Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 9 CIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.1 KB, 35 trang )

Chơng 3
Phi kim. Sơ lợc về bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học
phần 1 : Mở đầu chơng
A. Mục tiêu của chơng
Sau khi học xong Chơng 3, HS có khả năng :
Biết đợc tính chất của phi kim nói chung, tính chất, ứng dụng của clo,
cacbon, silic, viết đợc các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.
Biết đợc các dạng thù hình chính của cacbon, một số tính chất vật lí tiêu
biểu và một số ứng dụng.
Nêu đợc tính chất hoá học cơ bản của CO, CO
2
, H
2
CO
3
và muối cacbonat,
viết các PTHH.
Biết một số ứng dụng của silic đioxit, sơ lợc về công nghiệp silicat (sản xuất
gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh).
Biết sơ lợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học : nguyên tắc sắp xếp,
cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm), sự biến thiên tuần hoàn tính
chất các nguyên tố trong chu kì, nhóm), ý nghĩa của bảng tuần hoàn (biết vị trí suy
ra cấu tạo, tính chất và ngợc lại : biết cấu tạo suy ra vị trí và tính chất ).
B. yêu cầu của chơng
1. Về nội dung
HS biết đợc tính chất của phi kim là tác dụng với kim loại tạo thành muối,
tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí và tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
Biết đợc clo có những tính chất hoá học của phi kim, clo là phi kim hoạt
động hoá học mạnh : Tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua, tác
dụng mạnh với hiđro tạo khí hiđro clorua, khí này tan trong nớc tạo thành dung


dịch axit clohiđric, clo không phản ứng trực tiếp với oxi. Ngoài ra clo có tính chất
hoá học khác là phản ứng với nớc tạo thành nớc clo, có tính tẩy màu, tác dụng với
92
kiềm tạo thành muối. HS biết một số ứng dụng của clo, nguyên liệu, nguyên tắc,
các phản ứng hoá học điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
Biết đợc cacbon có những tính chất của phi kim nhng điều kiện phản ứng
xảy ra với hiđro và với kim loại rất khó khăn, cacbon là phi kim hoạt động hoá học
yếu. Ngoài ra, cacbon có tính chất hoá học đợc ứng dụng nhiều là : tác dụng với
oxi và với một số oxit kim loại. Trong các phản ứng trên, cacbon thể hiện tính khử.
Biết đợc tính chất, ứng dụng hai oxit của cacbon : CO là oxit trung tính
(không gọi là oxit không tạo muối), có tính khử mạnh ở nhiệt độ cao, CO
2
là oxit axit.
Biết đợc axit cacbonic là axit rất yếu, không bền, dễ phân huỷ thành khí CO
2
và nớc. Biết đợc các tính chất của muối cacbonat và đặc biệt là các muối cacbonat
dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao (trừ muối cacbonat trung hoà của kim loại
kiềm nh Na
2
CO
3
, K
2
CO
3
).
Biết sơ lợc tính chất của silic đioxit, sơ lợc về công nghiệp silicat gồm một
số ngành sản xuất chính (nguyên liệu, các công đoạn chính), liên hệ thực tế với
một số cơ sở sản xuất ở nớc ta
HS không chỉ nắm đợc nội dung kiến thức về tính chất, ứng dụng của phi kim

và một số hợp chất mà điều quan trọng là nắm đợc phơng pháp để tìm ra nội
dung đó nh : nhớ lại, làm thí nghiệm, quan sát, giải thích, nhận xét, so sánh, rút ra
kết luận.
Về mức độ nội dung kiến thức : chỉ yêu cầu HS biết đợc tính chất, ứng dụng
của phi kim nói chung và một số phi kim cụ thể nh : clo, cacbon, silic mà cha
yêu cầu HS hiểu đợc tại sao chúng có tính chất vật lí và hoá học này.
Không giải thích tính tẩy màu của clo ẩm là do axit HClO bị phân huỷ thành
oxi nguyên tử mà giải thích là do HClO có tính oxi hoá mạnh nên có tính tẩy màu.
Đối với các PTHH, cần chú ý :
Dùng 2 mũi tên ngợc chiều
( )
thay cho dấu trong phản ứng Cl
2
+ H
2
O.
Ghi điều kiện phản ứng và trạng thái của chất tham gia và sản phẩm tạo
thành sau phản ứng.
2. Về phơng pháp : GV không thông báo kiến thức sẵn có cho HS mà chủ
yếu GV tổ chức cho HS tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới. Thí dụ :
Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 và chơng 1, 2 lớp 9.
Yêu cầu HS suy luận từ tính chất của phi kim tới tính chất của phi kim
cụ thể và dùng thí nghiệm và các kiến thức đã biết để kiểm tra dự đoán.
HS liên hệ kiến thức về tính chất, ứng dụng của clo, cacbon, silic với hiện
tợng trong thực tế đời sống.
93
Nhận xét, khái quát hoá và rút ra kết luận về tính chất của phi kim.
Khai thác thí nghiệm chủ yếu theo hớng nghiên cứu : Từ thí nghiệm quan
sát hiện tợng, giải thích, dự đoán chất tạo thành, rút ra kết luận về tính chất của phi
kim, kiểm tra dự đoán về tính chất hoá học của clo, cacbon và một số hợp chất của

chúng. Hạn chế sử dụng thí nghiệm hoá học để minh hoạ cho lời nói của GV.
Trong quá trình dạy học chơng 3, GV cần kết hợp thêm một số phơng pháp
khác, thí dụ :
Phơng pháp thảo luận nhóm và toàn lớp.
Phơng pháp hoạt động theo nhóm nhỏ.
Phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Sử dụng câu hỏi và bài tập để hình thành kiến thức mới.
Sử dụng thiết bị nghe nhìn nh máy chiếu, bản trong, băng video, máy vi tính
và đĩa CD, đĩa mềm (nếu có). Sử dụng bảng phụ, phiếu học tập một cách thích
hợp nhằm tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới về phi
kim.
Chú ý cho HS quan sát nhận xét tranh ảnh, sơ đồ, hình vẽ để rút ra nhận
xét về quy trình sản xuất, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tợng thí nghiệm, dự
đoán chất tạo thành, hạn chế sử dụng các thiết bị dạy học để chứng minh cho lời
nói của GV.
Trong quá trình tổ chức dạy học, hạn chế thông báo kiến thức mà HS có thể tự
tìm tòi, phát hiện đợc. Với một số kiến thức HS không thể tự tìm tòi hoặc khai thác
kiến thức cũ, HS có thể tự đọc và rút ra nhận xét.
GV có thể cho HS làm một số thí nghiệm khác tơng tự một số thí nghiệm đã
trình bày trong bài học, phù hợp với điều kiện từng trờng, từng địa phơng để HS có
thể dễ dàng rút ra tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của phi kim và của clo,
cacbon, silic.
Trong quá trình tìm hiểu tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của các chất,
GV yêu cầu HS liên hệ với các hiện tợng trong đời sống sản xuất, trong cuộc sống
ở địa phơng, trong nớc và trên thế giới.
Chú ý : HS chỉ sử dụng SGK trong giờ học khi nội dung yêu cầu HS tự đọc nội
dung SGK. Với các nội dung khác, yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, nghiên cứu
thí nghiệm, dự đoán và kiểm tra dự đoán , yêu cầu HS không sử dụng SGK trong
giờ học.
phần 2 : Dạy các bài cụ thể

