ ạ ề
thăng ti n trong s nghi p c a mình.ế ự ệ ủ
TP.HCM, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Đ Đ c Th ngỗ ứ ắ
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM ( TECHCOMBANK ) 2
1.1Bối cảnh thành lập 2
1.2 Giới thiệu về techcombank chi nhánh Phan Đăng Lưu và Hoạt động chính 8
1.3 Cơ cấu tổ chức Techcombank chi nhánh Phan Đăng Lưu 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 10
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung 10
2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát nội bộ 10
2.1.1.1 Khái niệm 10
2.1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 10
2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 11
2.1.2.1 Môi trường kiểm soát 11
2.1.2.2 Đánh giá rủi ro 11
2.1.2.3 Hoạt động kiểm soát 12
2.1.2.3.1 Kiểm soát hiện vật 12
2.1.2.3.2Kiểm tra độc lập việc thực hiện 13
2.1.2.3.3 Soát xét lại việc thực hiện 14
2.1.2.4 Thông tin và truyền thông 14
2.1.2.5 Gíam sát 15
2.1.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 15
2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại 16
2.2.1 Nội dung kiểm soát 16
2.2.2 Rủi ro ngân hàng 16
2.2.3 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ tại NHTM 16
2.2.4 Các hoạt động kiếm soát tại NHTM 19
2.2.5 Các thủ tục kiểm soát nội bộ 19
2.2.5.1 Tóm tắt các quy trình 21
2.2.5.2 Phân tích, đánh giá các quy trình 21
CHƯƠNG 3: KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG THU – CHI TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 22
3.1 Định nghĩa 22
3.2 Mô hình tổ chức 23
3.2.1 Đối với các đơn vị chưa áp dụng mô hình teller một cửa 23
3.2.2 Đối với các đơn vị áp dụng mô hình teller một cửa 23
3.3 Trách nhiệm 23
3.4 Đóng gói niêm phong tiền mặt 25
3.5 Giao nhận tiền mặt trong nội bộ quỹ 28
3.6 Kiểm quỹ và xử lý thừa thiếu 28
3.7 Hệ thống sổ sách 30
3.8 Các loại báo cáo 30
3.9 Quy trình thu – chi tiền mặt 31
3.10 Diễn giải quy trình 32
3.10.1 Diễn giải quy trình thu tiền mặt 32
3.10.2 Diễn giải quy trình chi tiền mặt 35
3.11 An toàn hộc tủ đựng tiền và thu hồi, quy đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu
thông 37
3.11.1 An toàn hộc tủ đựng tiền 37
3.11.2 Thu hồi, quy đổi tiền giấy không đủ tiêu chuẩn lưu thông 38
3.12 Rủi ro trong quá trình thu- chi tiền mặt 39
3.13 Nội dung cần xem xét và thủ tục kiểm soát cần thực hiện 39
3.14 Quy trình kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch 46
3.14.1 Mục đích của việc kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch 46
3.14.2 Nhiệm vụ của kiểm soát viên trong quá trình kiểm soát quá trình thu- chi tiền
mặt 46
3.14.3 Quy trình kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch 47
3.14.3.1 Kiểm soát trước 47
3.14.3.2 Kiểm soát trong 49
3.14.3.3 Kiểm soát sau 50
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét 56
4.1.1 Ưu điểm 56
4.1.2 Những vấn đề tồn tại 56
4.2 Kiến nghị 57
4.2.1 Mục tiêu 57
4.2.2 Kiến nghị 57
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây đã dần thoát
hẳng ra khỏi đám mây u tối của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nửa đầu 2008.
