Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

bài giảng Kỹ thuật vẽ tàu Phạm Thanh Nhựt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
o0o






PhD. Phạm Thanh Nhựt




BÀI GIẢNG

KỸ THUẬT VẼ TÀU

(Lưu hành nội bộ)













Khánh Hòa, 9/2014


MỤC LỤC

Lời nói đầu
Chương 1 : Giới thiệu chung 1
1.1. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật 1
1.2. Vai trò của các bản vẽ trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy 2
1.3. Phân loại bản vẽ tàu 2
1.4. Trình tự thiết lập hệ thống bản vẽ tàu 4
1.5. Một số quy đònh đối với các bản vẽ tàu 6
Chương 2 : Hướng dẫn đọc bản vẽ 13
2.1. Giới thiệu chung 13
2.2. Các tiêu chuẩn về hướng dẫn đọc bản vẽ 13
2.3. Các ký hiệu thường sử dụng trong bản vẽ tàu 15
2.4. Thực hành đọc bản vẽ tàu 34
Chương 3 : Kỹ thuật vẽ tàu trên máy tính 36
3.1. Chuẩn bò trước khi vẽ 36
3.2. Tạo một số block 37
3.3. Vẽ đường hình lý thuyết tàu 38
3.4. Vẽ bố trí chung 44
3.5. Vẽ kết cấu cơ bản 50
3.6. Vẽ mặt cắt ngang tàu 58
3.7. Vẽ bố trí chung buồng máy 62
3.8. Vẽ lắp đặt hệ động lực tàu 65
3.9. Vẽ khai triển tôn vỏ 66
3.10. Thực hiện một số bản vẽ khác 70
3.11. Phương pháp vẽ tàu vỏ gỗ 70
3.12. Phương pháp vẽ tàu vỏ Composite 71

3.13. Hoàn thiện các bản vẽ và in ấn 72
Bài tập thực hành vẽ một tàu cụ thể trên máy tính 74
Tài liệu tham khảo 75



LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và ngành đóng tàu ở nước ta hiện
nay, kỹ năng tính toán, thiết kế tàu thủy trên máy vi tính và đọc bản vẽ tàu đã trở
thành một trong các yêu cầu bắt buột không thể thiếu đối với chuyên môn của Kỹ sư
ngành Kỹ thuật tàu thủy. Vì thế, trong chương trình đào tạo mới dành cho sinh viên
ngành Kỹ thuật tàu thủy có học phần “Kỹ thuật vẽ tàu”. Học phần này nhằm mục
đích trang bò cho sinh viên các kỹ năng đọc bản vẽ và kiến thức cơ bản trong sử
dụng phần mềm AutoCAD để thực hiện các bản vẽ thiết kế tàu thuỷ theo QCVN.
Đồng thời cũng giúp cho sinh viên sau khi ra trường dễ dàng tiếp cận với công việc
thực tế về lónh vực chuyên môn của mình.
Trước khi học môn học này, sinh viên phải được trang bò các kiến thức về: Vẽ
kỹ thuật đồ họa vi tính lý thuyết tàu thủy kết cấu thân tàu
Môn học có thời lượng 30 giờ, trong đó gồm 20 giờ học lý thuyết và 10 giờ
thực hành tại lớp. Bên cạnh đó, sinh viên phải tự nghiên cứu, thực hành tại nhà ít
nhất 60 giờ theo các hướng dẫn và bài tập cho trước.
Do đây là học phần chưa có tài liệu chuyên môn chính thức được xuất bản
nên bài giảng này sẽ có nhiều sai sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của đọc giả
để có được một bài giảng môn học hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Nha Trang, tháng 8 năm 2014
Tác giả



1
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật
Khi chế tạo một vật, nhà chế tạo phải thấy được hình dạng của vật và
nhiều khi tuy đã nhìn thấy hình ảnh của vật đó, nhà chế tạo cũng có thể chế tạo ra
một vật khác. Do đó, để chế tạo ra một vật tương tự như vật đã cho, nhà chế tạo
cần phải có bản vẽ. Vì vậy, có thể nói bản vẽ là phương tiện truyền đạt ý đồ của
nhà thiết kế đến nhà chế tạo. Thông qua những quy đònh chung về cách thể hiện
trên bản vẽ, nhà thiết kế dựa vào các điểm, đường, ký tự, ký hiệu đã được quy
đònh để vẽ lại hình dạng, kích thước của một chi tiết, một kết cấu hay một sản
phẩm lên giấy vẽ. Từ đó, nhà chế tạo sẽ dựa vào bản vẽ để chế tạo chính xác
vật thể.
Yêu cầu đặt ra đối với nhà thiết kế là phải thực hiện bản vẽ hết sức chính
xác, thể hiện một cách đầy đủ và dễ đọc nhất bởi vì để chế tạo ra một sản phẩm,
người thi công phải dựa vào bản vẽ và người trực tiếp thi công thường đa số là
công nhận.
Bản vẽ có thể được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như : vẽ lại bản
vẽ đã có sẵn theo đúng kích thước hay theo một tỷ lệ nào đó; vẽ lại một vật thể có
sẵn; tự xây dựng bản vẽ về một sản phẩm nào đó theo yêu cầu cho trước, và
dưới nhiều cách vẽ khác nhau như vẽ bằng tay hay vẽ bằng máy. Đặc biệt, với sự
ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính cùng với các phần mềm
ứng dụng để vẽ có thể coi là một bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các bản
vẽ kỹ thuật. Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của máy tính, các bản vẽ đều
được thực hiện bằng tay. Lúc đó, để chế tạo được một sản phẩm chính xác theo
mong muốn đòi hỏi trên bản vẽ phải thể hiện tất cả các kích thước, ký hiệu, ghi
chú,… bởi vì người thi công không thể dùng thước để đo trực tiếp trên bản vẽ. Do
đó, khi thực hiện bản vẽ bằng tay, cả nhà thiết kế và nhà chế tạo đều gặp những
về thời gian, độ chính xác và cả sự nhầm lẫn.
Trong lónh vực tàu thuyền, để thực hiện được các bản vẽ, người thiết kế