94
Bài 25 (1 tiết)
Tính chất của phi kim
A. mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Biết một số tính chất vật lí của phi kim : Phi kim tồn tại cả ở ba trạng thái
rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ
nóng chảy thấp.
Biết những tính chất hoá học của phi kim : tác dụng với oxi, với kim loại và
với hiđro.
Mức độ hoạt động của các phi kim khác nhau.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng những kiến thức đã biết (quan sát mẫu vật trong thực tế, phản
ứng của oxi với hiđro, của oxi với kim loại) để rút ra tính chất hoá học và vật lí của
phi kim.
Biết nghiên cứu thí nghiệm của clo tác dụng với hiđro để rút ra tính chất hoá
học của phi kim.
Viết đợc các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của phi kim, tác dụng
với kim loại, hiđro.
Từ phản ứng cụ thể biết khái quát hoá thành tính chất hoá học của phi kim
nói chung.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
Thí nghiệm clo tác dụng với hiđro :
Dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm. Lọ đựng khí clo.
Dụng cụ điều chế khí hiđro (xem chơng 5, SGK Hoá học 8) và có ống dẫn
khí nh hình 3.1, SGK Hoá học 9.
C. Tổ chức dạy học
I Tính chất vật lí
GV yêu cầu HS tự đọc SGK rút ra nhận xét, lấy thí dụ minh hoạ.
95

II tính chất hoá học
Học sinh đã biết một số phản ứng của phi kim ở bài oxi, hiđro (lớp 8), tính
chất hoá học của kim loại, tính chất hoá học của nhôm và sắt Do đó GV cần đặt
câu hỏi để HS nhớ lại, từ đó khái quát hoá thành tính chất hoá học của phi kim.
Clo là một phi kim độc nên GV chuẩn bị thu khí clo vào bình thuỷ tinh trớc
trong phòng thí nghiệm. GV làm thí nghiệm biểu diễn hiđro cháy trong khí clo mà
không nên cho HS làm thí nghiệm. HS quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tợng, giải
thích và viết PTHH.
1. Tác dụng với kim loại
GV nêu nhiệm vụ để HS tự xây dựng kiến thức từ các kiến thức đã biết.
Hoạt động của HS :
Nhớ lại phản ứng của oxi với kim loại thờng tạo thành oxit bazơ (bài
Kim loại). Viết PTHH.
Nhớ lại phi kim khác tác dụng với kim loại thờng tạo thành muối, nêu hiện
tợng và viết PTHH.
HS rút ra nhận xét chung : Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ, phi
kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối.
2. Tác dụng với hiđro
Hoạt động của GV :
Giao nhiệm vụ và hớng dẫn HS thực hiện.
Nêu câu hỏi : Các em đã biết phản ứng của phi kim nào với hiđro ?
Làm thí nghiệm biểu diễn khí hiđro cháy trong khí clo.
Hoạt động của HS : Thực hiện các nhiệm vụ do GV giao cho.
Nhớ lại phản ứng của oxi với hiđro tạo thành nớc, nêu hiện tợng, viết PTHH.
HS nghiên cứu thí nghiệm : Quan sát trạng thái, màu sắc của khí hiđro và
khí clo trớc phản ứng, hiện tợng khí hiđro cháy trong khí clo (màu ngọn lửa, độ
sáng), hiện tợng hoà tan sản phẩm trong nớc, sự chuyển màu của quỳ tím
HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả, bổ sung ý kiến,
viết PTHH.
HS rút ra kết luận về phản ứng của phi kim với hiđro.

Chú ý : Cần đốt thử hiđro trớc để tránh nổ do khí hiđro có lẫn khí oxi của
không khí.
3. Tác dụng với oxi
96
ở lớp 8, HS đã nghiên cứu thí nghiệm : Lu huỳnh, photpho cháy trong oxi. Do
đó, GV yêu cầu HS nhớ lại, nêu hiện tợng, viết PTHH và rút ra nhận xét tác dụng
của phi kim với oxi cũng nh sản phẩm tạo thành thuộc loại oxit axit.
HS tự xây dựng kiến thức mới :
Nêu thí dụ, viết PTHH, nhận xét loại chất tạo thành.
Khái quát hoá về tác dụng của phi kim với oxi : điều kiện, chất tạo thành
4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim
GV thông báo cho HS biết : Các phi kim khác nhau hoạt động hoá học mạnh,
yếu khác nhau. F, Cl, O, Br, I là những phi kim hoạt động hoá học mạnh ; C, Si
là những phi kim hoạt động hoá học yếu hơn. Mức độ mạnh, yếu của phi kim đợc
xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim với hiđro hoặc với kim
loại. Thí dụ : Hỗn hợp flo và hiđro nổ trong bóng tối. Clo phản ứng với hiđro khi
chiếu sáng, brom phản ứng với hiđro khi đun nóng, iot phản ứng với hiđro ở nhiệt
độ cao, cacbon phản ứng với hiđro ở nhiệt độ rất cao. Clo đẩy đợc brom, brom đẩy
đợc iot ra khỏi dung dịch muối.
2 2
Cl 2NaBr 2NaCl Br+ +
2 2
Br 2NaI 2NaBr I+ +
Clo tác dụng với sắt tạo thành hợp chất sắt (III) clorua. Lu huỳnh tác dụng với
sắt chỉ tạo thành hợp chất sắt có hoá trị II.
Rút ra kiến thức cần nhớ.
Cuối bài, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút để rút ra những kiến thức cần
nhớ. Nếu còn thời gian, GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK để củng cố
kiến thức.
d. hớng dẫn giải bài tập trong sgk

