Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC CHỈNH SỬA, BỔ SUNG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI NHẰM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.95 KB, 31 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC CHỈNH SỬA, BỔ SUNG CÁC
CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
XÃ HỘI NHẰM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI
CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ
HẬU TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 59)
T Ỉ N H H À T Ĩ N H
HÀ NỘI, 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU v
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ HÀ TĨNH 6
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 6
1.1.1.Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình 6
1.1.2.Chế độ khí hậu – thủy văn 7
1.1.3.Tài nguyên 8
1.2.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 9
1.2.1.Phát triển kinh tế xã hội 9
1.2.2.Cơ sở hạ tầng y tế 10
1.2.3.Dân số - nguồn nhân lực 11
1.3.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HÀ TĨNH 11
1.4.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN HÀ


TĨNH 13
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG TẠI HÀ TĨNH 17
1.5.HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI, NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH Y TẾ
17
1.6.NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ 17
1.7.HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN 19
CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA, BỔ SUNG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KTXH NHẰM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI CÁC ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA BĐKH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, SỨC KHỎE CỘNG
ĐỒNG 21
1.8.CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TOÀN CẦU 21
1.8.1.Bối cảnh quốc tế 21
1.8.2.Bối cảnh trong nước 22
1.8.3.Một số khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe tại Hà Tĩnh 23
1.9.ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA, BỔ SUNG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI CÁC
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA BĐKH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 24
1.9.1.Phát triển khoa học - công nghệ: 24
1.9.2.Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với
biến đổi khí hậu: 25
1.9.3.Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân 26
i
1.9.4. Dân số và kế hoạch hóa gia đình 27
1.9.5.Chính sách giảm nghèo 27
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh 15
iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh 6
Hình 1.2. Bão số 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà 12
Hình 1.3. Bão số 3 tại Hà Tĩnh 13
Hình 1.4. Bão, lũ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân 14
Hình 2.5. Trung tâm y tế dự phòng đang thực hiện phòng chống 19
iv
MỞ ĐẦU
Các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, biến đổi
khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi
quốc gia và sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, thảm hoạ, đặc biệt
là bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và
quy mô. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn
phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi
sinh mạng của hàng ngàn người.
Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ
cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ
bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra. Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu mang lại. Tại Hà Tĩnh diễn biến các dịch
bệnh ngày càng phức tạp sau lũ, hạn hán kéo dài. Khi lũ lụt xảy ra, các mầm bệnh lan
đi khắp nơi theo nước. Sự di chuyển của người dân và đặc biệt là bệnh nhân làm tăng
khả năng lây lan của các bệnh lây truyền qua nước. Tại vùng lũ lụt, các dịch vụ vệ sinh
sẵn có không đủ đáp ứng nhu cầu. Các nguồn nước, công trình cấp nước và vệ sinh bị
phá huỷ làm tăng nguy cơ gây bệnh đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi của
người dân, những thay đổi sinh thái thuận lợi cho sự sinh sản của vật chủ và trung gian
truyền bệnh cũng khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương
hàn dễ lây lan.

Nhằm chủ động phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh do biến đổi khí hậu
thì việc bổ sung các kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu
và thích ứng với những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế,
chăm sóc sức khỏe cộng đồng là thực sự cần thiết.
v
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÀ TĨNH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích đất tự nhiên 602.723,26 ha,
tọa độ địa lý 17054’ - 18038’ vĩ độ Bắc, 105011’ - 106036’ kinh độ Đông, phía Bắc
tiếp giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam tiếp giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây tiếp giáp tỉnh
Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với 170km biên giới Quốc gia) và phía Đông
tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km.
Hình 1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh
Nguồn:[Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh]
Hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 10 huyện (Đức Thọ,
Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ
Quang, Lộc Hà), thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh với 262 phường, xã, thị trấn
(238 xã, 12 phường và 12 thị trấn). Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi
1,8%) và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng
địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Phía Tây là sườn Đông của dãy trường Sơn có
độ cao trung bình 1500m, kế tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao
trung bình 5m, thường bị núi cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa
lạch chia cắt. Về tổng thể, địa hình Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng sinh thái như sau:
- Vùng núi cao: Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn
bao gồm các xã phía Tây của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị
chia cắt mạnh, gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có đỉnh Rào Cỏ cao 2.335
6
m, đồng thời hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của

hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ.
- Vùng trung du và bán sơn địa: Đây là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống
vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các
xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, ven Trà
Sơn của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình có dạng xen lẫn giữa các
đồi trung bình và thấp với đất ruộng. Đất đai không bằng phẳng, hệ thực vật chủ yếu là
cây lùm bụi, cây công nghiệp, rừng trồng và thảm cỏ.
- Vùng đồng bằng: là vùng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn
và dải ven biển, bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng
Lĩnh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình vùng này tương
đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong
hoá Feralit hay trầm tích biển.
- Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển
gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình
được tạo bởi những đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra vùng này còn xuất
hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc. Do
nhiều cửa sông, lạch tạo nên nhiều bãi triều ngập mặn.
1.1.2. Chế độ khí hậu – thủy văn
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí
hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về
bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và
chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng.
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông
chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở
mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi
theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở
phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm,
cá biệt có nơi trên 3000 mm.

Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là
sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sông
ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
7
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé
như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương
Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra
Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa
Nhượng, Cửa Khẩu.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thủy triều, độ sâu, địa mạo, địa hình,
đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc … nên vùng biển này có đầy đủ thực vật
phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông
Cả… Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao,
có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua,
ốc, nghêu, hàu
1.1.3. Tài nguyên
Tài nguyên đất: Tỉnh Hà Tĩnh có 605.574 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó,
diện tích đất nông nghiệp là 98.171 ha, chiếm 16,24%; diện tích đất lâm nghiệp có
rừng là 240.529 ha, chiếm 39,72%; diện tích đất chuyên dùng là 45.672 ha, chiếm
7,54%; diện tích đất khu dân cư là 6.799 ha, chiếm 1,12%; diện tích đất chưa sử dụng
và sông suối đá là 214.402 ha, chiếm 35,40%. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phải
phủ xanh là 160.187 ha, bãi bồi có thể sử dụng là 22.564 ha, tổng diện tích mặt nước là
6.576 ha trong đó đang khai thác sử dụng là 947 ha, chưa khai thác sử dụng là 5.629
ha.
Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 244.453 ha đất lâm nghiệp.
Trong đó rừng tự nhiên là 194.754 ha, rừng trồng là 49.699 ha. Các khu bảo tồn thiên
nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang có diện tích là 61.283 ha. Khu bảo tồn thiên
nhiên Kẻ gỗ có diện tích: 35.000 ha.

Tài nguyên khoáng sản: Hà Tĩnh có tiềm năng lớn về khoáng sản nhưng chưa
được đầu tư khai thác có hiệu quả đó là: Quặng sắt ở Thạch Khê (Thạch Hà) có trữ
lượng khoảng 500 triệu tấn. Mỏ thiếc ở Sơn Kim (Hương Sơn); vàng ở Hoà Hải
(Hương Khê) và Kỳ Tây, Kỳ Hợp (Kỳ Anh). Quặng ILMINITE ở Thạch Hà và Cẩm
Xuyên sản lượng khai thác bình quân: 100.000tấn/năm. ZIRCON sản lượng khai thác
bình quân: 7.000tấn/năm. RUTSIN sản lượng khai thác bình quân: 3.000tấn/năm. Ô
xít titan có trữ lượng 3 - 5 triệu tấn chạy dọc bờ biển có khả năng liên doanh với nước
ngoài.
Tài nguyên du lịch: Là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên việt có
tính chất trung chuyển. Từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm các điểm du lịch đặc sắc
8
về sinh thái, lịch sử văn hoá như khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu bảo tồn thiên
nhiên Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du; du lịch biển có
các bãi tắm: Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạc Hải, Ðèo Ngang; du lịch các di tích lịch sử
như chùa Hương Tích, đền Lê Khôi, ngã ba Ðồng Lộc, Khu di tích
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Phát triển kinh tế xã hội
Những năm gần đây thiên tai gây ra cho Hà tĩnh khá nhiều thiệt hại về người và
của. Tuy nhiên, kinh tế biển Hà Tĩnh cũng đang mở ra nhiều triển vọng, đặc biệt là từ
khi Chính phủ quyết định cho xây dựng và phát triển vùng kinh tế Vũng Áng. Kể từ
khi có Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về chiến lược biển đến năm 2020, Hà Tĩnh đã
đánh giá một cách đầy đủ về vị trí, vai trò và tiềm năng kinh tế của mình, trên cơ sở đó
vạch ra hướng phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đến năm
2020.
Sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp tuy bị ảnh hưởng thời tiết, rét đậm kéo dài,
dịch bệnh nhưng hầu hết các chỉ tiêu đều tăng khá so với năm 2007, sản xuất lương
thực được mùa toàn diện. Lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng nhanh, đóng
góp gần 50% tăng trưởng GDP toàn tỉnh, phát huy tốt năng lực các doanh nghiệp sản
xuất trên địa bàn. (Số liệu năm 2008)
Môi trường đầu tư được cải thiện; hoạt động xúc tiến, thu hút vốn đầu tư đã có

bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ
cơ bản đáp ứng nhu cầu về trao đổi hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thực hiện
tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát, từng bước ổn định thị trường.
Công tác quy hoạch được quan tâm, đã phê duyệt và triển khai quy hoạch phát
triển đến năm 2020 các ngành, lĩnh vực: Bưu chính Viễn thông; Quy hoạch phát triển
các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu; Quy hoạch chi tiết một số cụm công nghiệp, khu
du lịch, khu đô thị, thị trấn; điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và quy
hoạch Giao thông Vận tải; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến
năm 2020 đã được HĐND tỉnh thông qua, đang trình các Bộ, ngành Trung ương và
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hoạt động Khoa học - Công nghệ: tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổ chức triển khai, ứng dụng 45 đề tài, dự án cấp tỉnh và
7 đề tài cấp nhà nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thực hiện
nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hoá, chống hàng giả và vi
phạm nhãn hiệu hàng hoá.
9
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường đã được quan tâm: đang tiếp tục triển khai
công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã; hoàn thành, bàn giao
hồ sơ quy hoạch của 67 xã. Triển khai đo đạc bản đồ địa chính và thu hồi đất bồi
thường, GPMB các công trình trọng điểm, như: Dự án đường Nam cầu Cày - cầu
Thạch Đồng; Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung; Đường nối quốc lộ 1A -
mỏ sắt Thạch Khê vv. Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường các dự án đầu tư trên địa bàn, đồng thời tăng cường công tác quản lý khai thác
khoáng sản.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng y tế
Trong thời gian qua, ngành y tế Hà Tỉnh đã được Đảng và Nhà nước đã trao
tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý. Sở Y tế Hà Tĩnh và 4 đơn vị được Chủ
tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 5 đơn vị được tặng Huân chương
Lao động hạng Hai, hạng Ba; 2 tập thể được phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ
đổi mới (là Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân và Trạm Y tế xã Cẩm Nhượng); 01 bác

