Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

luận văn kế toán Đặc điểm tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.85 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Chú giải
PNT Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế PNT
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
BCKT Báo cáo kiểm toán
CBCNV Cán bộ công nhân viên
GLV Giấy làm việc
HTK Hàng tồn kho
KHKT Kế hoạch kiểm toán
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
NN Nhà nước
QLDN Quản lý doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
SV: Vũ Mạnh Toàn
Báo cáo thực tập tổng hợp
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VNĐ Việt Nam Đồng
VACPA Hội kiểm toán viân hành nghề Việt Nam
SV: Vũ Mạnh Toàn
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT Error:
Reference source not found
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Vũ Mạnh Toàn
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về
những thông tin trình bày trên BCTC của các tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác
định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin tài chính đó với các chuẩn mực đã
được xây dựng. Hoạt động kiểm toán ra đời góp phần rất quan trọng trong việc lành
mạnh hoá các thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế, nó giúp các cấp quản lý, những
người quan tâm đến các thông tin tài chính đó có cơ sở để ra những quyết định đúng đắn
trong quản lý, trong kinh doanh cũng như trong đầu tư.
Lĩnh vực kiểm toán tài chính luôn được coi là một lĩnh vực khó khăn và chứa đựng
rủi ro lớn trong hoạt động kiểm toán. Để có thể đưa ra kết luận trung thực và khách quan
về thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán thì đòi hỏi người thực hiện
công việc kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng có độ tin cậy cao làm cơ sở cho
việc hình thành ý kiến của mình.
Nhận thức được điều đó, trong thời gian đầu thực tập tại công ty TNHH Kiểm
toán Quốc tế PNT, em đã cố gắng học tập và tìm hiểu về công ty, đặc điểm tổ chức và
hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT. Trên cơ sở những gì đã
tìm hiểu được, báo cáo của em được trình bày như sau:
Phần 1: Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm
toán Quốc tế PNT
Phần 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Phần 3: Nhận xét và các giải pháp đề xuất tổ chức và hoạt động của Công ty
TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT

Mặc dù đầu tư thời gian và công sức, xong không thể tránh được những sai sót.
Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện

Vũ Mạnh Toàn
SV: Vũ Mạnh Toàn
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẨN 1
ĐẶC ĐIỂM VỂ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TỐN
CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
1.1. Sự thành lập và hoạt động của PNT
•Tân công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
•Thành lập ngày 08/01/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0102029558 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
•Slogan:Prudent & True
•Trụ sở: P916 CT2 ĐN1 - Khu Đô thị mới Định Công - Q. Hoàng Mai - TP. Hà Nội
•Văn phòng: B17 Lô19 - Khu Đô thị mới Định Công - Q. Hoàng Mai - TP. Hà Nội
•Tel: 04 3640 3642
•Fax: 04 3640 3642
•Email:
•Website:
Được thành lập bởi những KTV có kinh nghiệm và tâm huyết, mục tiêu hoạt động
của công ty ngoài lợi nhuận là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, chuyên
nghiệp nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách
hàng,cung cấp thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều
hành công việc sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên
ngành, gần gũi với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ và hiểu biết kinh nghiệm
thực tế tại Việt Nam, PNT nắm rõ các yêu cầu trong quản lý, sản xuất kinh doanh, các
khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề đó một

cách tốt nhất có thể. Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọi
hoạt động của chúng tôi luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực, khách quan và
bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận
tại Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi cũng luôn nhận thức và đặt lợi ích hợp pháp của
khách hàng lên hàng đầu.
Tuy mới thành lập không lâu nhưng số lượng khách hàng của Công ty không ngừng
gia tăng, phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước, khách hàng phong phú và đa dạng. Có
thể thấy kiêm toán BCTC là hoạt động chính, là điểm mạnh của Công ty. Ngoài việc
cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC tại các doanh nghiệp, các đơn vị tại trung tâm kinh tế,
các khu công nghiệp, các thành phố lớn, Công ty còn chú trọng phát triển và mở rộng thị
trường kiểm toán và tư vấn cho các đơn vị vùng sâu vùng xa, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Ban Lãnh đạo Công ty cũng đã quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các dịch
vụ kiểm toán cho các tồ chức phát hành, tổ chức niêm yết hay tổ chức kinh doanh chứng
khoán nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp
SV: Vũ Mạnh Toàn
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
pháp của nhà đầu tư, tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp và công chúng với thị
trường chứng khoán.
Qua hơn bốn năm đi vào hoạt động, PNT đã không ngừng hoàn thiện chương trình
kiểm toán, chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, mở rộng quy
mô hoạt động. Với uy tín và chất lượng không ngừng gia tăng, trong tương lai, khách
hàng của PNT không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực như hiện nay mà còn sẽ tiếp tục mở rộng
hơn nữa sang các lĩnh vực kinh doanh khác.
1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
1.2.1. Các dịch vụ PNT cung cấp
PNT Audit đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ có giá trị
cao như:
Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính và soát xét Báo cáo tài chính

•Kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm, Báo cáo tài chính giữa niên độ (theo Hệ
thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam);
•Kiểm toán về những công việc đặc biệt (theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
800) như: Kiểm toán vốn chủ sở hữu; Kiểm toán bảng tính phân chia lợi nhuận; Kiểm
toán Báo cáo tổng hợp các khoản phải thu; Kiểm toán BCTC được lập theo các quy định
về thuế nhằm xác định thu nhập chịu thuế;
•Soát xét Báo cáo tài chính (theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 910);
•Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước (theo Chuẩn
mực Kiểm toán số 920).
Dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn Đầu tư hoàn thành (theo Chuẩn mực
kiểm toán số 1000)
• Tư vấn lập Báo cáo quyết toán vốn Đầu tư hoàn thành;
• Kiểm toán xác định chi phí xây lắp, thiết bị đối với từng hạng mục công trình;
• Kiểm toán chi phí toàn bộ dự án, công trình;
• Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn Đầu tư hoàn thành.
Dịch vụ tư vấn tài chính
•Phân tích tổng quát tình hình tài chính hàng tháng trên cơ sở các số liệu kế toán đã
được điều chỉnh, phân loại theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam;
•Tư vấn về cân đối tài chính thông qua số liệu đã phân tích:
- Rà soát số liệu kế toán để đưa ra tình hình tài chính trung thực của Công ty;
- Phân tích và đánh giá tài chính thông qua số liệu đã được rà soát;
- Phân tích rủi ro tài chính;
- Tư vấn cơ cấu lại các khoản nợ; tăng, giảm hay thay đổi cơ cấu nguồn vốn để đảm
bảo tình hình tài chính lành mạnh, chi phí sử dụng vốn ở mức chấp nhận được …;
•Tư vấn về quản lý và sử dụng vốn;
SV: Vũ Mạnh Toàn
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
•Tư vấn lập các hợp đồng quan trọng phát sinh trong tháng giữa Công ty và các đối tác;
•Tư vấn lập điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, quy chế tài chính, quy chế