5. Hớng dẫn
Có thể thay tên các chất trong sơ đồ nh sau :
S SO
2
SO
3
H
2
SO
4
Na
2
SO
4
BaSO
4
6.* PTHH : Fe + S
o
t

FeS
Dựa vào tỉ lệ khối lợng của Fe và S thì Fe còn d sau phản ứng.
Hỗn hợp A gồm FeS mới tạo thành và Fe d sau phản ứng :
FeS + 2HCl FeCl
2
+ H
2
S
Fe + 2HCl FeCl
2

+ H
2
Hỗn hợp khí

B gồm : H
2
S và H
2
.
Khối lợng Fe phản ứng với 1,6 g S là :
97

Fe
1,6 56
m 2,8(g) 5,6(g)
32
ì
= = <
, vậy lợng Fe d : 5,6 2,8 = 2,8 (g).
Số mol FeS bằng số mol của S :
1,6
32
= 0,05 (mol).
Số mol Fe d : 2,8 : 56 = 0,05 (mol).
Số mol HCl phản ứng : 0,2 (mol).
Thể tích dung dịch HCl :
0,2
1
= 0,2 (lít).
Bài 26 (2 tiết)

Clo
A. mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
a) HS biết đợc tính chất vật lí của clo :
Khí, màu vàng lục, mùi hắc, rất độc.
Tan đợc trong nớc, hơi nặng hơn không khí.
b) HS biết đợc tính chất hoá học của clo :
Clo có một số tính chất hoá học của phi kim : tác dụng với hiđro tạo thành
chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua.
Clo tác dụng với nớc tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với
dung dịch kiềm tạo thành muối.
c) HS biết đợc một số ứng dụng của clo.
d) HS biết đợc phơng pháp :
Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm : bộ dụng cụ, hoá chất, thao tác
thí nghiệm, cách thu khí
Điều chế khí clo trong công nghiệp : điện phân dung dịch NaCl bão hoà có
màng ngăn.
2. Kĩ năng
Biết dự đoán tính chất hoá học của clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến
thức có liên quan và thí nghiệm hoá học.
98
Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm : đồng tác dụng với khí clo, điều chế
clo trong phòng thí nghiệm, clo tác dụng với nớc, clo tác dụng với dung dịch kiềm.
Biết cách quan sát hiện tợng, giải thích và rút ra kết luận.
Viết đợc các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học, điều chế khí clo trong
phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK để rút ra các kiến thức về tính chất,
ứng dụng và điều chế khí clo.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Thí nghiệm phản ứng đốt cháy dây đồng trong khí clo gồm : một bình

đựng khí clo, một dây đồng quấn hình lò xo đính với nút bấc, nớc, đèn cồn, diêm.
2. Thí nghiệm clo tác dụng với nớc và thử tính tẩy màu của clo ẩm. Mỗi nhóm
có một ống nghiệm (hoặc lọ) đựng khí clo có nút đậy, một cốc nớc, giấy quỳ tím.
3. Thí nghiệm tác dụng của clo với dung dịch kiềm : một ống nghiệm (hoặc
lọ) đựng khí clo, một ống nghiệm đựng khoảng 12 ml dung dịch NaOH.
4. Thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm : Một bộ dụng cụ nh
hình vẽ 3.5, trang 79, SGK, dung dịch HCl đặc, MnO
2
, đèn cồn, diêm, bông tẩm
xút, bình đựng khí.
5. Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn để điều chế khí clo trong
công nghiệp.
C. Tổ chức dạy học
Phơng pháp chung : Trớc khi nghiên cứu tính chất hoá học của clo, HS đã biết
tính chất hoá học của phi kim và một số phản ứng của clo với kim loại,
với hiđro
Do đó, định hớng chung là : Yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của clo
dựa vào tính chất hoá học của phi kim. Đồng thời, dựa vào các phản ứng đã biết và
thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán của mình. HS tự rút ra một số tính chất đặc
biệt của clo.
Mở bài : GV nêu vấn đề : ở bài trớc các em đã biết một số tính chất của
phi kim. Clo là nguyên tố phi kim. Vậy clo có đầy đủ tính chất của phi kim
không ? Ngoài ra clo có tính chất nào khác ?
I tính chất vật lí
GV cho học sinh quan sát bình đựng khí clo.
HS quan sát trạng thái, màu sắc, GV nêu nhận xét về mùi của khí clo.
GV yêu cầu : Clo còn có tính chất vật lí nào khác ? Các em hãy đọc thông
tin này từ SGK.
99
Nội dung này chỉ nên thực hiện trong 3 5 phút.

II tính chất hoá học
1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không ?
Hoạt động của GV :
Giao nhiệm vụ cho HS, hớng dẫn HS hoạt động để tìm ra tính chất hóa học
của clo.
Nêu vấn đề : Liệu clo có những tính chất hoá học của phi kim hay không ?
Thực hiện thí nghiệm biểu diễn : Clo phản ứng với đồng.
Hoạt động của HS : Thực hiện các nhiệm vụ do GV nêu ra.
HS nhắc lại tính chất của phi kim và nêu dự đoán về tính chất hoá học
của clo.
HS nêu thí dụ phản ứng của clo với hiđro, với sắt, viết PTHH.
HS quan sát hiện tợng, giải thích và viết PTHH của clo với đồng.
Trả lời câu hỏi : Clo không phản ứng với oxi.
HS kết luận về tính chất hoá học của clo.
Chú ý : Clo không phản ứng với oxi để tạo oxit axit. Qua những phản ứng
trên, ta kết luận : Clo có những tính chất hoá học của phi kim ; Clo tác dụng mạnh
với hiđro tạo hợp chất khí, tác dụng với hầu hết kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra
muối clorua.
Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh. Do đó, trong tự nhiên clo không tồn
tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu ở dạng hợp chất.
2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác ?
Sau khi kết luận phần 1, GV nêu vấn đề : ngoài một số tính chất của phi kim,
clo còn có tính chất nào khác ?
a) Tác dụng với nớc
GV làm thí nghiệm tác dụng của clo với nớc.
HS : Quan sát màu sắc, nhận xét về mùi của nớc clo. Quan sát màu sắc giấy
quỳ trớc và sau khi tiếp xúc với nớc clo. Giải thích hiện tợng.
GV : Bản chất phản ứng của clo với nớc là xảy ra theo hai chiều ngợc nhau.
Từ đó giải thích hiện tợng màu, mùi của nớc clo và tính tẩy màu của clo ẩm hoặc
nớc clo nh SGK.

