Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tập tài chính doang nghiệp có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 22 trang )

Đề bài: Tình hình bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của Doanh nghiệp Z như sau
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 900 trđ,
- Vay ngắn hạn ngân hàng: 100 trđ.
- Vay dài hạn ngân hàng: 200 trđ.
- GTCL TSCĐ: 800 trđ,
- Thặng dư vốn cổ phần: 100 trđ,
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: 200 trđ (đầu tư
vào cổ phiếu A: số lượng : 10000 cổ phiếu,
đơn giá lúc mua (giá trị ghi sổ): 20000đ / cổ
phiếu),
- Khoản tạm ứng tiền công tác phí: 10 trđ,
- Nguyên vật liệu dự trữ: 350 trđ.
- Phải trả người bán ngắn hạn: 250 trđ
(trong đó, có một khoản nợ nhà cung cấp
nước ngoài với các thông tin như sau: giá
trị khoản nợ: 5000 $, tỷ giá ghi sổ (tỷ giá
lúc phát sinh khoản nợ): 1$ = 20000 đ)
- Khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn:
100 trđ,
- Tiền: ???
Cho biết các thông tin quý I năm N+1 của doanh nghiệp Z như sau:
1. Tiền bán hàng theo giá có VAT mỗi tháng 1188 trđ, 90% tiền bán hàng (Theo giá thanh toán)
được khách hàng thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng.
2. Tiền mua vật tư theo giá chưa VAT mỗi tháng bằng 60% tiền bán hàng theo giá chưa VAT mỗi
tháng, 60% tiền mua vật tư (Theo giá thanh toán) doanh nghiệp phải thanh toán ngay, còn lại
được thanh toán sau 2 tháng. 80% số vật tư xuất dùng được sử dụng để sản xuất sản phẩm, 20%
còn lại được sử dụng phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
3. Tiền lương của công nhân đứng máy là 50 trđ/tháng, tiền lương của quản đốc phân xưởng là 20
trđ/tháng, tiền lương của nhân viên bán hàng là 30 trđ/tháng, tiền lương của nhân viên quản lý DN
là 35 trđ/tháng. Tiền lương được trả hàng tháng.
4. Chi tiếp khách, hội nghị là 20 trđ/tháng, được trả ngay.


5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 25 trđ, trong đó, khấu hao dây chuyền sản xuất là 15 trđ, khấu hao
TSCĐ ở bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 10 trđ.
6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 250 trđ.
7. Dịch vụ mua ngoài theo giá chưa có VAT mỗi tháng 120 trđ, được trả ngay, 70% giá trị dịch vụ
mua ngoài được tiêu dùng ở phân xưởng sản xuất, 30% còn lại được tiêu dùng ở bộ phận bán
hàng, quản lý.
8. Ngày 05/01/N+1, căn cứ trên chứng từ của người lao động sau khi đi công tác về, doanh nghiệp
tính 6 trđ tiền công tác phí tạm ứng trước đó vào chi phí quản lý doanh nghiệp, 4 trđ tạm ứng còn
dư được hoàn nhập, nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
9. Doanh nghiệp tính VAT thuế suất 10% cho hoạt động bán hàng, mua vật tư và dịch vụ mua
ngoài theo phương pháp khấu trừ. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, VAT còn phải
nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế TNDN thuế suất 25%, hàng tháng doanh nghiệp phải tạm nộp
thuế TNDN 50 trđ, việc quyết toán thuế TNDN được thực hiện vào cuối quý sau.
10. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc vay ngắn hạn trả
vào ngày cuối quý. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 2 lần bằng nhau trong năm vào
tháng 6 và tháng 12, gốc vay dài hạn trả vào năm sau.
11. Trong tháng 1, công ty A thực hiện trả cổ tức 2000 đ/cổ phiếu bằng tiền mặt cho cổ đông của
mình (trong đó có doanh nghiệp Z). Trong tháng 2, doanh nghiệp Z bán 8000 cổ phiếu công ty A
với giá 19000 đ/cổ phiếu, thu ngay bằng tiền, và dùng 1/2 số tiền này để đầu tư ngắn hạn vào cổ
phiếu của công ty B với giá 38000 đ/cổ phiếu, trả ngay.
12. Tháng 2, doanh nghiệp chuyển khoản, trả lại một số khoản tiền đã nhận ký cược, ký quỹ trước
đó, số tiền trả 50 trđ.
13. Tháng 3, doanh nghiệp Z xuất quỹ tiền mặt mua 5000 $ với tỷ giá 1$ = 19500 đ và trả nợ cho
nhà cung cấp nước ngoài.
14. Ngày 30/03/N+1, doanh nghiệp bán thanh lý TSCĐ hữu hình với các thông tin như sau:
Nguyên giá 120 trđ, khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm bán: 100 trđ, giá bán 35 trđ (thu ngay
bằng tiền), chi thanh lý: 5 trđ, trả ngay.
15. Ngày 30/3/N+1, doanh nghiệp mua 4000 cổ phiếu đã phát hành trước đó về làm cổ phiếu quỹ,
đơn giá: 12000 đ/cổ phiếu, trả ngay.
16. Cuối tháng 3, doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt 100 trđ, đem gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại

BIDV.
17. Bỏ qua sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho đầu và cuối kỳ.
Yêu cầu:
1. Lập BCĐKT ngày 01/01 năm N+1 của DN Z.
2. Lập BCKQKD quý I năm N+1 của DN Z theo mẫu B02_DN.
3. Cân đối ngân quỹ hàng tháng quý I năm N+1 của DN Z.
4. Lập BCĐKT ngày 31/03 năm N+1 của DN Z.
5. Lập BC lưu chuyển tiền tệ quý I năm N+1 của DN Z theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Bài làm
1. Bảng cân đối kế toán ngày 01/01/N+1 của DN Z:
(đơn vị: trđ)
Tài sản 01/01/N+1 Nguồn vốn 01/01/N+1
1. Tiền 1. Vay ngắn hạn
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Phải trả người bán ngắn hạn
3. Nguyên vật liệu dự trữ 3. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
4. Tạm ứng tiền công tác phí 4. Vay dài hạn
5. GTCL TSCĐ 5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6. Thặng dư vốn cổ phần
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
2. Lập BCKQKD quý I năm N+1 của DN Z theo mẫu B02_DN:
Xử lý các nghiệp vụ:
NV 1:
TT Chỉ tiêu Số tiền (trđ)
1 tháng 1 quý
1 Tiền bán hàng theo giá chưa VAT
2 VAT đầu ra
3 Tiền bán hàng theo giá có VAT (Tổng giá thanh toán)
NV 2:
TT Chỉ tiêu Số tiền (trđ)
1 tháng 1 quý

1 Tiền mua vật tư theo giá chưa VAT
2 VAT đầu vào
23 Tiền mua vật tư theo giá có VAT (Tổng giá thanh toán)
Giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ
= Giá trị vật tư tồn kho đầu kỳ + Giá trị vật tư mua thêm trong kỳ - Giá trị vật tư tồn kho cuối kỳ
= = (trđ)
Chi phí trực tiếp (chi phí sản xuất) Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí gián tiếp Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
NV 3:
Chi phí trực tiếp (chi phí sản xuất) Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí gián tiếp Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
NV 4:
Chi phí trực tiếp (chi phí sản xuất) Số tiền (trđ) Chi phí gián tiếp Số tiền (trđ)
(1 quý) (1 quý)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung

NV 5:
Chi phí trực tiếp (chi phí sản xuất) Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí gián tiếp Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
NV 7:
TT Chỉ tiêu Số tiền (trđ)
1 tháng 1 quý
1 Tiền dịch vụ mua ngoài theo giá chưa VAT
2 VAT đầu vào
3 Tiền dịch vụ mua ngoài theo giá có VAT (Tổng giá thanh toán)
Chi phí trực tiếp (chi phí sản xuất) Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí gián tiếp Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
NV 8:
Chi phí trực tiếp (chi phí sản xuất) Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí gián tiếp Số tiền (trđ)
(1 quý)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp

Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
NV 10:
TT Nội dung Số tiền (trđ) (1 quý)
1. Doanh thu tài chính
2. Chi phí tài chính
NV 11:
TT Nội dung Số tiền (1 quý)
1. Doanh thu tài chính (cổ tức được chia)
2. Chi phí tài chính (lỗ khi bán chứng khoán đầu tư)
NV 13:
TT Nội dung Số tiền (1 quý)
1. Doanh thu tài chính (lãi do thay đổi tỷ giá)
2. Chi phí tài chính
NV 14:
TT Nội dung Số tiền (trđ) (1 quý)
1. Thu nhập khác
2. Chi phí khác
BCKQKD quý I năm N + 1 của doanh nghiệp Z
(đơn vị: triệu đồng)
CHỈ TIÊU Quý I/ năm N + 1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
VAT còn phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào = = trđ/tháng
3. Báo cáo ngân quỹ qúy I năm N + 1 của DN Z:
(đơn vị: trđ)
TT
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư cuối kỳ
Thu ngân quỹ