chi tiêu nội bộ, các quy định khác;
•Hỗ trợ việc đàm phán và hoàn thiện từng dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh
doanh về số liệu tài chính khi phát sinh nghiệp vụ như: tham gia góp vốn liên doanh, liên
kết, đầu tư vào các đối tác quan trọng;
•Tư vấn tài chính, định giá tài sản khi Công ty tham gia mua, bán tài sản có giá trị
lớn, trọng yếu;
•Tư vấn lộ trình tham gia niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán
hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
•Phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán và xử lý các tranh chấp về tài chính;
•Tư vấn tài chính khi doanh nghiệp tổ chức lại: giải thể, phá sản, chia, tách, sáp
nhập, hợp nhất hay chuyển đổi doanh nghiệp (từ TNHH sang Công ty Cổ phần…).
Dịch vụ tư vấn thuế:
•Kê khai thuế GTGT đầu vào, đầu ra hàng tháng - Lập báo cáo sử dụng hoá đơn
hàng tháng, năm. Tư vấn về thuế GTGT;
•Kê khai thuế TNDN tạm nộp hàng quý, Lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm.
Tư vấn về thuế TNDN;
•Rà soát các báo cáo thuế hàng tháng;
•Cảnh báo tới Ban lãnh đạo Công ty các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể làm cho lợi
nhuận của Công ty giảm sút do bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam;
•Lập kế hoạch thuế cho các dự án đầu tư;
•Tư vấn về các loại thuế khác như: thu nhập cá nhân không thường xuyên; thu nhập
cá nhân khấu trừ tại nguồn; thuế nhà thầu; thuế tiêu thụ đặc biệt…
Dịch vụ Kế toán
•Tư vấn tổ chức lại bộ máy Tài chính - Kế toán, phân công công tác cho từng thành
viên trong phòng Tài chính - Kế toán;
•Mở, ghi sổ kế toán;
•Rà soát chứng từ kế toán. Tư vấn về tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ để hạch
toán trong tháng;
•Rà soát số liệu kế toán từng tháng, tư vấn hạch toán điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế
quan trọng nhằm giúp Công ty có được số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý nhất về

tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm cuối các tháng, trên các khía cạnh trọng yếu;
•Tư vấn lập các Báo cáo quản trị theo mục đích quản lý của lãnh đạo Công ty;
•Hợp nhất Báo cáo tài chính; lập Báo cáo tài chính tổng hợp; lập các Báo cáo tài
chính năm, giữa niên độ theo Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thụng tin
tài chính”.
SV: Vũ Mạnh Toàn
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Dịch vụ Tư vấn cổ phần hoá
•Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp;
•Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công ty cổ phần;
•Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty cổ phần;
•Tư vấn tổ chức đại hội CNVC;
•Tư vấn các vấn đề sau khi cú quyết định chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần;
•Tư vấn tổ chức đại hội cổ đông;
•Tư vấn các công việc phải thực hiện sau khi chuyển đổi doanh nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm khách hàng của PNT
Tuy mới được thành lập song PNT đã có được đội ngũ khách hàng đông đảo, hoạt động
trong nhiều lĩnh vực và thuộc nhiều thành phần kinh tế như: Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài
chính, năng lượng dầu khí, viễn thông, điện lực, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, than, thép,
xi măng, khách sạn, du lịch, thương mại, xây dựng. Phạm vi khách hàng rộng khắp cả nước từ
Bắc vào Nam, từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp nhà nước,
các dự án do chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tài trợ.
Khách hàng của PNT liên tục phát triển và với mục tiêu đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ đồng thời cung cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng cao nhằm mang lại
“giá trị cốt lõi, thành công cho khách hàng” nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Khách hàng thường xuyên của PNT bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
như Công ty TNHH Siam Steel Việt Nam, Công ty TNHH May Grace Sun Việt Nam;
các công ty cổ phẩn như Công ty CP Nhà Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Xây dựng 573,
Công ty CP Thông tin Di động H-mobile, Công ty CP Đầu tư Dầu khí và Khoáng sản

Quốc tế PASC và nhiều doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH và các dự án khác…
Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây
Tuy mới đi vào hoạt động được mụt thời gian ngắn, Công ty đã đạt được những
thành tựu đáng kể, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiêm trong lĩnh vực kiểm toán. Sau
đây là một số chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của công ty qua các năm:
SV: Vũ Mạnh Toàn
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.1: Doanh thu của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
ba năm 2008, 2009, 2010 theo loại hinh dịch vụ cung cấp
Năm
Dịch vụ
2008 2009 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Kiểm toán 2,137,000,000 84.33 3,137,000,000 73.26 5,329,000,000 79.98
Kế toán 325,000,000 12.83 843,000,000 19.69 932,000,000 13.99
Tư vấn 72,000,000 2.84 302,000,000 7.05 402,000,000 6.03
Tổng 2,534,000,000 100 4,282,000,000 100 6,663,000,000 100
Qua bảng trên ta thấy được sự tăng trưởng của công ty qua 3 năm gần đây nhất diễn
ra khá đều đặn, doanh thu năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ sự tăng trưởng đáng ghi
nhận của Công ty, sự tin tưởng của khách hàng vào công ty ngày càng tăng, vị thế của
công ty được cải thiện.
Qua hơn bốn năm đi vào hoạt động, PNT đã không ngừng hoàn thiện chương trình
kiểm toán, chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, mở rộng quy
mô hoạt động. Với uy tín và chất lượng không ngừng gia tăng, trong tương lai, khách
hàng của PNT không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực như hiện nay mà còn sẽ tiếp tục mở rộng
hơn nữa sang các lĩnh vực kinh doanh khác như các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty,
các dự án có vốn đầu tư nước ngoài…
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Để thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài thì tổ