sỹ được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân; 32 bác sĩ được phong tặng danh
hiệu Thầy thuốc ưu tú. Ngoài ra nhiều tập thể, cá nhân còn được nhận các phần
thưởng, danh hiệu cao quý khác.
Tỷ lệ bác sỹ tại các Trạm y tế xã đến cuối năm 2010 ước đạt trên 70%, bằng
mức trung bình của cả nước; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã đến cuối năm 2010
ước đạt trên 95%; tỷ lệ bác sỹ / 1 vạn dân đạt gần 7 bác sỹ; 100% xã, phường có trạm
y tế, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Đến 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng sẽ giảm xuống dưới 19%.
Trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, Ngành Y tế đã phối hợp với
các Sở, ngành liên quan tham mưa cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của
Trung ương, trái phiếu Chính phủ để xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhiều cơ sở
y tế đã xuống cấp. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã huy động bằng nhiều nguồn vốn để
mua sắm hoặc liên kết lắp đặt các trang thiết bị công nghệ cao nhờ vậy công tác xét
nghiệm chuẩn đoán, điều trị kiểm soát dịch bệnh ngày càng tốt hơn.
Xây mới, phát triển các hệ thống khám chữa bệnh: BVĐK huyện Vũ Quang (70
GB), BVĐK Lộc Hà (100 GB), BVĐK Hà Tĩnh (200 GB)…
Xây mới, phát triển hệ thống Y tế dự phòng: Xây dựng mới trung tâm truyền
thông – Giáo dục sức khỏe; đang xây dựng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS,
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà
Cải tạo, mở rộng, nâng cấp BV, trang thiết bị: Triển khai dự án JBIC tại BVĐK
tỉnh với các loại trang thiết bị hiện đai, đồng bộ. Đầu tư 10 tỷ đồng nâng cấp BVĐK
Can Lộc xây mới 6 dãy nhà cao tầng với máy móc hiện đại để đáp ứng công tác chuẩn
10
đoán, khám chữa bệnh. Ngành Y tế Hà Tĩnh vừa đầu tư lắp đặt 7 lò đốt chất thải rắn Y
tế tại các bệnh viện đa khoa Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thị xã
Hồng Lĩnh, Bệnh viện đa khoa cửa khẩu Cầu treo và một hệ thống xử lý chất thải lỏng
tại bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ…
1.2.3. Dân số - nguồn nhân lực
Trên địa bàn Hà Tĩnh có trên 20 dân tộc cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là
người Kinh; các dân tộc khác, mỗi dân tộc chỉ có vài trăm hoặc vài chục người. Toàn

tỉnh hiện có 33 cơ sở dạy nghề, trong đó tập trung vào 8 trường cao đẳng và trung cấp
nghề; ngoài ra, ba trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia dạy
nghề cùng 11 trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm Ðội ngũ giáo viên dạy nghề cũng
được tăng cường với 438 người, trong đó 26 người có trình độ thạc sĩ.
Trên cơ sở xã hội hóa đầu tư cho công tác đào tạo nghề, Hà Tĩnh đã thu hút
được hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp và xây mới các cơ sở dạy nghề với các trang thiết
bị thực hành hiện đại. Nhờ vậy, chỉ tính từ năm 2001-2008, Hà Tĩnh đã đào tạo nghề
cho hơn 211 nghìn lượt người, trong đó đào tạo dài hạn 19 nghìn lượt người. Hằng
năm khoảng 2.400 người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề. Nâng tỷ lệ lao động qua
đào tạo nghề năm 2007 đạt 20,5%.
1.3. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HÀ TĨNH
Tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh
kế của các cộng đồng dân cư nghèo. Đây là một trong những địa phương chịu nhiều
thiên tai trên cả nước. Nhiều dấu hiệu môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã
xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của như những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn
gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra.
Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những
thập niên trước, như sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên
dưới 20 ngày….Theo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà
Tĩnh, nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 – 2010 so với 10 – 30 năm trước tăng từ 0,3 –
0,6
o
C, riêng vùng Hương Khê tăng từ 0,7 – 1,4
o
C. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
trong khoảng 45-50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh tăng lên 0,7-1
o
C, vào loại
cao nhất ở Việt Nam. Trong khi đó, lượng mưa lại có xu hướng giảm hẳn với sự biến
động lớn cả về không gian, thời gian cũng như cường độ. Tuy lượng mưa ít nhưng

cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét ngày một gia tăng. Theo đó, tần suất và quy luật của
các cơn bão cũng thay đổi. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão
có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn
bão có đường đi dị thường hơn. Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh là từ tháng 9
đến tháng 11 và chỉ các cơn bão số 7, 8, 9 mới đổ bộ vào. Thế nhưng, gần đây, xu
11
hướng bão có sự thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xẩy ra bão mở rộng từ
tháng 8 đến tháng 12 và ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ vào Hà Tĩnh.
Hình 1.2. Bão số 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà
Nguồn:[ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương]
Ngoài những đợt thiên tai như bão, lũ có tính thường niên, thời gian qua Hà
Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thường như nắng nóng gay gắt, rét đậm,
rét hại kéo dài như đợt rét hại kéo dài mùa đông xuân 2008 – 2009 với nhiệt độ xuống
thấp nhất trong vòng 40 năm qua hay là đợt nắng nóng trên dưới 40
o
C trong suốt 10
ngày liền hồi tháng 7 vừa qua gây nên sự cạn kiệt ở các con sông. Tháng 6/2010, sông
La tại Linh Cảm mực nước tụt xuống -143cm, thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước
tới nay.
Từ đầu tháng 5/2009 đến nay, tại vùng ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã
xảy ra hiện tượng biển xâm thực bất thường, cuốn trôi nhiều tài sản của nhân dân ven
biển. Bình thường triều cường chỉ xảy ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm, nhưng trong
tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2009 nước biển lấn sâu vào đất liền khoảng 20m.
Ba năm nay biển xâm thực rất mạnh, mỗi năm từ 20 đến 30m, cuốn trôi nhiều ha rừng
phi lao phòng hộ.Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời gian tới mực nước biển
dâng cao, mưa bão lớn với triều cường mạnh có thể sẽ gây ngập tới 143,9 km2 diện
tích đất toàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu đã được
công bố, chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ Australia cảnh báo khi mực nước biển
dâng cao 1m vào năm 2010, diện tích các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh sẽ bị mất. Với
diện tích này, Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ tư trong

cả nước sau đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa Thiên
12
Huế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường giao thông nông
thôn và các công trình giao thông, đê ngăn mặn được xây dựng trước đây sẽ không còn
phù hợp nữa, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn.
Hình 1.3. Bão số 3 tại Hà Tĩnh
Nguồn:[ Vietnamnet.vn]
Đối với sức khỏe cộng đồng, BĐKH cũng đe dọa nhiều hơn đến tính mạng
người dân và nguy cơ bùng phát bệnh dịch cũng như nhiễm nhiều bệnh tật do ô nhiễm
môi trường sống là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra sự BĐKH còn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự da dạng sinh học, làm biến mất hoàn toàn một số loài thực vật và
động vật bởi hiện tượng nước biển dâng.
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN HÀ
TĨNH
Tại Hà Tĩnh thời gian gần đây số người nhập viện những ngày gần đây tăng từ
30 đến 40% tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, TP Hà Tĩnh và các bệnh viện tuyến huyện.
Trong số người nhập viện, trẻ em dưới năm tuổi và người già chiếm nhiều nhất. Tại
Khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện mỗi ngày có 70 cháu
nhập viện, trong đó bệnh viện huyện Ðức Thọ có 30 cháu vào điều trị bệnh viêm
đường hô hấp, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Bệnh viện đa khoa thành phố mỗi ngày tiếp
nhận 60 người vào điều trị viêm da, tăng huyết áp, suy nhược cơ thể. Tại Bệnh viện
điều dưỡng - phục hồi chức năng số người nhập viện tăng 40%, phần lớn bị tăng huyết
áp, tai biến mạch máu não. Nguyên nhân người bệnh tăng đột biến do nắng nóng gay
gắt kéo dài làm nhiều người giảm sút sức khỏe, vượt quá sức chịu đựng của người cao
tuổi, giảm sức đề kháng với bệnh tật, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch,
13
tăng huyết áp, viêm phổi. Ở khu vực nông thôn thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cũng
là một nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Đối với tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu trở lại nhiều loại dịch bệnh cũ
như dịch tả, thương hàn … Đặc biệt là sau các trận lũ, hạn hán tình hình dịch bệnh

ngày càng phức tạp diến ngày càng phức tạp khó kiểm soát. Nước lũ ngập sâu nhiều
ngày qua sau cơn bão số 3, đã làm cho hàng trăm xác súc vật chết trôi nổi trên sông,
suối, ao hồ, đường làng, ngõ xóm… nay gặp nắng lên bốc mùi hôi thối thẩm thấu vào
nước vào đất, rồi mùi bùn non sau lũ hôi tanh nồng nặc… khiến cho môi trường vùng
rốn lũ ở Hương Khê, Vũ Quang đang bị ô nhiễm nặng nề. Các loại dịch bệnh như, đau
mắt đỏ, nước ăn chân, tiêu chảy đã bắt đầu xuất hiện hoành hành ghê gớm tiếp tục
“quật” kiệt sức người dân nghèo nơi đây. Theo thống kê bước đầu, toàn huyện Hương
Khê đã có tới 1.707 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, trong đó xã Hà Linh có đến 210
trường hợp, Hòa Hải 300, Phương Mỹ 45, Hương Giang 110, Hương thuỷ 30… riêng
bệnh ngoài da như viêm da, nước ăn chân đã có 1.458 trường hợp, trong đó xã Phương
Mỹ 300 trường hợp, Hà Linh 235, Hoà Hải 150, Hương Trạch 110, Hương Thuỷ 60 và
118 trường hợp bị bệnh tiêu chảy. Trong khi đó tại huyện Vũ Quang số trường hợp
mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm da, nước ăn chân cũng đang tăng lên từng ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ toàn huyện đã có 507 trường hợp bị bệnh đau mắt
đỏ, tập trung chủ yếu ở xã Đức Hương với 127 trường hợp, Hương Minh 13 trường
hợp, riêng bệnh ngoài da như viêm da, nước ăn chân có hơn 800 trường hợp, tập trung
ở xã Đức Hương với 400 trường hợp và Đức Bồng 350… Tại huyện Đức Thọ cũng có
315 trường hợp bị đau mắt đỏ, 118 trường hợp bị nước ăn chân và 62 trường hợp bị
viêm da…
Hình 1.4. Bão, lũ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân
Nguồn:[ vietnamnet.vn]
14
Toàn xã Phúc Trạch có hơn 1.000 giếng nước đều bị lũ nhấn chìm, sau khi nước
đã rút để lại thực trạng bị nhiễm bẩn, nhiễm sắt trầm trọng, người dân ở đây chưa thể
sử dụng được nguồn nước này. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ thiếu đói trên địa bàn trong
thời gian tới sẽ rất nan giải, toàn xã có 1.600 hộ dân, thì 100% đều sống bằng nghề
nông nghiệp, cơn lũ đi qua đã cuốn trôi hàng chục tấn lúa, gạo. Xã Phương Mỹ, huyện
Hương Khê nằm bên cạnh hạ lưu của con sông Ngàn Sâu, là một trong số 17 xã bị
ngập lụt và chịu thiệt hại nặng nề nhất do lũ gây ra. Sau lũ, mọi con đường dẫn vào xã
bị nhiều lớp đất bùn đùng đục đặc quánh bao bọc, hai bên đường cỏ, cây cũng bị bùn

