Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

luận văn quản trị chất lượng Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 90002000 tại Công ty xây dựng Công trình thuỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.31 KB, 67 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Mọi doanh nghiệp nước ta hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này quy định tính
chất hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức pháp lý. Trong quá
trình hội nhập và phát triển, môi trường kinh doanh sẽ càng ngày càng vượt qua
khuôn khổ nền kinh tế quốc dân hoà nhập vào môi trường khu vực và môi
trường quốc tế. Không gian càng rộng bao nhiêu thì các yếu tố môi trường càng
dễ biến động bấy nhiêu. Doanh nghiệp phải vận động và phát triển trong môi
trường kinh doanh biến động không ngừng. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là
lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua các biến động khi dữ dội, lúc êm đềm của
môi trường ngày càng được toàn cầu hoá để đưa doanh nghiệp ngày càng phát
triển. Chính vì vậy mà Quản trị kinh doanh ngày càng phát triển, việc nghiên
cứu cũng như áp dụng các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại ở nước ta
đang thực hiện dần dần, từng bước.
Việc tăng trưởng mức đầu tư cũng đồng nghĩa với nhịp độ xây dựng cơ bản
tăng lên, công trình giao thông và cơ sở hạ tầng được mở rộng, nhiều khu công
nghiệp, đô thị mới sẽ thu hút và tạo nhiều việc làm cho ngành xây dựng. Đặc
biệt với ưu thế của chiều dài bờ biển và các cửa sông có đủ điều kiện mở
thương cảng, tạo khả năng khai thác các dự án đầu tư khu công nghiệp và phát
triển đô thị hoá khu dân cư, đã hứa hẹn những tiềm năng về thị trường xây dựng
công trình thuỷ.
Các doanh nghiệp xây dựng đã có sự chuẩn bị tiềm năng để đón nhận
những vận hội mới nhưng không phải không có những khó khăn, bởi cùng với
nhịp độ tăng trưởng nhanh về đầu tư xây dựng, ngày càng xuất hiện nhiều tập
đoàn Liên doanh, Tổng công ty, Công ty xây dựng trong nước và quốc tế với
những lợi thế về tiền vốn, thiết bị công nghệ tiên tiến, trình độ kỹ thuật thi công
cao Do vậy sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và quyết liệt hơn.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Thực tế cho thấy trong cơ chế thị trường, bên cạnh những doanh nghiệp
thích ứng đứng vững mạnh trong cạnh tranh và phát triển vẫn còn nhiều doanh


nghiệp hoạt động thua lỗ, không hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước ta chủ trương đẩy
mạnh công cuộc cải cách toàn diện, phát huy và nâng cao nội lực doanh nghiệp
nhà nước để thành phần doanh nghiệp nhà nước đảm nhận được vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt ở những ngành kinh tế quan trọng.
Công ty Xây dựng Công trình thuỷ là một trong những doanh nghiệp không
ngừng vươn lên trong cơ chế thị trường trong mấy năm gần đây. Quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Công trình thuỷ gắn liền với sự
đổi mới về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý, mở rộng hợp tác đầu tư, giữ
trọng uy tín và làm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, trích nộp đủ ngân
sách Nhà nước và có lợi nhuận.
Sự cạnh tranh từ thị trường, các yêu cầu của khách hàng và luật định cùng
với các mong đợi từ xã hội đang tác động lên kinh doanh. Hình ảnh của tổ chức
và sự tồn tại và phát triển không những chỉ phụ thuộc và chất lượng sản phẩm
và dịch vụ mà còn liên quan đến sự cam kết của tổ chức đó và các thành quả đạt
được liên quan đến việ bảo vệ môi trường, sức khoẻ, an toàn từ khía cạnh xã
hội, đạo đức kinh doanh.
Để từng bước nâng cao và hoàn thiện công tác chất lượng trong sản xuất
cùng công tác quản lý; nhằm đáp ứng với xu thế phát triển chung của xã hội và
để có cơ sở hoà nhập với kinh tế khu vực thì giải pháp cơ bản để thực hiện mục
tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với khách hàng, tăng thêm hình ảnh của
doanh nghiệp với khách hàng, với xã hội là xây dựng hệ thống quản trị định
hướng chất lượng và hoạch định chất lượng theo phương châm phòng ngừa.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng
trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện hệ thống quản trị chất
lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 tại Công ty xây dựng Công trình thuỷ"
để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty xây dựng Công trình thuỷ.
Chương II: Xây dựng và vận hành HTQTCL theo bộ Tiêu chuẩn ISO 9000:

2000 tại Công ty Xây Dựng Công trình thuỷ
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTQTCL theo bộ tiêu chuẩn
ISO 9000:2000.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XD CÔNG TRÌNH
THỦY
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Công ty xây dựng Công trình thuỷ là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Bộ giao thông vận tải. Được
thành lập theo quyết định số 1445/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải
ngày 19/7/1993.
Tên giao dịch quốc tế : “VIETNAM WATER ENGINEERING
CONSTRUCTION CORPORATION”
Viết tắt: VIWECO
Mã số ngành kinh tế kỹ thuật: 25
Địa chỉ: số 24 - Phạm Minh Đức, Q. Ngô Quyền, TP Hải phòng.
Điện thoại: 846464 Fax: 826429
Tài khoản: 7301-0023I
Ngân hàng: Đầu tư và phát triển Hải Phòng
Đại diện pháp nhân doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Sinh
Giấy phép kinh doanh số: 109294 ngày 29/9/1993 do trọng tài kinh tế Hải
Phòng cấp.
Theo Quyết định số 1445/QĐ/TCCB-LĐ ngày 19 tháng 7 năm 1993 của Bộ
Giao thông vận tải.
Vốn kinh doanh: 3.954 triệu đồng
Trong đó:
• Vốn cố định: 2.930 triệu đồng
• Vốn lưu động: 1.024 triệu đồng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bao gồm các nguồn vốn:

• Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 2.881 triệu đồng
• Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 573 triệu đồng
• Vốn vay: 500 triệu đồng.
Công ty xây dựng công trình thuỷ tiền thân là: Công trường xây lắp nhà
máy đóng tầu Hải Phòng trực thuộc Cục công trình Bộ giao thông vận tải- Bưu
điện và thuỷ lợi. Mùa hè năm 1959 gần hai nghìn con người đã được tập hợp về
để cùng nhau thành lập Công trường xây lắp nhà máy đóng tầu Hải Phòng. Năm
năm lao động quên mình (1959-1965) đứa con đầu lòng của ngành cơ khí miền
Bắc đã được tập thể cán bộ công nhân viên Công trường xây lắp nhà máy đóng
tầu Hải Phòng góp sức tạo nên.
Từ ngày đầu thành lập đến nay đã 45 năm Công ty xây dựng Công trình
thuỷ đã trải qua rất nhiều đơn vị trực thuộc và có nhiều tên gọi:
Từ năm 1965-1979: Công ty Công trình thuỷ trực thuộc Cục vận tải đường
biển và Tổng cục đường biển - Bộ giao thông vận tải.
Từ 1979-1983: Xí nghiệp Liên hợp các Công trình đường biển trực thuộc
Tổng cục Đường biển- Bộ giao thông vận tải.
Từ năm 1983-1985: Xí nghiệp Liên hợp Công trình Giao thông 1 trực thuộc
Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Công trình giao thông 1.
Từ năm 1985-1987: Xí nghiệp xây dựng cầu Cảng 10 trực thuộc Liên hiệp
các Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông 1.
Từ 1987-1989 Công ty Xây dựng đường biển trực thuộc liên hiệp Hàng hải
Việt Nam.
Từ 1989-1991: Xí nghiệp Liên hợp Công trình thuỷ trực thuộc Bộ GTVT.
Từ 1991-1993: Tổng Công ty XD Công trình thuỷ trực thuộc Bộ GTVT.
Từ 1993-1994: Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Bộ GTVT.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Từ 1994-1996: Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Cục Hàng hải Việt
Nam.
Từ 1996 đến nay: Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Tổng Công
ty xây dựng công trình giao thông 1.

Bốn mươi lăm năm là chặng đường với bao gian truân vất vả. Tuy có rất
nhiều tên gọi và trực thuộc nhiều Đơn vị khác nhau nhưng Công ty luôn giữ
vững các ngành nghề truyền thống: xây dựng công trình thuỷ, đồng thời mở
rộng sang các ngành nhề khác mà Công ty có khả năng. Hơn bốn mươi năm làm
nghề xây dựng công trình thủy là thời gian đủ để tích góp kinh nghiệm và khẳng
định tên tuổi của mình trong ngành xây dựng cảng. Công ty ra đời từ rất sớm, là
đứa con đầu tiên của nghề xây dựng cảng, qua hơn bốn mươi năm phấn đấu
không ngừng nghỉ, đến nay năng lực của Công ty đã có những bước phát triển
nhất định đáng tự hào. Từ một vài kỹ sư ở ngày đầu thành lập, đến nay Công ty
có 104 kỹ sư đủ ngành, trung cấp kỹ thuật 102 người, cử nhân 36 người và trên
543 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Nếu năm 1989 là năm đầu thực hiện cơ
chế theo nền kinh tế thị trường, tổng giá trị sản lượng: 1,3 tỷ 403 triệu đồng; nộp
ngân sách: 206 triệu đồng; lương bình quân của người lao động: 60 ngàn đồng
một người mỗi tháng thì tới năm 2002, tổng giá trị sản lượng là: 81 tỷ 230 triệu
đồng (tăng gấp 23 lần), nộp ngân sách 3 tỷ 990 triệu đồng (tăng gấp 19 lần);
lương bình quân của người lao động: 820 ngàn đồng mỗi người mỗi tháng (tăng
gấp 13 lần).
Bốn mươi lăm năm, chặng đường không hẳn là dài, nhưng không hề ngắn,
là chặng đường phấn đấu không ngừng nghỉ, tự vươn lên chính mình để tồn tại
và phát triển. Nghề xây cảng là nghề nhọc nhằn, công việc phải theo con nước,
nên khi nước ròng, dẫu là đêm cũng ra hiện trường, bất chấp giờ giấc, thời tiết
nóng lạnh, gió mưa Bốn mươi lăm năm phát triển và trưởng thành, hơn mười
năm trong cơ chế của nền kinh tế thị trường Công ty xây dựng Công trình thuỷ
vẫn tồn tại và phát triển đã khẳng định năng lực điều hành, năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ và năng lực thi công của công nhân Công ty.
X.N
KIếN TRúC
X.N
CƠ GIớI T.C
X.N SửA