chức bộ máy quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ khuyến khích người lao động trong Công ty làm việc có
chất lượng, hiệu quả và năng suất cao. Bộ máy tổ chức quản lý của PNT được tổ chức
theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu
trách nhiêm trong một lĩnh vực riêng độc lập nhằm hướng tới kế hoạch,mục tiêu chung
của Công ty đã đề ra. Bộ máy tô chức quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SV: Vũ Mạnh Toàn
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Ban lãnh đạo: gồm 5 người đứng đầu là Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành
viên có nhiệm vụ bao quát toàn bộ hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó còn có Phó Giám
đốc giúp việc cho Giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác được giao. Ban Giám
đốc thực hiện phân tích nhanh thị trường và chiến lược, quản lý và giám sát hệ thống
kiểm soát nội bộ, phát triển kinh doanh và xây dựng danh tiếng thương hiệu.
Phòng Tổng hợp: Là phòng có nhiệm vụ về công tác tổ chức của công ty, tổ chức
nhân sự, quản lý về công văn gửi đến và gửi đi, bảo vệ tài sản của Công ty, giải quyết
những vấn đề pháp lý của công ty, góp phần hỗ trợ việc thực hiên nhiệm vụ kiểm toán
cho các ban nghiệp vụ khác.
Phòng khách hàng: Là phòng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, Marketing khách
hàng, chăm sóc khách hàng để tạo sự hài lìng cho khách hàng với các dịch vụ mà công ty
cung cấp.
Các phòng Kiểm toán: Mỗi phòng gồm Trưởng phòng, các KTV chính, KTV soát
xét, các cộng tác viên cùng các trợ lý kiểm toán. Chức năng chính của phòng là thực hiện
kiểm toán BCTC các hợp đồng đã được ký kết, cung cấp các dịch vụ tư vấn, xác định giá
trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo nhân viên mới, tổ chức
sát hạch định kỳ để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, cập nhật các
thông tin mới về tài chính, kế toán, kiểm toán…
Với cơ cấu tổ chức bộ máy khoa học và hợp lý đã giúp cho công tác quản lý và hoạt
động tại Công ty đạt hiệu quả cao, các phòng ban cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt

động của Công ty nhằm hướng tới mục tiêu chung mà toàn Công ty đã đề ra.
SV: Vũ Mạnh Toàn
7
HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN
(06 NGƯỜI)
BAN LÃNH ĐẠO
CÔNG TY
(05 NGƯỜI)
PHÒNG KIỂM
TOÁN 2
(08 NGƯỜI)
PHÒNG
TỔNG HỢP
(06 NGƯỜI)
PHÒNG
KHÁCH HÀNG
(04 NGƯỜI)
PHÒNG KIỂM
TOÁN 1
(08 NGƯỜI)
PHÒNG KIỂM
TOÁN 3
(07 NGƯỜI)
PHÒNG KIỂM
TOÁN 4
(07 NGƯỜI)
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về nhân sự của Công ty TNHH
Kiểm toán Quốc tế PNT trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Kiểm toán viên quốc gia 6 8 10
2 Kỹ sư xây dựng 8 10 10
3 Trợ lý (Trình độ Đại học) 20 23 26
4 Tổng số cán bộ công nhân viên 42 50 55
Bảng 1.3: Danh sách Kiểm toán viên đăng ký hành nghề và Kỹ sư xây dựng có
kinh nghiệm của Công ty TNHH Kiểm toan Quốc tế PNT tính đến nay
Thứ tự Họ tên Năm sinh Quê quán Ngành nghề, sổ chứng chỉ
1 Khương Tất Thành 1976 Hòa Bình Kiểm toán viên: số 0410/KTV
2 Phạm Thị Sửu 1973 Nam Định Kiểm toán viên: số 0512/KTV
3 Nguyễn Tuấn Ngọc 1973 Nam Định Kiểm toán viên: số 0508/KTV
4 Phạm Công Minh 1977 Vĩnh Phúc Kiểm toán viên: số 1308/KTV
5 Phạm Thị Thìn 1976 Nam Định Kiểm toán viên: số 1799/KTV
6 Vũ Thị Anh Hồi 1981 Hưng Yên Kiểm toán viên: số 1404/KTV
7 Đỗ Thanh Hà 1983 Hòa Bình Kỹ sư giao thông
8 Nguyễn Hồng Quân 1983 Hòa Bình Kỹ sư xây dựng
PHẦN 2
SV: Vũ Mạnh Toàn
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT hiện tại có 4 phòng kiểm toán, trong các
cuộc kiểm toán thì mỗi phòng ban tự chịu trách nhiệm trong việc bố trí nhân sự và người
trực tiếp sắp xếp tổ chức nhân sự là trưởng phòng. Do đặc thù về loại hình khách hàng
của mỗi phòng mà đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán cũng có những khác biệt, ngoài các
KTV thì phòng kiểm toán 1 thường có thêm các kỹ thuật viên hỗ trợ cho công tác kiểm
toán mảng xây dựng cơ bản. Hàng tuần trưởng phòng sẽ sắp xếp lịch làm việc và gửi cho
các nhân viên trong phòng.

