Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tiểu luận TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.83 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa Triết Học
Môn Lịch sử triết học phương Đông cổ đại
Bài tiểu luận:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đoàn Thị Ngân
Nhóm thực hiện:
Vũ Ý Như 1356070038
Nguyễn Thị Lan Vi 1356070079
Lê Hoàng Yến 1356070081
1
2
MỤC LỤC
3
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trung Quốc là một quốc gia phương Đông có diện tích rộng lớn ở
khu vực châu Á.Với nền lịch sử văn hóa hàng ngàn năm, Trung
Quốc đã trở thành cái nôi hình thành nên nền văn hóa của khu vực
phương đông. Văn hóa Trung Quốc nổi bật với những quan niệm
đạo đức, nhân sinh, lễ nghĩa, cùng với đó là những tư tưởng triết học
mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, đã ảnh hưởng sâu rộng đến việc
hình thành tư tưởng triết học của các quốc gia phương Đông. Một
trong những trường phái triết học lớn có tư tưởng giá trị nhất trong
nền triết học Trung Quốc là trường phái Nho gia, một trường phái
triết học lấy luân lý đạo đức làm cơ sở cốt lõi để phát triền. Triết học
Nho gia cũng là phản ánh của một bộ phận lịch sử phức tạp, đa dạng
của Trung Quốc, thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc với những biến
đổi phức tạp trong quan niệm nhân sinh đạo đức Trung Quốc đương


thời. Trong trường phái Nho gia này, Tuân Tử nổi lên là một triết
gia mang tư tưởng Triết Học tiến bộ với những quan niệm duy vật
về thế giới, về mối liên hệ giữa con người và đất, trời, cũng như vai
trò của con người trong việc làm chủ vận mệnh của chính mình. Là
một bộ phân của Triết Học Trung Quốc, trường phái Nho Gia nói
chung và đặc biệt là tư tưởng triết học của Tuân Tử nói riêng cần
thiết phải được nghiên cứu và bàn luận để hiểu một cách chính xác
và toàn diện về nền Triết Học Trung Quốc – một nền triết học đặc
trưng của triết học phương Đông.
Đề tài sau đây của nhóm chỉ xin được trình bày những vấn đề cơ
bản như bản thể luận, nhận thức luận, và vấn đề đạo đức luân lý
trong tư tưởng triết học của Tuân Tử.
2. Mục đích của đề tài.
4
- Hiểu rõ những quan điểm, tư tưởng của triết gia Tuân Tử về các
vấn đề căn bản trong triết học như bản thể luận, nhận thức luận,
các vấn đề đạo đức nhân sinh.
Có hiểu biết nhất định về một giai đoạn phát triển của lịch sử triết
học Trung Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên nền tảng triết học Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vậy lịch sử làm chủ đạo kết hợp với các phương pháp
lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp Logic, so
sánh để nghiên cứu và hoàn thành.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu đến các quan điểm về thế giới, cách nhận thức về
thế giới của con người, và những lý luận đạo đức, nhân sinh trong
học thuyết triết học của triết gia Tuân Tử thuộc trường phái triết học
Nho gia của Trung Quốc.

5. Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa lí luận:
Nghiên cứu đề tài Triết học Tuân Tử giúp hiểu thêm về một tư
tưởng triết học lớn trong trường phái Nho Gia Trung Quốc, từ đó
tìm hiểu được những tiến bộ và phát triển trong lịch sử triết học
phương Đông nói chung cũng như triết học Trung Quốc nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài nghiên cứu về triết học Tuân Tử có thể được sử dụng để
làm tài liệu cho các công trình nghiên cứu khác.
- Nghiên cứu triết học Tuân Tử để nhận ra các tư tưởng giá trị
trong về tự nhiên, xã hội và con người đối với thế giới xung
quanh mình để vận dụng vào đời sống thực tế, cách đối nhân xử
thế và quan hệ giữa con người và con người.
6. Kết cấu đề tài:
Đề tài bao gồm hai chương và 5 tiểu tiết.
5
Chương I: Những điều kiện tiền đề, cơ sở hình thành tư tưởng triết
học của Tuân Tử (2 tiểu tiết).
Chương II: Nội dung tư tưởng triết học Tuân Tử (3 tiểu tiết).
Phần nội dung
Chương I: Những điều kiện tiền đề, cơ sở hình thành tư tưởng triết học
của Tuân Tử:
1. Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc vào thời Xuân Thu –Chiến Quốc:
6
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Địa lí:
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và là một trong những nền văn
minh nhân loại xuất hiện sớm nhất.
Văn minh Trung Quốc ra đời bên cạnh hai con sông lớn: phía bắc là
Hoàng Hà và sông Trường Giang ở phía nam.