CHữA T.Bộ
CÔNG TRƯờNG 1
Phòng K.tế
kỹ thuật
Phòng q.lý
Vật tƯ, thiết bị
Phòng TCLD &
TIềN LƯƠNG
PHòNG
T.CHíNH K.TOáN
văn
phòng
Ban giám đốc
công ty
X.N
c.T THủY I
X.N
c.T THủY II
X.N
c.T THủY III
X.N
c.T THủY IV
Chuyên đề tốt nghiệp
Huõn chng Khỏng chin hng nhỡ, hai huõn chng Lao ng hng nht,
v nhiu phn thng cao quý khỏc m ng v Nh nc trao tng, nhiu cụng
trỡnh ln ó c B Xõy dng v Cụng on Xõy dng Vit Nam tng huy
chng vng cht lng cao l s ghi nhn v ỏnh giỏ cụng lao ca cụng ty
qua 45 nm xõy dng, phỏt trin v trng thnh.
II. S C CU T CHC CA CễNG TY
1. S c cu t chc

Ghi chỳ: Quan h trc tuyn
Quan h chc nng
H thng qun tr ti cụng ty xõy dng cụng trỡnh thu l h thng qun tr
kiu trc tuyn - chc nng cú c trng c bn l va duy trỡ h thng trc
tuyn va kt hp vi vic t chc cỏc b phn chc nng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2. Chức năng và nhiệm vụ
• Giám đốc Công ty:
Là người đứng đầu doanh nghiệp chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước và
pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách về quản lý nhân lực, quản lý
tài chính, Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và các Xí
nghiệp thành viên. Trực tiếp chỉ đạo 04 phó giám đốc làm đúng theo chức năng
và nhiệm vụ của mình.
• Các Phó giám đốc:
- PGĐ phụ trách nội chính
- PGĐ phụ trách quản lý vật tư, thiết bị;
- PGĐ phụ trách kỹ thuật;
- PGĐ phụ trách sản xuất.
• Bộ phận kinh doanh:
Các trưởng phòng kinh doanh thực hiện nhiệm vụ chính của phòng ban
mình và trực tiếp thực hiện các yêu cầu do Ban giám đốc yêu cầu.
• Phòng kinh tế kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch về giá trị sản lượng, tiếp cận thị
trường, xây dựng để tổ chức việc đấu thầu công trình, giao khoán cho các Xí
nghiệp, đôn đốc kiểm tra giám sát việc tổ chức thi công các công trình theo đúng
tiến độ - chất lượng và làm tốt công tác nghiệm thu, bàn giao và quyết toán, bàn
giao các công trình.
• Phòng Vật tư, thiết bị :
Tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng phương tiện thiết bị theo đúng quy
trình, quy phạm, tận dụng tối đa công xuất và thời gian sử dụng thiết bị. Xây

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
dựng kế hoạch sửa chữa phương tiện thiết bị, phục vụ sản xuất kịp thời. Tổ chức
giám sát, sử dụng vật tư đảm bảo chất lượng, đúng định mức quy định.
• Phòng Tổ chức Lao động:
Tổ chức việc quản lý, sử dụng lực lượng lao động theo Bộ luật lao động. Xây
dựng kế hoạch quỹ tiền lương, tiền thưởng và sử dụng đúng mục đích. Thực
hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động.
• Phòng Tài chính Kế toán:
Công tác chủ yếu là quản lý các nghiệp vụ kinh doanh của toàn công ty,
quản lý toàn bộ số vốn, nguồn vốn kinh doanh, quản lý việc chi trả lương,
thưởng cho CBCNV.
• Phòng hành chính văn phòng:
Công việc chính là Giúp cho Giám đốc tổ chức thực hiện công tác hành
chính, ytế, đời sống, công tác thi đua khen thưởng, công tác tự vệ bảo vệ.
• Các xí nghiệp thành viên:
- Xí nghiệp công trình thuỷ I - Số 3 - Lương văn Can - Hải phòng.
- Xí nghiệp Công trình thuỷ II - Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xí nghiệp Công trình thuỷ III - Đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền, HP.
- Xí nghiệp Công trình thuỷ IV - Ngõ 201 đường Ngô Quyền, Hải Phòng.
- Xí nghiệp Kiến trúc - số 123, Đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền, HP.
- Xí nghiệp Cơ giới thi công - Đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền , HP.
- Xí nghiệp Sửa chữa thuỷ bộ - Đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền , HP
- Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư - Số 311 Đà nẵng-Hải phòng.
- Công trường 1 - Số 312 Đà nẵng-Hải phòng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG GIAI
ĐOẠN 2002 - 2006
1. Cơ cấu sản phẩm và thị trường
Cơ cấu sản phẩm của Công ty Xây dựng Công trình thuỷ mang đặc thù của
của doanh nghiệp xây dựng trong hoàn cảnh chung. Cơ cấu sản phẩm được thể

hiện qua số liệu các năm từ 1999-2003.
Bảng 1: Cơ cấu sản phẩm
Đơn vị : 1.000 VNĐ
Lĩnh vực kinh doanh Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
- Xây lắp (xây dựng)
51.000.37
5
62.349.45
2
70.965.09
3
79.733.57
1
98.515.400
- Sửa chữa công
nghiệp
1.845.471 1.213.005 1.138.000 1.496.951 4.556.046
- Dịch vụ - - - - -
Tổng g.trị sản lượng
52.845.84
6
63.564.45
7
72.103.09
3
81.230.52
2
103.071.44
6
Từ số liệu trên ta thấy sản phẩm xây lắp chiếm một tỷ trọng cao trong cơ