Các chỉ số kinh tế vừa công bố cho thấy tình hình đã có nhiều chuyển biến khá
sáng sủa hơn trước nhiều, các doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, qua đó kính thích thị
trường vốn phát triển. Thị trường chứng khoán đã phán ứng khá tích cực với những
thông tin trên, khi hầu hết các chỉ số đều tăng điểm khá cao so với năm 2009. Chỉ
số công nghiệp Dow Jones leo lên 10.866 điểm cao nhất trong vòng 2 năm qua khi
dơi xuống mức thấp nhất 6.557 hôm ngày 6/3/2009. Tình hình chứng khoán trong
nước cũng có nhiều khá quan hơn trước sau một thời gian dài trầm lắng. chỉ số Vn-
index đã lấy lại sức khi để bốc hơi hết 994 điểm khi từ đỉnh 1.180 dơi xuông mức
thấp nhất 236 điểm hôm 27/2/2009. Trong thời gian tới không biêt thị trường sẽ
chuyển biến như thế nào? Đó cũng là câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư muốn quan
tâm. Là một sinh viên kế hoạch và đầu tư với chút quan tâm về thị trường chứng
khoán em muốn tự mình tìm đáp án cho vấn đề nghi vấn trên. Do đó em chọn đề tài
“ Dự báo chỉ số VN-index và chứng khoán Nam đến hết năm 2010” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2.Phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về trình độ chuyên môn và thời gian nên nội dung nghiên
cứu chỉ giới hạn trong phạm vi TTCK TP.HCM chỉ số Vn-index. Đề tài không
nghiên cứu trái phiếu và cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC và HaSTC.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Trước hết đánh giá tổng quan về thị trường chứng khoán, tìm hiểu và nhiên
cưu những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến thị trường chứng khoán. Đồng
thời tìm hiểu về phân tích kĩ thuật trong dự báo giá chứng khoán.
Cuối cùng nghiên cứu tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian
4 tháng đầu năm. Từ đó dự báo xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam dựa
trên su hướng phát triển kinh tế theo quang điểm phân tích cơ bản. Đồng thời vận
dụng vào su hướng giá theo quan điểm phân tích kĩ thuật để dự báo chỉ số VN-
index trong thới 6 tháng cuối năm.
Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng cả hai phương pháp, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phân
tích nền kinh tế bằng phương pháp phân tích cơ bản. Phân tích TTCK vừa kết hợp
phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
4.Ý nghĩa đề tài
Từ nội dung nghiên cứu, đề tài kỳ vọng sẽ đóng góp một phần giá trị tham
khảm cho các nhà đầu tư trong quá trình quyết định đầu tư của mình.
Bố cục đề tài
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về TTCK
Chương 2: Sơ lược về phân tích kĩ thuật trong dự báo giá cổ phiếu và chỉ số
chứng khoán.
Chương 3: Dự báo chỉ số VN-index và thị trường chứng khoán Việt Nam đến
hết năm 2010.
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngân hàng thương mại đóng một vai trò
hết sức quan trọng, và ngày tăng trưởng càng mạnh, thể hiện qua sự đa dạng về sản
phẩm, qua chất lượng các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, ngân quỹ… Tuy
nhiên, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng đó là những rủi ro không thể tránh khỏi.
Vì vậy có thể nói : Nếu như hệ thống ngân hàng được ví như “ huyết mạch “ của nền
kinh tế thì cơ chế kiểm soát được ví như “ thần kinh trung ương “ của một ngân hàng
thương mại.
Hoạt động thu- chi tiền mặt là hoạt động thường xuyên của Ngân hàng thương
mại, chứa đựng trong đó rất nhiều rủi ro. Vì vậy, một hệ thống kiểm soát nội bộ về
hoạt động thu- chi tiền mặt hữu hiệu và hiệu quả là một trong cơ sở vững chắc cho sự
tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Trong phạm vi của đề tài này, hệ thống kiểm soát nội bộ được nghiên cứu nói
chung, và đi sâu vào hoạt động kiểm soát quá trình thu- chi tiền mặt tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
Đề tài được thực hiện qua việc tìm hiểu Giáo trình Kiểm toán của trường Đại
học Kinh Tế TPHCM, qua Internet, và đặc biệt là qua tài liệu được cung cấp từ Ban
Kiểm toán nội bộ Ngân hàng.
Khoá luận gồm 4 chương:
Chương I: Khái quát về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Chương II: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ
Chương III: Kiểm soát nội bộ về hoạt động thu- chi tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Chương IV: Nhận xét và kiến nghị
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM ( TECHCOMBANK )
1.1Bối cảnh thành lập
NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày
27/09/1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 06/08/1993
và đi vào hoạt động trong thời hạn 20 năm. Với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và
trụ sở lúc đầu được đặt tại 27 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngắn hạn bao gồm nhận tiền gửi
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả
năng nguồn vốn của Ngân hàng ; thực hiện các nghiệp vụ kinh donh ngoại hối, chiết
khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các
khách hàng; và các dịch vụ Ngân hàng khách mà NHNN cho phép.
1994-1995
- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển
nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
1996
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí
Thanh tại Hà Nội.
- Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.
- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
1998
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999
- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
2000
- Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.
2001
- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế
giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng
GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng.
2002
- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi.
- Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.
- Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng.
- Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng
lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố
lớn trong cả nước.
- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.
- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.
2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với
Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày
16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.
- Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
2004
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.
- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng.
- Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với
Compass Plus.
2005
- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P
Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu.
- Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng),
Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank
Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam,
Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội).
- 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng
và 555 tỷ đồng.
- 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass
Plus.
- 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos
T24 R5.
2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank,
Wachovia.
- Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân.
- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam trao.
- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt
động 24/7.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp
hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp
hạng bởi Moody’s.
- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên
kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.
- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản
Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ.
- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP
với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt
động của Techcombank.
- Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng
doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu
Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06. - Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ
thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận
thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
- Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các
giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
- Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng
“Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng,
các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên
nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà
đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp
thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.
- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng
dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch
vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng.
2008
- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo
Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit, 05/2008: Triển khai máy
gửi tiền tự động ADM Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng
cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai
liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến
lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822,
- 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008
- 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao
tặng
- 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng
vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
- 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ
phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
Hiện nay, Techcombank hiện đang phục vụ hơn 15.000 khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch vụ phi tín
dụng của Ngân hàng. Techcombank hiện đang cung cấp “ siêu thị dịch vụ trọn gói “ hỗ
trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản,
tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh
toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản lý rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và
hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thoả thuận ký với các tổ chức quốc tế.
Với các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, hiện chiếm khoảng 8%
doanh số tín dụng và 8% doanh thu các dịch vụ phi tín dụng, Techcombank đang
cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu
tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Techcombank đang phục vụ gần 500.000 khách hàng dân cư, chiếm 27% doanh số tín
dụng của techcombank. Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các
sản phẩm Ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm
các sản phẩm tài khoản, tiềt kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đs6ù tư, bảo lãnh, bảo
quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có
nhiều tiện ích và có giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản
phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.
1.2 Giới thiệu về Techcombank chi nhánh Phan Đăng Lưu và hoạt động chính.
Techcombank chi nhánh Phan Đăng Lưu được thành lập vào tháng 12/2007
* Các hoạt động chính
-Nhận mở tài khoản cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khinh tế.
- Nhận và trả tiền gửi cho khách hàng bằng VNĐ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác
nhau.
- Thực hiện dịch vụ phát hành và chiết khấu trái phiếu kho bạc, trái phiếu Ngân hàng
bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay, thu nợ với cá nhân hay doanh nghiệp trong địa bàn theo mức uỷ quyền của
Giám đốc Chi nhánh.
- Nhận chuyển tiền cho khách hàng.
- Thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, kinh doanh vàng bạc.
- Thực hiện các dịch vụ về bảo lãnh và đồng bảo lãnh.
1.3 Cơ cấu tổ chức của tại Techcombank chi nhánh Phan Đăng Lưu
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Techcombank chi nhánh Phan Đăng Lưu
Giám đốc
P. Giám đốc
P. DV NHDN P. DVNH Cá
Nhân
P. Kế toán Ban phân tích và
hỗ trợ khách
hàng
Bộ phận
tín dụng
Bộ phận
TTQT
Bộ phận
kế toán
giao dịch
Bộ phận
ngân quỹ
Bộ phận
phân tích
và hỗ trợ
KH
Bộ phận
kế toán
tín dụng
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung
2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát nội bộ
2.1.1.1 Định nghĩa
Theo báo cáo của COSO “ Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý,
hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp
một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ.
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”
2.1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
- Đối với báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ phải đảm bảo về tính trung thực và
đáng tin cậy, bởi vì chính con người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài
chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Đối với tính tuân thủ, kiểm soát nội bộ trước hết phải đảm bảo hợp lý niệc chấp
hành hợp pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý
đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, kiểm soát nội bộ còn
phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội
bộ của đơn vị, qua đó đảm bảo đạt được những mục tiêu của đơn vị.
- Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kiểm soát nội bộ
giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy
tín, mở rộng thị phần, thực hiện chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Như vậy, các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ rất rộng, chúng bao trùm
lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn
vị.