- Mục đích của tổ chức đoàn kiểm toán: Nhằm giúp công ty tổ chức sắp xếp nhân
lực phù hợp để thực hiện tốt nhất các hợp đồng kiểm toán.
- Yêu cầu đối với đoàn kiểm toán: Đảm bảo về sự độc lập của cuộc kiểm toán phù
hợp với chuẩn mực, đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng KTV để thực hiện cuộc
kiểm toán.
- Quy trình công tác tổ chức đoàn kiểm toán: Bắt đầu từ khâu xem xét hợp đồng,
Ban lãnh đạo sẽ xem xét khả năng con người về số lượng cũng như chất lượng để tổ chức
một đoàn kiểm toán. Sau đó ban lãnh đạo sẽ bố trí các thành viên của đoàn kiểm toán phù
hợp với cuộc kiểm toán.
Tùy thuộc vào qui mô, đặc thù cũng như loại hình khách hàng, mục tiêu và thời
gian của cuộc kiểm toán mà số lượng thành viên của đoàn sẽ nhiều hay ít. Thông thường
một cuộc kiểm toán sẽ bao gồm từ 6 đến 7 người trong đó có Trưởng đoàn kiểm toán,
Kiểm soát viên, một trưởng nhóm, các KTV và các trợ lý kiểm toán. Trưởng nhóm sẽ có
trách nhiệm phân công công việc cho từng người, giám sát tổng kết lại công việc của các
thành viên và đưa ra báo cáo kiểm toán. Các KTV, trợ lý kiểm toán sẽ thu thập tài liệu
theo sự phân công đó và báo cáo với trưởng nhóm các phát hiện quan trọng.
Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán Công ty có các quy định cụ thể rõ ràng
và chi tiết về vai trò, trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn của từng thành viên
trong đoàn kiểm toán như sau
Trưởng đoàn kiểm toán: có trách nhiệm
+ Xây dựng, trình Kiểm toán trưởng để trình Ban giám đốc phê duyệt kế hoạch kiểm
toán của cuộc kiểm toán; chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn, chỉ đạo điều hành Đoàn kiểm
toán thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
+ Tổ chức thảo luận trong Đoàn kiểm toán để thống nhất ý kiến về việc đánh giá,
xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán;
+ Quản lý các thành viên của Đoàn kiểm toán trong thời gian thực hiện nhiệm vụ
kiểm toán;
+ Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
SV: Vũ Mạnh Toàn

9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kiểm soát viên: Là người kiểm soát chung cuộc kiểm toán có trách nhiệm soát xét
tài liệu kiểm toán, báo cáo kiểm toán, thư quản lý, rà soát toàn bộ giấy tờ làm việc
KTV chính: có trách nhiệm
+ Trợ giúp cấp Kiểm soát viên soát xét tài liệu kiểm toán, báo cáo kiểm toán, thư quản
lý. Báo cáo trực tiếp cho trưởng đoàn kiểm toán, kiểm soát viên, trưởng nhóm các vấn đề
nghiệp vụ và nhân viên. Tham gia lập kế hoạch kiểm toán dưới sự trợ giúp của Chủ nhiệm
kiểm toán và chuyển Chủ nhiệm kiểm toán xem lại trước khi thực hiện cuộc kiểm toán.
+ Phân công việc kiểm toán đến từng phần hành công việc cho các KTV chính bậc
thấp hơn, nhân viên kiểm toán và nhân viên thực tập, thử việc. Thực hiện các phần hành
công việc kiểm toán phức tạp như thuế, dự phòng, đánh giá, các sự kiện phát sinh sau
ngày khóa sổ, các nghĩa vụ cam kết, các khoản nợ tiềm tàng và các phần hành khó khác
tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Trợ giúp hoặc thực hiện các phần hành lớn.
Thực hiện soát xét các giấy tờ làm việc và các phần hành được thực hiện bởi KTV chính
cấp dưới, trợ lý KTV.
+ Đảm bảo các giấy tờ làm việc đã được hoàn thành trước khi gửi cho Chủ nhiệm
kiểm toán soát xét. Lập báo cáo tóm tắt kiểm toán và báo cáo phân tích chung sau khi kết
thúc kiểm toán nhằm kết luận cuộc kiểm toán. Đảm bảo tất cả các vấn đề phát sinh trong
quá trình kiểm toán đã được làm sang tỏ trước khi chuyển tài liệu, báo cáo cho Chủ
nhiệm kiểm toán, Ban Giám đốc soát xét. Đảm bảo các tài liệu kiểm toán và các vấn đề
tồn tại đã được giải thích một cách đúng đắn, tài liệu đã được hoàn thiện và lưu trữ theo
đúng thủ tục. Đảm bảo các báo cáo hợp nhất và các tài liệu soát xét theo yêu cầu của
Công ty, Tập đoàn của khách hàng được soát xét một cách kỹ lưỡng trước khi chuyển
cho Chủ nhiệm kiểm toán, Ban Giám đốc soát xét. Trợ giúp Chủ nhiệm kiểm toán về việc
sắp xếp, phân bổ nhân viên cho các hợp đồng kiểm toán.
+ Trợ giúp Chủ nhiệm kiểm toán trong việc đốc thúc việc thu tiền theo đúng thời
hạn thanh toán theo yêu cầu của Chủ nhiệm kiểm toán. Hướng dẫn KTV và trợ lý kiểm
toán để họ có cơ hội trở thành nhân viên chuyên nghiệp. Thông báo thường xuyên cho
Chủ nhiệm kiểm toán về tiến trình công việc và các vấn đề vướng mắc trong quá trình