cấu sản phẩm. Sửa chữa công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chủ yếu là sửa chữa
thiết bị, phương tiện thi công, chế tạo các sản phẩm cơ khí như đà, giáo, cốp
pha, kết cấu thép phục vụ cho công tác thi công xây lắp công trình mà Công ty
đảm nhận.
Trưởng thành từ công trình: “Xây dựng, cải tạo và mở rộng cảng Hải
Phòng, cảng Vật Cách, cảng Chùa Vẽ bên bờ sông Cấm:” đến nay người thợ của
Công ty Công trình thuỷ đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Thị trường
trong cả nước đều biết đến tên tuổi của Công ty. Cán bộ công nhân viên của
Công ty đã có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng và sửa chữa cảng Sài
Gòn. Họ có mặt ở Bình Định để làm cảng Quy Nhơn. Họ có mặt ở Nhật Lệ
(Quảng Bình). Và họ đã đến Đông Hà (Quảng Trị), Cửa Sót (Hà Tĩnh), Cửa Lò
(Nghệ An), Cái Lân (Quảng Ninh), v.v Hầu như trên mọi miền của đất nước
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đều có dấu chân của người thợ thuộc Công ty xây dựng công trình thủy. Họ xây
dựng cầu tàu và lắp đặt hệ thống dầm thép ở mỏ cát đảo Vân Hải, làm bến bốc
vật tư và cầu xuất xi măng cho nhà máy xi măng Hoàng Thạnh; xây dựng cảng
than nội địa ở Cửa Ông. Làm cảng than nhà máy nhiệt điện Phả Lại, cảng tiếp
nhận vật tư cho nhà máy thủy điện Hòa Bình Công trình này xong lại đến với
công trình khác. Công trình quy mô, nhiều vốn, làm; mà công trình nhỏ, ít vốn,
cũng làm. Công trình thủy, là loại công trình công ty có thâm niên, nhiều kinh
nghiệm, làm; các công trình khác, cũng dám nhận.
Mười năm gần đây Công ty lại càng tích cực mở rộng địa bàn hoạt động,
tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình trong cả nước. Đó là cảng
Khánh Hội (Sài Gòn), cảng Ba Ngòi, quân cảng Nha Trang (Khánh Hòa), cảng
Quy Nhơn (Bình Định), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bến I cảng Cửa Việt (Quảng
Trị), bến cảng số 3 Cửa Lò (Nghệ An), cảng xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa),
Bến số I, bến số II cảng Hải Thịnh (Nam Định), bến số I Diêm Điền (Thái
Bình). bến 1 cảng Cái Lân (Hòn Gai) và hàng chục các cảng chuyên dùng khác.
Ngoài làm cảng, công ty còn làm đường. Đã tham gia thi công quốc lộ 5, đã và
đang tham gia thi công các cầu và đường trên tuyến quốc lộ I. Vừa xây dựng

cảng vừa chuyển sang làm cầu và làm đường là hướng đi đúng để phát triển và
tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
2. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận, đóng góp ngân sách và thu
nhập CBCNV
Các kết quả về doanh thu lợi nhuận, đóng góp ngân sách và thu nhập của
cán bộ công nhân viên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu (2002-2006)
Đơn vị: 1.000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Giá trị sản lượng 52.845.84
5
63.564.45
7
72.103.09
3
81.230.52
2
103.071.44
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2. Doanh thu sau thuế 43.532.40
8
52.623.91
0
65.467.87
5
49.073.52
3
75.812.76
8

3. Lợi nhuận SXKD 876.720 908.961 959.025 637.863 705.094
4. Nguồn vốn CSH 11.076.61
5
11.604.49
7
11.940.93
3
12.169.89
6
10.606.04
1
5. Nộp ngân sách 1.759.000 2.878.000 3.589.000 3.990.000
6. Tổng số lao động 822 818 814 784 746
- Trực tiếp 657 657 639 615 581
- Gián tiếp 165 161 175 169 165
7. Thu nhập bình
quân
590,000 627,780 804,000 824,472 983,000
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Chương II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000 TẠI
CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
I. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG (QTCL) TẠI CÔNG TY
1. Những nhân tố bên trong
1.1 Cơ cấu tổ chức
Hệ thống quản trị tại công ty xây dựng công trình thuỷ là hệ thống quản trị
kiểu trực tuyến - chức năng có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực
tuyến vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng.
Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ

phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản
trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự phối
hợp nhất định giữa hệ thống trực tuyến và các bộ phận chức năng. Mặt khác, chi
phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định quản trị là lớn.
Cơ cấu tổ chức của Công ty có quá nhiều Xí nghiệp thành viên và phân bố
trên địa bàn khá rộng. Khi cơ cấu quá nhiều Xí nghiệp thành viên lại phân bố
trên địa bàn rộng sẽ dẫn đến khoảng cách giữa nơi ra quyết định với đối tượng
quản trị bị kéo dài, tốc độ ra quyết định chậm và có thể mang tính quan liêu.
Mặt khác, cơ cấu có Xí nghiệp thành viên luôn hàm chứa việc sử dụng nhiều
nhân viên và điều này vừa dẫn đến chi phí ra quyết định cao, lại vừa dẫn đến
chất lượng quyết định thấp do bị “nhiễu” thông tin. Các mô hình hiện đại đều
hướng tới việc giảm số lượng Xí nghiệp thành viên và đặc biệt thiết lập quan hệ
trực tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên.
Tổ chức quá nhiều cuộc họp và trong các cuộc họp lại có quá nhiều người
tham dự. Trường hợp này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng biểu hiện kết
quả chỉ là một tổ chức hoạt động kém hiệu quả.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Khoảng cách kiểm soát quá lớn. Trên phương diện lý thuyết không kiểm tra
có nghĩa là không quản trị. Một tổ chức doang nghiệp chỉ có hiệu quả nếu thiết
kế sao cho mỗi nhà quản trị có đủ khả năng kiểm soát các quyết định mà họ ban
hành, nếu ngược lại thì tổ chức doanh nhiệp kém hiệu quả.
Có nhiều mục tiêu quản trị không đạt được. Đây là biểu hiện trực tiếp nhất
của sự kém hiệu quả của tổ chức và tổ chức được xây dựng là để thực hiện các
mục tiêu mà biểu hiện ở đây là mục tiêu không đạt được trong khi vẫn phải chi
phí nuôi dưỡng tổ chức đó.
1.2 Trình độ đội ngũ lao động
∗ Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
Số lượng cán bộ của Công ty khá đông nhưng độ tuổi trên 45 chiếm tới
85%.
Công ty có 104 kỹ sư. Trong đó:

Kỹ sư công trình thuỷ 50 người
Kỹ sư cầu đường 05 người
Kỹ sư dân dụng 03 người
Kỹ sư máy 16 người
Kỹ sư Kinh tế 30 người
Trung cấp kỹ thuật 102 người
Cử nhân 36 người
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước khác hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng, các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty đều xuất phát từ môi
trường kỹ thuật. Ban Giám đốc có trình độ chuyên môn rất cao và kiến thức
thực tế rất sâu sắc nhưng năng lực tổ chức, trình độ quản lý thì rất không đồng
đều, bộ máy quản lý của Công ty và các Xí nghiệp đông, năng lực cán bộ còn
yếu, nhiều chức danh chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý và điều hành sản xuất.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng tại
Công ty. Vì một điều rằng, để đảm bảo cho mỗi chức danh quản trị kiểm soát
được toàn bộ nhiệm vụ của mình thì yêu cầu đầu tiên là phải tính toán kỹ khi
phân công nhiệm vụ quản trị cho từng chức danh. Các chức danh quản trị phải
có trình độ quản lý thích hợp với vị trí và nhiệm vụ của mình thì cơ cấu bộ máy
quản trị mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp với chi phí
kinh doanh thấp nhất.
Trong quản trị mọi hoạt động đều phải được kiểm soát, hay nói cách khác là
phải kiểm soát được mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn vậy, người phụ
trách lĩnh vực công tác phải kiểm soát được mọi lĩnh vực mà mình phụ trách,
thủ trưởng phải kiểm soát được hoạt động của mọi nhân viên dưới quyền và cuối
cùng, người được giao nhiệm vụ phải kiểm soát được mọi hoạt động liên quan
đến nhiệm vụ được giao.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế của Đảng đã nhấn mạnh: “ Phát
triển đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi thuộc nhiều tầm cỡ, từ người chủ
kinh tế hộ gia đình đến người quản lý lớn, tạo môi trường cho những người có

khả năng kinh doanh phát huy tài năng”.
Việc đào tạo và đào tạo lại độ ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ
khoa học kỹ thuật ở nước ta nói chung và ở doanh nghiệp nói riêng đang trở
thành nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược. Đây là một vấn đề sống còn đối
với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Sự yếu kém trong quản lý đã kìm
hãm sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Không có cán bộ lãnh đạo
giỏi thì không thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tốt được. Không có
cán bộ quản lý giỏi thì không quản lý được vật tư tiền vốn, tài sản của nhà nước
bị thất thoát, mặt khác không phát huy được năng lực hiện có của doanh nghiệp.
Tập thể Ban Giám đốc Công ty nhận thức sâu sắc rằng: “Công tác đào tạo
và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý là một công việc trước mắt và lâu
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
dài nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong cơ chế
thị trường đầy khắc nghiệt”
∗ Trình độ đội ngũ lao động trực tiếp
Công nhân kỹ thuật của Công ty là : 543 người
Công nhân kỹ thuật bậc 5/7 : 163 người
Còn lại là công nhân kỹ thuật bậc 3/7 và lao đông phổ thông
Xu thế phát triển kỹ thuật công nghệ hiện nay có ảnh hưởng mang tính dây
chuyền: sự thay đổi của công nghệ này kéo theo sự thay đổi của công nghệ khác,
việc xuất hiện sản phẩm mới, vật liệu mới, Vì vậy, sự phát triển của các yếu
tố kỹ thuật có tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thế giới
hiện nay, nhân tố kỹ thuật- công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trong đối với
khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp. Để trở thành doanh nghiệp lớn, phát
triển mạnh, điều tất yếu phải nắm bắt và làm chủ các kỹ thuật công nghệ cao.
Trên thực tế, Công ty xây dựng Công trình thuỷ chưa có một đội ngũ công
nhân kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu sản xuất. Lực lượng lao động của Công ty
khá đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật có chất lượng cao có thể vận hành
máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến thì lại không đủ về số lượng. Mặt khác, lực
lượng lao động có tay nghề cao của Công ty hầu hết đều đã cao tuổi, lực lượng