1
Tiền bán hàng thu ngay
2
Tiền bán hàng phát sinh tháng trước
3
Hoàn nhập tạm ứng
4
Cổ tức được chia
5
Tiền bán cổ phiếu
6
Tiền thanh lý TSCĐ
Tổng thu
Chi ngân quỹ
1

Tiền mua vật tư trả ngay
2
Tiền mua vật tư phát sinh các tháng trước
3
Trả lương
4
Chi tiếp khách, hội nghị
5
Trả tiền DV mua ngoài
6
Nộp VAT
7
Nộp Thuế TNDN
8
Trả lãi ngắn hạn
9
Trả gốc ngắn hạn
10
Trả lãi vay dài hạn
11
Chi đầu tư cổ phiếu
12
Trả tiền đã nhận ký cược, ký quỹ kỳ trước
13
Chi mua ngoại tệ và trả nợ
14
Chi thanh lý TSCĐ
15
Mua cổ phiếu quỹ
16

Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn
Tổng chi
Chênh lệch thu chi
Dư tiền đầu tháng
Dư tiền cuối tháng
4. Bảng cân đối kế toán ngày 31/03/N+1 của DN Z:
(đơn vị: trđ)
Tài sản 01/01/N+1 Nguồn vốn 01/01/N+1
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
5.1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý I năm N+1 của DN Z (mẫu B03_DN - phương pháp trực
tiếp):
Chỉ tiêu Quý I năm N+1 (trđ)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
3. Tiền chi trả cho người lao động
4. Tiền chi trả lãi vay
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp đã phát hành
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
5.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý I / N+1 của DN Z (mẫu B03_DN - phương pháp gián tiếp):
Chỉ tiêu Quý I năm N+1 (trđ)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ
- Các khoản dự phòng
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
- Chi phí lãi vay
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn
lưu động
- Tăng, giảm các khoản phải thu
- Tăng, giảm hàng tồn kho
- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải

trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
- Tăng, giảm chi phí trả trước
- Tiền lãi vay đã trả
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp đã phát hành
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
Bài 2: Trong quý I năm 2012, công ty thương mại Ngào Ngạt (chuyên kinh doanh loại sản phẩm
XYZ) có tình hình kinh doanh như sau:
1. Tình hình tiêu thụ XYZ:
- Trong tháng 1, công ty bán ra thị trường trong nước 500 sản phẩm XYZ với đơn giá (chưa
VAT) là 10 triệu đồng/sản phẩm. Do khách hàng mua với số lượng lớn nên được công ty cho
phép hưởng chiết khấu thương mại 10%. Số tiền còn phải thanh toán được khách hàng thanh
toán toàn bộ ngay trong tháng.
- Trong tháng 2, công ty bán ra thị trường trong nước 200 sản phẩm XYZ với đơn giá (chưa
VAT) là 11 triệu đồng/sản phẩm. Do 200 sản phẩm nói trên bị đánh giá là kém phẩm chất nên
khách hàng đã đề nghị công ty giảm giá hàng bán là 10%. Công ty đã đồng ý với đề nghị này.
Số tiền còn phải thanh toán được khách hàng trả ngay 70%, còn lại được thanh toán vào tháng
3.
- Trong tháng 3, công ty bán ra thị trường trong nước 300 sản phẩm XYZ với đơn giá (có
VAT) là 11 triệu đồng/sản phẩm. Trong 300 sản phẩm này, có 10 sản phẩm bị khách hàng
phát hiện là sai quy cách, chủng loại so với hợp đồng đã ký trước đó, nên đã bị trả lại. Công ty
đã tiến hành nhận số sản phẩm này về và tiến hành nhập lại kho của công ty. Số tiền hàng của
290 sản phẩm còn lại được khách hàng trả ngay 80%, phần còn lại được thanh toán vào tháng
4.
2. Tình hình mua XYZ:
- Hàng tháng, công ty mua sản phẩm XYZ từ thị trường trong nước với các thông tin như sau:
Tổng giá thanh toán (giá đã có VAT) ghi trên hợp đồng là 2.200 triệu đồng (không bao gồm
phí vận chuyển bốc dỡ, và công ty phải tự chịu trách nhiệm vận chuyển số sản phẩm trên về
kho của công ty). Toàn bộ tiền hàng được công ty thanh toán ngay trong tháng phát sinh. Do
thanh toán sớm tiền mua hàng như vậy, nên công ty được nhà cung cấp cho hưởng chiết khấu
thanh toán 5%. Số tiền chiết khấu thanh toán này được nhà cung cấp hoàn lại cho công ty
ngay trong tháng phát sinh nghiệp vụ mua hàng tương ứng, thời điểm hoàn trả là vào cuối mỗi
tháng.