Vào khoảng thế kỉ XXI Tr.CN, Trung Hoa chỉ là một vùng lãnh thổ
nhỏ ở trung lưu sông Hoàng Hà. Con sông mười tám khúc này bắt nguồn ở
Thanh Hải, giống như con rồng hung dữ khiến cho Lý Bạch cứ tưởng như
nước của nó từ trên trời đổ xuống (Hoàng hà chi thủy thiện thượng lai).
Nhưng dẫu sao nó cũng tạo ra được một vùng đất màu mỡ chiếm 40% đất
canh tác toàn quốc.
1.1.2. Dân cư:
Tiền thân của dân tộc Trung Hoa hiện nay có nguồn gốc Mông Cổ,
được gọi là Hoa Hạ (hay Hoa /Hạ), sống du mục, thích săn bắn và chinh phục.
Còn cư dân ở phía nam Trường Giang là các dân tộc Bắc Việt, chủ yếu sống
bằng nông nghiệp, định canh, định cư, có nền văn hóa riêng, nhưng sau này
dần dần bị dân tộc Hán đồng hóa.
1.2. Điều kiện xã hội:
1.2.1. Kinh tế:
“Chế độ chia đất cày cho dân, chế độ "tỉnh điền" có lẽ xuất hiện từ đời
Hạ, sang đời Chu được chỉnh đốn lại, mỗi miếng đất vuông vức 900 mẫu chia
làm 9 phần bằng nhau, mỗi phần 100 mẫu. Tám phần chung quanh chia đều
cho 8 gia đình; phần ở giữa để lại một ít làm chỗ ở cho 8 gia đình, còn bao
7
nhiêu 8 gia đình cày cấy chung, nộp lúa cho nhà vua. Hình miếng đất khi
chia như vậy, giống chữ 井 nên gọi là phép tỉnh điền”
1
.
Vào thời kì Xuân Thu với sự ra đời của đồ sắt đã thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho việc khai
khẩn đất đai, phát triển kĩ thuật canh tác “dẫn thủy nhập điền” cũng như việc
sử dụng sức kéo của động vật trong nông nghiệp. Thủ công nghiệp cũng rất
phát triển với những tiến bộ của kĩ thuật như đúc thau, làm mộc, làm muối…
Kế đó còn xuất hiện thêm nhiều nghề mới như luyện kim, đúc sắt, luyện gang
thép. Việc giao thương giữa các nước chư hầu cũng rất phát đạt, tiền tệ xuất

hiện cùng với tầng lớp thương nhân ngày càng lớn mạnh.
Qua thời Chiến Quốc, kinh tế phát triển mạnh mẽ, nghề luyện sắt hưng
thịnh , vật dụng bằng sắt được sử dụng phổ biến và rộng rãi; thêm đồ sơn, đồ
thuỷ tinh, kỹ thuật đồ gốm, kỹ thuật dệt và nhuộm (có khi người ta nhuộm tới
bảy màu), rất tiến bộ và người ta đã tìm được những hợp kim để chế tạo
những tấm gương soi mặt rất tốt. Từ đó hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại,
hoạt động thương mại diễn ra rất sôi nổi. Những nơi như Hàm Dương ở Tần,
Lâm Tri ở Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lương ở Nguỵ đều là những thị trấn
thương mại rất đông dân và thịnh vượng. Trong xã hội đã xuất hiện nhưng lái
buôn lớn chuyên đầu cơ tích trữ lũng đoạn thị trường.
1.2.2. Văn hóa tư tưởng:
Vào thời kì các nước Hạ, Thương và Tây Chu, thế giới quan thần thoại,
tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần văn
hóa và xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Đã có sự xuất hiện của các tư tưởng
triết học, song vẫn chưa được phát triển thành một hệ thống. Nó gắn chặt thần
quyền với thế quyền, lí giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị -xã hội
1 Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi: Hàn Phi Tử, NXB Văn Hóa, năm 1994.
8
với lĩnh vực luân lí đạo đức. Lúc này đã có sự xuất hiện của những quan niệm
duy vật có tính chất phác, ngây thơ.
Đến thời kì Đông Chu hay còn gọi là Xuân Thu –Chiến Quốc, với sự
phát triển sôi nổi của xã hội đã xuất hiện các tụ điểm, những nơi tập trung các
“kẻ sĩ” luận tranh luận về những trật tự của xã hội cũ và đề ra những mô hình
của một xã hội trong tương lai. Thời kì này được gọi là thời kì “bách gia chư
tử”, làm sản sinh các nhà tư tưởng với những hệ thống triết học khá hoàn
chỉnh.
1.2.3. Chính trị:
Theo truyền thuyết Trung Hoa, triều đại đầu tiên là Hạ, bắt đầu từ
khoảng 2070 Tr.CN. Tuy nhiên, triều đại này bị các sử gia cho là thần thoại
cho đến các khai quật khoa học phát hiện ra những di chỉ đầu thời kỳ đồ

đồng tại Nhị Lý Đầu, Hà Nam vào năm 1959. Vẫn chưa rõ về việc liệu các di
chỉ này là tàn tích của triều Hạ hoặc của một văn hóa khác cùng thời kỳ.
Triều đại đầu tiên để lại các ghi chép lịch sử là Thương với thể chế
phong kiến lỏng lẻo, định cư dọc Hoàng Hà tại miền Đông Trung Quốc từ thế
kỷ 17 đến thế kỷ 11 Tr.CN. Giáp cốt văn của triều Thương tiêu biểu cho dạng
chữ viết Trung Quốc cổ nhất từng được phát hiện, và là tổ tiên trực tiếp của
chữ Hán hiện đại. Triều Thương bị triều Chu chinh phục vào thế kỷ 12
Tr.CN.
Quyền lực tập trung của triều Chu dần suy yếu trước các chư hầu
phong kiến, nhiều quốc gia độc lập cuối cùng xuất hiện từ triều Chu và liên
tục tiến hành chiến tranh với nhau trong thời kỳ Xuân Thu kéo dài 300 năm.
“Từ thế kỷ 8 Tr.CN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyên tấn
công và cướp bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đô phía tây để chuyển sang phía đông
ở châu thổ Hoàng Hà. Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ
trước sự tấn công của các bộ lạc, nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương
9
hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn. Cuối cùng, còn lại vài chục
nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên tranh ngôi bá chủ
Trung Quốc là Tề,Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa nhà
Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư hầu”
2
Đến thời Chiến Quốc trong thế kỷ 5–3 Tr.CN, “thời đại này xảy ra vì
sự cân bằng mong manh giữa các nước chư hầu biến thành hỗn loạn trong
một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các liên
minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và
sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4 Tr.CN, chỉ tám hay chín
nước lớn còn sót lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục
đích tìm kiếm kẻ có thể kiểm soát toàn bộ Trung Quốc”
3
.