Chú ý : Không giải thích tính tẩy màu của nớc clo là do giải phóng oxi nguyên
tử :
100
GV có thể đặt câu hỏi : Vậy sự hoà tan clo vào nớc là hiện tợng vật lí hay
hiện tợng hoá học ?
Câu trả lời đúng là : Clo hoà tan trong nớc vừa là hiện tợng vật lí, vừa là hiện t-
ợng hoá học vì có phản ứng hoá học xảy ra, tạo thành chất mới HCl và HClO,
đồng thời vẫn còn phân tử khí clo trong dung dịch đóng vai trò chất tan.
Chú ý : GV làm thí nghiệm nh SGK. Ngoài ra, GV làm thí nghiệm hoặc cho
nhóm HS thực hiện bằng cách : Đổ nhanh nớc vào lọ đựng khí clo, đậy nút, lắc
nhẹ. Dùng đũa thuỷ tinh chấm vào nớc clo và nhỏ nớc clo vào giấy quỳ. Quan sát
hiện tợng xảy ra.
b) Tác dụng với dung dịch NaOH
* Clo phản ứng với dung dịch NaOH
Hoạt động của GV :
GVđặt vấn đề : Clo có phản ứng với dung dịch NaOH không ? Hớng dẫn HS
suy luận và trả lời.
GV làm thí nghiệm biểu diễn clo phản ứng với kiềm.
Hoạt động của HS :
HS suy nghĩ và suy luận. Có thể có hai cách trả lời :
Cách thứ nhất : Clo không phản ứng với dung dịch NaOH vì bazơ không có
phản ứng với phi kim.
Cách thứ hai : Clo phản ứng với dung dịch NaOH vì clo phản ứng với nớc tạo
thành dung dịch axit mà kiềm lại có phản ứng với axit. Vậy clo phản ứng với dung
dịch NaOH tạo thành muối.
Hoạt động của GV :
Sau khi HS nêu ra hai cách đó, GV có thể hỏi cả lớp xem ai đồng ý với cách
suy nghĩ của bạn.
GV đề nghị HS suy nghĩ để đa ra cách giải quyết : Nghiên cứu thí nghiệm
xem clo có phản ứng với dung dịch NaOH hay không để kiểm tra dự đoán nào

là đúng.
GV thực hiện thí nghiệm nh SGK (hoặc có thể rót nhanh dung dịch NaOH
vào lọ đựng khí clo, đậy nút, lắc nhẹ.)
Hoạt động của HS :
HS quan sát trạng thái, màu sắc của khí clo và của dung dịch NaOH trớc và
sau phản ứng, sự biến đổi màu của giấy quỳ và dự đoán chất tạo thành sau phản
ứng (từ phản ứng clo tác dụng với nớc).
HS rút ra nhận xét chung : Clo tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.
GV cho HS biết đó là nớc Gia-ven, tên gọi của hỗn hợp dung dịch muối natri
hipoclorit NaClO và muối natri clorua NaCl.
101
HS tóm tắt tính chất hoá học cơ bản của clo.
GV kết luận về tính chất hoá học của clo.
Nội dung của bài clo đợc thực hiện trong 2 tiết, do đó, tiết thứ nhất có thể
dừng tại đây.
III ứng dụng của clo
GV có thể cho HS nhìn vào sơ đồ để nêu lên một số ứng dụng của clo. Hoặc từ
tính chất hoá học để suy đoán xem clo có ứng dụng gì ? Hoặc khai thác từ kiến
thức thực tế của các em : nớc sinh hoạt, thuốc tẩy trắng mực, vết bẩn trên quần áo
có mùi clo v.v
IV Điều chế khí clo
GV nêu vấn đề : Clo có nhiều ứng dụng quan trọng, trong tự nhiên clo không
tồn tại ở dạng đơn chất. Vậy phải điều chế clo nh thế nào ?
1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm
GV lắp dụng cụ nh hình vẽ 3.5, SGK và giải thích cho HS phơng pháp điều
chế và thu khí clo. GV cho HS thảo luận : Tại sao bình thu khí clo lại để nh vậy ?
Tại sao không thu clo bằng cách đẩy nớc ? Lọ đựng H
2
SO
4

đặc có tác dụng gì ?
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tợng khi mở khoá cho axit
chảy xuống bình cầu đựng MnO
2
và đun nóng. Có hiện tợng gì xảy ra ở đáy bình
cầu, thành bình cầu, ở bình thu khí clo ?
Chú ý : Chỉ mở khoá từ từ cho một ít axit HCl chảy xuống để hạn chế lợng
khí clo sinh ra d gây độc hại.
Hiện tợng :
Màu đen của MnO
2
chuyển

dần thành không màu.
Thành bình cầu có hơi nớc, khí clo có màu vàng lục nên bình đựng khí clo
có màu vàng lục. Trong phòng có mùi hắc của khí clo.
GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm và viết PTHH.
HS mô tả tóm tắt cách điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm dựa
vào thí nghiệm và sơ đồ điều chế.
Chú ý : Chuẩn bị cốc nớc vôi trong và nút bông tẩm nớc vôi trong để khử
khí clo sau thí nghiệm.
2. Điều chế clo trong công nghiệp : Nội dung này HS đã biết ở Chơng 1,
Bài 8, mục IV. Sản xuất natri hiđroxit.
102
GV nêu vấn đề : Vậy điều chế khí clo trong công nghiệp có gì khác ?
GV giới thiệu tên phơng pháp, yêu cầu HS quan sát sơ đồ bình điện
phân để mô tả quá trình điều chế clo trong công nghiệp. Dự đoán sản phẩm và
viết PTHH.
GV cho HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và GV chốt lại nh SGK.
GV yêu cầu HS rút ra những kiến thức cần nhớ.

D. hớng dẫn giải bài tập trong sgk
1. Vừa là hiện tợng vật lí, vừa là hiện tợng hoá học vì :
Có tạo thành chất mới HCl và HClO.
Có khí clo tan trong dung dịch.
4. Khí clo d đợc loại bỏ bằng cách dẫn khí clo sục vào :
b) Dung dịch NaOH.
Vì dung dịch này phản ứng đợc với khí clo tạo thành muối.
6. Dùng quỳ tím ẩm nhận ra đợc khí clo (làm mất màu quỳ tím ẩm) và nhận
ra đợc khí hiđro clorua (làm đỏ quỳ tím ẩm).
Dùng tàn đóm nhận ra khí oxi (làm tàn đóm bùng cháy).
9. Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nớc vì khí clo tác dụng đợc với nớc.
Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình vì khí clo nặng
hơn không khí.
10. Cl
2
+ 2NaOH

NaCl + NaClO + H
2
O
Số mol Cl
2
: 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol).
Số mol NaOH 2 ì 0,05 = 0,1 (mol).
Thể tích dd NaOH 1M là : 0,1 : 1 = 0,1 (lít).
Số mol NaCl = số mol NaClO = số mol Cl
2
= 0,05 (mol).
Nồng độ mol của NaCl = nồng độ mol NaClO = 0,05 : 0,1 = 0,5 (M).
11.* Gọi khối lợng mol của M là A.