- Chi phí vận chuyển bốc dỡ số sản phẩm trên về kho là 20 triệu đồng/tháng, công ty thanh
toán chậm 1 tháng cho các bên liên quan.
3. Thông tin khác:
- Giá trị sản phẩm XYZ tồn kho tại thời điểm đầu năm 2012 là 2.500 triệu đồng, tại thời điểm
cuối tháng 3 năm 2012 là 3.000 triệu đồng (đã bao gồm giá vốn của 10 sản phẩm bị trả lại).
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (chưa kể chi phí khấu hao) phát sinh trong quý I
năm 2012 là: 500 triệu đồng/tháng, được công ty thanh toán ngay từng tháng.
- Trong quý I năm 2012, hàng tháng, công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ tính hết vào chi
phí bán hàng, quản lý. Mức trích khấu hao là 50 triệu đồng/tháng.
- Ngày 31/03/2012, công ty bán thanh lý TSCĐ với các thông tin như sau: Giá bán: 36 triệu
đồng (công ty cho phép người mua được nợ đến tháng sau mới phải thanh toán), nguyên giá
TSCĐ bán thanh lý: 200 triệu đồng, khấu hao lũy kế tính đến thời điểm bán thanh lý của tài
sản này là: 190 triệu đồng, chi phí khác liên quan đến việc thanh lý là: 15 triệu đồng (công ty
đã thanh toán hết cho các bên liên quan).
- Ngày 05/01/2012, công ty Ngào Ngạt đã tiến hành mua 10.000 cổ phiếu phổ thông của công
ty A với giá mua là 30.000 đồng/cổ phiếu, trả ngay toàn bộ cho người bán. Ngày 15/01/2012,
công ty Ngào Ngạt nhận được cổ tức được chia từ công ty A, cổ tức một cổ phần phổ thông
của công ty A tại đợt chia cổ tức này là 1.500 đồng. Ngày 25/03/2012, công ty Ngào Ngạt đã
bán lại toàn bộ 10.000 cổ phiếu phổ thông nói trên của công ty A với giá bán là 29.000
đồng/cổ phiếu, công ty thu ngay toàn bộ bằng tiền mặt và đem gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại
ngân hàng GP.
- Trên bảng cân đối kế toán ngày 1/1/2012, công ty Ngào Ngạt có một khoản vay ngắn hạn
200 triệu đồng (lãi suất 2%/tháng, lãi trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc trả 1 lần vào cuối
năm) và 1 khoản vay dài hạn 300 triệu đồng (lãi suất 15%/năm, lãi trả 2 lần bằng nhau trong
năm, lần đầu vào tháng 3, gốc dài hạn sẽ phải trả vào năm sau). Trong cả năm 2012, công ty
không tiến hành vay thêm.
- Công ty Ngào Ngạt tính và nộp VAT theo phương pháp khấu trừ. Sản phẩm XYZ chịu VAT
với thuế suất 10%. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, VAT còn phải nộp được
nộp chậm 1 tháng. Giả định: Các nghiệp vụ khác của công ty không chịu VAT.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, trong tháng 3, doanh nghiệp tạm nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp là 50 tr, quyết toán thuế vào cuối năm.
Yêu cầu:
- Lập BCKQKD quý I / năm 2012 của công ty Ngào Ngạt theo mẫu B02_DN.
- Tính tổng số thuế phải nộp NSNN trong quý I / năm 2012 của công ty Ngào Ngạt.
- Lập BC ngân quỹ quý I / năm 2012 của công ty Ngào Ngạt.
- Tính toán sự thay đổi trên BCĐKT của công ty Ngào Ngạt.
Gợi ý:
BCKQKD quý I năm 2012 của Công ty Ngào Ngạt
CHỈ TIÊU Số tiền (triệu đồng)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ = 500*10 + 200*11 + 300*11/(1+10%) 10.200
2. Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng đã bán bị trả lại
→ Giảm trừ doanh thu
= 10%*(500*10)
= 10%*(200*11)
= 10*11/(1+10%)
= 500 + 220 + 100
500
220
100
820
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
= 10200 - 820 9.380
4. Giá vốn hàng bán
= Giá vốn của số sản phẩm XYZ đã tiêu thụ
được trong năm 2012.
5.560

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
(= Chiết khấu thanh toán được hưởng + Cổ
tức được chia từ công ty A)
7. Chi phí tài chính
(= Lỗ do bán chứng khoán + Lãi vay vốn
phải trả)
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng & quản lý doanh
nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
2.481,75
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.492,75
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.873,3125
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
VAT đầu ra
= 10%*(500*10) –
10%*(10%*500*10)
=
=
= 198