không những phải hiểu biết về kỹ thuật vẽ mà còn phải có kiến thức chuyên môn
tổng hợp về ngành tàu.
Ví dụ :
Khi thực hiện bản vẽ khai triển tôn vỏ, để việc phân chia tôn hợp lý, người
thiết kế ngoài việc biết cách thực hiện vẽ khai triển còn phải nắm được quy cách
của các loại tôn có trong thực tế và quy trình lắp ráp sao cho dễ thi công, dễ khắc
phục sai số khi chế tạo,

2
Nói chung, để chế tạo ra một sản phẩm về một lónh vực nào đó, chỉ có
những nhà thiết kế chuyên môn về lónh vực đó mới cung cấp các bản vẽ cho người
thi công đầy đủ thông tin nhất.
1.2. Vai trò của các bản vẽ trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy
Trong cuộc sống, mọi công trình, kiến trúc,… từ đơn giản đến phức tạp đều
cần phải có những bản vẽ cụ thể.
Để thực hiện một chuyến bay phải có một bản vẽ đường bay, thực hiện
một chuyến đi trên biển phải có hải đồ. Để xây dựng một khu dân cư hay một
khu công nghiệp cần có bản vẽ sơ đồ quy hoạch trước khi thực hiện hàng loạt các
bản vẽ chi tiết khác. Để chế tạo một chi tiết rất nhỏ như đinh tán hay một chiếc
đệm cũng phải có bản vẽ chế tạo,…
Riêng trong ngành đóng tàu, để đóng mới một con tàu ngòai những bản
thuyết minh và tính toán, các bản vẽ đóng vai trò quan trọng, giúp cho người thi
công thấy được con tàu trước khi đóng mới từ tổng thể cho đến chi tiết, quy cách,
vò trí lắp đặt và cả cách lắp đặt.
Để sửa chữa một bộ phận nào đó trên tàu hay để hoán cải tàu cần phải có
bộ hồ sơ gốc của tàu, căn cứ vào đó mà ta có thể xây dựng lại bản vẽ của bộ phận
cần sửa chữa mà không cần phải quan sát, đo đạc trên thực tế.
Đối với những khách hàng muốn đóng tàu nhưng chưa hiểu biết hay chỉ
biết một vài đặt điểm về lónh vực tàu thuyền, nhờ những bản vẽ phát thảo sơ bộ
có thể giúp người ta hình dung được sản phẩm, từ đó có sự lựa chọn mẫu tàu phù

hợp để đặt hàng.
Ngoài ra, bản vẽ tàu còn đóng vai trò thủ tục pháp lý theo quy đònh của
Đăng kiểm. Theo đó, mọi con tàu trước khi vận hành phải nộp hồ sơ cho Đăng
kiểm, ít nhất cũng là hồ sơ thiết kế hoàn công. Tuy nhiên đối với tàu đánh cá ở
nước ta hiện nay, chỉ có một số tỉnh thực hiện được công tác này.
1.3. Phân loại bản vẽ tàu
Như chúng ta đã biết, tàu thủy là công trình rất phức tạp, do đó hồ sơ thiết
kế một con tàu cũng bao gồm một hệ thống bản vẽ đồ sộ, có thể lên đến hàng
ngàn bản vẽ. Tùy theo loại tàu, cỡ tàu, công nghệ chế tạo của nhà máy, trình độ
và kinh nghiệm của người thi công và quy đònh của Đăng kiểm mà số lượng bản
vẽ cho một con tàu khác nhau. Trong đó, tàu vỏ thép có số lượng bản vẽ thường
rất lớn so với các loại tàu làm bằng vật liệu khác do những đặc thù riêng của nó.
Các bản vẽ tàu thường được phân loại theo các tiêu chí sau:

3
1.3.1. Phân loại theo nội dung bản vẽ (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Bảng phân loại bản vẽ theo nội dung
TT
Loại bản vẽ
Nội dung
Ví dụ
1
Bản vẽ lắp đặt
Chỉ rõ việc lắp đặt các
chi tiết kết cấu
Bản vẽ lắp đặy hệ động
lực tàu, lắp đặt đà máy,…
2
Bản vẽ bộ phận cấu
thành