này chỉ có thể đáp ứng được các công việc trên địa bàn các tỉnh miền Bắc mà
chủ yếu là Hải Phòng và Quảng Ninh. Lực lượng lao động trẻ chỉ chiếm số
lượng ít nhưng lại đảm nhận một giá trị sản lượng lớn hơn nhiều. Lực lượng này
đảm nhận những công trình ở xa nhưng lại có tay nghề thấp, kinh nghiệm ít. Tất
cả các nguyên nhân này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng hệ thống quản
trị chất lượng của Công ty.
Vấn đề trước mắt đặt ra cho Công ty là cần tiến hành đào tạo lại số cán bộ
và công nhân hiện có đảm bảo có đủ trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh theo
cơ chế mới và phải đảm bảo vận hành tốt các dây chuyền công nghệ, thiết bị
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hiện đại tiên tiến tự động hoá cao. Đồng thời xây dựng quy hoạch chiến lược
phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Có kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng Xí
nghiệp, tổ đội trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh. Thực hiện quy trình thi tuyển để lựa chọn lực lượng lao động có đủ
trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ
được giao.
Tiến hành khẩn trương việc xây dựng bảng mô tả công việc, phân công
công việc, tiêu chuẩn chức danh, chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng xí nghiệp
tổ, đội sản xuất để làm cơ sở cho việc trả lương, ký kết hợp đồng lao động và
tuyển chọn công nhân viên. Điều này sẽ giúp cấp quản trị trong doanh nghiệp
phát huy được hiệu quả cao nhất. Kết quả là sẽ hình thành các cấp bộ phận quản
trị cơ sở có trình độ chuyên môn hoá nhất định.
1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cũng như rất nhiều doanh nghiệp lúc bước vào giai đoạn của nền kinh tế
mới, Công ty xây dựng công trình thủy gặp không ít khó khăn bỡ ngỡ. Một
trong những khó khăn đó là vốn, là thiết bị máy móc. Vốn tích lũy ban đầu quá
mỏng. Và thiết bị, qua nhiều năm xây dựng đã mòn hỏng, rệu rã và lạc hậu nên
hiệu suất và hiệu quả chưa cao lại cồng kềnh, nặng nề khó di chuyển, không phù
hợp với đặc điểm của ngành là thi công ở những địa hình phức tạp.
Nhận thấy để có đủ sức cạnh tranh cần thiết phải đổi mới thiết bị công nghệ

và đầu tư chiều sâu. Để đáp ứng theo yêu cầu chuyển đổi sản xuất trong những
năm gần đây Đảng ủy Công ly và Ban lãnh đạo đã đầu tư mua mới một số thiết
bị với giá trị gần 22 tỷ đồng như : khoan cọc nhồi, cần cẩu bánh xích. búa rung,
trạm trộn hê lông tươi. bơm bê tông, hệ phao nổi giá búa GB54, quả búa thủy
lực l2T, máy phát điện v.v Tuy nhiên hiện tại tỉ lệ lao động thủ công trong quá
trình thi công của Công ty còn cao. Điều này gây khó khăn rất nhiều trong việc
xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng của Công ty bởi vì việc phân chia các
cấp quản trị và xây dựng các chỉ dẫn công việc cho tất cả các bộ phận sao cho
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hợp lý, kết hợp hài hoà giữa các khâu có nhiều lao động thủ công và các khâu áp
dụng công nghệ tiên tiến là rất khó. Mặt khác, để khai thác hiệu quả các thiết bị
cũ trong khi chưa có điều kiện cải tiến công nghệ đòi hỏi phải làm tốt công tác
sửa chữa trang thiết bị thì năng lực hoạt động của công ty mới được nâng lên,
đáp ứng ngày càng tốt hơn trước những yêu cầu mới đòi hỏi trong tình hình hiện
nay.
Công ty Công trình thuỷ có diện tích đất gần 80.000m2 có bề mặt tiếp xúc
với sông Cửa Cấm gần 200m dài, Công ty rất có lợi thế về quỹ đất. Điều này là
một thuận lợi cho Công ty trong việc hoạch định chiến lược và đa dạng hoá
ngành nghề, sản phẩm. Bằng quỹ đất hiện có, nếu Công ty mở rộng được sang
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thì sẽ góp phần hạn chế tối thiểu những rủi ro của
cơ chế thị trường về sản phẩm chuyên ngành. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại
do khó khăn về nguồn vốn, các cơ chế chính sách còn chồng chéo việc mở rộng
và đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm chưa thực hiện được thì việc xây dựng
một Hệ thống quản lý chất lượng sao cho phát huy được tối đa hiệu quả của diên
tích đất sở hữu là một vấn đề không đơn giản.
1.4 Những đặc điểm về sản phẩm thị trường
Sản phẩm xây dựng Công trình thuỷ là một dạng sản phẩm đặc thù. Địa chỉ
tiêu thụ và giá trị (giá bán) đã được xác định từ khâu đấu thầu, xét chọn nhà
thầu. Vấn đề còn lại là làm cho sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng,
kỹ mỹ thuật và thời hạn mà người mua (Chủ đầu tư) đưa ra.

Như vậy, chiến lược sản phẩm, thị trường chủ yếu là nhằm mục đích chiếm
được tối đa các hợp đồng xây dựng công trình bằng giá cả chào thầu hấp dẫn,
hợp lý bằng uy tín chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần xây dựng một đội ngũ
nhân viên có trình độ nắm bắt và sử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, có kỹ
năng thiết lập hồ sơ thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư, đồng thời
đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp. Cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng có các
đòn bẩy kinh tế để động viên khuyến khích đội ngũ làm công tác thị trường.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Thị trường truyền thống của Công ty là các công trình thuỷ trong nước, sau
đó là các Bộ, ngành và các địa phương. Với 45 năm hoạt động trong ngành xây
dựng công trình thủy công ty đã xây dựng được cho mình một ảnh hưởng trong
lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ như một đơn vị chuyên ngành có uy tín cao,
mặc dù số lượng nhà thầu rất lớn. Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
hiện nay, nếu quá hài lòng với uy tín, truyền thống của mình mà không có giải
pháp hữu hiệu về thị trường thì thị phần sẽ ngày càng bị thu hẹp. Cần thiết phải
mở rộng địa bàn xây dựng sang các thị trường của các ngành, các Bộ và các địa
phương các cơ sở liên doanh, các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc phân chia nhiệm vụ quản trị và chức năng của các cấp quản trị trong doanh
nghiệp. Nhu cầu về chất lượng sản phẩm không những phụ thuộc vào khách
hàng mà còn được quy định rất chặt chẽ bởi các quy định của luật pháp. Xây
dựng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện của Công ty, với yêu
cầu của khách hàng và tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu và quản lý chất lượng của
luật pháp đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chức năng
trong công ty và đơn vị tư vấn bên ngoài.
2. Các nhân tố bên ngoài
Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có vị trí nhất định
của nó. Vì thế nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng
cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại được. Việc duy
trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài

trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các
hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và
được chứng minh rằng khách hàng sẽ thoả mãn các yêu cầu chất lượng là điều
kiện tiên quyết để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo
khả năng duy trì lâu dài sức cạnh tranh của doanh nghiệp, là nền tảng vững chắc
cho việc đạt được mục tiêu kinh doanh (lợi nhuận, thị phần ).
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp đang trở lên lớn hơn về quy mô
và phạm vi hoạt động, các doanh nghiệp ngày càng phải đương đầu với môi
trường cạnh tranh gay gắt vì sự tồn tại của chính mình. Có rất nhiều yếu tố tác
động đến việc xây dựng hệ thống chất lượng của Công ty. Nhân tố bên ngoài
đầu tiên ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng của Công ty
là:
2.1 Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước.
Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng nói riêng, trong đó có Công ty xây dựng Công trình thủy, rất
vui mừng nhận thấy qua năm năm triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp đã thu
được những kết quả đáng khích lệ. Sự tăng trưởng của nền kinh tế phần nào cho
chúng ta thấy sự chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực hơn trong quản lý
vĩ mô của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên hệ thống pháp luật,
chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lại chưa được
hoàn thiện nhất quán theo tinh thần Luật Doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh
chưa thật sự bình đẳng và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động. Điều
này đã phần nào cản trở các doanh nghiệp nói chung và Công ty xây dựng Công
trình thuỷ nói riêng tiếp cận với các hệ thống chất lượng và thực hiện hệ thống
chất lượng trong quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hiện tại, thế
và lực của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác là biểu hiện trực tiếp sức
mạnh của doanh nghiệp trong ngành. Do đó, để có một vị trí vững chắc, mọi
doanh nghiệp luôn tìm cách vươn lên và tìm mọi biện pháp để vượt lên đối thủ

cạnh tranh trực tiếp của mình. Chính vì thế mà cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp hiện có mặt trong ngành luôn diễn ra gay gắt và xu hướng ngày càng
tăng. Trong tình thế đó, tất cả các doanh nghiệp đều tỏ ra quan tâm hơn đến
quản lý chất lượng. Nhưng nếu môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng rất dễ
làm các doanh nghiệp chỉ xem xét đến chất lượng sản phẩm cụ thể chứ không
căn cứ vào cả một quá trình. Việc xây dựng một Hệ thống quản trị chất lượng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hiệu quả đem lại sự đảm bảo chất lượng phù hợp cầu của khách hàng góp phần
tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh nhờ thu hút được nhiều khách hàng và
giảm chi phí kinh doanh do sản phẩm kém chất lượng gây ra không trở thành
yêu cầu cần thiết đòi hỏi các chuyên gia xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng
quan tâm nghiên cứu.
Một vấn đề khác đặt ra là Luật Doanh nghiệp đang có nguy cơ bị vô hiệu
hoá từng phần vì các văn bản được một số Bộ, ngành ban hành. Những văn bản
trái với Luật Doanh nghiệp đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến nguy
cơ đóng dần Luật Doanh nghiệp lại, trong khi còn bao nhiêu việc khác chưa
được làm rõ. Các văn bản, quyết định, điều kiện kinh doanh ngặt nghèo, các thủ
tục phiền nhiễu đã làm nản lòng các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chân chính
gây cản trở lớn tới việc tập trung xây một Hệ thống quản trị chất lượng hiệu
quả, thay vào đó các doanh nghiệp tập trung phát triển các mối quan hệ không
lành mạnh nhằm giành giật việc làm, mở rộng thị trường.
2.2 Các đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp, khách hàng được đặt ở vị trí “thượng đế”. Doanh nghiệp luôn tìm cách
tiêu thụ sản phẩm nhanh, phục vụ khách hàng tốt nhất. Yêu cầu của khách hàng
đối với nhà sản xuất ngày càng cao và khắt khe hơn: chất lượng sản phẩm luôn
phải tốt, giá cả vừa phải, phong cách phục vụ khách hàng nhiệt tình, tiện lợi cho
khách hàng trong việc tìm kiếm, mua, bán sản phẩm. Nếu không chiếm được
khách hàng doanh nghiệp sẽ bị giảm lợi nhuận. Vì vậy câu hỏi đặt ra là : Doanh
nghiệp cần phải làm gì để giải quyết xu hướng bất lợi này và biến nó thành cơ