=
= 290
VAT đầu vào
=
= 200
=
=
= 2200 / (1+10%) *10%
=
VAT còn phải nộp = = =
Tổng số thuế phải nộp ngân sách nhà nước trong quý I năm 2012
= VAT còn phải nộp (1 quý) + Thuế TNDN
=
= 957,4375
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo ngân quỹ) qúy I năm 2012
của công ty Ngào Ngạt:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư cuối kỳ
Thu ngân quỹ
Thu tiền bán sản phẩm XYZ
Chiết khấu thanh toán được hưởng
Thu thanh lý TSCĐ
Thu tiền cổ tức được chia
Thu tiền bán chứng khoán
Tổng thu 5075 1634,6 3605,4
Chi ngân quỹ
Chi mua sản phẩm XYZ
Chi vận chuyển sản phẩm XYZ
Trả CP BH & QLDN (ko kể KH)
Chi thanh lý TSCĐ
Chi mua chứng khoán

Xuất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Trả lãi ngắn hạn
Trả lãi dài hạn
Nộp VAT 88 (Phải nộp NSNN)
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổng chi 3004 2974 3101,5
Chênh lệch thu chi
Bảng cân đối kế toán ngày 31/03/2012 của công ty Ngào Ngạt:
(đơn vị: trđ)
Tài sản 31/03/2012 Nguồn vốn 31/03/2012
1. Tiền tăng
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng
3. Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng
4. Hàng tồn kho tăng
5. Chi phí trả trước tăng
6. GTCL TSCĐ giảm
1235,5
500
(160)
1. Phải trả người bán ngắn hạn tăng
2. Phải nộp NSNN tăng
3. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 1873,3125
Tổng tài sản tăng 2550,75 Tổng nguồn vốn tăng 2550,75
Bài 3:
Vào ngày cuối năm N-1, doanh nghiệp A có số vốn góp 800 triệu đồng, vay ngắn hạn ngân hàng
200 triệu đồng, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu đồng. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 800 triệu
đồng, dự trữ vật tư hàng hoá 200 triệu đồng, còn lại là dự trữ tiền. Ngày 1/1/N, doanh nghiệp bắt
đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin trong quý 1 năm N như sau:
1. Tiền bán hàng theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng 1155 triệu đồng, trong đó 385 triệu
đồng là tiền bán hàng theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng của mặt hàng thuộc diện chịu

thuế TTĐB. Khách hàng thanh toán ngay 90% tiền hàng (theo giá thanh toán), phần còn lại trả
vào tháng sau.
2. Mua vật tư theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) từ thị trường trong nước mỗi tháng 660 triệu
đồng. Doanh nghiệp thanh toán ngay 40% tiền mua hàng (theo giá thanh toán) cho nhà cung cấp,
phần còn lại thanh toán vào tháng sau.
3. Hàng tháng, nhập khẩu vật tư với giá tính thuế Nhập khẩu là 50 triệu đồng/tháng, thuế suất thuế
Nhập khẩu là 20%. Doanh nghiệp tính và nộp ngay các khoản thuế ở khâu nhập khẩu (VAT,
TTTĐB, thuế Nhập khẩu), toàn bộ số tiền phải trả cho đối tác nước ngoài được trả vào tháng sau.
4. Chi phí trực tiếp (chưa kể chi phí vật tư và khấu hao TSCĐ) mỗi tháng 40 triệu đồng, thanh
toán ngay.
5. Chi phí gián tiếp (chưa kể khấu hao và dịch vụ mua ngoài) mỗi tháng 20 triệu đồng, thanh toán
ngay.
6. Khấu hao TSCĐ mỗi tháng 15 triệu đồng, được phân bổ 10 triệu đồng vào chi phí trực tiếp, còn
lại vào chi phí gián tiếp.
7. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 100 triệu đồng.
8. Lãi vay dài hạn 15%/năm được trả thành 2 lần bằng nhau trong năm. Lần đầu vào tháng 3.
9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1. Vốn vay ngắn hạn trả vào
quý 2.
10. Dịch vụ mua ngoài có VAT 55 triệu đồng/tháng, trả ngay hàng tháng, chi phí dịch vụ mua
ngoài được tính hết cho chi phí gián tiếp.
11.Doanh nghiệp phải phải tính và nộp các khoản thuế sau:
+ Thuế Nhập khẩu đã đề cập ở dữ kiện 3.
+ Thuế TTĐB có thuế suất 75% được tính cho hoạt động bán và nhập khẩu, thuế TTĐB đầu vào
trên hoá đơn mua hàng hoá trong nước mỗi tháng 50 triệu đồng.
+ VAT tính theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10% tính chung cho các hoạt động bán hàng,
mua vật tư, mua ngoài và nhập khẩu vật tư.
+ VAT và thuế TTĐB được tính ngay khi phát sinh hoạt động mua và bán nhưng VAT còn phải
nộp và thuế TTĐB còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế suất 25%, nộp vào quý sau.
12. Bỏ qua sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho đầu và cuối mỗi tháng.