1.2.4. Xã hội:
Nhà Hạ mở màn cho chế độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ này được chia
làm hai thời kì: Thời kì hình thành và phát triển (từ thế kỉ 21 -770 TCN), thời
kì suy vong (770 -476 TCN). Sau thời kì chiếm hữu nô lệ là sự giao hòa và
chuyển sang chế độ phong kiến, “từ chế độ tông tộc chuyển sang chế độ gia
trưởng, giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị bang hoại, những giá trị tư
tưởng, đạo đức mới còn manh nha và đang trên con đường xác lập”
4
.
2. Tiền đề lí luận hình thành tư tưởng triết học Tuân tử:
Thời Xuân Thu –Chiến Quốc, chiến tranh loan lạc liên miên, nhân dân
rơi vào cảnh lầm than, sự suy đồi đạo đức của xã hội Trung Quốc bấy giờ đã
thúc đẩy phát triển các học thuyết. Trải qua các thời kì, lần lượt các tư tưởng
2 />3 />4 PGS. TS. Doãn Chính (chủ biên): Lịch sử triết học phương Đông, NXB CTQG, tr240.
10
khác nhau đã ra đời. Vào cuối thời Chiến Quốc, nổi lên có Tuân Tử một nhà
triết học mang những tư tưởng vượt bậc, cách xa thời đại lúc bấy giờ. Tư
tưởng của ông được nhận định rằng “ hấp thụ triết lí tự nhiên của Lão –
Trang, lấy tư tưởng chính trị nhân bản của Mạnh tử, xuyên suốt học thuyết
của mình, có duy vật, có duy tâm song Tuân Tử đã thể hiện lòng trung thành
với luân lí chính trị của người đã sáng lập ra Nho gia”
5
. . Vào thời này, Tuân
tử, Nho giáo, Lão giáo và Mặc gia đều thịnh hành; các trường phái triết học
nở rộ, vừa kế thừa tư tưởng của nhau, vừa phê phán , công kích nhau từ nhiều
phía. Tuân tử là người theo học thuyết của Khổng tử, đề cao “nhân nghĩa”, “lễ
nhạc”, chủ trương “chính danh”, trọng vương khinh bá , nhưng tư tưởng của
ông lại tương phản với Khổng tử và Mạnh tử cả về thế giới quan cũng như
những triết lý về đạo đức, chính trị.
Tuy có sự kế thừa là thế nhưng ông cũng có những quan điểm và lập

luận của riêng mình.
Chương 2: Nội dung tư tưởng triết học Tuân Tử
Khi nghiên cứu về Tuân Tử, ta phải chú ý tới sự quan hệ của ông với
các nhà tư tưởng đương thời. Trong sách của ông có nhiều phê bình các nhà
tư tưởng và có nhiều giá trị.
Trong thiên Thiên luận có nói “ Thận Tử có thấy được việc sau, không
thấy được việc trước. Lão Tử có thấy được lẽ co lại, không thấy được lẽ duỗi
ra. Mặc Tử thấy được cái đầy đủ, không thấy được cái vụn vặt. Tống Tử thấy
5 Nguyễn Đăng Thục: Lịch sử triết học phương Đông, tập 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1991,
tr269.
11
được cái ít, không thấy được cái nhiều. Có việc sau mà không có việc trước ắt
quần chúng không có cửa mà ra vào. Có co lại mà không có duỗi ra ắt sang
hèn không phân biệt. Có cái đầy đủ mà không có cái vụn vặt ắt chính lệnh
không thi thố. Có cái ít mà không có cái nhiều ắt quần chúng không hóa”.
“Huệ Tử bị che lấp bởi từng chương mà không biết đến thực dụng.
Trang Tử bị che lấp bởi trời mà không biết đến người. Chỉ theo cái dụng mà
thôi thì dạo trong thiên hạ sẽ dừng ở sự ích lợi vậy. Chỉ theo lòng dục mà thôi
thì đạo trong thiên hạ sẽ dừng ở sự khoái cảm vậy. Chỉ theo pháp luật mà thì
đạo tong thiên hạ sẽ dừng ở thuật số vậy. Chỉ theo quyền thế mà thôi thì đạo
trong thiên hạ sẽ dừng ở sự tiện lợi vậy. Chỉ theo từng chương mà thôi thì đạo
trong thiên hạ sẽ dừng ở sự biện luận vậy. Chỉ theo trời mà thôi thì đạo trong
thiện hạ sẽ dừng cả ở nguyên nhân vậy”
6
.
Qua đó ta thấy học vấn của Tuân Tử rất uyên bác, ông từng nghiên cứu
các học thuyết đồng thời của các nhà. Cũng vì có học thức rộng lớn đó ông đã
tách mình khỏi Nho gia hình thành một phái khác.
Tuân Tử
7