bám riết… nay gặp trời nắng làm cho khô biến thành bụi bay mù mịt cả một vùng. Cả
xã có gần 4.000 hộ dân với 1.500 nhân khẩu thì đều chìm sâu trong nước lũ từ 6 đến
8m, nay nước rút bao nhiêu tài sản, lúa gạo, gia súc đã bị cuốn sạch theo con nước. Rõ
ràng là sự biến đổi bất thường của thời tiết kéo theo mưa bão đã, đang và sẽ kéo theo
nhiều hệ lụy về an ninh lương thực, gia tăng số hộ nghèo. Tất yếu của vấn đề trên là
sức khỏe của người dân càng có thêm nhiều mối đe dọa.
Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cũng đã xuất hiện ở Hà Tĩnh bùng phát rất nhanh
sau lũ, đặc biệt là các cư dân bên bờ biển làm hàng chục người ở huyện Lộc Hà, Thạch
Hà, Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh mắc bệnh. Mặc dù Hà Tĩnh được Cục Y tế dự phòng (Bộ
Y tế) trợ lực dập dịch nhưng số bệnh nhân tiêu chảy cấp, các ổ dịch vẫn tăng nhanh.
Dịch tiêu chảy cấp đã lan đến 11 xã của 3 huyện và 1 thành phố với lên trên 42 người
mắc bệnh sau cơn bão số 3 vừa qua (số liệu thống kê chưa đầy đủ).
Bảng 1.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh
Tả
Thương
hàn
Hội
chứng lị
Tiêu chảy
Sốt xuất
huyết
Sốt rét
2001
M 5977
C
2002 M 5065
C
2003
M 4 3595 14662 367 4179
C

2004
M 21 3206 10507 27 3235
C
2005
M 3957 10971 166 2826
C
2006
M 4 2667 9608 404 2395
C
2007
M 2584 7724 107 2367
15
C
2008
M 23 2642 7379 151 2134
C
2009
M 2532 8001 263 2311
C
2010
M 1513 4150 921 2369
C
Nguồn:[Sở Y tế Hà Tĩnh]
Tại Hà Tĩnh, sau cơn bão số 3 dịch sốt xuất huyết bùng phát trên toàn tỉnh. Sau
hơn 3 tháng phát dịch, theo báo cáo của ngành y tế tỉnh Hà Tỉnh, đến nay dịch sốt xuất
huyết đã xuất hiện ở 8/12 huyện, thị và có 524 ca bị mắc sốt. Đây được xem là một
trong những năm mà dịch sốt xuất huyết kéo dài, số lượng địa phương và số lượng
bệnh nhân mắc sốt với số lượng cao nhất. Một số huyện có tỷ lệ số bệnh nhân mắc sốt
xuất huyết cao như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc… Nguyên nhân chính khiến dịch
sốt xuất huyết xuất hiện, lây lan bùng phát nhanh, và kéo dài là do Hà Tĩnh từng có

nhiều đợt dịch sốt xuất huyết, nên tồn tại nhiều ổ dịch cũ cùng với hậu quả của cơn
bão số 3 như: thời tiết mưa nắng bất thường với độ ẩm lớn, lượng nước tù đọng đã làm
bùng phát lây lan dịch bệnh trên diện rộng
Những nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cảnh báo rằng một số những hậu
quả hệ trọng nhất của BĐKH là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Thiên tai, như lũ lụt,
bão và hạn hán, sẽ gia tăng do BĐKH, mang lại những hậu quả là stress, trầm cảm, suy
nhược thể chất và tinh thần.
16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ TĨNH
1.5. HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI, NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH Y TẾ
Công tác xây dựng, hoàn thiện mạng lưới y tế đã được quan tâm đầu tư có hiệu
quả. Mạng lưới y tế được quy hoạch tương đối phù hợp, khép kín mọi vùng miền đảm
bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, đáp ứng
với yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Thành lập thêm các đơn vị: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Pháp y tỉnh; Nâng cấp Trạm Mắt lên Trung tâm
mắt tỉnh. Thành lập triển khai dự án xây dựng Bệnh Viện Tâm Thần Hà Tĩnh;
Trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, Ngành Y tế đã phối hợp với
các Sở, ngành liên quan tham mưa cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của
Trung ương, trái phiếu Chính phủ để xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhiều cơ sở
y tế đã xuống cấp. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã huy động bằng nhiều nguồn vốn để
mua sắm hoặc liên kết lắp đặt các trang thiết bị công nghệ cao nhờ vậy công tác xét
nghiệm chuẩn đoán, điều trị kiểm soát dịch bệnh ngày càng tốt hơn.
Xây mới, phát triển các hệ thống khám chữa bệnh: BVĐK huyện Vũ Quang (70
GB), BVĐK Lộc Hà (100 GB), BVĐK Hà Tĩnh (200 GB)…
Xây mới, phát triển hệ thống Y tế dự phòng: Xây dựng mới trung tâm truyền
thông – Giáo dục sức khỏe; đang xây dựng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS,
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà
Cải tạo, mở rộng, nâng cấp BV, trang thiết bị: Triển khai dự án JBIC tại BVĐK