13. Đầu quý, trong số vật tư dự trữ của DN, không có vật tư chịu thuế TTĐB. Mỗi tháng trong
quý, toàn bộ số vật tư chịu thuế TTĐB mua về (bao gồm cả số vật tư mua từ thị trường trong
nước và số vật tư nhập khẩu) được xuất dùng hết để sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB ở khâu
đầu ra.
(Dữ kiện số 12 và 13 là để nhằm đến việc đảm bảo số thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ mỗi
tháng đúng bằng với tổng số thuế TTĐB đầu vào được ghi trên hoá đơn mua hàng trong nước và
chứng từ nhập khẩu hàng hóa mỗi tháng. Bên cạnh đó, dữ kiện số 12 giúp cho giá vốn hàng bán
của doanh nghiệp trong kỳ đúng bằng với tổng chi phí trực tiếp (Chi phí sản xuất) phát sinh trong
kỳ).
Yêu cầu:
- Lập bảng cân đối kế toán ngày 1/1/N.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm N.
- Lập báo cáo ngân quỹ các tháng quý 1 năm N.
- Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/3/N.
GỢI Ý
Bán hàng trong nước (tháng) (Đơn vị: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Mặt hàng chỉ
chịu VAT
Mặt hàng chịu
VAT & TTTĐB
Tổng
1 Giá chưa thuế (VAT&TTTĐB)
2 Thuế TTĐB đầu ra
3 Giá chưa VAT
4 VAT đầu ra
5 Giá có thuế (VAT&TTTĐB) 385 1155
Mua hàng từ thị trường trong nước (tháng) (Đơn vị: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Số tiền
1 Giá chưa thuế (VAT&TTTĐB)
2 Thuế TTĐB đầu vào 50

3 Giá chưa VAT
4 VAT đầu vào của việc mua hàng
5 Giá có thuế (VAT&TTĐB) 660
Nhập khẩu (tháng) (Đơn vị: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Số tiền
1 Giá tại cửa khẩu nhập 50
2 Thuế nhập khẩu
3 Giá tính thuế TTĐB hàng nhập khẩu
4 Thuế TTĐB hàng nhập khẩu
5 Giá tính VAT hàng nhập khẩu
6 VAT hàng nhập khẩu
7 Tổng tiền thanh toán khi nhập khẩu 115,5
Mua ngoài chịu VAT (tháng) (Đơn vị: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Số tiền
1 Giá chưa VAT 50
2 VAT đầu vào của việc mua ngoài 5
3 Giá thanh toán 55
VAT còn phải nộp / tháng
=
=
Thuế TTĐB còn phải nộp / tháng
=
=
BCKQKD quý I năm N của doanh nghiệp
Mẫu 1: (Theo mẫu B02_DN ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
(Đơn vị: triệu đồng)
CHỈ TIÊU Quý I / năm N + 1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Thuế TNDN
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 286,125
Mẫu 2: BCKQKD theo yếu tố chi phí (Loại bỏ hết tất cả các khoản thuế gián thu ra khỏi doanh
thu, đồng thời, loại bỏ hết tất cả các khoản thuế đầu vào được khấu trừ ra khỏi chi phí)
(Đơn vị: triệu
đồng)
Doanh thu bán hàng
Tổng doanh thu 2700
Chi phí vật tư
CPTT (chưa kể vật tư, khấu hao)
CPGT (chưa kể khấu hao, DV mua ngoài)
Khấu hao
Lãi vay dài hạn
Lãi vay ngắn hạn
Chi phí mua ngoài
Tổng chi phí 2318,5
Tổng LNTT
Thuế TNDN
LNST 286,125

Tổng số thuế phải nộp nhà nước quý I
=
= 545,375
Báo cáo ngân quỹ qúy I năm N của doanh nghiệp
(Đơn vị: triệu đồng)
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư cuối kỳ
Thu ngân quỹ
Bán hàng thu tiền ngay
Thu tiền hàng tháng trước
Tổng thu
Chi ngân quỹ
Mua vật tư trả ngay
Trả tiền vật tư tháng trước
Trả cho nhà xuất khẩu
Nộp thuế ở khâu nhập khẩu
Trả CPTT (Ko kể vật tư, khấu hao)
Trả CPGT (Ko kể khấu hao, mua ngoài)
Trả lãi dài hạn
Trả lãi ngắn hạn
Trả gốc ngắn hạn
Trả dịch vụ mua ngoài
Nộp VAT
Nộp thuế TTĐB
Nộp thuế TNDN
Tổng chi
Chênh lệch thu chi 593 178 163
Dư tiền đầu tháng
Dư tiền cuối tháng 1134
Bảng cân đối kế toán
(Đơn vị: triệu đồng)