(315 tr.CN – 230 tr.CN), tên Huống, tự là Khanh người nước
Triệu,làm việc cho Tề Vương Vương. Tuân Tử chính là thầy của thừa tương
nhà Tần là Lý Tư. Ông vừa là quan trong triều đình vừa dạy học và viết sách.
Tác phẩm chính của ông là bộ Tuân Tử gồm 32 thiên. Trong tác phẩm đó, ông
trình bày toàn bộ quan điểm triết học của mình phần lớn bằng những câu
chuyện ngụ ngôn, hay những lời nói mang tính giáo huấn.
1. Thế giới quan:
6 Hồ Thích,Trung Quốc triết học sử đại cương , tr 488
7 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông
12
Tuân Tử đặt vấn đề về mối quan hệ giữa trời và người, mệnh đề: “Trời
và người có sự phân biệt”, là một nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng
triết học của Tuân tử. Ông phản bác lối lập luận duy tâm thần bí vầ mối quan
hệ giữa trời và người của các nhà tư tưởng khác.
Tuân Tử đã phê bình triết học Trang Tử, ông cho rằng Trang Tử qúa
chú trọng về đạo trời nên mới sinh ra chủ nghĩa an mệnh, chủ nghĩa thủ cựu.
Ông đã phản đối kịch liệt: “ chỉ có thánh nhân là không cần biết trời”. (Thiên
luận). ”Cho nên người quân tử kính cái ở mình mà không mộ cái ở trời. Kẻ
tiểu nhân bỏ cái ở mình mà mộ cái ở trời. Người quân tử kính cái ở mình mà
không mộ cái ở trời cho nên ngày một tiến bộ. Kẻ tiểu nhân bỏ cái ở mình mà
mộ cái ở trời cho nên ngày một thoái bộ”. (Thiên luận). “
Trời là tự nhiên: Tuân Tử gạt bỏ tín ngưỡng truyền thống xem trời là
chủ tể tối cao, có lý trí, có ý chí và tình cảm, tận thiện và toàn năng. Ông chấp
nhận trời là gốc của sự sống, nhưng không tin trời như một tồn tại siêu nhiên.
Đối với ông, trời chỉ là tự nhiên – một thế lực ngang hàng với đất và người,
một sự vận hành theo phép tắc tự nhiên, vĩnh cửu và thường hằng bất biến.
Trong Thiên luận ông cho rằng: “Trời hoạt động theo bình thường
không vì vua Nghiêu mà để cho còn, không vì vua Kiệt mà làm cho mất”.
Ông lại nói: “Không phải người ta ghét giá lạnh mà trời bỏ mùa đông, không
phải người ta ngại xa xôi mà đất rút hẹp bề mặt lại”

Từ đó ông đi đến khẳng định, trời không thể quyết định được vận mệnh
của con người. Việc trị hay loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ
không phải tại trời. Đây là tư tưởng biểu hiện rõ nét tính chất duy vật và vô
thần trong triết học của ông.
Đạo trời là đạo trời, đạo người là đạo người: “Cái đạo thường của trời
đất ấy không liên quan gì đến đạo của người”
8
. “Gọi là đạo, không phải là cái
8 Nguyễn Hiếu Lê – Giản Chi, Tuân tử, tr 20
13
đạo của trời, không phải là cái đạo của đất, mà là cái đạo do người đặt ra”
(Thiên luận).
Ông cho rằng, trời có thiên chức của trời, người có thiên chức của
người. Người quân tử, bậc chí nhân là người hiểu đạo trời, không ỷ lại ở trời,
không phụ thuộc vào trời mà lo làm tốt việc của người. Theo ông, “Trời có
bốn mùa, đất có sản vật, người có văn tự” (Thiên luận). Thiên chức của trời,
đất là toàn bộ sự sinh thành , biến hóa của các sự vật trong tự nhiên như sự
chiếu sáng của mặt trời, mặt trăng; sự chuyển động của các vì tinh tú; sự vận
hành của bốn mùa Đó là những cái không làm mà nên, không cầu mà được.
Thiên chức của con người là luôn luôn nghĩ về đạo của mình, đừng tranh
thiên chức của trời; và biết phục tùng đạo trời, biết dùng những cái trời đất đã
tạo ra phục vụ cho cuộc sống của mình. “Trời sinh ra người quân tử, người
quân tử sửa trị trời đất ( ) Không có người quân tử thì trời đất không được
sửa, lễ nghĩa không có đầu mối” (Vương chế). “Trời có thời của trời, đất có
tài sản của đất, người có việc của người, ấy gọi là có thể ngang với trời đất.
Bỏ cái mình có thể ngang với trời đất, mà chỉ muốn ngang với trời đất thì lầm
vậy” (Thiên luận).
Quan điểm này tiến lên một bước nữa khi ông “đề ra học thuyết con
người có thể cải tạo được tự nhiên, cho rằng con người không thể chờ đợi tự
nhiên ban phát một cách bị động phải vận dụng tài trí, khả năng của mình,