kiểm toán. Chủ động trợ giúp các Chủ nhiệm kiểm toán trong quá trình tra cứu các vấn
đề liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán, tư vấn thông qua hệ thống kế toán, kiểm
toán Việt Nam, các quy định về quản lý tài chính hiện hành. Tham gia trực tiếp phục vụ
khách hàng và đảm bảo số giờ phục vụ khách hàng theo quy định của công ty theo từng
giai đoạn. Thực hiện các quy chế Công ty và các quy định về nghề nghiệp của VACPA.
Trợ lý kiểm toán: có trách nhiệm
+ Báo cáo trực tiếp cho KTV chính, quản lý thời gian để đảm bảo hạn kiểm toán
khi có yêu cầu. Ghi chép đầy đủ thời gian làm việc. Các trao đổi với khách hàng liên
quan đến nghiệp vụ phải có sự chấp thuận của cấp từ KTV chính trở lên.
+ Thực hiện công việc kiểm toán theo từng phần hành cụ thể như đã được phân
công bởi Chủ nhiệm kiểm toán, KTV chính, KTV cấp cao hơn. Trợ giúp KTV chính
trong việc lập dự thảo BCTC, thư quản lý, và các báo cáo khác theo yêu cầu của hợp
đồng dịch vụ. Trợ giúp KTV chính hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và đảm bảo rằng các chú
ý của KTV chính và Chủ nhiệm kiểm toán một cách hợp lý và đúng thời hạn.
+ Thực hiện soát xét BCTC trước khi phát hành và đánh tham chiếu giữa BCTC và
SV: Vũ Mạnh Toàn
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
các giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán. Các công việc khác theo yêu cầu của Chủ
nhiệm kiểm toán, KTV chính mà họ thấy là cần thiết và KTV có thể thực hiện được.
+ Mang hồ sơ tài liệu, các dụng cụ tối thiểu cần thiết cho một cuộc kiểm toán
xuống khách hàng và mang trở về văn phòng, đảm bảo các hồ sơ, dụng cụ kiểm toán
không bị thất lạc. Khi không thực hiện đủ số giờ tính phí với khách hàng, các KTV và trợ
lý KTV nên chủ động trao đổi với KTV chính để đảm bảo lúc nào cũng có công việc và
số giờ tính phí cho khách hàng theo qui định của công ty trong từng giai đoạn.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Quốc
tế PNT
2.2.1. Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT được
thiết lập trên cơ sở mô hình rủi ro của Công ty. Công ty tập trung sự hiểu biết về môi

trường kinh doanh mà khách hàng hoạt động cũng như quy trình và thực tiễn kinh doanh
ở doanh nghiệp này. Đó là việc kết hợp quy trình triển vọng kinh doanh của khách hàng
và phân tích rủi ro đặc thù, từ đó cho phép thiết lập cơ sở cho công việc kiểm toán dựa
trên sự hiểu biết toàn diện về ngành nghề kinh doanh và chiến lược kinh doanh tầm xa
của khách hàng.
2.2.2. Quy trình tổ chức một cuộc kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán
Quốc tế PNT
Dịch vụ kiểm toán là loại hình kinh doanh có tính nhạy cảm cao, vì thế để hoàn
thành mục tiêu đảm bào chất lượng dịch vụ và quyền lợi cho khách hàng, công ty đã xây
dựng cho mình một chương trình kiểm toán chung dựa trên chương trình kiểm toán mẫu
của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Từ đó đối với mỗi hợp đồng cụ
thể, Công ty sẽ có sự linh hoạt trong việc áp dụng quy trình kiểm toán. Quy trình kiểm
toán tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
SV: Vũ Mạnh Toàn
11
Lập KHKT
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Lập Kế hoạch kiểm toán
Đây là bước công việc đầu tiên, có vai trò quan trọng, chi phối đến chất lượng và
hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Trong bước này, KTV thực hiện đánh giá rủi
ro chấp nhận hợp đồng, thu thập các thông tin chung về khách hàng như giấy phép hoạt
động, lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, tổng số vôn kinh doanh, vốn đầu tư, thời
gian hoạt động. Đồng thời thu thập các thông tin về môi trường kinh doanh, cạnh tranh,
rủi ro kinh doanh, các thay đổi về quy mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi có thể anh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
* Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược: trưởng đoàn kiểm toán cùng các thành viên
có kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán cùng các tham gia tiến hành. Mục đích của bước

công việc này là thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai
phạm trọng yếu, đồng thời trao đổi các vấn đề quan trọng với nhóm kiểm toán để hướng
dẫn họ thực hiện chương trình kiểm toán.
- Tìm hiểu về HTKSNB: KTV là người tiến hành để thu thập hiểu biết về các thủ tục
kiểm soát nội bộ liên quan đến cuộc kiểm toán như môi trường kiểm soát, quy trình đánh
giá rủi ro, hệ thống thông tin và giao tiếp, thủ tục kiểm soát, và giám sát các thủ tục kiểm
soát. Đồng thời KTV cũng tiến hành đánh giá công tác thiết kế các thủ tục kiểm soát và
kiểm chứng việc thực hiện các thủ tục kiểm soát này trong thực tế.
- Tìm hiểu về chu trình kế toán: xem xét cách thức các chu trình kinh doanh được
xử lý, tầm quan trọng của các chu trình kinh doanh, ghi chép các thủ tục kiểm toán đối
với từng chu trình kinh doanh, môi trường và các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc xử
lý bằng máy vi tính, cách thức khách hàng ứng phó với các rủi ro phát sinh từ việc áp
dụng hệ thống thông tin hiện đại, cách lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cần thiết để
nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC, kết luận về độ tin cậy
của quy trình xử lý thông tin tài chính.
- Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ: nhằm có được hiểu biết về khách hàng
và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp các KTV nhận diện được các số dư bất
thường, cũng như khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu của BCTC.
- Xác định mức trọng yếu: KTV quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự
hiểu biết khách hàng, môi trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp
đồng kiểm toán.
* Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:
- Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán: Do trường đoàn kiểm toán,
trưởng phòng kiểm toán và KTV thực hiện nhằm nhận diện rủi ro (bằng các thủ tục kiểm
soát có liên quan đến các rủi ro, và xem xét các số dư tài khoản hoặc giải trình trong
BCTC). Đồng thời tiến hành xem xét các rủi ro co thể gây ra sai phạm trọng yếu đối với
BCTC, ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.
- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: KTV và trưởng phòng kiểm toán tiến hành thực
hiện thông qua xem xét những thủ tục kiểm toán cần thực hiện để nhận biết được các lỗi
tiềm tàng của các số dư tài khoản, giải trình nhằm phát hiện sai phạm trọng yếu có thể

phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không được phát hiện và sửa chữa bởi
HTKSNB. Thủ tục kiểm tra cơ bản bao gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản,
hoặc kết hợp cả hai.
SV: Vũ Mạnh Toàn
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tổng hợp và thảo luận và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: Được thực hiện bởi
KTV và trưởng phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của trưởng đoàn kiểm toán nhằm mô
tả phạm vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề quan
trọng, các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của
HTKSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợp đồng
kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các vấn đề liên quan đến hợp
đồng kiểm toán.
* Thực hiện kiểm toán
+ Thực hiện thủ tục kiểm toán trọng yếu:
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Giúp KTV có thể kết luận về hiệu quả của
HTKSNB và xem xét liệu KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB của doanh nghiệp hay
không để có thể bỏ qua một số thử nghiệm cơ bản. Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh
giá kết quả đạt được: Gồm 2 loại là thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết. Thông
thường KTV sẽ là người quyết định loại thử nghiệm nào được thực hiện cho phù hợp với
chương trình kiểm toán.
Trong đó, thủ tục phân tích cơ bản là: Việc so sánh số liệu ghi sổ với ước tính của
máy vi tính nhằm kết luận xem số liệu ghi sổ có chứa đựng sai phạm trọng yếu hay
không. Trong công việc này KTV sẽ tiến hành lập ngưỡng sai phạm tối đa có thể chấp
nhận được làm cơ sở so sánh, phát hiện và đánh giá các chênh lệch. Nếu chênh lệch
không vượt quá ngưỡng thì có thể bỏ qua, ngược lại KTV sẽ phải tiến hành điều tra, thực
hiện các thủ tục bổ sung nhằm kết luận chênh lệch đó có trọng yếu hay không. Thủ tục
kiểm tra chi tiết là: KTV tiến hành nhận biết các tổng thể có liên quan (có thể là số dư tài
khoản hoặc giải trình), áp dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp để lựa chọn các
khoản mục, các mẫu cần kiểm tra chi tiết. KTV sẽ đánh giá kết quả của kiểm tra chi tiết,

cả về chất lượng và số lượng xem có đạt được mức độ đảm bảo mong muốn hay không.
- Đánh giá tổng thể về các sai sót được phát hiện và phạm vi kiểm toán:
Trưởng nhóm kiểm toán và kiểm toán viên chính xem xét lại tổng thể các sai sót đã
phát hiện được, thảo luận các phương án điều chỉnh và chuẩn bị trao đổi với ban lãnh đạo
khách hàng. Thực hiện việc kiểm tra BCTC thảo luận với ban lãnh đạo của khách hàng
các phát hiện và đề xuất giải pháp khắc phục, đồng thời đề xuất bút toán điều chỉnh sau
đó Trưởng đoàn kiểm toán và Kiểm soat viên sẽ soát xét lại nhằm xem xét lại toàn bộ
BCTC để đưa ra quyết định về sự nhất quán của báo cáo, về khả năng tồn tại gian lận, sự
phù hợp của chính sách kế toán…đặc biệt, KTV cũng xem xét khả năng tiếp tục hoạt
động của công ty đồng thời kiểm tra lại giải trình của các bên hữu quan và các nghiệp vụ
liên quan đến bên thứ ba trong BCTC.
* Kết thúc kiểm toán.
Lập báo cáo tóm tắt kiểm toán, trong đó trình bày các phát hiện của KTV và đề
xuất các giải pháp khắc phục.
- Xem xét lại những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán: Nhằm
xem xét ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán đòi hỏi sự
điều chỉnh các giải trình trong BCTC, có khả năng làm tăng rủi ro đối với giả thiết về khả
năng hoạt động liên tục của khách hàng hay không.
SV: Vũ Mạnh Toàn
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phát hành báo cáo kiểm toán: KTV phải đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán phù
hợp với từng tình huống cụ thể và các chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp luật.
Trưởng đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm về nội dung và ngày phát hành báo cáo kiểm toán.
Ngoài ra, công ty kiểm toán có thể phát hành thêm thư quản lý cung cấp một bảng tổng hợp
các ý kiến đánh giá về những yếu kém được lưu ý trong quá trình kiểm toán và giải pháp cải
thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho khách hàng được kiểm toán.
Sau mỗi cuộc kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán sẽ tiến hành tổng kết những ưu
điểm nhược điểm trong cuộc kiểm toán cùng các thành viên trong nhóm kiểm toán để rút
ra kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau. Đồng thời tiến hành lưu trữ hồ sơ kiểm toán

nhằm trợ giúp KTV trong việc nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng trong việc và thực
hiện kế hoạnh trong các cuộc kiểm toán sau. Một trong những yếu tố quan trọng của dịch
vụ của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT là đem lại cơ hội cho khách hàng được
đưa ra ý kiến về chất lượng và tính kịp thời của dịch vụ cung cấp và tạo ra cơ hội để công
ty lắng nghe ý kiến của khách hàng và phúc đáp kịp thời. Việc phúc đáp các ý kiến phản
hồi được thực hiện thường xuyên trong năm và được tăng cường nhờ việc phối hợp thực
hiện công việc chặt chẽ và đảm bảo liên lạc thông suốt. Công ty TNHH Kiểm toán Quốc
tế PNT coi đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc tạo dựng thành công mối quan hệ
với khách hàng. Việc liên lạc thông tin này sẽ được đánh dấu bởi việc thực hiện đánh giá
theo mẫu hàng năm bao gồm việc đánh giá việc thực hiện công việc bởi các thành viên
trong nhóm kiểm toán, và ý kiến tự đánh giá của trưởng nhóm kế toán về cuộc kiểm toán.
Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở mục tiêu đặt ra trong kế hoạch dịch vụ khách
hàng. Kết quả đánh giá được sử dụng để lập kế hoạch dịch vụ khách hàng cho năm sau,
hướng tới mục tiêu liên tục hoàn thiện dịch vụ cung cấp.
2.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Hồ sơ kiểm toán là hồ sơ lưu trữ các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử
dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm các thông tin cần
thiết liên quan đến cuộc kiểm toán, do đó hồ sơ kiểm toán đóng vai trị hết sức quan trọng
trong một cuộc kiểm toán.Hồ sơ kiểm toán là cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán
của KTV, chứng minh cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực quốc tế được chấp nhận), trợ giúp cho việc lập kế hoạch
kiểm toán, và trợ giúp cho nhóm kiểm toán năm sau. Hồ sơ kiểm toán của Công ty
TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT được chia thành hai loại đó là: Hồ sơ kiểm toán chung và
hồ sơ kiểm toán năm.
Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán lưu giữ các thông tin tổng quan về
khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một
khách hàng. Đối với các khách hàng quen thì hồ sơ kiểm toán chung giúp cho KTV có thể
hiểu được về khách hàng một cách hệ thống nhất kể từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ cho đến
năm kiểm toán hiện thời. Theo qui định của công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thì hồ
sơ kiểm toán chung phải được lập, bổ sung cập nhật hàng năm để thuận tiện cho việc tìm

