Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO ÁN BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 TỪ TUẦN 11 ĐẾN TUẦN 18 CHI TIẾT, DỄ GIẢNG DẠY VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.68 KB, 31 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GIÁO ÁN BÀI DẠY
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
TỪ TUẦN 11 ĐẾN TUẦN 18
CHI TIẾT, DỄ GIẢNG DẠY
VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Tiểu học là bậc nền tảng quan trọng mở đầu, nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là
bậc học khởi đầu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Tiểu học. Để
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu
và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình tổ chức các hoạt
động, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả
năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách
linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.


- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện,
động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá.
Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình
và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về hứng thú
hoạt động, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ
chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo
viên. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy là vô cùng cần
/> />thiết. việc đó thể hiện đầu tiên trên giáo án - kế hoạch bài giảng cần
đổi mới theo đối tượng học sinh. Giáo viên nghiên cứu, soạn bài,
giảng bài, hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức tự nhiên không gò ép,
việc soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo viên chủ động khi lên lớp.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GIÁO ÁN BÀI DẠY
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
TỪ TUẦN 11 ĐẾN TUẦN 18
CHI TIẾT, DỄ GIẢNG DẠY
VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Chân trọng cảm ơn!
/> /> ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GIÁO ÁN BÀI DẠY
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
TỪ TUẦN 11 ĐẾN TUẦN 18
CHI TIẾT, DỄ GIẢNG DẠY
VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Tuần 11 Đạo đức
Bài 6 : KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( Tiết 1 )

I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người có nhiều kinh nghiệm
sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được
gia đình và cả xã hội quân tâm chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp
đỡ, nhường nhịn người già, trẻ em.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ;
không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với
người già và trẻ em.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài : GV ghi tựa
bài.
2-Hướng dẫn tìm hiểu nội
- Kiểm tra bài học của tiết
trước.

- HS nhắc lại, ghi tựa.


/> />dung bài:
*Hoạt động1: Tìm hiểu nội dung
truyện Sau đêm mưa
+ Mục tiêu: HS biết cần phải
giúp đỡ người già, em nhỏ và ý
nghĩa của việc giúp đỡ người

già, em nhỏ.
+ Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Sau đêm mưa
trong SGK.
- HS cả lớp thảo luận theo các câu
hỏi:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì
khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các
bạn?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của
các bạn trong truyện?
* Kết luận: Cần tôn trọng người
già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng
những việc làm phù hợp với khả
năng. Tôn trọng người già, giúp
đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình
cảm tốt đẹp giữa con người với
con người, là biểu hiện của người
văn minh lịch sự.
- GV mời 1 – 2 HS đọc phần Ghi
nhớ trong SGK.
*Hoạt động 2 : Làm bài tập 1,





- HS đóng vai minh họa
theo nội dung truyện.

- HS cả lớp thảo luận theo
các câu hỏi.





- Lắng nghe.






- 1 – 2 HS đọc phần
Ghi nhớ trong SGK.





- HS làm bài tập 1.
/> />SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết được
các hành vi thể hiện tình cảm
kính già, yêu trẻ.
+ Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm
bài tập 1.
- GV mời một số HS trình bày ý

kiến. Các HS khác nhận xét, bổ
sung.
* GV kết luận: Các hành vi (a),
(b), (c) là những hành vi thể hiện
tình cảm kính già, yêu trẻ. Hành
vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm,
yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
Hoạt động tiếp nối

- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày ý kiến. Các
HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.



- Tìm hiểu các phong tục,
tập quán thể hiện tình cảm
kính già, yêu trẻ của địa
phương, của dân ta.

/> />Tuần 12
Đạo đức : KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( Tiết 2 )
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài :
2-Hướng dẫn tìm hiểu nội
dung bài:
*Hoạt động1: Đóng vai (bài tập
2, SGK)

+ Mục tiêu: HS biết lựa chọn
cách ứng xử phù hợp trong các
tình huống để thể hiện tình cảm
kính già, yêu trẻ.
+ Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và
phân công mỗi nhóm xử lí, đóng
vai một tình huống trong bài tập
2.