dựa vào quy luật của tự nhiên mà sáng tạo ra nhiều của cải, sản vật để phục vụ
đời sống của con người. Ông chủ trương sửa trị việc nước, giáo hóa đạo đức,
lễ nghĩa làm cho xã hội tiến bộ văn minh hơn. Đó là chức năng của con người
– có thể sánh ngang với Trời đất vậy”
9
.
9 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, tr 344
14
Theo Tuân Tử “Sao mà sa, cây mà kêu, đó là cái biến hóa của trời đất
âm dương, là sự ít khi xảy ra của vạn vật, cho là quái lạ thì nên, mà lo sợ thì
không nên” (Thiên luận). Ngay cả “Mặt trời, mặt trăng cũng có khi ăn lẫn
nhau, mưa gió cũng có khi không hợp thời, những ngôi sao lạ cũng có khi
xuất hiện từng chùm, những cái đó không thời nào mà không thấy” (Thiên
luận). Những việc do con người làm ra như “ chính trị hiểm ác mất lòng dân,
đất đai bỏ hoang không cày cấy, gạo đắt dân đói, chiến tranh loạn lạc, thây
chết đầy đường, lễ nghĩa không sửa, trong ngoài trên dưới không phân biệt,
trai gái dâm loạn, cha con nghi nhau, vợ chồng lìa nhau mới là quái gở, đáng
sợ và là thâm họa nhất” (Thiên luận).
Ông quả quyết rằng quỷ thần không chi phối được vận mệnh con
người. Trời không làm hại cũng không cứu giúp được con người. Trong cuộc
sống của mình, sự thành công hay thất bại của con người phụ thuộc vào việc
con người hành động thuận hay trái với lẽ tự nhiên. Với tư tưởng này ông
xứng đáng là nhà vô thần vĩ đại của Trung Quốc cổ đại.
Ngoài ra trong quan niệm về vũ trụ, khi giải thích về tự nhiên ông còn
đưa ra học thuyết về “khí” và cho rằng khí là nhân tố vật chất cấu tạo nên vạn
vật, đồng thời ông phân biệt sự khác nhau của vật chất vô cơ, thực vật, động
vật và loài người. Ông nhận thấy: nước, lửa có khí nhưng không có sinh
mệnh; cây cỏ có sinh mệnh nhưng không có tri giác; cầm thú có tri giác
nhưng không có luân thường đạo lý và tổ chức xã hội; còn loài người có tất
cả: có khí, có sinh mệnh, có tri giác, có khuôn phép và có cả kỷ cương nề nếp.

Chính vì vậy con người được coi là sản phẩm cao nhất của tự nhiên.
Có thể nói thế giới quan của Tuân Tử là bước tiến rõ rệt trong triết học
Nho gia. Dù vẫn nói đến trời, đất trong học thuyết của mình song Tuân Tử thể
hiện rõ nét tư tưởng duy vật và đạo trời của ông là cái gì rất gần gũi với các
quy luật khách quan. Phủ nhận thuyết thiên mệnh, phân biệt thiên chức của
các bộ phận trong vũ trụ, Tuân Tử đã đứng về chủ nghĩa vô thần và đưa ý
15
thức con người từ hướng về một thế giới siêu nhiên đến hướng về chính bản
thân mình. Và cũng chính trong quan điểm về thế giới, ta thấy Tuân Tử là nhà
triết học duy vật triệt để.
2. Nhận thức luận:
2.1. Mối quan hệ giữa “tâm” và “thiên quan”:
Khi trình bày về nhận thức luận, Tuân Tử đã thể hiện lập trường duy
vật về nhận thức, khi cho rằng con người có khả năng nhận thức về thế giới
giới vạn vật cũng như các quy luật của thế giới.
Tuân Tử cho rằng, con người trước hết nhận thức thế giới qua các giác
quan, các cơ quan cảm giác “thiên quan” khi nhận được sự tác động của các
sự vật hiện tượng bên ngoài. Mỗi “thiên quan” có một tính năng riêng để cảm
nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng như: mắt có thể nhìn, tai thì nghe,
mũi ngửi, miệng phân biệt mùi và tay chân thì có thể sờ được… Với những
tính năng này của “thiên quan”, con người có thể nhận biết được đầy đủ
những yếu tố thể hiện ra bên ngoài của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, việc
nhận biết được toàn diện một sự vật, hiện tượng phải bao gồm cả nhận biết
biểu hiện bên ngoài lẫn bản chất bên trong của nó. Vì vậy muốn nhận biết đầy
đủ và sâu sắc sự vật hiện tượng, con người phải dựa vào khí quan tư duy hay
còn được gọi là “tâm”.Tuân Tử đã viết: “Hình, sắc thì dùng mắt phân biệt.
Thanh trọc, trong đục thì dùng tai phân biệt”, nhưng “vắng mặt của tâm thì
nhìn mà không biết, nghe mà không biết, ăn mà không biết”(Tuân Tử, Chính
danh). “Tâm” có khả năng trưng tri, là khả năng tổng hợp, phân tích, trừu
tượng hóa, khái quát hóa những cảm giác do giác quan mang lại, rồi đặt một