tỉnh với các loại trang thiết bị hiện đai, đồng bộ. Đầu tư 10 tỷ đồng nâng cấp BVĐK
Can Lộc xây mới 6 dãy nhà cao tầng với máy móc hiện đại để đáp ứng công tác chuẩn
đoán, khám chữa bệnh. Ngành Y tế Hà Tĩnh vừa đầu tư lắp đặt 7 lò đốt chất thải rắn Y
tế tại các bệnh viện đa khoa Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Thị xã
Hồng Lĩnh, Bệnh viện đa khoa cửa khẩu Cầu treo và một hệ thống xử lý chất thải lỏng
tại bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ…
1.6. NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ
Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất, môi trường thì vấn đề y đức, chuyên môn
của các y bác sỹ cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Ngành y tế cùng với cấp ủy,
chính quyền các địa phương chăm lo phát triển nguồn nhân lực nhất là đội ngũ bác sĩ,
dược sĩ đại học. Nhanh chóng bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ dân số xã, phường, thị
17
trấn đảm bảo cân đối đồng đều về số lượng và chất lượng. Công tác giáo dục chính trị,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cũng được chú trọng.
Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp thường xuyên được củng cố tổ chức
và hoạt động khá đều, có hiệu quả. Ngành y tế tiếp tục tham mưa cho cấp ủy, chính
quyền các cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác quản
lý nhà nước về y tế trên địa bàn nhất là công tác phòng chống dịch bệnh sau thiên tai
như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch sốt xuất huyết.
Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành cũng như phối hợp liên ngành và Phòng Y tế
được duy trì tăng cường. Tổ chức, bộ máy của ngành đi vào ổn định, sự phối hợp giữa
các phòng, ban chức năm Sở và các đơn vị khá nhịp nhàng có chuyển biến rõ nét.
Trong đợt lũ, lụt lịch sử tháng 10 vừa qua, trước những ảnh hưởng to lớn trên
diện rộng và thiệt hại nặng nề đối với toàn tỉnh nói chung và ngành y tế nói riêng, Sở
Y tế đã tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều văn bản, tổ chức các đoàn đến các vùng
bị ngập lụt trọng điểm kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục thiệt
hại do lũ lụt gây ra: tổ chức vận chuyển, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, nạn
nhân và sản phụ chuyển dạ đến các sở y tế đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân;
trong và sau lũ lụt, tập trung và huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thuốc, hóa
chất, máy móc trang thiết bị khắc phục hậu quả; hướng dẫn và xử lý cung cấp nước

Theo Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ, Hà Tĩnh được vay vốn ưu đãi
của Ngân hàng thế giới với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh và y tế dự phòng, đặc biệt là tuyến huyện; tăng cường khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế của người dân có khó khăn về kinh tế, góp phần nâng cao sức khoẻ
nhân dân. Các đơn vị được thụ hưởng từ Dự án bao gồm: Sở tế Hà Tĩnh; các bệnh
viện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; các Trung tâm Y tế dự phòng các
huyện: Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; trường cao đẳng y tế; cán bộ y
tế tuyến huyện trong toàn tỉnh; người dân, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý mang lại nhiều lợi ích cho cả
phía bệnh viện lẫn bệnh nhân. Sau hơn 1 năm triển khai ứng dụng phần mềm Medisoft
vào công tác quản lý đã giúp công tác quản lý của BVĐK tỉnh chặt chẽ hơn, giám sát
tốt, tiết kiệm nhân lực.
Trong năm 2009, ngành y tế Hà Tĩnh đã từng bước ổn định các hoạt động, duy
trì và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Công tác phòng chống dịch bệnh,
phòng chống thảm hoạ thiên tai và thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả
tốt. Đã khống chế và dập tắt kịp thời dịch cúm A (H1N1), cúm A (H5N1), dịch tiêu
chảy cấp nguy hiểm, dịch sốt xuất huyết và một số dịch bệnh khác. Các bệnh xã hội và
bệnh dịch nguy hiểm như phong, lao, sốt rét ký sinh trùng được quản lý, giám sát chặt
18
chẽ. . Chương trình phòng chống HIV /AIDS được đánh giá là tỉnh có hoạt động đạt
kết quả tốt nhất trong cả nước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn
20,06%. Về công tác khám, chữa bệnh các đơn vị KCB đã bám sát mục tiêu, nội dung
đề án nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 cho
nên đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
1.7. HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN
Hệ thống Trung tâm Y tế dự phòng và các cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã, đang và
sẽ sẵn sàng triển khai các phương án kịp thời ứng phó với dịch bệnh; hạn chế tối đa
những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Dịch bệnh sau lũ diễn biến hết sức phức tạp; số
người mắc liên tục thay đổi và ngày một tăng cao. Trước tình hình đó, ngành y tế và
các địa phương đã tích cực và quyết liệt vào cuộc. Đặc biệt, công tác y tế dự phòng