* Kết luận: (a), (b), (c).
*Hoạt động 2 : Làm bài tập 3 – 4,
SGK
+ Mục tiêu: HS biết được
những tổ chức và những ngày
dành cho người già, trẻ em.
- Hỏi lại các câu hỏi tiết 1.

- HS nhắc lại, ghi tựa.




- HS thành các nhóm và
phân công mỗi nhóm xử lí,
đóng vai một tình huống
trong bài tập 2.
- Các nhóm thảo luận tìm

cách giải quyết tình huống
và chuẩn bị đóng vai.
- Ba nhóm đại diện lên thể
hiện.
- Các nhóm khác thảo luận,
nhận xét.





- Các nhóm HS làm bài tập
/> />+ Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
HS làm bài tập 3 – 4.
* Kết luận: Ngày dành cho người
cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng
năm. Ngày dành cho trẻ em là
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng
6. Tổ chức dành cho người cao
tuổi là Hội Người cao tuổi. Các tổ
chức dành cho trẻ em là: Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, Sao Nhi Đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền
thống “Kính già, yêu trẻ” của địa
phương, của dân tộc ta
+ Mục tiêu: HS biết được
truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta là luôn quan tâm, chăm sóc

người già, trẻ em.
+ Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho từng
nhóm HS: Tìm các phong tục, tập
quán tốt đẹp thể hiện tình cảm
kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt
Nam.
* Kết luận:
+ Về các phong tục, tập quán kính
già, yêu trẻ của địa phương.
+ Về các phong tục, tập quán kính
3 – 4.
- HS làm việc cá nhân.
- Đại diện các nhóm lên
trình bày.
- Lắng nghe.












- Từng nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên

trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý
kiến.



- Lắng nghe.
/> />già, yêu trẻ của dân tộc.
C-Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên
dương.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài
sau: “Tôn trọng phụ nữ”.


/> />Tuần 13: Bài 4: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. Mục tiêu
- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù
hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng
- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù
hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.
- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng
KNS: KN đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù
hợp với khả năng.
- PP: Thảo luận nhóm.Đóng vai.
II. Tài liệu và Phương tiện

- GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập
- HS : Vở bài tập.
III. Tiến trình
A. Hoạt động cơ bản
a. Hoạt động cả lớp
Khởi động
- GV cho cả lớp hát vui
/> /> - Các em ạ! Hồi nhỏ Trần Đăng Khoa đã làm thơ tặng Mẹ
với nhan để “Khi Mẹ vắng nhà” Chúng ta hãy tìm hiểu xem
khi mẹ vắng nhà thì Trần Đăng Khoa sẽ làm gì nhé qua bài
học Chăm làm việc nhà
- GV ghi tựa bài lên bảng
- Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS quan sát tranh và trả lời câu
hỏi :
-Nội dung tranh vẽ gì?
a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh?
b) Em hãy đoán xem mẹ bạn sẽ nghĩ gì?
b. Hoạt động theo nhóm
Hoạt động 2: Đọc thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng
Khoa. Nhằm giúp học sinh biết một tấm gương chăm làm
việc nhà. Học sinh biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình
thương yêu ông bà, cha mẹ.
- Giáo viên đọc bài thơ. Một đến hai em đọc lại bài.
+ Những việc làm của bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện tình
cảm như thê nào đối với mẹ?
+ Em hãy đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc
bạn đã làm ?
/> />* GV nhận xét kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn
thương cha mẹ, muốn chia sẻ bớt nỗi vất vả với cha mẹ. Việc

làm đó của bạn chắc chắn sẽ đem lại niềm vui, sự hài lòng
cho cha mẹ. Chăm làm việc nhà là đức tính tốt, chúng ta cần
học tập.
Hoạt động cả lớp
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh quan sát tranh (6 bức
tranh trong vở bài tập
Bài tập 3. Em hãy ghi tên những việc làm mà các bạn trong
tranh đang làm . Em có thể làm được những việc nào trong
các việc đó?
- Đọc đề bài, xem tranh sách giáo khoa và nói với bạn: Tranh
vẽ ai? Họ đang làm gì?
- Các nhóm trình bày bài.
- Có ai trong lớp ta biết làm và thường hay làm các việc đó?
Một vài học sinh nêu lại: Trẻ em có thể làm được các việc gì?
* GV nhận xét kết luận: Chúng ta nên làm những công việc
nhà phù hợp với khả năng của mình như: tưới nước cho
vườn, cây cảnh; dọn dẹp nhà cửa; chuẩn bị nấu cơm, dọn
cơm; cho gà vịt ăn; …
Cần tránh làm những việc quá sức vì ảnh hưởng xấu tới
xương và cơ.
/> />Hoạt động cá nhân
Hoạt động 4: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập
-Hãy đánh dấu + vào ô c trước ý kiến mà em tán thành
c a) Làm việc nhà là trách nhiệm chỉ của người lớn trong
gia đình.
c b) Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với
khả năng.
c c) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.
c d) Cần làm tốt việc nhà khi người lớn có mặt cũng như
khi vắng mặt.