danh quy ước với một ý nghĩa nhất định cho những cái giống nhau. Nhờ có
“tâm” mà những tính chất do cảm quan “thiên quan” nhận biết mới được phân
biệt, phán đoán, “tri” mới trở thành “trí”. Ngược lại, hoạt động của “tâm” cốt
yếu phải lấy hoạt động của “thiên quan” làm cơ sở. Ông viết: “Tâm có cái
trưng tri. Có trưng tri rồi thì theo tai mà nghe âm thanh, theo mắt mà biết hình
16
thể, màu sắc. Song trưng tri phải đợi các giác quan ghi nhận các loại, rồi sau
mới biết”. Bên cạnh đó, khi nói về “tâm”, Tuân Tử cho rằng “tâm” có thể
nhận thức sâu sắc sự vật là do có những đặc tính hư, nhất, tĩnh. Hư (虚) trong
hư vô, nghĩa là trống rỗng. Tâm luôn có sự hiểu biết, tức là chất chứa những
hiểu biết trong tâm, tâm luôn chứa đựng hiểu biết. Thế nhưng những cái hiểu
biết đã được chứa chất trong tâm sẽ không làm ảnh hưởng đến cái đang được
tâm hiểu biết hay sẽ được tiếp nhân. Như vậy gọi là tâm “hư”.Nhất(壹) trong
thuần nhất, nghĩa là không lai tạp. Tâm có hiểu biết, có thể nhận biết nhiều cái
khác nhau trong cùng một thời điểm, tuy nhiên tâm vẫn luôn thuần nhất,
những cái hiểu biết ấy không lai tạp với nhau, không ảnh hưởng đến nhau,
như vậy gọi là “Nhất”. Tĩnh (靜) trái với động, nghĩa là đứng yên, không hoạt
động. Tâm luôn luôn hoạt động bất cứ lúc nào, như “tâm lúc ngủ thì mộng,
lúc trễ nải, biếng nhác thì phóng túng, lúc làm việc thì lo lắng. Cho nên tâm
chưa từng không động”. Tuy nhiên, mặc dù, tâm luôn hoạt động, nhưng
những cái biết, những hiểu biết có sẵn hoặc đang được nhận thức trong tâm
thì không bao giờ bị rối loạn, không mất đi. Như vậy gọi là “tĩnh”.
Khi nói về cảm giác, Tuân Tử đã cho rằng tác dụng của cảm giác không
phải bao giờ cũng hoàn toàn chính xác, bởi nó còn phụ thuộc bởi những điều
kiện nhất định. Trong những điều kiện khiến cảm giác bị hạn chế, cảm giác sẽ
đem lại những ấn tượng sai lầm. Ví dụ: Khi trời mưa, thì tầm nhìn của mắt sẽ
bị hạn chế, không thể xác định chính xác xa gần. Khi trời nắng, sự phản xạ
ánh sáng theo một góc tạo nên phản xạ toàn phần sẽ gây ảo giác trên đường
như có nước… Nếu không có tâm nhận ra những sai lầm của cảm giác, nếu
cảm giác và tâm bị tách rời, con người sẽ dễ rời vào mù mịt, sai lầm. Vì vậy,

Tuân Tử nói tâm phải luôn chính định, sáng sủa bản nhiên, thì con người mới
thoát khỏi những nhận thức sai lầm. Ông dạy con người phải luôn dựa vào lý
trí, tránh phụ thuộc vào giác quan. Phải kịp thời dùng lý trí xóa bỏ ảo giác,
17
dùng lý trí sửa chữa những mê hoặc và tưởng tượng sai lầm thì con người mới
thoát khỏi những lầm lạc, u mê của cuộc sống.
Như vậy trong nhận thức luận, Tuân Tử đã giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa nhận thức cảm tính, và nhận thức lý tính trong quá trình nhận
thức. Nhận thức cảm tính tức “thiên quan” là cái có trước và là cơ sở cho
nhận thức lý tính tức “tâm”. Tuy nhiên, Tuân Tử lại quá phóng đại vai trò
quan trọng của “tâm”, tuyệt đối hóa và tách biệt tâm thành chủ thể độc lập
trong quá trình nhận thức. Vì vậy, quan điểm nhận thức luận của Tuân Tử vẫn
còn mang nhiều hạn chế và hơi nghiêng về khuynh hướng duy tâm trong nhận
thức.
2.2. Mối quan hệ giữa “danh” và “thực”.
Khi trình bày về sự thể hiện một sự vật, Tuân Tử đã đề cập đến khái
niệm “danh” và “thực”. Thực là cái sự vật hiện diện, còn danh là cái khái
niệm được đặt ra bởi con người. Những tính chất thể hiện ra bên ngoài của sự
vật khách quan được con người cảm nhận qua kinh nghiệm cảm quan, sau đó
được con người phản ánh lại qua hình thức khái niệm. Những sự vật nào
mang lại cho cảm giác của con người những tính chất chung thì được so sánh
và quy nạp thành từng loại và đặt thành những khái niệm chung. Như vậy,
khái niệm chung là được rút từ những sự vật cụ thể, riêng lẻ nhưng cùng loại.
Tuân Tử đã nói về danh như sau: “Danh là để chỉ sang hèn, sau là để chỉ cái
giống nhau và khác nhau. Hễ sang và hèn đã rõ, giống và khác đã phân biệt
thì không có mối lo bị hiểu lầm và không có mối họa sự việc bị khó khăn hay
bỏ phế. Đó là lý do phải chế danh. Nhưng làm sao phân biệt được cái giống
và khác nhau? Đáp: nhờ thiên quan. Con người cùng loại và cùng tình cảm,
do đó sự nhận biết của thiên quan với vật thì giống nhau. Khi sự vật được so
sánh và một số sự vật được thấy là giống nhau, thì chúng được gán chung một