2M + 3Cl
2


2MCl
3
2 ì A (g) 2 ì (A + 3 ì 35,5) (g)
10,8 (g) 53,4 (g)
Lập phơng trình, giải để tìm A.
103
A = 27. Vậy kim loại đã dùng là Al.
Bài 27 (1 tiết)
Cacbon
A. mục tiêu của Bài học
1. Kiến thức
HS biết đợc :
Đơn chất cacbon có ba dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là
cacbon vô định hình.
Sơ lợc tính chất vật lí của 3 dạng thù hình.
Tính chất hoá học của cacbon : Cacbon có một số tính chất hoá học của
phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao.
Một số ứng dụng tơng ứng với tính chất vật lí và tính chất hoá học
của cacbon.
2. Kĩ năng
Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hoá học
của cacbon.
Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.
Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là
tính khử.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

1. Thí nghiệm tính chất hấp phụ của than gỗ
ống hình trụ, nút có ống vuốt, giá sắt, kẹp sắt, cốc thuỷ tinh (nh hình 3.7,
trang 82, SGK).
Nớc có màu (mực xanh), than gỗ tán nhỏ, bông thấm nớc.
2. Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit
Dụng cụ : ống nghiệm, nút có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua, 1 cốc hoặc ống
nghiệm, đèn cồn, diêm.
104
Bột CuO khô, than gỗ khô, nớc vôi trong.
C. tổ chức dạy học
Mở bài : ở bài trớc chúng ta đã nghiên cứu tính chất của phi kim cụ thể có
nhiều ứng dụng là clo. Trong bài này tiếp tục nghiên cứu xem cacbon có những
tính chất gì đặc biệt ? Có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ?
I Các dạng thù hình của cacbon
1. Dạng thù hình là gì ? GV nêu khái niệm nh trong SGK.
2. Các dạng thù hình của cacbon
GV giới thiệu cho HS khái niệm thù hình nói chung và 3 dạng thù hình chính
của cacbon nói riêng, một số tính chất vật lí.
Sau đó, chủ yếu xét tính chất của cacbon vô định hình dạng thù hình hoạt
động hoá học nhất của cacbon.
II Tính chất của cacbon
1. Tính chất hấp phụ của than gỗ
Hoạt động của GV :
Đặt vấn đề : Ngoài những tính chất vật lí đã nêu ở mục 2, cacbon còn có tính
chất vật lí nào đặc biệt ?
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm.
GV thực hiện thí nghiệm biểu diễn : Lắp dụng cụ nh hình vẽ 3.7, trang 82,
SGK. Đổ mực xanh và yêu cầu HS quan sát hiện tợng, giải thích và rút ra nhận xét.
Chú ý : Than gỗ mới điều chế, nghiền nhỏ, lèn chặt và có chiều dày nhất định
thì mới bảo đảm thí nghiệm thành công.

Hoạt động của HS :
HS quan sát : màu sắc của dung dịch mực trên lớp than và màu của dung
dịch thu đợc ở cốc phía dới.
Nêu hiện tợng : Mực bị mất màu.
Giải thích : Do than gỗ xốp nên có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt
của nó.
GV cho HS biết thêm một số hiện tợng hoặc yêu cầu HS kể một số hiện tợng
chứng tỏ tính hấp phụ màu, mùi của than gỗ và ứng dụng của tính chất này trong
đời sống nh lọc nớc, khử mùi khê của cơm
105
HS rút ra nhận xét : Than gỗ có tính hấp phụ.
2. Tính chất hoá học
GV đặt vấn đề : Liệu cacbon có tính chất hoá học của phi kim nói
chung không ?
GV thông báo cho HS một số thông tin nh tác dụng của cacbon với oxi
(đã biết) và cacbon tác dụng với một số kim loại, với hiđro ở điều kiện rất khó
khăn (tác dụng với hiđro ở
o
1000 C
để tạo thành
4
CH ,
tác dụng với Ca trong lò
điện để tạo thành
2
CaC
) để thấy đợc cacbon có tính chất của phi kim, nhng là
một phi kim yếu.
a) Cacbon tác dụng với oxi
HS nhớ lại phản ứng của cacbon cháy trong oxi ở lớp 8, nêu hiện tợng, viết

PTHH và nêu nhận xét : Cacbon tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
b) Cacbon tác dụng với oxit kim loại
GV biểu diễn thí nghiệm CuO tác dụng với C.
Để thí nghiệm thành công, cần chú ý :
Than vừa điều chế, giã thành bột mịn, cho vào túi nilon khô, dán kín.
CuO phải khô, sạch và đợc cho vào túi nilon dán kín.
Trộn hỗn hợp : 1 thìa nhỏ CuO + 2 thìa nhỏ C, trộn đều. Chỉ lấy một ít hỗn
hợp cho vào ống nghiệm khô để làm thí nghiệm.
Dùng đèn cồn tập trung ngọn lửa vào đáy ống nghiệm đựng hỗn hợp.
Hoạt động của HS : HS quan sát hiện tợng, giải thích và rút ra nhận xét.
HS quan sát trạng thái, màu sắc của hỗn hợp rắn và dung dịch nớc vôi trong tr-
ớc phản ứng.
HS quan sát sự biến đổi màu sắc của hỗn hợp ban đầu (đặc biệt phần tiếp
xúc mạnh với nhiệt) và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng nớc vôi trong khi đốt
nóng hỗn hợp và khi phản ứng đã xảy ra (so sánh với nớc vôi trong ở ống
nghiệm khác).
HS nêu hiện tợng : Có chất rắn màu đỏ tạo thành, nớc vôi trong vẩn đục.
Dự đoán sản phẩm : Cu kim loại màu đỏ (so sánh với màu của dây đồng),
khí CO
2
.
HS viết PTHH và rút ra nhận xét.
GV có thể nêu thêm một số thí dụ cacbon khử một số oxit khác, HS viết PTHH.
HS rút ra kết luận : ở nhiệt độ cao, cacbon khử một số oxit kim loại.
106
GV yêu cầu HS hệ thống lại tính chất hoá học của cacbon là : ngoài một số
tính chất của phi kim, tính chất quan trọng của cacbon là tính khử.
Chú ý : Cacbon chỉ tác dụng với một số oxit kim loại hoạt động trung bình,
không tác dụng với oxit của kim loại mạnh nh : Al
2