Chỉ rõ chi tiết bộ phận
cấu thành
Cụm vách ngăn, khung
sườn,…
3
Bản vẽ tiến trình
công việc
Biểu thò tiến trình công
việc chế tạo
Chế tạo cabin, boong,…
4
Bản vẽ dây điện
Biểu thò việc sắp xếp hệ
thống dây điện trên tàu
Hệ thống dây điện chiếu
sáng, điện hàng hải,…
5
Bản vẽ đường ống
Biểu thò về hệ thống
đường ống trên tàu
Hệ thống đường ống cứu
hỏa, nhiên liệu, hút khô,…
6
Biểu đồ
Biểu thò các biểu đồ, sơ
đồ vận hành,…
Sơ đồ vận hành máy, sơ
đồ điều khiển,…
7
Bản vẽ sắp xếp

Chỉ rõ việc sắp xếp cơ sở
vật chất, thiết bò trên tàu
Bản vẽ sắp xếp thiết bò
boong, container,…
8
Bản vẽ biên dạng
bên ngoài
Biểu thò hình dạng bên
ngoài của các máy móc,
thiết bò,…
Máy chính, xuồng cứu
sinh,
9
Bản vẽ khai triển
Biểu thò bề mặt của vỏ
tàu, boong,
Bản vẽ khai triển tôn vỏ,
tôn boong,…
….
………
………
……
1.3.2. Phân loại theo các giai đoạn thiết kế
Để hình thành nên một con tàu phải trãi qua nhiều bước và nhiều giai đoạn
thiết kế khác nhau. Trong mỗi giai đoạn thiết kế bao gồm một số lượng bản vẽ
nhất đònh, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của giai đoạn đó. Bao gồm:
- Giai đoạn thiết kế phác thảo:
Trong giai đoạn này thường chỉ có bản vẽ phác thảo (một dạng của bản vẽ bố
trí chung và bố trí thiết bò toàn tàu).
- Giai đoạn thiết kế cơ bản (thiết kế kỹ thuật):


4
Bao gồm các bản vẽ cơ bản: bản vẽ đường hình, kết cấu cơ bản, mặt cắt
ngang, bố trí buồng máy, lắp đặt hệ động lực, khai triển tôn vỏ,…
- Giai đoạn thiết kế công nghệ (thiết kế thi cơng):
Giai đoạn thiết kế công nghệ thường bao gồm các bản vẽ trong thiết kế
chức năng, còn gọi là thiết kế chi tiết như : bản vẽ bố trí và kết cấu thượng tầng,
cụm kết cấu đuôi, mũi, giàn boong, dàn đáy, vách ngăn,… và các bản vẽ chế tạo
cho các chi tiết, kết cấu trên tàu.
- Giai đoạn thiết kế hoàn công:
Bao gồm các bản vẽ cơ bản trong giai đoạn thiết kế cơ bản như: đường
hình, bố trí chung, kết cấu cơ bản, bố trí buồng máy – lắp đặt hệ động lực tàu, mặt
cắt ngang,…
1.4. Trình tự thiết lập hệ thống bản vẽ tàu
Trong hệ thống bản vẽ tàu, mỗi bản vẽ có một nội dung khác nhau, cách
thức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có
những chi tiết hay kết cấu trùng lặp với nhau, cách thực hiện đan xen nhau, đồng
thời có nhiều bản vẽ lại rất phức tạp. Do đó, hệ thống bản vẽ tàu phải được thiết
lập theo một trình tự nhất đònh, đồng thời trong từng bản vẽ cụ thể cũng phải được
thực hiện theo một cách thức nhất đònh. Việc thực hiện bản vẽ theo đúng trình tự
và cách thức sẽ giúp người thiết kế có được bộ bản vẽ tàu đầy đủ và chính xác
trong thời gian ngắn nhất.
Ở đây sẽ giới thiệu về trình tự thiết lập hệ thống bản vẽ tàu nói chung còn
cách thức thực hiện từng bản vẽ cụ thể được trình bày ở chương hai.
Hệ thống bản vẽ không phải được thực hiện theo một trình tự nhất đònh.
Tùy theo phương pháp thiết kế, loại tàu, yêu cầu của nhà máy,… mà người thiết kế
có thể thực hiện theo đúng trình tự hoặc bỏ qua một số bản vẽ không cần thiết.
Trình tự chung theo các giai đoạn thiết kế như sau :
- Giai đoạn thiết kế phác thảo:
Thông thường, sau khi nhận nhiệm vụ thư, căn cứ vào các yêu cầu của khách

hàng, những kinh nghiệm và hiểu biết của người thiết kế, tiến hành xây dựng bản
vẽ phác thảo. Đó là dạng bản vẽ bố trí chung thể hiện một cách tổng thể, rõ ràng
và dễ đọc nhất về con tàu được đặt hàng để có thể trao đổi với khách hàng được
dễ dàng và thuận tiện.
Trong giai đoạn này, ngoài việc thể hiện các chi tiết, thiết bò trên tàu,
người thiết kế còn phải biết cách bố trí chúng hợp lý và chú ý đến tính thẩm mỹ.