danh như một quy ước để sau này khi ta nói danh thì hiểu nó chỉ vật gì” (Tuân
Tử, Chính danh). Danh ở trong quan niệm của Tuân Tử không chỉ mang ý
18
nghĩa nhận thức mà con mang ý nghĩa đạo đức nữa. Việc tạo danh là để phân
biệt những cái giống nhau và cái khác nhau, tránh những rắc rối hiểu lầm khi
những cái giống nhau và khác nhau bị lầm lẫn. Ai sang ai hèn đã rõ, cái giống
cái khác đã rõ thì chẳng còn cái khó khăn phế bỏ nữa. Khi thiên quan nhận
biết những sự vật này, nó sẽ cảm giác được những cái giống nhau và gán cho
những cái giống nhau một cái danh chung, để khi nói đến danh đó ta lập tức
hiểu được danh đó nói đến sự vật gì. Tuy nhiên, cái chung cũng là từ những
cái riêng mà thành, vì vậy mà Tuân Tử đã chia danh thành hai loại là “danh
chung” và “danh riêng”. Thực cùng loại thì dùng danh chung, khác loại thì
dùng danh riêng. Thực mà khác loại thì không thể dùng danh khác nhau, mà
cùng loại thì không thể dùng danh khác nhau được, như vậy mới không gây ra
rối loạn trong quá trình nhận thức. Như vậy, đồng danh hay dị danh là do
chính bản thân sự vật, hay cái thực quy định. Cái chủ yếu để chế danh là tính
chất của sự vật. Bên cạnh đó, ông cũng đã nhận biết được mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, cái cá biệt và cái toàn thể. Tuân Tử đã viết: “Cho dù
vạn vật vô số kể, sẽ có lúc chúng ta muốn gọi đến chúng thì chúng ta gọi
chung là vật”, “nhiều cộng danh sẽ có chung một đại cộng danh khác, cứ lần
lượt gọi gộp chung đến lúc không thể gộp chung được nữa thì thôi. Có lúc ta
muốn đề cập đến cái riêng, thì ta gọi điểu thú chẳng hạn, điểu thú là đại biệt
danh. Suy xuôi xuống mà goi tách ra, một biệt danh mới sẽ có nhiều biệt danh
khác, cứ lần lượt gọi tách biệt như thế đến lúc không thể gọi tách biệt được
nữa thì thôi”. Ông đã khẳng định cái toàn bộ ở trong cái cá biệt, và cái toàn bộ
chỉ có thể bao gôm cái cá biệt một cách đại khái.Quan niệm này đối lập với
quan điểm tách rời cái toàn bộ và cái cá biệt của phái Công Tôn. Với toàn bộ
quan niệm về danh trên, Tuân Tử đã phê phán những quan niệm luận cứ của
các biện gia và các Mạc gia hậu kỳ, những quan niệm khiến danh và thực rối
loạn. Đồng thời, Tuân Tử cũng đã thể hiện quan điểm duy vật trong nhận thức

luận của mình trong việc xác định danh là dựa vào thực mà tạo thành.
19
3. Nhân sinh quan:
Theo ông vì khi con người mới sinh ra vốn đã có sẵn lòng ham muốn
và dục vọng nên để thỏa mãn những ham muốn và dục vong đó, con người
phải hành động thuận theo tính tự nhiên của mình. Và điều đó tất phải dẫn
đến sự tranh giành xâu xé, cướp bóc, tranh đoạt nhau. Tuân tử cho rằng tính
ban đầu của con người là ác, còn tính thiện là do con người sáng tạo ra.
Tính ác: “Bản tính con người vốn ác, những điều thiện mà con người
phô bày đều giả tạo. Tính con người đời nay, sinh ra đã hám lợi, cứ thuận
theo tính đó nên sinh ra cảnh tranh đoạt lẫn nhau mà sự nhường nhịn mất đi;
sinh ra đã có lòng đố kỵ, cứ thuận theo tính đó nên sinh ra cảnh cướp bóc tàn
hại lẫn nhau, mà lòng trung tín mất đi; sinh ra đã có sự ham muốn tai mắt,
ham chuộng tiếng hay vẻ đẹp, cứ thuận theo tính đó nên sinh ra cảnh dâm
loạn mà lễ nghĩa, văn lý mất đi. Như thế nếu theo cái tính của người ta, thuận
cái tình của người ta, tất sinh ra cảnh tranh đoạt, phạm vào phận sự của mình,
làm cho loạn lý, mà dẫn đến sự hung bạo. Cho nên phải cần đến khuôn phép
của người thầy để giáo hóa, lễ nghĩa để dẫn dắt, rồi sau mới từ sự nhường
nhịn, hợp với văn lý mà dẫn đến tình trạng ổn định. Theo đó mà xem thì bản
tính con người rõ vốn là ác, những điều thiện mà con người phô bày đều là
giả tạo”
10
.
Thiện và ác là hai danh từ biểu thị hai giá trị đối nghịch. Tuân tử đã “
đồng hóa thiện, ác với trị và loạn. Cái gì hợp với và đưa tới nền bình trị, cái
đó là thiện, trái lại, cái gì hợp với và đưa tới tình trạng rối loạn đó là ác. Bình
trị, theo Tuân tử, là tiêu chuẩn phân biệt thiện, ác”
11
10 Will Durant, Di sản phương đông, tr 827
11 Nguyễn Hiếu Lê – Giản Chi, Tuân tử, tr 46