2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ giữa các
đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu… của
từng nơi, thế nhưng bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao
gồm những bộ phận cơ bản. COSO cũng đưa ra 5 yếu tố có mối liên hệ với nhau quyết
định tính hiệu quả của hệ thống KSNB:
• Môi trường kiểm soát
• Đánh giá rủi ro
• Hoạt động kiểm soát
• Thông tin và truyền thông
• Giám sát
2.1.2.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức
kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của
kiểm soát nội bộ.
2.1.2.2 Đánh giá rủi ro
Tất cả các hoạt động đang diễn ra trong đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro
và khó có thể kiểm soát hết những rủi ro đó. Vì vậy, các nhà quản lý phải thận trọng
khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu
- kể cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động của đơn vị có thể không
thực hiện được, và phải cố gắng kiểm soát những rủi ro này.
Chẳng hạn, những rủi ro có thể làm cho báo cáo tài chính của đơn vị không đáng
tin cậy như: báo cáo tài chính có thể trình bày những tài sản mà trên thực tế không có
hoặc không thuộc quyền sở hữu của đơn vị; tổng giá trị tài sản và các khoản công nợ
có thể được đánh giá là không đúng; khai báo không đầy đủ doanh thu và chi phí; trình
bày những thông tin tài chính không phù hợp với các nguyên tắc hoặc chuẩn mực kế
toán… Những rủi ro trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây và đòi hỏi
các nhà quản lý phải quan tâm:
o Những thay đổi trong cơ chế của tổ chức hoặc môi trường họat động.
o Sự thay đổi nhân sự.
o Việc tiến hành nghiên cứu mới hoặc sửa đổi hệ thống thông tin.
o Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơn vị.
o Những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm
hoặc hệ thống thông tin của đơn vị.
o Những chương trình giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hoặc quá
trình sản xuất mới.
o Sự sắp xếp lại tổ chức mới của đơn vị.
o Mở rộng hoặc thanh lý những hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở
nước ngoài.
o Áp dụng nguyên tắc kế toán mới.
Ngoài việc nhận định những nguyên tắc như trên, các nhà quản lý nhất thiết phải
đánh giá những rủi ro trong phạm vi hoạt động kinh doanh của đơn vị, vì trong những
vấn đề kế toán tài chính và lập báo cáo có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành (công
nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm…), cũng như giữa các đơn vị cùng ngành.
2,1,2,3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị
của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi những
hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát các rủi ro mà đơn vị đang hay có thể
gặp phải.
2.1.2.3.1 Kiểm soát hiện vật:
Hoạt động này được thực hiện cho các lọai sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ
đã được đánh số trước nhưng chưa sử dụng, cũng như cần hạn chế sự tiếp cận với các
chương trình tin học và những hồ sơ dữ liệu.
Chỉ những người được ủy quyền mới được phép tiếp cận với tài sản của đơn vị,
tài sản có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng tủ sắt, khóa, tường rào, lực lượng bảo
vệ.
Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt
buộc phải được thực hiện định kỳ. Khi có bất lỳ chênh lệch nào cũng cần phải điều tra
xem xét nguyên nhân, nhờ đó sẽ phát hiện được những yếu kém về các thủ tục bảo vệ
tài sản
và sổ sách có liên quan. Nếu không thực hiện công việc này thì tài sản có thể bị bỏ
phế, mất mát hoặc có thể không phát hiện được những hành vi đánh cắp.
2.1.2.3.2 Kiểm tra độc lập việc thực hiện:
Là việc kiểm tra được tiến hành bởi các cá nhân (hoặc bộ phận) khác với các cá
nhân hoặc bộ phận dang thực hiện nghiệp vụ. Nhu cầu cần kiểm tra độc lập xuất phát
từ hệ thống kiểm soát nội bộ thường có khuynh huớng bị giảm sút tính hữu hiệu trừ
khi có một cơ chế thường xuyên kiểm tra xét soát lại. Ví dụ nhân viên có thể quên
hoặc vô ý không tuân thủ các thủ tục, hoặc bất cẩn trong công việc và cần có người
quan sát để đánh giá việc thực hiện công việc của họ. Hơn
nữa, ngay cả khi chất lượng kiểm soát tốt vẫn có khả năng xảy ra những hành vi tham
ô hay cố tình sai phạm, vì thế hoạt động này vẫn rất cần thiết.
Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải độc
lập với đối tượng được kiểm tra. Sự hữu hiệu của hoạt động này sẽ mất đi nếu người
thực hiện thẩm tra lại là nhân viên cấp dưới của người đã thực hiện nghiệp vụ, hoặc
không độc lập vì bất kỳ lý do nào.
2.1.2.3.3 Soát xét lại việc thực hiện:
Hoạt động này chính là xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so
sánh số thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, kỳ trước, và các dữ liệu khác có liên
quan như những thông tin không có tính chất tài chính, đồng thời còn xem xét trong
mối liên hệ với tổng thể để đánh giá quá trình thực hiện. Soát xét lại quá trình thực
hiện giúp nhà quản lý biết được một cách tổng quát là mọi thành viên có theo đuổi
mục tiêu của đơn vị một cách hữu hiệu và hiệu quả hay không. Nhờ thường xuyên
nghiên cứu về những vấn đề bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện, nhà quản lý
có thể thay đổi kịp thời chiến lược hoặc kế hoạch hay những điều chỉnh thích hợp.
2.1.2.4 Thông tin và truyền thông
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Thông tin và truyền thông
chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm
soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt
động tài chính và sự tuân thủ. Sau đây là những mục tiêu chủ yếu mà một hệ thống kế
toán phải đạt được:
- Xác định các ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật.
- Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, để cho phép phân loại đúng đắn các
nghiệp vụ.
- Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị của chúng.
- Xác định đúng kỳ hạn của các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép đúng kỳ.
- Trình bày đúng đắn các nghiệp vụ và những công bố có liên quan trên báo cáo
tài chính.
Để đạt được các điều trên, cần phải chú ý đến hai bộ phận quan trọng trong hệ
thống kế toán đó là chứng từ sổ sách có liên quan.
Với đặc trưng là đăng ký từng nghiệp vụ kinh tế vừa xảy ra, chứng từ cho phép
kiểm tra giám sát tỉ mỉ từng hành vi kinh tế thông qua thủ tục lập chứng từ. Ngoài ra,
chứng từ còn cho phép ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm để bảo vệ tài sản của
đơn vị. Ví dụ thủ tục lập và xét duyệt phiếu chi sẽ giúp ngăn chặn những nghiệp vụ chi
tiền mặt không phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, chứng từ còn là căn cứ pháp lý để
giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng, kể cả bên trong và bên ngoài đơn vị. Tóm lại,
với chức năng tiền kiểm, chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thông
tin kế toán nói riêng, và trong hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung trong đơn vị.
Sổ sách kế toán được xem là bước trung gian tiếp nhận những thông tin ban đầu
trên chứng từ để xử lý nhằm hình thành thông tin tổng hợp trên các báo các tài chính
và báo cáo kế toán quản trị. Một hệ thống chi tiết và khoa học đối với những đối tượng
như vật tư, hàng hóa, công nợ, chi phí, doanh thu… sẽ góp phần đáng kể trong bảo vệ
tài sản nhờ ở chức năng kiểm tra, giám sát ngay trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Việc ghi nhận thông tin từ những chứng từ ban đầu cho đến việc ghi chép, phân
loại, tính toán, tổng hợp, lưu trữ…và cuối cùng là chuyển những thông tin đó vào báo
cáo sẽ để lại “dấu vết kiểm toán” giúp cho các nhà quản lý có thể kiểm tra và đánh giá
sự chấp hành những thủ tục kiểm soát trong quá trình sử lý. Ví dụ, nhà quản lý có thể
sử dụng chứng từ, sổ sách lưu trữ để phúc đáp những yêu cầu từ phía khách hàng, hoặc
phải trả người bán. Tương tự, kiểm toán viên cũng dựa vào đó kiểm tra.
Ngoài chứng từ, sổ sách và phương pháp ghi chép vào sổ sách, để hệ thống thông
tin kế toán vận hành tốt còn cần có sơ đồ hạch toán và sổ tay hướng dẫn về các chính
sách và thủ tục kế toán, vì thế chúng còn được xem là phương tiện truyền thông về
chính sách.
Sơ đồ hạch toán mô tả về phương pháp xử lý các nghiệp vụ tại đơn vị, thường
dưới dạng hình vẽ. Sổ tay hướng dẫn thường bao gồm bảng liệt kê và phân loại tài
khoản, cách thức xử lý các nghiệp vụ đúng đắn và thống nhất toàn đơn vị.