5
- Giai đoạn thiết kế cơ bản:
Ngoài bản vẽ phác thảo còn phải xây dựng một số bản vẽ cơ bản khác
nhằm thể hiện cụ thể hơn hình dáng con tàu, từng chi tiết, kết cấu của tàu và vò trí
lắp đặt của từng thiết bò trên tàu, đồng thời phục vụ cho các quá trình tính toán
tính năng, tính toán kết cấu, Cụ thể:
+ Bản vẽ đường hình: Ngoài thể hiện hình dáng tàu còn sử dụng để tính toán
các yếu tố thủy tónh phục tính toán các tính năng của tàu. Từ bản vẽ phác thảo,
căn cứ vào tàu mẫu hay nhóm hệ số hình dáng phù hợp để xây dựng bản vẽ
hình dáng.
+ Bản vẽ kết cấu cơ bản và mặt cắt ngang: Ngoài thể hiện cấu trúc của tàu còn
sử dụng để tính toán trọng lượng và trọng tâm tàu. Các bản vẽ này được xây dựng
dựa trên bản vẽ đường hình và bố trí chung.
+ Bản vẽ bố trí buồng máy và lắp đặt hệ động lực: Ngoài thể hiện bố trí các
thiết bò trong buồng máy và hệ động lực còn sử dụng để tính toán trọng lượng,
trọng tâm thiết bò, tính toán lực đẩy, Bản vẽ này được xây dựng dựa trên tất cả
các bản vẽ trên.
+ Bản vẽ khai triển tôn vỏ: Ngoài thể hiện mặt duỗi của vỏ tàu và quy cách, vò
trí các dãi tôn còn sử dụng để tính toán khối lượng cũng như thống kê các loại tôn
để nhập vật tư phù hợp. Bản vẽ này được xây dựng chủ yếu dựa vào bản vẽ đường
hình (sườn thực).
- Giai đoạn thiết kế công nghệ:
Bao gồm các bản vẽ chi tiết và các bản vẽ chế tạo.

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện cấu trúc các chi tiết, cụm chi tiết kết cấu
của tàu. Căn cứ vào các bản vẽ đã thực hiện trong thiết kế cơ bản, tiến hành chi
tiết hóa chúng thành các bản vẽ cụ thể hơn sao cho người thi công có thể đọc và
áp dụng một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Bản vẽ chế tạo là bản vẽ thể hiện những hướng dẫn về kỹ thuật chế tạo,
những chú ý liên quan đến việc chế tạo đến phương pháp lắp ráp nhờ vào việc sử
dụng các ký hiệu và ký tự theo nguyên tắc sau:
+ Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa thiết kế về kết cấu.
+ Hạn chế tai nạn của những công nhân thực hiện công việc chế tạo, lắp
ráp ở hiện trường.

6
+ Dùng quản lý tiến trình công việc tại nơi tiến hành công việc.
Bản vẽ chế tạo được xây dựng dựa trên các bản vẽ thiết kế chi tiết.
- Giai đoạn thiết kế hoàn công:
Được thực hiện sau khi con tàu đã được đóng hoàn thiện. Vì trong quá trình
thi công, có những chi tiết, kết cấu hay biên dạng nào đó trên bản vẽ không phù
hợp với tình hình thực tế nên cần phải chỉnh sửa cho phù hợp. Do đó, con tàu sẽ
không còn giống với bản vẽ nữa nên cần phải thực hiện các bản vẽ hoàn công.
Đối với tàu vỏ gỗ, ở nước ta, hầu hết đều được đóng theo kinh nghiệm dân
gian. Tuy nhiên, theo quy đònh của Đăng kiểm, bộ hồ sơ thiết kế cho tàu vỏ gỗ
cũng phải bao gồm đầy đủ các bản vẽ trong các giai đoạn thiết kế như đối với tàu
vỏ thép.
Trong quá trình thực hiện, một số bản vẽ có thể thực hiện đồng thời
với nhau. Ví dụ:
+ Cụm chân vòt – bánh lái trong bản vẽ bố trí chung và bố trí buồng máy.
+ Kết cấu khung sườn trong bản vẽ kết cấu và mặt cắt ngang,
Hoặc một số bản vẽ không thực hiện, ví dụ bản vẽ khai triển vỏ trong hồ sơ
tàu vỏ gỗ.
Có thể tóm tắt trình tự thiết lập hệ thống bản vẽ tàu theo sơ đồ hình 1.1.


Hình 1.1. Một số mẫu khung tên của các đơn vị thiết kế trong nước
1.5. Một số quy đònh đối với các bản vẽ tàu
Như đã biết, bản vẽ tàu thường rất phức tạp. Trên bản vẽ sử dụng rất nhiều
ký hiệu, nhiều loại khung tên, khổ giấy, tỷ lệ bản vẽ, khác nhau. Do đó, để có sự
thống nhất giữa cơ quan Đăng kiểm, nhà máy (nhà thiết kế) và chủ tàu cần phải
có những quy đònh cụ thể cho từng ký hiệu, từng loại khung tên,
Bản vẽ
phác thảo
Đường
hình
- Kết cấu cơ bản
- Mặt cắt ngang
- Bố trí buồng máy
- Lắp đặt hệ động lực
- Khai triển tôn vỏ,…
Bố trí
chung
Các bản
vẽ chi tiết
Các bản
vẽ chế tạo

7
1.5.1. Tỷ lệ bản vẽ và khổ giấy
Tỷ lệ bản vẽ được quy đònh khác nhau theo các tiêu chuẩn khác nhau và
thường được chọn tùy thuộc vào kích thước thân tàu (chiều dài hay chiều rộng tàu)
và yêu cầu của các giai đoạn thiết kế khác nhau. Ví dụ :
Theo tiêu chuẩn ngành của Tổng cục thủy sản (nay là Bộ thủy sản) về các
tỷ lệ bản vẽ dùng cho tàu cá như bảng 1.2.

