Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Bài giảng Sinh lý học trẻ em Chương 1 - GV. Thân Thị Diệp Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 64 trang )

SINH LÝ HỌC TRẺ EM
SINH LÝ TRẺ LỨA TUỔI TIỂU HỌC
CHƯƠNG I
SỰ TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CƠ THỂ TRẺ EM
1. Khái niệm sự tăng trưởng và phát triển cơ
thể trẻ em
- Tăng trưởng: được hiểu là sự gia tăng về chiều
dài, về dung tích và khối lượng của thân thể trẻ
em, có liên quan đến sự gia tăng về số lượng của
các phân tử hữu cơ tạo nên chúng, nghĩa là sự
thay đổi về số lượng.
I. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ EM
Sinh trưởng: sự thay đổi về số lượng những dấu
hiệu vốn có của cơ thể, sự tăng lên hay giảm đi
của các dấu hiệu đó
- Chín muồi: được dùng để chỉ sự tăng trưởng đã
đạt đến một độ nhất định.
- Phát triển: được hiểu là những sự thay đổi về
chất lượng trong cơ thể trẻ em, thể hiện ở sự phức
tạp hoá tổ chức của cơ thể.
II. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ EM
Phát triển: Sự thay đổi về chất lượng của cơ thể, sự
xuất hiện những dấu hiệu và thuộc tính được hình
thành ngay trong quá trình tăng trưởng
+ Sự phát triển thể hiện ở 3 yếu tố:
• Sự tăng trưởng của cơ thể.
• Sự phân hoá của các cơ quan và các mô.


• Sự tạo hình dáng đặc trưng cho cơ thể.
+ Đặc trưng của sự phát triển: Sự biến đổi về
chất, là sự xuất hiện những dấu hiệu và thụôc tính
được hình thành trong quá trình tăng trưởng.
+ Quá trình phát triển diễn ra từ từ, liên tục
nhưng có thể có bước nhảy vọt.
Sinh trưởng
Chín muồi
Phát triển
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi và phát
trển là mối quan hệ biện chứng có tính nhân quả.

2.1. Đặc điểm của sự tăng trưởng của cơ
thể trẻ em

- Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau
diễn ra không đồng đều và không đồng thời.
Mỗi cơ quan, bộ phận tăng trưởng với tốc độ
riêng, khi nhanh, khi chậm, khi yếu…Vì vậy,
tỉ lệ cơ thể bị thay đổi.

- Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không
đồng đều: có những cơ quan thời gian đầu
tăng trưởng nhanh sau chậm lại hoặc ngược
lại.
2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của
cơ thể


2.2.1. Chiều cao

- Chiều cao là một trong những chỉ số phát triển
thể chất và sức khoẻ quan trọng nhất.

- Sự tăng lên về chiều cao cơ thể phụ thuộc chủ
yếu vào quá trình tăng trưởng, vào khối lượng của
toàn thân và một số cơ quan khác.

- Có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi
theo công thức:

X = 75cm +5cm (N-1)

X: Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi (cm)

N: Số tuổi (năm)
2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng
của cơ thể

2.2.2. Cân nặng

- Cân nặng của một người nói lên mức độ
và tỉ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao.

- Cân nặng của một người gồm 2 phần:

+ Phần cố định, chiếm 1/3 tổng số cân nặng

gồm xương, da, các tạng và thần kinh.

+ Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng số cân nặng
gồm 3/4 là trọng lượng của cơ thể và 1/4 là
mỡ và nuớc.
2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng
của cơ thể

- Có thể tính gần đúng cân nặng bình
thường của trẻ trên 1 tuổi theo công thức:

X = 9kg +1,5(N-1)

X: Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi (kg)

9kg: Cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi

N: Số tuổi của trẻ (năm)
2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng
của cơ thể

2.2.3. Vòng đầu

- Vòng đầu của trẻ phụ thuộc vào sự phát
triển của khối lượng não bộ, do đó nó là một
chỉ số nói lên sự phát triển về khối lượng

của não bộ.

- Trẻ mới sinh vòng đầu lớn hơn vòng
ngực 1 – 2 cm. Vòng đầu tăng nhanh trong
năm đầu, những năm sau tăng chậm, VD:
trẻ sơ sinh vòng đầu là 32 – 24 cm, 1 tuổi là
46 cm, 2 tuổi là 48 cm, 3 tuổi là 49 cm, 7 tuổi
là 51 cm.
2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

2.2. Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng
của cơ thể

2.2.4. Vòng ngực

- Là số đo thường được dùng cùng với
chiều cao và cân nặng để tính thể lực và các
hệ số tương quan giữa ba số đo đó.