O
3
, MgO, Na
2
O
Phản ứng của cacbon với oxi, với oxit kim loại là loại phản ứng oxi hoá
khử. Cacbon là chất khử, oxi và oxit kim loại là chất oxi hoá.
III ứng dụng của cacbon
Để thấy rõ ứng dụng của cacbon có liên quan với tính chất vật lí và tính chất
hoá học của nó, GV đặt câu hỏi : Hãy nêu tính chất của cacbon và một số ứng
dụng tơng ứng mà em biết.
HS tóm tắt kiến thức cần nhớ ; HS nhận xét, bổ sung ; HS kết luận
nh SGK.
D. hớng dẫn giải bài tập trong sgk
3. A là CuO, B là C (cacbon), C là khí CO
2
, D là dung dịch Ca(OH)
2
.
4. Vì lợng oxi bị giảm đi do đốt cháy than, củi, sản phẩm phụ là khí CO
2
, khí
CO, SO
2
gây

độc cho con ngời, gây ma axit và nhiệt lợng toả ra từ các lò này lớn.
Biện pháp chống ô nhiễm môi trờng tốt nhất là nên xây lò ở nơi xa dân c, ở nơi
thoáng gió. Đồng thời tăng cờng trồng cây xanh để giúp hấp thụ khí CO
2

tạo thành
và giải phóng khí oxi.
5. Khối lợng cacbon : 0,9 ì 5 = 4,5 (kg).
Nhiệt lợng toả ra :
3
4,5 10
394 147750(kJ).
12
ì
ì =
Bài 28 (1 tiết)
Các oxit của cacbon
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết đợc :
Cacbon tạo hai oxit tơng ứng là CO và CO
2
.
107
CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
CO
2
là oxit axit tơng ứng với axit hai lần axit.
2. Kĩ năng
Biết nguyên tắc điều chế khí CO
2
trong phòng thí nghiệm và cách thu
khí CO
2
.

Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
Biết sử dụng kiến thức đã biết để rút ra tính chất hoá học của CO và CO
2
.
Viết đợc các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO
2
có tính chất của một oxit
axit.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
Thí nghiệm điều chế khí CO
2
trong phòng thí nghiệm bằng bình Kíp cải
tiến : 1 bình Kíp cải tiến, 1 bình đựng dung dịch NaHCO
3
để rửa khí, 1 lọ có nút
để thu khí.
Thí nghiệm CO
2
phản ứng với nớc : ống nghiệm đựng nớc và giấy quỳ
tím.
C. tổ chức dạy học
I cacbon oxit
Hoạt động của GV : GV nêu vấn đề đồng thời đặt câu hỏi để HS nhớ lại một
số phản ứng đã biết. Ngoài ra GV cho HS quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm chứng
tỏ tính chất của cacbon oxit. Yêu cầu HS đọc bài học để có thêm thông tin.
Hoạt động của HS :
HS tự đọc SGK để biết tính chất vật lí và CO là oxit trung tính.
HS nhớ lại phản ứng khử oxit sắt trong lò cao, viết PTHH. HS quan sát hình
vẽ 3.11 SGK mô tả thí nghiệm CO khử CuO để viết đợc PTHH và điều kiện phản
ứng. HS xác định vai trò của khí CO để thấy rõ CO là chất khử.

Hiện tợng : Có chất rắn màu đỏ xuất hiện, nớc vôi trong vẩn đục.
HS kết luận : ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh.
HS nêu một số ứng dụng của khí CO và xem ở bài học để có thêm thông tin
về một số ứng dụng của CO.
108
II cacbon đioxit
Hoạt động của GV :
HS biết về cacbon đioxit khi học tính chất của oxit axit (Chơng 1, SGK), do
đó GV yêu cầu HS tự nêu tính chất và viết các PTHH minh hoạ.
Tuy nhiên đây là bài riêng về CO
2
nên GV cho HS quan sát một số thí
nghiệm biểu diễn để HS quan sát hiện tợng, giải thích và rút ra kết luận.
Làm thí nghiệm biểu diễn : điều chế khí CO
2
bằng bình Kíp cải tiến, dẫn
khí CO
2
sục vào nớc có giấy quỳ tím, sau đó đun nóng nhẹ.
Hoạt động của HS :
Suy đoán tính chất hoá học của CO
2
từ : tính chất của oxit axit và các phản
ứng đã biết, qua quan sát thí nghiệm. Nêu thí dụ và viết PTHH.
Nêu hiện tợng và giải thích : Khi dẫn CO
2
sục vào nớc có giấy quỳ tím, giấy
quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt do phản ứng tạo thành axit H
2
CO

3
. Khi đun
nóng (hoặc để một thời gian), giấy quỳ tím lại trở thành màu tím do H
2
CO
3
bị
phân huỷ thành CO
2
bay ra khỏi dung dịch.
Rút ra nhận xét : H
2
CO
3
là axit yếu, không bền.
HS nhận xét : Có phản ứng của khí CO
2
với dung dịch NaOH tạo ra sản
phẩm khác nhau : Na
2
CO
3
hoặc NaHCO
3
hoặc

cả 2 muối Na
2
CO
3

và NaHCO
3
, tuỳ
thuộc tỉ lệ mol.
HS kết luận : CO
2
có những tính chất hoá học của oxit axit.
Về ứng dụng của khí CO
2
, HS có thể phát biểu hoặc HS đọc sách để rút ra ứng
dụng cụ thể và liên hệ với thực tế.
HS hệ thống lại tính chất quan trọng của khí CO và CO
2
để thấy rõ sự giống
nhau và khác nhau về thành phần, tính chất và ứng dụng chính.
Nếu có điều kiện, GV lập bảng so sánh để HS thấy rõ đợc tính chất khác biệt
giữa 2 oxit này.
D. hớng dẫn giải bài tập trong sgk
3. Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dd nớc vôi trong, nếu nớc vôi trong
vẩn đục chứng tỏ trong hỗn hợp có khí CO
2
.
CO
2
+ Ca(OH)
2


CaCO
3

(vẩn đục) + H
2
O
Khí đi ra khỏi bình nớc vôi trong đợc dẫn qua ống sứ đựng CuO nung nóng,
nếu thấy có kim loại Cu màu đỏ sinh ra và khí ra khỏi ống sứ làm vẩn đục nớc vôi
trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp ban đầu có khí CO.
109
CO + CuO (đen)
o
t

Cu (đỏ) + CO
2
4. Do Ca(OH)
2
tác dụng với khí CO
2
trong không khí tạo nên một lớp CaCO
3
rất mỏng trên bề mặt nớc vôi.
5. Dẫn hỗn hợp CO và CO
2
qua nớc vôi trong d đợc khí A là CO.
PTHH đốt cháy khí A : 2CO + O
2


2CO
2
Thể tích khí CO : 2 ì 2 = 4 (lít).