Bảng 1.2. Một số tỷ lệ do Bộ thủy sản quy đònh
Tỷ lệ thu nhỏ
1 : 2
(1:2,5 )
1:4
1:5
1:10
1:20
(1:15)
1:25
1:40
1:50
(1:75)
-
-
-
-
-
Tỷ lệ nguyên
1:1
Tỷ lệ phóng to
2:1
(2,5:1)
4:1
5:1
10:1
20:1
(40:1)
(50:1)
* Chú thích : Những tỷ lệ ghi trong ngoặc đơn chỉ dùng trong trường hợp cần thiết.

Theo tiêu chuẩn của Nga, tỷ lệ bản vẽ của tàu vỏ thép thường được chọn
phụ thuộc vào chiều rộng tàu, thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các tỷ lệ theo tiêu chuẩn của Nga
Chiều rộng giới
hạn của tàu B(m)
Tỷ lệ xích bản vẽ đường hình
1:10
1:20
1:25
1:50
1:100
1:200
Thiết kế kỹ thuật
2,55
56,3
6,312,5
12,525
25
-
T.kế phác thảo
-
22,5
2,55
510
1020
20
Ở Việt Nam, thường quy đònh bản vẽ theo chiều dài tàu. Ví dụ :
+ Đối với tàu vỏ thép, thường có kích thước lớn (L30m) nên các bản vẽ
thường dùng các tỷ lệ lớn, từ 1/50 trở lên (1/50,1/100,1/200,…) ứng với các
khổ giấy A

1
hoặc A
0
. Các bản vẽ chi tiết hay các bản vẽ không cơ bản khác
có thể dùng các tỷ lệ nhỏ hơn và các khổ giấy nhỏ hơn.
+ Đối với các tàu vỏ gỗ và vỏ Composite, do có kích thước nhỏ (L<30m)
nên các bản vẽ cơ bản thường dùng các tỷ lệ: 1/20,1/25,1/40 ứng với các
khổ giấy A
2
hoặc A
1
.

8
1.5.2. Quy cách khung tên
Thường sử dụng một số mẫu theo TCVN sau:

a) Mẫu 1

b) Mẫu 2

c) Mẫu 3
Hình 1.2. Một số mẫu khung tên của các đơn vị thiết kế trong nước

9
Mẫu 1 và mẫu 2 thường được sử dụng cho các bản vẽ cơ bản, cũng có thể
sử dụng cho các loại bản vẽ khác nhưng phải ghi thêm một số chú thích hoặc lập
thêm các biểu bảng cần thiết. Mẫu 3 thường sử dụng cho các bản vẽ thiết kế chức
năng, bản vẽ chế tạo và một số bản vẽ khác có sử dụng nhiều ký hiệu cần được
giải thích.

Ngoài ra, còn có rất nhiều mẫu khung tên theo các tiêu chuẩn khác hoặc
các mẫu được dùng riêng trong các cơ quan thiết kế (hình 1.3).


Hình 1.3. Một số mẫu khung tên của các đơn vị thiết kế nước ngồi



10
1.5.3. Cách sử dụng các ký hiệu
Tùy thuộc vào tiêu chuẩn của từng nước, trong một nước mà sử dụng nhiều
tiêu chuẩn thì cũng sẽ có nhiều ký hiệu khác nhau cho cùng một chi tiết. Điều này
thường gây nhiều khó khăn cho người thi công trong việc đọc bản vẽ. Các quy
đònh về ký hiệu được giới thiệu kỹ ở mục 1.6.
Ví dụ: Cùng một loại mối hàn chữ “T” ngắt quãng dạng so le (hình 1.3) nhưng:





Hình 1.3. Mối hàn chữ “T” ngắt quãng dạng so le
+ Theo TCVN ký hiệu :


+ Theo tiêu chuẩn Quốc tế ký hiệu :


Ngoài ra, trên bản vẽ còn sử dụng các ghi chú và các loại biểu bảng như :
yêu cầu kỹ thuật, bảng giải thích ký hiệu đường ống trong bản vẽ đường ống,
bảng giải thích ký hiệu đường dây trong bản vẽ hệ thống điện,

1.5.4. Tài liệu kỹ thuật và tổ chức Đăng kiểm
Tài liệu kỹ thuật áp dụng cho các loại tàu và công trình nổi theo Tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN) ban hành kèm theo Quyết đònh số 1902/QĐ-TĐC ngày
7 tháng 11 năm 1997 và được sửa đổi nhiều lần đến trước năm 2010, từ 2010 được
đổi tên thành bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) được thống kê (chưa đầy
đủ) trong bảng 1.3.