được tăng cường. Tất cả các trung tâm y tế dự phòng các huyện, thị, thành đã thành lập
Đội cơ động phòng dịch; trực 24/24 và luôn sẵn sàng các phương án ứng phó với dịch.
Riêng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, có 2 Đội cơ động, thường xuyên tăng cường và
điều động các thành viên hỗ trợ cho các địa phương. Công tác tuyên truyền, giám sát
và xử lý môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Hình 2.5. Trung tâm y tế dự phòng đang thực hiện phòng chống
dịch bệnh cúm trên gia súc
Nguồn:[ nongnghiep.vn]
Song song với các hoạt động tuyên truyền, trung tâm còn xây dựng bản cam kết
với 10 nội dung về việc thực hiện phòng chống dịch như: thực hiện ngủ màn ban ngày,
đậy kín các dụng cụ chứa nước, thu dọn vật phế thải chứa nước đến tận hộ gia đình;
tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo bà con thả cá vào các dụng
cụ chứa nước để diệt loăng quăng, bọ gậy. Ngoài nhiệm vụ trực 24/24h ở trung tâm,
đối với các xã có dịch, Trung tâm cử cán bộ giám sát thường xuyên hàng ngày, các xã
chưa có dịch tiến hành kiểm tra giám sát hàng tuần. Đồng thời phát huy tối đa hiệu quả
19
hoạt động của mạng lưới CTV, y tế thôn bản trong việc thông tin kịp thời tình hình,
diễn biến của dịch bệnh. Bên cạnh chuẩn bị cơ số thuốc cần thiết, ở bệnh viện huyện
cũng đã thành lập đội cấp cứu cơ động để kịp thời tăng cường cho tuyến xã.
Tước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế đã triển khai cuộc họp
với các đơn vị liên quan, đưa ra biện pháp khống chế dịch sốt xuất huyết. Trung tâm y
tế dự phòng Hà Tĩnh khẩn trương thống kê số người mắc sốt xuất huyết, phân loại
từng bệnh nhân, hướng dẫn cán bộ y tế xã có phác đồ điều trị thích hợp; khoanh vùng,
theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch để có biện pháp phòng ngừa dịch, không để lây sang
địa phương khác. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, ngành y tế đã vào cuộc một
cách quyết liệt. Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh; các TTYTDP huyện, thị
bám sát địa bàn, nhất là các vùng điểm, phối hợp với các địa phương triển khai các
biện pháp phòng chống. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện đã kịp thời
chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với biện pháp mạnh, tập trung xử lý
vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, diệt bọ gậy, hướng dẫn bà con cách chủ động

phòng chống.
Ngoài ra, ngành cũng luôn sẵn sàng phương án ứng phó thu dung điều trị bệnh
nhân rất chu đáo. Có kế hoạch dự trữ thuốc, dịch chuyền, kể cả dịch cao phân tử (dự
phòng cho bệnh nhân nặng) và có Đội cấp cứu ngoại viện luôn trực 24/24… với mục
tiêu cao nhất là không để bệnh nhân tử vong.
20
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA, BỔ SUNG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NHẰM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG
VỚI CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA BĐKH TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
1.8. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TOÀN CẦU
1.8.1. Bối cảnh quốc tế
Hai năm kể từ khi báo cáo Hội nghị Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)
đưa ra những đánh giá mới nhất về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, 26 nhà khoa
học từ khắp nơi trên thế giới đã đối chiếu những số liệu cùng với những kết quả quan
sát và phát hiện thấy hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Bắc cực có thể sẽ không còn
băng bao phủ vào mùa hè năm 2030 và mực nước biển có thể dâng lên quá ngưỡng
giới hạn 2 mét vào thời điểm cuối thế kỷ này. Hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, nước, nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng và sức khỏe con người. Nền kinh tế của các nước nông nghiệp sẽ bị ảnh
hưởng nặng nề vì các đồng bằng và khu vực trũng sẽ bị ngập. Ở vùng châu thổ và
đồng bằng, đường bờ biển có thể xâm lấn vài kilomet vào trong đất liền. Thủy triều
dâng cao sẽ gây ra hiện tượng bão và hạn hán thường xuyên hơn. Biến đổi khí hậu có
thể hình thành nên các hệ sinh thái không quen thuộc, trong khi các loài sinh vật ít có
khả năng thích nghi hoặc ít di cư nhất lại có nguy cơ tuyệt chủng. Theo nghiên cứu của
Diễn đàn Nhân đạo toàn cầu (GHF) công bố cuối tháng 5.2009, biến đổi khí hậu cướp
đi sinh mạng của khoảng 315 nghìn người và ảnh hưởng tới 325 triệu người/năm. Ước
tính, sự đói nghèo, dịch bệnh và thảm hoạ - hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) -