kiếm các thông tin hữu ích liên quan đến cuộc kiểm toán hiện tại. Về nội dung, công ty đã
thực hiện theo đúng như hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Các tài liệu chứa đựng trong hồ sơ bao gồm.
- Các thông tin chung: Các thông tin cơ bản về khách hàng, về sơ đồ tổ chức, ban
lãnh đạo và quá trình phát triển của công ty khách hàng.
SV: Vũ Mạnh Toàn
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Các tài liệu về pháp luật: Các thông tin về điều lệ công ty; giấy phép đăng ký kinh
doanh; hợp đồng liên doanh, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban
lãnh đạo; thay đổi ngành nghề kinh doanh; sự thay đổi vốn của công ty khách hàng…
- Các tài liệu về thuế: Các thông tin về việc quyết toán thuế hàng năm, biên bản
kiểm tra thuế, các văn bản liên quan đến thuế.
- Các tài liệu về nhân sự: Các thông tin liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, hợp
đồng lao động, lương; các qui định liên quan đến nhân sự.
- Các tài liệu về kế toán: Bao gồm các thông tin về chế độ chính sách kế toán, báo
cáo kiểm toán, BCTC các năm, thư quản lý các năm, tổng hợp kết quả kiểm toán các
năm, bản nhận xét sau kiểm toán các năm, những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán
năm sau.
- Các tài liệu về hợp đồng: Bao gồm các thông tin về hợp đồng kiểm toán, thuê
mướn, bảo hiểm, các hợp đồng tín dụng liên quan đến hoạt động của đơn vị.
- Các thủ tục khác: Bao gồm các thông tin về tài sản cố định, hàng tồn kho, chính
sách mua hàng, bán hàng, ngân quỹ, nhân sự tính giá…
Để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin cũng như việc kiểm tra, soát xét thì công ty
TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT quy định về những yêu cầu đối với hồ sơ kiểm toán
chung cả về hình thức lẫn nội dung. Về hình thức hồ sơ kiểm toán chung được thiết kế
dưới dạng mẫu biểu, các thông tin được trình bày sắp xếp theo các mục cụ thể. Cách bố
trí các mẫu biểu này được thống nhất và sử dụng nhất quán cho các năm cũng như cho
các khách hàng. Về nội dung hồ sơ kiểm toán chung lưu giữ các thông tin có giá trị sử
dụng, các nội dung này phải đầy đủ, cập nhật và chính xác.

Hồ sơ kiểm toán năm: Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT là một công ty chuyên
nghiệp, công tác tổ chức lưu giữ hồ sơ kiểm toán năm được thực hiện theo quy chuẩn.
Qua mỗi cuộc kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán năm được lưu giữ ở cả hai dạng đó là bản
cứng và bản mềm. Cả hai dạng này đều có bố cục giống nhau về thứ tự lưu trữ giấy tờ tuy
nhiên nội dung thì có sự phân biệt rõ ràng.
Bản mềm: Lưu giữ các giấy tờ làm việc của KTV, bao gồm các bản word, excel,
các bằng chứng kiểm toán có thể lưu giữ bằng máy vi tính.
Bản cứng : Lưu giữ các giấy tờ, các bằng chứng là văn bản mà KTV thu thập được
(thư xác nhận, chứng từ, hợp đồng…).
Nội dung tổ chức hồ sơ kiểm toán năm. Hồ sơ kiểm toán của công ty Kiểm toán
Quốc tế PNT được sắp xếp phân loại theo từng chỉ mục chi tiết cụ thể.
Chỉ mục hồ sơ kiểm toán
Ghi chú (C): Giấy tờ làm việc được lập theo mẫu chuẩn
SV: Vũ Mạnh Toàn
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
A KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
A100 XEM XÉT CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
 A110 Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng (C)
 A120 Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng (C)
A200 HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN, KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN VÀ NHÓM KIỂM TOÁN
 A210 Hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán (C)
 A220 Các thư từ giao dịch trước kiểm toán
 A230 Thư gửi khách hàng về Kế hoạch kiểm toán (C)
 A240 Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp (C)
 A250 Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán (C)
 A260 Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (C)
 A270 Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên (C)
 A280 Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (C)
 A290 Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về kế hoạch kiểm toán

(C)
A300 TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
 A310 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (C)
A400 TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ CHU TRÌNH KINH DOANH QUAN TRỌNG
 A410 Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền (C)
 A420 Tìm hiểu chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền (C)
 A430 Tìm hiểu chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn (C)
 A440 Tìm hiểu chu trình lương và phải trả người lao động (C)
 A450 Tìm hiểu chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản (C)
A500 PHÂN TÍCH SƠ BỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 A510 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (C)
SV: Vũ Mạnh Toàn
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
A600 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ RỦI RO GIAN LẬN
 A610 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị (C)
 A620 Trao đổi với Ban Giám đốc và các cá nhân về gian lận (C)
 A630 Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/Ban Kiểm soát về gian lận (C)
A700 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
 A710 Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực hiện (C)
A800XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU – CỠ MẪU
 A810 Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu (C)
A900 TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
 A910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (C)
B TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO
B100 SOÁT XÉT, PHÊ DUYỆT VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO
 B110 Phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán và Thư quản lý(C)
 B120 Soát xét chất lượng của thành viên Ban Giám đốc độc lập (C)
 B130 Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết (C)
B200 THƯ QUẢN LÝ VÀ CÁC TƯ VẤN KHÁC CHO KHÁCH HÀNG