- Trẻ sơ sinh vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1
– 2 cm. Sau khi sinh vòng ngực tăng rất
nhanh. Trẻ 6 tháng vòng ngực bằng vòng
đầu, sau đó vòng ngực lớn dần và vượt
vòng đầu. Trẻ 2 – 6 tuổi vòng ngực lớn hơn
vòng đầu 2cm.
2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em
Giai đoạn bào thai
Giai đoạn bú mẹ:
Giai đoạn răng sữa
Thời kỳ sơ sinh

Giai đoạn thiếu niên:
Các giai
Các giai
đoạn phát
đoạn phát
triển của trè
triển của trè
em
em
3. Các giai đoạn phát triển của cơ thể trẻ em
Giai đoạn dậy thì:

Thảo luận:
Thảo luận:
1-
1-
Phân tích đặc điểm sinh trưởng nổi
Phân tích đặc điểm sinh trưởng nổi
bật của trẻ trong giai đoạn được phân
bật của trẻ trong giai đoạn được phân
công?
công?
2-
2-
Cho ví dụ minh họa, nêu yếu tố ảnh
Cho ví dụ minh họa, nêu yếu tố ảnh
hưởng tới sinh trưởng của trẻ.
hưởng tới sinh trưởng của trẻ.
3- Giải thích nguyên nhân các bệnh
3- Giải thích nguyên nhân các bệnh

thường gặp?
thường gặp?
V:CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA TRẺ

1. Giai đoạn bào thai:

Giai đoạn phát triển nhau thai (từ 3 tháng
cho đến khi đứa trẻ ra đời). Thai nhi lớn rất
nhanh cả về cân nặng lẫn chiều cao.

Từ 3-6 tháng chủ yếu phát triển chiều dài,

Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 chủ yếu phát
triển về cân nặng.
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Đặc điểm sinh lý:

+ Sự hình thành và phát triển rất
nhanh của thai nhi.

+ Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn
toàn phụ thuộc vào người mẹ  Hoàn
cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình
trạng bệnh tật, điều kiện lao động của
người mẹ khi có thai đều ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
2. Thời kỳ sơ sinh:
Tính từ lúc cắt rốn đến 1 tháng.

V- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN
Đặc điểm giai đoạn này là trẻ thích nghi với
cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số cơ
quan có sự thay đổi để thích nghi với môi
trường sống mới.
- Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, biểu hiện bằng
tiếng khóc chào đời.
- Vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động
thay thế vòng tuần hoàn nhau thai.
- Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ
ngay sau khi sinh. Các bộ phận khác cũng
bắt đầu hoạt động và thích nghi dần với môi
trường mới.
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
- Ở hệ thần kinh, khả năng hưng phấn
còn hạn chế. Mọi kích thích đều làm cho
tế bào thần kinh bị ức chế nên trẻ ngủ
suốt ngày.
- Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có
một số hiện tượng sinh lý như: bong da,
vàng da, sụt cân, rụng rốn. Nhìn chung
cơ thể trẻ còn rất non yếu.
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
3.3. Thời kỳ bú mẹ: Tính từ lúc sơ sinh đến 1
tuổi,
đặc điểm
- Trẻ lớn rất nhanh: cân nặng tăng gấp 3, cao tăng
gấp rưỡi lúc sơ sinh.
- Hệ xương phát triển mạnh nhưng dễ bị còi xương.
- Sự phát triển tinh thần – vận động cũng diễn ra rất

nhanh: lúc mới sinh, trẻ chỉ có phản xạ bẩm sinh,
vận động của trẻ là vận động tự phát, đến cuối thời
kỳ này trẻ đã biết đi, biết nói, nhiều phản xạ có điều
kiện được hình thành, trẻ hiểu được rất nhiều, thích
tiếp xúc và vui chơi với những người xung quanh
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
- Hệ thống tín hiệu 1 (Cử chỉ, hành động) và 2
(âm thanh) phát triển mạnh.
- Chức năng các bộ phận còn yếu:
+ Hệ tuần hoàn, hô hấp chưa hoàn chỉnh
(nhịp thở, nhịp tim chưa ổn định).
+ Chức năng điều hoà thân nhiệt chưa ổn
định do đó trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá
khi thời tiết thay đổi.
+ Hệ tiêu hoá còn yếu do đó trẻ dễ bị rối
loạn tiêu hoá: tiêu chảy, suy dinh dưỡng khi
thức ăn không phù hợp với trẻ
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
3.4. Thời kỳ răng sữa: Tuổi nhà trẻ – mẫu giáo, từ 1
đến hết 6 tuổi (72 tháng)
* Giai đoạn nhà trẻ: 1 đến 3 tuổi

Gai đoạn này trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ bú
mẹ.

Chức năng các cơ quan đã hoàn thiện dần, sự
phát triển vận động nhanh, mạnh, động tác trở nên
khéo léo hơn, gọn gàng hơn,

Hệ thần kinh phát triển, hệ thống tín hiệu thứ hai

ngày càng phát triển, dễ thành lập phản xạ có điều
kiện ở trẻ.

Hệ xương phát triển,
đến 2 tuổi trẻ mọc đủ 20 răng sữa.Trẻ dễ mắc các
bệnh lây do trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài.
3- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Giai đoạn mẫu giáo: Từ 4 –6 tuổi

Giai đoạn này cơ thể trẻ phát triển theo 2 chiều
hướng: tăng về vóc dáng và hoàn thiện về giải
phẫu.

- Cân nặng tăng chậm so với trẻ nhà trẻ.

- Hệ thần kinh đã biệt hoá, sự phân tích ở vỏ não
đã được hoàn thiện, trí tuệ phát triển nhanh, ngôn
ngữ phát triển mạnh, vốn từ của trẻ phong phú sự
phát triển vốn từ là điều kiện để trẻ tiếp thu giáo dục
tốt, trẻ tiếp xúc rộng rãi hơn, thích tò mò, ham tìm
hiểu môi trường xung quanh, thích tập thể, bạn bè

- Hệ tim mạch phát triển, tần số nhịp đập cao hơn
người lớn.

- Trẻ dễ mắc bệnh lây, đồng thời dễ bị tai nạn như
ngộ độc, bỏng, điện giật
V- CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN

×