c đ) Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là
yêu thương cha mẹ
- Lần lượt từng tình huống được học sinh trình bày và nêu lý
do.
- Cả lớp nhận xét.
*GV nhận xét kết luận: Chăm chỉ là đức tính tốt. Cha mẹ ta
rất vất vả, vì vậy ta cần phải chăm chỉ tự giác làm việc nhà.
Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn
phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà
cha mẹ.
Kết luận: Cần chăm làm việc nhà
Hoạt động cặp đôi
/> />Hoạt động 5: Liên hệ
- Kể cho bạn nghe: ở nhà mình đã làm được những việc gì?
Kết quả ra sao?
- Khi làm xong việc, mình cảm thấy thế nào? Ông bà, cha mẹ
tỏ thái độ gì?
- Từng nhóm trình bày.
- Các việc tự em làm hay do cha mẹ nhắc nhở.
* GV nhận xét kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp
với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia
làm việc của mình đối với người lớn. Làm việc phải đảm bảo
an toàn.
Hoạt động cá nhân
B. Hoạt động thực hành :
Hoạt động 6: Xử lý tình huống ở bài tập 5.
Hòa đang làm việc nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Theo em,
Hòa nên làm gì? (Hãy đánh dấu + vào ô c trước ý kiến em
tán thành và giải thích lý do vì sao.)
c a) Bỏ việc, đi chơi với bạn

c b) Nhờ người lớn làm hộ để đi chơi với bạn.
c c) Nói bạn đợi, làm xong công việc rồi đi chơi
c d) Để gọn lại, đi chơi về sẽ làm tiếp
/> />Bàn bạc với bạn xem mình có chọn cách ứng xử đó hay cách
nào khác?
- Các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét cách ứng xử hay nhất.
* Gv nhận xét và kết luận: Phải làm xong việc nhà rồi mới đi
chơi.
C. Hoạt động ứng dụng
Hoạt động cả lớp
Hoạt động 6:
- Hãy ghi những việc nhà mà em đã thường xuyên làm và sẽ
làm
a) Những việc em đã làm:



.
b) Những việc em sẽ làm:



.
- HS trình bày.
/> /> - Cả lớp nhận xét hay nhất.
* Gv nhận xét và kết luận
IV. Đánh giá :
Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng
theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm

vụ của mình.
Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém.
Tuần 14+15
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu
/> />- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như
thế nào.
- Nêu được ít lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học,
chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
*Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ
chơi.
- KNS: K{ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn
nắp. K{ năng quàn lý thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn
nắp.
- PP: Thảo luận nhóm. Đóng vai. Tổ chức trò chơi. Xử lí tình
huống
II. Tài liệu và Phương tiện
- GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập
- HS : Vở bài tập.
A. Hoạt động cơ bản
a. Hoạt động cả lớp
Khởi động
- GV cho cả lớp hát vui
- Gọn gàng ngăn nắp là đức tính tốt của mỗi người. Trong
cuộc sống hàng ngày chúng ta phải biết sống gọn gàng ngăn
nắp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học là bài: Gọn gàng ngăn
nắp
- GV ghi tựa bài lên bảng
- Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở

b. Hoạt động theo nhóm
Hoạt động 1: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập
- Em hãy đánh dấu + vào ô c trước việc làm đúng và giải
thích vì sao.
/> />c a) Sau giờ thủ công, Dương thu gọn giấy vụn cho vào sọt
rác của lớp.
c b) Khi đi học về, Ngọc để cặp sách, quần áo, giày dép
mỗi thứ một nơi rồi chạy đi chơi.
+ Nếu em là bạn của Dương, em giúp bạn bằng cách nào?
+ Em bảo bạn Ngọc cách sắp xếp lại đồ dùng thế nào?
+ Em khuyên bạn điều gì?
- Đồ dùng để bừa bãi có hại gì?
* GV nhận xét kết luận:
Chúng ta nên rèn luyện đức tính sống gọn gàng ngăn nắp.
b. Hoạt động theo nhóm
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
-Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh 1, 2, 3, 4
Em hãy nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi tranh
sau.
- Nói với bạn:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Theo em tranh nào đồ dùng đã được sắp xếp gọn gàng ngăn
nắp?
+ Tranh nào đồ dùng chưa được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp?
Nếu ở đó em sẽ làm gì?
- Các nhóm trình bày bài.
- Nhận xét các nhóm
* GV nhận xét kết luận: Phải luân sắp xếp đồ dùng gọn gàng
ngăn nắp cho nhà cửa, lớp học được đẹp mà khi cần dùng đến
thì tìm được nhanh. Như vậy công việc sẽ có hiệu quả.

c. Hoạt động cả lớp
Hoạt động 3: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập
-Hãy đánh dấu + vào ô c trước ý kiến mà em cho là đúng
/> />c a) Chỉ cần gọn gàng ngăn nắp khi nhà chật
c b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian
c c) Gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp
c d) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mọi
người trong gia đình em.
-GV nhận xét và kết luận: Ý c và d là đúng
B. Hoạt động thực hành :
Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động 5: Xử lý tình huống Bài tập 4
- Em sẽ ứng xử thế nào trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn mâm bát thì bạn đến rủ
đi chơi.
b) Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em
muốn xem phim hoạt hình
c) Ở lớp bán trú, Nam được phân công xếp gọn chiếu sau khi
ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm.
d) Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập ở nhà, nhưng mọi
người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
- Một số em trình bày bài.
- Nhận xét bài bạn vừa nêu, giải thích lý do vì sao tình huống
đó là sai. Cách xử lý từng tình huống.
* GV nhận xét kết luận.
C. Hoạt động ứng dụng
- Hoạt động 6: Liên hệ
- Tự nhận xét xem mình ở mức độ nào trong các mức độ sau:
+ Thường thu dọn chỗ học chỗ chơi.
+ Ít khi thu dọn chỗ học chỗ chơi.

+ Không thu dọn chỗ học chỗ chơi.
- Giáo viên thống kê và nhận xét tình hình chung.
/> />- Nhìn xung quanh lớp, nhận xét xem lớp ta đã được gọn
gàng ngăn nắp chưa? (ngăn bàn, kệ đồ dùng, nền nhà …).Thu
dọn lại cho ngăn nắp.
* GV nhận xét kết luận: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho
nhà cửa sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không mất công tìm
kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luân được mọi người
tin tưởng, yêu quý.
GV rút ra ghi nhớ:
Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi
Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên
Đồ chơi, sách vở đẹp bền
Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu
IV. Đánh giá :
Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng
theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm
vụ của mình.
Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém.
Ngày soạn: … / … / 2013
Ngày dạy: … / … / 2013
Tuần 16 + 17
14. BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Mục tiêu
/> />- Kề được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc
sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo
vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để
bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
- GDSDNLTK&HQ: - Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng
giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền
vững.
- Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng
bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về
năng lượng.
KNS: K{ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có
ích.
PP: Thảo luận nhóm. Động não
II. Tài liệu và Phương tiện
-Tranh ảnh mẫu vật các loài vật có ích.
-Phiếu thảo luận nhóm.
- GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập
- HS : Vở bài tập.
A. Hoạt động cơ bản
a. Hoạt động cả lớp
Khởi động
- GV cho cả lớp hát vui
- Những loài vật quen thuộc rất có ích cho con, đó là những
ích lợi gì?. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tại sao
chúng ta phải bảo vệ những loài vật có ích
/> />- GV ghi tựa bài lên bảng
- Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở
b. Hoạt động cá nhân
Hoạt động 1:
Bài tập 1: Hãy nối tranh vẽ mỗi con vật với việc làm có ích
của chúng
- GV giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật như: trâu, bò,