Thể tích khí CO
2
: 16 4 = 12 (lít).
Thành phần % về thể tích của khí CO
2
:
12
100 75(%).
16
ì =
Thành phần % về thể tích của khí CO : 100 75 = 25(%).
Bài 29 (1 tiết)
Axit cacbonic và muối cacbonat
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết đợc :
Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.
Muối cacbonat có những tính chất của muối nh : tác dụng với axit, với dung
dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ
cao giải phóng khí cacbonic.
Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.
2. Kĩ năng
Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối
cacbonat. Tác dụng với axit, với dung dịch muối, dung dịch kiềm.
Biết quan sát hiện tợng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt
phân huỷ của muối cacbonat.
110
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
Thí nghiệm 1 : Tác dụng của NaHCO
3

và Na
2
CO
3
với HCl.
Hai ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaHCO
3
và Na
2
CO
3
riêng biệt.
Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 1 ml dung dịch HCl.
Nếu cho HS làm thí nghiệm theo bàn thì mỗi bàn cũng cần dụng cụ hoá chất
nh trên.
Thí nghiệm 2 : Tác dụng của dung dịch muối K
2
CO
3
và Ca(OH)
2
.
Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ml dung dịch K
2
CO
3
và 1 ml dung dịch
Ca(OH)
2
riêng


biệt.
Thí nghiệm 3 : Tác dụng của dung dịch Na
2
CO
3
và dung dịch CaCl
2
.
Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ml dung dịch Na
2
CO
3
và 1 ml dung dịch
CaCl
2
,

riêng

biệt.
GV cho HS tự rút ra kiến thức cần nhớ.
C. tổ chức dạy học
I Axit cacbonic
Nhiều kiến thức của phần này HS đã biết khi học các hợp chất vô cơ, cacbon
đioxit Do đó GV dùng câu hỏi để HS nhớ lại, rút ra nhận xét về tính chất của
axit cacbonic.
HS rút ra kết luận và chứng minh đợc : H
2
CO

3
là axit yếu, không bền.
HS viết PTHH.
II Muối cacbonat
1. Phân loại : GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
2. Tính chất
Một số phản ứng của muối cacbonat nh : CaCO
3
, NaHCO
3
với dung dịch
HCl, nhiệt phân CaCO
3
HS đã biết ở chơng trớc.
GV yêu cầu HS dự đoán : Muối cacbonat có những tính chất hoá học của muối
hay không ? Để trả lời câu hỏi này, cần kiểm tra bằng thực nghiệm.
Có thể GV biểu diễn từng thí nghiệm để kiểm tra từng tính chất, hoặc làm
tất cả thí nghiệm để rút ra kết luận. Với những nơi có điều kiện nên cho HS
111
làm thí nghiệm theo bàn vì các thí nghiệm này dễ thực hiện và kết quả nhanh,
rõ ràng.
Các thí nghiệm có thể tiến hành theo 2 cách :
Cách 1 : HS suy đoán tính chất của muối cacbonat và làm từng thí nghiệm
để kiểm tra từng tính chất.
Thí dụ : GV làm thí nghiệm 1 để kiểm tra muối cacbonat phản ứng với axit
nh thế nào ? Sau đó chuyển sang tính chất tiếp theo của muối cacbonat.
Cách 2 : HS suy đoán tính chất của muối cacbonat và làm các thí nghiệm để
kiểm tra. Thí dụ nhóm HS làm cả 3 thí nghiệm, báo cáo kết quả và từ đó rút ra kết
luận về tính chất của muối cacbonat.
Chú ý : Hầu hết muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh, giải phóng

khí CO
2
nhng không phải tất cả các muối cacbonat đều tác dụng đợc với dung
dịch muối và dung dịch kiềm. Do đó cần nhắc lại chỉ muối cacbonat tan trong n-
ớc, thoả mãn điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện đợc mới có tính chất trên.
Do đó GV có thể cho HS làm thí nghiệm đối chứng để khắc sâu điều kiện phản
ứng.
Thí dụ :
Na
2
CO
3
+ Ca(OH)
2
: có phản ứng vì tạo CaCO
3
không tan.
Na
2
CO
3
+ KOH : phản ứng không xảy ra vì sản phẩm không có chất kết
tủa hoặc chất khí.
2 3 2 3
2 3
K CO CaCl CaCO 2KCl
(2)
K CO NaCl không có phản ứng

+ +



+


Do đó chỉ nên nhận xét : "Một số muối cacbonat ".
Khi làm thí nghiệm, HS chú ý quan sát hiện tợng, giải thích, dự đoán chất tạo
thành và viết các PTHH.
Muối cacbonat không phản ứng với kim loại để giải phóng kim loại trong muối
vì không thoả mãn điều kiện xảy ra phản ứng.

Tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ
Để nghiên cứu phản ứng nhiệt phân của muối cacbonat, GV có thể làm thí
nghiệm biểu diễn phản ứng nhiệt phân NaHCO
3
, HS quan sát hiện tợng, giải thích
và rút ra nhận xét.
Hiện tợng chứng tỏ có phản ứng : xuất hiện hơi nớc trên thành ống nghiệm và
nớc vôi trong vẩn đục.
GV yêu cầu HS nêu một số phản ứng nhiệt phân muối cacbonat đã biết khác
và viết PTHH, rút ra kết luận.
112
(1)





Chú ý : Phản ứng phân huỷ muối cacbonat không xảy ra đối với muối
cacbonat trung hoà của kim loại kiềm nh : K

2
CO
3
, Na
2
CO
3
nên chỉ kết luận là
"nhiều muối cacbonat ".
Nếu không có điều kiện, GV cho HS quan sát hình vẽ mô tả trong bài học, viết
PTHH và rút ra nhận xét.
3. ứng dụng : HS đọc SGK và nêu thêm một số ứng dụng khác.
III Chu trình cacbon trong tự nhiên
HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu nội dung.
D. Hớng dẫn giải bài tập trong sgk
1. HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic :
2HCl + Na
2
CO
3