còn nâng số người thiệt mạng và ảnh hưởng lên gấp đối vào năm 2030. BĐKH còn
làm thiệt hại hơn 12 tỉ USD/năm và dự kiến tăng thành 340 tỉ USD/năm vào năm
2030. GHF cho biết những nước nghèo nhất thế giới, vốn rất ít tác động tiêu cực tới
khí hậu toàn cầu, phải chịu hậu quả nặng nề nhất.
Theo dự báo của các tổ chức kinh tế, kinh tế thế giới sẽ thoát ra khỏi cuộc
khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và tiếp tục tăng trưởng vào năm
2010 và những năm tiếp theo, sẽ tạo ra cơ hội cho nước ta có thể tận dụng để đẩy
mạnh xuất khẩu, mở rộng giao lưu kinh tế.
21
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nước biển dâng cao và tác động trực tiếp
đến Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng đồng
bằng sông Cửu long và là nguy cơ để các dịch bệnh phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bước nhảy
vọt, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát
triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh
chóng và sâu sắc đời sống vât chất, tinh thần và xã hội. Những phát minh khoa học áp
dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng nhiều, nhu cầu
được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cũng tăng theo.
Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về
trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn. Khoa học-công
nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Chăm sóc sức khỏe
góp phần ngày càng quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu
xã hội hiện đại và ngược lại nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày một cao và đa
dạng.
1.8.2. Bối cảnh trong nước
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của các
khối không khí cực đới khô, lạnh từ phía Bắc tràn xuống về mùa đông và các khối
không khí nóng ẩm từ phía Nam đi lên về mùa hè. Vì vậy, khí hậu vừa mang tính chất
ôn đới vừa mang tính chất nhiệt đới với những biến động lớn trong năm cũng như giữa
các năm, tạo ra những dị thường về thời tiết.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu thì vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm ở nước ta tăng khoảng 2,30C, tổng lượng mưa hàng năm và lượng mưa mùa mưa
tăng trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ
75cm-1m so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Cũng theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Chiến lược) đang được Bộ
Tài nguyên và Môi trường dự thảo, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng
40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3%
diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí
Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực
tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là
nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cho việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Giai đoạn 2011-2015, chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng phát
triển nhanh và bền vững. Tăng cường, chủ động hội nhập và tích cực khai thác tiềm
năng lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng. Gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên
22
môi trường, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành trong điều kiện tồn tại
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành Y tế Việt Nam tiếp tục xây dựng một hệ thống y tế
theo định hướng đảm bảo công bằng, hiệu quả và phát triển trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường, đẩy mạnh xã hội hóa, tự chủ, tự hạch toán tại các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập và đẩy mạnh phát triển y tế tư nhân. Phát triển hệ thống y tế Việt Nam theo
hướng tăng cường xã hội hóa công tác y tế trong đó y tế nhà nước đóng vai trò chủ
đạo; từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với
chất lượng ngày càng cao, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội; hướng tới sự công
bằng và hiệu quả trong cung cấp và sử dụng các dịch vụ y tế.
Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, bên cạnh các hành động quyết liệt, khẩn
trương, đồng bộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, đòi hỏi cấp thiết Việt Nam cần phải có

một định hướng ở tầm quốc gia với tầm nhìn xuyên thế kỷ, làm cơ sở cho các chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các ngành, lĩnh vực liên
quan.
1.8.3. Một số khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe tại Hà Tĩnh
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dẩn đến
nguy cơ về lụt bão, nước dâng, điều kịên vệ sinh môi trường trong mùa nước nổi tuy
có nhiều cải thiện nhưng chưa được giải quyết triệt để, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa
được kiểm soát chặt chẽ là điều kiện để các dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát.
- Mô hình bệnh tật địa phương có nhiều biến đổi, bên cạnh các bệnh nhiễm
trùng, một số bệnh không nhiễm trùng, truyền nhiễm khác ngày càng có chiều hướng
phát triển. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là cơ hội cho ngành Y tế phát
triển, tuy nhiên cũng có không ít khó khăn, thách thức: những nguy cơ lây truyền các
dịch bệnh nguy hiểm, các dịch bệnh mới diễn biến khó lường.
- Khó khăn lớn của ngành Y tế là phải đảm bảo công bằng, hiệu quả trong chăm
sóc sức khỏe và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Điều chỉnh cơ chế tài
chính theo hướng công bằng trong khi khả năng đầu tư công còn hạn chế.
- Các nguồn đầu tư của nhà nước cho y tế còn hạn hẹp, sự huy động các nguồn
lực từ cộng đồng chưa ổn định, quy mô dân số tiếp tục tăng, bảo hiểm y tế ngày càng
phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao và đa dạng, tạo
sức ép vế đáp ứng các dịch vụ y tế.
- Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị ảnh hưởng thiên tai
còn nhiều khó khăn, tình trạng sức khỏe của nhân dân không đồng đều giữa các vùng.
23
- Số lượng đội ngũ cán bộ y tế nhìn chung tuy có gia tăng so với giai đoạn
trước, tuy nhiên nguồn nhân lực y tế vẫn còn yếu và thiếu đặc biệt tại các vùng còn
khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc, lĩnh vực y tế chuyên
sâu, y tế dự phòng.
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, phương thức quản lý
tuy đã được đổi mới song chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.9. ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA, BỔ SUNG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI CÁC
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA BĐKH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh được thực
hiện trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, biến đổi khí hậu,
dịch bệnh diễn biến khó lường. Bên cạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế,
ngành y tế, chăm sóc sức khỏe người dân vẫn còn những hạn chế, yếu kém chậm được khắc
phục. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, Hà Tĩnh cần phải có những giải pháp
kịp thời nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến các
ngành và lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong
giai đoạn tới. Trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với các ngành
lĩnh vực cần lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với lĩnh vực y tế,
chăm sóc sức khỏe cộng đồng cần xây dựng một hệ thống chính sách chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, đảm bảo quyền lợi của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trên địa
bàn tỉnh. Trước thực trạng đó cần đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu và thích ứng với các ảnh hưởng tiêu cực
của BĐKH trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đối với kế hoạch,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới cần bổ sung, tập trung
vào một số giải pháp chiến lược liên quan đến các lĩnh vực sau:
1.9.1. Phát triển khoa học - công nghệ:
Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình
phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh
năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh
đó cần đẩy mạnh nghiên cứu - triển khai, ứng dụng công nghệ; phát triển hợp lý, đồng
bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng
phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển kinh tế
24

×