11
Bảng 1.3. Các tiêu chuẩn/quy chuẩn Việt Nam
TT
Tên Quy phạm/Quy chuẩn
Ký hiệu
Đến 2008
Sau 2008
1
Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ
thép
TCVN 6259
QCVN 21
2
Qui phạm kiểm tra và chế tạo thiết bò
nâng hàng tàu biển
TCVN 6272
QCVN 23
3
Qui phạm phân cấp và đóng ụ nổi
TCVN 6274

QCVN 55
4
Qui phạm hệ thống làm lạnh hàng
TCVN 6275
QCVN 59
5
Qui phạm các hệ thống ngăn ngừa ô
nhiễm biển của tàu
TCVN 6276
QCVN 26
6
Qui phạm hệ thống điều khiển tự động và
từ xa
TCVN 6277
QCVN 60
7
Qui phạm trang bò an toàn tàu biển
TCVN 6278
QCVN 42
8
Qui phạm hệ thống kiểm soát và duy trì
trạng thái kỹ thuật máy tàu
TCVN 6279
QCVN 61
9
Qui phạm hệ thống lầu lái
TCVN 6280
QCVN 62
10
Qui phạm kiểm tra và chế tạo hệ thống

chuông lặn
TCVN 6281
QCVN 58
11
Qui phạm kiểm tra và chế tạo các tàu làm
bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh
TCVN 6282
QCVN 56
12
Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông
TCVN 5801
QCVN 72
13
Qui phạm phân cấp và đóng tàu thủy cao
tốc
TCVN 6451
QCVN 54
14
Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển
TCVN 6718
-
15
Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ
nhỏ
TCVN 7111
-

12
Các tổ chức Đăng kiểm chính tại các nhà máy đóng tàu ở Việt Nam được
thống kê theo bảng 1.4.

Bảng 1.4. Các tổ chức Đăng kiểm chính
TT
Tổ chức Đăng kiểm
Tên tiếng Anh
Ký hiệu
1
Đăng kiểm Việt Nam
Vietnam Register
VR
2
Đăng kiểm Anh
Lloyd’s Register
LR
3
Đăng kiểm Pháp
Bureau Veritas
BV
4
Đăng kiểm Na Uy
Det Norske Veritas
DNV
5
Đăng kiểm Mỹ
American Bureau of Shipping
ABS
6
Đăng kiểm Đức
Germanidcher Lloyd’s
GL
7

Đăng kiểm Nhật
Nippon Kaiji Kyokai
NK
8
Đăng kiểm Hàn Quốc
Korea Register of Shipping
KR











13
Chương II: HƯỚNG DẪN ĐỌC BẢN VẼ
2.1. Giới thiệu chung
Đọc bản vẽ là một khâu vô cùng quan trọng trước khi thực hiện hàng loạt
các bản vẽ. Với mức độ phức tạp của các bản vẽ tàu thì việc đọc bản vẽ không
đơn giản chút nào nếu không được hướng dẫn bằng các phương pháp cụ thể, đồng
thời người đọc phải được trang bò đầy đủ các kiến thức về tàu thuyền.
Để đọc được bản vẽ tàu, trước hết phải có cái nhìn tổng thể về các bản vẽ,
đặt biệt là các bản vẽ cơ bản, nắm được các tiêu chuẩn về hướng nhìn, vò trí mặt
cắt, Mặt khác, như đã trình bày, trong bản vẽ tàu thường sử dụng rất nhiều ký
hiệu, do đó để công tác đọc bản vẽ được tiến hành dễ dàng và có hệ thống cần
phân loại các ký hiệu thành từng nhóm riêng biệt.

2.2. Các tiêu chuẩn về hướng dẫn đọc bản vẽ
Hình ảnh một con tàu luôn được trên bản vẽ theo ba hường nhìn (hình 2.1),
đó là:










Hình 2.1. Các hướng nhìn trên một con tàu
- Nhìn từ phải sang trái : “A – A” còn gọi là bản vẽ hình chiếu đứng.
- Nhìn từ trên xuống : “B – B” còn gọi là bản vẽ hình chiếu bằng.


14
- Nhìn từ sau tới trước : “C – C” còn gọi là bản vẽ hình chiếu cạnh.
2.2.1. Bản vẽ hình chiếu đứng (Elevation)
Tùy theo cách thể hiện mà bản vẽ chiếu đứng được chia thành 3 loại chính
sau:
- Bản vẽ chiếu đứng nhìn từ mặt bên của tàu (nhìn toàn bộ), thường sử dụng
trong bản vẽ bố trí chung.
- Bản vẽ chiếu đứng nhìn từ mặt cắt dọc giữa tàu, thường sử dụng trong bản
vẽ kết cấu cơ bản, khai triển tôn vỏ, bố trí buồng máy,
- Bản vẽ chiếu đứng nhìn từ mặt cắt dọc lệch tâm tàu. Khi thực hiện mặt cắt
cần xác đònh khoảng cách từ mặt cắt đến đường dọc tâm. Loại này thường
sử dụng trong bản vẽ kết cấu cơ bản.





Hình 2.2. Bản vẽ hình chiếu đứng.
2.2.2. Bản vẽ hình chiếu bằng (Plan)
Được chia thành 2 loại:
- Bản vẽ chiếu bằng nhìn từ trên xuống (nhìn toàn bộ), thường sử dụng trong
bản vẽ bố trí chung.
- Bản vẽ chiếu bằng nhìn từ mặt cắt song song với mặt đường nước xuống.
Khi thực hiện mặt cắt cần xác đònh khoảng cách từ mặt cắt đến đường cơ
bản. Loại này thường sử dụng trong bản vẽ kết cấu cơ bản.