Ngày 1/1
Tài sản Nguồn vốn
Tiền Vay ngắn hạn
Dự trữ vật tư Vay dài hạn
TSCĐ Vốn góp
Tổng Tổng
Ngày 31/3
Tài sản Nguồn vốn
Tổng 2112 Tổng 2112
Bài 4
Ngày cuối năm N, doanh nghiệp Z có số vốn góp 900 triệu đồng, vay ngắn hạn ngân hàng
200 triệu đồng, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu đồng. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 800
triệu đồng, dự trữ vật tư hàng hoá 350 triệu đồng, còn lại là dự trữ tiền. Ngày 1/1/N+1, doanh
nghiệp bắt đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin quý I năm N+1 như sau:
1. Tiền bán hàng theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng 1100 triệu đồng, trong đó, 660
triệu đồng là tiền bán hàng theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng của mặt hàng thuộc
diện tính thuế TTĐB. 75% tiền bán hàng (Theo giá thanh toán) được khách hàng thanh toán
ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng.
2. Tiền mua vật tư theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng bằng 77% tiền bán hàng theo
giá chưa VAT mỗi tháng, 80% tiền mua vật tư (Theo giá thanh toán) được doanh nghiệp
thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 2 tháng.
3. Chi phí trực tiếp (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 45 triệu đồng và được
trả ngay.
4. Chi phí gián tiếp (Không kể khấu hao, dịch vụ mua ngoài và thuế khác) mỗi tháng 30 triệu
đồng và được trả ngay.
5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 10 triệu đồng, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp và 50%
vào chi phí gián tiếp.
6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 250 triệu đồng.
7. Dịch vụ mua ngoài theo giá chưa có VAT mỗi tháng 120 triệu đồng, được tính hết vào chi
phí gián tiếp và được trả ngay hàng tháng.

8. Doanh nghiệp tính VAT thuế suất 10% cho hoạt động bán hàng, mua vật tư và dịch vụ
mua ngoài theo phương pháp khấu trừ. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, VAT
còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế TTĐB thuế suất 50%, thuế TTĐB trên hóa đơn
mua hàng, được khấu trừ đầu vào mỗi tháng 80 triệu đồng. Thuế TTĐB được tính và nộp
ngay trong tháng mua, bán hàng. Thuế khác (được tính vào chi phí gián tiếp) trong quý 20
triệu đồng, nộp vào tháng 3. Thuế TNDN thuế suất 25% được nộp vào ngày cuối quý.
9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc ngắn hạn trả
vào quý sau. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 4 lần bằng nhau, 3 tháng trả 1 lần vào
ngày cuối quý, gốc dài hạn trả vào năm sau.
10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 30 triệu đồng và được thu vào tháng 1.
11. Bỏ qua sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho đầu và cuối quý.
Yêu cầu:
1. Tính tổng số thuế nộp Ngân sách Nhà nước và lập BCKQKD quý I năm N+1 của DN Z.
2. Cân đối ngân quỹ hàng tháng quý I năm N+1 của DN Z.
3. Lập BCĐKT đầu và cuối quý I năm N+1 của DN Z.
Bài 5
Ngày cuối năm N, doanh nghiệp Z có số vốn góp 900 triệu đồng, vay ngắn hạn ngân
hàng 200 triệu đồng, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu đồng. Doanh nghiệp đầu tư vào
TSCĐ 800 triệu đồng, dự trữ vật tư hàng hoá 350 triệu đồng, còn lại là dự trữ tiền.
Ngày 1/1/N+1, doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin quý I năm
N+1 như sau:
1. Tiền bán hàng theo giá chưa VAT mỗi tháng 1000 triệu đồng, trong đó, 600 triệu
đồng là tiền bán hàng theo giá chưa VAT mỗi tháng của mặt hàng thuộc diện tính thuế
TTĐB. 75% tiền bán hàng (Theo giá thanh toán) được khách hàng thanh toán ngay,
còn lại được thanh toán sau 1 tháng.
2. Tiền mua vật tư theo giá chưa VAT mỗi tháng bằng 70% tiền bán hàng theo giá
chưa thuế (VAT&TTĐB) mỗi tháng, 60% tiền mua vật tư (Theo giá thanh toán) được
doanh nghiệp thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng.
3. Chi phí trực tiếp (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 40 triệu đồng và
được trả ngay.