 B210 Thư quản lý năm nay (C)
 B220 Thư quản lý dự thảo
 B230 Thư quản lý năm trước
B300 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN
 B310 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán năm nay (C)
 B320 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán dự thảo
 B330 Giấy tờ làm việc, trao đổi với KH trong giai đoạn hoàn tất báo cáo
 B340 Báo cáo tài chính trước và sau điều chỉnh kiểm toán (C)
 B350 Bảng cân đối phát sinh (C)
SV: Vũ Mạnh Toàn
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
 B360 Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (C)
 B370 Các bút toán không điều chỉnh (C)
 B380 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán năm trước
B400 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
 B410 Tổng hợp kết quả kiểm toán (C)
 B420 Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối (C)
 B430 Các vấn đề cần giải quyết trước khi phát hành báo cáo kiểm toán (C)
 B440 Thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng (C)
 B450 Thư giải trình của Ban quản trị khách hàng
B500 TÀI LIỆU DO KHÁCH HÀNG CUNG CẤP
 B510 Bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính trước kiểm toán
 B520 Hồ sơ pháp lý (giấy phép kinh doanh và giấy phép khác )
 B530 Quyết định bổ nhiệm các thành viên trong BGĐ và BQT trong năm
 B540 Biên bản họp/ Nghị quyết/ Báo cáo của BGĐ và BQT trong năm
 B550 Điều lệ và quy chế nội bộ của Công ty
 B560 Danh mục tài liệu quan trọng để lưu hồ sơ kiểm toán chung
C KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
C100 CHU TRÌNH BÁN HÀNG, PHẢI THU VÀ THU TIÊN

 C110 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền (C)
C200 CHU TRÌNH MUA HÀNG, PHẢI TRẢ VÀ TRẢ TIÊN
 C210 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền (C)
C300 CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO, TÍNH GIÁ THÀNH VÀ GIÁ VỐN
 C310 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình tồn kho, tính giá thành và giá vốn (C)
C400 CHU TRÌNH LƯƠNG VÀ PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
 C410 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình lương và phải trả người lao động (C)
SV: Vũ Mạnh Toàn
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
C500 CHU TRÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN
 C510 Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình TSCĐ và XDCB (C)
D KIỂM TRA CƠ BẢN TÀI SẢN
D100 TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
 D110 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 D120 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D130 Chương trình kiểm toán (C)
 D140-99 Giấy tờ làm việc chi tiết
D200 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 D210 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 D220 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D230 Chương trình kiểm toán (C)
 D240-99 Giấy tờ làm việc khác
D300 PHẢI THU KHÁCH HÀNG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 D310 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 D320 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D330 Chương trình kiểm toán (C)
 D340-99 Giấy tờ làm việc khác
D400 PHẢI THU NỘI BỘ VÀ PHẢI THU KHÁC NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 D410 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)

 D420 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D430 Chương trình kiểm toán (C)
 D440-99 Giấy tờ làm việc khác
D500 HÀNG TỒN KHO
 D510 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
SV: Vũ Mạnh Toàn
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
 D520 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D530 Chương trình kiểm toán (C)
 D540-99 Giấy tờ làm việc khác
D600 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC & TÀI SẢN KHÁC NGẮN HẠN, DÀI HẠN
 D610 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 D620 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D630 Chương trình kiểm toán (C)
 D640-99 Giấy tờ làm việc khác
D700 TSCĐ HỮU HÌNH, VÔ HÌNH, XDCB DỞ DANG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
ĐẦU TƯ
 D710 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 D720 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D730 Chương trình kiểm toán (C)
 D740-99 Giấy tờ làm việc khác
D800 TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
 D810 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 D820 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 D830 Chương trình kiểm toán (C)
 D840-99 Giấy tờ làm việc khác
E KIỂM TRA CƠ BẢN NỢ PHẢI TRẢ
E100 VAY VÀ NỢ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 E110 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)

 E120 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 E130 Chương trình kiểm toán (C)
 E140-99 Giấy tờ làm việc khác
E200 PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
SV: Vũ Mạnh Toàn
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
 E210 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 E220 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 E230 Chương trình kiểm toán (C)
 E240-99 Giấy tờ làm việc khác
E300 THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC
 E310 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 E320 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 E330 Chương trình kiểm toán (C)
 E340-99 Giấy tờ làm việc khác
E400 PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG VÀ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM
 E410 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 E420 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 E430 Chương trình kiểm toán (C)
 E440-99 Giấy tờ làm việc khác
E500 CHI PHÍ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 E510 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 E520 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 E530 Chương trình kiểm toán (C)
 E540-99 Giấy tờ làm việc khác
E600 PHẢI TRẢ NỘI BỘ VÀ PHẢI TRẢ KHÁC NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 E610 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 E620 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính

 E630 Chương trình kiểm toán (C)
 E640-99 Giấy tờ làm việc khác
SV: Vũ Mạnh Toàn
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
F KIỂM TRA CƠ BẢN NGUỒN VỐN CSH VÀ TK NGOÀI BẢNG
F100 VỐN CHỦ SỞ HỮU
 F110 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 F120 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 F130 Chương trình kiểm toán (C)
 F140-99 Giấy tờ làm việc khác
F200 CỔ PHIẾU QUỸ
 F210 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 F220 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 F230 Chương trình kiểm toán (C)
 F240-99 Giấy tờ làm việc khác
F300 NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC
 F310 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 F320 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 F330 Chương trình kiểm toán (C)
 F340-99 Giấy tờ làm việc khác
F400 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
 F410 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 F420 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính
 F430 Chương trình kiểm toán (C)
 F440-99 Giấy tờ làm việc khác
G KIỂM TRA CƠ BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
G100 DOANH THU
 G110 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)
 G120 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính

SV: Vũ Mạnh Toàn
22

×