Hình 2.3. Bản vẽ hình chiếu bằng



15
2.2.3. Bản vẽ hình chiếu cạnh (Section)
Chia thành 2 loại:
- Bản vẽ chiếu cạnh (mặt cắt ngang) tại vò trí sườn, khi thực hiện mặt cắt cần
ghi rõ vò trí sườn và hướng nhìn.
- Bản vẽ chiếu cạnh (mặt cắt ngang) tại vò trí lệch sườn, khi thực hiện mặt
cắt cần ghi rõ khoảng cách từ mặt cắt đến sườn gần nhất và hướng nhìn.






Hình 2.4. Bản vẽ hình chiếu cạnh (mặt cắt ngang)
* Chú ý : Khi thực hiện các bản vẽ chi tiết có thể cắt theo mặt cắt bất kỳ cần thiết
(không cần phải song song với các đường tâm).
2.3. Các ký hiệu thường sử dụng trong bản vẽ tàu
2.3.1. Nhóm ký hiệu đường nét
Trong bản vẽ tàu cũng sử dụng các loại đường nét như: nét liền cơ bản,
không cơ bản, nét đứt, đường tâm, mặt cắt,
Đối với tàu vỏ thép, chiều dày tôn không được thể hiện trên bản vẽ (trừ bản
vẽ chế tạo), tức là chỉ vẽ bằng một nét.

Hình 2.5. Bản vẽ chế tạo có thể hiện chiều dày tấm

Chiều dày tấm

16
Các đường trên bản vẽ tàu thép gồm 3 loại:
(1) Đường biểu thò kết cấu: là các đường thể hiện các tấm, thanh, nẹp,… chỉ
bằng một nét vẽ mà không có thêm ghi chú gì (hình 2.6a).
(2) Đường biểu thò hướng: giống như đường biểu thò kết cấu nhưng trên đó có
ghi ký hiệu hướng chiều dày của kết cấu (hình 2.6b).
(3) Đường mould line: tương tự như đường biểu thò hướng nhưng trên đó có ghi
đầy đủ kích thước từ chi tiết này đến chi tiết khác (hình 2.6c,d).











2.3.2. Nhóm ký hiệu mặt cắt
Mặt cắt của các loại vật liệu trong bản vẽ tàu cũng được ký hiệu theo hệ
thống ký hiệu trong TCVN.
Ví dụ:
+ Mặt cắt vật liệu thép:

+ Mặt cắt vật liệu gỗ:

+ Mặt cắt vật liệu Composite:

+ Mặt cắt vật liệu trong suốt:




(a)
(b)
(c)
Hình 2.6. Một số ký hiệu đường nét
Bản vẽ
Thực tế
(d)

17
2.3.3. Nhóm ký hiệu vật liệu
* Phân loại thép tấm và thép hình:

Bảng 2.1. Bảng phân loại thép tấm và thép hình
* Hình dáng và quy cách một số loại thép hình:

Hình 2.7. Một số loại thép hình cơ bản

18
Quy đònh ký hiệu các loại vật liệu được sử dụng. Đối với tàu vỏ thép và vỏ
gỗ, do hầu hết các kết cấu được chế tạo từ vật liệu chính tương ứng là thép và gỗ
nên ký hiệu vật liệu không dùng cho vật liệu chính mà chỉ dùng cho các vật liệu
phụ. Còn đối với tàu vỏ Composite, ký hiệu vật liệu được dùng cho cả vật liệu
chính và phụ.
Ví dụ:
+ Vật liệu chính tàu vỏ thép: 6000x1500x8 – thép tấm có chiều dài 6m, chiều
rộng 1,5m, dày 8mm.
+ Vật liệu chính tàu vỏ gỗ: - đà ngang đáy bằng gỗ có thước mặt
cắt ngang là 90x180mm.
+ Vật liệu chính tàu vỏ Composite: FRP 5 – tấm Composite dày 5mm.
+ Các vật liệu phụ: Inox50x4 – ống Inox có đường kính 50mm, dày 4mm.
Gỗ 30 – tấm gỗ dày 30mm,
2.3.4. Nhóm ký hiệu kích thước
- Nhóm kích thước chuẩn:
Là nhóm ký hiệu các kích thước cơ bản tính từ đường chuẩn hoặc đường
dọc tâm tàu. Đây là kích thước dùng để đònh vò chi tiết khi chế tạo.
Ví dụ :







Hình 2.8. Ký hiệu các kích thước chuẩn
a - kích thước chuẩn của điểm A tính từ dọc tâm tàu.
b – kích thước chuẩn của điểm A tính từ đường chuẩn.
Đà ngang đáy
90x180


19
- Nhóm kích thước chi tiết:
Thể hiện kích thước các chi tiết và khoảng cách giữa các chi tiết. Khi thể
hiện khoảng cách giữa các chi tiết, trên chi tiết tại vò trí đặt đường gióng kích
thước phải ghi ký hiệu thể hiện hướng chiều dày của chi tiết so với đường gióng.
Ví dụ:







Hình 2.9. Cách ghi kích thước trên chi tiết
* Một số ký hiệu về hướng chiều dày (đường lắp ghép):

Hình 2.10. Một số ký hiệu về hướng chiều dày
2.3.5. Nhóm ký hiệu quy cách chi tiết
Là nhóm ký hiệu quy đònh kích thước thật của từng chi tiết cụ thể. Đây là
nhóm kích thước rất quan trọng, quá trình chế tạo con tàu hầu như được thực hiện
theo các kích thước này.