Việc truyền thông đúng đắn cũng đem đến cho các nhân viên sự hiểu biết về vai
trò và trách nhiệm của họ có liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính. Các nhân
viên xử lý thông tin sẽ hiểu rằng công việc của họ có liên quan như thế nào đến người
khác và yêu cầu phải báo cáo những tình huống bất thường cho cấp trên.
2.1.2.5 Gíam sát:
Đây là bộ phận cuối cùng của kiểm soát nội bộ. Giám sát là quá trình mà người quản
lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát. Điều quan trọng trong giám sát là phải
xác định kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như thiết kế hay không và có cần thiết
phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không.
Để đạt được kết quả tốt, nhà quản lý cần thực hiện những hoạt động giám sát thường
xuyên hoặc định kỳ.
- Giám sát thường xuyên đạt được thông qua việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp
của khách hàng, nhà cung cấp…hoặc xem các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến
động bất thường.
- Giám sát định kỳ thường được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ
do kiểm toán viên nội bộ, hoặc do kiểm toán viên độc lập thực hiện.
2.1.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
Ở bất kỳ đơn vị nào, dù đã được đầu tư rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệ
thống, thế nhưng một hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn không thể hoàn toàn hữu hiệu .
Bởi lẽ, ngay cả khi có thể xây dựng hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, thì hiệu quả thật sự
của nó vẫn tùy thuộc vào nhân tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào năng lực
làm việc và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự. Nói cách khác, hệ thống kiểm
soát nội bộ chỉ có thể giúp hạn chế tối đa những sai phạm mà thôi, vì nó có các hạn
chế tiềm tàng xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vô ý, bất cẩn,đãng trí,
đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc báo cáo của cấp dưới.
- Khả năng đánh lừa, lẩn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau
hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị.
- Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát
sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên, do đó những sai phạm
trong các nghiệp vụ này thường hay bị bỏ qua.
- Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt
động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra.
- Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyền
hạn của mình nhằm phục vụ cho mưu đồ riêng.
2.2 Hệ thống kiếm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại
2.2.1 Nội dung kiểm soát
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ
+ Kiểm soát tính rõ ràng, đầy đủ, trung thực các nội dung ghi trên chứng từ, kiểm soát
tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
+ Kiểm tra ngày, tháng, năm lập chứng từ, số chứng từ
+ Kiểm tra số tiền bằng số, bằng chữ đảm bảo khớp đúng
+ Kiểm soát việc chấp hành các quy chế tài chính
+ Kiểm soát các chữ ký trên chứng từ
- Kiểm tra xác suất việc trả lãi tiền gửi
- Kiểm tra xác suất việc tính thu các loại phí của khách hang
- Kiểm tra việc xử lý tài khoản 9998 của đơn vị
- Kiểm tra việc khắc phục các lỗi về công tác kế toán qua các báo cáo giám sát từ xa
và báo cáo kiểm tra hoạt động của phòng kế toán tài chính cũng như các báo cáo
thanh tra , kiểm tra khác.
- Các giao dịch điều chỉnh cần kiểm tra tờ trình điều chỉnh đã được Trưởng/ phó
phòng, Tổng Giám Đốc/ Gíam đốc phê duyệt.
- Kiểm tra định khoản tài khoản kế toán đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
chứng từ.
2.2.2 Rủi ro ngân hàng
Là những sự kiện xảy ra có thể tạo ra những mất mát về tài sản hay làm phát
sinh một khoản nợ.
Rủi ro hiện đại: bao gồm những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động
và mục tiêu chiến lược, chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng.
Các ngân hàng cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi
ích nhằm tìm ra những cơ hội, đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp
nhận.
.
2.2.3 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ tại NHTM
Kiểm soát nội bộ liên quan đến những công việc mang tính tác nghiệp cụ thể mà
một bộ phận nào đó của ngân hàng được giao thực hiện. Cơ chế kiểm soát nội bộ là
toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm
quản lý và điều hành các hoạt động của ngân hàng. Mục đích của kiểm soát nội bộ
nhằm:
- Sử dụng các nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách
hiệu quả.
- Đảm bảo chắc chắn các quyết định và chế độ quản lý đã được ngân hàng và
các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành được thực hiện đúng thể thức và giám sát
mức độ hiệu quả cũng như tính hợp lý của các chế độ đó. - Phát hiện kịp thời những
vướng mắc trong kinh doanh để hoạch định và thực hiện các biện pháp đối phó.
- Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao
dịch phát sinh của ngân hàng. Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ
và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan.
- Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.
Các yếu tố cấu thành cơ chế kiểm soát nội bộ gồm môi trường kiểm soát chung, hệ
thống kế toán, các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát.
Môi trường kiểm soát chung được hiểu là các nhân tố xung quanh tác động đến việc
thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách, thủ tục kiểm soát của ngân hàng
như đặc thù về cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, các quy định của
pháp luật, các yêu cầu của khách hàng và cổ đông.
Thông qua việc quan sát, đối chiếu, tính toán và ghi chép các giao dịch phát sinh, hệ
thống kế toán không những cung cấp thông tin cho các cấp quản lý ra quyết định mà
còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, hệ thống
kế toán là một mắt xích quan trọng của cơ chế kiểm soát nội bộ.
Thủ tục hay quy trình kiểm soát là trình tự và nội dung của các bước công việc mà
bộ phận kiểm soát nội bộ có thẩm quyền phải thực hiện để hoàn thành trách nhiệm
được giao. Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mà quy trình và thủ tục kiểm
soát được tiến hành khác nhau. Tuy nhiên, dù thủ tục kiểm soát có khác nhau thì vẫn
phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc phân công, phân nhiệm;
nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn. Hoạt động kiểm
soát của ngân hàng, do đó, sẽ được phân loại như sau:
- Kiểm soát quản lý là việc kiểm soát các hoạt động riêng lẻ của ngân hàng, do
nhân viên độc lập với người thực hiện hoạt động đó tiến hành. Kiểm soát quản lý diễn
ra thường xuyên và là hoạt động quan trọng nhất trong cơ chế kiểm soát nội bộ của
ngân hàng.
- Kiểm soát xử lý được đặt ra để kiểm tra việc xử lý các giao dịch, tức là kiểm tra
lại những công việc mà nhân viên ngân hàng đã thực hiện và đã được công nhận, cho
phép, phân loại, tính toán, ghi chép và tổng hợp trong báo cáo.
- Kiểm soát để bảo vệ tài sản là các biện pháp, quy chế kiểm soát nhằm đảm bảo sự
an toàn của tài sản và thông tin trong ngân hàng.
- Kiểm soát tổng quát là sự kiểm soát tổng thể đối với tất cả các hoat động và giao
dịch diễn ra trong ngân hàng.
Dễ dàng nhận thấy, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn
và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Việc
xây dựng và thực hiện được một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ cho
phép các ngân hàng thương mại chống đỡ tốt nhất với rủi ro.
Thông thường việc kiểm tra, giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi
kiểm toán nội bộ, mục đích chính không phải là tìm ra những sai sót mà chính là một
đảm bảo rằng các hệ thống trong ngân hàng vẫn hoạt động hiệu quả.
2.2.4 Các hoạt động kiếm soát tại NHTM
Các hoạt động kiểm soát phải được xem là hoạt động không thể tách rời trong
hoạt động thường ngày của ngân hàng.
- Kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp
Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua việc Hội đồng quản trị và Ban
giám đốc nhận được những bản trình bày, bản báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro, sự
tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro, các báo cáo thực trạng rủi ro.
- Kiểm soát hoạt động
+ Những kiểm tra này được tiến hành thường xuyên hơn ở kiểm tra ở cấp lãnh đạo
cao cấp và ở mức độ chi tiết hơn. Chúng được tiến hành ở cấp độ phòng ban và bao
gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo vị thế rủi ro, tình trạng và các
ngoại lệ rủi ro.
+Tần số và nội dung báo cáo cần phải dựa trên yêu cầu công việc kinh doanh
của ngân hàng.
- Tuân thủ các giới hạn rủi ro
Đặt ra các giới hạn và đảm bảo rằng chúng được tuân thủ là một chức năng
kiểm soát rủi ro quan trọng. Ví dụ sự tập trung về tín dụng có thể tránh được thông qua
việc áp dụng các giới hạn đối với hoạt động tín dụng.
- Phê duyệt và ủy quyền
Việc yêu cầu phê duyệt và ủy quyền cho các giao dịch lớn một giới hạn nhất
định nào đó sẽ đảm bảo rằng việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng được phê duyệt bởi
các lãnh đạo phù hợp. Điều này cũng góp phần đảm bảo việc quy trách nhiệm cho các
hành vi đã thực hiện