20
“Xưa nay thiên hạ gọi thiện là những gì hợp với sự chỉnh lí bình trị ,
gọi ác là những gì hợp với sự thiên nhiễm bội loạn. Đó là điểm phân biệt thiện
và ác” (Tính ác).
Tuân tử cũng cho rằng, cái tính của con người là do hòa khí xung hợp
mà thành tính linh hợp với mọi vật và có sự cảm ứng lẫn nhau sự yêu, ghét,
mừng, giận, buồn, vui của tính thì gọi là tình. Tình là cái vô cùng cho nên
phải có tâm để chọn cái nên và cái không nên mà làm gọi là “tư lự”. Có tâm
tư lự để khiến con người hành động và con người cần có sự học tập, rèn luyện
thì mới uốn nắn được cái bản tính của mình. Tâm tư lự và có thể theo đó hành
động thì gọi là ngụy. Tư lự nhiều, tập luyện thành kỹ năng, rồi sau thành tựu,
thì cũng gọi là ngụy (tạo tác). Hành động vì cái lợi chính đáng thì gọi là sự.
Hành động vì chính nghĩa thì gọi là tri (tri giác). Tri giác hợp vói ngoại vật thì
gọi là trí (kiến thức). Cái ở trong con người mà nhờ nó người ta có thể làm
công việc gọi là năng (khả năng). Khả năng hợp với ngoại vật thì gọi là năng
(tài năng). Tính bị thương gọi là bệnh. Cái mà ta tình cờ gặp thì gọi là mệnh.
Theo những câu chính Tuân tử định nghĩa trên thì tính là một cái gì do trời
sinh, còn ngụy là do sức con người tạo thành.
Từ đó ông cho rằng các khuôn pháp như “Lễ nghĩa hình phạt” của giai
cấp quý tộc và thể chế phong kiến là tất yếu tồn tại. Mặc dù Tuân Tử cho rằng
bản tính con người là ác, nhưng bằng việc giáo dục con người có thể tạo ra
được cái thiện, và để tạo ra được cái thiện thì con người phải có thầy có phép
dạy bảo thì mới thành thiện và cũng cần phải có lễ nghĩa giáo hóa con người.
“Đời xưa thánh nhân cho rằng bản tính con người là ác cho nên đề
xướng lễ nghĩa, đặt ra pháp độ để uốn nắn cho cái tính của con người chính
lại, để chuyển hóa cái tính tình của người ta mà dẫn dắt, khiến cho tất cả đều
ra từ trị mà hợp với đạo vậy”
12
. Qua đó ông nhấn mạnh vai trò của người thầy
12 Will Durant, Di sản phương đông, tr 827

21
trong việc rèn luyện con người. Theo ông học cốt yếu là cải biến được cái khí
chất, bản tính, cải hóa được tâm thần của mình nên học là tự trọng tâm trí chứ
không phải học ở sự tai nghe, miệng nói hời hợt bên ngoài. Học là phải biết,
biết là phải làm, học đến làm được mới thôi. Cùng với giáo dục theo ông lễ,
nhạc cũng cải hóa con người. Lễ giúp con người biết kính, biết hiếu thảo, biết
thuận, biết thiện,. Nhạc đối với Tuân tử là công cụ điều hòa tính khí.
Ông không thừa nhận quan điểm đạo đức thiên phú vì tính người tuy
ác, nhưng nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất cứ người nào cũng có thể đạt
được địa vị người quân tử. Sự phân biệt quân tử và tiểu nhân cũng như sĩ,
nông, công, thương không phải do thiên tính của họ quyết định, mà là kết quả
của của sự tích lũy lâu ngày. Như vậy tuân tử đã quy kết sai lầm thành phần
giai cấp trong xã hội là do sự tích lũy tập quán sinh hoạt sinh ra, nhưng trong
điều kiện lúc bấy giờ cách đặt vấn đề như vậy đã bao hàm sự phủ nhận thành
phần giai cấp cha truyền con nối, phủ nhận quan điểm thiên phú nên quan
điểm của ông cũng có ý nghĩa tích cực.
KẾT LUẬN
Tuân Tử được đánh giá như một hiền triết thứ ba sau Khổng Tử và
Mạnh Tử. Qua việc nghiên cứu triết học Tuân Tử ta thấy rằng:
Tuân Tử đã có một cách nhìn duy vật về tự nhiên, ông đã có một bước
tiến lớn hơn so với Khổng Tử và Mạnh Tử.
22
Trong nhận thức luận, Tuân Tử đã nhìn thấy được mối quan hệ giữa cái
riêng và cái chung.
Tư tưởng của ông còn có sự dao động giữa duy vật và duy tâm. Ông
vừa phủ nhận vai trò của quỷ thần, mặt khác lại cho rằng, đức tính con người
vốn ác - nghĩa là phủ nhận vai trò của xã hội trong việc giáo dục con người.
23

×