20
* Đối với thép tấm được ký hiệu như sau:
axbxs
Trong đó: a – là chiều dài của tấm thép
b – là chiều rộng của tấm thép
s – là chiều dày của tấm thép
Ví dụ: 6000x1500x8: tấm kim loại có chiều dài 6000mm, chiều rộng 1500mm,
dày 8mm.
Đối với kim loại tấm không xác đònh được kích thước cụ thể thì được ký
hiệu như sau: S = k
Với k là chiều dày của kim loại tấm được tính bằng milimét.
* Đối với thép tròn:
- Loại thép tròn đặc được ký hiệu :  d
Ví dụ: 150 – Thanh thép tròn đặc có đường kính 150mm.
- Loại thép tròn rỗng (ống) được ký hiệu :  dxk
Trong đó: d : đường kính ngoài của ống.
k : chiều dày của ống.
Ví du ï: 209x12 : ống thép có đường kính ngoài 209mm, dày 12mm.
* Đối với kim loại đònh hình:
- Kim loại hình chữ V được ký hiệu : Laxaxl
Trong đó: a là chiều rộng hai cạnh của kim loại chữ V
l là chiều dài của kim loại chữ V
- Kim loại hình chữ L được ký hiệu: Llxaxb
Trong đó: a là chiều rộng cạnh dài của kim loại chữ L
b là chiều rộng cạnh ngắn của kim loại chữ L
l là chiều dài của kim loại chữ L
Ví dụ:
+ L6000x75x75: kim loại chữ V có chiều rộng hai cạnh 75mm, dài
6000mm

+ L6000x150x100: kim loại chữ L có chiều rộng cạnh ngắn là100mm,
cạnh dài là 150mm, dài 6000mm.
- Kim loại chữ I được ký hiệu như sau:
axbxk
1
/cxk
2


21
Trong đó: a là chiều rộng mặt trên của kim loại chữ I
b là chiều rộng mặt dưới của kim loại chữ I
k
1
là chiều dày của hai mặt a và b
c là chiều cao của kim loại chữ I
k
2
là chiều dày cạnh c
Ví dụ: 125x125x10/250x12: thép chữ I có chiều rộng mặt trên và mặt dưới là
125mm, chiều dày của hai mặt này là 10mm, chiều cao 250mm và chiều dày của
nó là 12mm.
- Kim loại chữ T được ký hiệu như sau:
axk
1
/bxk
2

Trong đó: a là chiều cao của kim loại chữ T
k

1
là chiều dày cạnh a
b là chiều rộng của kim loại chữ T
k
2
là chiều dày cạnh b
Ví dụ: 250x8/100x10: kim loại chữ T có chiều cao 250mm, chiều dày của nó là
8mm, chiều rộng của đầu chữ T là 100mm và chiều dày của nó là 10mm.
2.3.6. Nhóm ký hiệu mối hàn
Là nhóm ký hiệu quy đònh loại đường hàn, quy cách đường hàn … Tùy theo
tiêu chuẩn sử dụng mà ký hiệu mối hàn sử dụng trong bản vẽ là khác nhau. Sau
đây là một số ký hiệu mối hàn thường gặp trong trong bản vẽ tàu.
Bảng 2.2. Ký hiệu các loại mối hàn
Stt
Biểu thò bản vẽ
Phân loại
Nội dung
1


Bằng tay
Hàn điền liên tục hai mặt
2


Bằng tay
Hàn điền liên tục một mặt
3

Bán tự động

Hàn điền liên
tục hai mặt
n
G: Hàn trọng lực
C: Hàn CO2
4

Bán tự động
Hàn điền liên
tục một mặt
F: Hàn khí bảo
vệ.
5


Hàn tay
Hàn điền không liên tục zig zag 2
mặt.
6


Hàn tay
Hàn điền dạng chuỗi 2 mặt, không
liên tục.
T
T
T
T
n
n

L-P
T
T
L-P

22
7

Hàn tay
Hàn slot (Hàn điền, doubling 2 tấm,
ngắt khoảng)
8

Hàn tay
Hàn vát 1/2 V, sau khi dũi lưng bề
mặt khuất, tiến hành hàn điền.
9


Hàn tay
Hàn thẩm thấu không hoàn toàn
(không dũi)
10


Hàn tay
-
11

Hàn tay

Mối hàn dạng K không đều (Hàn
không thẩm thấu hoàn toàn).
Bề mặt vát cạn (Bề mặt dũi)
12


Hàn tay
Hàn bề mặt vát. Sau khi dũi bề mặt
khuất tiến hành hàn.
13


Hàn tay



14

Hàn tay

15

Hàn tay











Hình 2.11. Hình vẽ mơ tả các ký hiệu trong bảng 2.2.
2.3.7. Nhóm ký hiệu mối nối tôn
Ký hiệu mối nối tôn thể hiện việc phân bố các dãi tôn vỏ, tôn vách, …
của tàu.
- Đối với mối nối tôn nhìn trên hình chiếu được ký hiệu như sau:
+ Ký hiệu có thể hiện hướng hàn, hàn block:

L-P
T
T
DD
A
DD
A
T

×