4. Chi phí gián tiếp (Không kể khấu hao, dịch vụ mua ngoài và thuế khác) mỗi tháng
35 triệu đồng và được trả ngay.
5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 15 triệu đồng, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp
và 50% vào chi phí gián tiếp.
6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 300 triệu đồng.
7. Dịch vụ mua ngoài theo giá có VAT mỗi tháng 110 triệu đồng, được trả chậm 1
tháng.
8. Doanh nghiệp tính VAT thuế suất 10% cho hoạt động bán, mua và dịch vụ mua
ngoài theo phương pháp khấu trừ. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng,
VAT còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế TTĐB thuế suất 50%, thuế TTĐB
trên hóa đơn mua hàng, được khấu trừ đầu vào mỗi tháng 70 triệu đồng. Thuế TTĐB
được tính và nộp ngay trong tháng mua, bán hàng. Thuế khác (được tính vào chi phí
gián tiếp) trong quý 20 triệu đồng, nộp vào tháng 3. Thuế TNDN thuế suất 25% được
nộp vào quý sau.
9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc ngắn
hạn trả vào ngày cuối quý. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 2 lần bằng nhau
trong năm, lần đầu vào tháng 6, gốc dài hạn trả vào năm sau.
10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 40 triệu đồng và được thu vào
tháng 1.
11. Bỏ qua sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho đầu và cuối quý.
Yêu cầu:
1. Tính tổng số thuế nộp Ngân sách Nhà nước và lập BCKQKD quý I năm N+1 của DN
Z.
2. Cân đối ngân quỹ hàng tháng quý I năm N+1 của DN Z.
3. Lập BCĐKT đầu và cuối quý I năm N+1 của DN Z.
Bài 6
Ngày cuối năm N, doanh nghiệp Z có số vốn góp 900 triệu đồng, vay ngắn hạn ngân hàng
200 triệu đồng, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu đồng. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 950
triệu đồng, dự trữ vật tư hàng hoá 250 triệu đồng, còn lại là dự trữ tiền. Ngày 1/1/N+1,
doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin quý I năm N+1 như sau:

1. Tiền bán hàng theo giá chưa thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng 800 triệu đồng, trong đó,
400 triệu đồng là của mặt hàng thuộc diện tính thuế TTĐB. 90% tiền bán hàng (Theo giá
thanh toán) được khách hàng thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 2 tháng.
2. Tiền mua vật tư theo giá chưa thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng bằng 65% tiền bán hàng
theo giá có thuế (VAT&TTTĐB) mỗi tháng, 40% tiền mua vật tư (Theo giá thanh toán)
được doanh nghiệp thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng.
3. Chi phí trực tiếp (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 35 triệu đồng và được
trả ngay.
4. Chi phí gián tiếp (Không kể khấu hao, mua ngoài và thuế khác) mỗi tháng 25 triệu đồng
và được trả ngay.
5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 10 triệu đồng, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp và
50% vào chi phí gián tiếp.
6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 300 triệu đồng.
7. Dịch vụ mua ngoài theo giá chưa có VAT mỗi tháng 120 triệu đồng, được trả ngay.
8. Doanh nghiệp tính VAT thuế suất 10% cho hoạt động bán, mua và dịch vụ mua ngoài
theo phương pháp khấu trừ. VAT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, VAT còn phải
nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế TTĐB thuế suất 50%, thuế TTĐB trên hóa đơn mua
hàng, được khấu trừ đầu vào mỗi tháng 110 triệu đồng. Thuế TTĐB được tính và nộp ngay
trong tháng mua, bán hàng. Thuế khác (được tính vào chi phí gián tiếp) trong quý 20 triệu
đồng, nộp vào tháng 3. Thuế TNDN thuế suất 25% được nộp vào quý sau.
9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc ngắn hạn trả
vào ngày cuối quý. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 4 lần bằng nhau, 3 tháng trả 1
lần vào ngày cuối quý, gốc dài hạn trả vào năm sau.
10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 50 triệu đồng và được thu vào tháng 2.
11. Bỏ qua sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho đầu và cuối quý.
Yêu cầu:
1. Tính tổng số thuế nộp Ngân sách Nhà nước và lập BCKQKD quý I năm N+1 của DN Z.
2. Cân đối ngân quỹ hàng tháng quý I năm N+1 của DN Z.
3. Lập BCĐKT đầu và cuối quý I năm N+1 của DN Z.

×