2NaCl + H
2
CO
3
H
2
CO
3

không

bền bị phân huỷ ngay thành CO
2
và H
2
O :
H
2
CO
3


ơ
CO
2
+ H
2
O
2. MgCO
3
có tính chất của muối cacbonat :
Tác dụng với dung dịch axit : 2HCl + MgCO
3


MgCl
2
+ CO
2

+ H
2
O.
MgCO
3
không tan trong nớc nên không tác dụng với dung dịch muối và
dung dịch kiềm.
Dễ bị nhiệt phân huỷ : MgCO
3
o
t

MgO + CO
2
3. C + O
2

o
t

CO
2
CO
2
+ Ca(OH)
2


CaCO
3

+ H
2
O
CaCO
3
o
t


CaO + CO
2
4. Cặp chất b) K
2
CO
3
và NaCl cùng tồn tại vì chúng không phản ứng với nhau.
Các cặp a), c), d), e) không cùng tồn tại vì giữa chúng có phản ứng xảy ra, HS
viết PTHH.
5. PTHH : 2NaHCO
3
+ H
2
SO
4


Na
2
SO
4

+ 2H
2
O + 2CO
2
Số mol khí CO
2
tạo thành bằng 2 lần số mol
2 4
H SO
:
980 2
20 (mol).
98
ì
=
Thể tích khí CO
2
tạo thành ở đktc :
20 22,4 448ì =
(lít).
113
Bài 30 (1 tiết)
Silic. Công nghiệp silicat
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết đợc :
Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu. Silic là chất bán dẫn.
Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dới dạng đất sét, cao lanh,
thạch anh Silic đioxit là một oxit axit.
Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kĩ

thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng
nh : đồ gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh
2. Kĩ năng
Đọc để thu thập những thông tin về silic, silic đioxit và công nghiệp silicat.
Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới.
Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất clanhke.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
GV yêu cầu HS chuẩn bị tranh, ảnh mẫu vật về :
Đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng.
Sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng.
Mẫu vật : đất sét, cát trắng (nếu ở địa phơng có).
C. tổ chức dạy học
I Silic
Để tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng của silic, GV yêu cầu
mỗi HS tự đọc nội dung ở mục I, Bài 30, SGK. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo
nhóm bàn và trả lời các câu hỏi. GV nghe đại diện nhóm HS báo cáo, nhận xét rồi
tóm tắt nội dung chính.
II Silic đioxit
GV nêu vấn đề : silic là một phi kim, vậy silic đioxit có thể có tính chất gì ?
Silic đioxit có tính chất gì đặc biệt ?
114
Để trả lời câu hỏi, GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II, Bài 30, SGK. Sau
khi nghe ý kiến báo cáo, bổ sung, góp ý lẫn nhau của HS, GV hoàn chỉnh kiến
thức cần nhớ về silic đioxit.
III Sơ lợc về công nghiệp silicat
Đây là nội dung về sản xuất hoá học, yêu cầu HS nắm đợc ý chính về nguyên
liệu, sản phẩm và các giai đoạn chính của quá trình sản xuất và các kiến thức thực
tiễn có liên quan ngoài nội dung SGK.
GV yêu cầu HS phát biểu về những hiểu biết của mỗi cá nhân về từng ngành
sản xuất của công nghiệp silicat. Ngoài ra cho HS đọc SGK và tóm tắt nội

dung chính.
Chú ý : Nếu ở địa phơng có cơ sở sản xuất gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh, có thể
tổ chức cho HS tham quan nơi sản xuất và viết báo cáo.
Sau khi HS thảo luận theo nhóm, phát biểu ý kiến, GV tóm tắt sơ lợc về
công nghiệp silicat.
HS tóm tắt một số kiến thức cần nhớ và GV hoàn chỉnh nh SGK.
D. hớng dẫn giải bài tập trong sgk
Để trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, 2, 3, 4, HS sử dụng các kiến thức trong
bài học.
Bài 31 (2 tiết)
Sơ lợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
A. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh biết :
a) Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt
nhân nguyên tử.
b) Cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
Ô nguyên tố cho biết : Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố,
nguyên tử khối.
Chu kì : Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử đợc
xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
115
Nhóm : Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài
cùng đợc xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
nguyên tử.
c) Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm. áp dụng với chu kì 2, 3,
nhóm I, VII.
d) Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử,
tính chất cơ bản của nguyên tố và ngợc lại.
2. Kĩ năng

Học sinh biết :
a) Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng
tuần hoàn.
b) Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1 Bảng tuần hoàn (lớp 9) (phóng to để treo trớc lớp, gần bảng).
2 Ô nguyên tố phóng to.
3 Chu kì 2, 3 phóng to.
4 Nhóm I, nhóm VII phóng to.
5 Sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to) của một số nguyên tố.
Yêu cầu HS ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8.
C. tổ chức dạy học
Để có kiến thức, kĩ năng sơ lợc về bảng tuần hoàn, HS cần đợc khai thác kiến
thức cũ về : cấu tạo nguyên tử (hạt nhân, electron, số lớp electron, số electron lớp
ngoài cùng, tính chất của một số nguyên tố kim loại, phi kim đã biết, tính chất của
kim loại và tính chất của phi kim. Ngoài ra HS cần biết cách quan sát để rút ra một
số kiến thức về ô nguyên tố, chu kì, nhóm HS biết cụ thể hoá từ cái chung ra cái
riêng, từ cái khái quát ra cái cụ thể để biết sơ lợc về nguyên tắc sắp xếp, cấu trúc,
sự biến đổi tính chất và vận dụng để dự đoán tính chất của nguyên tố trong bảng
và ngợc lại. GV cần tổ chức các hoạt động của HS một cách linh hoạt để HS tích
cực tìm hiểu và vận dụng đợc những hiểu biết về bảng tuần hoàn. Tuy nhiên do
kiến thức về cấu tạo nguyên tử còn rất hạn chế, cha yêu cầu HS hiểu mà cần cho
HS chấp nhận để vận dụng là chính.
Đây là bài sơ lợc về bảng tuần hoàn nên GV chú ý chỉ tập trung vào 3 chu kì
đầu, 2 nhóm là nhóm I và nhóm VII.
Chú ý : HS cần chấp nhận quy luật biến thiên tính chất trong chu kì, nhóm,
GV không mở rộng, gây nặng nề cho bài giảng.
116

×