hội cho doanh nghiệp phát triển ?
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có nhu cầu trong việc triển khai
một hệ thống quản lý chất lượng nhất định. Thực tế cũng cho thấy rất nhiều các
doanh nghiệp đang tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO9000, trong đó có cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
ty xây dựng Công trình thuỷ. Việc này gây áp lực với doanh nghiệp, buộc doanh
nghiệp phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISO9000. Đó là chưa kể tới ISO là hệ thống quản lý tốt, có khả năng giám sát
mọi giai đoạn trong quá trình bao gồm các lợi ích căn bản, chất lượng ổn định,
thời gian phân phối được đảm bảo, kiểm soát tồn kho tốt hơn, xác định được lỗi
nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp
nâng cao ý thức của nhân viên, họ trở lên có trách nhiệm và kỷ luật cao hơn,
chất lượng sản phẩm tốt hơn. Nói cách khác, ISO ràng buộc công nhân với trách
nhiệm của họ. Thái độ của công nhân được nâng cao và do đó chất lượng sản
phẩm được cải thiện. ISO mang lại lợi ích thực sự và có thể nhìn được trong nội
bộ và củng cố nhãn hiệu với thị trường bên ngoài.
2.3 Quá trình hội nhập.
Chủ trương của Nhà nước ta là hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong 5 năm tới, việc hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới là
xu thế không thể đảo ngược. Việt Nam đã tham gia AFTA, đồng nghĩa với việc
xoá bỏ dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Có nghĩa là xóa bỏ sự bảo hộ
của Nhà nước đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, buộc các
doanh nghiệp phải tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh khắc nghiệt trên thị
trường khu vực. Qua cuộc cạnh tranh này, có những cơ sở sẽ vượt qua được khó
khăn, đủ sức để cạnh tranh và sẽ phát triển đi lên; ngược lại một số doanh
nghiệp không vươn lên được, không đủ sức cạnh tranh, sẽ bị phá sản.
Sức ép đối với doanh nghiệp trong ngành sẽ ngày một tăng lên. Khả năng
cạnh tranh tốt của doanh nghiệp chính là rào cản hữu hiệu nhất để ngăn chặn các
bất lợi gây ra cho doanh nghiệp. Tất cả các điều này phải được tính toán đến

trong quá trình xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty bởi vì Công
ty muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là phải năng động không
được bằng lòng với những gì đã đạt được, tức là phải không ngừng nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QLCL
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH THỦY
1. Xây dựng sơ đồ áp dụng HTQTCL theo bộ tiêu chuẩn ISO9000:2000.
Để đạt được lợi thế cạnh tranh là cả một quá trình phấn đấu lâu dài của
doanh nghiệp nhưng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bị mất bởi các
đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp luôn
luôn phải tìm biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ
cạnh tranh, luôn luôn đi trước đối thủ của mình trong việc sản xuất có hiệu quả,
chất lượng sản phẩm tốt, sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và phương thức
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đảng uỷ và Ban lãnh đạo công ty đã thống
nhất phải quản trị định hướng chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Thông qua sự tư vấn của Công ty Đức Anh sau khi nghiên cứu đã thống
nhất xây dựng sơ đồ áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn
ISO 9000: 2000 trong doanh nghiệp như sau.
Lựa chọn tiêu chuẩn
Bổ nhiệm NQT cao cấp
Xây dựng
Chính sách chất lượng
Đào
tạo
Xây dựng
Nhóm chất lượng
Tổ chức
mọi người tham dự

Trách nhiệm
Xác định
Văn bản hóa
Sổ tay
chất lượng
Thủ tục
Quy trình
Huấn luyện
Thực hiện
Hệ thống chất lượng
Thiết lập
Chứng nhận
Đăng ký
xem xét
Đánh giá và
Thống nhất ý chí
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sơ đồ áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp
1.1 Giai đoạn chuẩn bị .
- Trong gia đoạn chuẩn bị cần thực hiện theo các bước sau:
- Lập ban chỉ đạo ISO
- Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo (QMR)
- Khảo sát đánh giá thực trạng
- Đào tạo nhận thức về ISO 9000
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Đào tạo viết văn bản hệ thống chất lượng
∗ Lập ban chỉ đạo ISO
- Ban Giám đốc Công ty Công trình thuỷ thống nhất ý kiến và chỉ đạo thành
lập ban chỉ đạo ISO của Công ty. Trên danh sách các đơn vị thực hiện dịch vụ
hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 tiến

hành lựa chọn đơn vị tư vấn. Qua lựa chọn Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ
hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 số
HD.0087/DA vào ngày 30 tháng 10 năm 2002 với Công ty Đức Anh. Theo nội
dung hợp đồng:
- Bên Công ty Đức Anh có trách nhiệm bảo cung cấp cho bên Công ty xây
dựng công trình thuỷ dịch vụ hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Phạm vi xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng: Xây dựng các công trình
thuỷ và cầu đường bộ.
- Cơ sở áp dụng : Toàn bộ các phòng ban chức năng của Công ty cùng 05
đơn vị thi công điển hình ( Xí nghiệp thi công cơ giới, Xí nghiệp sửa chữa cơ
khí thuỷ bộ, Xí nghiệp công trình thuỷ 4, Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư,
Xí nghiệp kiến trúc. Với số nhân sự tham gia hệ thống khoảng 500 người.
- Thời gian xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: là 10 tháng (bắt đầu ngay
sau khi ký hợp đồng).
∗ Trách nhiệm của bên Công ty Đức Anh.
- Bên Công ty Đức Anh có trách nhiệm tiến hành công tác hướng dẫn xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng để bên Công ty xây dựng Công trình thuỷ đạt
được chứng nhận ISO 9001 :2000. Công việc cụ thể bao gồm. Đào tạo nhận
thức chung cho cán bộ chủ chốt của Công ty xây dựng Công trình thuỷ về chất
lượng, quản lý chất lượng, hệ thống chất lượng ISO 9001 :2000.

×