cá, heo, ong, voi, ngựa, gà, chó, mèo và yêu cầu HS trả lời:
Đó là con gì? Nó có ích gì cho con người?
- HS thi đua trả lời
- GV ghi tóm tắt ích lợi của con vật lên bảng, yêu cầu HS nối
thông tin với những con vật tương ứng
-HS theo dõi
* GV nhận xét kết luận: Hầu hết các con vật đều có ích cho
cuộc sống
c. Hoạt động cặp đôi
Hoạt động 2: Nhận xét đúng sai
Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập
-Hãy đánh dấu + vào ô c dưới tranh thể hiện việc làm đúng
-GV cho HS quan sát tranh và phân biệt các việc làm đúng
sai.
-HS thảo luận, bày tỏ ý kiến.
Tranh 1: Một bạn nam cho trâu ăn
Tranh 2: Hai bạn nam dùng cao su bắn chim
Tranh 3: Bạn nữ đang cho mèo ăn
Tranh 4: Bạn nữ đang rãi thóc cho gà ăn
+Mời HS trình bày
-Đại diện trình bày.
/> />Nhận xét: Các bạn trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ chăm sóc
các loài vật, Hai bạn nam trong tranh 2 có hành động sai
+ GV nhận xét và kết luận: Chúng ta cần bảo vệ các loài vật
có ích để giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ vệ sinh
nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền
vững. Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các
hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi
phí về năng lượng.
B. Hoạt động thực hành :

Hoạt động nhóm
- Hoạt động 3: HS thảo luận nhóm. Làm phiếu bài tập
Bài tập 3: Hãy đánh dấu + vào ô c trước cách ứng xử đúng
nhất trong trường hợp em thấy mấy bạn nhỏ dùng gậy trêu
chọc các con vật trong chuồng thú
c a/ Mặc các bạn không quan tâm.
c b/ Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn
c c/ Khuyên ngăn các bạn.
c d/ Mách người lớn.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS nhận xét bổ sung
* GV nhận xét kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu
các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có
ích.
Hoạt động nhóm
- Hoạt động 4: Thảo luận xử lý tình huống
-Bài tập 4: An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay tan học
về Huy rủ :
-An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên
bắt chim non về chơi đi !
/> />-Các nhóm thảo luận tìm cách ứng xử .
-Đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, đánh giá.
Kết luận : Không nên trèo cây phá tổ chim rất nguy hiểm dễ
té ngã, bị thương. Còn chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
C. Hoạt động ứng dụng
- Hoạt động 5: Hoạt động cá nhân
+ Làm vào phiếu bài tập
Bài tập 5: Em đánh dấu + vào ô c trước những ý kiến mà em
cho là đúng

c a) Chỉ những con vật nuôi là có ích
c b) Tất cả các con vật đều cần thiết cho cuộc sống của con
người
c c) Chỉ cần bảo vệ những con vật nuôi trong nhà
c d) Bảo vệ loài vật có ích là góp phần bào vệ môi trường.
Bàn bạc với bạn xem mình có chọn cách ứng xử đó hay cách
nào khác?
- Các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét cách ứng xử hay nhất.
* Gv nhận xét và kết luận: ý d đúng
Hoạt động 6: Tự liên hệ
Bài tập 6: Hãy nêu những việc em đã làm để bảo vệ loài vật
có ích.
- GV đưa ra yêu cầu : Em đã biết bảo vệ loài vật có ích
chưa ? Hãy kể vài việc làm cụ thể ?
-HS tự nêu các việc làm đã biết bảo vệ loài vật có ích.
+Cho gà, mèo, chó ăn.
+Rửa sạch chuồng lợn .
+Cho trâu bò ăn cỏ đầy đủ
/> />+Không chọc phá tổ chim
-GV khen ngợi những em biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc
nhở các bạn khác học tập theo.
Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người.
Vì thế cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và
phát triển trong môi trường trong lành.
GV rút ra ghi nhớ:
Loài vật có ích quanh ta
Em luôn bảo vệ mới là trò ngoan
-Vài em đọc lại.
IV. Đánh giá :

Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng
theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm
vụ của mình.
Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém.
/>

×